1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán ngân hàng công thương

86 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Ngân hàng công thương
Tác giả Vũ Quang Tùng
Người hướng dẫn Cô Mai Lê Thúy Vân
Trường học Ngân hàng Công thương
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 164,08 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH (3)
    • 1. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (3)
      • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển (3)
      • 1.2. Khái niệm và chức năng của công ty chứng khoán (4)
      • 1.3. Vai trò của công ty chứng khoán (5)
      • 1.4. Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán (6)
        • 1.4.1. Các hoạt động chính của Công ty chứng khoán (6)
        • 1.4.2. Các hoạt động phụ trợ (11)
    • 2. HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (11)
      • 2.1. Khái niệm chung (11)
      • 2.2. Vai trò của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp (17)
      • 2.3. Quy trình thực hiện (18)
        • 2.3.1. Quy trình thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp (18)
        • 2.3.2. Quy trình thực hiện hoạt động tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá (24)
        • 2.3.3. Quy trình thực hiện hoạt động tư vấn bán đấu giá cổ phần lần đầu (26)
        • 2.3.4. Quy trình thực hiện hoạt động tư vấn phát hành (27)
        • 2.3.5. Quy trình thực hiện hoạt động tư vấn niêm yết / đăng ký giao dịch chứng khoán (27)
        • 2.3.6. Quy trình thực hiện hoạt động tư vấn thâu tóm, sáp nhập (29)
      • 2.4. Điều kiện để phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp (30)
        • 2.4.1. Điều kiện khách quan (30)
        • 2.4.2. Điều kiện chủ quan (31)
    • 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (33)
      • 1.1. Quá trình hình thành và phát triền (33)
      • 1.2. Cơ cấu nhân sự (34)
      • 1.3. Cơ cấu tổ chức (35)
      • 1.4. Sản phẩm và các dịch vụ chủ yếu (36)
      • 1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh (38)
        • 1.5.1. Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm (38)
        • 1.5.2. Chi phí kinh doanh và Cơ cấu chi phí kinh doanh qua các năm (39)
    • 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÔNG THƯƠNG (40)
      • 2.1 Các yếu tố bên ngoài (40)
        • 2.1.1 Cơ sở pháp lý (40)
      • 2.2. Triển vọng phát triển của ngành (41)
      • 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty (45)
        • 2.3.1 Nhu cầu của thị trường (45)
        • 2.3.2. Thuận lợi (45)
        • 2.2.3 Khó khăn (47)
      • 2.4 Các dịch vụ, khách hàng của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp (49)
        • 2.4.1 Dịch vụ tư vấn trọn gói (52)
        • 2.4.2. Thực hiện tư vấn niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán (64)
    • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG (33)
      • 1.1. Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam (68)
      • 1.2. Định hướng phát triển của công ty chứng khoán Công thương trong tương lai (70)
      • 2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH (71)
        • 2.1. Xây dựng quy trình hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp (71)
          • 2.1.1. Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp (72)
          • 2.1.2. Xây dựng phương án cổ phần hoá cho doanh nghiệp (73)
          • 2.1.3. Tư vấn bán đấu giá cổ phần lần (74)
          • 2.1.4. Các dịch vụ còn lại (74)
        • 2.2. Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (74)
        • 2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ (76)
        • 2.4. Nâng cao năng lực tài chính (77)
        • 2.5. Hoàn thiện chiến lược khách hàng (77)
        • 2.6. Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ sau tư vấn (78)
        • 2.7. Phát triển hoạt động Marketing về hình ảnh và hiệu quả hoạt động của công ty (78)
        • 2.8. Phối hợp chặt chẽ các hoạt động của công ty (79)
      • 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (79)
        • 3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ liên quan (0)
        • 3.2. Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (81)
        • 3.3. Đối với các trung tâm giao dịch (82)
        • 3.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam (82)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trong thực tế luôn xảy ra tình huống: những người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn để thực hiện, trái lại những người có vốn nhàn rỗi lại không biết đầu tư vào đâu, hoặc không có cơ hội đầu tư Từ đó thị trường tài chính ra đời để chuyển vốn từ nơi “thừa” sang nới “thiếu”, chuyển đổi tiết kiệm thành đầu tư Người “thiếu” vốn sẽ phát hành ra các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn, còn người “thừa” vốn sẽ đầu tư vốn của mình bằng cách nắm giữ những công cụ tài chính đó Lúc này hình thành khái niệm Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một bộ phận cấu thành thị trường tài chính, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua ban, chuyển nhượng các loại chứng khoán qua đó thay đổi các chủ thể hay chủ sở hữu giữ chứng khoán Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những nguyên tắc chung của thị trường tài chính (tr23,giáo trình Thị trường chứng khoán, ĐHQG tpHCM) Trong đó chứng khoán được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành, gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán và các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật (Điều 3, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP) Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều sự biến động, đến nay nó đã trở thành một thể chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.Để thúc đẩy thị trường phát triển, hoạt động hiệu quả và có trật tự nhất thiết phải có sự ra đời của các Công ty chứng khoán.

Nền kinh tế ở Việt Nam đang mở cửa, những nguồn vốn mới được hình thành, thị trường chứng khoán phát triển như một nhu cầu tất yếu Và sự ra đời của các công ty chứng khoán cũng vậy.

1.2 Khái niệm và chức năng của công ty chứng khoán Để thị trường chứng khoán có thể hoạt động minh bạch, hiệu quả và an toàn, không thể thiếu được các tổ chức tài chính trung gian, trong đó có các công ty chứng khoán Nhờ các công ty chứng khoán mà các cổ phiếu và trái phiếu lưu thông tấp nập trên thị trường vốn, qua đó, một lượng vốn nhàn rỗi được đưa vào đầu tư cho phát triển kinh tế từ những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng Vì vậy, có thể hiểu: Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán (Điều 2, quyết định số 27/2007/QĐ-BTC).

Thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn non trẻ, bộc lộ nhiều yếu kém, vì vậy, các công ty chứng khoán ra đời sẽ là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, cũng như của thị trường chứng khoán Từ khi ra đời, các công ty chứng khoán đã có những chức năng cơ bản sau:

- Thông qua các nghiệp vụ của mình (như hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán), các công ty chứng khoán đã tạo ra một phương thức huy động vốn linh hoạt, là cầu nối giữa những người có tiền nhàn rỗi với những chủ thể cần huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Thông qua hệ thống khớp giá hoặc khớp lệnh, các công ty chứng khoán đã cung cấp một cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư.

- Trên thị trường chứng khoán, nhờ có công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể hàng ngày chuyển tiền thành chứng khoán và ngược lại mà không phải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình.

- Thông qua hoạt động tự doanh chứng khoán, công ty chứng khoán còn có một chức năng quan trọng là can thiệp vào thị trường, góp phần điều tiết giá chứng khoán.

1.3 Vai trò của công ty chứng khoán.

Công ty chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường chứng khoán Đối với mỗi chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, vai trò của các Công ty chứng khoán cũng được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau.

 Đối với các tổ chức phát hành

Thị trường chứng khoán là một sân chơi mới cho tất cả các doanh nghiệp, một cơ chế huy động vốn mới Các doanh nghiệp hiện nay không còn phải lệ thuộc hoàn toàn vào vốn đi vay từ các ngân hàng thương mại, họ có thể chủ động tìm được nguồn vốn mới thông qua việc phát hành các chứng khoán trên thị trường Công ty chứng khoán là một trung gian tài chính với vai trò huy động vốn, sẽ giúp tổ chức phát hành tìm được nhà đầu tư và phân phối chứng khoán đến tận tay những người có nhu cầu nắm giữ loại chứng khoán đó Nhà đầu tư và nhà phát hành không phải mua bán trực tiếp chứng khoán với nhau, điều này giúp giảm chi phí huy động cho nhà phát hành.

 Đối với các nhà đầu tư

Sân chơi mới này cũng dành cho tất cả các nhà đầu tư, từ nhà đầu tư có tổ chức đến nhà đầu tư cá nhân Họ tạm thời có một khoản tiền nhàn rỗi, nhưng sẽ rất khó khăn khi ra quyết định đầu tư Như vậy, nhờ lợi thế của một tổ chức trung gian, chuyên môn hoá cao làm cầu nối cho các bên mua bán gặp nhau, các Công ty chứng khoán giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức trong từng giao dịch, giúp nâng cao tính thanh khoản của thị trường.

 Đối với thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán phát triển không thể thiếu sự tham gia của cácCông ty chứng khoán Hoạt động của các Công ty chứng khoán đã giúp công chúng và nhà đầu tư quen dần với thị trường Công ty chứng khoán góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường và làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính Trên thị trường thứ cấp, Công ty chứng khoán có vai trò giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác giá trị khoản đầu tư của mình Toàn bộ các lệnh mua bán chứng khoán được tập hợp tại các thị trường giao dịch tập trung thông qua các Công ty chứng khoán, và trên cơ sở đó giá chứng khoán sẽ được xác định theo quy luật cung cầu Ngoài ra, chính hoạt động tự doanh của các Công ty chứng khoán cũng góp phần điều tiết giá chứng khoán Trên thị trường sơ cấp, thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, Công ty chứng khoán đã thực hiện xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trong đợt phát hành Các Công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi phát hành, vì vậy giúp người đầu tư dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại, làm tăng tính thanh khoản cho các tài chứng khoán.

