1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệuvinamilk

33 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Chiến Lược Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Vinamilk
Tác giả Nguyễn Phương Thảo, Trần Tường Linh, Vũ Khánh Linh, Trương Ngọc Phương Linh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lê Minh Đức, Nguyễn Lê Thảo Phương, Phạm Thị Thu Hương, Đào Thị Khánh Chi
Người hướng dẫn ThS. Ngô Hoàng Quỳnh Anh, ThS. Đỗ Ngọc Sơn
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Thương Hiệu Trong Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4,43 MB

Nội dung

Trong điều kiện phát triển đấtnước và thị trường cạnh tranh hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên mà hànghóa và dịch vụ thì không ngừng gia tăng về số lượng, thì đòi hỏi về các

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC

TẾ

====== � ======

TIỂU LUẬN THƯƠNG HIỆU TRONG KINH DOANH

QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

VINAMILK

LỚP TÍN CHỈ: MKT407(HKI-2324)1.1

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: ThS NGÔ HOÀNG QUỲNH ANH

ThS ĐỖ NGỌC SƠN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 1

Hà Nội, tháng 9 năm 2023

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1 Thương hiệu 4

1.1 Khái niệm thương hiệu 4

1.1.1 Khái niệm về thương hiệu dưới góc độ marketing 4

1.1.2 Khái niệm thương hiệu dưới góc độ pháp lý 4

1.2 Các yếu tố cấu thành thương hiệu 5

1.2.1 Phần xác của thương hiệu 5

1.2.2 Phần hồn của thương hiệu 5

1.3 Vai trò của thương hiệu trong doanh nghiệp 6

2 Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu 6

2.2 Vai trò của xây dựng và phát triển thương hiệu 7

2.3 Các bước trong quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu 7

II VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA VINAMILK 8

1 Giới thiệu tổng quan về thương hiệu Vinamilk 8

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 8

1.2 Thành tựu 10

1.3 Sản phẩm 11

2 Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của Vinamilk 11

2.1 Xác định thị trường mục tiêu 12

2.2 Xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu Vinamilk 12

2.3 Một số chiến lược định vị thương hiệu của Vinamilk 13

2.3.1 Định vị dựa vào chất lượng 13

2.3.2 Định vị dựa vào sự khác biệt hóa 14

2.3.3 Định vị dựa vào giá trị 14

2.3.4 Định vị theo ước muốn 15

2.4 Lựa chọn mô hình phát triển thương hiệu 15

2.5 Mở rộng thương hiệu 16

2.5.1 Mở rộng thương hiệu Vinamilk tại thị trường Việt Nam 16

2.5.2 Mở rộng thương hiệu Vinamilk tại thị trường quốc tế 17

2.6 Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu 18

2.6.1 Tên thương hiệu 18

2.6.2 Logo 18

2.6.3 Slogan 19

2.6.4 Bao bì 20

2.7 Truyền thông thương hiệu tích hợp: 20

2.7.1 Chiến lược sản phẩm 20

2.7.2 Chiến lược giá 21

2.7.3 Chiến lược phân phối 21

2.7.4 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 22

2.8 Đo lường và đánh giá: 23

2.8.1 Đo lường 23

2.8.2 Đánh giá 24

Trang 4

KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, xu hướng hội nhập nền kinh tế thị trường diễn ra như một quá trìnhtất yếu, sự xuất hiện của vô số các thương hiệu khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp phảichú trọng đến việc giữ vững và nâng cao vị thế của mình trên thị trường Làm thế nào

