1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ văn xuôi việt nam 1975 - 2000

144 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 582,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài.1.1. Cho đến nay sự tồn tại của thơ văn xuôi trong đời sống của thơ ca hiện đại là một thực tế không thể phủ nhận. Nó được nhìn nhận như một hiện tượng tự nhiên trong quá trình dân chủ hóa hình thức thơ mang tính toàn cầu, gắn với nhu cầu của con người thời hiện đại.Trong thơ ca Việt Nam, hình thức thơ văn xuôi xuất hiện khá sớm. Tuy nhiên giai đoạn được xem là nở rộ của nó là thời kì sau chiến tranh chống Mỹ. Nghiên cứu hình thức thơ văn xuôi thời kì này, vì vậy để góp phần tìm hiểu thêm về xu hướng vận động của hình thức thơ trong thơ ca Việt Nam hiện đại.1.2. Thơ văn xuôi được xem như là một trong ba hình thức cơ bản của thơ (Thơ cách luật, Thơ tự do, Thơ văn xuôi). Sự ra đời của nó được xem như là một nhu cầu tất yếu gắn liền với nhu cầu giải phóng con người cá nhân trong thời hiện đại, nhằm tìm kiếm một giọng điệu phức tạp, gai góc, vừa lắm lí sự, suy tư, vừa bộc lộ cảm xúc ào ạt, mãnh liệt, giải phóng tối đa sự dạt dào cảm xúc của chủ thể trữ tình. Nghiên cứu thơ văn xuôi không chỉ để hiểu đặc trưng về phương diện cấu trúc thơ mà mà còn gợi mở nhiều vấn đề về mối quan hệ giữa hình thức thơ văn xuôi và thời hiện đại.1.3. Trong những năm gần đây, hình thức thơ văn xuôi đã xuất hiện trong chương trình văn học từ bậc Phổ thông đến Đại học. Việc nghiên cứu thơ văn xuôi vì vậy có ý nghĩa thực tiễn, giúp cho người dạy, người học có thêm những tri thức về thể loại. Từ đó có được định hướng đúng đắn trong việc tiếp cận các tác phẩm thơ văn xuôi trong nhà trường.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.2.1. Mục đích nghiên cứu.Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là khảo sát thơ văn xuôi Việt Nam 25 năm cuối thế kỷ XX từ góc nhìn thể loại.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.Tương ứng với mục đích, đề tài có nhiệm vụ: Chỉ ra được những cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của thơ văn xuôi giai đoạn 1975 2000. Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của thơ văn xuôi giai đoạn 1975 2000 trên một số phương diện như: Cảm hứng, giọng điệu, nghệ thuật tổ chức lời thơ. Trong một chừng mực nhất định, chỉ ra được những đổi mới hình thức thơ so với các giai đoạn trước đó.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.3.1. Phạm vi nghiên cứu.Thơ văn xuôi 1975 2000 nở rộ, phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, sự thành công lại không có nhiều. Vì lẽ đó, chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát của mình chủ yếu vào một số hiện tượng được tuyển chọn vào tuyển tập Thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài) của hai soạn giả Nguyễn Văn Hoa và Nguyễn Ngọc Thiện, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1997. Ngoài ra chúng tôi, còn sử dụng một số tác phẩm thơ văn xuôi được đăng trên các báo Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Văn nghệ trẻ làm đối tượng khảo sát.3.2. Đối tượng nghiên cứu.Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình thức thể loại thơ xét từ nhiều mối quan hệ (với thời đại, với chủ thể sáng tạo, ...).4. Phương pháp nghiên cứu.Xuất phát từ nhiệm vụ, mục đích của đề tài, chúng tôi đặt đối tượng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong mối quan hệ nhiều chiều, từ đó trên cơ sở kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước, chúng tôi sử dụng các phương pháp: đọc, phân tích, thống kê, so sánh đối chiếu, khái quát để thực hiện đề tài.5. Lịch sử vấn đề.Nhìn chung, cho đến nay thơ văn xuôi còn đang trên đường thể nghiệm, thành công chưa nhiều, cho nên, những công trình nghiên cứu công phu và chuyên sâu về thơ văn xuôi cũng chưa phong phú, đa dạng. Những bài viết thực sự tâm huyết về thơ văn xuôi theo chúng tôi được biết đó là:1. Thiếu Sơn (1934), “Lời phê bình Linh Phượng”, Đông Hồ, Linh Phượng, NXB Nam Ký, Hà Nội. 2. Đoàn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh (1942), Thơ.3. Huy Cận (1942), Lời nói đầu trong tập Kinh cầu tự.4. Xuân Diệu (1965), Vài ý kiến về thơ văn xuôi, Báo Văn nghệ số 88.5. Hà Minh Đức (1968), “Thơ văn xuôi”, Các thể thơ ca và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.6. Hữu Đạt (1996), “Thơ văn xuôi là đỉnh phát triển cao nhất của thơ tự do”, NXB Giáo dục. Hà Nội.7. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.8. Mã Giang Lân, “Xu hướng tự do hóa hình thức thơ”, Tạp chí khoa học, tháng 2 1990.9. Nguyễn Ngọc Thiện, “Tư duy và cấu trúc nghệ thuật thơ văn xuôi”, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, tháng 12 1996.10. Vũ Huy Thông (1996), “Từ thơ tự do đến thơ văn xuôi”, trích luận án PTS khoa học: Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1945 1975, Hà Nội.11. Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Ngọc Thiện (1997), Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài), NXB Văn học, Hà Nội.12. Lưu Khánh Thơ, Thơ văn xuôi trong sự vận động của thể loại thơ sau 1975.13. Vũ Văn Sỹ, “Trường ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại”, Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.14. Lê Lưu Oanh, Thơ trữ tình Việt Nam (1975 1990), NXB ĐHQG Hà Nội, 1998.15. Vũ Văn Sỹ, “Những thể nghiệm trong thơ Nguyễn Quang Thiều”, Thơ Việt Nam hiện đại, NXB Lao động Hà Nội, 2002.Ở các bài viết trên, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề của hình thức thơ văn xuôi từ góc độ khái quát và cũng có phản ánh được một số nét đặc trưng. Tuy nhiên trong dung lượng của những bài viết ngắn trên, các tác giả chưa có dịp đi sâu vào phân tích cụ thể về hình thức thơ văn xuôi, đặc biệt là thơ văn xuôi thời kỳ 1975 – 2000.Người đầu tiên ý thức được thơ văn xuôi như một thể loại và có những khả năng riêng so với các hình thức thơ khác là Thiếu Sơn (1934 1935) trong bài Lời phê bình Linh Phượng, nhà phê bình gọi cuốn nhật ký là một “Bài thơ trường thiên bằng văn xuôi”.Bàn về nguồn gốc của thơ văn xuôi, tác giả Xuân Diệu, nhà thơ có công đầu trong việc đóng góp những suy nghĩ, tìm tòi mang tính lí luận về sự hình thành và phát triển của thơ văn xuôi. Trong tiểu luận “Vài ý kiến về thơ văn xuôi” (in trên báo Văn nghệ số 88 – 1965) đã cho rằng: Thơ văn xuôi có nguồn gốc từ thể phú, một thể loại vừa là thơ, vừa là văn; nó là thơ vì nó âm thanh theo luật bằng trắc, có vần; mặt khác nó cũng là văn, vì câu dài, có đôi khi khá dài như một câu văn. Cũng trong tiểu luận Vài ý kiến về Thơ văn xuôi Xuân Diệu đã nêu lên được những luận điểm có cơ sở khoa học và giàu sức thuyết phục. Nhiều vấn đề lí luận được bàn đến trong bài viết cách đây đã nhiều chục năm vẫn còn thích hợp khi soi chiếu và tìm hiểu tình hình sáng tác và đặc điểm thơ văn xuôi trong giai đoạn hiện nay. Thơ văn xuôi buộc người viết phải tuân theo những quy luật nội tại nghiêm khắc của nó. Nhà thơ phải tìm được sự hài hòa bên trong của ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh. Ở bài thơ văn xuôi, cảm hứng tuy không biểu hiện ra ở những câu thơ có vần điệu quen thuộc, nhưng đòi hỏi người viết phải biết chọn lọc những hình thức phô diễn thích hợp. “Viết thơ văn xuôi cần phải nắm vững nhịp điệu, tiết tấu của câu thơ dài rộng phá thể, và phải tinh vi nghe được cái nhạc bên trong của câu thơ: khi nhạc ấy không thể hiện ra những vần mà lỗ tai cảm thấy ngay thì nó lại càng phải dồi dào, đầy căng như nhựa mật của trái làm nứt vỏ” (Xuân Diệu). Đó là đòi hỏi về phía người sáng tác. Còn đối với người đọc thì sao? Để cho thơ văn xuôi có đất phát triển rộng hơn thì vấn đề người đọc là một yếu tố quan trọng. Nhà thơ Xuân Diệu đã hơn một lần yêu cầu bạn đọc nên đa dạng hóa sự thưởng thức thơ ca quen thuộc của mình: “Trong thơ hiện nay của ta, tôi thấy bạn đọc nên có một rẻ quạt rộng mở trong việc thưởng thức các thể điệu thơ, sự thưởng thức đa dạng sẽ khuyến khích cho sự sáng tác đa dạng...Điệu thơ hơi lạ mắt lạ tai, khác với tập quán quen thuộc, thì nên rộng lượng nên để cho cách “xào nấu” mới có một thì giờ dần dần quen miệng với “người ăn”. Rõ ràng là khác với các thể thơ khác, thơ văn xuôi có phần kén chọn người đọc hơn. Đây cũng là một thách đố không nhỏ đối với người sáng tác.Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong chuyên luận Các thể thơ ca và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam (1968) đã cho rằng: Các thể văn vần như phú và văn tế và các loại biền văn như hịch, cáo đều có dáng dấp của thơ văn xuôi...Và suy cho cùng thì thể văn xuôi cũ cũng là nguồn gốc gần xa của một thể thơ văn xuôi sau này. Theo ông, sự khác biệt của thơ văn xuôi với phú, cáo, hịch, văn tế là ở chỗ các thể văn truyền thống có quy tắc về vần và đối còn thơ văn xuôi thì không.Không nói đến khái niệm thơ văn xuôi, nhưng Huy Cận trong lời nói đầu trong tập Kinh cầu tự (1942) cũng đã ý thức được một cách rõ ràng sự tồn tại của hình thức thơ không cần đến vần luật mà ông gọi một cách hình ảnh là “Lớp xi măng thường dùng để chắp nối ý văn”. Ông cho rằng có những lối kiến trúc không cần đến mạch nối, các khối cứ tự liền nhau nhịp nhàng. Tuy nhiên thể loại đó là gì thì ông lại chưa ý thức được. Như trên đã nói, cho đến nay thơ văn xuôi còn đang trên đường thể nghiệm, thành công chưa nhiều, cho nên, những công trình nghiên cứu công phu và chuyên sâu về thơ văn xuôi cũng chưa phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc dựng nên một bức tranh chung về thơ ca Việt Nam 1975 nói chung, thơ văn xuôi nói riêng là một công việc cực kỳ khó khăn,. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về các đặc điểm của thơ sau 1975. Ở một số cuốn sách như: 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996), Văn học Việt Nam trong thời đại mới (NXB Giáo dục, 2002), Văn học 1975 1985 tác phẩm và dư luận (NXB Hội nhà văn Hà Nội, 1997), và một số bài nghiên cứu, phê bình rải rác trên các báo và tạp chí từ những năm 90 lại nay đã đề cập đến một số vấn đề của thơ văn xuôi như Thơ văn xuôi trong sự vận động của thể loại thơ sau 1975 của tác giả Lưu Khánh Thơ, Trường ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại của tác giả Vũ Văn Sỹ, Thơ 1975 1995, sự biến đổi của thể loại,... Các công trình ấy đã nhận diện sự phát triển của thơ văn xuôi sau 1975. Trong công trình Thơ trữ tình Việt Nam 1975 1990 (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998), tác giả Lê Lưu Oanh đã tái hiện một cách khá đầy đủ các gương mặt nổi bật của thơ Việt Nam đương đại, nhận diện và phân loại những xu hướng phát triển chính của thơ sau 1975. Tuy nhiên ở công trình đó, tác giả trọng tâm đi sâu vào khai thác cái tôi trữ tình và một số phương thức biểu hiện cái tôi trữ tình. Nhìn chung, các tác giả đi trước đã có những ý kiến khá sâu sắc và thú vị, song chưa có công trình nào nghiên cứu về hình thức thơ văn xuôi giai đoạn 1975 – 2000 một cách toàn diện và có hệ thống. Đặc biệt ở góc độ cảm hứng chủ đạo. Để rồi cho đến bây giờ, nó dường như vẫn còn là một “khối tươi nguyên”, chứ đựng nhiều điều mới mẻ.Luận văn của chúng tôi không bắt đầu từ “mảnh đất trống”. Tham khảo ý kiến của những người đi trước giúp chúng tôi định hướng cho luận văn, từ đó tiếp thu và tiếp tục khám phá những đặc điểm của thơ văn xuôi 1975 – 2000 để làm rõ hơn thành công và những ưu điểm của thơ văn xuôi trong thơ ca Việt Nam hiện đại.6. Cấu trúc của luận văn.Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Nội dung, Kết luận.PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.4. Phương pháp nghiên cứu.5. Lịch sử vấn đề.6. Cấu trúc luận văn.PHẦN NỘI DUNGChương 1: Những tiền đề lịch sử xã hội cho sự phát triển thơ văn xuôi.1.1.Sự biến đổi thể loại trong thơ Việt Nam thế kỷ XX.1.2. Số phận, cuộc sống con người thời hậu chiến.1.3. Sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật thơ.1.4. Quá trình mở rộng giao lưu tiếp xúc và thức tỉnh cá nhân, cá tính.Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo thơ văn xuôi 1975 2000.2.1. Nhận thức lý giải những vấn để đời tư, thế sự.2.2. Số phận con người và tình yêu.2.3. Chiêm nghiệm suy tư về con người và cuộc sống trước hiện thực thời hậu chiến.Chương 3: Thơ văn xuôi 1975 2000 từ góc nhìn nghệ thuật tổ chức lời thơ.3.1. Ngôn ngữ thơ.3.2. Cấu trúc thơ.3.3. Một số thủ pháp nghệ thuật tổ chức lời thơ.

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 1.1. Cho đến nay sự tồn tại của thơ văn xuôi trong đời sống của thơ ca hiện đại là một thực tế không thể phủ nhận. Nó được nhìn nhận như một hiện tượng tự nhiên trong quá trình dân chủ hóa hình thức thơ mang tính toàn cầu, gắn với nhu cầu của con người thời hiện đại. Trong thơ ca Việt Nam, hình thức thơ văn xuôi xuất hiện khá sớm. Tuy nhiên giai đoạn được xem là nở rộ của nó là thời kì sau chiến tranh chống Mỹ. Nghiên cứu hình thức thơ văn xuôi thời kì này, vì vậy để góp phần tìm hiểu thêm về xu hướng vận động của hình thức thơ trong thơ ca Việt Nam hiện đại. 1.2. Thơ văn xuôi được xem như là một trong ba hình thức cơ bản của thơ (Thơ cách luật, Thơ tự do, Thơ văn xuôi). Sự ra đời của nó được xem như là một nhu cầu tất yếu gắn liền với nhu cầu giải phóng con người cá nhân trong thời hiện đại, nhằm tìm kiếm một giọng điệu phức tạp, gai góc, vừa lắm lí sự, suy tư, vừa bộc lộ cảm xúc ào ạt, mãnh liệt, giải phóng tối đa sự dạt dào cảm xúc của chủ thể trữ tình. Nghiên cứu thơ văn xuôi không chỉ để hiểu đặc trưng về phương diện cấu trúc thơ mà mà còn gợi mở nhiều vấn đề về mối quan hệ giữa hình thức thơ văn xuôi và thời hiện đại. 1.3. Trong những năm gần đây, hình thức thơ văn xuôi đã xuất hiện trong chương trình văn học từ bậc Phổ thông đến Đại học. Việc nghiên cứu thơ văn xuôi vì vậy có ý nghĩa thực tiễn, giúp cho người dạy, người học có thêm những tri thức về thể loại. Từ đó có được định hướng đúng đắn trong việc tiếp cận các tác phẩm thơ văn xuôi trong nhà trường. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục đích nghiên cứu. Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là khảo sát thơ văn xuôi Việt Nam 25 năm cuối thế kỷ XX từ góc nhìn thể loại. 1 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Tương ứng với mục đích, đề tài có nhiệm vụ: - Chỉ ra được những cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của thơ văn xuôi giai đoạn 1975 - 2000. - Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của thơ văn xuôi giai đoạn 1975 - 2000 trên một số phương diện như: Cảm hứng, giọng điệu, nghệ thuật tổ chức lời thơ. - Trong một chừng mực nhất định, chỉ ra được những đổi mới hình thức thơ so với các giai đoạn trước đó. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu. 3.1. Phạm vi nghiên cứu. Thơ văn xuôi 1975 - 2000 nở rộ, phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, sự thành công lại không có nhiều. Vì lẽ đó, chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát của mình chủ yếu vào một số hiện tượng được tuyển chọn vào tuyển tập Thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài) của hai soạn giả Nguyễn Văn Hoa và Nguyễn Ngọc Thiện, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1997. Ngoài ra chúng tôi, còn sử dụng một số tác phẩm thơ văn xuôi được đăng trên các báo Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Văn nghệ trẻ làm đối tượng khảo sát. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình thức thể loại thơ xét từ nhiều mối quan hệ (với thời đại, với chủ thể sáng tạo, ). 4. Phương pháp nghiên cứu. Xuất phát từ nhiệm vụ, mục đích của đề tài, chúng tôi đặt đối tượng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong mối quan hệ nhiều chiều, từ đó trên cơ sở kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước, chúng tôi sử dụng các phương pháp: đọc, phân tích, thống kê, so sánh đối chiếu, khái quát để thực hiện đề tài. 2 5. Lịch sử vấn đề. Nhìn chung, cho đến nay thơ văn xuôi còn đang trên đường thể nghiệm, thành công chưa nhiều, cho nên, những công trình nghiên cứu công phu và chuyên sâu về thơ văn xuôi cũng chưa phong phú, đa dạng. Những bài viết thực sự tâm huyết về thơ văn xuôi theo chúng tôi được biết đó là: 1. Thiếu Sơn (1934), “Lời phê bình Linh Phượng”, Đông Hồ, Linh Phượng, NXB Nam Ký, Hà Nội. 2. Đoàn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh (1942), Thơ. 3. Huy Cận (1942), Lời nói đầu trong tập Kinh cầu tự. 4. Xuân Diệu (1965), Vài ý kiến về thơ văn xuôi, Báo Văn nghệ số 88. 5. Hà Minh Đức (1968), “Thơ văn xuôi”, Các thể thơ ca và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Hữu Đạt (1996), “Thơ văn xuôi là đỉnh phát triển cao nhất của thơ tự do”, NXB Giáo dục. Hà Nội. 7. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 8. Mã Giang Lân, “Xu hướng tự do hóa hình thức thơ”, Tạp chí khoa học, tháng 2 - 1990. 9. Nguyễn Ngọc Thiện, “Tư duy và cấu trúc nghệ thuật thơ văn xuôi”, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, tháng 12 - 1996. 10. Vũ Huy Thông (1996), “Từ thơ tự do đến thơ văn xuôi”, trích luận án PTS khoa học: Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Ngọc Thiện (1997), Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài), NXB Văn học, Hà Nội. 3 12. Lưu Khánh Thơ, Thơ văn xuôi trong sự vận động của thể loại thơ sau 1975. 13. Vũ Văn Sỹ, “Trường ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại”, Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001. 14. Lê Lưu Oanh, Thơ trữ tình Việt Nam (1975 - 1990), NXB ĐHQG Hà Nội, 1998. 15. Vũ Văn Sỹ, “Những thể nghiệm trong thơ Nguyễn Quang Thiều”, Thơ Việt Nam hiện đại, NXB Lao động Hà Nội, 2002. Ở các bài viết trên, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề của hình thức thơ văn xuôi từ góc độ khái quát và cũng có phản ánh được một số nét đặc trưng. Tuy nhiên trong dung lượng của những bài viết ngắn trên, các tác giả chưa có dịp đi sâu vào phân tích cụ thể về hình thức thơ văn xuôi, đặc biệt là thơ văn xuôi thời kỳ 19752000. Người đầu tiên ý thức được thơ văn xuôi như một thể loại và có những khả năng riêng so với các hình thức thơ khác là Thiếu Sơn (1934 - 1935) trong bài Lời phê bình Linh Phượng, nhà phê bình gọi cuốn nhật ký là một “Bài thơ trường thiên bằng văn xuôi”. Bàn về nguồn gốc của thơ văn xuôi, tác giả Xuân Diệu, nhà thơ có công đầu trong việc đóng góp những suy nghĩ, tìm tòi mang tính lí luận về sự hình thành và phát triển của thơ văn xuôi. Trong tiểu luận “Vài ý kiến về thơ văn xuôi” (in trên báo Văn nghệ số 88 – 1965) đã cho rằng: Thơ văn xuôi có nguồn gốc từ thể phú, một thể loại vừa là thơ, vừa là văn; nó là thơ vì nó âm thanh theo luật bằng trắc, có vần; mặt khác nó cũng là văn, vì câu dài, có đôi khi khá dài như một câu văn. Cũng trong tiểu luận Vài ý kiến về Thơ văn xuôi Xuân Diệu đã nêu lên được những luận điểm có cơ sở khoa học và giàu sức thuyết phục. Nhiều vấn đề lí luận được bàn đến trong bài viết cách đây đã 4 nhiều chục năm vẫn còn thích hợp khi soi chiếu và tìm hiểu tình hình sáng tác và đặc điểm thơ văn xuôi trong giai đoạn hiện nay. Thơ văn xuôi buộc người viết phải tuân theo những quy luật nội tại nghiêm khắc của nó. Nhà thơ phải tìm được sự hài hòa bên trong của ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh. Ở bài thơ văn xuôi, cảm hứng tuy không biểu hiện ra ở những câu thơvần điệu quen thuộc, nhưng đòi hỏi người viết phải biết chọn lọc những hình thức phô diễn thích hợp. “Viết thơ văn xuôi cần phải nắm vững nhịp điệu, tiết tấu của câu thơ dài rộng phá thể, và phải tinh vi nghe được cái nhạc bên trong của câu thơ: khi nhạc ấy không thể hiện ra những vần mà lỗ tai cảm thấy ngay thì nó lại càng phải dồi dào, đầy căng như nhựa mật của trái làm nứt vỏ” (Xuân Diệu). Đó là đòi hỏi về phía người sáng tác. Còn đối với người đọc thì sao? Để cho thơ văn xuôi có đất phát triển rộng hơn thì vấn đề người đọc là một yếu tố quan trọng. Nhà thơ Xuân Diệu đã hơn một lần yêu cầu bạn đọc nên đa dạng hóa sự thưởng thức thơ ca quen thuộc của mình: “Trong thơ hiện nay của ta, tôi thấy bạn đọc nên có một rẻ quạt rộng mở trong việc thưởng thức các thể điệu thơ, sự thưởng thức đa dạng sẽ khuyến khích cho sự sáng tác đa dạng Điệu thơ hơi lạ mắt lạ tai, khác với tập quán quen thuộc, thì nên rộng lượng nên để cho cách “xào nấu” mới có một thì giờ dần dần quen miệng với “người ăn”. Rõ ràng là khác với các thể thơ khác, thơ văn xuôi có phần kén chọn người đọc hơn. Đây cũng là một thách đố không nhỏ đối với người sáng tác. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong chuyên luận Các thể thơ ca và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam (1968) đã cho rằng: Các thể văn vần như phú và văn tế và các loại biền văn như hịch, cáo đều có dáng dấp của thơ văn xuôi Và suy cho cùng thì thể văn xuôi cũ cũng là nguồn gốc gần xa của một thể thơ văn xuôi sau này. Theo ông, sự khác biệt 5 của thơ văn xuôi với phú, cáo, hịch, văn tế là ở chỗ các thể văn truyền thống có quy tắc về vần và đối còn thơ văn xuôi thì không. Không nói đến khái niệm thơ văn xuôi, nhưng Huy Cận trong lời nói đầu trong tập Kinh cầu tự (1942) cũng đã ý thức được một cách rõ ràng sự tồn tại của hình thức thơ không cần đến vần luật mà ông gọi một cách hình ảnh là “Lớp xi măng thường dùng để chắp nối ý văn”. Ông cho rằng có những lối kiến trúc không cần đến mạch nối, các khối cứ tự liền nhau nhịp nhàng. Tuy nhiên thể loại đó là gì thì ông lại chưa ý thức được. Như trên đã nói, cho đến nay thơ văn xuôi còn đang trên đường thể nghiệm, thành công chưa nhiều, cho nên, những công trình nghiên cứu công phu và chuyên sâu về thơ văn xuôi cũng chưa phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc dựng nên một bức tranh chung về thơ ca Việt Nam 1975 nói chung, thơ văn xuôi nói riêng là một công việc cực kỳ khó khăn,. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về các đặc điểm của thơ sau 1975. Ở một số cuốn sách như: 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996), Văn học Việt Nam trong thời đại mới (NXB Giáo dục, 2002), Văn học 1975 - 1985 tác phẩm và dư luận (NXB Hội nhà văn Hà Nội, 1997), và một số bài nghiên cứu, phê bình rải rác trên các báo và tạp chí từ những năm 90 lại nay đã đề cập đến một số vấn đề của thơ văn xuôi như Thơ văn xuôi trong sự vận động của thể loại thơ sau 1975 của tác giả Lưu Khánh Thơ, Trường ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại của tác giả Vũ Văn Sỹ, Thơ 1975 - 1995, sự biến đổi của thể loại, Các công trình ấy đã nhận diện sự phát triển của thơ văn xuôi sau 1975. Trong công trình Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990 (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998), tác giả Lê Lưu Oanh đã tái hiện một cách khá đầy đủ các gương mặt nổi bật của thơ Việt Nam đương đại, nhận diện và phân loại những xu hướng phát triển chính 6 của thơ sau 1975. Tuy nhiên ở công trình đó, tác giả trọng tâm đi sâu vào khai thác cái tôi trữ tình và một số phương thức biểu hiện cái tôi trữ tình. Nhìn chung, các tác giả đi trước đã có những ý kiến khá sâu sắc và thú vị, song chưa có công trình nào nghiên cứu về hình thức thơ văn xuôi giai đoạn 19752000 một cách toàn diện và có hệ thống. Đặc biệt ở góc độ cảm hứng chủ đạo. Để rồi cho đến bây giờ, nó dường như vẫn còn là một “khối tươi nguyên”, chứ đựng nhiều điều mới mẻ. Luận văn của chúng tôi không bắt đầu từ “mảnh đất trống”. Tham khảo ý kiến của những người đi trước giúp chúng tôi định hướng cho luận văn, từ đó tiếp thu và tiếp tục khám phá những đặc điểm của thơ văn xuôi 19752000 để làm rõ hơn thành công và những ưu điểm của thơ văn xuôi trong thơ ca Việt Nam hiện đại. 6. Cấu trúc của luận văn. Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Nội dung, Kết luận. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Lịch sử vấn đề. 6. Cấu trúc luận văn. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Những tiền đề lịch sử - xã hội cho sự phát triển thơ văn xuôi. 1.1.Sự biến đổi thể loại trong thơ Việt Nam thế kỷ XX. 1.2. Số phận, cuộc sống con người thời hậu chiến. 1.3. Sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật thơ. 7 1.4. Quá trình mở rộng giao lưu tiếp xúc và thức tỉnh cá nhân, cá tính. Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo thơ văn xuôi 1975 - 2000. 2.1. Nhận thức lý giải những vấn để đời tư, thế sự. 2.2. Số phận con người và tình yêu. 2.3. Chiêm nghiệm suy tư về con người và cuộc sống trước hiện thực thời hậu chiến. Chương 3: Thơ văn xuôi 1975 - 2000 từ góc nhìn nghệ thuật tổ chức lời thơ. 3.1. Ngôn ngữ thơ. 3.2. Cấu trúc thơ. 3.3. Một số thủ pháp nghệ thuật tổ chức lời thơ. * * * 8 Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI CHO SỰ PHÁT TRIỂN THƠ VĂN XUÔI 1.1. Sự biến đổi thể loại trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. Từ đầu thế kỉ XX đến cuối thế kỉ XX các thể loại thơ có sự phát triển mạnh mẽ, phong phú: thơ trữ tình, thơ châm biếm đả kích, thơ trí tuệ, thơ dài, trường ca, thơ không vần, thơ văn xuôi. Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử thường sử dụng thể loại thích hợp mà ở đây chúng ta có thể thấy được sự vận động trong tư duy sáng tạo của nhà thơ. Sự vận động này thể hiện nhiều cấp độ: quan niệm về quan hệ giữa thơ và cuộc sống, thái độ của nhà thơ với cuộc đời, tư thế cảm thụ và cách bộc lộ cảm xúc thông qua một hệ thống nghệ thuật (đối tượng thẩm mĩ ngôn ngữ, giọng điệu, ). Đồng thời cũng nói lên trình độ, thị hiếu thẩm mỹ của người đọc, của cộng đồng, thời đại. Đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam chuyển động và vận động theo một hướng mới. Quá trình này không tách rời quá trình biến đổi lịch sử dân tộc, trong một tình thế tất yếu khách quan: cách tân đất nước. Và cũng nằm trong xu hướng chung của khu vực, của châu Á. Đối với thơ, một thể loại truyền thống, những hình thức cổ điển như song thất, Đường luật gò bó được thay thế trước hết những biến thể thơ ca dân tộc, từ khúc, rồi tiến đến sáng tạo những bài thơ tự do hơn. Nhưng nhìn chung dấu vết thơ ca trung đại vẫn còn in rõ. Đó cũng là tình trạng chung ở các nước Đông Nam Á khi bước vào thế kỷ XX. Về loại hình, phương Đông coi thơ ca là hình thức hàng đầu, nhưng dù đã tham gia vào quỹ đạo của thế giới hiện đại, hình thức này vẫn chưa cách tân được bao nhiêu. Cách tân thơ ca văn học nói chung là một yêu cầu cần thiết ở Đông Nam Á, khi mà các nước trong khu vực đang muốn đoạn tuyệt với những ràng buộc của thể chế xưa cũ, hướng về văn minh, văn học phương Tây. 9 Tự trong ý thức, tiềm thức, tình cảm, các nhà thơ Việt Nam đã phá vỡ khuôn khổ câu thơ xưa cũ bó buộc để tự do hơn trong việc thể hiện cảm xúc. Báo Lục tỉnh tân văn, năm 1907 đăng những bài thơ nội dung mới trong hình thức cũ có “xô xệch” hơn : “Tính làm sao cho quốc thới gia hưng - Nếu thua sút ngoại bang hoài thêm hổ - Ngày trước đã có nhật trình Nông cổ, Lại mới đây - Lục tỉnh tân văn ” (Dục minh tân - Phạm Công Thạch). Theo Tản Đà, vào khoảng năm 1914 ông viết bài thơ Hoa rụng trong Khối tình con : “Đang ở trên cành bỗng chốc rơi - Nhị mềm cánh úa - Hương nhạt màu phai - Sống chữa bao lâu đả hết đời - Thế mà hoa lại sướng hơn người”. Và, liên tục, dù ý thức hay không, những năm tiếp theo, Tản Đà luôn có những bài thơ phá vỡ câu thơ, bài thơ. Ông khẳng định : “những điệu thơ đó thật tự tôi đặt ra, không theo niêm luật ở đâu hết” (Tiểu thuyết thứ bảy, ngày 30 - 11 - 1934). Cũng năm 1914, trên Đông Dương tạp chí, số 40, Nguyễn Văn Vĩnh đăng bài Con ve sầu và con kiến (La cigale et la fourmi) dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine, không theo thể cách của lối thơ cũ : “Ve sầu kêu ve ve - suốt mùa hè - Đến kỳ gió bấc thổi - Nguồn cơn thật bối rối - Một miếng cũng chẳng còn - Ruồi bọ không còn một con ”. Thế nhưng, cũng phải đến năm 1917, trên báo chí mới có những lời chỉ trích thơ cũ, chê luật thơ cũ trói buộc, tù hãm cảm xúc. Phạm Quỳnh bàn về thơ Nôm (Nam phong, số 5 năm 1917) xem “luật thơ nghiêm như luật hình”. Mãi sau đó đến chục năm, Trịnh Đình Rư mới viết bài trên Phụ nữ tân văn kịch liệt bài bác thơ Đường: “Cái nghề thơ Đường luật khó đến như thế, khó cho đến kẻ muốn làm thơ, mỗi khi có nhiều ý tưởng mới lạ muốn phá ra lời, song vì khó tìm chữ đối, khó chọn vần gieo, nên ý tưởng dầu hay song đành bỏ bớt. Cái phạm vi của thơ Đường luật thật là tẩn mẩn. Nếu ta còn ưa chuộng mà theo lối thơ này mãi, thì nghề thơ văn của ta chắc không bao giờ mong phát đạt như vậy”(Có nên ưa chuộng thơ Đường luật không? Phụ nữ 10 [...]... câu thơ theo chiều ngang thành những câu văn xuôi Hình thức câu thơ gần giống như câu văn xuôi Thơ văn xuôi là một nẻo đường phát triển của thơ tự do Từ 1950, Chế Lan Viên viết Chào mừng theo lối văn xuôi, sau đó lại thu gọn ở các bài khác theo cách đặt câu ngắn hơn hoặc theo các thể thơ cách luật dân tộc Đến những năm sau này, thơ văn xuôi mới được cả người viết và người đọc chú ý Cấu trúc của câu thơ. .. vàng (Ngô Văn Phú - Thu vàng) Hình dáng cấu trúc bài thơ phong phú Có thơ ngắn và thơ cực ngắn Cả bài thơ chỉ hai, ba câu, có khi một câu Có bài thơ còn ngắn hơn cả tên của chính nó: - Tôi đứng về phe nước mắt (Dương Tường - Đừng để sau này ghi lên mộ chí) - Gió là gạch nối Bầu trời - đất đai - Em là muối ướp nỗi đau Tươi mãi (Nguyễn Hoa) Thơ văn xuôi cũng khẳng định vị trí của mình Câu thơ dài, rộng... nhiều nhất những thể thơ phổ biến của phong trào thơ mới đặc biệt là tám từ” 2 Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Việt Nam, NXB Văn học, H., 1998, tr.38 Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam - Hình thức và thể loại, NXB Khoa học xã hội, H., 1971, Tr 131 1 2 15 Hình thức thơ Pháp, thơ tự do, sản phẩm độc đáo của trường phái thơ tượng trưng được thơ mới chú ý vận dụng Thơ tự do tôn trọng... lại ngày - Sắc màu - Phai - Lá cành: Rụng -Ba gian : trống - Xuân đi - Chàng cũng đi - Năm nay xuân còn trở lại Người xưa không thấy tới” (Vắng khách thơ) Nguyễn Thị Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm) bỏ thể thơ mòn cũ, tạo ra những câu thơ giọng điệu đồng dao : “Hai cô thiếu nữ đi ra đồng - (Một cô ở chợ, một cô ở đồng) - Hai cô thiế nữ đi ra đồng - Một mảnh lụa hồng, một vóc vải đen”(Phụ nữ tân văn1 993)... sự, đời tư chiếm hầu hết các trang thơ, tập thơ Những bài thơ ngắn , có khi rất ngắn xuất hiện Thơ tự do, thơ không vần, thơ văn xuôi phát triển đem lại thuận lợi cho việc thể hiện cảm xúc Câu thơ xuôi dòng, vắt dòng, leo thang, tạo dáng mới Có thể thơ cổ phục hồi, tất nhiên là được nâng cao, sáng tạo: Ấy là đêm trăng thành phố Phồn Xương trai làng gái làng đất Nhã Nam súng đón máy bay giặc bổ kích... nghệ sĩ, các nhà thơ Chính cái giọng điệu này làm thay đổi các dòng thơ, câu thơ, cũng có nghĩa là các thể thơ trở nên bất ổn dù đó là những cách luật của dân tộc đã được ổn định 14 Thơ mới sử dụng hầu hết các thể thơ truyền thống trong thơ ca dân gian, thơ ca bác học, những dòng thơ, câu thơ đã khác, tức là đã sáng tạo, nâng cao phù hợp với dòng cảm xúc Đến đây thì cả thể thơ và hồn thơ Trung Quốc đều... các thế hệ nhà thơ, các tập thơ của từng giai đoạn, chúng ta sẽ thấy: 1 Từ kháng chiến chống thức dân Pháp qua hòa bình xây dụng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc chống đế quốc Mĩ cứu nước, tỉ lệ thơ tự do ngày càng tăng (44% ở thơ ca kháng chiến 1946 - 1954, 55% ở thơ đấu tranh thống nhất 1954 - 1964 và 58% ở thơ chống Mĩ cứu nước 1965 - 1967)4 2 Thơ tự do chiếm tỉ lệ cao nhất là ở các tập thơ của những... sống đã buộc văn học phải thay đổi Có thể nói, bức tranh đa dạng, đa sắc và đầy đủ phức tạp của đời sống đã phản ánh vào văn học, đổ bóng xuống các tác phẩm thi ca 1.3 Sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật thơ 1.3.1 Tư duy nghệ thuật thơ trước 1975 Thế kỷ XX là cái mốc quan trọng trong cuộc hành trình của văn học nói chung, của thơ ca nói riêng Từ đây, văn học Việt Nam nói chung, thơ ca Việt Nam nói riêng... đáng chú ý Trong thơ ca cổ, câu thơ thường trùng lặp với dòng thơ, được coi như đơn vị của nhịp điệu Về cơ bản câu thơ mới cũng trùng lặp với dòng thơ, nhưng lại có trường hợp một dòng thơ bao gồm nhiều câu thơ Anh nhớ tiếng Anh nhớ hình Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi ( Xuân Diệu) Bên cạnh lối kết cấu nhiều câu thơ trong một dòng thơ là lối kết cấu một câu thơ trong nhiều dòng thơ và phổ biến... về thăm nhà - Đường xa, người vắng bóng chiêu tà - Một dãnh lau cao, làn gió chạy - Mấy cây thưa lá, sắc vàng pha” ( Thăm mã cũ bên đường) Có thể thấy Tản Đà là người tiên phong mở đường cho việc chuyển dịch từ câu thơ ngâm sang câu thơ nói Với thơ cổ, người đọc thích độc thơ lên ngâm ca, tận hưởng âm điệu của ngôn ngữ văn chương Đọc thơ là cái tình trong ấy hơn là tìm cái sự buộc đời Thơ Tản Đà có . có nhiệm vụ: - Chỉ ra được những cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của thơ văn xuôi giai đoạn 1975 - 2000. - Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của thơ văn xuôi giai đoạn 1975 - 2000 trên một. vận động của hình thức thơ trong thơ ca Việt Nam hiện đại. 1.2. Thơ văn xuôi được xem như là một trong ba hình thức cơ bản của thơ (Thơ cách luật, Thơ tự do, Thơ văn xuôi) . Sự ra đời của nó. thuật thơ văn xuôi , Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, tháng 12 - 1996. 10. Vũ Huy Thông (1996), “Từ thơ tự do đến thơ văn xuôi , trích luận án PTS khoa học: Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam

Ngày đăng: 21/06/2014, 22:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1991
4. Xuân Diệu (1965), Vài ý kiến về thơ văn xuôi, Báo Văn nghệ số 88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài ý kiến về thơ văn xuôi
Tác giả: Xuân Diệu
Năm: 1965
5. Hữu Đạt (1996), “Thơ văn xuôi là đỉnh phát triển cao nhất của thơ tự do”, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn xuôi là đỉnh phát triển cao nhất của thơ tự do
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
6. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
7. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2002
8. Hà Minh Đức (1968), “Thơ văn xuôi”, Các thể thơ ca và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn xuôi”, "Các thể thơ ca và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1968
9. Nguyễn Văn Hạnh (2006), RABINDRANATH TAGORE với thờ kỳ phục hưng Ấn Độ, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: RABINDRANATH TAGORE với thờ kỳ phục hưng Ấn Độ
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2006
10. Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Ngọc Thiện (1997), Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài), NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài)
Tác giả: Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Ngọc Thiện
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1997
11. Hoài Thanh, Hoài Chân (1998) Thi nhân Việt Nam, NXB Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi nhân Việt Nam
Nhà XB: NXB Việt Nam
12. Bùi Công Hùng (1983), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Bùi Công Hùng
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1983
13. Mã Giang Lân, “Xu hướng tự do hóa hình thức thơ”, Tạp chí khoa học, tháng 2 - 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng tự do hóa hình thức thơ”
14. Mã Giang Lân (2005), Văn học hiện đại Việt Nam - vấn đề - tác giả, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hiện đại Việt Nam - vấn đề - tác giả
Tác giả: Mã Giang Lân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
15. Nguyễn Văn Long (2001), Văn học Việt Nam trong thời đại mới (từ sau cách mạng tháng Tám 1945), NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam trong thời đại mới (từ sau cách mạng tháng Tám 1945)
Tác giả: Nguyễn Văn Long
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2001
16. Phương Lựu & Trần Đình Sử (1998), Lí Luận văn học (3 tập), NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí Luận văn học
Tác giả: Phương Lựu & Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1998
17. Bùi Văn Nguyên (2006), Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại
Tác giả: Bùi Văn Nguyên
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2006
18. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam (1975 - 1990), NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ trữ tình Việt Nam (1975 - 1990)
Tác giả: Lê Lưu Oanh
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 1998
19. Thiếu Sơn (1934), “Lời phê bình Linh Phượng”, Đông Hồ, Linh Phượng, NXB Nam Ký, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời phê bình Linh Phượng”, "Đông Hồ, Linh Phượng
Tác giả: Thiếu Sơn
Nhà XB: NXB Nam Ký
Năm: 1934
20. Vũ Văn Sỹ (2001), “Trường ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại”, Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại”, "Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học
Tác giả: Vũ Văn Sỹ
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2001
21. Vũ Văn Sỹ (2002), “Những thể nghiệm trong thơ Nguyễn Quang Thiều”, Thơ Việt Nam hiện đại, NXB Lao động Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thể nghiệm trong thơ Nguyễn Quang Thiều”, "Thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Vũ Văn Sỹ
Nhà XB: NXB Lao động Hà Nội
Năm: 2002
22. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB GD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB GD Hà Nội
Năm: 1998

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w