 Đối với các cơ quan quản lý thị trường.

Công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán, nắm giữ các tài khoản giao dịch của khách hàng, vì vậy nó có được thông tin về các giao dịch trên thị trường, thông tin về các loại cổ phiếu, trái phiếu, thông tin về tổ chức phát hành và nhà đầu tư Công ty chứng khoán có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin đó cho các cấp có thẩm quyền khi có yêu cầu, qua đó, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn thị trường bảo vệ nhà đầu tư.

1.4 Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán

1.4.1 Các hoạt động chính của Công ty chứng khoán

Các loại hình kinh doanh chính của Công ty chứng khoán được quy định tại điều 65 Nghị định 144/2003:

 Hoạt động Môi giới chứng khoán

Hoạt động Môi giới trực tiếp tạo hình ảnh cho công ty, chính vì vậy, các

Công ty chứng khoán rất quan tâm đến hoạt động này Đây là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một Công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm với kết quả giao dịch của mình Một cách hiểu khác: đó là hoạt động trung gian, đại diện mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng Hoạt động này sẽ nối liền những người bán và những người mua, đem đến cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính Như vậy, trong hoạt động này Công ty chứng khoán chỉ làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng để hưởng hoa hồng.

Nhân viên Môi giới sẽ có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng trước khi khách hàng ra quyết định mua bán chứng khoán, không quyết định hộ khách hàng Mọi lời tư vấn của người môi giới chỉ có tính chất tham khảo, quyền quyết định vẫn thuộc về nhà đầu tư Nhân viên Môi giới cần phải đáp ứng được 3 kỹ năng: kỹ năng truyền đạt thông tin đến khách hàng (mọi thông tin đến với các nhà đầu tư là như nhau); kỹ năng khai thác thông tin (giúp nhà môi giới hiểu rõ tâm lý, khả năng tài chính của khách hàng từ đó có được lời tư vấn hợp lý nhất); kỹ năng tìm kiếm khách hàng (tạo thu nhập cho công ty). Mạnh về mảng hoạt động này có Công ty chứng khoán Sài Gòn; Bảo Việt; Á Châu; Đầu tư; Ngoại thương – là những công ty dẫn đầu trong việc thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường.

HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Thị trường chứng khoán là nơi các hoạt động đầu tư luôn diễn ra tấp nập,sôi động Các hoạt động mua bán trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp diễn ra thường xuyên ngày này qua ngày khác Trên thị trường luôn xuất hiện hai chủ thể, một chủ thể là các công ty cần huy động vốn phát triển kinh doanh, đồng thời cũng luôn xuất hiện một chủ thể khác là các nhà đầu tư có thừa vốn muốn đầu tư dài hạn hoặc mua bán ngắn hạn tìm kiếm chênh lệch giá Nhưng có một điều tế nhị đó là những chủ thể mua bán trên thị trường này không phải lúc nào cũng có đầy đủ kiến thức về chứng khoán, các công ty cần phát hành cổ phiếu để huy động vốn nhưng lại không biết các thủ tục xin phép phát hành, cũng như một nhà đầu tư có dư tiền mặt muốn đầu tư vào chứng khoán nhưng lại không biết cách chọn lựa những công ty tốt cũng như những thời điểm để mua chúng Nếu không được sự giúp đỡ của những nhà chuyên môn, các công ty sẽ rất khó khăn trong việc phát hành cổ phiếu, họ có thể vi phạm luật huỷ bỏ đợt phát hành hoặc làm sai nghiệp vụ, chọn lựa những thời điểm phát hành không hợp lý gây chậm trễ và thiệt hại cho công ty Về phía nhà đầu tư do không có kinh nghiệm, thiếu thông tin nên họ có thể sẽ bị thua lỗ nặng nề không đáng có, có thể chán nản từ bỏ thị trường

Chính vì điều này, một đòi hỏi cấp thiết của Thị trường chứng khoán là cần có những công ty chứng khoán làm nhiệm vụ tư vấn, giúp đỡ về chuyên môn cho các thành phần tham gia thị trường Họ sẽ đóng vai trò những công ty chuyên nghiệp, thông thạo về thủ tục hành chính cũng như nghiệp vụ, đồng thời có một hệ thống thu nhập, thống kê, xử lý thông tin một cách nhanh chóng nhằm mục đích giúp đỡ các công ty cổ phần phát hành huy động vốn một cách thuận lợi nhất Công ty chứng khoán sẽ nhận được phí hoa hồng cho công việc của mình.

Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp thực chất là một dịch vụ tư vấn của Công ty chứng khoán, theo đó các Công ty chứng khoán sẽ cung cấp cho khách hàng các loại hình tư vấn sau: xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, tư vấn bán đấu giá cổ phần, tư vấn phát hành chứng khoán, tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp, tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tư vấn mua bán sát nhập hợp nhất doanh nghiệp và tư vấn niêm yết đăng ký giao dịch Mỗi Công ty chứng khoán có thể cung cấp cho khách hàng một trong số các dịch vụ trên hoặc tất cả, tuỳ thuộc vào năng lực của công ty cũng như nhu cầu của khách hàng Công ty chứng khoán sẽ nhận phí từ khách hàng hoạt động của mình, mức phí này tuỳ thuộc vào từng loại hình dịch vụ; ví dụ: mức phí cho hoạt động bán đấu giá cổ phần không được vượt quá 10% chi phí cổ phần hoá.

Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp là một trong năm hoạt động chính của Công ty chứng khoán được Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép và pháp luật thừa nhận Hoạt động này ra đời xuất phát từ nhu cầu của thị trường và của nền kinh tế đang trong thời kì chuyển đổi: thị trường chứng khoán cần có nhiều hàng hoá, nền kinh tế cần những nguồn vốn mới. Để theo kịp tốc độ phát triển buộc các doanh nghiệp phải sử dụng các hình thức huy động vốn mới, đa dạng hóa sở hữu Các doanh nghiệp tìm đến các Công ty chứng khoán tìm lời tư vấn tối ưu cho nguồn vốn và cho hướng phát triển của doanh nghiệp mình Nghị định 144/NĐ-CP ban hành năm 2003 và đang có hiệu lực đã mở rộng hoạt động của Công ty chứng khoán so với Nghị định 48/NĐ-CP, mang lại cho các Công ty chứng khoán một loại hình kinh doanh mới.

Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, bao gồm những nghiệp vụ sau:

 Tư vấn và thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp

Nền kinh tế Việt Nam đang được vận hành theo cơ chế thị trường, hơn nữa loại hình công ty cổ phần, công ty tư nhân chiếm đa số, vì vậy việc định giá các doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu Có nhiều quan điểm khác nhau về giá trị doanh nghiệp và xác định giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên có thể hiểu một cách chung nhất như sau:

Xác định giá trị doanh nghiệp hay còn gọi là định giá doanh nghiệp về thực chất là lượng hoá các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường của thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một thực thể kinh tế và cần được coi là một loại hàng hoá Do vậy, giá trị doanh nghiệp cần được xác định một cách hợp lý để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia trong các hoạt động có liên quan đến doanh nghiệp Ở Việt Nam, kể từ khi Nhà nước thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước trong đó có cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp Nhà nước thì xác định giá trị doanh nghiệp đã trở thành vấn đề bức xúc và ảnh hưởng đến quyền lợi sát sườn của các bên Nói tóm lại, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp là việc công ty tư vấn giúp các doanh nghiệp xác định giá trị thực tế của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp ở một thời điểm có tính đến khả năng sinh lời trong tương lai.

 Tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá doanh nghiệp

Tại Việt Nam với sự chuyển mình mạnh mẽ từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự định hướng của Nhà nước, quá trình cổ phần hoá diễn ra hết sức sôi động và là tiền đề cơ bản cho việc tạo lập hàng hoá cho Thị trường chứng khoán Quá trình tư vấn cổ phần hoá về cơ bản là việc chuyển công ty với các loại hình sở hữu khác nhau thành công ty cổ phần, như chuyển từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần, chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, chuyển từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang công ty cổ phần Trong đó, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông, và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Thực tế quá trình cổ phần hoá chỉ diễn ra tại các công ty đang thuộc sở hữu Nhà nước vì vậy trong khuôn khổ chuyên đề ta chỉ nghiên cứu quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước mà các Công ty chứng khoán đã thực hiện. Các công ty chứng khoán sẽ giúp doanh nghiệp lên được phương án cổ phần thích hợp cũng như tư vấn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh 3 – 5 năm sau cổ phần hoá; xây dựng điều lệ công ty cổ phần; xây dựng phương án lao động cho doanh nghiệp khi cổ phần hoá; xây dựng quy chế tài chính

 Tư vấn bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp

Sau khi cổ phần hoá, công ty cổ phần sẽ nhanh chóng cơ cấu lại vốn điều lệ, đa dạng hình thức sở hữu công ty Giá trị của công ty sẽ được chia thành nhiều phần, công khai bán phần giá trị đó ra bên ngoài Lúc này, để công việc diễn ra thuận lợi, công ty cổphần tìm đến các tổ chức tư vấn Khi thực hiện hoạt động này, Công ty chứng khoán đóng vai trò là trung gian tài chính thực hiện bán đấu giá cổ phần cho doanh nghiệp Kể từ lúc cổ phần của doanh nghiệp nằm trong tay của nhà đầu tư bên ngoài, quyền kiểm soát và sự chi phối doanh nghiệp đã bị chia xẻ Doanh nghiệp dần trở thành một công ty đại chúng.

 Tư vấn phát hành chứng khoán Đây là việc các Công ty chứng khoán thực hiện các công việc hỗ trợ cho việc phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành Việc tư vấn phát hành diễn ra khi công ty muốn huy động vốn, hoặc khi công ty muốn tặng thêm cổ phiếu cho cổ đông Thông thường các công ty tư vấn cũng đóng luôn vai trò là nhà bảo lãnh phát hành cho công ty phát hành Lời tư vấn của Công ty chứng khoán sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp đảm bảo cho đợt phát hành được thành công Căn cứ vào cơ cấu vốn tối ưu của tổ chức phát hành để quyết định sẽ tăng vốn nợ hay tăng vốn chủ, nói một cách khác sẽ phát hành cổ phiếu hay trái phiếu.

 Tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán Đối với hoạt động này, công ty tư vấn giúp các công ty cổ phần có đủ những yêu cầu theo quy định lập hồ sơ xin phép Uỷ Ban chứng khoán Nhà nước niêm yết chứng khoán tại trung tâm giao dịch thành phố Hồ chí Minh,hoặc xin phép trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội đăng ký giao dịch chứng khoán tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố HàNội Đồng thời, khi chứng khoán niêm yết phải được đăng ký tại Trung tâmGiao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Công ty chứng khoán sẽ đăng ký giúp công ty cổ phần về chứng khoán và người sở hữu chứng khoán cũng như đăng ký chuyển quyền sở hữu chứng khoán.

 Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Công ty chứng khoán sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc tài chính tối ưu nhằm tạo nên chi phí vốn thấp nhất và đem lại giá trị thặng dư lớn nhất cho doanh nghiệp Các nhà tư vấn chứng khoán luôn được đánh giá là các chuyên gia trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Theo đó, nhân viên tư vấn sẽ xây dựng nên một phương án tài chính cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai Hoạt động này rất cần thiết, bởi kết cấu nguồn vốn có hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp rất quan tâm đến hoạt động này của Công ty chứng khoán đặc biệt là các công ty mới thành lập, chuẩn bị bước vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập là việc một công ty (gọi là công ty đi mua hay công ty thâu tóm) giành quyền kiểm soát toàn bộ một công ty khác (công ty bị mua hay công ty bị thâu tóm) Kết thúc quá trình sáp nhập, công ty đi mua giữ nguyên tên và loại hình kinh doanh, trong khi công ty bị mua chấm dứt hoạt động của mình và toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của công ty bị mua được chuyển giao cho công ty đi mua Công ty chứng khoán sẽ giúp các doanh nghiệp từ cơ sở pháp lý đến quá trình thực hiên hoạt động này Hoạt động này nếu không có sự tư vấn, doanh nghiệp không nắm rõ luật, không có bước đi cụ thể, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sẽ bị động, và doanh nghiệp mới được hình thành hoạt động không có hiệu quả.

 Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Công ty chứng khoán sẽ giúp các doanh nghiệp với các hình thức sở hữu khác nhau chuyển về hình thức công ty cổ phần Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, việc chuyển đổi này chủ yếu diễn ra ở khu vực các doanh nghiệp Nhà nước Vì vậy, quy trình thực hiện sẽ tương tự như nghiệp vụ tư vấn giúp cổ phần hoá.

2.2 Vai trò của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp ra đời là kết quả quá trình phát triển của nền kinh tế cũng như của thị trường chứng khoán Đồng thời, hoạt động này cũng có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế Vai trò của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp được nhìn nhận ở các khía cạnh khác nhau:

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

1.1 Quá trình hình thành và phát triền

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (tên viết tắt là Công ty Chứng khoán Công thương - VietinBankSc) là công ty TNHH một thành viên trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 01 tháng 09 năm

2000 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam, vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng Công ty Chứng khoán Công thương hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000010 đăng ký lần đầu ngày

04 tháng 10 năm 2000, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp, Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 07/GPHĐKD ngày 06 tháng 10 năm 2000 của Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước; điều chỉnh lần thứ ba theo Quyết định số 156/UBCK-GP ngày

10 tháng 10 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

Là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, Công ty Chứng khoán Công thương đã và đang có được nhiều lợi thế mang lại từ thương hiệu Ngân hàng mẹ như tiềm lực tài chính mạnh, mạng lưới các chi nhánh trải rộng trong cả nước, hỗ trợ đắc lực Công ty trong việc phát triển hệ thống các đại lý nhận lệnh và phát triển mạng lưới khách hàng Đặc biệt, được sự quan tâm hỗ trợ về mặt tài chính từ phía Ngân hàng mẹ, từ năm 2004 đến nay Công tyChứng khoán Công thương đã 3 lần được cấp bổ sung vốn điều lệ, nâng mức vốn điều lệ của Công ty từ 55 tỷ đồng khi mới thành lập lên 500 tỷ đồng.

Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, những năm qua tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng nhằm mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao uy tín, vị thế của Công ty trên thị trường Đến nay Công ty đã có được một đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, năng động nhạy bén và mạng lưới hoạt động rộng khắp bao gồm một chi nhánh đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống 32 đại lý nhận lệnh trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phương châm hoạt động của công ty là “sự thành đạt của khách hàng là sự thành đạt của Công ty”, công ty lấy “nhiệt tình, trung thực, chuyên nghiệp và hiệu quả” là tôn chỉ phục vụ khách hàng Sologan của công ty là: “Luôn mang giá trị đến cho quý vị”.

Với vị thế là một trong những Công ty chứng khoán thành lập đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Công ty Chứng khoán Công thương đã và đang được thị trường đánh giá là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán với các nghiệp vụ: môi giới chứng khoán; tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn tài chính doanh nghiệp; tư vấn đầu tư chứng khoán và lưu ký chứng khoán

Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong những công ty chứng khoán ra đời sớm nhất khi nền kinh tế Việt Nam mới bắt đầu làm quen với khái niệm Thị trường chứng khoán Đến nay qua 8 năm phát triển, IBS đã tạo cho mình một mạng lưới khách hàng đủ mạnh, doanh thu không ngừng tăng, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước Là đơn vị thành viên của Ngân hàng Công thương Việt Nam, IBS ra đời nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính và đa dạng hoá các dịch vụ của Ngân hàng mẹ.Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ được đào tạo trong nước và ngoài nước chuyên sâu về chứng khoán đồng thời có nhiều kinh nghiệm hoạt động kinh doanh tài chính và ngân hàng đã góp phần lớn vào sự phát triển của công ty Đội ngũ cán bộ của IBS là những cán bộ năng động, có năng lực và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, pháp luật, đầu tư, kinh doanh tiền tệ và được lựa chọn từ Ngân hàng Công thương Việt Nam Coi yếu tố con người là điều kiện tiên quyết dẫn tới thành công và sự phát triển của Công ty, IBS luôn chú trọng hoạt động đào tạo con người nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng Cho đến nay, phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh của IBS đã trải qua kỳ thi sát hạch và được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán Các cán bộ quản lý và kinh doanh đều có bằng cử nhân chuyên ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán, đầu tư trở lên Ban lãnh đạo của IBS gồm 1 Chủ tịch công ty, 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh và 1 phó giám đốc công ty Tổng số cán bộ quản lý và kinh doanh làm việc tại trụ sở chính của công ty là 1người Trong đó:

TT Loại lao động Số lượng lao động

1 Trình độ đại học và trên đại học 103 81,75

IBS được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo luật Doanh nghiệp mới Ngân hàng Công thương Việt Nam có hệ thống chi nhánh tại 64 tỉnh thành trong cả nước, IBS không những tận dụng được mạng lưới khách hàng truyền thống của Ngân hàng mẹ mà còn có khả năng cung cấp được các dịch vụ của mình tới các khách hàng trong cả nước một cách tốt nhất thông qua chi nhánh và các đại lý nhận lệnh của mình IBS được cơ cấu như sau:

1.4 Sản phẩm và các dịch vụ chủ yếu

Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của Công ty bao gồm:

 Môi giới Chứng khoán: là tổ chức trung gian nhận và thực hiện lệnh mua bán chứng khoán của khách hàng mở tài khoản giao dịch trực tiếp tại Trụ sở chính và Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh hoặc các Đại lý nhận lệnh của Công ty Chứng khoán Công thương tại Chi nhánh VietinBank Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ, Khánh Hòa, …hoặc gián tiếp như đặt lệnh từ xa thông qua điện thoại, fax và hệ thống đặt lệnh qua internet sẽ được vận hành trong quý 1 năm 2009

 Tự doanh chứng khoán: thực hiện mua bán chứng khoán cho chính Công ty, đây là nghiệp vụ mang lại hiệu quả cao cho Công ty trong thời gian qua.

 Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Thực hiện bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành Với năng lực tài chính mạnh Công ty đã bảo lãnh cho các đợt phát hành cổ phiếu, trái phiếu có giá trị lớn hàng ngàn tỷ đồng.

 Tư vấn Tài chính doanh nghiệp: bao gồm các dịch vụ chủ yếu như xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa, bán đấu giá cổ phần, tư vấn tổ chức đại hội cổ đông, tư vấn niêm yết chứng khoán, tư vấn phát hành chứng khoán ra công chúng, phát hành riêng lẻ và dịch vụ tư vấn mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc doanh nghiệp.

 Tư vấn đầu tư chứng khoán: cung cấp thông tin cho nhà đầu tư thông qua việc phân tích thị trường, doanh nghiệp; tư vấn cho các nhà đầu tư mua bán chứng khoán.

 Lưu ký chứng khoán: thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng và cung cấp các dịch vụ quản lý sổ cổ đông; thay nhà đầu tư thực hiện các quyền như nhận cổ tức, trái tức; giúp doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng chứng khoán, trả cổ tức, trái tức và các quyền lợi khác nhanh chóng, thuận tiện và chuyên nghiệp

1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh

1.5.1 Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm

Tỷ trọng doanh thu phân theo các dịch vụ qua các năm 2006 - 2008

Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn 83.294.015.142 79,92 159.993.438.393 77,30 154.965.344.196 88,88

- Doanh thu hoạt động tự doanh 22.157.606.451 - 85.591.821.354 -

- Doanh thu về vốn kinh doanh 3.606.574.542 - 8.290.892.252 -

Doanh thu bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp

Doanh thu lưu ký chứng khoán 441.363.186 0,42 1.541.288.060 0,74 737.511.346 0,42

Trong đó: Doanh thu quản lý danh mục đầu tư cho người ủy thác

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 104.220.563.593 100 206.969.439.659 100 174.356.983.116 100

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

1.1 Quá trình hình thành và phát triền

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (tên viết tắt là Công ty Chứng khoán Công thương - VietinBankSc) là công ty TNHH một thành viên trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 01 tháng 09 năm

2000 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam, vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng Công ty Chứng khoán Công thương hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000010 đăng ký lần đầu ngày

04 tháng 10 năm 2000, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp, Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 07/GPHĐKD ngày 06 tháng 10 năm 2000 của Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước; điều chỉnh lần thứ ba theo Quyết định số 156/UBCK-GP ngày

10 tháng 10 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

Là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, Công ty Chứng khoán Công thương đã và đang có được nhiều lợi thế mang lại từ thương hiệu Ngân hàng mẹ như tiềm lực tài chính mạnh, mạng lưới các chi nhánh trải rộng trong cả nước, hỗ trợ đắc lực Công ty trong việc phát triển hệ thống các đại lý nhận lệnh và phát triển mạng lưới khách hàng Đặc biệt, được sự quan tâm hỗ trợ về mặt tài chính từ phía Ngân hàng mẹ, từ năm 2004 đến nay Công tyChứng khoán Công thương đã 3 lần được cấp bổ sung vốn điều lệ, nâng mức vốn điều lệ của Công ty từ 55 tỷ đồng khi mới thành lập lên 500 tỷ đồng.

Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, những năm qua tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng nhằm mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao uy tín, vị thế của Công ty trên thị trường Đến nay Công ty đã có được một đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, năng động nhạy bén và mạng lưới hoạt động rộng khắp bao gồm một chi nhánh đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống 32 đại lý nhận lệnh trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phương châm hoạt động của công ty là “sự thành đạt của khách hàng là sự thành đạt của Công ty”, công ty lấy “nhiệt tình, trung thực, chuyên nghiệp và hiệu quả” là tôn chỉ phục vụ khách hàng Sologan của công ty là: “Luôn mang giá trị đến cho quý vị”.

Với vị thế là một trong những Công ty chứng khoán thành lập đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Công ty Chứng khoán Công thương đã và đang được thị trường đánh giá là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán với các nghiệp vụ: môi giới chứng khoán; tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn tài chính doanh nghiệp; tư vấn đầu tư chứng khoán và lưu ký chứng khoán

Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong những công ty chứng khoán ra đời sớm nhất khi nền kinh tế Việt Nam mới bắt đầu làm quen với khái niệm Thị trường chứng khoán Đến nay qua 8 năm phát triển, IBS đã tạo cho mình một mạng lưới khách hàng đủ mạnh, doanh thu không ngừng tăng, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước Là đơn vị thành viên của Ngân hàng Công thương Việt Nam, IBS ra đời nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính và đa dạng hoá các dịch vụ của Ngân hàng mẹ.Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ được đào tạo trong nước và ngoài nước chuyên sâu về chứng khoán đồng thời có nhiều kinh nghiệm hoạt động kinh doanh tài chính và ngân hàng đã góp phần lớn vào sự phát triển của công ty Đội ngũ cán bộ của IBS là những cán bộ năng động, có năng lực và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, pháp luật, đầu tư, kinh doanh tiền tệ và được lựa chọn từ Ngân hàng Công thương Việt Nam Coi yếu tố con người là điều kiện tiên quyết dẫn tới thành công và sự phát triển của Công ty, IBS luôn chú trọng hoạt động đào tạo con người nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng Cho đến nay, phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh của IBS đã trải qua kỳ thi sát hạch và được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán Các cán bộ quản lý và kinh doanh đều có bằng cử nhân chuyên ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán, đầu tư trở lên Ban lãnh đạo của IBS gồm 1 Chủ tịch công ty, 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh và 1 phó giám đốc công ty Tổng số cán bộ quản lý và kinh doanh làm việc tại trụ sở chính của công ty là 1người Trong đó:

TT Loại lao động Số lượng lao động

1 Trình độ đại học và trên đại học 103 81,75

IBS được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo luật Doanh nghiệp mới Ngân hàng Công thương Việt Nam có hệ thống chi nhánh tại 64 tỉnh thành trong cả nước, IBS không những tận dụng được mạng lưới khách hàng truyền thống của Ngân hàng mẹ mà còn có khả năng cung cấp được các dịch vụ của mình tới các khách hàng trong cả nước một cách tốt nhất thông qua chi nhánh và các đại lý nhận lệnh của mình IBS được cơ cấu như sau:

1.4 Sản phẩm và các dịch vụ chủ yếu

Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của Công ty bao gồm:

 Môi giới Chứng khoán: là tổ chức trung gian nhận và thực hiện lệnh mua bán chứng khoán của khách hàng mở tài khoản giao dịch trực tiếp tại Trụ sở chính và Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh hoặc các Đại lý nhận lệnh của Công ty Chứng khoán Công thương tại Chi nhánh VietinBank Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ, Khánh Hòa, …hoặc gián tiếp như đặt lệnh từ xa thông qua điện thoại, fax và hệ thống đặt lệnh qua internet sẽ được vận hành trong quý 1 năm 2009

 Tự doanh chứng khoán: thực hiện mua bán chứng khoán cho chính Công ty, đây là nghiệp vụ mang lại hiệu quả cao cho Công ty trong thời gian qua.

 Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Thực hiện bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành Với năng lực tài chính mạnh Công ty đã bảo lãnh cho các đợt phát hành cổ phiếu, trái phiếu có giá trị lớn hàng ngàn tỷ đồng.

 Tư vấn Tài chính doanh nghiệp: bao gồm các dịch vụ chủ yếu như xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa, bán đấu giá cổ phần, tư vấn tổ chức đại hội cổ đông, tư vấn niêm yết chứng khoán, tư vấn phát hành chứng khoán ra công chúng, phát hành riêng lẻ và dịch vụ tư vấn mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc doanh nghiệp.

 Tư vấn đầu tư chứng khoán: cung cấp thông tin cho nhà đầu tư thông qua việc phân tích thị trường, doanh nghiệp; tư vấn cho các nhà đầu tư mua bán chứng khoán.

 Lưu ký chứng khoán: thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng và cung cấp các dịch vụ quản lý sổ cổ đông; thay nhà đầu tư thực hiện các quyền như nhận cổ tức, trái tức; giúp doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng chứng khoán, trả cổ tức, trái tức và các quyền lợi khác nhanh chóng, thuận tiện và chuyên nghiệp

1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh

1.5.1 Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm

Tỷ trọng doanh thu phân theo các dịch vụ qua các năm 2006 - 2008

Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn 83.294.015.142 79,92 159.993.438.393 77,30 154.965.344.196 88,88

- Doanh thu hoạt động tự doanh 22.157.606.451 - 85.591.821.354 -

- Doanh thu về vốn kinh doanh 3.606.574.542 - 8.290.892.252 -

Doanh thu bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp

Doanh thu lưu ký chứng khoán 441.363.186 0,42 1.541.288.060 0,74 737.511.346 0,42

Trong đó: Doanh thu quản lý danh mục đầu tư cho người ủy thác

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 104.220.563.593 100 206.969.439.659 100 174.356.983.116 100

Ngày đăng: 05/07/2023, 17:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w