1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động truyền thông tiếp thị tại công ty cổ phần dược phẩm pharmacity

47 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hoạt Động Truyền Thông Tiếp Thị Tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Pharmacity
Tác giả Lê Ngọc Yến Vy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hoàng Sinh
Trường học Trường Đại Học Mở Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Báo Cáo Thực Tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 2 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU (9)
    • 1.1 Lí do chọn đề tài (9)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 1.3 Phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu (10)
    • 1.5 Mô tả vị trí thực tập (10)
    • 1.6 Kết cấu báo cáo (11)
  • PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHARMACITY (12)
    • 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity (12)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển (12)
      • 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi (12)
      • 2.1.3 Thành tựu nổi bật (13)
      • 2.1.4 Sản phẩm và khách hàng của Công ty (15)
      • 2.1.5 Những điểm chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty (16)
    • 2.2 Phân tích môi trường marketing của Công ty (17)
      • 2.2.1 Môi trường vĩ mô (17)
      • 2.2.2 Môi trường vi mô (18)
  • PHẦN 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHARMACITY (22)
    • 3.1 Hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity (22)
      • 3.1.1 Chiến lược STP (22)
        • 3.1.1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu (T - Targeting) (22)
        • 3.1.1.3 Định vị sản phẩm (P - Positioning) (22)
      • 3.1.2 Hoạt động Marketing Mix (23)
        • 3.1.2.1 Sản phẩm (Product) (23)
        • 3.1.2.2 Giá cả (Price) (23)
        • 3.1.2.3 Phân phối (Place) (24)
        • 3.1.2.4 Chiêu thị (Promotion) (24)
    • 3.2 Hoạt động truyền thông tiếp thị của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity 17 (25)
      • 3.2.1 Đối tượng truyền thông (25)
      • 3.2.2 Mục tiêu truyền thông (25)
      • 3.2.3 Nội dung truyền thông (26)
      • 3.2.4 Các kênh truyền thông (26)
        • 3.2.4.1 Quảng cáo (26)
        • 3.2.4.2 Khuyến mãi (29)
        • 3.2.4.3 Quan hệ công chúng (33)
    • 3.3 Phân tích SWOT về chiến lược truyền thông tiếp thị tại Công ty Cổ phẩn Dược phẩm Pharmacity (35)
      • 3.4.2 Đánh giá chung chiến lược chiêu thị của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity (37)
        • 3.4.2.1 Quảng cáo (37)
        • 3.4.2.2 Khuyến mãi (38)
        • 3.4.2.3 Quan hệ công chúng (38)
  • PHẦN 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHARMACITY (40)
    • 4.1 Những mặt tồn tại trong hoạt động truyền thông tiếp thị của Công ty (40)
    • 4.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông tiếp thị (40)
      • 4.2.1 Dự đoán xu hướng của thị trường bán lẻ dược phẩm trong thời gian tới (40)
      • 4.2.2 Mục tiêu truyền thông (41)
      • 4.2.3 Đối tượng truyền thông (41)
      • 4.2.4 Nội dung thông điệp (41)
      • 4.2.5 Phối thức truyền thông (42)
        • 4.2.5.1 Quảng cáo (42)
        • 4.2.5.2 Khuyến mãi (43)
        • 4.2.5.3 Quan hệ công chúng (44)
  • PHẦN 5: KẾT LUẬN (45)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (47)

Nội dung

Trang 1 KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHSINH VIÊN: LÊ NGỌC YẾN VYCHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆPTên đề tài: Phân tích hoạt động truyền thôngtiếp thị tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Trang 2 KHOA QUẢ

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHARMACITY

Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Pharmacity là một trong những chuỗi cửa hàng dược phẩm hiện đại tiên phong tại Việt Nam.Ra đời vào năm 2011, Pharmacity đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Công ty được sáng lập bởi ông Chris Blank, với mong muốn mang đến những trải nghiệm chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho khách hàng. Hiện nay, Pharmacity có hơn 1000 nhà thuốc đạt chuẩn GPP tại nhiều tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Tiền Giang…

Trong tương lai, Pharmacity sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống lên đến 5.000 nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên khắp cả nước, với đội ngũ hơn 35.000 dược sĩ đáng tin cậy. Pharmacity hướng đến mục tiêu trở thành nhà thuốc bán lẻ hiện đại và mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

“Chúng ta là nhà bán lẻ dược phẩm được tin tưởng nhất và mang lại trải nghiệm mua sắm đa kênh thuận tiện nhất cho khách hàng tại Việt Nam Đến với Pharmacity, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy, mua và tiếp tục đặt hàng những sản phẩm thuộc các ngành hàng thương hiệu phổ biến nhất và tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm bổ sung, vitamin, khoáng chất & chăm sóc sức khỏe”.

Với sứ mệnh là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mỗi gia đình Việt Nam.

Pharmacity đề cao 5 giá trị cốt lõi sau:

Integrity - Tuân thủ đạo đức: Pharmacity luôn tuân thủ các quy định pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, an toàn và hiệu quả.

Customer centricity - Khách hàng là trung tâm: Pharmacity luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất.

Collaboration - Hợp tác: Pharmacity luôn hợp tác với các đối tác để mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

Innovation - Đổi mới: Pharmacity luôn đổi mới, sáng tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Sustainability - Phát triển bền vững: Pharmacity luôn nỗ lực phát triển bền vững, đóng góp cho cộng đồng và xã hội.

Những giá trị cốt lõi này là nền tảng cho sự phát triển của Pharmacity, giúp công ty cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam.

Trong suốt quá trình phát triển, Pharmacity đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, thể hiện qua các số liệu và hình ảnh sau:

Mạng lưới nhà thuốc rộng khắp: Tính đến nay, Pharmacity đã sở hữu mạng lưới hơn 1.000 nhà thuốc đạt chuẩn GPP tại nhiều tỉnh thành.

Hình 1: Nhà thuốc Pharmacity đạt chuẩn GPP (Nguồn: Google) Đội ngũ nhân lực chất lượng cao: Pharmacity hiện có đội ngũ hơn 3.500 nhân viên, trong đó có hơn 1.800 dược sĩ được đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn liên tục để phục vụ việc tư vấn cho khách hàng.

Hình 2: Đội ngũ dược sĩ tại Pharmacity (Nguồn: Fanpage: Nhà thuốc Pharmacity)

Sản phẩm và dịch vụ đa dạng: Pharmacity cung cấp đa dạng các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, cùng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Sự tín nhiệm của khách hàng và các đối tác: Pharmacity được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá cả Bên cạnh đó, Công ty cũng nhận được sự tín nhiệm khi liên tiếp ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với các nhãn hàng để cùng hợp tác và phát triển.

Hình 3: Lễ ký kết với đối tác chiến lược toàn diện Hello Bác Sĩ (Nguồn: Fanpage:

Những thành tựu trên cho thấy, Pharmacity là một doanh nghiệp dược phẩm uy tín, có tiềm lực phát triển mạnh mẽ Pharmacity đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam.

Ngoài ra, Pharmacity còn đạt được nhiều giải thưởng uy tín, như:

Hãng bán lẻ dược phẩm tốt nhất Việt Nam năm 2020

Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2021

Top 100 doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững năm 2022

2.1.4 Sản phẩm và khách hàng của Công ty

Chuỗi hệ thống nhà thuốc tiện lợi Pharmacity kết hợp giữa mô hình nhà thuốc truyền thống và cửa hàng bán lẻ hiện đại, khi cung cấp song song các loại thuốc, thực phẩm chức năng và các sản phẩm tiện lợi chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp.

Pharmacity cung cấp đa dạng các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng chăm

Dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc cá nhân, sản phẩm tiện lợi, thực phẩm chức năng, chăm sóc mẹ và bé, chăm sóc sắc đẹp, thiết bị y tế.

Khách hàng của Pharmacity là những người có nhu cầu mua thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, bao gồm: Người dân, bác sĩ, dược sĩ, nhà thuốc nhỏ. Chuỗi nhà thuốc Pharmacity với phương châm mang đến những sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp chất lượng cùng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất đến cho khách hàng.

Hình 4: Khách hàng của Pharmacity (Nguồn: Fanpage: Nhà thuốc Pharmacity)

2.1.5 Những điểm chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty

Chuỗi nhà thuốc tiện lợi Pharmacity kết hợp giữa mô hình nhà thuốc truyền thống với cửa hàng bán lẻ hiện đại Với đa dạng các loại thuốc cùng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng.Pharmacity luôn đặt sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu, cam kết chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao cấp Chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu được Pharmcity chú trọng trong khâu tìm hiểu xuất xứ sản phẩm rõ ràng, đảm bào nguồn cung sản phẩm từ các nhà phân phối uy tín, được bảo quản đúng nhiệt độ, đạt điều kiện môi trường và được theo dõi liên tục Cùng việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ dược sĩ có trình độ và đạt chuyên môn cao.

Mỗi nhà thuốc trong hệ thống nhà thuốc tiện lợi Pharmacity đều đạt chuẩn GPP.Với diện tích trung bình từ 12 - 90m2, thường tập trung ở khu dân cư, nơi đông người qua lại.

Phân tích môi trường marketing của Công ty

Môi trường Marketing của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity bao gồm các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp Các yếu tố này có thể được chia thành 2 nhóm chính:

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố có ảnh hưởng rộng rãi đến toàn bộ nền kinh tế và xã hội như:

Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, của người dân Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng từ 1.589 USD vào năm

2015 lên 3.600 USD vào năm 2022 Tăng trưởng kinh tế giúp thu nhập của người dân tăng lên, dẫn đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp tăng cao.

Tuy trong bối cảnh thế giới và Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế, ngành dược được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng Nguyên nhân là do chăm sóc sức khỏe là nhu cầu tất yếu của con người, không phụ thuộc vào tình hình kinh tế.

Yếu tố chính trị - pháp luật:

Các chính sách, quy định của Chính phủ về ngành dược phẩm có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Pharmacity Đây là ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng nên chịu sự quản lý chặt chẽ bởi Nhà nước.

Chính phủ ban hành Luật Dược năm 2016, quy định chặt chẽ về điều kiện kinh doanh dược phẩm.

+ Các quy định về quản lý thị trường dược phẩm như: quy định về quản lý giá thuốc, quy định về quản lý cạnh tranh,

Yếu tố văn hóa - xã hội:

Sự thay đổi về lối sống, quan niệm về sức khỏe, có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Thay đổi về lối sống như lối sống hiện đại, lối sống lành mạnh, dẫn đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm, thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe, làm đẹp ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Các giá trị văn hóa như: giá trị gia đình, cộng đồng, cũng ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Người Việt Nam có truyền thống coi trọng gia đình, do đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ngày càng tăng.

Trong thời đại công nghiệp 4.0, công nghệ đang trở thành một trong những yếu tố quyết định đến thành công của các doanh nghiệp.

Trước đây, ngành bán lẻ dược phẩm chủ yếu dựa vào các hình thức truyền thống như bán hàng trực tiếp tại cửa hàng Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn bắt đầu ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Các ứng dụng công nghệ được áp dụng trong ngành bán lẻ dược phẩm bao gồm: Kết nối với khách hàng trên môi trường trực tuyến: Các chuỗi bán lẻ dược phẩm đã xây dựng website và các trang mạng xã hội để kết nối với khách hàng, cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ, tư vấn sức khỏe,…

Tư vấn trực tuyến: Các dược sĩ có thể tư vấn trực tuyến cho khách hàng về các vấn đề sức khỏe, cách sử dụng thuốc,

Giao hàng tận nơi: Các ứng dụng công nghệ giúp các chuỗi bán lẻ dược phẩm quản lý giao các đơn hàng trực tuyến tận nơi cho khách hàng.

Tích điểm, nhận quà: Các ứng dụng công nghệ giúp các chuỗi bán lẻ dược phẩm xây dựng chương trình tích điểm, nhận quà cho khách hàng, tạo động lực mua sắm.

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

Các đối thủ cạnh tranh:

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành dược phẩm, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, có ảnh hưởng đến thị phần và doanh thu của Pharmacity.

Trước đây, thị trường dược phẩm Việt Nam chủ yếu được phân phối bởi các hiệu thuốc nhỏ lẻ, mọc lên tự phát Tuy nhiên, các cơ sở này thường nhỏ, chỉ có những sản phẩm thuốc cơ bản Đối với những sản phẩm thuốc đặc trị, cao cấp hoặc ít người dùng hơn, người dân thường phải tìm mua tại các đại lý hoặc nhà thuốc trong bệnh viện Chính nhu cầu này đã tạo cơ hội cho thị trường dược phẩm Việt Nam phát triển nở rộ vào năm 2019.

Hiện nay, trong thị phần ngành dược phẩm tại Việt Nam không thể không nhắc đến

2 đối thủ cạnh tranh lớn của Pharmacity là Nhà thuốc FPT Long Châu và An Khang. Quy mô của Long Châu và An Khang vẫn đang tăng trưởng nhanh chóng, tạo sức ép cạnh tranh lớn đối với Pharmacity.

+ Nhà thuốc FPT Long Châu

Hiện sở hữu 1.438 nhà thuốc, phủ sóng khắp 63 tỉnh thành Long Châu được thành lập vào năm 2007, với mô hình nhà thuốc hiện đại, chuẩn GPP.

Long Châu cung cấp đa dạng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, bao gồm: thuốc, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm, thiết bị y tế, Nhà thuốc này có lợi thế về quy mô lớn, với mạng lưới nhà thuốc phủ sóng rộng khắp Ngoài ra, Long Châu còn có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản.

Hình 5: Nhà thuốc FPT Long Châu (Nguồn: Google)

+ Nhà thuốc An Khang Đây là chuỗi nhà thuốc thuộc tập đoàn Thế Giới Di Động, hiện sở hữu 527 nhà thuốc, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, An Khang được thành lập vào năm 2017.

An Khang cung cấp đa dạng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, bao gồm thuốc, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm, thiết bị y tế, Với lợi thế về thương hiệu mạnh,được hỗ trợ bởi hệ thống bán lẻ của Thế Giới Di Động.

Hình 6: Nhà thuốc An Khang (Nguồn: Google)

Nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định đến sản phẩm, dịch vụ và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHARMACITY

Hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity

3.1.1.1 Phân khúc thị trường (S - Segmentation)

Pharmacity phân khúc thị trường dựa trên các yếu tố sau:

Theo địa lý: Pharmacity tập trung vào thị trường Việt Nam, với trọng tâm là các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,

Theo nhân khẩu học: Pharmacity nhắm đến khách hàng ở mọi độ tuổi, đặc biệt chú trọng đến khách hàng trên 18 tuổi.

Theo hành vi khách hàng: người tiêu dùng quan tâm đến thương hiệu nhà thuốc uy tín, cung cấp đầy đủ các tiện lợi khi đi mua sắm bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe là chăm sóc sắc đẹp.

3.1.1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu (T - Targeting)

Dựa trên phân khúc thị trường đã xác định, Pharmacity định vị thương hiệu mình là chuỗi nhà thuốc bán lẻ hiện đại, chuyên nghiệp, cung cấp đa dạng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Do đó, các nhà thuốc Pharmacity được đặt ở các thành phố lớn, tập trung đông người qua lại và các tỉnh lân cận.

Với đặc thù của ngành bán lẻ dược phẩm, khách hàng là những người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp đa dạng Do đó, Pharmacity đã lựa chọn chiến lược Marketing không phân biệt, nhằm tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau Chiến lược này giúp Pharmacity tối ưu chi phí marketing, đồng thời tăng hiệu quả bán hàng.

3.1.1.3 Định vị sản phẩm (P - Positioning)

Pharmacity luôn định vị mình trong tâm trí khách hàng là chuỗi nhà thuốc tiện lợi hiện đại tại thị trường Việt Nam với các yếu tố sau:

Chất lượng: Pharmacity cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, chính hãng,

Giá cả: Pharmacity cung cấp các sản phẩm với giá cả cạnh tranh, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt với câu khẩu hiệu “Thuốc tốt giá rẻ, nếu không rẻ Pharmacity hoàn tiền chênh lệch”

Dịch vụ: Pharmacity cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm, nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

Danh mục sản phẩm có 6 ngành hàng chính gồm: thuốc, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc cá nhân, tiện lợi và thực phẩm chức năng.

Sự đa dạng về sản phẩm giúp Pharmacity đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng khách hàng từ trẻ em, người lớn, người cao tuổi, phụ nữ mang thai,…

Sản phẩm chất lượng cao, chính hãng: Pharmacity cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trong và ngoài nước Các sản phẩm của Pharmacity đều được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường.

Tự sản xuất thuốc & các sản phẩm bảo vệ sức khỏe: Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của Pharmacity so với các thương hiệu dược phẩm trên thị trường. Giúp thương hiệu mở rộng danh mục sản phẩm và khả năng tự cung ứng và kiểm soát chất lượng 1 số mặt hàng bảo vệ sức khỏe cho người dân Việt Nam.

Với định vị thương hiệu “Nhà thuốc tiện lợi” cùng thông điệp “Sống khỏe hơn - Tiết kiệm hơn” Pharmacity cam kết cung cấp các sản phẩm với giá cả cạnh tranh, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Chiến lược giá của Pharmacity được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:

Phân khúc thị trường: Pharmacity nhắm đến nhiều phân khúc thị trường khác nhau, từ người thu nhập thấp đến người thu nhập cao Do đó, giá cả của các sản phẩm cũng được phân chia theo phân khúc thị trường, đảm bảo phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của từng nhóm đối tượng khách hàng. của các sản phẩm Pharmacity luôn được cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo phù hợp với giá trị của sản phẩm. Để thực hiện chiến lược giá của mình, Pharmacity đã thực hiện một số giải pháp sau: Mua trực tiếp từ nhà sản xuất: giúp giảm thiểu chi phí trung gian và mang đến cho khách hàng mức giá cạnh tranh.

Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi: Pharmacity tổ chức thường xuyên hàng tháng nhằm thu hút khách hàng quan tâm, trải nghiệm sản phẩm và tăng doanh số bán hàng.

Sử dụng công nghệ thông tin: giúp quản lý giá cả sản phẩm một cách hiệu quả, đảm bảo giá cả luôn được cập nhật chính xác và kịp thời.

Chiến lược phân phối của Pharmacity tập trung vào các điểm sau:

Mạng lưới phân phối rộng khắp: Pharmacity hiện có hơn 1000 cửa hàng tại nhiều tỉnh thành Mạng lưới phân phối rộng khắp giúp Pharmacity tiếp cận được với đông đảo khách hàng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở mọi nơi.

Vị trí cửa hàng thuận lợi: Pharmacity lựa chọn các vị trí cửa hàng thuận lợi, dễ tìm kiếm, gần khu dân cư, trường học, bệnh viện, Điều này giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với thương hiệu và sản phẩm của Pharmacity.

Bên cạnh phân phối trực tiếp tại của hàng, Pharmacity còn phân phối qua kênh website chính thức của công ty: pharmacity.vn Qua đó, khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến ở mọi lúc mọi nơi giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức Trang bán hàng trực tuyến này thường xuyên có nhiều ưu đãi và miễn phí giao hàng tạo điều kiện thuận lợi và kích thích nhu cầu mua sắm từ các khách hàng.

Pharmacity đã xây dựng và triển khai chiến lược chiêu thị hiệu quả, tập trung vào các kênh truyền thông sau:

Truyền thông trực tiếp: Pharmacity sử dụng các kênh truyền thông trực tiếp như tiếp thị trực tiếp, bán hàng cá nhân, Các hoạt động này thường tập trung vào việc cung cấp thông tin, tư vấn sản phẩm và chăm sóc khách hàng.

Hoạt động truyền thông tiếp thị của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity 17

Pharmacity hướng đến tất cả mọi người, không phân biệt độ tuổi, giới tính, hay ngành nghề Vì ai cũng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, Pharmacity đặc biệt chú trọng đến khách hàng trên 18 tuổi, bởi đây là độ tuổi có nhận thức rõ ràng về sức khỏe, có khả năng tự chăm sóc và chi trả cho các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bản thân.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp, là nơi người tiêu dùng có thể tin tưởng để lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe Cụ thể, Pharmacity hướng đến các mục tiêu sau:

Tăng độ nhận diện thương hiệu: Pharmacity muốn được biết đến rộng rãi bởi người tiêu dùng Việt Nam Đặc biệt, nhóm đối tượng khách hàng được Pharmcity chú trọng là những người trên 18 tuổi.

Tạo dựng niềm tin với khách hàng: Pharmacity muốn khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình, cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của khách hàng.

Khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ: Pharmacity muốn khách

Thông điệp “Pharmacity – Nhà thuốc tiện lợi” và “Sống khoẻ hơn - Tiết kiệm hơn” của Pharmacity không chỉ đơn thuần là nhấn mạnh về tính tiện lợi và tiết kiệm, mà còn mang thông điệp sâu sắc hơn về việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sức khỏe.

Theo đó, “Pharmacity – Nhà thuốc tiện lợi” thể hiện sự thuận tiện trong việc mua sắm dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp tại Pharmacity Với hệ thống cửa hàng rộng khắp, giờ mở cửa linh hoạt, đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, Pharmacity luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

“Pharmacity - Sống khoẻ hơn - Tiết kiệm hơn” thể hiện cam kết của Pharmacity trong việc mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, Pharmacity cũng luôn nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe để giúp khách hàng có thể sống khỏe hơn.

Bằng cách truyền tải thông điệp này, Pharmacity mong muốn góp phần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe Từ đó, khuyến khích người tiêu dùng hình thành thói quen mua sắm và sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn.

Thị trường mục tiêu của Pharmacity là các thành phố lớn và các khu vực tập trung đông dân cư.

Với đặc thù ngành bán lẻ sản phẩm tiêu dùng và dược phẩm, Pharmacity xác định độ phủ trên toàn quốc Để tiếp cận hiệu quả với tệp đối tượng khách hàng đa dạng, Pharmacity đã khéo léo kết hợp đa dạng phương tiện truyền thông, bao gồm:

3.2.4.1 Quảng cáo a Mục tiêu quảng cáo:

Xây dựng lòng trung thành đối với khách hàng hiện tại: Pharmacity truyền tải thông điệp về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và cam kết của nhà thuốc Giúp Pharmacity củng cố vị thế của mình trong lòng khách hàng.

Thu hút khách hàng mới: là phương thức truyền thông hiệu quả để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt là những người chưa biết đến Pharmacity.

Thúc đẩy doanh số bán hàng: Pharmacity giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới, hoặc các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. b Các hình thức quảng cáo:

Quảng cáo ngoài trời thông qua cửa hàng trực tiếp Đây là hình thức quảng cáo hiệu quả, tối ưu được chi phí giúp thương hiệu tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu.

Các biển quảng cáo của Pharmacity được thiết kế đồng bộ với màu sắc xanh lam đặc trưng, cùng với logo nổi bật, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện thương hiệu ngay từ xa.

Bên cạnh đó, Pharmacity cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động khuyến mãi, giảm giá tại cửa hàng, được nhiều khách hàng chú ý và hưởng ứng.

Những hoạt động này không chỉ giúp tăng nhận diện thương hiệu, mà còn kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng của Pharmacity.

Quảng cáo trực tuyến được Pharmacity thực hiện nhiều nhất trên kênh Facebook, Tiktok và Youtube của Công ty.

Kênh Fanpage trên Facebook của Pharmacity được thành lập từ năm 2011 và hiện có hơn 600 nghìn lượt theo dõi.

Kênh Tiktok được thành lập vào năm 2022 nhưng đã có gần 40 nghìn người theo dõi.

Phân tích SWOT về chiến lược truyền thông tiếp thị tại Công ty Cổ phẩn Dược phẩm Pharmacity

- Tốc độ đô thị hóa, mức sống người dân tăng cao

- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp tăng cao

- Sự phát triển của công nghệ

- Cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu

- Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng thay đổi

S (Strengths) - Tận dụng mạng lưới - Nghiên cứu & phát triển rộng khắp, hơn 1000 nhà thuốc

- Sản phẩm đa dạng với giá cả cạnh tranh

- Đa kênh truyền thông tiếp thị

- Mở rộng hệ thống tại các khu vực tiềm năng

- Tập trung truyền thông vào các thông điệp của thương hiệu

- Xây dựng hình ảnh thương hiệu có trách nhiệm với cộng đồng như: tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho những hộ khó khăn,…

- Đẩy mạnh xây dựng nội dung trên các kênh truyền thông trực tuyến

- Nâng cao chất lượng dịch vụ và tay nghề đội ngũ dược sĩ

- Chi phí truyền thông cao

- Quản lý các kênh truyền thông tiếp thị còn chưa chặt chẽ

- Áp dụng công nghệ mới trong truyền thông nhằm giảm chi phí và tối ưu hiệu quả

- Tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục về tầm quan trọng của sức khỏe đến người tiêu dùng.

- Đổi mới sáng tạo, tạo những giá trị khác biệt đáp ứng thị hiếu của khách hàng.

- Liên tục cập nhật xu hướng thị trường để có chiến lược truyền thông phù hợp

3.4 Đánh giá chung về hoạt động truyền thông tiếp thị tại Công ty Cổ phẩn Dược phẩm Pharmacity

3.4.1 Đánh giá chung về hiệu quả truyền thông của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity

Pharmacity được đánh giá là thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm hiện đại tại Việt Nam với:

Chiến lược marketing hiệu quả

Pharmacity đã xác định rõ ràng mục tiêu, đối tượng khách hàng và tập trung vào yếu tố con người, lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi chiến lược.

Trong chiến lược truyền thông, Pharmacity đã sử dụng đa dạng phương tiện, kênh truyền thông để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau Các hoạt động truyền thông của Pharmacity thường tập trung vào các nội dung như: giới thiệu thương hiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe, Bên cạnh đó, Pharmacity cũng chú trọng đến chiến lược marketing trực tiếp như tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá tại cửa hàng, tư vấn trực tiếp cho khách hàng, đã giúp Pharmacity tạo dựng mối quan hệ gần gũi với khách hàng và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

Kế hoạch chuyển đổi số hóa

Pharmacity cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh Kế hoạch chuyển đổi số hóa trong hoạt động truyền thông, marketing của Pharmacity đã giúp thương hiệu tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, đồng thời mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tiện lợi và hiện đại hơn.

3.4.2 Đánh giá chung chiến lược chiêu thị của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity

Thông điệp “Nhà thuốc tiện lợi” của Pharmacity được thể hiện rõ nét qua chiến lược sản phẩm đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng.

Chiến lược giá cạnh tranh, giá cho từng dòng sản phẩm cùng với hệ thống phân phối hơn 1000 nhà thuốc tại nhiều tỉnh thành, giúp Pharmacity chiếm ưu thế trong thị trường bán lẻ dược phẩm ngày càng cạnh tranh.

Chiến lược sản phẩm, giá, phân phối có mối liên kết chặt chẽ với nhau, tạo nên nét đặc trưng thương hiệu cho Pharmacity Chiến lược chiêu thị đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu đến với người tiêu dùng, giúp Pharmacity trở thành một trong những chuỗi nhà thuốc bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Pharmacity đã đạt được hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận diện thương hiệu và

Với các thông tin được đăng tải trên các trang báo nổi tiếng tại Việt Nam như: Vnexpress, Thanh niên, đã giúp Pharmacity củng cố và nâng cao được vị thế trong mắt khách hàng.

2 kênh mạng xã hội được Pharmacity đầu tư trọng tâm: Facebook, Tikok Đây là 2 nền tảng được Công ty cập nhật thông tin thường xuyên và mang lại lượt tiếp cận cao Điều này thể hiện Pharmacity phát triển nội dung phù hợp với tệp khách hàng mà công ty hướng đến Bên cạnh đó, lượt yêu thích trên kênh Tiktok vẫn chưa thực sự ấn tượng, có thể nội dung đăng tải của Công ty chưa thực sự phù hợp với nền tảng nảy.

Các kênh TVC với thông điệp ấn tượng, gần gũi, dễ ghi nhớ vào tâm trí của khách hàng Tuy nhiên, đây là hình thức chiếm khá nhiều chi phí nên thời gian gần đây ít được công ty đầu tư.

Khuyến mãi không chỉ là giảm giá đơn thuần mà Pharmacity đã sáng tạo thêm nhiều hình thức mới, hiệu quả hơn Và các chương trình này mang lại lượng lớn khách hàng tiềm năng và góp phần trở thành “Top thương hiệu dược phẩm được yêu thích tại Việt Nam”.

Dược phẩm là ngành yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, giá cả Vì thế, các cửa hàng dược phẩm truyền thống khó cạnh tranh về giá Đây là ưu thế của các chuỗi nhà thuốc lớn như Pharmacity, với hệ thống phân phối rộng khắp và giá cả cạnh tranh trên thị trường nên thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng và nâng cao độ nhận diện.

Pharmacity đã linh hoạt kết hợp các hoạt động quan hệ công chúng với các công cụ truyền thông khác tạo nên một chiến lược truyền thông tổng thể ấn tượng, giúp thương hiệu ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.

Pharmacity đã xây dựng chiến lược PR mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cộng đồng Qua đó, công ty đạt được những hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao nhận diện thương hiệu, tăng độ tin cậy của khách hàng đối với Pharmacity Với các hoạt động quan hệ công chúng ý nghĩa đã được ghi dấu trên các trang báo lớn uy tín của Pharmacity Điều này đã góp phần giúp Công ty tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, giúp họ hiểu rõ hơn về Công ty, về sản phẩm và chất lượng dịch vụ tại Pharmacity.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHARMACITY

Những mặt tồn tại trong hoạt động truyền thông tiếp thị của Công ty

Với hệ thống hơn 1000 nhà thuốc phủ sóng rộng khắp cả nước, Pharmacity đã tạo dựng được vị thế dẫn đầu thị trường bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam Tuy nhiên, để giữ vững vị thế này, Pharmacity cần chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng dịch vụ đồng đều, hàng tồn sản phẩm phù hợp tại tất cả các cửa hàng Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu, tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Hiện nay, Pharmacity vẫn chưa có mặt ở một số khu vực, đặc biệt là các vùng nông thôn, miền núi Điều này khiến cho một bộ phận khách hàng chưa có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ của Pharmacity Để khắc phục hạn chế này, Pharmacity cần đẩy mạnh mở rộng hệ thống nhà thuốc, phủ sóng đến mọi miền đất nước.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông tiếp thị

4.2.1 Dự đoán xu hướng của thị trường bán lẻ dược phẩm trong thời gian tới

Thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo của Euromonitor International, thị trường này dự kiến sẽ đạt quy mô 2,8 tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 10,7% trong giai đoạn 2022-2025 Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam, bao gồm:

 Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người

 Tăng trưởng dân số già

Dựa trên những yếu tố trên, có thể dự đoán thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới Cụ thể, thị trường này sẽ có những xu hướng sau:

Xu hướng tăng trưởng của kênh bán lẻ hiện đại: Kênh bán lẻ hiện đại (như nhà thuốc, siêu thị, cửa hàng tiện lợi) đang ngày càng chiếm ưu thế trong thị trường bán lẻ dược phẩm Theo báo cáo của Euromonitor International, kênh bán lẻ hiện đại sẽ chiếm 50% thị phần vào năm 2025.

Xu hướng tăng trưởng của các sản phẩm dược phẩm chuyên biệt: tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các sản phẩm dược phẩm thông thường như dược phẩm điều trị bệnh mạn tính, dược phẩm sinh học,

Xu hướng tăng trưởng của các sản phẩm dược phẩm nhập khẩu: tiếp tục chiếm ưu thế trong thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam.

Chiến lược truyền thông của Pharmacity cần hướng đến mục tiêu mang lại giá trị cho cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Cụ thể, Pharmacity có thể tổ chức các chương trình khám sức khỏe miễn phí, tư vấn sức khỏe cho cộng đồng, tài trợ cho các chương trình thiện nguyện, Các hoạt động này sẽ giúp Pharmacity xây dựng hình ảnh một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng, được người tiêu dùng yêu mến và tin tưởng.

Bên cạnh đó, Pharmacity cũng có thể triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường như giảm thiểu rác thải, sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, Các hoạt động này sẽ giúp Pharmacity thu hút sự quan tâm của giới trẻ, những người ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Pharmacity hướng đến mục tiêu phục vụ mọi đối tượng khách hàng, từ người trẻ tuổi đến người cao tuổi, từ người dân thành thị đến người dân nông thôn Để đạt được mục tiêu này, Pharmacity cần triển khai các chiến lược truyền thông hiệu quả, tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau Cụ thể, Pharmacity cần đa dạng hóa các kênh truyền thông, bao gồm:

Hiện nay, Pharmacity đang sử dụng hai thông điệp chính là "Pharmacity - Nhà thuốc tiện lợi" và "Pharmacity - Tiết kiệm hơn - Sống khỏe hơn" Hai thông điệp này đã thể hiện rõ nét đặc trưng và tính chất cốt lõi của doanh nghiệp, đó là:

Nhà thuốc tiện lợi: Pharmacity cung cấp đa dạng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Các nhà thuốc của Pharmacity được đặt ở vị trí thuận lợi, dễ tìm kiếm, nhiều nhà thuốc phục vụ khách hàng 24/7.

Tiết kiệm hơn - Sống khỏe hơn: Pharmacity cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khỏe. Hai thông điệp này đã được Pharmacity truyền tải hiệu quả, giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng Tuy nhiên, để lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa, Pharmacity cần đẩy mạnh chiến lược truyền thông, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thống như truyền hình, báo chí,

Cấu trúc thông điệp của Pharmacity hiện nay khá ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ Việc sử dụng từ ngữ gần gũi, sắc thái nhẹ nhàng cũng giúp thông điệp tiếp cận khách hàng một cách thân thiện Pharmacity nên tiếp tục giữ vững cách thức này.

Bên cạnh các hình thức quảng bá số hóa, Pharmacity nên triển khai việc truyền bá hình ảnh thương hiệu rộng rãi hơn bằng cách áp dụng nhiều hình thức truyền tải khác nhau như tờ rơi, biển quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên các phương tiện, Điều này sẽ giúp Pharmacity tiếp cận được đến các đối tượng khách hàng không sử dụng nhiều thiết bị điện tử như người lớn tuổi, người không sử dụng mạng xã hội,…

Báo chí: Để quảng bá thương hiệu hiệu quả trên báo chí, Pharmacity cần chú ý lựa chọn các trang báo uy tín, có lượng truy cập cao, phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu của thương hiệu Ngoài ra, các bài viết quảng cáo cần được đầu tư chất lượng, không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà nội dung phải sáng tạo, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người xem.

TVC: Để các TVC của Pharmacity có thể tiếp cận và tạo ấn tượng tốt với người xem, cần đảm bảo các yếu tố sau:

Nội dung thông điệp rõ ràng, súc tích, dễ hiểu

Hình ảnh, âm thanh, màu sắc bắt mắt, ấn tượng

Sử dụng các yếu tố xu hướng, âm nhạc, lời thoại độc đáo để tạo sự khác biệt

Sử dụng KOL để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận đến người quan tâm thương hiệu và sử dụng sản phẩm tại Pharmacity.

Ngoài việc duy trì sự đồng nhất về thiết kế của hệ thống nhà thuốc, Pharmacity cần đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo ngoài trời nhằm tiếp cận tối đa với khách hàng. Các hình thức quảng cáo ngoài trời có thể được áp dụng bao gồm:

Poster tại các vị trí phù hợp như bệnh viện, khu dân cư,

Billboard tại các tuyến đường lớn có đông người qua lại như ngã tư.

Quảng cáo trên phương tiện di chuyển như xe bus, taxi

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường bán lẻ dược phẩm đã khiến các chuỗi nhà thuốc phải liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng Tuy nhiên, việc lạm dụng các chương trình khuyến mãi có thể gây ra những tác động tiêu cực, chẳng hạn như:

Tạo thói quen chỉ mua sắm khi có chương trình khuyến mãi cho khách hàng.

Ngày đăng: 19/01/2024, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w