để khách hàng có thể nhận biết mình là ai và nhận diện đúng hình ảnh của thương hiệumình là một việc không hề dễ dàng Từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược xâydựng hệ thống nhận diện thương hiệu hay phải có các biện pháp tiếp cận thị trường mộtcách thông minh, chủ động, sáng tạo, sẵn sàng đối phó với các thách thức trên thị trường.Giá trị và sự nhận diện được doanh nghiệp tạo nên, xây dựng và phát triển chính là yếu

tố quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng cạnh tranh trên thị trường.Thương hiệu chính là một tài sản quý giá đối với mỗi doanh nghiệp, đôi khi nócòn được định giá cao hơn tài sản mà doanh nghiệp đó có Thương hiệu chính là dấuhiệu, đặc điểm nhận dạng để người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của doanhnghiệp trong vô vàn các hàng hóa và dịch vụ cùng loại Trong điều kiện phát triển đấtnước và thị trường cạnh tranh hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên mà hànghóa và dịch vụ thì không ngừng gia tăng về số lượng, thì đòi hỏi về các doanh nghiệpphải tạo cho mình và hàng hóa của mình nhưng thương hiệu là điều hết sức cấp bách.Hiểu rõ tầm quan trọng của thương hiệu đối với mỗi doanh nghiệp trong việc

phát triển bền vững và cạnh tranh, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Vinamilk” Với đề tài này, nhóm tác giả mong muốn

đi sâu phân tích những chiến lược mà thương hiệu Vinamilk đã và đang sử dụng để xâydựng và phát triển thương hiệu Từ đó có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm,góp phần giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trong công cuộc hộinhập thị trường trong nước và quốc tế

Trang 6

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Thương hiệu

1.1 Khái niệm thương hiệu

Theo thời gian, thương hiệu ngày càng thể hiện rõ vị trí và vai trò của nó trongdoanh nghiệp Một sản phẩm có thể bị bắt chước nhanh chóng hay khi công nghệ pháttriển thì các sản phẩm ngành càng trở nên tương đồng thì sự khác biệt của các doanhnghiệp chính là ở hai từ “thương hiệu” Ngày nay, có rất nhiều khái niệm được nêu ra

về “thương hiệu” Vậy thương hiệu được định nghĩa như thế nào?

1.1.1 Khái niệm về thương hiệu dưới góc độ marketing

Trước hết, theo tiếng Ai-xơ-len cổ, thương hiệu (brand) có nguồn gốc từ chữBrand mang nghĩa là đóng dấu Từ này xuất hiện trong trường hợp các chủ nông trạixưa muốn đánh dấu đàn cừu của mình bằng cách dùng một con dấu bằng sắt nung đỏđóng lên lưng từng con một, từ đó khẳng định quyền sở hữu của bản thân Vì thế có thểcho rằng thương hiệu xuất hiện từ nhu cầu phân biệt sản phẩm của nhà sản xuất.Bên cạnh đó, theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đã có định nghĩa về thương hiệunhư sau: “Thương hiệu (brand) là một cái tên, biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng hoặc sựphối hợp tất cả các yếu tố này để có thể nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một ngườibán cũng như phân biệt nó với hàng hóa hay dịch vụ của những người bán khác.”Theo Richard Moore: “Thương hiệu là tổng hợp nhiều yếu tố được hình thành rõràng trong tâm trí khách hàng cùng với thời gian.”

Theo Philip Kotler: “Thương hiệu là tên, thuật ngữ, kí hiệu, biểu tượng, thiết kếhoặc tổng hợp các yếu tố trên, nhằm nhận diện hàng hóa và dịch vụ của một người bánhay một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hàng hóa và dịch vụ của đối thủcạnh tranh.”

Ngoài ra theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), thương hiệu chính là mộtdấu hiệu đặc biệt (hữu hình và vô hình) để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay mộtdịch vụ nào đó được sản xuất, cung cấp bởi ai

1.1.2 Khái niệm thương hiệu dưới góc độ pháp lý:

Thương hiệu là thuật ngữ chỉ chung các đối tượng sở hữu trí tuệ thường đượcnhắc đến và bảo hộ như: nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuấtxứ, Thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tố tạo nên hình ảnh của một công ty vàcác sản

Trang 7

Thương hiệu thương hiệu

-Thương hiệu

36

Chấm mụn cocoon Thiết kế tinh tế, mộ…Thương hiệu

Trang 8

phẩm của nó Thương hiệu còn có các yếu tố khác như đặc tính của doanh nghiệp(corporate identity), chiến lược phát triển sản phẩm, khả năng định vị thương hiệutrong tâm trí người tiêu dùng.

