1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng về tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội

34 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Về Tình Hình Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nhà Hà Nội
Tác giả Nguyễn Hương Trà
Trường học Kinh tế Đầu tư
Thể loại Báo cáo thực tập tổng hợp
Năm xuất bản 46B
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 457,91 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI (4)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển (4)
    • 1.2. Chức năng, nhiệm vụ (6)
      • 1.2.1. Phương châm hoạt động (6)
      • 1.2.2. Chức năng (6)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự (6)
      • 1.3.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý rủi ro (6)
      • 1.3.2. Nguồn nhân lực (9)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI (4)
    • 2.1. Thực trạng về tình hình các hoạt động có liên quan đến đầu tư của HABUBANK (11)
      • 2.1.1. Thực trạng về tình hình các hoạt động có liên quan đến đầu tư của HABUBANK (11)
        • 2.1.1.1. Hoạt động tạo lập vốn (11)
        • 2.1.1.2. Hoạt động huy động vốn (12)
        • 2.1.1.3. Hoạt động sử dụng vốn (16)
      • 2.1.2. Thực trạng về tình hình các hoạt động dịch vụ khác (22)
        • 2.1.2.1. Bảo lãnh (22)
        • 2.1.2.2. Thanh toán quốc tế (22)
        • 2.1.2.3. Dịch vụ Ngân hàng tự động (24)
    • 2.2. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Habubank (25)
      • 2.2.1. Những kết quả đạt được (25)
      • 2.2.2. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân (27)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI (4)
    • 3.1. Phương hướng (29)
      • 3.1.1. Định hướng hoạt động (29)
      • 3.1.2. Mục tiêu đối với hoạt động cho vay theo dự án giai đoạn 2006- (29)
    • 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Habubank (31)
      • 3.2.1. Giải pháp về khách hàng (31)
      • 3.2.2. Giải pháp về phát triển mạng lưới (31)
      • 3.2.3. Giải pháp về sản phẩm (32)
      • 3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực (33)
  • KẾT LUẬN (34)

Nội dung

Kết cấu của báo cáo thực tập của tơi ngồi lời mở đầu và kết luận,được chia ra làm 3 chương lớn:CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI CHƯƠN

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI

Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, tên viết tắt Habubank là NHTMCP đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà Tiền thân của Habubank là NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ NH trong 99 năm

Tháng 10 năm 1992, Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép NH thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tư đóng góp phát triển

Tới nay, qua hơn 18 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ là 1.400 tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục đượcNHNN Việt Nam xếp loại A và được công nhận là NH phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả Habubank luôn giữ vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên.

Chức năng, nhiệm vụ

Habubank cung cấp một cách toàn diện các gói sản phẩm và dịch vụ

NH có chất lượng cao, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng đặc trưng với tính chuyên nghiệp cao.

1.2.2 Chức năng Để tạo ra niềm tin và giá trị cho khách hàng, Habubank đặt mục tiêu cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ NH chất lượng cao, sáng tạo và hữu ích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng mục tiêu theo những phân khúc mà Habubank hướng tới tại từng thời điểm qua các kênh cung ứng ngày càng hoàn thiện.

NH được thành lập để tiến hành các hoạt động NH bao gồm: nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nhiệm vụ của NH; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng; các dịch vụ khác khi được NHNN cho phép.

THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI

Thực trạng về tình hình các hoạt động có liên quan đến đầu tư của HABUBANK

2.1.1 Thực trạng về tình hình các hoạt động có liên quan đến đầu tư của HABUBANK

2.1.1.1 Hoạt động tạo lập vốn

NH đã được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0020/NH-

GP có hiệu lực từ ngày 6 tháng 6 năm 1992 trong thời hạn 99 năm Kể từ khi thành lập, vốn cổ đông của NH đã được phát triển tại các thời điểm sau:

Vốn tăng lên (triệu) Được NHNN Việt Nam chấp thuận theo Ngày

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005 của Habubank )

Ngày 25/12/2007 vừa qua, Hội đồng quản trị Habubank đã chính thức thông báo việc hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 1.400 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng sau khi phát hành cổ phiếu đợt II Đây là mục tiêu đã được Đại hội cổ đông đặt ra từ đầu năm 2007 Kết quả này đã thể hiện rõ sự tăng trưởng bền vững, cấu trúc tài chính lành mạnh của Habubank trong năm vừa qua

Việc tăng vốn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập WTO, nhất là khi thị trường tài chính tiền tệ đã có những dấu hiệu cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, đây cũng là minh chứng cho sự phát triển ổn định, hiệu quả của Habubank khi vốn điều lệ tăng gấp đôi so với năm 2006 Có thể nói 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng nhanh, mạnh với các chỉ số tăng từ 30% đến 100% cùng với nhiều giải thưởng trong và ngoài nước ghi nhận sự phát triển toàn diện của Habubank Việc tăng vốn lần này là một trong những bước chiến lược nhằm tăng cường năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, chuẩn bị cho việc ra đời các sản phẩm cạnh tranh của Habubank trong thời gian tới.

2.1.1.2 Hoạt động huy động vốn a) Tình hình huy động vốn

Mặc dù thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều NH mới thành lập, mạng lưới các chi nhánh của các NH thương mại liên tục được mở rộng kết hợp với việc “chạy đua” về lãi suất Bằng các biện pháp hữu hiệu Habubank đã duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn huy động như: thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh; áp dụng các phương thức marketing hiệu quả khuyến khích khách hàng giao dịch nhiều và trung thành với NH, mở thêm kênh huy động vốn thông qua việc phát hành kỳ phiếu

Năm 2006 cũng là năm đầu tiên Habubank phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn trong nước, sau thời gian ngắn (10 ngày) toàn hệ thống huy động được 131 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2006 Kết quả này sẽ tạo đà cho năm 2007 phát triển thêm sản phẩm huy động vốn nhằm thu hút hiệu quả các nguồn vốn trong dân cư đáp ứng nhu cầu phát triển của Habubank.

Bên cạnh việc triển khai các hoạt động nhằm tăng cường huy động vốn từ tiết kiệm dân cư, Habubank cũng đẩy mạnh tiếp thị và mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn và các tổ chức tài chính,

NH để tăng cường nguồn vốn huy động Tổng vốn huy động của Habubank đến 31/12/2006 đạt 9.743 tỷ VNĐ, tăng trưởng 98,76% so với năm 2005, trong khi đó năm 2005 đạt 4,841 tỷ đồng, tăng trưởng 88,74% so với năm

Bảng 1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2004-2006

Số dư nguồn vốn huy động

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006 của Habubank)

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2004-2006

TG thanh toán, gửi và vay từ NH và các

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006 của Habubank) b) Chỉ số an toàn vốn

Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức an toàn của NH là tỷ trọng vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro Điều 81- Luật các tổ chức tín dụng 12/1997 đã quy định tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ đảm bảo an toàn này Theo thông lệ quốc tế, tỷ trọng này tối thiểu là 8% Năm 2004 tỷ lệ an toàn vốn của Habubank lầ 8,44% Tỷ lệ này năm 2005 đạt 8,89% Đây cũng là một tiêu chí để World Bank tăng hạn mức cho Habubank trong Dự án tài chính Nông thôn II từ 49 tỷ đồng năm 2004 lên 85 tỷ đồng năm

2006 Chỉ số an toàn vốn của Habubank trong năm 2006 đạt 14% Đây là chỉ số mà Habubank đánh giá là tối ưu trong hoạt động tài chính ở một thị trường đang phát triển và tiềm ẩn nhiều rủi ro như Việt Nam.

2.1.1.3 Hoạt động sử dụng vốn a) Hoạt động cho vay

Sự thay đổi môi trường kinh doanh trong nước trước khi bước vào hội trong nước trước khi bước vào hội nhập WTO chính thức đã kéo theo nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gồm cả cá nhân và doanh nghiệp Habubank đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ cả về chiều sâu, trong đó dịch vụ cho vay khách hàng- là dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho NH

Năm 2006, hệ thống mạng lưới của Habubank đã khai trương thêm 5 điểm giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm Song song đó, Habubank còn tiếp tục phát triển, đưa ra các chính sách tín dụng với lãi suất phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách nhanh nhất quy hoạch phát triển của chính phủ Để đảm bảo nguồn thu nhập đều cho Habubank, dư nợ trung và dài hạn luôn giữ một tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ cho vay chiếm 33,70% năm 2004, 31% năm 2005 và 21,61% năm

2006. Đồng thời hướng tới nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng vẫn là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài củaHabubank Trong tổng dư nợ cho vay thì các dư nợ của các Công ty Cổ phần, TNHH năm 2004-2006 chiếm tỷ trọng lớn từ 52% năm 2004, đến65%năm 2005, và 59,63% năm 2006 Dư nợ cho cá nhân và hộ gia đình vay chiếm 23% năm 2004, 29% năm 2005,26,45% năm 2006.Tuy nhiên,Habubank vẫn rất chú trọng đến những loại hình cho vay khác nhằm đảm bảo nguồn thu nhập đều cho NH đồng thời đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các khách hàng.

Bảng 3: Tổng dư nợ giai đoạn 2004-2006

%Tổng nguồn Tổng dư nợ (Tr VNĐ) 2.362.641 3.330.218 6.087.385 Phân theo thời hạn

- Cho vay trung, dài hạn 33,70% 31% 21,61%

Phân loại theo loại hình DN

- Cá nhân, hộ gia đình 23% 29% 26,45%

Phân loại theo ngành kinh tế

- Sản xuất và chế biến 9,08% 3,8% 3,18%

- Vận tải và thông tin liên lạc 4,71% 1,99% 25,91%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006 của Habubank)

Các chỉ tiêu cụ thể trong năm 2006

Biểu đồ 1: Tổng dư nợ cho vay năm 2006

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của Habubank )

Phát triển tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh của

NH là điều Habubank luôn hướng tới Để làm được điều này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng, trong năm 2006 vừa qua, Habubank còn đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện và nhanh chóng xử lý các rủi ro như ban hành định hướng cho vay hoàn thiện trong toàn hệ thống, hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng thể nhân và doanh nghiệp nhằm đánh giá chính xác khách hàng để có các chính sách phù hợp Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát và rà soát hoạt động tín dụng được tiến hành định kỳ nhằm phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra để đề xuất hướng xử lý. b) Hoạt động đầu tư

- Đầu tư vào thị trường Liên NH và thị trường mở

Năm 2006, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của Habubank trên thị trường liên NH Bên cạnh việc đăng ký giao dịch trên thị trưòng mở.Habubank đã thiết lập thêm nhiều mối quan hệ với các NH trên các địa bàn mới như: Cần Thơ, Long An, Thanh Hóa và đẩy mạnh mối quan hệ với nhiều NH mới trên địa bàn thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Doanh số giao dịch trên thị trường liên NH tăng 3,2 lần so với năm

2005, đạt 139.086 tỷ đồng, tương đương 526 tỷ đồng/ngày Ngoài ra, Habubank cũng tăng cường hoạt động đầu tư và kinh doanh giấy tờ có giá nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Bảng 4: Đầu tư vào thị trường liên NH và thị trường mở 2006 Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của Habubank )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI

Phương hướng

- Định hướng phát triển chiến lược

+ Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh;

+ Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ; Habubank phải luôn dẫn đầu ngành NH trong việc sáng tạo, phát triển chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ của mình;

+ Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với Habubank; xây dựng Habubank thành một trong hai NH Việt Nam có chất lượng dịch vụ tốt nhất do các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá nhân lựa chọn;

+ Phát triển Habubank thành một trong ba NH được tín nhiệm nhất Việt Nam về: quản lý tốt nhất, môi trường làm việc tốt nhất, văn hoá doanh nghiệp chú trọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo nhất, linh hoạt nhất khi môi trường kinh doanh thay đổi;

+ Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước.

3.1.2.Mục tiêu đối với hoạt động cho vay theo dự án giai đoạn 2006-2010 của Habubank

Cho vay theo dự án luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của

NH Vì vậy, trong giai đoạn 2006-2010 Habubank tập trung khai thác mở rộng hoạt động này trên các địa bàn thế mạnh như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng Định hướng hoạt động này trong thời gian tới thể hiện ở một số nội dung sau:

Habubank lựa chọn những dự án phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của chính phủ và đặc biệt chỉ đầu tư cho những dự án cho hiệu quả kinh tế, có khả năng trả nợ NH.

Các lĩnh vực mà NH quan tâm là:

+ Sản xuất, khai thác, kinh doanh điện, nước, gas

+ Sản xuất, khai thác, kinh doanh dầu mỏ và khí than

+ Sản xuất hàng công nghiệp nhẹ

+ Sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng

+ Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc

+ Sản xuât, gia công hàng may mặc, giày dép

Phấn đấu duy trì tỷ lệ dư nợ vay theo dự án chiếm từ 30-35% tổng dư nợ của NH Thu từ vay theo dự án chiếm trên 30% tổng thu từ tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm dưới 1% tổng dư nợ.

Mục tiêu gần nhất trong năm 2008 của Habubank là tiếp tục củng cổ dạng hóa sản phẩm, dịch vụ Habubank phấn đấu nâng vốn điều lệ lên5.000 tỷ đồng vào năm 2010 để tăng cường khả năng cạnh tranh Cũng trong năm 2008, Habubank sẽ có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán”.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Habubank

Để khắc phục những tồn tại và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được nhanh chóng, kịp thời, chính xác Habubank cần xác định một chiến lược rõ ràng, và cần đề ra những giải pháp cụ thể:

3.2.1 Giải pháp về khách hàng

Nhắm đến các cá nhân có thu nhập ổn định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức kinh tế đa sở hữu, cổ phần hoà, các mô hình sản xuất mới, các tập đoàn kinh tế và ngành sản xuất mũi nhọn có ưu thế cạnh tranh cao và ổn định.

+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( Thủ tục thanh toán thuận tiện, nhanh gon, Chất lượng dịch vụ tốt; Cho vay linh hoạt, mở rộng)

+ Cá nhân: Tiếp thị vào các trường đại học, cao đẳng, khu quân đội, khách sạn, công ty có cán bộ công nhân viên đông; Phục vụ tốt khách hàng cá nhân, tư vấn cá nhân sử dụng các dịch vụ của NH; Tăng tín dụng cá nhân.

3.2.2 Giải pháp về phát triển mạng lưới

Nhắm đến các vùng kinh tế trọng điểm (Hà Nội, TP HCM, QuảngNinh…) và đa dạng hoá các hình thức kênh phân phối: sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, ATM và POS…đưa dịch vụ NH tiếp cận mọi tầng lớp kinh tế và xã hội.

3.2.3 Giải pháp về sản phẩm Đa dạng hoá sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, hiệu quả cao và rủi ro ít (như sản phẩm thẻ, chuyển tiền nhanh, bảo lãnh và tư vấn tài chính…) để bổ sung cho sản phẩm tín dụng.

Xác định phân loại đối tượng sử dụng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của từng nhóm khách hàng thấy được tiện ích của các dịch vụ thanh toán qua NH Để thanh toán nhanh, chính xác, an toàn và linh hoạt, thì việc triển khai các dịch vụ mới như phát triển các sản phẩm

NH điện tử như Homebanking, Internetbanking, dịch vụ chăm sóc khách hàng: Phone Banking, Internet Banking, SMS Banking cần thiết Trên cơ sở dịch vụ BSMS phát triển dịch vụ thanh toán băng SMS: Thanh toán hoá đơn, Hợp đồng điện nước, điện thoại, di động, truyền hình cáp, bảo hiểm trên cơ sở tin nhắn SMS của khách hàng theo các mã thanh toán riêng của hoá đơn hay nhà cung cấp dịch vụ. Đồng thời phải tăng cường chính sách marketting, quảng bá thương hiệu hình ảnh của Habubank và các sản phẩm dịch vụ của NH tới khách hàng, liên kết các nhà cung cấp dịch vụ như điện thoại, điện, nước tạo vòng thanh toán khép kín đem lại sự thuận tiện và an toàn cho khách hàng. Phát triển dịch vụ thanh toán séc du lịch, nhờ thu séc, nhờ thu mới ; thanh toán thẻ tín dụng Nghiên cứu triển khai dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư

Công nghệ thông tin phải phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các bộ phận nghiệp vụ, từ đó tăng tốc độ xử lý giao dịch, đảm bảo cho công tác thanh toán an toàn, chính xác, nhanh nhất Để thực hiện được các giải pháp trên thì yếu tố con người là không thể thiếu Nguồn nhân lực phải là đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, có lòng nhiệt tình trong công việc, luôn phát huy khả năng sáng tạo trong lao động Ngoài ra, cần tiếp tục xây dựng và phát huy truyền thống văn hoá giao tiếp ứng xử của Habubank, phục vụ khách hàng ân cần, lịch sự và luôn lắng nghe tiếp thu ý kiến của khách hàng

3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực

Hết sức chú trọng đào tạo về nghiệp vụ và cập nhật thông tin cho nhân viên (bình quân 25 khoá đào tạo mỗi năm) nhằm đảm bảo mỗi nhân viên có thể trở thành một chuyên gia tư vấn cho khách hàng Đội ngũ thanh toán viên: Tập trung một số nhân viên, không dàn trải nhiều; Giao dịch một cửa; Tập huấn nâng cao khả năng tư vấn cho khách hàng Ngoài ra phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, và giữ chân được nguồn nhân lực có chất lượng cao, hiện nay đang thiếu một cách trầm trọng trong ngành Tài chính Ngân hàng.

Ngày đăng: 30/01/2024, 13:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w