HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Khái quát về công ty chứng khoán
1.1.1.Khái niệm, phân loại và đặc điểm Công ty Chứng khoán
TTCK được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinh tế của diễn biến trên TTCK Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về TTCK , tuy nhiên quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay, được trình bày trong giáo trình TTCK của Trường Đại học KTQD là:
“ Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán”
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), của Liên minh Châu Âu, của các khối thị trường chung, đòi hỏi các quốc gia nói chung và nước ta nói riêng phải thúc đẩy phát triển TTCK Để có thể phát triển được TTCK, không thể không phát triển các chủ thể của TTCK trong đó có CTCK Một trong những nguyên tắc cơ bản của TTCK đó là nguyên tắc trung gian, theo đó phần lớn các giao dịch trên thị trường đều thông qua bên thứ ba đóng vai trò là trung gian môi giới. Theo giáo trình TTCK của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, CTCK là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên TTCK.
Theo Quyết định 04/1998/QĐ- UBCK3 ngày 13/10/1998 của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước thì CTCK là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt nam, được Uỷ ban chứng khoán Nhà
Thị trường chính thức nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán
Mặc dù có thể có nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên về bản chất thì CTCK là một tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến chứng khoán và TTCK Một CTCK có thể kinh doanh trên một lĩnh vực, loại hình kinh doanh chứng khoán nhất định.
Sơ đồ1.1 Vị trí của CTCK trên TTCK chính thức
Sơ đồ trên đã mô tả vị trí quan trọng của CTCK trên TTCK Trên TTCK có rất nhiều CTCK cùng hoạt động CTCK là cầu nối giữa các nhà đầu tư, tổ chức phát hành Để có thể tiến hành giao dịch trên thị trường chính thức, thậm chí trên thị trường tự do, nhà đầu tư thường thông qua CTCK Tổ chức phát hành cũng thông qua CTCK để tiến hành huy động vốn của công chúng đầu tư.
Hiện nay có ba loại hình tổ chức cơ bản của CTCK đó là công ty hợp danh, công ty trác nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần Trong đó chủ yếu là
6 hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần Tại Việt Nam, theo quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, CTCK chỉ có thể tồn tại dưới 2 hình thức này.
Có thể thấy rằng hoạt động của CTCK rất đa dạng và phức tạp khác hẳn Doanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường vì CTCK là một định chế tài chính đặc biệt Tuy nhiên có thể khái quát theo 2 mô hình là CTCK chuyên doanh từng phần và CTCK đa năng.
Mô hình CTCK đa năng Được tổ chức dưới hình thức một tổ hợp dịch vụ tài chính tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính. Theo đó các NHTM hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, boả hiểm và kinh doanh tiền tệ Mô hình này được biểu hiện dưới 2 hình thức:
Loại đa năng 1 phần: Theo đó các Ngân hàng muốn kinh doanh chứng khóan, kinh doanh bảo hiểm phải thành lập công ty con hạch toán độc lập và hoạt động tách rời với kinh doanh tiền tệ.
Loại đa năng hoàn toàn: các Ngân hàng được phép trực tiếp kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ cũng như các dịch vụ tài chính khác. Ưu điểm của mô hình này là các Ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh nhờ đó giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc đa dạng hoá đầu tư, tăng khả năng chịu đựng của Ngân hàng trước những biến động trên TTCK Mặt khác Ngân hàng sẽ tận dụng được lợi thế của mình là tổ chức kinh doanh tiền tệ có vốn lớn, cơ sở vật chất hiện đại và hiểu biết rõ về khách hàng cũng như các Doanh nghiệp khi họ thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và tài trợ dự án.
Do vừa là tổ chức tín dụng vừa là tổ chức kinh doanh do đó khả năng chuyên môn không sâu như các CTCK chuyên doanh Điều này sẽ làm cho TTCK kém phát triển vì các Ngân hàng thường có xu hướng bảo thủ và thích hoạt động cho vay hơn là thực hiện các nghiệp vụ của TTCK như bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn cổ phần hoá.
Do khó tách bạch được hoạt động Ngân hàng và kinh doanh chứng khoán, trong điều kiện môi trường pháp luật không lành mạnh, các Ngân hàng dễ gây nên tình trạng lũng đoạn thị trường Khi đó các biến động trên TTCK sẽ tác động mạnh tới kinh doanh tiền tệ, gây tác động dây chuyền và dẫn đến khủng hoảng Thị trường tài chính.
