Ngày nayhoạt động thanh toán được coi là một chỉ tiêu khá rõ nét để đánh giá mức độphát triển, hội nhập đối với hoạt động ngoại thương của một quốc gia nóichung và của từng ngân hàng thư
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Mở cửa và giao lưu thương mại đã trở thành xu hướng phát triển của hầuhết các quốc gia trên thế giới hiện nay Mỗi quốc gia đều tham gia tích cựchơn vào thương mại quốc tế để tận dụng mọi nguồn lực bên trong cũng nhưbên ngoài nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế Bởi vậy, khi thươngmại quốc tế càng phát triển thì vai trò của ngân hàng càng lớn Ngân hàng đãtrở thành cầu nối vô cùng quan trọng, nó là trung gian tài chính, thanh toáncho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động ngoại thương
Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng trở nên vô cùng cần thiếttrong kinh tế đối ngoại, đặc biệt đối với hoạt động xuất nhập khẩu Ngày nayhoạt động thanh toán được coi là một chỉ tiêu khá rõ nét để đánh giá mức độphát triển, hội nhập đối với hoạt động ngoại thương của một quốc gia nóichung và của từng ngân hàng thương mại nói riêng Tuy nhiên, trong bối cảnhhội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, khi hoạt động ngoại thương càng phức tạpbao nhiêu thì hoạt động thanh toán quốc tế cũng phức tạp và chứa đựng nhiềurủi ro hơn
Với tốc độ phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế trên thế giới nóichung và của Việt Nam nói riêng, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát TriểnNông Thôn Việt Nam đã tham gia tích cực và luôn luôn chú trọng đến việc
mở rộng hoàn thiện nghiệp vụ của mình Chính vì vậy hoạt động của ngânhàng luôn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong thanh toán quốc tế vàNgân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã trở thànhmột trong những trung tâm thanh toán quốc tế lớn của nước ta, đồng thời nóluôn khẳng định vai trò chủ lực của mình trong hệ thống ngân hàng thươngmại Việt Nam Là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới hoạt động,NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội ngay từ khi thành lập cũng luôn coi
Trang 2thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ quan trọng hàng đầu và luôndành sự đầu tư thích đáng Do vậy, ngân hàng đã đạt được một số kết quả khảquan quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhưng bên cạnh đó cũng cónhững tồn tại cần khắc phục Chính vì vậy sau khi thực tập với mục đích tìmhiểu thực tế hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh và những tồn tại nhằm
tìm ra giải pháp khắc phục, phát triển hơn nữa hoạt động này, đề tài: “Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Tây Hà Nội của NHNo&PTNT Việt Nam” được chọn làm luận văn tốt nghiệp Kết cấu của
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế của hệ
thống ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nông
nghiệp Tây Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại
ngân hàng nông nghiệp Tây Hà Nội
Trang 3CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 Hoạt động cơ bản của các ngân hàng thương mại.
Để bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế quốc tế, thị trường tài chính
của các nước trên thế giới đã dần hình thành hàng loạt các trung gian tài chínhnhư công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán,…Các trunggian tài chính này đã làm cho thị trường trở nên sôi động hơn, bên cạnh đóchúng cũng đã bắt đầu xâm nhập vào thị phần vốn là độc quyền của các ngânhàng thương mại Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng với vai trò là một trunggian tài chính lâu đời, các ngân hàng thương mại vẫn luôn giữ một vị thế vôcùng quan trọng trên thị trường tài chính
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền
tệ, cung cấp các danh mục tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiền gửi
và các dịch vụ thanh toán
Một ngân hàng đạt được thành công là một ngân hàng cung cấp đầy đủnhững dịch vụ tài chính mà xã hội cần đồng thời thực hiện các dịch vụ đó mộtcách có hiệu quả nhất Các dịch vụ cơ bản mà một ngân hàng cung cấp chokhách hàng bao gồm:
Nhận tiền gửi: là một trong những nguồn quan trọng của các ngân hàng.Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người gửi tiền với camkết hoàn trả đúng hạn Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoảntiền gửi, ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng
về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng
sử dụng tạm thời đồng tiền của mình để kinh doanh
Trang 4Cho vay: là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu chocác ngân hàng Ngân hàng huy động được một lượng vốn nhất định và dùngmột phần vốn đó cho các cá nhân, tổ chức vay với mức lãi suất cao hơn mứclãi suất huy động được
Thanh toán: là một trong những dịch vụ mà nhiều ngân hàng quan tâm,ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết cácquốc gia trên thế giới Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toángiá trị hàng hoá và dịch vụ với đối tác của họ Thông qua hoạt động này ngânhàng ngày càng mở rộng được những mối quan hệ với khách hàng góp phầntăng nguồn thu nhập, đa dạng hóa các loại hình hoạt động
Ngoài những dịch vụ cơ bản, ngân hàng còn cung cấp một số dịch vụ khácnhư: mua bán ngoại tệ, quản lý ngân quỹ, bảo lãnh, cho thuê thiết bị trung vàdài hạn, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm,…Qua đó cho thấy dịch vụ mà mộtngân hàng hiện đại cung cấp là rất đa dạng luôn đáp ứng mọi nhu cầu có liênquan tới việc sử dụng đồng tiền của khách hàng, mặt khác tạo ra thu nhập chochính ngân hàng: ngân hàng có thêm một lượng vốn để cho vay hoặc đầu tưvào các dự án vừa tăng thu từ phí hoạt động giao dịch
Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế quốc tế diễn ra hội nhập các ngânhàng không chỉ tham gia thanh toán trong nước mà còn thay mặt khách hàngthực hiện giao dịch với các đối tác nước ngoài và hoạt động này chính là hoạtđộng thanh toán quốc tế Do tính chất phức tạp của hoạt động thanh toán quốc
tế đòi hỏi sự chặt chẽ, chính xác mà vai trò của ngân hàng ngày càng trở nênquan trọng
1.2 Chức năng trung gian thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại.
Trong quan hệ kinh tế quốc tế thường tồn tại các mâu thuẫn về quyền lợigiữa các bên tham gia giao dịch khi đó bên nào cũng muốn giành lợi thế hơn
Trang 5về phía mình Nhằm giúp các bên giải quyết mâu thuẫn cần phải có sự thamgia của ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian thanh toán, tạo nên sựtin tưởng, thuận lợi giữa các bên Mặt khác, trong thanh toán quốc tế khi thamgia vào hoạt động xuất nhập khẩu thường có ít nhất là hai đối tác ở hai quốcgia khác nhau nên trong quá trình giao dịch giữa các bên sẽ gặp một số khókhăn như bất đồng về ngôn ngữ, luật lệ, các chính sách đối ngoại, về đồngtiền và chế độ quản lý ngoại hối riêng Việc quyết định dùng đồng tiền nào đểthanh toán cũng phải được thoả thuận giữa các bên, và cũng cần phải kể đến
sự xa cách về mặt địa lý, về phong tục tập quán thanh toán tất cả nhữngđiểm khác biệt gây ra những trở ngại trong thanh toán giữa nước này với nướckhác Do vậy vai trò trung gian trong thanh toán quốc tế của các ngân hàngthương mại trở nên vô cùng cần thiết
Bằng các nghiệp vụ của mình, ngân hàng trở thành cầu nối giữa người mua
và người bán ở các quốc gia khác nhau đồng thời bảo vệ quyền lợi, hạn chếrủi ro cho các bên tham gia tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương đượctiến hành một cách thuận lợi Ngân hàng giúp khách hàng xử lý khoản ngoại
tệ cần thiết, hạn chế rủi ro về tỷ giá hối đoái bằng cách hỗ trợ các nghiệp vụnhư nghiệp vụ giao ngay, kì hạn, hoán đổi ngoại tệ, khi cần thiết ngân hàng
sẽ là người bảo lãnh thanh toán hoặc tài trợ cho các doanh nghiệp thực hiệnxuất nhập khẩu Đặc biệt hoạt động thanh toán trong xu thế toàn cầu hoá hiệnnay đòi hỏi ngoài việc phù hợp với pháp luật của từng quốc gia còn phải tuânthủ theo các thông lệ quốc tế như: Quy tắc thương mại quốc tế - inconterm
2000, UCP 500 và sắp tới là UCP 600, Những quy định khắt khe như vậyyêu cầu ngân hàng phải là chuyên gia trong lĩnh vực thương mại quốc tế, cókhả năng cung cấp thông tin, kỹ năng soạn thảo hợp đồng nhằm giảm thiểurủi ro xảy ra
Trang 6Bởi vậy, sự tham gia của các ngân hàng thương mại ngày nay trong hoạtđộng thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng và là một tất yếu Hoạt độngcủa ngân hàng không những giúp cho quá trình thanh toán xuất nhập khẩugiữa bên mua và bên bán diễn ra một cách thuận lợi mà còn tạo điều kiện chocác quốc gia phát triển hơn nữa hoạt động ngoại thương của nước mình
1.3 Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại.
1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyềnhưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tếgiữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác hay giữamột quốc gia với tổ chức quốc tế để kết thúc một chu trình hoạt động tronglĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hoặc bù trừ trên tàikhoản tại ngân hàng
Khác với hoạt động thanh toán trong nước thanh toán quốc tế có một sốđặc điểm riêng sau:
Một là, chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế ở các quốc giakhác nhau Thông thường mỗi giao dịch thanh toán quốc tế có liên quan tớitối thiểu là hai quốc gia
Hai là, hoạt động thanh toán liên quan tới hệ thống luật pháp của các quốcgia là khác nhau Do tính phức tạp đó các bên tham gia vào thanh toán thườnglựa chọn các quy phạm pháp luật mang tính thống nhất và theo thông lệ quốctế
Ba là, đồng tiền dùng trong giao dịch thanh toán quốc tế thông thường tồntại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như: hối phiếu, séc, thẻ, chuyểnkhoản…, có thể là đồng tiền của nước thứ ba và thường là loại ngoại tệ được
tự do chuyển đổi
Trang 7Bốn là, thanh toán quốc tế đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, trình độ côngnghệ tương xứng với trình độ quốc tế.
Năm là, hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.Không gian thanh toán rộng, thời gian tương đối dài, cơ sở vật chất kỹ thuậtphục vụ không đồng đều, trình độ nguồn nhân lực tham gia thanh toán quốc tếgiữa các quốc gia chênh lệch rất lớn Bởi vậy, đây có thể coi là nguyên nhânphát sinh rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế
1.3.2 Các phương thức thanh toán quốc tế.
Đối với một hợp đồng thanh toán quốc tế thì phương thức thanh toán làmột trong những điều kiện quan trọng nhất Phương thức thanh toán là mộtcách thức nhất định để người bán thu được tiền thanh toán nhanh, an toàn vàngười mua trả được tiền nhận được hàng chuẩn xác đủ về số lượng đúng vềchất lượng, thời hạn như trong hợp đồng đã ký
Các phương thức thanh toán là rất đa dạng, mỗi phương thức đều có ưuđiểm và nhược điểm riêng do vậy nó đem lại lợi ích cho một bên và rủi rotiềm ẩn cho bên còn lại khi đó dẫn tới những mâu thuẫn về quyền lợi giữa cácbên Tuỳ vào mỗi quốc gia, hoàn cảnh cụ thể các bên đối tác trong quan hệthanh toán sẽ lựa chọn và thoả thuận về cách sử dụng phương thức thanh toánthích hợp nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia
1.3.2.1 Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền.
- Khái niệm: Thanh toán bằng chuyển tiền là phương thức thanh toán trong
đó khách hàng (người nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyểnmột số tiền cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằngphương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
Các bên tham gia vào thanh toán: người yêu cầu chuyển tiền (remitter);người thụ hưởng (beneficiary); ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền(remitting bank); ngân hàng trả tiền (paying bank)
Trang 8- Hình thức chuyển tiền: thanh toán theo phương thức chuyển tiền được thựchiện dưới hai hình thức là chuyển tiền bằng thư và chuyển tiền bằng điện.Trong đó chuyển tiền bằng điện mặc dù có chi phí cao hơn nhưng lại ưu điểmhơn hình thức chuyển tiền bằng thư bởi nó nhanh chóng và an toàn.
Phương thức chuyển tiền thường được sử dụng trong hai trường hợp thanhtoán trước tiền hàng và thanh toán sau, tuỳ thuộc vào thời điểm trả tiền trongmua bán hàng hoá mà nó mang lại những rủi ro cho bên bán hoặc bên mua Đối với phương thức chuyển tiền ứng trước thì điều kiện thanh toán là một
sự cam kết của người bán trong hợp đồng ngoại thương liên quan tới việc trảtoàn bộ giá trị tiền hàng hoặc trả một phần giá trị tiền hàng vào thời điểm quyđịnh trong hợp đồng trước khi giao hàng Trong trường hợp này người mua sẽchịu nhiều rủi ro hơn khi dễ xảy ra khả năng bị chiếm dụng vốn, ngoài rakhông được đảm bảo về điều kiện giao hàng như trong hợp đồng quy định.Trái lại, người bán gần như không có rủi ro khi chủ động trong giao hàng và
có thể lợi dụng được vốn của người bán
Với phương thức chuyển sau trong điều kiện thanh toán bên bán giaohàng, chứng từ cho bên mua sau đó sẽ được thanh toán vào một thời điểmtheo thoả thuận Ở phương thức này người mua chắc chắn nhận được hànghoá của người bán, chủ động trong thanh toán bởi vậy rủi ro dễ sẽ xảy ra đốivới người bán Quyền lợi của người bán khó được đảm bảo không những bịchiếm dụng vốn mà còn gặp nguy hiểm nếu người mua không có khả năngthanh toán hoặc rủi ro về đạo đức có thể xảy ra
Quan hệ thanh toán này dễ làm nảy sinh những tranh chấp giữa hai bênmua và bán nên phương thức chuyển tiền thường được áp dụng đối với cácdoanh nghiệp là bạn hàng thân thiết, tin cậy lẫn nhau Đây là phương thức cómức độ rủi ro cao hơn cả trong ba phương thức Trong phương thức này ngânhàng chỉ là trung gian thực hiện việc chuyển tiền và trả tiền để thu phí thanh
Trang 9toán mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ trách nhiệm nào trong quá trình giaodịch giữa hai bên.
1.3.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu.
- Khái niệm: là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hànghoặc cung ứng dịch vụ cho nhà nhập khẩu tiến hành uỷ thác cho ngân hàngthu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do nhà xuất khẩu lập
- Các bên tham gia vào thanh toán: người có yêu cầu uỷ nhiệm thu(principal); ngân hàng nhận uỷ thác thu (remiting bank); ngân hàng xuất trình(presenting bank); người trả tiền (drawee)
- Các hình thức nhờ thu:
+ Nhờ thu trơn: là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu uỷ tháccho ngân hàng phục vụ thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu dochính nhà xuất khẩu lập Các chứng từ thương mại có liên quan giao dịch nhàxuất khẩu đã chuyển giao trực tiếp cho nhà nhập khẩu không qua ngân hàng Phương thức nhờ thu trơn ít được áp dụng trong thanh toán mậu dịch dophương thức này không đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu khi nhà nhậpkhẩu có thể nhận hàng mà không trả tiền hoặc trả chậm tiền Tuy nhiên, nhànhập khẩu cũng có rủi ro khi hối phiếu đến sớm hơn chứng từ thì họ sẽ phảitrả tiền ngay mà không chắc việc giao hàng của nhà xuất khẩu có đúng hợpđồng hay không
+ Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán, nhà xuất khẩu uỷnhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hốiphiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiệnnếu nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền sẽ trao bộ chứng từ chonhà nhập khẩu nhận hàng
Đối với nhờ thu kèm chứng từ, nhà xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng ngoàiviệc thu hộ tiền còn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ gửi hàng đối với nhà
Trang 10nhập khẩu, đây là sự khác biệt cơ bản của hai phương thức nhờ thu trơn vànhờ thu kèm chứng từ Với điều kiện này quyền lợi của nhà xuất khẩu đượcđảm bảo hơn Nhưng nhà xuất khẩu vẫn có thể gặp rủi ro bởi không thể khốngchế việc trả tiền của nhà nhập khẩu Nhà nhập khẩu vẫn có thể kéo dài việc trảtiền bằng cách chưa nhận được chứng từ hoặc có thể không trả tiền nếu cónhững vấn đề về kinh tế, chính trị bất lợi cho họ.
Các ngân hàng tham gia thanh toán bằng phương thức nhờ thu với tư cách
là đại diện uỷ quyền của nhà xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi của họ Ngânhàng không có một cam kết tài chính nào đối với các bên trong giao dịch, chỉgiao dịch dựa trên chứng từ mà không có bất cứ trách nhiệm nào đến hànghoá và hợp đồng mua bán
Trong các phương thức thanh toán quốc tế, nhờ thu được xem như là mộtphương thức kết hợp được những ưu điểm của phương thức thanh toánchuyển tiền ứng trước và ghi sổ đối với các bên mua bán Nhờ vậy giao dịchthương mại quốc tế giảm bớt được phần nào rủi ro kinh doanh ngoại thươngđối với cả hai bên xuất nhập khẩu Khác với phương thức thanh toán tín dụngchứng từ, phương thức nhờ thu đơn giản hơn chi phí ngân hàng thấp hơnnhưng thời gian thanh toán lâu hơn Do trong phương thức tín dụng chứng từnhà xuất khẩu thường được thanh toán tại nước mình khi xuất trình chứng từcho ngân hàng thông qua nghiệp vụ chiết khấu, còn trong phương thức nhờthu thời điểm thanh toán là sau khi chứng từ đến ngân hàng thu hộ ở quốc giacủa nước nhà nhập khẩu Bởi vậy, tuỳ vào từng điều kiện cụ thể của hợp đồnggiao dịch và mối quan hệ bạn hàng mà chọn phương thức nào phù hợp hơntrong thanh toán
1.3.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng dụng chứng từ (L/C).
- Khái niệm: là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất
và ưu việt trong thanh toán quốc tế, là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng
Trang 11(ngân hàng phát hành thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêucầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền cho người thụ hưởng hoặc chấp nhậnhối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuấttrình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy địnhtrong thư tín dụng
Thư tín dụng là một cam kết thanh toán của ngân hàng cho nhà xuất khẩunếu như họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản và điềukiện của L/C
- Các bên tham gia: người mở thư tín dụng (applicant); ngân hàng phát hànhthư tín dụng (issuing bank); ngân hàng thông báo (advising bank); ngườihưởng lợi (baneficiary); ngoài ra trong từng trường hợp còn có thể có sự thamgia của các ngân hàng khác như: ngân hàng xác nhận (confirming bank), ngânhàng chiết khấu (negotiating), ngân hàng trả tiền (paying bank)…
Phương thức tín dụng chứng từ đem lại lợi ích cho hai bên mua và bán.Đối với người mua, đây là một công cụ giúp họ yên tâm về việc thực hiện hợpđồng và dễ dàng tìm được đối tác dựa vào sự tín nhiệm thông qua ngân hàng.Đối với người bán, họ có thể yên tâm giao dịch vì phương thức này đảm bảoviệc trả tiền hàng của người mua Đối với ngân hàng, ngân hàng cũng thuđược một lợi ích khá lớn từ phí giao dịch đồng thời mở rộng mạng lưới giaodịch tạo uy tín trên thị trường quốc tế
- Các loại L/C: hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại thư tín dụng, tuỳ thuộcvào mối quan hệ giữa người mua và người bán mà họ sử dụng các loại thư tíndụng khác nhau
* L/C có thể huỷ ngang: là loại L/C có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ mà khôngcần thông báo cho người hưởng lợi Nó chứa đựng rủi ro đối với người bán vìviệc sửa đổi hoặc huỷ thư tín dụng có thể xảy ra khi hàng hoá đang trênđường vận chuyển hoặc trước khi việc thanh toán được thực hiện Vì vậy, loại
Trang 12L/C này rất ít được sử dụng vì cả người mua và người bán đều e ngại tính bấpbênh trong quá trình thanh toán
* L/C không thể huỷ ngang: là loại L/C sau khi đã được ngân hàng mở thìkhông thể sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ trong thời gian hiệu lực của nó nếuchưa có sự thoả thuận của các bên tham gia Tính đảm bảo của loại L/C nàyrất cao nên nó được dùng khá phổ biến trong thanh toán thương mại quốc tế,
do trong quan hệ thanh toán quyền lợi của các bên tham gia thường mâuthuẫn với nhau
* Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận: là loại thư tín dụngkhông thể huỷ ngang, được một ngân hàng khác xác nhận, điều đó có nghĩa làngoài sự cam kết của ngân hàng phát hành còn có thêm sự cam kết thanh toáncủa ngân hàng xác nhận L/C này thường được sử dụng trong trường hợphàng hóa dịch vụ do người bán cung cấp là hàng hoá dịch vụ khan hiếm rấtcần thiết đối với người mua
* L/C có điều khoản đỏ: là loại L/C trong đó có một điều khoản ghi rõ điềukhoản đặc biệt ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc uỷ quyền cho ngânhàng thông báo thực hiện ứng trước cho người hưởng một số tiền nhất địnhtrước khi giao hàng, thông thường số tiền ứng trước tính theo tỷ lệ % so vớigiá trị L/C và phải xuất trình chứng từ tại ngân hàng mà họ đã nhận tiền ứngtrước và phải bồi hoàn lại số tiền này nếu không xuất trình đủ chứng từ hợp lệtrong thời hạn quy định
* L/C tuần hoàn: là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi sử dụngxong hoặc sau khi hết hạn hiệu lực L/C thì sẽ tự khôi phục lại giá trị như cũ
mà không cần mở L/C mới L/C tuần hoàn được dùng trong trường hợp haibên mua và bán những mặt hàng có giá trị lớn, có mối quan hệ mua bánthường xuyên định kỳ hay ký một hợp đồng có giá trị lớn giao hàng làm nhiềulần, người bán tin cậy người mua Loại L/C này có lợi cho người mua vì tiết
Trang 13kiệm được chi phí mở L/C làm nhiều lần giá trị một L/C mở nhỏ hơn, do đóngười mua không bị ứ đọng vốn trong trường hợp phải ký quỹ
* L/C chuyển nhượng: là một L/C mà người hưởng đầu tiên có thể yêu cầungân hàng phục vụ mình chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần giá trị L/Cgốc cho một hoặc nhiều người hưởng lợi thứ hai Bởi trong hoạt động sảnxuất thường có mối quan hệ tín dụng thương mại, một nhà sản xuất có thểmua chịu hàng hoá của một nhà cung cấp làm đầu vào để sản xuất khi nhà sảnxuất được thanh toán họ sẽ trả cho nhà cung cấp, để an toàn nhà cung cấp yêucầu L/C phải là L/C chuyển nhượng L/C này sẽ loại trừ khả năng nhà sảnxuất sau khi nhận được tiền hàng trì hoãn không trả cho nhà cung cấp
* L/C giáp lưng: khi người hưởng nhận được một L/C không phải L/Cchuyển nhượng song không thể tự mình cung cấp hàng hoá, khi đó họ có thểthoả thuận với ngân hàng của mình phát hành một L/C thứ hai với nội dungtương tự cho người cung cấp hàng hoá
* L/C dự phòng: do căn cứ chủ yếu để ngân hàng trả tiền là bộ chứng từ
do người bán xuất trình sau khi nhận được hàng, nên vẫn có thể xảy ra rủi rocho người mua khi người bán có ý đồ làm chứng từ giả để nhận tiền Để đảmbảo quyền lợi của mình người mua yêu cầu ngân hàng của người bán pháthành một L/C trong đó có cam kết sẽ thanh toán cho họ trong trường hợpngười bán không hoàn thành nghĩa vụ Các L/C này thường có tính chất dựphòng và dùng trong quan hệ một bên là người đặt hàng một bên là người sảnxuất
* L/C đối ứng: ra đời để phục vụ cho phương thức mua bán hàng đổi hànghoặc trong gia công, khi đó người bán đồng thời là người mua và ngược lại.Như vậy, người mua nguyên liệu mở cho người bán một L/C đảm bảo thanhtoán giá trị nguyên liệu nhập khẩu và L/C này chỉ có giá trị khi người bán camkết nhập lại những thành phẩm được sản xuất ra từ chính nguyên liệu trên L/
Trang 14C này đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, người mua thành phẩm mua đúnghàng hoá làm từ nguyên liệu mà mình cung cấp, bên gia công được đảm bảo
về đầu ra yên tâm sản xuất vì sản phẩm có những đặc điểm riêng do người đặthàng theo đùng quy định
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộngrãi nhất hiện nay Các phương thức thanh toán quốc tế khác như chuyển tiền,nhờ thu đều bộc lộ những mâu thuẫn về quyền lợi giữa người mua và ngườibán mà rủi ro thường nghiêng về phía người bán Phương thức thanh toán tíndụng chứng từ đã giải quyết được phần lớn những mâu thuẫn đó và dung hoàđược quyền lợi của mỗi bên Người bán sẽ thu đủ và đúng số tiền sau khi đãthực hiện nghĩa vụ của mình theo các điều kiện của L/C, người mua cũng chỉđược yêu cầu thanh toán khi đã nhận đủ hàng Ngoài ra, thanh toán theophương thức này cũng giúp ngân hàng thu được phí trong hoạt động giao dịch
và khả năng huy động tiền gửi tăng lên
Tuy nhiên phương thức tín dụng chứng từ còn có nhược điểm: các quyđịnh trong thanh toán quốc tế phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng trong nhiềutrường hợp gây khó khăn cho việc thu hút khách hàng trong hoạt động thanhtoán của ngân hàng Để mở L/C nhập khẩu, khách hàng phải qua nhiều thủtục mất thời gian Hơn nữa đối với những khách hàng lần đầu tiên tham giagiao dịch với ngân hàng phải chịu mức ký quỹ khá cao điều này an toànnhưng lại dễ làm mất khách hàng Ngoài ra, đây cũng là một trong nhữngnghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao do tính phức tạp nên nó chứa đựng nhiềurủi ro Bởi ngân hàng không chỉ là trung gian thanh toán mà còn tham gia trựctiếp quá trình thanh toán, nên đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ tính tỉ mỉ cẩn trọng vàthực thi đúng quy trình thanh toán
Trang 151.3.2.4 Một số phương thức thanh toán khác.
* Phương thức mở tài khoản:
- Khái niệm: Nhà xuất khẩu mở tài khoản để ghi nợ nhà nhập khẩu sau khinhà xuất khẩu đã hoàn thành giao hàng hóa dịch vụ, định kỳ sau khi kiểm tra,đối chiếu theo thoả thuận giữa hai bên nhà nhập khẩu trả tiền cho nhà xuấtkhẩu
- Đặc điểm của phương thức:
Đây là phương thức không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng làngười mở tài khoản và thực thi thanh toán
Chỉ mở tài khoản đơn biên không mở tài khoản song biên
Nhà nhập khẩu mở tài khoản thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõikhông có giá trị thanh quyết toán
Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
Do những đặc điểm trên mà phương thức mở tài khoản chỉ áp dụng trongtrường hợp người mua và người bán thực sự tin tưởng lẫn nhau hoặc dùngtrong mua bán hàng đổi hàng nhiều lần, thường xuyên trong thời gian nhấtđịnh, thanh toán tiền gửi bán hàng ở nước ngoài, thanh toán phi mậu dịch
* Phương thức thanh toán uỷ thác mua:
Là phương thức mà trong đó, ngân hàng của nhà nhập khẩu theo yêu cầucủa nhà xuất khẩu viết thư cho ngân hàng đại lý tại nước xuất khẩu để yêu cầungân hàng này thay mặt mua hộ hối phiếu của nhà xuất khẩu ký phát.Theo đóngân hàng đại lý căn cứ vào những điều khoản quy định của thư uỷ thác màquyết định việc thanh toán tiền hàng cho nhà nhập khẩu
Đây là một hình thức của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ quangân hàng đại lý Việc mở thư uỷ thác không phải dựa vào sự tín nhiệm củangân hàng của nhà nhập khẩu mà là ngân đại lý ở nước ngoài trả tiền hốiphiếu của nhà xuất khẩu ký phát, bởi vậy ngân hàng của nhà nhập khẩu đem
Trang 16một số ngoại tệ tương ứng với số tiền trên hối phiếu gửi trước ở nước ngoài.Phương thức này thanh toán không dựa trên sự tín nhiệm bảo đảm mà dựatrên cơ sở đảm bảo bằng tiền.
Tóm lại, mối một phương thức được sử dụng trong thanh toán quốc tế đều
có những ưu điểm và nhược điểm riêng Tuỳ vào sự hợp lý giữa các yếu tố về
an toàn, về kinh tế và về phí tổn mà nhà xuất khẩu cũng như nhà nhập khẩulựa chọn một phương thức hợp lý Đối với các ngân hàng cũng vậy cần phảixem xét kỹ từng phương thức để phát triển phương thức đó phù hợp với lợithế của ngân hàng mình và đưa ra tư vấn tốt nhất cho khách hàng
1.3.3 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động của ngân hàng thương mại.
1.3.3.1 Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị phần kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính, thực hiện chức năng kinhdoanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng Thôngqua hoạt động đa năng, ngân hàng thương mại đã thiết lập nên mối quan hệkhông chỉ với khách hàng trong nước mà còn thiết lập quan hệ với các tổchức kinh tế quốc tế khác và đã trở thành một chủ thể tham gia vào hoạt độngthanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế đã trở thành chức năng ngân hàngquốc tế của ngân hàng thương mại
Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng không chỉ đóng vai trò trung gianthanh toán, mà còn tư vấn cho khách hàng về điều kiện thanh toán, hướng dẫn
về kỹ thuật thanh toán nhằm giảm rủi ro, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng,tạo sự an tâm, tin tưởng cho khách hàng trong giao dịch ngoại thương
Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là với các ngânhàng cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày càng gay gắt và thêmvào đó là xu hướng phát triển ngoại thương, đầu tư tài chính mang tính quốc
Trang 17tế như hiện nay Do đó thanh toán quốc tế là nghiệp vụ không thể thiếu giúpngân hàng thương mại có thể ít nhất là giữ được các khách hàng hiện có, đồngthời tạo cơ hội thu hút khách hàng mới.
1.3.3.2 Thanh toán quốc tế góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.
Ngoài việc nguồn vốn huy động tăng tạo điều kiện mở rộng hoạt động tíndụng, thông qua thanh toán quốc tế ngân hàng còn tạo ra nguồn thu đáng kể
từ thu phí dịch vụ thanh toán, tài trợ xuất khẩu, mua bán ngoại tệ…
1.3.3.3 Thanh toán quốc tế góp phần phân tán tủi ro trong kinh doanh.
Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể quản lý việc sửdụng vốn vay và giám sát được tình hình kinh doanh của khách hàng, tạo điềukiện quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư Mặt khác, việc kinhdoanh đa năng là phương sách hiệu quả để phân tán rủi ro trong kinh doanhcủa ngân hàng
1.3.3.4 Thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế không chỉ tạo điều kiện thu hút khách hàng,làm tăng số dư tiền gửi thanh toán mà trong quá trình thực hiện các phươngthức thanh toán cho khách hàng đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ,những khoản tiền ký quỹ mở thư tín dụng của khách hàng tạo ra nguồn vốn rẻ
và tương đối ổn định Ngoài ra, các khoản khách hàng nộp để giải ngân thếchấp lô hàng nhập khẩu do ngân hàng quản lý khi chưa đến hạn thanh toáncũng là một nguồn tạo thanh khoản cho ngân hàng dưới hình thức tiền tậptrung chờ thanh toán
1.3.3.5 Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại.
Thanh toán quốc tế giúp cho quy mô hoạt động của ngân hàng vượt ra khỏiphạm vi quốc gia hoà nhập với các ngân hàng trên thế giới, góp phần nângcao uy tín ngân hàng nội địa trên trường quốc tế Trên cơ sở đó, ngân hàng cóđiều kiện phát triển quan hệ đại lý, khai thác nguồn tài trợ trên thị trường
Trang 18quốc tế, nguồn tài trợ từ ngân hàng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn pháttriển kinh tế xã hội.
Tóm lại, thanh toán quốc tế không những có vai trò vi mô với nền kinh tế
mà vai trò vĩ mô của hoạt động này là không nhỏ Hoạt động này góp phầnthúc đẩy nền kinh tế đối ngoại phát triển, nó còn là chỉ tiêu đánh giá kết quảkinh doanh của từng đơn vị kinh tế và cao hơn nữa là hiệu quả kinh tế ngoạithương của một quốc gia Thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối vớimỗi quốc gia nhưng trong giao dịch thanh toán này cũng không thể khôngtránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra
1.3.4 Rủi ro trong thanh toán quốc tế.
Cũng giống như các giao dịch thương mại trong nước, hoạt động thanh
toán quốc tế cũng chứa đựng một số rủi ro tiềm ẩn đó là những rủi ro phátsinh trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế giữa các bên tham gia liênquan tới những giao dịch quốc tế
Thứ nhất, rủi ro về tín dụng Đây là rủi ro mất khả năng thanh toán của
một trong các bên tham gia vào thanh toán đặc biệt trong phương thức tíndụng chứng từ
Nguyên nhân của rủi ro này chủ yếu do trong nền kinh tế thị trường cácdoanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại phải hoạt động trong môitrường cạnh tranh gay gắt chịu sự chi phối chủ yếu của quy luật cung cầu nênthường phải đối mặt với rủi ro từ mọi phía Ngoài ra, do thông tin không đầy
đủ, nếu một bên không nắm vững tình hình tài chính uy tín khả năng thanhtoán của đối tác hoặc không kiểm tra được các thông tin kỹ thuật và hiệu quảtài chính của dự án mà mình tài trợ thì rủi ro cũng là điều khó tránh khỏi
Thứ hai, rủi ro về đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình
không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới những bên có liên
Trang 19quan Đây là vấn đề quan trọng trong thanh toán quốc tế vì các bên đối táctham gia giao dịch thường ở cách xa nhau.
Nguyên nhân sâu xa của rủi ro đạo đức là vấn đề thông tin không đầy
đủ, không cân xứng, vì vậy đã đưa ra những quyết định sai lầm gây nên rủi rotrong thanh toán Trong phương thức tín dụng chứng từ, theo UCP 500 quyđịnh việc thanh toán dựa vào chứng từ hồ sơ mà không căn cứ vào hiện trạngcủa hàng hoá và sự tách biệt này đã tạo ra khe hở, rủi ro đạo đức vẫn có cơ sở
để tồn tại
Thứ ba, rủi ro quốc gia Là những rủi ro liên quan tới sự thay đổi về chính
trị, kinh tế, chính sách quản lý ngoại hối của một quốc gia khiến cho ngườibán không nhận được tiền hàng và người mua không nhận được hàng
Nguyên nhân của rủi ro này là do những biến cố về chính trị, kinh tế, xãhội của một nước như: xung đột xã hội thông qua biểu tình, đình công bạođộng chiến tranh; hoặc do sự cấm vận về kinh tế của quốc tế; chính sách quản
lý ngoại hối của nước nhập khẩu đột ngột thay đổi; vấn đề nợ nước ngoàichồng chất khiến chính phủ của nước nhập khẩu cấm thanh toán hoặc chuyểntiền ngoại tệ ra nước ngoài…
Thứ tư, rủi ro pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp hay khiếu
kiện giữa các bên tham gia thanh toán
Nguyên nhân chính là môi trường pháp lý và luật pháp giữa các bênkhác nhau, dù cho thanh toán quốc tế lựa chọn theo phương thức tín dụngchứng từ được quy định trong UCP 500 song ở những quốc gia khác nhaugiao dịch này cũng bị điều chỉnh phù hợp với luật pháp quốc gia Luật phápquốc gia thường tôn trọng và ít khi đối đầu với thông lệ quốc tế nhưng khôngphải là không có mâu thuẫn, nếu có sự đối nghịch với UCP thì luật pháp quốcgia sẽ vượt lên trên tất cả và phải được tuân thủ Vì vậy rủi ro pháp lý làkhông thể tránh khỏi
Trang 20Thứ năm, rủi ro tác nghiệp Đây là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính
các bên tham gia gây nên Thường được thể hiện trong việc lập các chứng từ
hồ sơ không hoàn hảo, không đáp ứng đầy đủ các điều khoản, điều kiện củacác phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hoặc hành động không đúngtheo UCP 500 và các thông lệ, tập quán quốc tế
Nguyên nhân là do trình độ ngoại thương và thanh toán quốc tế của cácbên tham gia còn yếu nên chưa nắm bắt được các yêu cầu khắt khe của L/C,UCP 500 dẫn đến sai xót trong quá trình giao dịch từ lúc soạn thảo và ký kếthợp đồng cho đến khi lập chứng từ, thanh toán Ngoài ra cũng phải kể đếntrình độ nghiệp vụ, ý thức thực hiện nghiệp vụ của các thành viên tham giathiết lập hồ sơ thanh toán và các văn bản có liên quan
Thứ sáu, rủi ro ngoại hối Là rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định
bằng loại ngoại tệ nào đó, khi tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một tronghai phía đối tác tham gia thanh toán Trong giao dịch L/C các ngân hàng cũnggặp một số rủi ro về ngoại hối, ngân hàng có trạng thái đoản về ngoại tệ khingoại tệ này lên giá thì ngân hàng gặp phải rủi ro và ngược lại nếu trạng tháingoại tệ đó là trường thì khi ngoại tệ đó mất giá thì ngân hàng phải gánh chịutổn thất
Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá dẫn tới rủi rohối đoái đó là ảnh hưởng của sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạmphát; mức chênh lệch lãi suất giữa các nước, giữa thị trường tiền tệ nội địa vàthị trường tiền tệ của quốc tế; một số nhân tố khác như các ảnh hưởng củachiến tranh, thiên tai, sự nhạy cảm về tâm lý;
1.4 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại.
1.4.1 Quan điểm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.
Theo đà phát triển của khoa học công nghệ điện tử viễn thông để hoạtđộng thanh toán quốc tế phát triển thì các nghiệp vụ thanh toán cần phải ứng
Trang 21dụng tốt công nghệ điện tử đó Sự ra đời của thương mại điện tử đã đưa cả thếgiới đứng trước hình thức thanh toán hoàn toàn mới trong hệ thống ngânhàng Để hoà chung với sự phát triển đó thì các ngân hàng thương mại cầnphải nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển dịch vụ mới, đa dạng các loạingoại tệ mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển thị phần thanh toán quốc tếđồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch nhằm gia tăng
số lượng và nâng cao chất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế
Về dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ bên cạnh đó đa dạng các hìnhthức dịch vụ đẩy nhanh quá trình thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàngtrong giao dịch ngoại thương Ví dụ như: với công nghệ thanh toán điện tửnhư hiện nay thì tương ứng với nó là các chứng từ điện tử và nó sẽ dần thaythế cho các chứng từ giấy do lợi ích mà chứng từ điện tử mang lại rất lớn như:tiết kiệm chi phí và hình thức xử lý; giảm thiểu rủi ro và thời gian luânchuyển qua các khâu; giảm bớt những sai sót trong khâu lập chứng từ mà đây
là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc thu tiền chậm của người hưởng lợi Tiếpđến là phát triển hình thức thanh toán bằng thẻ, đây là hình thức thanh toánkhông dùng tiền mặt và có thể sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ tại tất
cả các điểm chấp nhận thanh toán thẻ Từ đó giao dịch thanh toán quốc tếcũng sẽ trở nên dễ dàng hơn tạo ra những bước tiến mới cho ngân hàng
Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế còn thể hiện bằng việc đa dạng hoácác loại ngoại tệ nhằm cung ứng cho khách hàng khi có nhu cầu cần
Ngoài ra, phát triển phạm vi hoạt động của ngân hàng nghĩa là phát triểnhoạt động thanh toán với các đối tác ở các quốc gia khác nhau, đồng thời mởrộng mạng lưới giao dịch nhằm thu hút khách hàng tham gia giao dịch thanhtoán quốc tế Từ đó nâng cao doanh số thanh toán cho ngân hàng
Trang 221.4.2 Các điều kiện tác động tới sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế.
Ngày nay khi nền kinh tế phát triển và được biểu hiện bằng sự phát riểncủa hoạt động ngoại thương đã làm gia tăng nhu cầu thanh toán quốc tế củacác NHTM Để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nhất thiết cần phảiquan tâm tới các điều kiện sau:
1.4.2.1 Điều kiện thuộc về bản thân ngân hàng.
- Thứ nhất, chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại
Việc ngân hàng xây dựng chiến lược kinh doanh triển khai nghiệp vụ kinhdoanh đối ngoại sớm sẽ tạo cho ngân hàng đó có lợi thế ban đầu, tạo được bềdày về kinh nghiệm và chiếm lĩnh được thị phần phục vụ trong việc kinhdoanh xuất nhập khẩu
Địa bàn hoạt động cũng là yếu tố rất quan trọng Hầu hết doanh nghiệpkinh doanh xuất nhập khẩu đều tập trung tại các thành phố lớn, nơi vốn đãdiễn ra sự canh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong việc tiếpthị đối với khách hàng Do vậy, việc chậm đưa hoạt động thanh toán quốc tếvào những địa bàn này thì ngân hàng sẽ không thu hút được khách hàng tiềmnăng đặc biệt nếu không có đội ngũ cán bộ chuyên môn cao, công nghệ ngânhàng hiện đại và nguồn lực tài chính đủ mạnh
Tóm lại, để cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường phục vụ khách hàng xuấtnhập khẩu ngân hàng phải có chiến lược kinh doanh tổng thể, đồng bộ
- Thứ hai, khả năng nguồn lực của ngân hàng thương mại
Đáp ứng yêu cầu của hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng thương mạiphải có hệ thống ngân hàng đại lý đủ để đáp ứng nhu cầu dịch vụ của kháchhàng, đây là điều kiện phát triển hoạt động thanh toán quốc tế ở cả hai chiều:thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu Ngoài ra, ngân hàng luôn luônphải có nguồn vốn, nguồn ngoại tệ đa dạng, các hoạt động tín dụng và kinh
Trang 23doanh ngoại tệ phát triển, điều kiện cung ứng dịch vụ linh hoạt, lãi suất, tỷgiá, phí, điều kiện bảo lãnh, vay vốn…bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ cóchuyên môn cao.
Về công nghệ, công nghệ ngân hàng tiên tiến hiện đại sẽ góp phần pháttriển thêm các dịch vụ mới; nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy nhanh quá trìnhthanh toán, tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch với khách hàng Bởi thanhtoán quốc tế thường liên quan tới khoảng cách không gian và thời gian nênkhi công nghệ phát triển thì sẽ tiết kiệm được chi phí nâng cao hiệu quả và uytín
Trong tương lai gần, khi thương mại điện tử chính thức thực được hiện tạiViệt Nam, ngân hàng sẽ phải từng bước phát triển cơ sở hệ thống công nghệthông tin đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của nghiệp vụ thanh toán quốc tế
- Thứ ba, chính sách khách hàng
Để duy trì và phát triển mọi mặt hoạt động của ngân hàng nói chung hoạtđộng thanh toán quốc tế nói riêng, ngân hàng cần phải có tầm nhìn chiến lượctrong xây dựng chính sách khách hàng Lựa chọn đối tượng khách hàng, tạodựng mối quan hệ bền chặt, áp dụng chính sách linh hoạt và tạo ra uy tín ngàycàng cao Việc xếp loại khách hàng không chỉ căn cứ vào chất lượng quan hệtín dụng mà còn kể đến uy tín của khách hàng trong thanh toán
- Thứ tư, uy tín của ngân hàng thương mại trong thanh toán quốc tế
Uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế làtiêu chí tổng hợp từ rất nhiều yếu tố: chất lượng dịch vụ, kỹ thuật xử lýnghiệp vụ, khả năng thanh toán,… Một ngân hàng có uy tín là điều kiện đầutiên để khách hàng (hoặc bên đối tác của họ) lựa chọn giao dịch Nhờ đó uytín của bản thân khách hàng cũng được đảm bảo và nâng lên, độ rủi ro giảm
đi và khách hàng giảm được chi phí mua hàng và không phải trả thêm các phíphát sinh từ việc ngân hàng giao dịch có uy tín không cao Đây là điều kiện
Trang 24quan trọng để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, tăng doanh thu mở rộngthị phần thanh toán quốc tế Tuy nhiên uy tín của một ngân hàng không chỉphụ thuộc vào ngân hàng trung ương của nó quyết định mà còn phụ thuộcphần lớn vào uy tín của mỗi chi nhánh thành viên.
1.4.2.2 Điều kiện khách quan.
- Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ
Các chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi một nước được đưa nhằm mục đíchđiều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế của nước đó Trong các chính sáchnày có một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động ngoại thương vàảnh hưởng gián tiếp đền sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế như: chínhsách thuế, chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, chính sách kinh tế đốingoại, chính sách quản lý ngoại hối
Đối với chính sách thuế và chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩunếu chính sách đưa ra không hợp lý sẽ dẫn đến hạn chế xuất khẩu hoặc thuhẹp nhập khẩu hoặc hạn chế cả hai xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới kimngạch xuất nhập khẩu Ngoài ra, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hoạtđộng xuất nhập khẩu cũng như thanh toán quốc tế là rất cần thiết bởi nhữnghoạt động này mang tính rủi ro cao
Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nóiriêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với phát triển hoạt động thanh toánquốc tế Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực rất rộng bao gồm các hoạt độngngoại thương, đầu tư tài chính, dịch vụ quốc tế, chuyển giao công nghệ vànhiều hoạt động kinh tế khác, trong đó hoạt động ngoại thương là một hoạtđộng trọng tâm và chính sách kinh tế đối ngoại chính là cơ sở nền tảng và cótác động trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế
Chính sách ngoại hối là những quy định liên quan tới pháp lý, những thể lệcủa ngân hàng nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc đá
Trang 25quý và những giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ; cũng như việc trao đổi, sử dụngmua bán ngoại tệ trên thị trường và trong quan hệ thanh toán, tín dụng vớinước ngoài…với chức năng là trung gian thanh toán, khi thực hiện thanh toánquốc tế, hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò kiểm soát luồng tiền ravào của một đất nước Vì vậy, các ngân hàng thương mại được phép tham giahoạt động thanh toán quốc tế phải tuân thủ đầy đủ, chấp hành nghiêm ngặtcác quy định về quản lý ngoại hối do ngân hàng nhà nước ban hành Ngượclại, nếu chính sách ngoại hối của nhà nước đưa ra không đúng đắn sẽ tác độngxấu đến cán cân thanh toán từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cân đốingoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế của ngân hàng.
- Sự phát triển của hoạt động ngoại thương
Hoạt động ngoại thương là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng quan trọngnhất tới hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Sự phát triển của kinh tếđối ngoại và đặc biệt là hoạt động ngoại thương sẽ làm phát sinh nhiều nhucầu thực hiện nghĩa vụ tiền tệ của quốc gia này với một quốc gia khác Đâychính là điều kiện để ngân hàng thương mại phát triển nghiệp vụ thanh toánquốc tế của mình
- Tỷ giá hối đoái
Trong hoạt động thanh toán quốc tế, thông thường ngoại tệ mạnh tự dochuyển đổi sẽ được sử dụng trong các giao dịch Để xác định giá trị quy đổicủa đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác, các nước dùng tỷ giá hốiđoái Tỷ giá hối đoái là một nhân tố nhạy cảm được xác định bởi mối quan hệcung cầu trên thị trường tiền tệ Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuấtnhập khẩu, biến động của tỷ giá còn ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng Việc cân nhắc mua bán ngoại tệ trở nên rất khó khăn khi tỷgiá thay đổi liên tục, bất thường và hậu quả là nguồn ngoại tệ phục vụ thanhtoán bị ảnh hưởng Từ đó các ngân hàng buộc phải lựa chọn: hoặc chấp nhận
Trang 26co hẹp hoạt động thanh toán quốc tế, hạn chế đối tượng khách hàng hoặc phảichịu lỗ về kinh doanh ngoại tệ, bù lại ngân hàng sẽ giữ được khách hàng Nếubiết chọn thời điểm và tính toán khả năng cân đối ngoại tệ cân nhắc lợi íchtổng thể từ các dịch vụ khác do hoạt động thanh toán quốc tế đem lại nhưnguồn tiền gửi, ký quỹ, tín dụng, dịch vụ phí…có thể sẽ trở thành cơ hội chongân hàng thu hút thêm một lượng khách hàng mới
- Môi trường pháp lý
Để tạo khả năng hội nhập với cộng đồng quốc tế trong thương mại quốc tếcũng như trong hoạt động thanh toán quốc tế, khung pháp lý của mỗi quốc giađòi hỏi phải được bổ sung hoàn thiện theo hướng chuẩn mực quốc tế Hoạtđộng thanh toán quốc tế một mặt thực hiện theo các quy chuẩn quốc tế, mặtkhác phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan của mỗi quốc gia
Trên đây là những nét tổng quát về hoạt động thanh toán quốc tế của một ngân hàng thương mại nói chung Vậy để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại một ngân hàng thương mại mà cụ thể là NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội thì cần phải có những điều kiện gì? Những khó khăn, thuận lợi nào hạn chế hoặc tạo điều kiện cho phát triển hoạt động thanh toán đó Chương 2 sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội.
Trang 27CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI.
2.1 Khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh Tây Hà Nội
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Tây Hà Nội.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ chế thị trường hoạt động ngân hàngthương mại được thay đổi về cơ bản và toàn diện với hai pháp lệnh ngân hàng23/5/1990 hệ thống ngân hàng nước ta đã chuyển từ 1 cấp sang 2 cấp tách biệthai chức năng quản lý và kinh doanh NHNo&PTNT từ khi ra đời chủ yếuhoạt động tại các tỉnh, huyện Sau một thời gian, cùng với sự phát triển của cơchế thị trường đã lập các chi nhánh ở các quận để phục vụ các tầng lớp nhândân và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Do vậy, NHNo&PTNT chinhánh Tây Hà Nội đã được thành lập theo quyết định số 126/QĐ/HĐQT –TCCB (quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam).Theo đó quyết định có:
Tên gọi: Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông ThônTây Hà Nội
Trụ sở giao dịch: Đặt tại nhà số 115, Phố Nguyễn Lương Bằng, QuậnĐống Đa, thành phố Hà Nội
2.1.2 Mô hình tổ chức quản lý.
Chi nhánh Tây Hà Nội thành lập chính thức ngày 21/7/2003 cho đến naymới được hơn 3 năm nhưng chi nhánh hoạt động tương đối tốt và đạt hiệu quảcao Tính đến nay gồm 4 chi nhánh cấp 2 và 3 phòng giao dịch, tổng số cán
bộ nhân viên trong biên chế gồm 99 cán bộ, hoạt động có trách nhiệm cao vàđóng góp chuyên môn năng lực cho sự phát triển của chi nhánh Tây Hà Nội
Trang 28Chi nhánh NHNo và PTNT Tây Hà Nội
Hàng TrốngHoàng Văn TháiNguyễn Du
Sơ đồ tổ chức:
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tây Hà Nộihoạt động kinh doanh có con dấu riêng, có quyền hạn nhất định Chi nhánhhoạt động kinh doanh chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay, bên cạnh đó còn có
Trang 29những hoạt động như chuyển tiền nhanh, dịch vụ bảo lãnh dự thầu…với chứcnăng và nhiệm vụ chủ yếu như: huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổchức kinh tế, các tầng lớp dân cư…đầu tư cho vay các thành phần kinh tếtrong xã hội Ngoài ra, chi nhánh còn phục vụ công tác xoá đói giảm nghèotrên địa bàn theo công trình của Chính Phủ và của UBND thành phố Hà Nội.
- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển tiềnđiện tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT CODE,VBAAVNVX412
- Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu cho vay cầm cố các chứng từ
Trên cơ sở nhận thức những khó khăn và khai thác những thuận lợi một
cách hiệu quả, hoạt động của NHNo&PTNT Tây Hà Nội được thực hiện mộtcách có hiệu quả và đạt được những kết quả nổi bật sau:
Trang 302.1.4.1 Hoạt động huy động vốn.
Hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng từ đó chất lượng dịch
vụ cũng được nâng cao hơn Ngoài ra với công nghệ hiện đại, cán bộ côngnhân viên được đào tạo liên tục nhờ đó mà hoạt động huy động vốn của chinhánh phát triển không chỉ ở chất lượng mà còn phát triển cả số lượng
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2003 – 2006.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
*Tổng nguồn 852,093 2,463,529 2,672,541 2,751,359+ Nội tệ 600,331 1,788,820 1,995,386 2,244,235
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 - 2006)
Tổng nguồn huy động của chi nhánh liên tục tăng từ khi mới thành lập vàcũng thay đổi theo cơ cấu nhất định đối với từng đối tượng khách hàng
Tổng nguồn huy động được của chi nhánh tăng từ 852,093 triệu đồng năm
2003 lên 2,463,529 triệu năm 2004 đến năm 2006 con số tăng lên đến2,751,359 triệu gấp 4 lần so với năm 2003 kéo theo là sự thay đổi về cơ cấunguồn huy động của từng nhóm đối tượng khách hàng
Đơn vị: Triệu đồng.
Trang 31
0 200,000
4 TG kh¸c 2.TG TCKT
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn huy động từ năm 2003 – 2006.
Từ biểu đồ cơ cấu huy động tiền gửi cho thấy việc huy động tiền gửi từdân cư tăng lên một cách rõ rệt bên cạnh đó huy động từ các tổ chức tín dụnggiảm tương đối do kết quả của việc tung ra thị trường các sản phẩm kích thíchkhách hàng là dân cư dựa vào ưu thế số lượng dân thành thị ngày càng tăng.Sản phẩm phục vụ thị hiếu khách hàng rất tiện dụng như tiết kiệm điện tử,khuyến khích dân cư dựa vào dự thưởng…đã thu hút ngày càng nhiều lượngvốn nhàn rỗi góp phần làm tăng tổng nguồn vốn huy động Năm 2003 số vốnhuy động từ dân cư 17,599 triệu chiếm 2% trong cơ cấu nguồn huy động đượcđến năm 2006 số vốn này tăng lên 1,425,077 triệu chiếm 52% cơ cấu nguồn.Điều đó chứng tỏ chiến lược hoạt động có hiệu quả của chi nhánh trong việchuy động nguồn vốn từ dân cư
2.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn.
Trong các nghiệp vụ tham gia vào hoạt động huy động vốn và sử dụng vốnthì nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng nó lànền tảng trong sự phát triển của một ngân hàng thương mại Bởi vậy, hoạtđộng sử dụng vốn được phản ánh qua tổng dư nợ của một ngân hàng.NHNo&PTNT Tây Hà Nội cùng với sự phát triển chung của toàn hệ thốngNgân Hàng Nông Nghiệp, dư nợ tín dụng không ngừng tăng trong những nămqua đặc biệt trong hai năm 2005 và năm 2006
Trang 32(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 - 2006)
Tổng mức dư nợ đến năm 2006 đạt 1,496,963 triệu đồng so với năm 2005
là 1,270,077 triệu đồng bằng 117,86% năm 2005 và gấp gần 4 lần so với năm
2003 điều đó cho thấy chi nhánh đã chú trọng vào việc cung cấp các sảnphẩm tín dụng với nhiều tiện ích cho khách hàng Mặc dù trong năm 2005tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động nhưng bằng kinh nghiệm và khảnăng của mình mà chi nhánh Tây Hà Nội đã đưa ra những giải pháp phát triển
từ đó có những bước tiến rõ rệt, được thể hiện cụ thể trong năm 2006:
- Dư nợ theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ: 1,127,763 triệu đồng chiếm 75% trong tổng dư nợ
+ Dư nợ ngoại tệ: 369,200 triệu đồng chiếm 25% tổng dư nợ
- Dư nợ theo thời gian:
+ Dư nợ ngắn hạn: 814,355 triệu đồng chiếm 54% tổng dư nợ
+ Dư nợ trung hạn: 296,573 triệu đồng chiếm 20% tổng dư nợ
Trang 33+ Dư nợ dài hạn: 296,573 triệu đồng chiếm 26% tổng dư nợ.
- Dư nợ theo thành phần kinh tế:
+ Doanh nghiệp nhà nước: 666,224 triệu đồng chiếm 45% tổng dư nợ + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 688,040 triệu đồng chiếm 46% tổng dưnợ
+ Hợp tác xã: 1,205 triệu đồng
+ Cá nhân, hộ gia đình: 141,494 triệu đồng chiếm 8% tổng dư nợ
* Ngoài các hoạt động cơ bản trên chi nhánh còn tham gia vào một số hoạtđộng khác nhằm mở rộng thị phần gia tăng doanh số trong giao dịch đồngthời đây cũng là một hình thức giới thiệu vị thế của NHNo&PTNT nói chung
và của chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng đối với khách hàng trong nước vàquốc tế Dưới đây là một số hoạt động khác của chi nhánh:
- Tiền gửi tiết kiệm gửi góp: NHNo&PTNT Tây Hà Nội huy động tiết kiệmgửi góp bằng VNĐ
- Dịch vụ chi trả kiều hối WESTERN UNION: ngân hàng và phát triển nôngthôn là đại lý chính thức của dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union vớihơn 95.000 đại lý, 140.000 điểm giao dịch trên 185 quốc gia trên thế giới
- Giấy tờ có giá ngắn hạn: với đội ngũ cán bộ thủ quỹ kiểm ngân lành nghề,nhiều kinh nghiệm, hệ thống máy móc hiện đại sẵn sàng phục vụ khách hàng
có nhu cầu thu chi tiền mặt tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội
- Thanh toán thẻ ghi nợ nội địa: thẻ ghi nợ nội địa là phương tiện thanh toánkhông dùng tiền mặt do ngân hàng nông nghiệp phát hành, cho phép chủ thẻ
sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn hoặc trong hạnmức thấu chi cho phép để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt tạiđơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt trong phạm vi lãnh thổ ViệtNam Đồng tiền thanh toán: toàn bộ các giao dịch thanh toán bằng thẻ ghi nợ
do NHNo phát hành chỉ thực hiện bằng đồng Việt Nam
Trang 34- Nghiệp vụ cho vay: trên cơ sở đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng khoản vaycủa khách hàng, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đưa ra rất nhiều phương thức chovay để khách hàng lựa chọn, bao gồm: cho vay từng lần, cho vay thông quanghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn, cho vay
uỷ thác, cho vay theo hạn mức thấu chi
- Nghiệp vụ bảo lãnh: NHNo&PTNT Tây Hà Nội thực hiện các loại bảo lãnhsau: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thựchiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm
- Thanh toán điện tử: để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chinhánh đã triển khai kết nối thanh toán điện tử với thanh toán với khách hàng
- Thanh toán quốc tế: chi nhánh cung cấp các dịch vụ thanh toán L/C, nhờthu, chuyển tiền, tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Bên cạnh đó NHNo&PTNT Tây Hà Nội còn tham gia các hình thức thanhtoán:
+ Tham gia thánh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống NHNo
+ Tham gia thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn + Tham gia thanh toán liên ngân hàng giữa các ngân hàng thương mại + Tham gia thanh toán song biên giữa ngân hàng: NHNo&PTNT – NHCT– NHĐT
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Trong những năm qua chi nhánh luôn cố gắng nâng cao nghiệp vụ để phục
vụ tốt khách hàng Đặc biệt trong sự đổi mới về công nghệ, văn hoá kinhdoanh được phát triển điều đó giúp ngân hàng luôn đạt được mục tiêu đề ra.Ngoài ra, hiệu quả đạt được từ hoạt động của chi nhánh cũng đóp góp rất lớntới kết quả đạt được của toàn chi nhánh
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của chi nhánh (2003 – 2006).
Trang 35Biểu đồ 2.2: Tổng thu qua các năm 2003 - 2006.
Tổng thu của chi nhánh đã không ngừng tăng lên nhất là trong giai đoạn
2004 – 2005 tăng một cách đột biến từ 98,911 triệu lên tới 206,498 triệu Hoạtđộng của ngân hàng đạt hiệu quả và có chất lượng được phản ánh rõ rệt quatổng thu của chi nhánh
Tổng thu 232 tỷ, tăng so với 31/12/2005 là 26 tỷ trong đó thu từ hoạt độngtín dụng là 203 tỷ; thu từ dịch vụ còn hạn chế chỉ chiếm 4,4% tổng thu
Tổng chi 195 tỷ tăng so với 2005 là 19 tỷ trong đó chi về hoạt động huyđộng vốn là 152 tỷ chiếm 84.9% trong tổng chi
Chênh lệch bình quân đầu ra - đầu vào là 0,35%
Trang 362.3 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội.
2.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của phòng thanh toán quốc tế.
- Chức năng:
Tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược kinh doanh, phát triển, theodõi, quản lý và tổ chức thực hiện các sản phẩm dịch vụ: kinh doanh ngoại tệ,thanh toán quốc tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh
- Nhiệm vụ: thực hiện các nghiệm vụ cơ bản như kinh doanh ngoại tệ, thanhtoán quốc tế theo đúng quy định của ngân hàng Nhà Nước Ngoài ra, phòngTTQT không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu củakhách hàng
2.3.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Tây Hà Nội từ năm 2004 – 2006
Từ khi thành lập tới nay nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã được đầu tư vàphát triển nhanh chóng đóng góp vào thành công chung của chi nhánh Tây HàNội Những kết quả đó được biểu hiện bằng sự gia tăng nhanh chóng về sốlượng khách hàng tham gia giao dịch thanh toán quốc tế và doanh số của từngphương thức thanh toán được áp dụng qua các năm
2.3.2.1 Tình hình khách hàng của hoạt động thanh toán quốc tế
Trong chiến lược phát triển kinh doanh và theo chỉ đạo của NHNo&PTNTViệt Nam thì việc tập trung vào khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
cá nhân đô thị là một trong những chiến lược quan trọng Từ khi thành lập tớinay, khách hàng của chi nhánh Tây Hà Nội tăng trưởng qua các năm và lượngkhách hàng giao dịch hiện nay đạt 64 khách hàng doanh nghiệp Khách hàngtruyền thống vẫn có mối quan hệ tốt với ngân hàng và khách hàng này thường
có nhu cầu thanh toán quốc tế lớn Ngoài ra, một số doanh nghiệp mở rộngsản xuất kinh doanh bởi vậy việc sản xuất và kinh doanh liên quan tới hoạt
Trang 37động thanh toán quốc tế ngày càng nhiều Tiếp đến là quá trình hội nhập kinh
tế của Việt Nam được đánh dấu bằng việc gia nhập tổ chức thương mại quốc
tế WTO nên nhu cầu xuất nhập cũng tăng nhanh Do đó, việc tăng thêmlượng khách hàng của chi nhánh cũng là xu hướng chung và tất yếu
2.3.2.2 Kết quả đạt được của từng phương thức thanh toán quốc tế áp dụng.
Trong một hợp đồng giao dịch kinh tế quốc tế thì phương thức thanh toánquốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng Với mỗi phương thức đều có nhữnglợi thế và những rủi ro có thể xảy ra đối với người mua và người bán Hiệnnay, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đang áp dụng 3 phương thức thanh toán cơbản Đó là phương thức chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ
- Phương thức chuyển tiền:
Trên thực tế phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toánkhông được ưa chuộng trên thế giới nhưng do tính tiện dụng, đơn giản phígiao dịch thấp hơn phương thức tín dụng chứng từ thì phương thức này đượckhá nhiều doanh nghiệp sử dụng Cũng giống như các phương thức khác, thựchiện thanh toán bằng phương thức chuyển tiền là các doanh nghiệp có tàikhoản thanh toán tại chi nhánh Tây Hà Nội
Ngân hàng dựa vào yêu cầu của khách hàng mà thực hiện chuyển tiền theocác hình thức khác nhau thường là chuyển tiền điện tử thông qua mạng thanhtoán quốc tế liên ngân hàng (SWIFT) hay Telex Chuyển tiền đi tại NHNoqua các trung gian là ngân hàng của nhà nhập khẩu (NHNo), ngân hàng củanhà xuất khẩu và ngân hàng thứ ba là ngân hàng mà ngân hàng nhập khẩu vàngân hàng xuất khẩu mở tài khoản NOSTRO, và chuyển tiền đến thì ngượclại NHNo sẽ là ngân hàng của nhà xuất khẩu Ngoại tệ dùng trong thanh toánquốc tế là loại nào thì tài khoản NOSTRO của NHNo sẽ được mở tại nước đó.Với mạng lưới rộng khắp với hơn 980 ngân hàng đại lý và các tổ chức tàichính quốc tế tại hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, hoạt động thanh toán
Trang 38theo phương thức chuyển tiền ngày càng phát triển rộng rãi Khi khách hàng
là các doanh nghiệp Việt Nam là nhà nhập khẩu sử dụng phương thức nàyphải thanh toán tiền hàng trước thì ngân hàng tư vấn cho khách hàng có bảolãnh dự phòng với nội dung do các bên cùng thống nhất để giảm rủi ro chokhách hàng cúng như ngân hàng ( nếu ngân hàng tài trợ tín dụng để thanhtoán ) Bởi vậy, từ khi thành lập đến nay doanh số chuyển tiền của chi nhánhTây Hà Nội có những chuyển biến sau:
Bảng 4: Doanh thu của phương thức chuyển tiền (2004 – 2006).
9,797,377.59
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT qua năm 2004 - 2006)
Như vậy, thanh toán theo phương thức chuyển tiền của chi nhánh Tây HàNội có những thay đổi qua các năm Từ năm 2004 đến cuối năm 2005 doanh
số tăng lên từ 10,231,948.34 USD lên đến 12,018,874.35 USD tăng 1,17 lầnchiếm khoảng 29.8% tổng doanh số TTQT Bên cạnh tăng về doanh số là tăng
cả về số món chuyển tiền (từ 367 món lên 459 món), phản ánh rõ mục tiêu màchiến lược kinh doanh của toàn chi nhánh trên toàn bộ thị trường nhằm tậptrung vào khách hàng doanh nghiệp, cá nhân Nhờ vậy mà các đối tượngkhách hàng tham gia giao dịch với chi nhánh ngày càng nhiều: công ty TNHHXuân Thành, công ty xuất nhập khẩu văn hoá phẩm,…Ngoài ra, doanh sốtăng lên còn do việc mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp truyền thống củachi nhánh như: công ty thương mại Hương Giang,…và phát triển thêm dịch
vụ chuyển tiền du học của khách hàng là cá nhân, lượng tiền kiều hối chuyển
từ nước ngoài về
Trang 39Sang đến năm 2006 doanh số chuyển tiền của chi nhánh giảm tương đốiđáng kể từ 12,018,874.35 USD năm 2005 chiếm 37,5% tổng doanh số chuyểntiền giảm xuống còn 9,797,377.59 USD năm 2006 chỉ chiếm 30,5% tổngdoanh số dẫn tới tỷ trọng của nguồn này chỉ chiếm 19% trong tổng doanh sốTTQT Tỷ trọng doanh số chuyển tiền giảm xuống chủ yếu do khách hàng lớntrong thời gian này đã chuyển sang thanh toán bằng phương thức tín dụngchứng từ và những doanh nghiệp tham gia vào chuyển tiền chỉ chiếm mộtlượng nhỏ, thêm vào đó một số khách hàng không phát sinh giao dịch do cácngân hàng khác trên cùng địa bàn hỗ trợ cho khách hàng nhiều hơn khiến họsang giao dịch với ngân hàng đó kéo giảm nghiêm trọng doanh thu phươngthức chuyển tiền của chi nhánh.
- Phương thức nhờ thu:
Do đặc thù của phương thức nhờ thu là quyền lợi của nhà xuất khẩu khôngđược đảm bảo trong trường hợp nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng nếu thịtrường có những biến động bất lợi cho sản xuất kinh doanh của họ Vì vậy,nhà xuất khẩu thường hiếm khi sử dụng phương thức thanh toán này Do vậyphương thức này ít được sử dụng và khách hàng có xu hướng sử dụng phươngthức thanh toán tín dụng chứng từ cho việc trao đổi mua bán hàng hoá giữacác đối tác hoặc dùng phương thức chuyển tiền trong những mối quan hệ bạnhàng tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau nhằm giảm mức phí dịch vụ Trong chinhánh, nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ là chủ yếu và trongphương thức này rủi ro sẽ được giảm thiểu cho nhà xuất khẩu Khác với nhờthu trơn phương thức thanh toán kèm chứng từ khống chế theo bộ chứng từtức là nếu nhà nhập khẩu không thanh toán tiền hàng hoặc không ký chấpnhận thanh toán hối phiếu thì nhà nhập khẩu cũng sẽ không nhận được bộchứng từ hàng hoá Quyền lợi của nhà xuất khẩu sẽ được đảm bảo hơn vì sựràng buộc giữa việc thanh toán và nhận hàng của người mua Xuất phát từ