Khái niệm phương thức thanh toán TDCTPhương thức TDCT: là phương thức thanh toán, trong đó theo yêu cầu củakhách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư gọi là thư tín dụng – letter
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của chuyên đề
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, kinh doanh và rủi ro là haiphạm trù song song cùng tồn tại Rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại, songlại là hiện tượng đồng hành với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nóichung và ngân hàng nói riêng
Là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng thươngmại, thanh toán quốc tế ra đời và phát triển không ngừng như một tất yếu kháchquan Nó là một mắt xích không thể thiếu trong việc buôn bán, giao thương giữa cácquốc gia Trong đó, tín dụng chứng từ đang trở thành phương thức thanh toán ưuviệt và ngày càng được sử dụng phổ biến trong thanh toán xuất nhập khẩu Tuynhiên, trong quá trình hoạt động của mình, Thanh toán quốc tế không chỉ đơn thuầnmang lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ có thể gây rủi ro,tổn thất trực tiếp cho ngân hàng, cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu và cả nền kinh tế quốc gia
Qua hơn 10 năm thành lập, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàngTMCP Quân Đội-chi nhánh Long Biên còn mới mẻ nhưng đã đạt được những thànhtựu nhất định Sự mở rộng và phát triển đa dạng các sản phẩm thanh toán quốc tế đãtạo tiền đề căn bản thúc đẩy phương thức tín dụng chứng từ phát huy tính hiệu quả
và trở thành công cụ đắc lực đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của các doanhnghiệp xuất nhập khẩu Tuy vậy, thực tiễn áp dụng các tập quán quốc tế cho thấy tíndụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, nó tiềm ẩn nhiều rủi ro về tàichính và uy tín không chỉ cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu mà chocác ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh LongBiên
Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu các vấn đề về rủi ro trong thanh toánquốc tế bằng tín dụng chứng từ để từ đó tìm ra các biện pháp phòng ngừa và hạnchế rủi ro là việc làm cần thiết mà các Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệpphải chú trọng, quan tâm Đây cũng là lý do để tôi quyết định lựa chọn chuyên đề:
Trang 2"Nghiên cứu rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội chi nhánh Long Biên" cho chuyên đề tốt
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về rủi ro và các biện pháp phòng ngừa
và hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Nghiên cứu rủi ro và các biện pháp phòng ngừa và hạn chếrủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng quân đội chinhánh Long Biên
+ Về thời gian : Thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2010 và kiếnnghị cho các năm tiếp theo
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với duy vật lịch
sử làm cơ sở nghiên cứu, đồng thời áp dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp đối chiếu, so sánh;
- Phương pháp diễn giải, quy nạp;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- ……
Trang 35 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được bốcục thành 3 chương như sau:
- Chương I : Lý luận chung về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
và rủi ro trong phương thức thức thanh toán tín dụng chứngtừ
- Chương II : Thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội chinhánh Long Biên
- Chương III : Những kiến nghị và đề xuất giải pháp phong ngừa rủi ro
trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội chi nhánhLong Biên
Trang 4CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1 TDCT KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ QUY TRÌNH CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1.1 Khái niệm phương thức thanh toán TDCT
Phương thức TDCT: là phương thức thanh toán, trong đó theo yêu cầu củakhách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư (gọi là thư tín dụng – letter ofcredit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người nàyxuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện vàđiều khoản quy định trong thư tín dụng
Thư tín dụng thương mại là một công cụ quan trọng của phương thức TDCT.Thư tín dụng thương mại được định nghĩa như sau: Thư tín dụng thương mại (L/C):
là một chứng thư (điện hoặc chứng chỉ), trong đó ngân hàng phát hành L/C sẽ camkết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được các chứng từ phù hợp vớicác điều kiện và điều khoản quy định trong LC
Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở của hợp đồng cơ sở, nhưng sau khiđược phát hành, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở Đây là tính chất quantrọng của L/C Tính chất của L/C được quy định rất chặt chẽ trong điều 4 UCP 600(2007) ICC “Về bản chất L/C là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bánhoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của L/C Các ngânhàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chíngay cả trong L/C có bất cứ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng như thế”
1.1.2 Ý nghĩa của phương thức thanh toán TDCT
Đối với nhà xuất khẩu
Là người hưởng lợi của thư tín dụng, nhà xuất khẩu được đảm bảo rằng khixuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng (L/C) cho ngân hàng, nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền thanh toán
Trang 5Tình trạng tài chính của người mua được thay thế bằng việc ngân hàng mởthư tín dụng cam kết trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu trên cơ sở chứng từ đượctrao phù hợp với các điều khoản của L/C.
Đối với nhà nhập khẩu
Trước hết, nhà nhập khẩu sẽ nhận được hàng hoá như thể hiện trong cácchứng từ được ngân hàng mở L/C ghi rõ trong thư tín dụng Anh ta cũng được bảođảm rằng tài khoản của mình sẽ chỉ bị ghi nợ số tiền của thư tín dụng khi tất cả cácchỉ thị của thư tín dụng được thực hiện đúng
Trong trường hợp ngân hàng áp dụng mức miễn ký quỹ 100% hoặc một tỷ lệmiễn ký quỹ nhất định nào đó, nhà nhập khẩu sẽ không bị đọng vốn vì không phảiứng trước tiền Hơn nữa, nhờ có sự bảo đảm về thanh toán, nhà nhập khẩu có thểtiến hành thương lượng các điều kiện tốt hơn về hàng hóa như giá cả, chất lượng vàtrên hết là có thêm cơ hội để nhập được hàng hoá mà mình cần
Đối với NHTM
Có thể nói, thanh toán theo phương thức TDCT là một loại hình dịch vụkhông thể thiếu của ngân hàng phục vụ cho người nhập khẩu nên khi hoạt độngthanh toán đạt hiệu quả cao sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng với một mứcrủi ro tương đối thấp
Khi tiến hành nghiệp vụ thanh toán L/C, ngân hàng có được một nguồn thu
ổn định từ việc thu phí như phí mở, sửa đổi, điều chỉnh L/C, phí thông báo, thanhtoán, xác nhận L/C (các khoản phí trong nghiệp vụ thanh toán L/C nói chung khácao, cao hơn so với những phương thức thanh toán khác vì nghiệp vụ này tương đốiphức tạp, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao) Ngoài ra khi quy định các khoản ký quỹcho doanh nghiệp mở L/C, ngân hàng còn huy động thêm được một lượng vốn đáng
kể phục vụ cho hoạt động của các nghiệp vụ khác như cho vay xuất nhập khẩu, xácnhận, bảo lãnh Hơn nữa, với việc thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán L/C sẽ gópphần nâng cao uy tín của ngân hàng trên nhiều phương diện khác nhau không chỉ ởtrong nước mà ngay cả trên trường quốc tế
Trang 61.1.3 Quy trình của phương thức thanh toán TDCT
Sơ đồ 1: Quy trình nghiệp vụ phương thức thanh toán TDCT
(2) (5) (8) (8) (7) (6) (1) (8) (5) (3)
(1) Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ
(2) Phát hành L/C qua ngân hàng đại lý cho người xuất khẩu hưởng lợi
(3) NH thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc L/C cho Ngườihưởng lợi
(4) Giao hàng
(5) Xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành L/C
(6) ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho Người yêu cầu(7) Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán
(8) ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ Nếu nhận thì tiến hành thanh toán
1.2 KHÁI NIỆM RỦI RO TRONG TTQT
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro được xem như một yếu tố không thể táchrời với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Rủi ro vừa là nguyênnhân, vừa là hậu quả của những hoạt động kinh tế kém hiệu quả Nó là nhân tốtrong quá trình đào thải các doanh nghiệp hoạt động yếu kém đồng thời thúc đẩy sựchấn chỉnh thích nghi cuả các doanh nghiệp
Rủi ro trong TTQT có thể hiểu như sau: Rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh chung của NHTM Rủi ro trong TTQT xảy ra khi quyền lợi của các bên tham gia bị
Trang 7vi phạm, không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán, mà đó còn là rủi ro về sự chậm trễ trong các khâu của quá trình thanh toán, về
tỷ giá biến động, về thay đổi môi trường chính trị hoặc về đạo đức kinh doanh
1.3 PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG THANH TOÁN TDCT
Rủi ro trong thanh toán L/C xảy ra khi quyền lợi của các bên tham gia bị viphạm Trong trường hợp này, rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việcchứng từ không được thanh toán mà còn được hiểu là bất kỳ sự khúc mắc, chậm trễnào trong các khâu của quá trình thanh toán Rủi ro trong thanh toán L/C có rấtnhiều loại, tùy từng phương diện và căn cứ mà rủi ro lại có những tên gọi và đặcđiểm khác nhau Sau đây là hai căn cứ được sử dụng phổ biến nhất để phân loại rủi
ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
1.3.1 Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại
Rủi ro đối với người nhập khẩu
Người nhập khẩu nhận được hàng hoá không đúng số lượng, chất lượng vớiquy định của hợp đồng Do ngân hàng chỉ phải kiểm tra tính chân thực “bề ngoài”của bộ chứng từ, mà không chịu trách nhiệm về tính chất “bên trong” của bộ chứng
từ, tức là không chịu trách nhiệm với hàng hóa thực giao Rủi ro này xảy ra khingười xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (có bềngoài phù hợp với L/C) cho ngân hàng được chỉ định thanh toán
Người nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ để làm thủ tục nhận hàng mặc
dù hàng đã cập cảng khiến người nhập khẩu phải chịu chi phí lưu kho, lưu bãi.Trường hợp muốn nhận hàng hóa ngay, người nhập khẩu sẽ đề nghị ngân hàng pháthành một thư bảo lãnh gửi hãng tàu để nhận hàng và phải chịu rủi ro chấp nhậnthanh toán với mọi sai sót của bộ chứng từ
Người xuất khẩu không gửi hàng nhưng vẫn lập bộ chứng từ giả xuất trìnhđòi tiền NHPH Loại rủi ro này tuy không chiếm tỷ lệ lớn song vẫn tồn tại
Rủi ro đối với người xuất khẩu
Người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C dẫn đến mọithanh khoản thanh toán/chấp nhận có thể bị từ chối Trong trường hợp này ngườixuất khẩu phải tự xử lý hàng như dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá hay chở hàng quay
Trang 8về nước và chịu các loại chi phí như phí lưu tàu quá hạn, phí lưu kho và mua bảohiểm cho hàng hoá, trong khi không biết người nhập khẩu có đồng ý nhận hànghay không
Rủi ro do nhà nhập khẩu lừa đảo, cấu kết với những cá nhân hay tổ chức phingân hàng lập nên những bộ chứng từ giả để lừa đảo hòng chiếm đoạt hàng màkhông phải trả tiền Mặc dù rủi ro này không dễ dàng thực hiện nhưng trên thực tếkhông phải là không xảy ra
Rủi ro đối với Ngân hàng thương mại
- Rủi ro đối với Ngân hàng phát hành
Thứ nhất, rủi ro có thể xảy ra trong việc kiểm tra bộ chứng từ Như đã biết,thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán dựa vào chứng từ Chứng
từ không chỉ có giá trị quan trọng đối với người xuất khẩu mà còn với ngân hàng vàngười nhập khẩu Bộ chứng từ hoàn hảo là cơ sở ràng buộc trách nhiệm giữa ngườinhập khẩu với ngân hàng, giữa NHPH với người xuất khẩu, giữa ngân hàng thanhtoán với ngân hàng hoàn trả, NHPH với ngân hàng xác nhận Với tính chất thay mặtngười nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu nên NHPH phải đánh giá chính xác
về chất lượng bộ chứng từ Nhưng thực tế cho thấy việc kiểm tra bộ chứng từ phùhợp với L/C là việc làm không hoàn toàn dễ, chỉ cần một sai sót rất nhỏ cũng dẫnđến rủi ro cho NHPH Bởi khi chấp nhận bộ chứng từ thì NHPH sẽ thực hiện thanhtoán cho người xuất khẩu, sau đó mới chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu đểđòi tiền Tuy nhiên người xuất khẩu có thể từ chối thanh toán nếu phát hiện bộchứng từ không phù hợp với L/C
Thứ hai, rủi ro do nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản: Đây
là loại rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho NHPH, do ngân hàng phải thanh toáncho bộ chứng từ hoàn hảo trong khi không thể thu hồi lại vốn từ người mua
Thứ ba, rủi ro do nhà xuất khẩu có hành vi lừa đảo, giả mạo chứng từ: NHPHmặc dù đã kiểm tra chứng từ với “sự cẩn thận hợp lý” nhưng không phát hiện sai sót
và tiến hành thanh toán Nếu phía xuất khẩu là một tổ chức “ma” hoặc bị phá sản,trong khi nhà nhập khẩu không đủ năng lực tài chính để bồi thường thì NHPH cuốicùng sẽ là người phải gánh chịu rủi ro đó
Trang 9Thứ tư, rủi ro do nhà nhập khẩu không nhận hàng: Khi tỷ giá biến động theohướng bất lợi hoặc giá hàng trên thị trường giảm mạnh, nhà nhập khẩu không muốnnhận hàng vì sợ thua lỗ nên không tiến hành thanh toán Trong trường hợp này, nếu
tỷ lệ ký quỹ L/C không bù đắp được tỷ lệ trượt giá của nội tệ thì rủi ro này sẽ doNHPH gánh chịu
- Rủi ro đối với NHTB:
Về mặt nguyên tắc, NHTB chỉ chịu trách nhiệm có sự quan tâm hợp lý để đảmbảo tính chân thực của L/C mình thông báo mà không chịu trách nhiệm thanh toán.Tuy nhiên, nếu không hoàn thành tốt trách nhiệm và để xảy ra sai sót thì NHTBcũng phải gánh chịu rủi ro như không nhận được phí dịch vụ, thậm chí nghiêmtrọng hơn là bị khởi kiện và đòi bồi thường thiệt hại
- Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận:
Thứ nhất, rủi ro do NHPH không có khả năng thanh toán: NHXN phải thanhtoán cho bộ chứng từ hoàn hảo bất luận có truy đòi được từ NHPH hay không Nhưvậy, NHXN phải chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH cũng như rủi ro chính trị và rủi
ro ngoại hối của nước NHPH
Thứ hai, rủi ro trong khâu kiểm tra chứng từ: Trường hợp NHXN không pháthiện sai sót của bộ chứng từ và tiến hành thanh toán thì không thể truy đòi lại từNHPH
- Rủi ro đối với NHCK chứng từ:
Các rủi ro mà NHCK có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bấtkhả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vậnchuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do ngânhàng mở bị phá sản; rủi ro do ngân hàng chiết khấu không hành động đúng theo quyđịnh của UCP600
Theo UCP600, NHPH được miễn trách nhiệm thanh toán trong trường hợp
bộ chứng từ có lỗi nên nếu NHCK chiết khấu miễn truy đòi cho bộ chứng từ sai sótthì sẽ phải một mình gánh chịu rủi ro này,…
1.3.2 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
Trang 10Rủi ro tín dụng:
Là loại rủi ro về mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia phươngthức tín dụng chứng từ
Rủi ro từ phía nhà nhập khẩu: Bản chất của L/C là cam kết trả tiền chắc
chắn của NHPH khi người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ phù hợp Nếu L/C được
ký quỹ >= 100% thì sẽ không xảy ra rủi ro cho NHPH Song phần lớn các ngânhàng khi mở L/C đều tài trợ cho khách hàng bằng cách cho vay vốn hoặc tài trợbằng uy tín của khách hàng và chỉ yêu cầu kỹ quỹ một tỷ lệ nhất định Nếu ngườinhập khẩu bị vỡ nợ hay phá sản dẫn đến mất khả năng thanh toán hoặc vì một lý donào đó (Hàng hóa bị giảm giá mạnh dẫn đến lỗ vốn, hàng hóa bị rủi ro trên đườngvận chuyển,…) mà khách hàng cố tình không thanh toán thì sẽ gây rủi ro tín dụngcho NHPH
Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu: Rủi ro này thường xảy ra đối với NHCK Có
hai loại chiết khấu là chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu có bảo lưu quyền truyđòi Chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi là khi NHPH từ chối thanh toán hay mấtkhả năng thanh toán thì NHCK có quyền truy đòi lại nhà xuất khẩu số tiền họ đãthanh toán và lãi phát sinh Tuy nhiên, nếu nhà xuất khẩu không còn khả năng hoànlại số tiền đó thì NHCK đã gặp rủi ro
Rủi ro tín dụng từ phía NHPH: nếu NHPH mất khả năng thanh toán vì một
lý do nào đó hoặc phải đóng cửa hoặc vỡ nợ thì cũng dẫn tới rủi ro cho người xuấtkhẩu và NHCK Điều này phụ thuộc nhiều vào mức độ tín nhiệm của NHPH¸tuy rấthiếm xảy ra nhưng cũng đã có những NHTM bị sụp đổ Vì vậy, để tránh xảy ra tìnhhuống như trên, tốt nhất nhà xuất khẩu nên yêu cầu nhà nhập khẩu chọn nhữngNHTM lớn, có uy tín để phát hành L/C
Trang 11trình vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ Thậm chí hàng hóa còn có thể bị mất dođắm tầu, máy bay bị cháy, khủng bố, cướp biển, Điều này sẽ gây thiệt hại cho cácbên liên quan là người nhập khẩu, người xuất khẩu và ngân hàng Do đó, các bêntham gia cần phải tính toán, dự đoán trước những rủi ro để có biện pháp rào chắnhợp lý như mua bảo hiểm với những loại hình bảo hiểm phù hợp Ngoài ra về phíangân hàng là người tài trợ cho người nhập khẩu nên cũng cần quan tâm đúng mứcđến mặt an toàn của hàng hóa.
Rủi ro ngoại hối:
Rủi ro ngoại hối là khả năng xảy ra những tổn thất mà các bên tham gia giao dịchphải gánh chịu khi tỷ giá thay đổi vượt dự tính
Nếu ngoại tệ lên giá thì bất lợi cho nhà nhập khẩu và có lợi cho nhà xuấtkhẩu và ngược lại Sự biến động của tỷ giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chínhsách tỷ giá, tốc độ lạm phát, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, cung cầu ngoạihối,… của từng quốc gia
Đối với NH, trường hợp thường xảy ra nhất đối với loại rủi ro này là trạngthái ngoại hối về đồng tiền thanh toán khác 0 Nếu trạng thái ngoại tệ âm (tức làngân hàng đã ứng trước để bán cho khách hàng - vay từ nguồn khác để bán hay bánkhống) thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro đồng tiền thanh toán lên giá Nếu trạngthái ngoại tệ dương thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro đồng tiền thanh toán giảmgiá so với đồng bản tệ
Rủi ro quốc gia:
Rủi ro quốc gia là những rủi ro về kinh tế, chính trị, chính sách của một quốc giakhiến cho các bên tham gia quá trình mua bán không thể thực hiện được nghĩa vụ
và quyền lợi của mình Vì thế, việc phân tích rủi ro quốc gia trở thành một bộ phậnkhông thể thiếu trong thương mại quốc tế Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro quốcgia chính là những biến động về kinh tế, chính trị của quốc gia đó Cụ thể như sau:
- Chính sách thương mại và các quy định khác về hoạt động xuất nhập khẩu như
hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu đối với một số mặt hàng sẽ rất dễgây thiệt hại cho các bên tham gia
Trang 12- Chính sách quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu: đó là việc quản lý ngoại hối,
cấp giấy phép sử dụng và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài Trong trường hợpchính phủ của nước nhập khẩu đột ngột áp dụng các biện pháp thắt chặt ngoạihối hoặc cấm vận trong thanh toán thì gây rủi ro cho nhà xuất khẩu và ngânhàng
- Suy thoái kinh tế nghĩa là sức mua của người tiêu dùng giảm, điều này ảnh
hưởng đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp (gồm cả doanh nghiệpxuất nhập khẩu) Những doanh nghiệp này khó có thể tiêu thụ được hàng hóanhập khẩu
- Tỷ lệ nợ nước ngoài quá lớn so với GDP, tăng trưởng vượt quá tiềm năng của
nền kinh tế dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán của nền kinh tế trong dàihạn Nếu nước nhập khẩu rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất, không có khảnăng trả nợ và chính phủ tuyên bố vỡ nợ hoặc hoãn thanh toán các khoản nợnước ngoài thì sẽ đẩy các ngân hàng vào tình trạng không thanh toán được cáckhoản ngoại tệ cho nước ngoài
- Sự cấm vận về kinh tế: khi một quốc gia bị cấn vận kinh tế thì mọi hoạt động
thương mại quốc tế bị kiểm soát gắt gao, kể cả tài khoản Nostro của nước đó tạinước ngoài cũng bị kiểm soát thậm chí bị phong tỏa nên NHPH không thể thanhtoán tiền hàng cho người xuất khẩu
Rủi ro pháp lý:
Rủi ro pháp lý là rủi ro không tuân thủ các yêu cầu pháp lý, sự vận dụngkhông đồng nhất các nguồn luật điều chỉnh L/C như UCP600 và yêu cầu về quản lýcủa nhà nước
TTQT bằng phương thức L/C được các ngân hàng trên thế giới thực hiệntrên cơ sở UCP, nhưng ở từng giao dịch còn bị chi phối bởi hệ thống luật quốc gia.Nhìn chung luật quốc gia thông thường tôn trọng và ít khi có đối đầu với thông lệquốc tế Tuy nhiên trong trường hợp có khác biệt hoặc đối nghịch với UCP thì Luậtquốc gia sẽ vượt trội lên trên tất cả và được tuân thủ Nói như vậy là bởi theo quanđiểm của ICC thì UCP không thể thay đổi được luật quốc gia cho nên nếu có tranhchấp thì tốt nhất để tòa án xem xét và giải quyết
Trang 13Ngoài ra, rủi ro pháp lý còn do hệ thống luật pháp không đồng bộ, thậm chínhiều khi còn mâu thuẫn nhau trong hệ thống luật pháp của một nước
Như vậy, để giảm thiểu xảy ra rủi ro quốc gia thì trước khi ký kết hợp đồngngoại thương, các bên cần xem xét luật của quốc gia đối tác và quy định rõ tronghợp đồng ngoại thương khi tranh chấp xảy ra thì áp dụng theo luật nào và thứ tự ưutiên như thế nào
Rủi ro đạo đức:
Rủi ro đạo đức là rủi ro xảy ra khi một bên tham gia tín dụng chứng từ cố tìnhkhông thực hiện nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại tới quyền lợi của các bên còn lại.Đây là loại rủi ro mà các bên tham gia tín dụng chứng từ khó có thể lường trước vàkiểm soát được
Rủi ro từ phía người nhập khẩu: Nếu không phải bạn hàng lâu năm, không
có uy tín trong kinh doanh, nhà nhập khẩu thường lợi dụng những sai sót nhỏ củachứng từ, lỗi không ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nhập khẩu theo hợp đồngmua bán để trì hoãn thanh toán ép người bán giảm giá, đặc biệt khi giá cả hàng hóabiến động theo hướng bất lợi cho nhà nhập khẩu
Rủi ro từ phía người xuất khẩu: Khi nhà xuất khẩu giao hàng không đúng
hợp đồng hoặc không giao hàng nhưng lại giả mạo chứng từ để xuất trình đòi tiềnthanh toán Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, do giá cả trên thị trường quốc tế tănglên, người bán không muốn giao hàng nên mặc dù L/C đã được mở nhưng không cógiá trị thanh toán Điều này sẽ gây thiệt hại cho người mua vì đã phá vỡ kế hoạchsản xuất kinh doanh của họ và họ vẫn phải chịu những chi phí ngân hàng liên quan
Rủi ro từ phía người chuyên chở: Đã có trường hợp, người chuyên chở
nhận hàng từ người bán, lấy tiền cước rồi biến mất Khi đó, ngân hàng vẫn phải cótrách nhiệm thanh toán cho nhà xuất khẩu, còn việc kiện hãng tàu, chủ tàu hoặc đòibồi thường bảo hiểm hoàn toàn tách rời với L/C
Rủi ro đạo đức từ phía ngân hàng: Nhiều ngân hàng cố tình lợi dụng
những sai sót nhỏ của bộ chứng từ để trì hoãn hay từ chối thanh toán Có ngân hàng
mở L/C trả chậm, khi không nhận được tiền từ người nhập khẩu thì họ cũng khôngtiến hành thanh toán cho người xuất khẩu theo như cam kết
Trang 14Đối với nhà nhập khẩu, đó là rủi ro do không nắm vững về nghiệp vụ tíndụng chứng từ nên quy định các điều khoản về chứng từ xuất trình theo L/C khôngchặt chẽ, khiến nhà xuất khẩu dễ dàng lập được bộ chứng từ hoàn hảo mặc dù giaohàng không theo đúng quy định của hợp đồng.
NH đóng vai trò quan trọng trong phương thức L/C, là người thay mặt nhànhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ và cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu trên cơ
sở bộ chứng từ sạch Vì vậy, nếu cán bộ ngân hàng không tinh thông nghiệp vụ
sẽ gây khó khăn và rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng Ví dụ: ngân hàng chỉ
có thời gian hợp lý, tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận đượcchứng từ để kiểm tra Quá 05 ngày làm việc, NHPH sẽ mất quyền từ chối bộchứng từ sai sót và phải chịu mọi rủi ro liên quan đến hành vi của mình
Trang 15Rủi ro uy tín:
Rủi ro uy tín là những bất trắc xảy ra gây ảnh hưởng, làm giảm uy tín của cácbên
Đối với nhà xuất nhập khẩu, khi uy tín giảm sút, các ngân hàng đánh giá hệ
số tín nhiệm của các nhà xuất nhập khẩuthấp thì ngân hàng sẽ không tiến hành chovay, mở L/C cho nhà nhập khẩu hay ngừng chiết khấu chứng từ cho các nhà xuấtkhẩu
Đối với NH, việc phát hành L/C là việc ngân hàng dùng uy tín của mình đểtài trợ cho khách hàng, đứng ra cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khi xuất trìnhphù hợp Uy tín của ngân hàng phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ, tính chuyênnghiệp, việc thực hiện các cam kết, tình hình tài chính cũng như lịch sử phát triển,
… Nếu một ngân hàng vì lý do nào đó bị giảm uy tín thì sẽ gặp nhiều khó khăntrong việc mở L/C L/C họ mở ra sẽ bị từ chối, bị yêu cầu xác nhận và chi phí sẽ rấttốn kém
1.4 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.4.1.Các biện pháp né tránh rủi ro
- Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra: Ví dụ: ngân hàng A chuẩn bị mở L/
C cho khách hàng B Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, ngân hàng đánh giákhả năng thanh toán của khách hàng không được đảm bảo nên ngân hàng quyếtđịnh dừng cung cấp dịch vụ
- Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro: ví dụ: Hợp đồng
quy định nhà nhập khẩu mở 1 L/C cho nhà xuất khẩu hưởng, trong đó bộ chứng
từ yêu cầu xuất trình có vận tải đơn theo lệnh nhà nhập khẩu Đây chính lànguyên nhân gây rủi ro cho NHPH do nhà nhập khẩu không cần hoàn thànhnghĩa vụ thanh toán với ngân hàng vẫn có thể nhận hàng Để ngăn ngừa rủi ronày, NHPH phải yêu cầu vận tải đơn theo lệnh (To order of) của NHPH
Trang 161.4.2 Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro
Ngăn ngừa rủi ro là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện rủi
ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại Nhóm biện pháp ngăn ngừa tổnthất bao gồm:
- Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn ngừa tổn thất.
Chẳng hạn trước khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, để hạn chế thiệthại, doanh nghiệp có thể chủ động thuê tư vấn luật, nhờ các chuyên gia giỏinghiệp vụ ngoại thương thương thảo hợp đồng
- Các biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro: Môi trường rủi ro ở đây
có thể là môi trường văn hoá, chính trị, luật pháp,… Rủi ro sẽ xảy ra nếu nhânviên của doanh nghiệp không có những hiểu biết cần thiết về môi trường vănhoá, chính trị,… của nước đối tác, dẫn đến hành xử không đúng và gặp rủi ro.Biện pháp phòng ngừa: Đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ cho cán bộ, đặcbiệt là kiến thức về văn hoá, luật pháp và cách ứng xử
- Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa nguy cơ và môi trường rủi ro Ví
dụ: Khi ngân hàng ban hành các quy trình, quy chế mới điều chỉnh phương thứctín dụng chứng từ cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhưng không phải CN, cán
bộ nào cũng có thể thích ứng ngay Cách phòng ngừa là phải thường xuyên theodõi, cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin, chính sách, quy trình, quy chế của
NH
1.4.3.Các biện pháp giảm thiểu rủi ro
Đây là các biện pháp để giảm thiểu những tổn thất, thiệt hại, mất mát do rủi
ro mang lại, bao gồm:
- Cứu vớt những tài sản còn sử dụng được.
- Chuyển nợ Ví dụ: Sau khi thanh toán cho người hưởng lợi theo phương thức tín
dụng chứng từ, NHPH sẽ đòi tiền thanh toán từ người yêu cầu mở L/C
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro
1.4.4 Các biện pháp dự phòng
Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng và doanh nghiệp có thể đưa ra rấtnhiều biện pháp dự phòng, hạn chế rủi ro ví dụ: Khi nhập khẩu hàng hoá trị giá lớn,
Trang 17hàng “nhạy cảm” như phân bón, xăng dầu, sắt thép,… người bán thường yêu cầungười mua mở L/C tuần hoàn hoặc L/C cho phép đòi tiền bằng điện Khi đó, độ rủi
ro trong thanh toán là rất cao Vì vậy, nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu người bán cung cấpmột bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay thư tín dụng dự phòng hoặc không chấp nhận
mở L/C tuần hoàn hay đòi tiền bằng điện
Trang 18CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI CHI
NHÁNH LONG BIÊN 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH LONG BIÊN 2.1.1 Sự ra đời và phát triển
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Long Biên (tên viết tắtMB-Long Biên) được thành lập ngày 16/3/2000 theo quyết định của ngân hàng thươngmại cổ phần quân đội Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngânhàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức
và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên
cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng, các dịch vụ tài trợ thương mạiquốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụngân hàng cấp chi nhánh
Ngay từ trước khi ra đời, mục tiêu hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội chinhánh Long Biên đã được xác định rõ là thực hiện hoạt động như một ngân hàng đa năngphục vụ cho các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế, làm dịch vụ ngân hàng đối với mọithành phần kinh tế
Chính sự đóng góp từ các chi nhánh như MB-Long Biên đã đưa MB từ mộtngân hàng nhỏ, chưa tên tuổi đã trở thành một Ngân hàng có một vị thế nhất địnhtrong hệ thống các các Ngân hàng thương mại, được NHNN đánh giá là một trong số
ít Ngân hàng TMCP hoạt động hiệu quả, được MB vẫn là một trong những ngân hàngTMCP có kết quả kinh doanh ấn tượng, phát triển hàng đầu Việt Nam; lần thứ 6 liên tiếpvinh dự được trao tặng giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do người tiêu dùngbình chọn dựa trên các tiêu chí: năng lực lãnh đạo, bảo vệ thương hiệu, nguồn nhân lực,chất lượng sản phẩm, kết quả kinh doanh và tính ổn định
2.1.2 Các kết quả đạt được
Phát triển tổ chức và hệ thống
Cùng với sự phát triển của hệ thống, cho đến 31/12/2010, tổng số lượng cán bộcông nhân viên của MB-Long Biên là 85 người, đội ngũ nhân lực có kiến thức, nhiệt
Trang 19huyết, có tâm gắn với sự phát triển vững mạnh của MB, trong đó trình độ đại học và trênđại học chiếm đến 87%, cán bộ trẻ chiếm tới 88% Trong năm 2010, MB-Long Biên đãthực hiện tái cấu trúc lại bộ máy nhân sự, triển khai hàng loạt khóa đào tạo quan trọngtrong năm Đội ngũ cán bộ của ngân hàng luôn được chú trọng đào tạo và đào tạo lại đểđáp ứng đòi hỏi công tác của giai đoạn mới
Phát triển quy mô hoạt động
Sự lớn mạnh về quy mô hoạt động không chỉ được phản ánh ở các chỉ tiêu tổng tàisản, tổng dư nợ tín dụng, vốn huy động … mà còn thể hiện ở sự gia tăng, đa dạng hóa cácsản phẩm dịch vụ ngân hàng
Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn được đẩy mạnh
MB-Long Biên đã không ngừng khơi tăng nguồn vốn huy động bằng việc mở rộngnhiều kênh huy động vốn: từ dân cư, từ doanh nghiệp Ngoài ra MB-Long Biên cònthường tổ chức các chương trình tiết kiệm dự thưởng đồng thời quảng bá hình ảnh, thươnghiệu cho ngân hàng, nâng cao uy tín và hình ảnh tốt cho khách hàng
Trên cơ sở chủ động về nguồn vốn, MB-Long Biên đã đa dạng hóa hình thức chovay, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay, đẩy mạnh cho vay doanhnghiệp vừa và nhỏ, tín dụng bán lẻ
Các hoạt động phi tín dụng như hoạt động bảo lãnh, hoạt động thanh toán quốc tế,hoạt động kinh doanh thẻ cũng góp phần mang lại lợi nhuận cao và nâng cao uy tín choMB-Long Biên
Phát triển sản phẩm, dịch vụ
Trong thời kỳ đổi mới, MB-Long Biên đã tăng thêm nhiều tiện ích, sản phẩm dịch
vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho khách hàng như: dịch vụ chuyển tiền, thanh toántrong nước và quốc tế, thanh toán séc,… Các tiện ích không dùng tiền mặt trong thanhtoán được đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng
Phát triển công nghệ
Luôn thấy rõ tầm quan trọng của công nghệ trong điều kiện phát triển ngân hànghiện đại, vì vậy MB-Long Biên đã đầu tư nguồn lực để phát triển lĩnh vực này MB-LongBiên cung cấp nhiều sản phẩm ứng dụng từ công nghệ thông tin như dịch vụ ATM,Internet banking, Mobile banking, Home banking,…
Trang 20 Hợp tác cùng phát triển
Trong suốt hơn 10 năm qua, MB-Long Biên không ngừng nhận được sự hỗ trợ,hợp tác của các ngân hàng bạn bè trong nước và quốc tế Sự hợp tác trước hết trong lĩnhvực đào tạo cán bộ, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác phát triển công nghệ, kỹ thuật, cùng chia
sẻ khó khăn Đồng thời mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau như vay vốn, tàitrợ xuất nhập khẩu, ủy thác, thanh toán, …
2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ TẠI MB-LONG BIÊN
2.2.1 Thực trạng hoạt động TTQT
Hoạt động TTQT được coi là một trong những hoạt động hiệu quả của Long biên và doanh thu phí từ hoạt động TTQT đóng góp một phần đáng kể vào thunhập của ngân hàng
Trang 21MB-Đồ thị 1 :Doanh thu TTQT trong tổng doang thu của MB-Long Biên
Nguồn: MB-Long Biên
Doanh thu phí từ hoạt động TTQT tăng trưởng đều qua các năm, chiếm tỷ lệtương đối trong tổng doanh thu của ngân hàng
Và từ 2008 đến nay, doanh thu từ phí TTQT tăng khá mạnh qua các năm.Năm 2009 đạt 5462 triệu đồng, tăng 1.77 lần so với năm 2008 Năm 2010, doanh thu
từ phí TTQT đạt 7907 triệu đồng, bằng 1.45 lần doanh thu của năm 2009 Rõ ràng,doanh thu từ phí TTQT ngày càng gia tăng với tốc độ lớn
Doanh thu TTQT trong tổng doanh thu của MB-Long
Trang 22Cũng như các NHTM khác, MB-Long Biên có 3 phương thức TTQTđược áp dụng phổ biến, đó là: Phương thức tín dụng chứng từ, nhờ thu vàchuyển tiền
Bảng 1: Tỷ trọng các phương thức TTQT tại MB-Long Biên (2007-2010)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Tổng
doanh
thu
Tín dụng chứng từ Nhờ thu Chuyển tiền
Nguồn số liệu: MB-Long Biên
Ngoài việc ghi nhận kết quả bằng con số thì cũng phải thừa nhận chất lượngdịch vụ của 3 phương thức thanh toán quốc tế kể trên bởi tất cả các giao dịch, thanhtoán đều được thực hiện đúng thời hạn và tuân thủ tập quán quốc tế
2.2.2 Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
Như đã phân tích ở chương I, phương thức tín dụng chứng từ có ưu điểm làđảm bảo tính an toàn và tương đối bình đẳng cho người nhập khẩu và xuất khẩu nênđược áp dụng rất phổ biến, đặc biệt là ở các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.Điều này cũng phản ánh rõ nét trong cơ cấu sản phẩm thanh toán quốc tế của MB-Long biên với trung bình tỷ trọng giá trị thanh toán bằng phương thức tín dụngchứng từ qua các năm chiếm tới hơn 70% trong tổng giá trị thanh toán xuất nhậpkhẩu
Thanh toán hàng hóa nhập khẩu theo L/C
Trang 23Việt Nam là nước nhập siêu trong nhiều năm liền nên số lượng các giao dịchthanh toán quốc tế cho việc nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao.Và các giao dịchthanh toán quốc tế tại MB-Long Biên cũng không nằm ngoài xu hướng này, đặcbiệt là thanh toán qua L/C.
Từ khi hoạt động thanh toán quốc tế của MB-Long biên đi vào hoạt độngnăm 1996 thì lượng L/C nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn, luôn luôn chiếm trên55% doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ vàdoanh thu từ hoạt động thư tín dụng nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trongtổng doanh thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế
Bảng 2: Tỷ trọng L/C xuất khẩu và nhập khẩu tại MB –Long Biên
Nguồn: MB-Long Biên
Xét về giá trị kim ngạch nhập khẩu thanh toán bằng L/C qua MB trong 4 năm (từ
2007 đến 2010) theo số liệu thống kê trong bảng 2 ta thấy doanh số thanh toán hànghóa nhập khẩu bằng L/C liên tục tăng, cụ thể như sau:
Năm 2009 doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu theo L/C tại MB đạt
3354 triệu đồng, tăng 2.23 lần con số đạt được năm 2008 là 1503 triệu đồng Cóđược kết quả như vậy là do nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng chiến lược, đặc biệttrong lĩnh vực quốc phòng gia tăng Do đó doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩuqua L/C tại MB-Long Biên tăng đột biến bởi các doanh nghiệp thuộc Bộ quốcphòng là khách hàng truyền thống của MB-Long Biên Bên cạnh đó, việc gia tăng
đó cũng phần nào do bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới năm 2009 Sự phục hồicủa kinh tế thế giới sau khủng hoảng đã có những tác động tích cực thúc đẩy tăng
Trang 24trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5.32% năm 2009 Hơn nữa, giá cả thế giới tăng đặcbiệt là giá xăng dầu đã khiến giá nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam tăng lên đáng
kể Vì những lý do trên mà doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu tăng lên đáng
kể ở tất cả các NHTM trong đó có MB-Long Biên
Năm 2010 doanh số thanh toán hàng nhập khẩu theo L/C tại MB tiếp tụctăng, tuy nhiên không có biến động lớn
Nhìn chung, sự gia tăng liên tục của doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu theotín dụng chứng từ của một chi nhánh ngân hàng TMCP như MB-Long Biên cũng làmột thành tích đáng nể Đóng góp vào thành công này chính là sự tin tưởng, đồngthuận của khách hàng vào dịch vụ TTQT của MB-Long Biên
Thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo L/C
Theo số liệu bảng 2 tỷ trọng của L/C xuất khẩu tuy vẫn thấp nhưng đã tănglên một mức đáng kể Đặc biệt, năm 2008, trị giá L/C xuất khẩu chỉ đạt 747 triệuđồng, chiếm 31% tổng giá trị thanh toán theo L/C thì con số này đã tăng thành 1581triệu đồng, chiếm 25% tổng giá trị thanh toán xuất nhập khẩutheo L/C vào cuối năm
2010 Cơ cấu xuất khẩu qua các năm chủ yếu là các mặt hàng gia công may mặc,…Các khách hàng xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu qua MB-Long Biên chủ yếu làkhách hàng tại các Chi nhánh khu mục Long Biên, May 10,…
Đồ thị 3 :Tỷ trọng doanh thu L/C xuất khẩu và nhập khẩu trong tổng doanh thu thanh toán L/C :
Trang 25Nguồn: MB-Long Biên.
Qua đồ thị 3 ở trên thấy rằng lượng L/C xuất khẩu tại MB luôn chiếm tỷtrọng nhỏ, luôn luôn dưới 45% doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo phươngthức tín dụng chứng từ, gây mất cân đối về cơ cấu L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu.Tình trạng mất cân đối này một mặt do nguyên nhân khách quan là tình trạng nhậpsiêu của các doanh nghiệp Việt Nam, mặt khác cũng do nguyên nhân chủ quan từphía MB-Long Biên chưa chủ động tìm nguồn khách hàng Sự mất cân đối này cóthể dẫn đến tình trạng mất cân đối ngoại tệ và ảnh hưởng đến hoạt động thanh toánquốc tế Mặc dù trong những năm qua, MB-Long Biên đã có những cố gắng trongviệc làm giảm tỷ lệ mất cân đối này song vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩyL/C xuất khẩu phát triển
2.2.3 Thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại MB-Long Biên
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán có nhiều ưu điểm, an toàn hơn so vớicác phương thức thanh toán khác, song không có nghĩa là phương pháp này không có rủi
Tỷ trọng doanh thu L/C xuất khẩu và nhập khẩu trong tổng doanh thu
Trang 26ro Với phương thức chuyển tiền hay nhờ thu, vai trò của ngân hàng chỉ là trung gian thanhtoán hộ còn rủi ro chủ yếu do người mua và người bán gánh chịu Còn theo phương thứctín dụng chứng từ thì ngân hàng, kể cả NHPH và NHTB, được coi là chủ thể của hợpđồng, nên nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng cũng sẽ là người chịu thiệt hại Rủi ro trong trongthanh toán tín dụng chứng từ có thể xảy ra với tất cả các ngân hàng tham gia nhất là đốivới NHPH L/C, và dù lỗi là từ phía ngân hàng hay từ khách hàng thì nó sẽ làm xấu đi tìnhhình tài chính của ngân hàng và ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu ngân hàng.
Theo kết quả điều tra, những rủi ro xảy ra tại MB Long Biên vừa qua có thể xếp vàonhững loại rủi ro chính, đó là rủi ro đạo đức, rủi ro tác nghiệp, rủi ro hối đoái và rủi
ro quốc gia
Rủi ro đạo đức.
Rủi ro đạo đức xảy ra do các nhà xuất nhập khẩu đã vi phạm các cam kết với
NH, không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đã quy định trong LC Rủi ro này xảy
ra đối với LC trả chậm, nhà nhập khẩu sau khi nhận hàng thì kinh doanh thua lỗ,mất khả năng thanh toán hoặc đang trong vòng tố tụng nên đến hạn không thể thanhtoán cho MB Long Biên Trong trường hợp này, MB Long Biên vẫn phải đứng ratrả tiền thay cho nhà nhập khẩu theo như quy định trong LC
Rủi ro tác nghiệp.
Thứ nhất, rủi ro tác nghiệp xảy ra do các nhà xuất khẩu lập những bộ chứng
từ không hoàn hảo Trong thời gian qua, MB Long Biên đã gặp phải trường hợpnhận được bộ chứng từ thanh toán theo LC số 00125/14/6543 trong đó có sự mâuthuẫn giữa các chứng từ như mô tả hàng hoá trong hoá đơn và giấy chứng nhậnđóng gói không thống nhất với nhau, giấy chứng nhận đóng gói chỉ ghi trọng lượng,
số lượng, mã hàng và số hoá đơn thương mại tương ứng mà không mô tả hàng hoá
MB Long Biên gửi chứng từ đến nhà nhập khẩu và họ đã phát hiện ra sai sót Nhờ
đó mà NH đã từ chối thanh toán, tránh được rủi ro
Thứ hai, rủi ro tác nghiệp tại MB Long Biên còn xảy ra trong quá trình xử lýnghiệp vụ của các thanh toán viên Đó là trường hợp thanh toán viên kiểm tra chứng
từ không phát hiện hết lỗi hoặc không thực hiện đúng theo quy định của UCP 600
Trang 27Như trong LC 00164/43/9872 ngày 17/05/2010 của công ty liên doanh TNHH NgọcSơn xuất khẩu lô áo khoác cho công ty AVS của Mỹ, MB Long Biên đóng vai trò là
NH thông báo Khi công ty Ngọc Sơn gửi bộ chứng từ thanh toán cho MB LongBiên và yêu cầu thanh toán, MB Long Biên đã kiểm tra bộ chứng từ nhưng khôngphát hiện ra sai sót, và đã gửi thẳng ra nước ngoài yêu cầu NH phát hành thanhtoán Sau đó, NH phát hành đã từ chối thanh toán bộ chứng từ với lý do bộ chứng từthanh toán thiếu vận đơn gốc và bản danh mục đóng gói hàng chi tiết như đã quyđịnh trong LC Điều này đã ảnh hưởng đến uy tín của MB Long Biên đối với NHnước ngoài
Rủi ro hối đoái.
- Do khách hàng không lường trước được sự tăng giá của đồng tiền thanhtoán, nên dẫn đến mất khả năng thanh toán, và trở thành nợ khó đòi đối với NH,nhất là đối với LC có mức ký quỹ thấp hoặc được miễn ký quỹ
Điển hình là trường hợp MB Long Biên mở LC số 0136/52/4736 ngày12/6/2010 theo yêu cầu của công ty CP thép và vật tư Đông Thành cam kết trả tiềncho công ty Steel of China để thực hiện hợp đồng mua 50.000 tấn thép cuộn củacông ty trên, đồng tiền thanh toán là USD Công ty CP thép vật tư Đông Thành vốn
là khách hàng quen thuộc và có uy tín với MB Long Biên vì thế tỷ lệ ký quỹ là5%.Trong hợp đồng ghi rõ ngày 13/11/2010 công ty thép Trung Quốc giao hàngkèm theo vận đơn và giấy tờ liên quan Đúng ngày 13/11/2010 lô hàng trên về đếncảng Hải Phòng đồng thời đối tác gửi bộ chứng từ hoàn chỉnh yêu cầu MB LongBiên thanh toán Thời gian này, tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh lên tới 16.950 VNĐ/USD, trong khi lúc ký quỹ chỉ là 16.458 VNĐ/ USD, hơn nữa giá thép cuộn trongnước giảm mạnh chỉ còn 10,1 – 10,2 triệu đồng/ tấn (lúc ký hợp đồng nhập khẩu vớicông ty Steel of China giá thép cuộn trong nước là 16,35 – 16,55 triệu đồng/ tấn).Chính vì sự biến động này mà HPSAM JSC đã không chịu nhận hàng tại cảng, mặc
dù MB Long Biên đã thông báo nhiều lần Điều này gây thiệt hại cho NH khi phảitrả thêm các khoản tiền kho bãi tại cảng Đến ngày 3/12/2010 MB Long Biên buộcphải thanh lý số hàng trên để bù đắp vào khoản tiền phải thanh toán cho người xuất