Do không có sự tách biệt rõ ràng giữa các nguồn vốn nên các Ngân hàng có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm của dân chúng để đầu tư chứng khoán, và khi TTCK biến động theo chiều hướng xấu sẽ tác động tới công chúng thông qua việc ồ ạt rút tiền gửi, làm cho Ngân hàng mất khả năng chi trả.
Mô hình CTCK chuyên doanh
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các Công ty độc lập và chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách, các Ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán. Ưu điểm của mô hình là hạn chế được rủi ro cho hệ thống Ngân hàng tạo điều kiện cho các CTCK đi vào chuyên môn hoá sâu trong lĩnh vực chứng khoán để thúc đẩy thị trường phát triển Mô hình này được áp dụng rộng rãi ở các thị trường Mỹ, Nhật và các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan.
Hoạt động Tư vấn cổ phần hóa
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở các nước trên thế giới được hiểu là “tư nhân hóa” Theo định nghĩa về tư nhân hóa do tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) “ Tư nhân hoá là việc chuyển tài sản từ thành phần kinh tế công sang thành phần kinh tế tư” Còn cổ phần hóa chỉ là một phương thức của tư nhân hóa, theo đó, việc cổ phần hóa được thực hiện bằng cách chia vốn của một số doanh nghiệp Nhà nước thành các cổ phần. Các cổ phần đó được bán cho tư nhân hoặc phân phát cho người lao động, một phần Nhà nước sở hữu Như vậy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần Nói một cách tổng quát cổ phần hóa là việc làm thay đổi nhiều mặt về Công ty.
Trước sự khuyến khích của Đảng và Nhà nước, hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước thực hiện quá trình chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty cổ phần với sự góp vốn của Nhà nước theo tỷ lệ phần trăm quy định Tiến trình cổ phần hóa được thực hiện ngày càng gấp rút
2 1 với sụ tham gia tích cực của công ty chứng khoán thông qua hoạt động tư vấn cổ phần hóa.
“Hoạt động tư vấn cổ phần hóa của công ty chứng khoán là hoạt động mà một tổ chức tư vấn thông qua các nghiệp vụ chuyên môn, dựa trên các cơ sở kiến thức đã có về pháp luật, về kinh nghiệm của các công ty trước đó đã tư vấn mà CTCK có thể hỗ trợ giúp các doanh nghiệp từ loại hình công ty Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn mà trở thành công ty cổ phần theo đúng quy định của pháp luật”.
Hoạt động này thường được diễn ra ngay sau khi doanh nghiệp Nhà nước đã xác định giá trị doanh nghiệp thành công.Theo Nghị định 187/2004/ NĐ-Cp quy định các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa bao gồm CTCK các tổng công ty Nhà nước, các công ty Nhà nước có quy mô lớn, các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm Theo điều 1 NĐ 187/NĐ-CP mục tiêu của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần là:
“1.Chuyển đổi những công ty nhà nước mà Nhà nước không cần giữ
100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
2 Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
3 Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.”
Từ đó ta có thể đưa ra khái niệm về hoạt động tư vấn cổ phần hóa là một nghiệp vụ của các CTCK thực hiện tư vấn cho một doanh nghiệp Nhà
2 2 nước thực hiện quá trình cổ phần hóa bao gồm từ tư vấn trước, trong và sau khi cổ phần hóa.
1.2.2.Tổ chức và quy trình tư vấn cổ phần hóa
1.2.2.1.Tổ chức tư vấn cổ phần hóa
Hoạt động tư vấn cổ phần hóa có thể thông qua các tổ chức tư vấn có kinh nghiệm Theo điều 23 NĐ 187/NĐ- CP quy định tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa như sau:
“1 Doanh nghiệp cổ phần hoá có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ
30 tỷ đồng trở lên thì việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện thông qua các tổ chức có chức năng định giá như: các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong nước và ngoài nước có năng lực định giá (dưới đây gọi tắt là tổ chức định giá).
Trường hợp lựa chọn các tổ chức định giá nước ngoài chưa hoạt động tại Việt Nam thì phải được sự thoả thuận của Bộ Tài chính
Tổ chức định giá khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp phải bảo đảm các quy định hiện hành và hoàn thành đúng thời hạn theo hợp đồng đã ký; phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, tính hợp pháp của kết quả định giá
2 Doanh nghiệp cổ phần hoá có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán dưới
30 tỷ đồng thì không nhất thiết phải thuê tổ chức định giá để xác định giá trị doanh nghiệp Trường hợp không thuê tổ chức định giá thì doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp.”
1.2.2.2 Quy trình Tư vấn cổ phần hóa
Quy trình cổ phần hóa của một doanh nghiệp Nhà nước được chia làm ba giai đoạn Trong mỗi giai đoạn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của doanh
2 3 nghiệp mà lại có các bước cụ thể Nhìn chung, một quy trình cổ phần hóa một doanh nghiệp Nhà nước thường có các nội dung sau:
Trước khi tiến hành cổ phần hóa
Trước khi tiến hành bán cổ phần ra công chúng nhà đầu tư trên thị trường, doanh nghiệp cổ phần hóa cần tiến hành các hoạt động như: xử lý tài chính, lành mạnh hóa tài chính trước khi chuyển đổi sang một loại hình công ty khác hoàn toàn chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp; tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án sắp xếp lại lao động sau khi chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần; xây dựng phương án kinh doanh sau cổ phần hoá; xây dựng điều lệ công ty cổ phần; tổ chức đại hội công nhân viên chức.
Quy trình tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp Đây là công việc rất quan trọng đòi hỏi độ chính xác tương đối cao, và là công việc đầu tiên trước khi thực hiện các công việc khác.
Quy trình thực hiện được quy định tại Nghị định 187/2004 Hoạt động tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp được các công ty tư vấn thực hiện với mục đích xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp phục vụ cho công tác cổ phần hóa Trong đó giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp Có hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thường dùng là xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản và theo phương pháp dòng tiền chiết khấu.
Sơ đồ 1.2 Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản
Kiểm tra đối chiếu công nợ, biên bản kiểm kê tiền mặt, đối chiếu tiền gửi Ngân hàng
Kiểm kê, phân loại tài sản đang dùng, không cần dùng, chờ thanh lý,, tài sản thuộc quỹ khen thưởng phúc lợi
Kiểm tra bằng chứng công nợ không có khả năng thu hồi Xác định các khoản ợ không phải trả
Gặp gỡ DN thoả thuận ký hợp đồng
Gặp gỡ DN, trao đổi, thống nhất phương pháp làm việc
Gửi tài liệu mẫu, bản yêu cầu tài liệu và hướng dẫn DN
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ TẠI CTCK ĐÔNG NAM Á
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Ngân hàng- Tài chính
TH C TR NG HO T ỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN ẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG ẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG NG T V N C PH N Ư ẤN CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG Ổ PHẦN HÓA CỦA CÔNG ẦU
HO T I CTCK ÔNG NAM ÁN ẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG Đ ÁN
2.1.Khái quát về công ty chứng khoán Đông Nam Á
2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển
Công ty chứng khoán Đông Nam Á có trụ sở chính tại Hà nội, là công ty cổ phần mà cổ đông sáng lập của công ty Chứng khoán Seabank là Ngân hàng Seabank, một trong các ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam.
Ngày 22 tháng 12 năm 2006, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 34/UBCK-GPHĐKD cho Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á.
Tên giao dịch: SEABANK SECURITIES CORPORRATION;
Trụ sở chính đặt tại: Số 16 Phố Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận
Ba Đình, Thành phố Hà Nội;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103015002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 22/12/2006;Vốn điều lệ: 50.000.000.000 (năm mươi tỷ) đồng;
Ngay từ khi mới thành lập, công ty đã xác định rõ nhân sự là yếu tố then chốt cho sự phát triển và duy trì được vị thế trên thị trường, đặc biệt chú trọng đến tuyển dụng và đào tạo cán bộ Vừa qua ngày 2/11/2006, CTCK Ngân hàng Đông Nam Á đã được UBCK chấp thuận về mặt nguyên tắc cấp Giấy phép kinh doanh chứng khoán cùng với 3 CTCK khác là CTCP Chứng khoán Quốc tế, CTCP Chứng khoán Việt Tín và CTCK Thủ Đô Nhằm chuẩn bị cho hoạt động khai trương của CTCK Ngân hàng Đông Nam Á, Ngân hàng đã tuyển dụng nhân sự cho một số vị trí như: chuyên viên môi giới , chuyên viên tư vấn tài chín doanh nghiệp, chuyên viên phân tích đầu tư,chuyên viên
Trần Thị Thanh Tú Thị Trường Chứng Khoán 45
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Ngân hàng- Tài chính công nghệ thông tin và điện tử viễn thông, chuyên viên phần cứng, chuyên viên quản lý rủi ro, nhân viên kế toán và nhân viên văn phòng.
Với chiến lược trung tâm phát triển nguồn nhân lực, hầu hết các cán bộ của Seabank đã qua các khoá đào tạo ngắn hạn về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán do Trung Tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Chứng khoán – UBCK NN tổ chức, Trong đó có hơn 70 % cán bộ đã trải qua kỳ thi sát hạch và được UBCK cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán Đội ngũ cán bộ quản lí nhiều kinh nghiệm và kỹ năng quản lý chuyên nghiêp trong lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính -Chứng khoán Đội ngũ môi giới chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ tư vấn, phân tích và quản trị thông tin tinh nhuệ đảm bảo cập nhật và chuyên nghiệp trong xủ lý các thông tin về chính sách kinh tế, thị trường , doanh nghiệp và các thông tin chứng khoán khác.
Trong 3 – 5 năm tới, Công ty Chứng khoán Seabank đang phấn đấu trở thành một trong những công ty Chứng khoán có dịch vụ tốt hàng đầu tại Việt Nam với vốn điều lệ trên 2000 tỷ đồng.
2.1.2Cơ cấu tổ chức, nhân sự
Trần Thị Thanh Tú Thị Trường Chứng Khoán 45
Tổng giám đốc công ty Đại diện sàn GD TTGDCK TPHCM
Giám đốc chi nhánh công ty tại Tp Hồ Chí Minh
Phòng hành c hính tổng hợp
Phòng kế toán lưu ký
Phòng tư vấn, nghiên cứu- phân tích
Phòng nghiệp vụ môi giới
Phòng bảo lãnh phát hành chứng khoán Đai diện sàn GD
Phòng bảo lãnh phát hành
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kế toán lưu lý
Phòng nghiệp vụ môi giới- giao dịch
Phòng tư vấn, nghiên cứu- phân tích
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Ngân hàng- Tài chính
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
Mối quan hệ trong công ty vừa là mối quan hệ vừa trực tuyến vừa chức năng, Công ty lựa chọn cấu trúc tổ chức đó nhằm tạo được sự thống nhất trong công ty, đồng thời không làm mất đi tính tự chủ của mỗi cá nhân Do công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và có cả chi nhánh tại Tp HCM nên công ty có tổ chức như vậy vừa tạo được sự thống nhất trong toàn công ty, đồng thời
Trần Thị Thanh Tú Thị Trường Chứng Khoán 45
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Ngân hàng- Tài chính mỗi địa bàn có điều kiện kinh doanh khác nhau, do đó mà tạo được sự độc lập trong hoạt động kinh doanh.
Nguyên tắc hoạt động của Công ty chứng khoán là quản lý 2 kênh Một là quản lý về mặt hành chính, hai là quản lý về mặt chuyên môn nghiệp vụ
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do luật pháp và điều lệ công ty,các quy chế nội bộ của công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.
Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty.Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc: là người điều hành và có quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
Giám đốc chi nhánh: là người do Hội đồng quản trị bầu ra để thực hiên quyền và nghĩa vụ theo điều lệ công ty Giám đốc chi nhánh sẽ chịu trác nhiệm điều hành các công việc hằng ngày của Công ty trước Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị.Ngoài ra giám đốc còn chịu trách nhiệm thực hiện những công việc do Tổng giám đốc uỷ quyền
Giám đốc chi nhánh thực hiện công việc khác theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Seabank.
Trần Thị Thanh Tú Thị Trường Chứng Khoán 45
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Ngân hàng- Tài chính
2.1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại trụ sở chính
Phòng tự doanh và bảo lãnh phát hành
- Chức năng: Kinh doanh chứng khoán, đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn phát hành
Kinh doanh chứng khoán, nghiên cứu, phân tích thị trường nhằm đề xuất các phương án tự doanh chứng khoán; xây dựng mạng lưới khách hàng có tiềm năng giao dịch tự doanh với công ty, tổ chức thực hiện hoạt động tự doanh theo phương án và quy trình tự doanh của Công ty; nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới có liên quan đến hoạt động tự doanh.
Tư vấn phát hành đối với khách hàng là Tổ chức Tài chính.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HÓA TẠI CTCK ĐÔNG NAM Á
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Ngân hàng- Tài chính
GI I PH P PH T TRI N HO T ẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ ÁN ÁN ỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ ẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG NG T V N C Ư ẤN CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG Ổ PHẦN HÓA CỦA CÔNG
PH N HÓA T I CTCK ÔNG NAM ẦU ẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG Đ ÁN
3.1.Định hướng phát triển công ty chứng khoán Đông Nam Á
3.1.1.Định hướng phát triển chung
Ngay từ khi mới thành lập công ty cổ phần chứng khoán Seabank đã có định hướng phục vụ khách hàng là nền tảng cho mọi hoạt động Với một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả, sáng tạo và cải tiến liên tục để mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông, người lao động và các đối tác Chính vì vậy mà lộ trình phát triển của công ty trong vòng 5 năm từ năm 2006-2016 được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thành lập và đi vào hoạt động 2 năm từ năm 2006- 2007
Giai đoạn 2: Kiện toàn và phát triển 3 năm từ năm 2008-2010
Dự kiến sau 3- 5 tới, Công ty chứng khoán Seabank phấn đấu trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam có trình độ công nghệ, quy mô vốn và cơ sở khách hàng trong và ngoài nước đứng đầu tại Việt Nam và ngang hàng với các CTCK trong cùng khu vực Để đạt được mục tiêu đó, Seabank đã và có đang có nhiều giải pháp tích cực như: tăng mức vốn điều lệ của công ty trên 2000 tỷ đồng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngay từ khâu tuyển chọn nhân viên Với sự giúp đỡ của Công ty mẹ là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á, Công ty có những thuận lợi nhất định cả về cơ sở vật chất lẫn nguồn nhân lực, mục tiêu của công ty hoàn toàn có thể đạt được.
Trần Thị Thanh Tú Thị Trường Chứng Khoán 45
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Ngân hàng- Tài chính
3.1.2.Định hướng phát triển nghiệp vụ Tư vấn cổ phần hóa Định hướng phát triển nghiệp vụ Tư vấn cổ phần hóa tại Seabank cũng được chia làm 2 giai đoạn bao gồm các công việc sau:
Giai đoạn 1: Triển khai, từ năm 2006-2007 Mục tiêu của công ty trong giai đoạn đầu là để tập dượt chuẩn bị các điều kiện cần thiết, xây dựng được một quy trình tư vấn cổ phần hóa hoàn chỉnh và các điều kiện cần thiết để có thể phát triển được nghiệp vụ tư vấn cổ phần hóa trong tương lai.
Giai đoạn 2: Tích lũy và triển khai Trên cơ sở xây dựng cho mình một quy trình tư vấn cổ phần hóa, Seabank sẽ triển khai nghiệp vụ tư vấn cổ phần hóa Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chuyên viên được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước công ty sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp có chất lượng cao Trong giai đoạn bước đầu doanh nghiệp tập trung vào các doanh nghiệp lớn và sau đó dựa vào các quan hệ đa chiều với nhiều tổ chức tài chính lớn trong và ngoài nước cùng với sự hậu thuẫn của công ty mẹ là ngân hàng Đông Nam Á công ty sẽ thực hiện tư vấn cổ phần hóa cho một lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau.
3.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tư vấn cổ phần hóa tại CTCK ĐNA
3.2.1.Xây dựng quy trình hoạt động tư vấn cổ phần hóa
Hoạt động tư vấn cổ phần hóa bao gồm rất nhiều công đoạn và phức tạp, tuy nhiên hiện chưa có một quy trình hoàn chỉnh, hiệu quả, chuẩn cho nhân viên tư vấn thực hiện Các dịch vụ trong hoạt động này nếu đều được xây dựng trên một quy trình chuẩn và phù hợp với từng đối tượng khách hàng sẽ làm cho dịch vụ tư vấn cổ phần hóa mang tính chuyên nghiệp hơn, nâng cao chất lượng, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cảc khách hàng lẫn công ty, đồng thời tạo ra cơ hội cạnh tranh cho các công ty chứng khoán.
Trần Thị Thanh Tú Thị Trường Chứng Khoán 45
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Ngân hàng- Tài chính
Ngoài mức phí, các Công ty chứng khoán còn có thể cạnh tranh nhau ở việc xây dựng một quy trình đúng đắn, phù hợp Chính điều này sẽ tạo cho thị trường chứng khoán một sự phát triển minh bạch, bền vững:
3.2.1.1.Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Theo Nghị định 187 và thông tư 126 hướng dẫn thực hiện, các doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa có thể sử dụng một trong hai phương pháp để xác định giá trị doanh nghiệp: Phương pháp xác định giá trị tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và một số các phương pháp khác.
Theo thông tư 126, Đối với phương pháp xác tài sản ròng thì việc xác định giá trị lợi thế doanh nghiệp còn thiếu tính chính xác, nó không cho thấy rõ giá trị lợi thế của doanh nghiệp Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng khi CTCK Đông Nam Á xác định giá trị cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ Việc xác định lợi thế kinh doanh hiện nay chưa hề đề cập đến những lợi thế cạnh tranh như thương hiệu, số năm kinh nghiệm, chiến lược marketing… Đối với phương pháp DCF thì việc định giá chủ yếu được dựa vào khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, nhưng việc phân tích ngành, phân tích nền kinh tế để đưa ra tốc độ phát triển của doanh nghiệp trong tương lai lại thiếu chính xác và mang nhiều yếu tố chủ quan của con người đây là một phương pháp kỹ thuật rất phức tạp và chỉ có thể sử dụng một cách hiệu quả nếu hội đủ những thông tin mà nhiều khi chỉ có được ở những nền kinh tế phát triển Hơn nữa, phương pháp này không tính được giá trị thương hiệu, đòi hỏi một lượng thông tin lớn, đáng tin cậy để đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến doanh nghiệp Đây là vấn đề rất phức tạp, gây lúng túng cho một công ty mới thành lập khi mà quá trình thu thập thông tin vẫn còn hạn chế
Trần Thị Thanh Tú Thị Trường Chứng Khoán 45
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Ngân hàng- Tài chính
Giải pháp trực tiếp đối với từng phương pháp: Đối với phương pháp tài sản ròng
Đầu tiên là phải xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp
Seabank cần phải thuê những chuyên gia về định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp sau đó các chuyên viên định giá của Công ty cần phải theo đó mà học tập để có thêm kinh nghiệm, kiến thức kỹ năng.
Về giá trị quyền sử dụng đất: khi tính theo phương pháp tài sản đặc biệt Seabank không được bỏ qua giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Seabank cần phải thúc giục và kiểm tra tiến trình hoàn thành các thủ tục, hồ sơ về quyền sử dụng đất.
Về việc xác định giá trị thực tế của tài sản: Seabank nên áp dụng tính giá trị thực tế tài sản theo giá trị thị trường để nâng cao tính chính xác trong công tác định giá doanh nghiệp Việc xác định giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp là việc làm khá phức tạp cần đến chuyên môn kỹ thuật cao, do đó đòi hỏi công ty phải có những chuyên gia có trình độ để xác định, đánh giá để đảm bảo chính xác cao kết quả định giá
Về vấn đề công nợ: Seabank cần phải tìm ra các hướng giải quyết các khoản nợ của doanh nghiệp một các khoản công nợ của doanh nghiệp một cách chính xác và hiệu quả Với những khoản nợ không nằm trong khoản mục khó đòi nhưng giấy tờ xác nhận khoản nợ này là không đầy đủ hoặc người vay rơi vào tình trạng không có khả năng trả nợ thì Seabank cần phải cẩn thận khi tính toán. Đối với phương pháp chiết khấu dòng tiền
Đối với phương pháp này công ty cần phải phân tích cẩn thận và khách quan nền kinh tế, phân tích ngành và phân tích công ty để thấy được xu hướng phát triển của cả nền kinh tế trong tương lai là tăng trưởng hay suy thoái từ đó đưa ra được các thông số hợp lý như chỉ tiêu tăng trưởng, lãi
Trần Thị Thanh Tú Thị Trường Chứng Khoán 45