Tựu trung lại, ta có thể hiểu về khái niệm thương hiệu như sau: Thương hiệu làtập hợp tất cả các yếu tố vô hình hay hữu hình của một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ

mà khách hàng có thể phân biệt nó với hàng hóa hay dịch vụ của những người bánkhác

1.2 Các yếu tố cấu thành thương hiệu

1.2.1 Phần xác của thương hiệu

● Tên thương hiệu: thường là các danh từ riêng dùng để áp dụng cụ thể cho mộtsản phẩm nào đó Tên thương hiệu tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp,phân biệt với những thương hiệu khác trong cùng ngành hàng Đồng thời tênthương hiệu sẽ được sử dụng xuyên suốt thời gian tồn tại của sản phẩm và có ýnghĩa in sâu vào tâm trí người tiêu dùng

● Biểu trưng (logo) và biểu tượng (symbol): có thể nói đây là hai thành phần cótác dụng giúp người tiêu dùng nhận biết thương hiệu trên mọi phương tiệnthông tin đại chúng Hai thành phần này thường xuất hiện cùng nhau mang ýnghĩa làm nổi bật tên thương hiệu Thêm vào đó nếu biểu trưng và biểu tượngcủa thương hiệu mang tính sáng tạo, độc đáo, nổi bật thì khách hàng mục tiêu

sẽ dễ nhận diện và “nhớ” tới thương hiệu, từ đó nâng cao giá trị của thươnghiệu

● Khẩu hiệu, nhạc hiệu: được xem như là một cách thức quảng bá thương hiệu cóhiệu quả thông qua hình thức quảng cáo qua video, quảng cáo ngắn một cáchsinh động, hấp dẫn hơn thay vì việc chỉ sử dụng các hình ảnh đơn điệu

● Nhân cách hóa thương hiệu (nhân vật đại diện): thương hiệu, với chiến lượcđưa các nhân vật đại diện vào cuộc sống, đã cố gắng làm cho người tiêu dùngkết nối mỗi khi họ nhìn thấy chúng trên các phương tiện truyền thông thông tinkhác nhau

● Màu sắc, bao bì, mẫu mã thiết kế và kiểu dáng: những yếu tố này sẽ cho ta thấymức độ chỉn chu của doanh nghiệp đối với các sản phẩm của họ Nếu họ chútâm tới các đặc điểm nhận diện bên ngoài sẽ tạo được cái nhìn thiện cảm củangười tiêu dùng đối với thương hiệu đó

Why you procrastinate even…Dẫn luận

ngôn ngữ 100% (1)

4

Trang 9

1.2.2 Phần hồn của thương hiệu

Trang 10

Phần hồn của thương hiệu được hiểu là những gì mà người tiêu dùng liên tưởngđến hàng hóa, nhắc tên sản phẩm hàng hóa Đó là hình ảnh tổng quát về sản phẩm vàdoanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng hay nói cách khác là về cảm nhận củakhách hàng.

1.3 Vai trò của thương hiệu trong doanh nghiệp

Thương hiệu có ảnh hưởng đáng kể tới thành công và sự phát triển của doanhnghiệp Một số vai trò của thương hiệu trong doanh nghiệp có thể được kể đến như sau:

● Thương giúp xây dựng và phát triển hình ảnh doanh nghiệp và hình ảnh sản phẩmtrong tâm trí khách hàng Từ đó tạo ra sự khác biệt và vị trí độc đáo trong tâmtrí khách hàng, từ đó giúp thu hút sự chú ý và tạo ra lợi thế cạnh tranh

● Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng Đó là sự

tự tin và an tâm của khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu

đó Thương hiệu càng lớn thì lòng tin của khách hàng càng lớn và càng cảmnhận được chất lượng của sản phẩm

● Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển sản phẩm, giúpphân biệt doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của nó so với các đối thủ cạnhtranh

● Thương hiệu giúp đơn giản hóa quá trình xử lý và truy tìm sản phẩm, từ đó trợgiúp công tác tổ chức hàng tồn kho và sổ sách kế toán

● Thương hiệu cung cấp khả năng dự báo và đảm bảo lượng cầu cho doanhnghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển khách hàng trung thành nhờ tạo ra sựthuận lợi cho quá trình mua lặp lại Từ đó duy trì được khách hàng cũ và thuhút thêm lượng khách hàng mới

2 Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu

2.1 Khái niệm quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo dựng nhận thức tích cực và mạnh mẽ vềdoanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng bằng cáchxác định, tạo dựng và định hình thương hiệu Đây là một quá trình lâu dài đòi hỏi khảnăng vận dụng hợp lý tối đa các nguồn lực Quá trình này bao gồm việc xác định vàxây dựng các yếu tố cốt lõi của thương hiệu như giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa vàhình ảnh Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực, sáng tạo trong việc giúpkhách hàng nhanh chóng nhận diện và trải nghiệm thương hiệu của họ

Trang 11

2.2 Vai trò của xây dựng và phát triển thương hiệu

Đối với các doanh nghiệp, việc xây dựng và phát triển thương hiệu thành công

sẽ giúp doanh nghiệp nâng tầm giá trị và vị thế trên thị trường, thuận lợi cho việc thuhút khách hàng và mở rộng thị trường Bên cạnh đó, việc xây dựng và phát triểnthương hiệu được thực hiện một cách bài bản giúp doanh nghiệp giới thiệu về sảnphẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình đến với mọi người, thu hút đông đảo kháchhàng, tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh thu, thậm chí, nó sẽ giúp doanh nghiệp

có định hướng cụ thể về hướng phát triển

Đối với khách hàng, xây dựng thương hiệu mạnh giúp khách hàng nhanh chóngnhận diện được thương hiệu, biết được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Qua đó,khách hàng có thể tin tưởng vào giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi Hay chính giá trịcủa thương hiệu giúp khách hàng khẳng định giá trị cá nhân mình Việc sở hữu các sảnphẩm của những thương hiệu lớn, danh tiếng và uy tín cũng chính là một trong các yếu

tố giúp khách hàng khẳng định giá trị và đẳng cấp của mình

2.3 Các bước trong quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Trong bước này, nghiên cứu thị trường được thực hiện để hiểu rõ về ngành côngnghiệp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh Nghiên cứu này có thể bao gồm việc tìmhiểu về kích thước thị trường, xu hướng, yêu cầu và sự ưu tiên của khách hàng Ngoài

ra, cần phân tích đối thủ cạnh tranh để tìm hiểu về các thương hiệu hiện có và điểmmạnh, điểm yếu của chúng

Bước 2: Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh thương hiệu

Bước này nhằm xác định tầm nhìn - một tấm hình rõ ràng về tương lai màthương hiệu muốn tạo dựng, và sứ mệnh - lý do tồn tại của thương hiệu Tầm nhìn và

sứ mệnh thể hiện giá trị, mục tiêu và mục đích của thương hiệu, và từ đó, xác địnhhướng đi và cung cách phát triển của thương hiệu

Bước 3: Hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu

Sau khi xác định tầm nhìn và sứ mệnh, chiến lược phát triển thương hiệu đượclập ra Điều này bao gồm việc xác định các mục tiêu cụ thể, đối tượng khách hàng mụctiêu, nguồn lực và các phương tiện sẽ được sử dụng để phát triển thương hiệu Một chiến

Trang 12

lược phát triển thương hiệu hiệu quả phải căn cứ vào tầm nhìn và sứ mệnh, và có khảnăng tạo ra giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp.

Bước 4: Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là quá trình xác định và tạo ra một vị trí khác biệt cho thươnghiệu trong tâm trí khách hàng Điều này bao gồm xác định các yếu tố đặc biệt và giá trịcủa thương hiệu mà nổi bật so với đối thủ cạnh tranh Định vị thương hiệu nên tạo ramột ấn tượng độc đáo và gợi nhớ cho khách hàng khi nghĩ về thương hiệu

Bước 5: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

Bước này tập trung vào việc xây dựng các yếu tố nhận diện thương hiệu baogồm logo, loại hình, màu sắc, phông chữ và biểu tượng thương hiệu Những yếu tố nàythiết lập một diện mạo đồ họa độc đáo và nhận dạng được cho thương hiệu, giúp tạonên sự nhận diện trong tâm trí khách hàng

Bước 6: Truyền thông và quảng bá thương hiệu

Bước này tập trung vào việc truyền tải thông điệp thương hiệu và quảng báthương hiệu đến khách hàng Các hoạt động truyền thông và quảng cáo được sử dụng

để tạo nên nhận diện và nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng Một sốhoạt động trong bước này có thể bao gồm: quảng cáo truyền thông, tiếp thị trực tuyến,

PR, sự kiện và khuyến mãi,

Bước 7: Đo lường và đánh giá

Đo lường và đánh giá được thực hiện để xem xét mức độ thành công của cáchoạt động truyền thông và quảng bá, hiểu rõ hiệu quả của chiến lược phát triển thươnghiệu đối với mục tiêu đã đề ra Các phương pháp đo lường có thể bao gồm báo cáodoanh thu, tương tác khách hàng, tìm hiểu ý kiến khách hàng và phân tích thị phần

II VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA VINAMILK

1 Giới thiệu tổng quan về thương hiệu Vinamilk

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Dairy Products Joint StockCompany), thường được biết đến với thương hiệu Vinamilk, là một công ty sản xuất,kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại ViệtNam Công ty được thành lập năm 1976, cho tới ngày nay quá trình hình thành và pháttriển của Vinamilk có thể được tóm tắt như sau:

Trang 13

Giai đoạn hình thành 1976-1986

- Vinamilk được thành lập vào ngày 20/08/1976 với 3 Nhà máy: Thống Nhất, TrườngThọ, Dielac

Thời kỳ đổi mới 1986-2003

- 1988 - 1989: Ra mắt sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng dành cho trẻ em đầu tiên tạiViệt Nam

- 1990-1991: Khởi xướng cuộc “Cách mạng trắng” tiên phong xây dựng vùng nguyênliệu sữa Lần đầu giới thiệu sản phẩm Sữa tiệt trùng UHT và sữa chua tại thị trườngViệt Nam

- 2001: Khánh thành Nhà máy sữa Cần Thơ

2002: Thành lập quỹ học bổng “Vinamilk Ươm mầm tài năng trẻ”

-2003: Khánh thành Nhà máy sữa Bình Định và Nhà máy sữa Sài Gòn

Cổ phần hóa thành công và chính thức đổi tên thành Công ty Cổ

phần sữa Việt Nam

Thời kỳ cổ phần hóa từ năm 2003-nay

2006: Khánh thành trang trại bò sữa đầu tiên tại Tuyên Quang

-2007: Đồng hành cùng chương trình sữa học đường Quốc

gia

- 2008: Thành lập quỹ sữa vươn cao Việt Nam Khánh thành nhà máy sữa thứ 2 tại BìnhĐịnh

- 2010: Sử dụng hơi Biomass trong sản xuất

Ban hành bộ quy tắc ứng xử, thiết lập và truyền thông các Giá trị cốt

lõi Thành lập trung tâm tư vấn sức khỏe trên cả nước

- 2012: Khánh thành nhiều nhà máy hiện đại tại Đà Nẵng, Lam Sơn, Nhà máy nướcgiải khát Việt Nam với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại xuất xứ từ Mỹ, Đan Mạch,Đức,Ý, Hà Lan Khánh thành siêu nhà máy sữa Bình Dương Đạt chứng nhận về quản

lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001

- 2013: Sử dụng năng lượng từ khí thải nén trong sản xuất Khởi công xây dựng trangtrại bò sữa Tây Ninh và Hà Tĩnh

- 2014: Vinamilk tăng cổ phần tại công ty sữa Miraka (New Zealand) từ 19,3% lên 22,8%

Trang 14

- 2015: Khởi công xây dựng trang trại bò sữa Thống Nhất - Thanh Hóa Chính thức ramắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và mở rộng hoạt động ở khu vựcASEAN Khánh thành nhà máy sữa Angkor Milk được đầu tư bởi Vinamilk Đây là nhàmáy sữa đầu tiên và duy nhất tại Campuchia tính đến thời điểm này Đầu tư sở hữu100% công ty con là Driftwood Dairy Holding Corporation (Mỹ)

- 2016: Ra mắt Sữa tươi 100% Organic chuẩn Châu u đầu tiên được sản xuất tại ViệtNam

- 2017: Khánh thành trang trại bò sữa Organic chuẩn Châu u đầu tiên tại Đà Lạt, ViệtNam

Tiên phong ra mắt sản phẩm Sữa tươi 100% A2 đầu tiên tại Việt Nam

- 2018: Khánh thành tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Thống Nhất - ThanhHóa

- 2019: Khánh thành trang trại Bò Sữa Tây Ninh

- 2020: Công ty Cổ phần Giống Bò Sữa Mộc Châu chính thức trở thành một đơn vịthành viên của Vinamilk

- 2021: Ra mắt hệ thống trang trại Green Farm và sản phẩm cao cấp sữa tươi VinamilkGreen Farm thơm ngon, thuần khiết

1.2 Thành tựu

Sau hơn 45 năm hình thành và phát triển với những nỗ lực và đổi mới khôngngừng, Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đóng góp tích cựccho sự phát triển của đất nước nói chung và ngành sữa nói riêng, đưa thương hiệu sữaViệt vươn lên các vị trí cao trên bản đồ ngành sữa toàn cầu

Các thành tích nổi bật: Huân chương lao động, Huân chương độc lập Năm 2016

- 2020 được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 thương hiệu giá trị nhất ViệtNam Năm 2016, Vinamilk thuộc top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững

Đơn vị thành viên: Từ 03 nhà máy tiếp quản ban đầu, đến nay Vinamilk đã mởrộng quy mô lên đến 46 đơn vị gồm 1 trụ sở chính, 5 chi nhánh, 16 nhà máy, 14 trangtrại bò sữa, 2 kho vận và 8 công ty con, công ty liên kết cả trong và ngoài nước

Với sự cải tiến và phát triển không ngừng nghỉ, Vinamilk ngày càng hoàn thiệnmình hơn, để đạt được các tiêu chuẩn chứng nhận như:

2008;

Trang 15

- Ch

ứng

nhậ

n

hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:

- Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng & an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩncủa Anh BRC;

- Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của

Bộ Y tế Ngoài ra, Vinamilk còn đạt những chứng nhận ISO 50001: 2011, FSSC 22000:

2005, ISO 14001: 2004…

Hệ thống phân phối của Vinamilk trải rộng trên khắp cả nước với hơn 1500 đại

lý cấp 1 và mạng lưới dày đặc với hơn 5000 đại lý nhỏ lẻ và hệ thống siêu thị lớn nhỏ.Kênh truyền thống (Nhà bán sỉ của Vinamilk) là kênh phân phối đến hơn 80% sản lượngsản phẩm bán ra của Vinamilk với hơn 220 nhà phân phối và hơn 250.000 điểm bán lẻ

có mặt tại 63 tỉnh thành Bên cạnh việc phân phối trong nước, doanh nghiệp này cũng

là nhà phân phối chính thức hàng đầu tại Thái Lan, châu Âu, châu Úc và Mỹ,

Theo báo cáo của Kantar Worldpanel, trong năm 2021 tại khu vực thành thị, tỷ lệ tiêudùng sản phẩm Vinamilk đạt đến 99% các hộ gia đình, còn tại nông thôn, con số nàyxấp xỉ 90% Có thể hiểu là cứ 10 hộ gia đình thì sẽ có 9 gia đình tại Việt Nam sử dụng

ít nhất là một sản phẩm của Vinamilk

1.2 Sản phẩm

Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản phẩm khác nhau, với cácngành hàng chính cụ thể như sau:

- Sữa tươi: GOLD, Flex, Super SuSu,…

- Sữa chua: SuSu, Probi, ProBeauty

- Sữa bột trẻ em và người lớn: Dielac, Pedia Kenji, Grow Plus, Optimum Gold, bột

ăn dặm Ridielac, Sure Diecerna đặc trị tiểu đường, Sure Prevent Gold, Canxi Pro, MamaGold

- Sữa đặc: Ngôi Sao Phương Nam, Ông Thọ

- Kem và phô mai: Kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc kem, phô mai BòĐeo Nơ

- Sữa đậu nành – nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai ICY, sữa đậunành GoldSoy

- Bột ăn dặm: Ridielac Gold, Optimum Gold

2 Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của Vinamilk

Trang 16

2.1 Xác định thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu của Vinamilk chính là người dùng các sản phẩm tiêu dùngnhanh từ sữa tại Việt Nam, đặc biệt ở phân khúc giá thành bình dân Tập khách hàngmục tiêu của Vinamilk được phân thành khách hàng cá nhân và khách hàng doanhnghiệp

Khách hàng mục tiêu cá nhân: Độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên là 2 độ tuổi tiêuthụ các sản phẩm về sữa lớn nhất Tiếp theo đó là người già và trẻ sơ sinh Các ông bố

bà mẹ có con, có cha mẹ, người thân nằm trong nhóm khách hàng trên sẽ là người trựctiếp chi tiền để mua sản phẩm

Khách hàng mục tiêu doanh nghiệp của Vinamilk có phần phong phú hơn.Vinamilk cung cấp sản phẩm cho những cửa hàng tạp hóa, đại lý tạp hóa, siêu thị phânphối các sản phẩm, chế phẩm từ sữa của Vinamilk Nhóm khách hàng này và Vinamilk

có những cam kết, hợp đồng về giá bán, phần trăm lời lãi, thưởng doanh số, thưởng hoahồng, Tiếp đến là những tổ chức tiêu thụ, sử dụng sản phẩm Vinamilk như các trường, cácnhà ăn tập thể, các cửa hàng kinh doanh đồ ăn đồ uống, tiệm bánh… tiêu thụ sản phẩmcủa Vinamilk trong các bữa ăn, trong việc chế biến, Mức giá những đơn vị này nhậnđược cũng sẽ “mềm” hơn so với các khách hàng cá nhân

2.2 Xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu Vinamilk

Về tầm nhìn và sứ mệnh, Vinamilk muốn trở thành biểu tượng về sản phẩm dinhdưỡng và sức khỏe được tin tưởng hàng đầu tại Việt Nam Do đó, các sản phẩm đượccam kết mang đến nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp nhất bằng tất cả tình yêu,

sự trân trọng và trách nhiệm Đặc biệt là phù hợp với mọi lứa tuổi, đối tượng

Sứ mệnh thương hiệu Vinamilk:

Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng caocấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộcsống con người và xã hội

Các nhân tố được sử dụng trong tuyên ngôn sứ mệnh:

● Khách hàng: Tuyên ngôn sứ mệnh đã nêu rõ đối tượng mà Vinamilk hướng tới

là cuộc sống của con người, cộng đồng tức là tất cả đối tượng, mọi lứa tuổi

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN