Khái niệm bảo lãnh ngân hàngBộ Luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại điều 366có định nghĩa về bảo lãnh như sau:“Bảo lãnh là việc người thứ ba gọi là người bảo lãnh cam
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
NHTM là một trung gian tài chính có vai trò quan trọng đối với sự pháttriển của nền kinh tế thông qua chức năng nhận tiền gửi, cung cấp tín dụng vàthực hiện các dịch vụ ngân hàng Ngày nay, các ngân hàng thường có xu hướng
mở rộng các loại hình dịch vụ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa xã hội Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ ra đời từ những năm 70 củathế kỷ 20 được sử dụng như là một công cụ để đảm bảo tính lành mạnh của cácquan hệ kinh tế vốn ngày một phức tạp Trên thế giới nghiệp vụ bảo lãnh đãphát triển khá mạnh mẽ và phổ biến Bảo lãnh ngân hàng hỗ trợ cho tất cả cácgiao dịch từ các giao dịch phi tài chính như hợp đồng mua bán, thuê tài sảnhoặc hợp đồng xây dựng cho đến các giao dịch tài chính như vay nợ, phát hànhtrái phiếu, tái bảo hiểm và các cam kết tài chính khác
Tại Việt Nam, bảo lãnh ngân hàng được thực hiện từ năm 1994 Nghiệp
vụ bảo lãnh tuy mới ra đời nhưng đã có những đóng góp thiết thực trong quan
hệ vay vốn, hợp đồng và đang có xu hướng phát triển và mở rộng
Hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội ngay từkhi ra đời đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng đang ngày càng phát triển
và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Song trong thực tế nghiệp vụ bảo lãnh
đã phát sinh những khó khăn và tồn tại cần tháo gỡ nhanh chóng để nâng caohơn nữa chất lượng hoạt động bảo lãnh, tăng thu nhập của ngân hàng, đáp ứngnhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng
Xuất phát từ nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc nghiên cứu, đánhgiá một cách toàn diện chất lượng hoạt động bảo lãnh, em đã lựa chọn đề tài:
“Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá các lý luận liên quan đến hoạt động bảo lãnh và chất
Trang 2lượng hoạt động bảo lãnh.
- Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Chi nhánhTây Hà Nội
- Trên cơ sở đánh giá thực tiễn hoạt động bảo lãnh để đề xuất một số giảipháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnhtại NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Chinhánh Tây Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề chủ yếu đi sâu vào đánh giá chất lượnghoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội trong giai đoạn từnăm 2004 đến 12/2006 qua một số chỉ tiêu định lượng
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là:
- Phương pháp duy vật biện chứng: nghiên cứu hoạt động bảo lãnh và cácchỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh trong mối liên hệ tổng thể chungvới hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng và môi trường xung quanh
- Phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác
- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học
- Phương pháp thống kê chọn mẫu kết hợp với phân tích tổng hợp, sosánh và mô hình hoá
5 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,chuyên đề được kết cấu trong ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động bảo lãnh ngân hàng Chương 2: Thực trạng chất lượng bảo lãnh tại NHNo&PTNT Chi
nhánh Tây Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội
Trang 3CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Bộ Luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại điều 366
có định nghĩa về bảo lãnh như sau:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên
có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
Theo Điều 20, Luật các tổ chức tín dụng và Điều 2 trong Quy chế bảolãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bảo lãnh ngân hàng được địnhnghĩa như sau:
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng
(bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa
vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng bao gồm các NHTM nhà nước,
NHTMCP, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng chính sách,Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngânhàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tài chính phi ngânhàng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng
Bên được bảo lãnh là các khách hàng của ngân hàng bao gồm các
doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam: doanh nghiệpnhà nước, công ty cổ phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,
Trang 4doanh nghiệp các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệpliên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân,
hộ kinh doanh cá thể, các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theoLuật các tổ chức tín dụng, hợp tác xã và các tổ chức có đủ điều kiện theo quyđịnh tại điều 94 Bộ Luật Dân sự, các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia cáchợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án tại Việt Nam hoặcvay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam
Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có đủ
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự Bên nhận bảo lãnh là bênthụ hưởng lợi ích từ hợp đồng bảo lãnh
Hợp đồng bảo lãnh (HĐBL) là văn bản thoả thuận giữa ngân hàng vàbên được bảo lãnh về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc bảo lãnh vàhoàn trả
Hợp đồng gốc là văn bản thoả thuận giữa bên nhận bảo lãnh và bên đượcbảo lãnh về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong giao dịch kinh tế ban đầu
1.1.2 Sự hình thành và phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng
1.1.2.1 Bảo lãnh ngân hàng ra đời là một tất yếu khách quan.
Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các giao dịchthương mại Các giao dịch ngày càng tăng về mặt số lượng, giá trị, độ phức tạp
và được mở rộng trên phạm vi toàn cầu Vì vậy mà việc thực hiện các giao dịchthường kéo dài và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: lãi suất, tỷ giá, sựbiến động giá làm tăng khả năng xảy ra rủi ro (rủi ro từ khâu ký kết hợp đồngcho đến rủi ro trong sản xuất và rủi ro trong thanh toán) Đặc biệt đối vớithương mại quốc tế khả năng xảy ra rủi ro lại càng cao khi mà các giao dịch có
sự ngăn cách về mặt không gian và thời gian, có sự khác biệt về thể chế chínhtrị, hệ thống pháp lý, quy chế mậu dịch, điều kiện thị trường Rủi ro có thểphát sinh một cách chủ quan khi một bên đối tác không thiện ý, cố tình vi phạmcác điều khoản đã ký kết nhằm trục lợi cho bản thân và gây thiệt hại cho đối táccủa mình Tuy nhiên cũng có thể hai bên đều mong muốn thực hiện những điều
Trang 5đã ký kết nhưng do rủi ro khách quan như các biến động về kinh tế, xã hội, tựnhiên hoặc các rủi ro khác không lường được khiến cho một bên không có khảnăng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Đứng trước thực tế này người ta đã sử dụng nhiều công cụ khác nhaunhằm tránh và hạn chế những thiệt hại có thể phát sinh như quy định các điềukhoản pháp lý để giải quyết tranh chấp, sử dụng tài sản cầm cố thế chấp để bồithường hoặc nhờ một bên thứ ba có uy tín, đáng tin cậy, có chuyên môn và khảnăng tài chính đứng ra bảo đảm đền bù cho các thiệt hại (nếu phát sinh) dướihình thức bảo hiểm, bảo lãnh hoặc cung cấp một phương tiện thanh toán thuậntiện và an toàn (trong thương mại)
Dưới hình thức đơn giản nhất, bảo lãnh có thể do một cá nhân đứng racam kết miễn là người này có đủ uy tín, khả năng tài chính, sẵn lòng thực hiệncác nghĩa vụ của mình và được các bên tham gia giao dịch đồng ý Hợp đồngbảo lãnh có thể là một phần trực thuộc hợp đồng giao dịch và do đó nó có têngọi là bảo lãnh kèm theo trách nhiệm bảo lãnh của bên thứ ba, nó có tính phụthuộc vào hợp đồng gốc
Với độ phức tạp ngày càng cao của các giao dịch, đặc biệt là các giaodịch kinh tế có quy mô lớn, phạm vi rộng và giá trị cao, người đứng ra bảo lãnhđòi hỏi phải có một năng lực chuyên môn nhất định để có thể xem xét cụ thể vàhiểu sâu về giao dịch đó, đồng thời người bảo lãnh thường không muốn liênquan quá nhiều đến hợp đồng gốc, các bên tham gia cũng muốn đơn giản hoáquá trình đền bù Tất cả các điều đó thường vượt quá khả năng của một cá nhân
cụ thể, chỉ có các định chế tài chính lớn như các công ty bảo hiểm, công ty tàichính, các ngân hàng mới có đủ khả năng thực hiện Trong đó, bảo lãnh của cácNHTM là phát triển nhất Sở dĩ như vậy là do các đặc điểm riêng có của cácNHTM, đó là:
o NHTM thường xuyên cung cấp các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế nên
đã xây dựng được uy tín, cũng như mối quan hệ gắn bó, tin tưởng của kháchhàng với ngân hàng Uy tín của ngân hàng là yếu tố quan tâm hàng đầu của
Trang 6khách hàng khi quyết định lựa chọn dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng.
o NHTM là một trung gian tài chính có khả năng huy động được mộtnguồn vốn lớn trong nền kinh tế Khả năng này đã đem lại cho ngân hàng mộttiềm lực tài chính rất to lớn, hoàn toàn có thể đứng ra phát hành bảo lãnh đểđảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng
o NHTM thông qua những hoạt động truyền thống như nhận tiền gửi, chovay, thanh toán thường xuyên nắm bắt, cập nhật, phân tích và lưu trữ nhữngthông tin về khách hàng, tạo cơ sở cho việc ra các quyết định bảo lãnh đúng đắn
Như vậy sự ra đời của bảo lãnh là một tất yếu khách quan giúp phòngngừa những rủi ro trong các giao dịch tài chính và phi tài chính Và sự pháttriển của bảo lãnh gắn chặt với các NHTM, một tổ chức tài chính có khả năngcung cấp dịch vụ bảo lãnh tốt nhất
1.1.2.2 Sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Hoạt động bảo lãnh được cho là đã xuất hiện từ rất lâu, từ thời trung cổ ở
Hy Lạp, trong những mối quan hệ giữa các cá nhân trong cuộc sống thường ngày
Đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX bảo lãnh đã bắt đầu xuất hiệntrong thị trường nội địa nước Mỹ dưới hình thức thư tín dụng dự phòng Tuynhiên phải tới những năm 70, hoạt động bảo lãnh ngân hàng mới được sử dụngtrong các giao dịch TMQT Vào thời gian này, các quốc gia sản xuất dầu mỏ ởTrung Đông thịnh vượng mau chóng liên tục ký kết những hợp đồng kinh tế lớnvới các nước phương Tây để thực hiện các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng, dự án canhtân công, nông nghiệp, quốc phòng Giá trị rất lớn của các hợp đồng và thế mạnhtài chính của các quốc gia Trung Đông đã cho phép họ phải có một sự bảo đảmchắc chắn về phía đối tác khi tham gia vào các thương vụ giao dịch Những bảolãnh độc lập do ngân hàng của các nước phương Tây phát hành đã thực sự đápứng được yêu cầu về sự thuận lợi và an toàn cho các quốc gia nhập khẩu
Ngày nay bảo lãnh của ngân hàng được thực hiện rộng rãi trên khắp thếgiới và tổng giá trị bảo lãnh tăng lên một cách đáng kể Sẽ không sai khi nóirằng bất kỳ một giao dịch lớn trên thế giới sẽ không thể diễn ra nếu thiếu sự hỗ
Trang 7trợ của bảo lãnh Bảo lãnh của ngân hàng cũng được sử dụng ngày càng nhiềuhơn trong các giao dịch trong phạm vi quốc gia Sự phát triển này bắt nguồn từthực tế rằng bảo lãnh ngân hàng có thế sử dụng hỗ trợ bất kỳ giao dịch nào, từcác hợp đồng xây dựng cho đến các hợp đồng tài chính như các khoản tín dụngcho vay theo món hay thấu chi, tham gia liên doanh, phát hành trái phiếu, táibảo hiểm hay các cam kết tài chính khác.
Tại Việt Nam, từ sau đổi mới hệ thống ngân hàng năm 1988 đến nay,các NHTM Việt Nam đã có sự phát triển đáng ghi nhận Các nghiệp vụ ngânhàng ngày càng phát triển phong phú và đa dạng Tuy nhiên, còn nhiều nghiệp
vụ ngân hàng mới chỉ được thực hiện ở giai đoạn đầu, trong đó có nghiệp vụbảo lãnh ngân hàng Năm 1994, Quy chế nghiệp vụ bảo lãnh của Thống đốcNHNN được ban hành Từ đó đến nay, quy chế đã được nhiều lần thay đổi bổsung cho phù hợp với tình hình thực tế Hiện nay, các ngân hàng đều đang ápdụng Quy chế Bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc NHNN
Triển khai thực hiện nghiệp vụ này, cạnh tranh giữa các NHTM trongthời gian qua thường xuyên sôi động Bên cạnh đó, các hoạt động hợp tác, đặcbiệt là việc tham gia đồng bảo lãnh đã trở nên phổ biến giữa các NHTM, đápứng khá tốt và kịp thời các nhu cầu vốn lớn của khách hàng, góp phần nâng cao
cả dư nợ bảo lãnh và doanh số bảo lãnh của các NHTM Tuy nhiên, nhìn chungchất lượng hoạt động bảo lãnh chưa thực sự được các ngân hàng coi trọng Cơcấu bảo lãnh chưa hợp lý mới chỉ phát triển tập trung ở lĩnh vực bảo lãnh nhậphàng trả chậm và BLTHHĐ, BLDT còn các nghiệp vụ bảo lãnh khác hầu nhưchưa được thực hiện Tỷ trọng bảo lãnh còn thấp trong doanh thu dịch vụ cũngnhư trong Tổng doanh thu chung, hoạt động bảo lãnh phát triển chưa thực sựtương xứng với tiềm năng
1.1.3 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
1.1.3.1 Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ đa phương:
Nghiệp vụ bảo lãnh có sự tham gia của ít nhất ba thành phần là: ngân
Trang 8hàng bảo lãnh, người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh Do đó một nghiệp
vụ bảo lãnh không chỉ đơn thuần là quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và ngườiđược bảo lãnh mà còn bao hàm nhiều mối quan hệ khác nữa Đó là quan hệ giữangười được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh và quan hệ giữa ngân hàng bảolãnh và người nhận bảo lãnh Trong đó quan hệ giữa người được bảo lãnh vàngười nhận bảo lãnh là mối quan hệ gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh.Trong mối quan hệ đó, người được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiệnđối với người nhận bảo lãnh Tuỳ từng loại hợp đồng mà nghĩa vụ đó có thể lànghĩa vụ tài chính như nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ đóng thuế hoặc là nghĩa vụphi tài chính như nghĩa vụ cung ứng hàng hoá, dịch vụ, nghĩa vụ bảo hành sảnphẩm Quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người được bảo lãnh là quan hệgiữa ngân hàng cấp tín dụng và khách hàng hưởng tín dụng Ngoài ra, nếunghiệp vụ bảo lãnh còn xuất hiện thêm các bên khác nữa như ngân hàng xácnhận bảo lãnh thì còn xuất hiện thêm các mối quan hệ khác nữa giữa ngânhàng xác nhận bảo lãnh và ngân hàng bảo lãnh Còn quan hệ giữa ngân hàng vàbên nhận bảo lãnh thể hiện trong thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành, quy địnhnhững điều kiện để bên nhận bảo lãnh có thể nhận được thanh toán của ngânhàng trong trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết
Như vậy, hoạt động bảo lãnh chỉ hình thành khi có sự thoả thuận thốngnhất từ cả ba chủ thể trên, được thể hiện cụ thể qua ba hợp đồng có liên quan
Ba hợp đồng này tuy có sự độc lập với nhau song nó vẫn có những ảnh hưởngqua lại Đó chính là đặc điểm khác biệt giữa bảo lãnh với các hình thức chovay và bảo hiểm
1.1.3.2 Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập
Nghiệp vụ bảo lãnh dựa trên mối quan hệ đa phương tuy nhiên quyềnlợi nghĩa vụ của các chủ thể trong các mối quan hệ đó là độc lập tương đối Đó
là sự độc lập về pháp lý giữa hai mối quan hệ: ngân hàng với người được bảolãnh và ngân hàng với người nhận bảo lãnh Hay nói cách khác, đó là sự độclập của bảo lãnh ngân hàng, hợp đồng bảo lãnh với hợp đồng gốc
Trang 9Trong quan hệ giữa ngân hàng và người nhận bảo lãnh, các quyền vànghĩa vụ của hai bên chỉ bị chi phối duy nhất bởi các điều khoản ghi nhận trongcam kết bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh chỉ được quyền đòi tiền bảo lãnh theo bảolãnh nếu điều kiện ghi nhận trong đó xảy ra và ngân hàng cũng không thể viện racác điều khoản trong hợp đồng để từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình Tuy nhiên,các điều khoản trong hợp đồng gốc chính là căn cứ phát sinh các điều khoản trongcam kết bảo lãnh Việc thanh toán của ngân hàng bảo lãnh không dựa trên mốiquan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người được bảo lãnh Tuy nhiên tính độc lậpcủa nghiệp vụ bảo lãnh chỉ mang tính tương đối Tuỳ theo điều kiện của bảo lãnh,tính độc lập của bảo lãnh có thể rất cao cũng có thể rất thấp Nếu bảo lãnh yêu cầukèm theo quyết định của trọng tài hay toà án thì nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàngkhông chỉ căn cứ trên thoả thuận giữa ngân hàng bảo lãnh và người nhận bảo lãnh
mà còn căn cứ vào bên thứ ba là toà án hoặc trọng tài
1.1.3.3 Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng của ngân hàng
Thật vậy, bảo lãnh là việc ngân hàng dùng uy tín của mình để cam kếtthanh toán và chỉ khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kếtvới bên thứ ba thì ngân hàng mới phải thanh toán thay cho bảo lãnh Điều này
có nghĩa, khi quyết định bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng không phải xuấttiền ngay nên không ảnh hưởng tới bảng cân đối kế toán và do đó bảo lãnhđược xếp vào hoạt động ngoại bảng Tuy nhiên, nếu rủi ro xảy ra, ngân hàngphải thực hiện thanh toán thay cho bảo lãnh thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng trựctiếp tới bảng cân đối kế toán Khoản trả thay này được xếp vào loại tài sản
“xấu” trong nội bảng, cấu thành nên nợ quá hạn
Như vậy, nếu hoạt động bảo lãnh có chất lượng kém thì không những
có ảnh hưởng xấu tới uy tín của ngân hàng mà còn có ảnh hưởng trực tiếp tớitài sản của ngân hàng Vì vậy, việc đưa ra quyết định bảo lãnh đúng đắn làrất quan trọng
Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam ghi nhận bảo lãnh là một nghiệp
vụ tín dụng của ngân hàng, nhưng từ việc phân tích đặc điểm trên, ta thấy bảo
Trang 10lãnh không phản ánh đúng bản chất của tín dụng là chuyển nhượng một lượnggiá trị của chủ thể này sang chủ thể khác Bảo lãnh chỉ trở thành một hoạt độngtín dụng khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trả thay bảo lãnh, khi đó bảo lãnh làmột khoản cho vay bắt buộc Ngoài ra, thu nhập của bảo lãnh là từ việc thu phí(xếp vào các hoạt động dịch vụ) chứ không dựa trên chênh lệch lãi suất như cáchoạt động tín dụng.
1.1.3.4 Bảo lãnh ngân hàng tiến hành trên cơ sở chứng từ
Giao dịch truyền thống của ngân hàng là bằng chứng từ và trên cơ sởchứng từ, bảo lãnh không phải là một ngoại lệ Bảo lãnh là một cam kết bằngvăn bản, việc ngân hàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong bảo lãnh cũngnhư thực hiện quyền đòi bồi hoàn từ người đựơc bảo lãnh cũng căn cứ vào cácchứng từ Chỉ cần người thụ hưởng xuất trình đầy đủ chứng từ theo nội dungthư bảo lãnh thì ngân hàng phải ngay lập tức thực hiện nghĩa vụ thanh toán
1.1.4 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng
1.1.4.1 Chức năng bảo đảm
Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàngbảo đảm cho người nhận bảo lãnh một khoản đền bù tài chính trong trường hợpbên được bảo lãnh vi phạm điều khoản được ghi nhận trong cam kết bảo lãnh
Đó là một nghĩa vụ của ngân hàng thay cho người được bảo lãnh Nếu kháchhàng không hoàn trả lại số tiền này thì ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro tín dụng.Chính sự bảo đảm này tạo ra sự tin tưởng khiến cho các hợp đồng được ký kếtmột cách dễ dàng và thuận lợi
Theo một nghĩa rộng hơn, đặc biệt là trên quan điểm của bên nhận bảolãnh và bên được bảo lãnh thì bảo lãnh ngân hàng đưa ra một phương thức phân
bổ rủi ro giữa các bên Sự phân bổ rủi ro này phụ thuộc vào dạng của điều kiệnthanh toán Loại hình bảo lãnh thanh toán ngay khi có yêu cầu là cho phép đảongược hoàn toàn rủi ro Bên thụ hưởng có quyền được thanh toán ngay lập tức
mà không cần đưa ra bất kỳ bằng chứng nào về lỗi của bên được bảo lãnh vàngân hàng (với quyền đòi lại bên được bảo lãnh) ngay lập tức thực hiện nghĩa vụ
Trang 11mà không có bất kỳ sự chậm trễ nào Trong khi đó bên được bảo lãnh sẽ gặp khókhăn trong việc hoàn trả thanh toán theo bảo lãnh nếu nó vi phạm những điều mà
nó cam kết trong hợp đồng gốc mà được ghi nhận trong cam kết bảo lãnh
1.1.4.2 Chức năng đôn đốc
Bảo lãnh ngân hàng tạo áp lực buộc bên được bảo lãnh phải hoàn thànhnghĩa vụ của mình đúng theo hợp đồng ký kết với bên nhận bảo lãnh Và nhưthế chức năng chính của bảo lãnh là đôn đốc bên được bảo lãnh thực hiện đúnghợp đồng hơn là một sự đảm bảo về mặt tài chính do không thực hiện nghĩa vụ.Bởi vì khi hai bên tham gia ký kết hợp đồng họ đều muốn hợp đồng này đượctiến hành trôi chảy chứ không muốn nó bị phá huỷ vì những thiệt hại do hợpđồng không thực hiện có thể lớn hơn rất nhiều so với khoản đền bù
1.1.4.3 Chức năng tài trợ
Bảo lãnh ngân hàng cũng được coi như một công cụ tài trợ Trong cáchợp đồng xây dựng, nhà thầu chỉ được nhận toàn bộ số tiền thanh toán khi hoànthành hợp đồng, thế nhưng nhà thầu lại cần tiền để thanh toán tiền lương vàmua nguyên vật liệu trong suốt quá trình thi công Nhà thầu thường nhận đượckhoản tạm ứng trước cho từng công đoạn từ nhà đầu tư với điều kiện có mộtbảo lãnh do một ngân hàng cam kết sẽ hoàn trả lại số tiền ứng trước đó Vì thế,
có thể coi bảo lãnh ngân hàng là một công cụ tài trợ
Bảo lãnh ngân hàng tạo thuận tiện cho việc tái điều chỉnh gánh nặng tàitrợ cho hợp đồng hoặc dự án bằng cách bảo vệ bên nhận bảo lãnh chống lại cácrủi ro có thể phát sinh khi phải ứng trước tiền hoặc giao dịch không thực hiệnhợp đồng được của bảo lãnh
1.1.4.4 Chức năng đánh giá
Một chức năng khác của bảo lãnh là nó giúp cho bên nhận bảo lãnh cóđược những đánh giá nhất định về năng lực tài chính và hoạt động của đối tác(bên được bảo lãnh) Nếu như ngân hàng phục vụ đối tác của mình không sẵnsàng phát hành một bảo lãnh thì đó không thể nảo là một đối tác tin cậy (chắcchắn họ có điều gì đó không ổn về mặt tài chính hoặc năng lực sản xuất kinh
Trang 12doanh) bởi vì ngân hàng là một định chế tài chính chuyên môn cao có khả năngphân tích đánh giá được thực trạng khách hàng của mình.
1.1.5 Vai trò của bảo lãnh
1.1.5.1 Đối với nền kinh tế
Bảo lãnh ngân hàng là một công cụ tiện ích được sử dụng rộng rãi để trợgiúp các giao dịch kinh tế Trong quan hệ hợp đồng nếu không tin tưởng thì sẽyêu cầu ký quỹ và lượng tiền mặt đưa vào lưu thông sẽ rất lớn Nhờ có bảo lãnhngân hàng mà hồ sơ giảm nhẹ, giảm bớt tính rủi ro, tạo thuận lợi cho giao dịch
Bảo lãnh ngân hàng tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện vay vốntrong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho đầu tư phát triển Bảolãnh ngân hàng sẽ đảm bảo việc hoàn trả vốn vay và như thế bên có nhu cầu vayvốn sẽ có nhiều cơ hội có được nguồn vốn phù hợp nhất với nhu cầu của mình vìlúc này bên cho vay thấy rủi ro tín dụng giảm đi rất nhiều và họ sẵn sàng cungcấp tín dụng hơn Trong trường hợp này Bảo lãnh ngân hàng, do các ngân hàng
có uy tín cao phát hành, đóng vài trò là phương tiện đảm bảo cho món vay cóhiệu quả hơn so với hình thức cầm cố thế chấp Nhờ có các khoản vốn vay được,doanh nghiệp có thể đầu tư đổi mới thiết bị, xây dựng các dự án đầu tư có tínhkhả thi và đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm góp phần
ổn định xã hội và đem lại phồn vinh cho nền kinh tế đất nước
Bảo lãnh ngân hàng là một phương tiện hữu ích cần thiết để các doanhnghiệp tham gia đấu thầu các dự án quan trọng mà nếu trúng thầu sẽ đem lạicho doanh nghiệp cũng như xã hội nhiều lợi ích Sử dụng bảo lãnh ngân hàngtrong hoạt động đấu thầu đảm bảo tính đúng đắn khách quan và công bằng chotất cả các doanh nghiệp tham gia đấu thầu, tránh được những gian lận trong quátrình đấu thầu dẫn đến thiệt hại không thể lường trước được của chủ đầu tư
1.1.5.2 Đối với ngân hàng
Các NHTM hoạt động theo hướng đa năng tổng hợp hiện nay luônkhông ngừng tạo lập và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng nhằm đadạng hoá hoạt động, tăng thu nhập Bảo lãnh ngân hàng là một dịch vụ được sử
Trang 13dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, phát triển nghiệp vụ bảo lãnh sẽ đem lại mộtnguồn thu lớn từ phí dịch vụ Hơn nữa, với số tiền ký quỹ bảo lãnh dư thừa,ngân hàng có thể sử dụng một cách thích hợp nâng cao thu nhập của mình.
Bảo lãnh ngân hàng góp phần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữangân hàng và khách hàng truyền thống đồng thời giúp cho ngân hàng tìm thêmnhững khách hàng mới
Thông thường để xin được bảo lãnh ngân hàng, cũng như khi xin vaydoanh nghiệp phải chịu sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng và phải tuân theonhững yêu cầu đảm bảo do ngân hàng quy định Doanh nghiệp càng có quan hệtốt với ngân hàng thì sẽ có những ưu đãi khi xin bảo lãnh Ngân hàng sẽ cùngdoanh nghiệp xem xét cụ thể kế hoạch kinh doanh, cũng như đưa ra các giảipháp tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn và điều đócũng đảm bảo lợi ích của ngân hàng
Thông qua việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho các khách hàng mới ngânhàng sẽ có điều kiện cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ ngân hàng đồng bộphù hợp (như là chi vay vốn lưu động để thực hiện hợp đồng, cung cấp dịch vụthanh toán trong nước và quốc tế ) và điều đó sẽ giúp tạo lập quan hệ lâu dài vớikhách hàng, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
1.1.5.3 Đối với khách hàng
Vai trò lớn nhất mà bảo lãnh ngân hàng đem lại cho khách hàng là hạnchế rủi ro, đảm bảo lợi ích kinh tế chống lại những thiệt hại do việc vi phạmhợp đồng gây ra
Nhờ có bảo lãnh ngân hàng, các doanh nghiệp có khả năng tiếp cậnđược các nguồn vốn rẻ, hiệu quả, tham gia dự thầu được nhiều công trình đemlại thu nhập cao
Bảo lãnh ngân hàng cũng giúp cho các doanh nghiệp tăng uy tín trongquan hệ sản xuất kinh doanh, mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp trong vàngoài nước
Trang 141.1.6 Các loại hình bảo lãnh
Nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng rất đa dạng xuất phát từ nhu cầu đadạng của các chủ thể trong nền kinh tế Tuỳ theo các tiêu thức phân loại khácnhau, nghiệp vụ bảo lãnh của NHTM được chia thành rất nhiều loại khác nhau.Sau đây là một số tiêu thức phân loại nghiệp vụ bảo lãnh của NHTM cơ bản nhất
1.1.6.1 Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh
Bảo lãnh đồng nghĩa vụ (Accessory Guarantee – Suretyship)
Bảo lãnh đồng nghĩa vụ (còn được gọi là bảo lãnh bổ sung) là một loạibảo lãnh mang tính truyền thống xét theo nguồn gốc ra đời của nó Đặc trưngcủa loại bảo lãnh này là nghĩa vụ của ngân hàng phát hành bị chi phối bởi quytắc đồng phạm vi (Co – Extensiveness), hay nói cách khác là ngân hàng vàngười được bảo lãnh được xem là cùng nghĩa vụ Tuy nhiên, nghĩa vụ củakhách hàng là nghĩa vụ đầu tiên, còn nghĩa vụ của ngân hàng là bổ sung Nghĩa
vụ bổ sung được thực hiện khi và chỉ khi có các bằng cớ xác nhận là nghĩa vụđầu tiên bị vi phạm
Bảo lãnh đồng nghĩa vụ đòi hỏi ngân hàng phát hành phải can thiệpkhá sâu vào giao dịch hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụhưởng, do vậy thường ít được sử dụng trong quan hệ quốc tế, mà chủ yếu làtrong phạm vi nội địa
Bảo lãnh độc lập (Independent Guarantee)
Bảo lãnh độc lập được coi là một dạng bảo lãnh ngân hàng hiện đại, đượcsáng tạo từ yêu cầu đòi hỏi trong thực tiễn Cơ chế hoạt động của nó dựa trên haiquy tắc cơ bản là: độc lập (Independent) và hoàn toàn phù hợp (Strictcompliance) Theo đó, nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh hoàn toàn tách rời vớinghĩa vụ của người được bảo lãnh (theo hợp đồng gốc) và việc thực hiện thanhtoán chỉ căn cứ vào những điều kiện, điều khoản quy định trong văn bản bảo lãnhđược thoả mãn mà thôi Tuy nhiên cần lưu ý rằng tính độc lập của loại bảo lãnhnày không hoàn toàn tuyệt đối mà phụ thuộc vào các điều kiện thanh toán đã đượcquy định trong văn bản bảo lãnh giữa ngân hàng và người nhận bảo lãnh
Trang 15Bảo lãnh độc lập đem lại sự thuận lợi lớn cho người nhận bảo lãnh và
cả ngân hàng phát hành Do vậy nó được sử dụng rất phổ biến trong thươngmại quốc tế Hiện nay hầu hết các quy định về bảo lãnh trong lĩnh vực quốc tếđều chỉ quan tâm đến loại bảo lãnh này
1.1.6.2 Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh
Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee)
Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chịu trách nhiệmphát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh (không quatrung gian) Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người nhận bảo lãnh, ngânhàng bảo lãnh có thể trực tiếp đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh
Bảo lãnh trực tiếp thông thường có ba bên tham gia: ngân hàng pháthành bảo lãnh, người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh
Một bảo lãnh ngân hàng thường có hiệu lực bắt đầu từ ngày phát hành(trừ trường hợp khác quy định theo thoả thuận của các bên) Bên nhận bảo lãnh
có quyền yêu cầu ngân hàng phải thực hiện thanh toán đền bù khi có sự vi phạmcủa bên được bảo lãnh và có nghĩa vụ thực hiện đúng yêu cầu (về việc trìnhnhững giấy tờ cần thiết chứng minh sự vi phạm của bên được bảo lãnh) có ghitrong bảo lãnh Sau đó ngân hàng sẽ đòi bên được bảo lãnh hoàn trả lại số tiền
mà mình đã thanh toán Một bảo lãnh ngân hàng sẽ hết hiệu lực khi thời hạn củabảo lãnh kết thúc hoặc khi ngân hàng đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình
Trong trường hợp người nhận bảo lãnh là người nước ngoài, có thể xuấthiện một ngân hàng ở cùng quốc gia với người nhận bảo lãnh trong vai trò ngânhàng thông báo Ngân hàng này có nhiệm vụ chủ yếu là xác nhận và chuyểngiao số tiền bảo lãnh cũng như là chuyển thông tin từ bên nhận bảo lãnh chongân hàng phát hành và hoàn toàn không có nghĩa vụ phải thanh toán nếu sựkiện bảo lãnh diễn ra
Trang 16Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp
(1) Hợp đồng chính ký kết giữa người được bảo lãnh và người nhận bảolãnh
(2) Khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh và cam kết bồi hoàn
(3) (3a) Ngân hàng phát hành bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người nhậnbảo lãnh (sau khi xét duyệt và chấp nhận)
(3b) Ngân hàng phát hành có thể chuyển văn bản bảo lãnh chongười thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo
Bảo lãnh gián tiếp (Indirect Guarantee)
Khi bên nhận bảo lãnh yêu cầu bên được bảo lãnh phải xin được một bảolãnh do một ngân hàng khác với ngân hàng phục vụ bên được bảo lãnh (mộtngân hàng mà bên nhận bảo lãnh thấy uy tín và có độ rủi ro thấp) Trong trườnghợp này người được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng của mình (gọi là ngân hàng chỉthị - Intructing Bank) yêu cầu một ngân hàng thứ hai (gọi là ngân hàng phát hành– Issuing Bank) theo mong muốn của bên nhận bảo lãnh phát hành bảo lãnh
Cần lưu ý rằng ngân hàng chỉ thị không có bất cứ một quan hệ bảo lãnhnào với người nhận bảo lãnh Mối quan hệ giữa hai ngân hàng tương tự nhưmối quan hệ giữa bên được bảo lãnh với ngân hàng phát hành trong trường hợpbảo lãnh trực tiếp Nghĩa vụ của ngân hàng chỉ thị với ngân hàng phát hành bảolãnh khi ngân hàng phát hành bảo lãnh trả tiền bảo lãnh là nghĩa vụ bảo lãnh
Trang 17NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH NGÂN HÀNG THÔNG BÁO
NGƯỜI NHẬN BẢO LÃNH
NGÂN HÀNG CHỈ THỊ
NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH
(1)(2)
Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất bốn thành phần tham gia là:ngân hàng phát hành bảo lãnh; ngân hàng chỉ thị; người được bảo lãnh vàngười nhận bảo lãnh Trong một số trường hợp cũng có thể xuất hiện một ngânhàng giữ vai trò thông báo như trong bảo lãnh trực tiếp
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp
Đồng bảo lãnh (Synducated Guarantee)
Với những hợp đồng bảo lãnh có giá trị lớn, để đáp ứng những điềukiện quy định của pháp luật về bảo lãnh đồng thời để giảm thiểu rủi ro các ngânhàng có thể thực hiện đồng bảo lãnh Đồng bảo lãnh là việc nhiều ngân hàng
Trang 18sẽ lựa chọn một ngân hàng có uy tín và có nhiều kinh nghiệm nhất đứng ra làmngân hàng chủ trì.
Ngân hàng này sẽ phát hành bảo lãnh toàn bộ giá trị và được các ngânhàng thành viên hỗ trợ bằng việc phát hành bảo lãnh đối ứng Ngân hàng chủ trì
sẽ chia phí bảo lãnh cho các ngân hàng thành viên theo tỷ lệ đóng góp Khi ngânhàng chủ trì phải thực hiện thanh toán theo bảo lãnh thì sau đó nó có quyền truyđòi các ngân hàng thành viên số tiền mà họ đã cam kết Sau đó các ngân hàngnày lại quay lại truy đòi bên được bảo lãnh số tiền mà họ đã trả thay này
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ đồng bảo lãnh
(1) Hợp đồng gốc
(2) Người được bảo lãnh yêu cầu phát hành bảo lãnh
(3) Ngân hàng chính dàn xếp đồng bảo lãnh cùng với các ngân hàng đồngminh
(4), (4a), (4b) Ngân hàng chính phát hành bảo lãnh cho người nhận bảolãnh, chuyển trực tiếp hoặc thông qua ngân hàng thông báo
Ngoài những loại bảo lãnh trên đây, dựa theo cách thức phát hành còn
có một số loại bảo lãnh khác như: bảo lãnh giáp lưng, bảo lãnh xác nhận được
sử dụng chủ yếu trong các quan hệ quốc tế
Trang 191.1.6.3 Căn cứ vào mục đích bảo lãnh
Căn cứ vào mục đích sử dụng, bảo lãnh có thể được phân chia thànhnhiều loại khác nhau, trong đó mỗi một loại bảo lãnh nhằm đối phó với mộtloại rủi ro đặc thù Những rủi ro đa dạng này phát sinh trong suốt thời gian củahợp đồng, từ khi ký kết cho đến khi các nghĩa vụ hoàn thành và kết thúc Ngườinhận bảo lãnh, tuỳ trường hợp có thể là người cung cấp hàng hoá hoặc ngườiđặt hàng Dưới đây là một số loại bảo lãnh cơ bản phân theo mục đích sử dụng:
Bảo lãnh dự thầu (Tender Guarantee – Bid Bond)
Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư (hay chủthầu) về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm cácquy định trong hợp đồng dự thầu
Mục đích của bảo lãnh dự thầu là nhằm bù đắp những thiệt hại vềthời gian và chi phí cho người tổ chức đấu thầu, chính là chủ đầu tư donhững vi phạm của bên đối tác liên quan (người tham gia dự thầu) như: rútđơn dự thầu, không ký tiếp hợp đồng so với bản dự thầu Bảo lãnh dự thầuthực chất là phương tiện thay thế cho việc ký quỹ của người tham gia dựthầu nên giá trị bảo lãnh được quy định theo mức ký quỹ chuẩn do chủ đầu
tư đưa ra Bảo lãnh dự thầu sẽ tự động mất hiệu lực trong trường hợp ngườiđược bảo lãnh không trúng thầu
Bảo lãnh dự thầu giúp cho người được bảo lãnh (người tham gia đấuthầu) khỏi phải trả một số tiền nhất định khi dự thầu và đồng thời bảo đảm chongười chủ đầu tư (người tổ chức đấu thầu) những khoản đền bù thoả đáng trongtrường hợp người dự thầu vi phạm quy định
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Guarantee)
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của ngân hàng về việc chi trảtổn thất thay cho người được bảo lãnh nếu người được bảo lãnh không thựchiện đầy đủ hợp đồng như cam kết, gây tổn thất cho bên thứ ba
Các hợp đồng được bảo lãnh là hợp đồng cung cấp hàng hoá, xâydựng thiết kế Việc khách hàng vi phạm hợp đồng như cung cấp không
Trang 20đúng hạn, không đúng chất lượng cam kết đều có thể gây tổn thất cho bênthứ ba Bảo lãnh của ngân hàng một mặt bù đắp tổn thất cho bên thứ ba mặtkhác thúc đẩy khách hàng nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh thựchiện hợp đồng được sử dụng thay cho yêu cầu ký quỹ mà người đặt hàng đềnghị đối với người cung ứng để bảo đảm bồi thường vi phạm hợp đồng Dovậy, giá trị tối đa của bảo lãnh tương đương với mức bồi thường (tính tỷ lệ
% trên giá trị của hợp đồng, dao động ở mức 10% - 15%) Thông thườnghiệu lực của loại bảo lãnh này chấm dứt khi người được bảo lãnh hoàn thànhnghĩa vụ cung ứng hàng hoá của họ
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là loại bảo lãnh được sử dụng nhiều nhấttrong thực hành và được xem là một công cụ đối ứng với tín dụng chứng từ.Lĩnh vực thường gặp nhất của bảo lãnh thực hiện hợp đồng là xây dựng, cungứng thiết bị công nghệ cả trong và ngoài nước
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (hay bảo lãnh tiền đặt cọc - Repayment Guarantee)
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là cam kết của ngân hàng cho bên nhậnbảo lãnh về việc đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theohợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trong trường hợp khách hàng viphạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưngkhông hoàn trả hoặc chỉ trả một phần thì ngân hàng sẽ đứng ra hoàn trả số tiềnứng trước cho bên nhận bảo lãnh
Loại bảo lãnh này thường được dùng trong các hợp đồng thương mại,dịch vụ mà người mua hàng hay người hưởng dịch vụ đã ứng trước tiền hàngcho người bán hay người cung cấp dịch vụ Bằng việc cam kết sẽ trả lại số tiền
đã ứng trước cho người mua (khi người bán vi phạm không thực hiện hợp đồng),ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra sự tin tưởng cho người mua hàng vàđồng thời cũng giúp người cung ứng thoát khỏi những khó khăn tạm thời vềngân quỹ Giá trị của bảo lãnh bảo đảm hoàn trả tiền ứng trước thường tươngđương toàn bộ số tiền đã ứng trước (kể cả tiền lãi và phạt nếu có) Tuy nhiên để
Trang 21tránh sự lạm dụng của người nhận bảo lãnh, văn bản bảo lãnh bảo đảm hoàn trảtiền ứng trước phải quy định rằng chỉ có hiệu lực khi điều kiện tiền đề (có liênquan đến hành vi ứng trước tiền của người nhận bảo lãnh) được thoả mãn.
Bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh trả chậm (Payment Guarantee or Deferred Payment Guarantee)
Bảo lãnh thanh toán là cam kết của ngân hàng về việc sẽ thanh toán tiềntheo đúng hợp đồng thanh toán cho người nhận bảo lãnh nếu người được bảolãnh không thanh toán đủ khi đến hạn
Bảo lãnh này thường được dùng trong các hợp đồng mua bán thiết bịhàng hoá trả chậm Quan hệ giữa người bán và người mua ở đây thực chất làquan hệ tín dụng thương mại, theo đó người mua chấp nhận trả tiền hàng hoátheo kỳ hạn nợ cụ thể Để bảo vệ mình trước rủi ro không thanh toán đầy đủ
và đúng hạn của người mua, người bán có thể yêu cầu một bảo lãnh trả chậmcủa ngân hàng
Đây là một trong những loại bảo lãnh rất phổ biến ở các nước đangphát triển và có thể được sử dụng thay thế cho tín dụng chứng từ Nhưngđiều kiện thanh toán cũng như cơ chế vận hành của loại phương tiện nàyhoàn toàn khác với bảo lãnh
Bảo lãnh vay vốn (Credit Guarantee, Loan Guarantee)
Bảo lãnh vay vốn là cam kết của ngân hàng đối với người cho vay (tổchức tín dụng, các cá nhân ) về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếu khách hàng(người đi vay) không trả được
Bảo lãnh vay vốn ra đời do yêu cầu thực tế khi nhiều tổ chức tín dụngcho vay đòi hỏi phải có đảm bảo hoặc bằng hàng hoá, chứng khoán, bất độngsản, hoặc bảo lãnh của người thứ ba Trong trường hợp khác, Nhà nước,doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có nhu cầu vay vốn bằng cách phát hành tráiphiếu, song nếu uy tín của người vay trên thị trường đó chưa cao, việc pháthành sẽ rất khó khăn Bảo lãnh vay vốn giống như bảo lãnh bảo đảm hoàn trảtiền ứng trước sẽ tạo ra sự tin tưởng cho người cho vay (người nhận bảo lãnh)
Trang 22từ đó tạo điều kiện cho người đi vay (người được bảo lãnh) vay được vốn Loạibảo lãnh này được sử dụng khá phổ biến trong và ngoài nước.
Bảo lãnh bảo hành (Guarantee for warranty obligation)
Bảo lãnh bảo hành là cam kết của ngân hàng về việc trả tiền cho ngườinhận bảo lãnh để thuê công ty khác sửa chữa, bảo hành thiết bị, công trình nếungười được bảo lãnh (người cung ứng hoặc người dự thầu) không thực hiện bảohành Loại bảo lãnh này thường áp dụng trong đấu thầu xây dựng để bảo hànhcông trình hoặc bảo lãnh trong các hợp đồng nhập thiết bị đồng bộ để bảo hànhthiết bị máy móc Giá trị bảo lãnh thường từ 5% - 10% giá trị hợp đồng Thờihạn hiệu lực của bảo lãnh thường từ 12 đến 14 tháng kể từ ngày lắp đặt thiết bịhoàn chỉnh, chạy thử hoặc nghiệm thu công trình xây dựng
Một số loại hình bảo lãnh khác
Bên cạnh những loại hình bảo lãnh trên còn có rất nhiều loại hình bảolãnh khác như:
Bảo lãnh nghĩa vụ tài chính với các cơ quan công quyền như thuế, phí,
lệ phí Bên thụ hưởng chính là các cơ quan thuế quan, hải quan, toà án củaNhà nước Nhờ loại hình bảo lãnh này mà các doanh nghiệp tránh được nhữngkhó khăn tạm thời về mặt ngân quỹ
Bảo lãnh phát hành chứng khoán: là việc ngân hàng đứng ra nhận cácchứng khoán của công ty, chuyển cho công ty số tiền phát hành đã trừ đi cáckhoản phí, hoa hồng, rồi bán lại những chứng khoán đã được bảo lãnh của ngânhàng ra công chúng Mọi rủi ro về giá chứng khoán ngân hàng sẽ gánh chịu.Loại hình bảo lãnh này giúp các công ty chưa có uy tín cao có thể dễ dàng hơntrong việc phát hành chứng khoán để huy động vốn
Ngoài ra còn có thể kể tới rất nhiều những loại hình bảo lãnh khác như:bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh vận đơn, bảo lãnh chào giá, bảo lãnh hàng đổi hàng Tóm lại, theo mục đích sử dụng, bảo lãnh có thể được phân thành nhiều loại khácnhau, trong đó mỗi loại bảo lãnh nhằm đối phó với một dạng rủi ro đặc thù
Trang 231.1.6.4 Căn cứ theo điều kiện thanh toán của bảo lãnh
Bảo lãnh theo yêu cầu (Demand Guarantee)
Bảo lãnh theo yêu cầu hay còn gọi là bảo lãnh theo yêu cầu đầu tiên(First Demand Guarantee) là loại bảo lãnh mà việc thanh toán được thực hiệnngay khi ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận được yêu cầu đầu tiên bằng vănbản của người nhận bảo lãnh và xem đây như một lệnh thanh toán đơn giảnkhông đòi hỏi phải có chứng từ kèm theo
Yêu cầu thanh toán do người nhận bảo lãnh đơn phương lập, không cần
có sự xác nhận của người được bảo lãnh hoặc của bên thứ ba nào khác Yêucầu thanh toán có thể là một trong hai hình thức sau:
Văn bản yêu cầu thanh toán
Văn bản yêu cầu thanh toán kèm với tờ trình về sự vi phạm hợp đồngcủa người được bảo lãnh
Các văn bản trên đều do người thụ hưởng đơn phương lập, không cần
có sự xác nhận của người được bảo lãnh hoặc của bên thứ ba nào khác
Có thể nói bảo lãnh theo yêu cầu thể hiện tính độc lập rất cao, theo đóngân hàng phát hành không có quyền viện dẫn bất cứ lý do nào liên quan đếnhợp đồng gốc để trì hoãn việc thanh toán Loại bảo lãnh này tạo cho người thụhưởng những thuận lợi rất lớn bởi khả năng bảo đảm chắc chắn và tính thanhkhoản kịp thời Về phía ngân hàng phát hành, việc kiểm tra chứng từ trước khithanh toán khá đơn giản, không đòi hỏi những thủ tục và thao tác nghiệp vụphức tạp Tuy nhiên, do việc lập yêu cầu thanh toán hoàn toàn dựa trên nhậnđịnh chủ quan của người thụ hưởng nên có thể gây ra những bất lợi đối vớingười được bảo lãnh Đặc biệt trong các trường hợp xuất hiện khả năng lừa đảo
từ phía người thụ hưởng thì việc ngăn chặn rủi ro cho người được bảo lãnh làtương đối khó khăn
Bảo lãnh kèm chứng từ (Documentary Guarantee)
Bảo lãnh kèm chứng từ là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán là phải
có chứng từ xác nhận của bên thứ ba (thường là một bên độc lập có đủ tư cách
Trang 24chuyên môn để xác nhận) Chứng từ có thể được xác nhận theo một trong cáccách sau đây:
Người thụ hưởng xuất trình các chứng từ xác nhận hành vi vi phạmnghĩa vụ (vi ước) từ phía người được bảo lãnh Những chứng từ này do bên thứ
ba có tư cách độc lập phát hành
Người thụ hưởng xuất trình yêu cầu thanh toán, ngoài ra không cần phảixuất trình bất cứ loại chứng từ nào khác (tương tự như trong bảo lãnh theo yêucầu) Tuy nhiên quyền thanh toán của người này sẽ bị đình lại nếu người đượcbảo lãnh cung cấp các chứng từ của bên thứ ba độc lập xác nhận việc hoànthành hợp đồng
Bảo lãnh kèm chứng từ bảo vệ quyền lợi của người được bảo lãnh tốthơn so với bảo lãnh theo yêu cầu, nhưng như vậy có nghĩa là ưu quyền củangười thụ hưởng sẽ bị giảm đi Đứng về phía ngân hàng phát hành thì loại bảolãnh này đòi hỏi trách nhiệm kiểm tra chứng từ trước khi thanh toán khá phứctạp, bởi vì chúng rất đa dạng và không theo một tiêu chuẩn thống nhất nào
Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc toà án
Điều kiện thanh toán của loại bảo lãnh này là người nhận bảo lãnh phảicung cấp một phán quyết của toà án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạmnghĩa vụ của người được bảo lãnh và trách nhiệm bồi hoàn đối với người thụhưởng Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc toà án có nhược điểm làngười thụ hưởng sẽ phải chịu sự chậm trễ trong thanh toán và những thủ tục rấtphức tạp dễ phát sinh tranh chấp, vì vậy loại bảo lãnh này rất ít được sử dụngtrong các giao dịch của NHTM
1.2 CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG1.2.1 Khái niệm chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Hoạt động bảo lãnh ra đời xuất phát từ những đòi hỏi khách quan củanền kinh tế Song để có thể tồn tại và phát triển, bảo lãnh phải thể hiện được vaitrò của nó Vì vậy, có thể hiểu chất lượng hoạt động bảo lãnh là sự đáp ứng nhucầu của khách hàng (người được bảo lãnh và người yêu cầu bảo lãnh) đảm bảo
Trang 25sự tồn tại, phát triển của ngân hàng và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.
Chất lượng hoạt động bảo lãnh được xem xét trên ba giác độ
- Thứ nhất, xét trên giác độ của ngân hàng, hoạt động bảo lãnh đạt chấtlượng tốt khi:
Việc thực hiện hoạt động bảo lãnh vẫn đảm bảo tính an toàn cho cáchoạt động nói chung của ngân hàng Tức là không xảy ra những rủi ro thanhtoán thay bảo lãnh, không ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng
Làm tăng vị thế và uy tín của ngân hàng đồng thời mở rộng quan hệ vớikhách hàng ở cả thị trường trong nước và quốc tế
Đem lại khoản thu lớn và ổn định cho ngân hàng
Muốn đạt được điều đó, ngân hàng phải cung cấp dịch vụ bảo lãnh thoảmãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, có sức cạnh tranh song vẫn đảmbảo tính an toàn và sinh lợi đồng thời vẫn phải tuân thủ đúng pháp luật và cácquy định, quy chế của ngành ngân hàng
- Thứ hai, xét trên giác độ của khách hàng, hoạt động bảo lãnh được đánhgiá là có chất lượng cao khi:
Với người được bảo lãnh, bảo lãnh đã tạo điều kiện cho họ thu hút đượcvốn, công nghệ, có được hợp đồng, tạo công ăn việc làm, phát triển và mở rộngsản xuất, nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh, mức phí hợp lý, thủ tục đơngiản, gọn nhẹ, được hưởng nhiều lợi ích đi kèm như: được ngân hàng tư vấntrong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng
Với người nhận bảo lãnh, một bảo lãnh có chất lượng (khả năng thanhkhoản đảm bảo) phải tạo niềm tin và sự an toàn cho người thụ hưởng khi traocác hợp đồng hoặc rót vốn cho đối tác Ta cần lưu ý rằng trong trường hợpngười thụ hưởng yêu cầu thanh toán bảo lãnh và được đền bù bởi ngân hàng thìvẫn tổn hại đến lợi ích của họ do việc phải kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng
và các chi phí phát sinh theo nó do phải tìm kiếm đối tác mới
- Xét trên giác độ nền kinh tế, chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàngthể hiện ở khả năng: thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng
Trang 26trưởng kinh tế đi đôi với khai thác tiềm năng sẵn có, kích thích hoạt độngthương mại trong nước cũng như quốc tế, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu
tư của nước ngoài tạo thuận lợi cho nền kinh tế phát triển
Tóm lại, chất lượng hoạt động bảo lãnh được thiết lập thông qua nhiềuyếu tố: thoả mãn nhu cầu và thu hút được khách hàng, thủ tục đơn giản, thuậntiện, mức độ đảm bảo an toàn cao, chi phí tổng thể về nghiệp vụ thấp, đem lại
uy tín cho ngân hàng, đem lại cơ hội kinh doanh, thu lợi nhuận và đảm bảo sự
an toàn về tài chính cho khách hàng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển vàhội nhập quốc tế Điều này cho thấy chất lượng hoạt động bảo lãnh được tổnghoà từ rất nhiều yếu tố Vì vậy nó là một chỉ tiêu tổng hợp cần phải được đánhgiá trên nhiều góc độ
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động khá mới mẻ so với các nghiệp vụtruyền thống của ngân hàng nhưng đây là một hướng đi hợp lý trong quá trình
mở rộng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ nhằm mang lại nhiều lợi íchthiết thực cho bản thân ngân hàng và nền kinh tế, và đó cũng là xu hướng pháttriển chung của hệ thống ngân hàng trong xã hội hiện đại
Tuy nhiên hoạt động bảo lãnh chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng, thậmchí nhiều trường hợp rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng lớn tới khả năng tài chính và
uy tín của ngân hàng Do vậy, mỗi ngân hàng đều đặt ra những chỉ tiêu nhằmđánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng mình
Trên thực tế vẫn chưa có một hệ thống các chỉ tiêu thống nhất nào phảnánh hoàn toàn chính xác chất lượng hoạt động bảo lãnh Nhưng thông thường
để đánh giá chất lượng bảo lãnh có thể dựa trên các chỉ tiêu sau:
Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh
Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong năm
Dư nợ bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh hiện hành của ngânhàng tại một thời điểm
Trang 27Doanh số bảo lãnh (hoặc dư nợ bảo lãnh được so sánh tại cùng một thờiđiểm) tăng lên qua các năm đều thể hiện quy mô bảo lãnh tăng, cho thấy hoạtđộng bảo lãnh đang phát triển và được mở rộng, cũng có nghĩa là góp phầnnâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh Tuy nhiên dư nợ bảo lãnh cao cũngtiềm tàng rất nhiều rủi ro Trong một năm, dư nợ bảo lãnh phát sinh rất caonhưng đa phần là những món bảo lãnh có khả năng xảy ra tình trạng nhận nợbắt buộc cao, như vậy thì có thể đánh giá chất lượng bảo lãnh là tốt đượckhông Câu trả lời là hết sức rõ ràng Chất lượng bảo lãnh chỉ có thể đánh giácao nếu chỉ tiêu có xu hướng tăng đều qua các năm với những món bảo lãnhvẫn đảm bảo điều kiện an toàn, không mang tính mạo hiểm.
Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
Doanh thu bảo lãnh được tính từ tổng số phí thu được mà khách hàngtham gia bảo lãnh đã trả và các khoản thu thông qua số tiền ký quỹ của kháchhàng đem lại Doanh thu bảo lãnh tăng thể hiện sự phát triển của hoạt động bảolãnh và gián tiếp phản ánh chất lượng bảo lãnh đang dần được nâng cao Doanhthu bảo lãnh thường được đem so sánh với tổng doanh thu hoặc doanh thu từhoạt động dịch vụ thành chỉ tiêu về tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
Tỷ trọng doanh thu từ hoạt
Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn
Dư nợ bảo lãnh quá hạn là những khoản vốn ngân hàng đã trả thay chongười được bảo lãnh, nhưng đến hạn thanh toán khách hàng không có đủ tiềntrả hoặc không được gia hạn nợ thì ngân hàng sẽ chuyển số nợ sang dư nợ bảolãnh quá hạn Dư nợ bảo lãnh quá hạn càng lớn càng thể hiện ngân hàng đangđứng trước nguy cơ mất vốn, và chất lượng bảo lãnh của ngân hàng là không
Trang 28tốt Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn được xem xét kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ dư
nợ bảo lãnh quá hạn được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn (%) = Dư nợ bảo lãnh quá hạn x 100%
Doanh số bảo lãnhChỉ tiêu tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn cho biết tỷ trọng doanh số bảolãnh quá hạn trên tổng doanh số bảo lãnh, thể hiện % doanh số bảo lãnh đã phátsinh rủi ro
Thực tế, sau khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết,ngân hàng sẽ đưa số tiền trả thay đó vào tài khoản Nợ của khách hàng Đến kỳthanh toán đã được thoả thuận từ trước nếu khách hàng không trả được nợ thìngân hàng sẽ đưa khoản tiền đó vào nợ quá hạn và áp dụng lãi phạt Tuy nhiên,nếu khoản nợ này phát sinh từ khoản nợ bảo lãnh có thời hạn trên 1 năm thìtính chính xác của chỉ tiêu này không cao, phải được xem xét kết hợp với cácchỉ tiêu khác Chỉ tiêu này còn thể hiện sự thiếu chính xác bởi xu hướng làmđẹp bảng cân đối kế toán của ngân hàng khi ngân hàng cho phép gia hạn nợ đốivới các khoản nợ đến hạn
Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn giảm khi dư nợ bảo lãnh quá hạn giảmhoặc doanh số bảo lãnh tăng Cả hai dấu hiệu này đều thể hiện chất lượng hoạtđộng bảo lãnh của ngân hàng tăng lên Nhưng việc tăng doanh số bảo lãnhtrong năm đồng nghĩa làm tiềm ẩn nguy cơ nợ quá hạn trong các năm sắp tới,
vì với khoản bảo lãnh trung và dài hạn năm nay sẽ chỉ phát sinh nợ quá hạntrong những năm sau Tức là, trong cơ cấu dư nợ quá hạn bảo lãnh năm nay sẽ
có một bộ phận không nhỏ là khoản trả thay bảo lãnh trung và dài hạn phát sinh
từ những năm trước đó Chính vì vậy để đánh giá đúng chất lượng bảo lãnh tạiđơn vị mình các ngân hàng phải xem xét chỉ tiêu này kết hợp với các chỉ tiêukhác như: Cơ cấu dư nợ quá hạn theo thời hạn, cơ cấu doanh số bảo lãnh theothời hạn, doanh số bảo lãnh năm nay so với năm trước
Tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng = Nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 nămTổng doanh số bảo lãnh đến hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi = Tổng doanh số bảo lãnh đến hạnNợ quá hạn trên 1 năm
Trang 29Nếu các tỷ lệ này cao có nghĩa là ngân hàng không những phải gánhchịu rủi ro từ nghiệp vụ bảo lãnh cao mà còn có thể dẫn đến nguy cơ mất khảnăng thanh toán Việc đòi nợ đối với những khoản bảo lãnh này là hết sức khókhăn và tổn thất có thể xảy ra với khả năng rất cao.
Việc ngân hàng phân loại nợ quá hạn theo thời gian dưới 6 tháng, từ 6tháng đến 1 năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý nghiệp vụ bảo lãnh
và đánh giá xác lập dự phòng rủi ro mất vốn
- Bên cạnh các chỉ tiêu trên, ngân hàng cũng phải xem xét một số chỉ tiêutổng hợp khác, xuất phát từ mục đích để thoả mãn tốt hơn nhu cầu của kháchhàng và đóng góp lợi ích cho nền kinh tế Các chỉ tiêu đó gồm có:
Chỉ tiêu tài sản đảm bảo (mức ký quỹ, cầm cố, thế chấp ) phù hợp vớinhững yêu cầu về giao dịch đảm bảo cũng như an toàn cho ngân hàng, nhưngcũng không gây thiệt thòi quá lớn cho khách hàng trong việc đảm bảo yêu cầu đó
Chỉ tiêu tính đa dạng của các loại hình nghiệp vụ bảo lãnh Không phảihầu hết các ngân hàng đều áp dụng đầy đủ những loại hình bảo lãnh, tuỳ theonăng lực của mình mà ngân hàng đưa ra những loại hình bảo lãnh khác nhau.Các loại hình bảo lãnh càng đa dạng càng chứng tỏ sự phát triển của ngân hàng
Cơ cấu bảo lãnh theo ngành kinh tế: chỉ tiêu này thể hiện khả năng đápứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước Một cơ cấu bảo lãnh theo ngànhcân đối phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ sẽ thể hiệnđược vai trò và lợi ích mà hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đã đem lại cho sựnghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đảm bảo cho sự phát triển trong tương
Trang 30lai của hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Giá trị gia tăng được tạo ra từ hoạt động bảo lãnh: Chỉ tiêu này rất khóđịnh lượng một cách chính xác Bởi hoạt động bảo lãnh chỉ là một bộ phận tíndụng ngân hàng, do vậy để tính được giá trị gia tăng của hoạt động bảo lãnhphải thông qua việc tính giá trị gia tăng được tạo ra từ các khoản tín dụng và tỷ
lệ phần trăm mà doanh số bảo lãnh đóng góp trong tổng doanh số tín dụng
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bảo lãnh
1.2.3.1 Những nhân tố chủ quan
Những nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về phía ngân hàng,nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng và mang tính quyết định tới chất lượnghoạt động bảo lãnh
Chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược kinh doanh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tất
cả các hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh và chất lượngcủa hoạt động bảo lãnh, nếu không có chiến lược kinh doanh các ngân hàng sẽluôn bị động Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp ngân hàng có mộtphương hướng phát triển nhất quán, giúp cho ngân hàng khai thác tốt nhất nănglực hiện có của ngân hàng và đồng thời nó cũng giúp cho ngân hàng có thểthích ứng một cách nhanh chóng với những biến đổi của môi trường kinhdoanh Trên cơ sở có chiến lược kinh doanh đúng đắn, NHTM mới có thể cónhững kế hoạch bộ phận đúng đắn cho từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện mụctiêu đề ra Đối với nghiệp vụ bảo lãnh, chiến lược kinh doanh của ngân hàngphải được cụ thể hoá thành các mục tiêu và nhiệm vụ, định hướng khách hàng,thị trường mục tiêu và các loại hình bảo lãnh tương ứng, góp phần cân đốinghiệp vụ bảo lãnh trong các loại hình dịch vụ khác Trong chiến lược kinhdoanh có bao hàm các chiến lược Marketing, chiến lược cơ cấu tổ chức và pháttriển nguồn nhân lực Ngay với chiến lược Marketing lại là hệ thống các chiếnlược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược giao tiếpkhuyếch trương và đương nhiên định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nói
Trang 31chung cũng phải tuân theo chiến lược chung đó.
Kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh
Kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh là việc cụ thể hoá chiến lượckinh doanh cho hoạt động bảo lãnh trong một giai đoạn ngắn hơn Kế hoạchnày ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, tính chất các khoản bảo lãnh cũng nhưphương thức hoạt động bảo lãnh của ngân hàng Kế hoạch quy định hướng pháttriển, thị trường mục tiêu và gợi mở những biện pháp nhằm hoàn thiện nghiệp
vụ và thu hút khách hàng Một kế hoạch phát triển đúng đắn sẽ góp phần nângcao chất lượng nghiệp vụ và đảm bảo sự phát triển nghiệp vụ thích nghi vớinhững biến động của thị trường
Chất lượng công tác thẩm định khách hàng
Một công việc không thể bỏ qua trước khi đưa ra các quyết định bảolãnh đối với ngân hàng là tiến hành thẩm định khách hàng Nói một cách chínhxác hơn là thẩm định khả năng tài chính và khả năng thực hiện hợp đồng đượcbảo lãnh của doanh nghiệp Đây là bước quan trọng để ngân hàng định lượngnhững rủi ro phải gánh chịu khi chấp nhận bảo lãnh cho một khách hàng Khikhách hàng yêu cầu ngân hàng đứng ra bảo lãnh trong một hợp đồng kinh tế,trước hết ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của khách hàng, khả năng tựtài trợ, khả năng thanh toán của khách hàng nếu như nghĩa vụ bảo lãnh phátsinh Ngân hàng cũng sẽ đánh giá mối quan hệ của khách hàng với ngân hàngtrước đây để đưa ra quyết định Tiếp đó ngân hàng phải đánh giá trực tiếp hợpđồng kinh tế được yêu cầu bảo lãnh, năng lực thực tế của khách hàng trongthực hiện hợp đồng này Nếu như là bảo lãnh thực hiện hợp đồng với nhữngsản phẩm trong hợp đồng mà khách hàng lần đầu tiên tham gia sản xuất thìchắc chắn sẽ chứa đựng nhiều rủi ro hơn là với những mặt hàng đã mang tínhtruyền thống và đã có chỗ đứng trên thị trường Tất cả các yếu tố này là cơ sởtốt nhất để ngân hàng xác định mức phí bảo lãnh, mức ký quỹ, hay hạn mứcbảo lãnh phù hợp nhất với mức rủi ro dự tính của ngân hàng Nếu chất lượngcông tác thẩm định không tốt sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra những rủi ro đưa đến
Trang 32những hậu quả khôn lường.
Quy trình bảo lãnh
Quy trình bảo lãnh là một trình tự, thủ tục thống nhất và bắt buộc thựchiện đối với cán bộ ngân hàng tham gia vào hoạt động bảo lãnh Trong quytrình bảo lãnh cũng quy định tất cả những điều kiện cần có để ngân hàng có thểphát hành bảo lãnh cho khách hàng, những điều kiện này sẽ quyết định trực tiếptới chất lượng của hoạt động bảo lãnh Một quy trình bảo lãnh chặt chẽ và hợp
lý, song không quá tốn kém phức tạp và không gây phiền hà cho khách hàng sẽgiúp ngân hàng vừa đảm bảo tính an toàn cho hoạt động bảo lãnh vừa đem lạinhững tiện ích cho khách hàng Đó chính là điều kiện cần thiết đảm bảo chấtlượng của hoạt động bảo lãnh
Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng cũng như việc đảm bảo chất lượng bảo lãnh Chất lượngnhân sự ngày càng được đòi hỏi cao để có thể đáp ứng kịp thời có hiệu quả,thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh từ đó tácđộng đến sự thay đổi của hoạt động bảo lãnh Đội ngũ cán bộ ngân hàng có đạođức nghề nghiệp tốt và giỏi chuyên môn (có khả năng phân tích đánh giá tài sảnđảm bảo, giám sát quản lý hoạt động bảo lãnh ) sẽ giúp cho ngân hàng có thểngăn ngừa được các sai phạm có thể xảy ra trong hoạt động bảo lãnh
Trang 33an toàn và hiệu quả cho ngân hàng Khả năng đáp ứng các điều kiện bảo lãnhthể hiện ở những mặt sau:
Khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp
Đây là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệpthực hiện hợp đồng đã được bảo lãnh Thị phần của doanh nghiệp là nhân tố màbất kỳ ngân hàng nào cũng cần phải tính đến khi xem xét yêu cầu bảo lãnh.Khả năng này biểu hiện ở khối lượng sản phẩm doanh nghiệp tiêu thụ đượctrong từng kỳ, chất lượng sản phẩm thoả mãn yêu cầu thị trường, sự nhanhnhạy trong nắm bắt yêu cầu thị trường Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường,mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm, mối quan hệ với đối tác và các bạnhàng sẽ là nhân tố quyết định sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp hiện tạicũng như trong tương lai Khả năng xâm nhập thị trường của doanh nghiệp cóthể được lượng hoá qua tiêu thức cơ bản là sự gia tăng doanh số tiêu thụ sảnphẩm Thị phần doanh nghiệp càng lớn, nhu cầu đầu tư càng lớn, rủi ro doanhnghiệp phải gánh chịu trong kinh doanh càng nhỏ là nhân tố quyết định nângcao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh
Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng tự tài trợ, khốilượng vốn tự có, tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp,khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và tính lỏng của tài sản Năng lực nàycàng cao, khả năng đáp ứng các điều kiện bảo lãnh càng lớn góp phần vào việcnâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh
Khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo
Để thiết lập mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, yếu tố đầu tiên
là ngân hàng phải tin tưởng vảo khả năng hoàn trả của khách hàng, nhưng vìtrong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động kinh doanh đều chứa đựng nhữngkhả năng rủi ro, nên trong các hoạt động tín dụng nói chung và bảo lãnh nóiriêng, ngân hàng phải sử dụng TSĐB để bảo vệ mình khỏi những rủi ro đángtiếc Vì vậy, nếu khả năng đáp ứng các điều kiện về TSĐB của doanh nghiệp
Trang 34càng tốt thì chất lượng hoạt động bảo lãnh sẽ được đảm bảo chắc chắn hơn Cáchình thức đảm bảo gồm có: ký quỹ, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba,
và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật
Tính khả thi của dự án
Tính khả thi của dự án thể hiện ở việc thực hiện nó là cần thiết, nhằmđáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế của ngành, khuvực, nhà nước và dự án phải đạt hiệu quả tài chính đem lại lợi nhuận cho doanhnghiệp thực hiện Dự án chỉ khả thi khi nó phù hợp với năng lực sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Năng lực sản xuất kinh doanh thể hiện ở: quy mônăng xuất, quy trình sản xuất, tổ chức bán hàng của doanh nghiệp Một dự án
có tính khả thi cao sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra trong suốt quá trìnhthực hiện dự án, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh
Những nhân tố thuộc môi trường kinh tế - xã hội
Hoạt động của NHTM chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh tế xãhội Một ngân hàng dù có cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình songnếu môi trường kinh tế xã hội không ổn định thì ảnh hưởng lớn đến thành côngcủa ngân hàng Chính vì vậy, việc nghiên cứu môi trường kinh doanh là hoạtđộng thường xuyên của mỗi NHTM Chất lượng bảo lãnh của NHTM bị ảnhhưởng bởi một số yếu tố của môi trường kinh tế xã hội như
Môi trường kinh tế
Nghiệp vụ bảo lãnh ra đời xuất phát trước hết từ những đòi hỏi trongchính nền kinh tế, vậy thì những biến đổi trong môi trường kinh tế đương nhiên
có ảnh hưởng đến chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh Môi trường kinh tế phát triển
có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo lãnh Một môi trường kinh tếlành mạnh, các chủ thể tham gia nền kinh tế hoạt động có hiệu quả sẽ thúc đẩy
mở rộng quy mô bảo lãnh, chất lượng hoạt động bảo lãnh cũng sẽ được nânglên Mặt khác môi trường kinh tế cũng thường xuyên có những thay đổi bất ngờnhư sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá, chính sách tiền tệ, chính sách TMQT Những thay đổi đó đều có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt
Trang 35động SXKD của ngân hàng và các doanh nghiệp chính là những khách hàngcủa ngân hàng Như vậy chất lượng bảo lãnh của NHTM chịu ảnh hưởng bởimôi trường kinh tế là vấn đề tất yếu Vấn đề đặt ra đối với mỗi ngân hàng làphải làm tốt công tác dự báo và tìm các biện pháp thích nghi nhanh khi có biếnđộng nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động bảo lãnh.
Môi trường pháp lý
Một NHTM khi hoạt động phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luậtcủa nhà nước Một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và ổn định phù hợp với
sự phát triển không những sẽ giúp ngân hàng xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt
và tiến hành trôi chảy các nghiệp vụ chức năng trong đó có hoạt động bảo lãnh,
mà còn là cơ sở để giải quyết những vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong quátrình cung cấp dịch vụ này cho khách hàng
Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị xã hội ổn định là một nhân tố quan trọng thúc đẩyhoạt động đầu tư, kích thích sự gia tăng các hoạt động thương mại trong nướccũng như quốc tế Môi trường kinh tế xã hội là nhân tố mang tính vĩ mô tácđộng tổng hoà đến hầu hết các nghiệp vụ của ngân hàng trong đó có nghiệp vụbảo lãnh Sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh không thể đặt ra bên ngoài sựphát triển của các nghiệp vụ ngân hàng khác Chính vì vậy mà môi trường kinh
tế xã hội sẽ có ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nghiệp vụbảo lãnh ngân hàng Không thể nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh trongđiều kiện thể chế chính trị không ổn định luôn tồn tại những mâu thuẫn và xungđột bên trong Môi trường chính trị xã hội có quyết định không nhỏ đến tâm lýcủa các nhà đầu tư và qua đó ảnh hưởng đến số lượng cũng như giá trị pháthành của nghiệp vụ bảo lãnh
Trang 36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI
NHNo&PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) ViệtNam thành lập ngày 26/3/1988 theo Quyết định số 53/HĐBT của Hội đồng bộtrưởng (nay là Chính phủ) hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam.Trải qua 19 năm xây dựng và trưởng thành đến nay NHNo & PTNT Việt Nam
đã có quy mô hoạt động lớn nhất với hơn 2025 chi nhánh, phòng giao dịch, biênchế hơn 30 nghìn cán bộ nhân viên, vốn điều lệ đạt gần 7000 tỷ đồng Tổngnguồn vốn huy động 220 nghìn tỷ đồng (gấp 87 lần khi mới thành lập), tổng dư
nợ cho vay và đầu tư 207 nghìn tỷ đồng (gấp 75 lần khi mới thành lập) Từ mộtngân hàng chuyên doanh nhỏ bé, đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam đã vươn lêntrở thành một NHTM nhà nước hàng đầu ở Việt Nam, có vị thế trong khu vực và
uy tín trên thế giới, không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn vàphát triển nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng góp tích cực vào sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Anh hùngLao động thời kỳ đổi mới” do Chủ tịch nước phong tặng ngày 07/5/2003
Là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Tây
Hà Nội được thành lập theo quyết định số 126/QĐ/HĐQT - TCCB ngày05/6/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam và chínhthức đi vào hoạt động kể từ ngày 12/7/2003 Ra đời trong bối cảnh hoạt độngngân hàng trên địa bàn Hà Nội – nơi tập trung nhiều NHTM - đang cạnh tranh
vô cùng gay gắt, thuận lợi thì ít mà khó khăn thì nhiều, trong khi trụ sở làmviệc hiện tại phải đi thuê, chưa mang tính đồng bộ, lâu dài và có lợi cho hoạtđộng kinh doanh Tuy nhiên, trên cơ sở nhận thức sâu sắc khó khăn, khai thácmột cách có hiệu quả những thuận lợi cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của
Trang 37Ban lãnh đạo, Công đoàn cơ sở, sự hợp tác, giúp đỡ của các phòng Nghiệp vụ,Chi nhánh cấp II và Phòng Giao dịch cùng với sự cố gắng phấn đấu khôngngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên nên NHNo&PTNT Tây Hà Nội đãxác định cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh, bước đầuđạt được những thành công to lớn trong việc thâm nhập, mở rộng thị trường vàtạo được uy tín cho mình trên địa bàn khu vực Tây Hà Nội nói riêng và trên địabàn thành phố Hà Nội nói chung.
Qua gần bốn năm hoạt động NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã khôngngừng phát triển, nâng cao và khẳng định vị thế vững mạnh của mình là mộtchi nhánh NHTM lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội cả về quy mô và phạm vihoạt động Trụ sở chính của Chi nhánh đóng tại 115 Nguyễn Lương Bằng, quậnĐồng Đa, thành phố Hà Nội
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh Tây Hà Nội:
Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức:
Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, Kỳ phiếu, Trái phiếu
Đầu tư vốn Tín dụng bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ đối với các thànhphần kinh tế
Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và cánhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giảingân cho các dự án, thanh toán thẻ Tín dụng, séc Du lịch
Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ như: Chuyển tiềnđiện tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT CODEVBAAVNVX412
Chi trả Kiều hối, mua bán Ngoại tệ, chiết khấu cho vay cầm cố cácchứng từ có giá
Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ dưới nhiều hình thức khácnhau trong và ngoài nước
Thực hiện các dịch vụ khác
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi nhánh Tây Hà Nội
Trang 38Các bộ phận trong NHNN&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội hoạt độngtrong mối liên hệ chặt chẽ gắn bó Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và baPhó giám đốc có nhiệm vụ quản lý chung toàn chi nhánh trong đó Giám đốc
là người có quyền quyết định cao nhất, chịu trách nhiệm về: Chương trình kếhoạch công tác chung, chiến lược kinh doanh, công tác tổ chức và trực tiếpquản lý phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ Các Phó giám đốc được phânnhiệm vụ chịu trách nhiệm quản lý một mảng lĩnh vực hoạt động của Chinhánh, giúp giám đốc giám sát, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Chinhánh và thực hiện các công việc do Giám đốc uỷ quyền từng lần Phó Giámđốc một chịu trách nhiệm về công tác màng lưới, hoạt động của các Chinhánh và Phòng giao dịch trực thuộc, Thẩm định và Phòng Thẩm định PhóGiám đốc hai chịu trách nhiệm về công tác nguồn vốn, Thanh toán Quốc tế
và Phòng Thanh toán Quốc tế, Kế hoạch Kinh doanh và Phòng Kế hoạch Kinh doanh Phó Giám đốc ba chịu trách nhiệm về Kế toán Ngân quỹ, Phòng
-Kế toán - Ngân quỹ và công tác hành chính
Ban giám đốc quản lý chung các phòng ban, mỗi phòng ban đều có cáctrưởng phó phòng quản lý một cách chi tiết và cụ thể hoá theo từng lĩnh vực
Tổkiểmtra,kiểmtoánnội bộ
Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2 Phó Giám đốc 3
PhòngThanhtoánquốctế
PhòngKếtoán –Ngânquỹ
PhòngKếhoạch– Kinhdoanh
PhòngHànhchính–
Nhânsự
Trang 39hoạt động của phòng và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động trước Bangiám đốc Một số phòng ban tuy không tham gia kinh doanh (Phòng Hànhchính – Nhân sự, Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ) nhưng lại là cánh tay đắc lựccủa cơ quan lãnh đạo ngân hàng, giúp cho Chi nhánh có thể hoạt động mộtcách liên tục, thông suốt Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ làm công tác thanh trakiểm tra quá trình hoạt động của các phòng ban sao cho mọi hoạt động củaChi nhánh đúng quy định của ngành, luật pháp của nhà nước và trong giới hạncho phép Tổ này cũng chính là đại diện của Ban giám đốc trong quá trìnhgiám sát hoạt động của các phòng ban, là bộ phận đánh giá chất lượng hoạtđộng của toàn Chi nhánh Các phòng ban còn lại trực tiếp tạo ra thu nhập choChi nhánh Thu nhập được tạo ra từ việc tiến hành các nghiệp vụ huy động vàcho vay, trao đổi mua bán ngoại tệ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàngtới khách hàng Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cũng cần có sự kết hợpgiữa các phòng chẳng hạn như Phòng Kế hoạch - Kinh doanh, Phòng Thanhtoán quốc tế luôn cần phải kết hợp với Phòng Thẩm định để đánh giá đúngkhách hàng và các dự án của họ.
Như vậy ta thấy sự liên kết trong hoạt động của các phòng ban trongChi nhánh là rất chặt chẽ, chỉ cần một bộ phận không hoàn thành nhiệm vụ sẽlàm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong hệ thống và hoạt động chung củaChi nhánh, ngược lại sự phát triển của một bộ phận không chỉ làm tăng thunhập cho chính họ mà còn là đòn bẩy cho các bộ phận khác hoạt động tốt hơn
và tăng lợi nhuận cho cả hệ thống
2.1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội
Với sự đoàn kết nhất trí từ Ban lãnh đạo, Ban chấp hành công đoàncùng toàn thể cán bộ công nhân viên và sự giúp đỡ từ phía NHNo&PTNT ViệtNam, mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động nhưng Chi nhánhNHNo&PTNT Tây Hà Nội đã thu được những thành công nhất định, tạo dựngđược uy tín và thu hút ngày càng đông khách hàng, tạo cho mình một chỗ đứng
Trang 40vững chắc trên thị trường, đủ sức đứng vững và ngày càng phát triển, vươnrộng tầm ảnh hưởng của mình trên địa bàn Hoạt động kinh doanh của ngânhàng trong những năm qua đạt được kết quả khả quan như sau: