Cấu trúc thơ.

Một phần của tài liệu Thơ văn xuôi việt nam 1975 - 2000 (Trang 117 - 125)

TỪ GÓC NHÌN NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC LỜI THƠ.

3.2.Cấu trúc thơ.

Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục (tái bản 2006), cấu trúc của tác phẩm chính là tổ chức nội tại, mối quan hệ qua lại của các yếu tố của tác phẩm mà sự biến đổi một yếu tố nào trong đó sẽ kéo theo sự biến đổi của các yếu tố khác. Từ xưa người ta đã biết đến cấu trúc của tác phẩm văn học, nhưng chỉ hiểu ở khía cạnh hòa hợp hài hòa, đối xứng. Nghiên cứu văn học từ những năm 20 của thế kỷ XX hiểu cấu trúc của tác phẩm văn học phải là kết cấu, cấu tạo và mối quan hệ qua lại của nhân vật với các hình tượng khác, quan hệ giữa các lớp tư tưởng chủ đề và lớp tạo hình, tổ chức lời văn.

Ngày nay, cấu trúc của tác phẩm văn học là một khái niệm được sử dụng phổ biến và được hiểu như là mối quan hệ qua lại của các ký hiệu thẩm mỹ đặc thù, bởi tác phẩm là một thông báo bằng một ngôn ngữ đặc biệt. Khác với ngôn ngữ tự nhiên, các yếu tố cấu trúc của tác phẩm đều có ý nghĩa riêng. Ví dụ một câu tục ngữ như: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, thì cả mực và

dung mà những chữ ấy thường tách riêng ra không thể có được. Do đó, muốn hiểu tác phẩm văn học, ta phải tìm hiểu cấu trúc của nó, đặt các yếu tố vào trong cấu trúc của nó.

Tác phẩm văn học là một cấu trúc phức tạp. Hiện vẫn chưa có một quan niệm thỏa mãn được mọi người. Tuy vậy, nhìn chung, khái niệm cấu trúc của tác phẩm có thể hình dung đại để như sau: xét từ lí luận chỉnh thể, cấu trúc của tác phẩm bao gồm các yếu tố được đặt trong trật tự (cấp độ) phụ thuộc vào nhau như sau đây: tư tưởng - chủ đề (gồm cả đề tài), hệ thống hình tượng (có thể bao gồm cả cốt truyện), kết cấu, ngôn từ. Cũng có ý kiến xem nội dung tưởng - chủ đề là yếu tố ưu trội, quy định cả hệ thống tác phẩm, còn cấu trúc đích thực của tác phẩm chỉ bao gồm hai yếu tố: ngôn từ, cốt truyện, được tổ chức với nhau bằng kết cấu. Yếu tố kết cấu là đặc trưng cho bản chất nghệ thuật nói chung của văn học, nó tạo ra nhịp điệu chung cho tác phẩm và cho từng bộ phận. Yếu tố cốt truyện đặc trưng cho văn học với tư cách là nghệ thuật thời gian, gắn với nó xuất hiện con người, không gian, thời gian, xung đột, biến cố. Yếu tố ngôn ngữ tiêu biểu đặc trưng cho nghệ thuật ngôn từ. Sự thống nhất các yếu tố (cấp độ) này tạo ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm.

Trên cấp độ chủ đề, cốt truyện, người ta chỉ ra các câu, các từ ngữ chìa khóa có ý nghĩa đặc biệt như là các chủ đề nhỏ, các mô típ. Cốt truyện được

hiểu như là tổng thể của các mô típ và tiếp theo, chỉ ra các cốt truyện “di chuyển”, các chủ đề “vĩnh cửu” (thiên nhiên, tình yêu, cái chết,...). Trên cấp độ hình tượng, người ta chia ra hình tượng ngôn từ (các phép chuyển nghĩa), các hình tượng nhân vật, phong cảnh, chân dung, nội tâm (chiếm một phần văn bản), các hình tượng về thế giới, không gian, thời gian (chiếm toàn văn bản). Trên cấp độ thời gian, người ta chia các yếu tố dòng thơ, khổ thơ, văn bản thơ. Trên cấp độ ngôn ngữ, người ta phân biệt ngữ âm, hình thái, cú pháp, yếu tố trên câu, toàn văn bản, liên văn bản. Toàn bộ các yếu tố vừa kể trên ở

các cấp độ đều tham gia vào cấu trúc của tác phẩm nhằm tạo ra một hình thái về mối quan hệ thẩm mỹ giữa chủ thể và thế giới.

Tính lặp lại và bền vững của các yếu tố thuộc các cấp độ cấu trúc tối cao, cho phép nghĩ đến các mẫu gốc của tư duy nghệ thuật. Tính ổn định của các cấp độ cấu trúc siêu văn bản cho phép nói đến cấu trúc của thời đại. Một trong những đặc điểm quan trọng của tính ổn định của cấu trúc là kí ức của

thể loại, tức là mô hình của thể loại văn học.

Sau năm 1975, thể tài đời tư phát triển, thơ văn xuôi thích hợp cho việc thể hiện những tìm tòi khai mở nội dung. Ưu thế của câu thơ văn xuôi là câu thơ dài, rộng, chứa nhiều tâm sự, có khi bộc bạch những trải nghiệm cá nhân, có lúc trầm tư suy nghĩ hoặc triết luận về thế sự. Cấu trúc của câu thơ văn xuôi gần giống với cấu trúc của một câu văn xuôi. Cái khác là các câu thơ mang đầy đủ những phẩm chất cơ bản của thơ: tính hình tượng, cách điệu hóa, rung động, liên tưởng và vận dụng ngôn ngữ đều nằm trong quá trình chọn lọc, sáng tạo, thơ Nguyễn Quang Thiều là một ví dụ: Thời gian cứ lặng

lẽ chảy vào những chiếc bình gốm cổ khổng lồ. Những người đàn bà góa bụa làng tôi như những con cào cào áo nâu khuất dần sau cỏ. Từ chân trời xa chuyện về những ngọn gió loang lổ màu đỏ. Những ngón tay của gió như điên cuồng, như kiệt sức bới rối tung từng đám lá cỏ gai. Tôi đứng trên con đường cuối làng khóc run lên như đứa trẻ mất mẹ. Tôi làm sao lật hết từng lá cỏ trên đất đai rộng lớn nhường kia, để tìm lại những người đàn bà góa bụa...

Những người đàn bà góa bụa làng tôi, gồng gánh trên vai, trên những con đường mòn như cột sống dị tật của ngàn đời vất vả. Họ mộng du qua những cơn gió hồng hoang nổi lên lúc mặt trời lăn vòng cuối cùng vào bóng tối. Họ mộng du trong những cơn mơ tiền sử lúc bình minh vừa vực dậy sau một cơn sốt đêm. Và tôi như kẻ mắc bệnh tâm thần đứng đếm họ. Tôi đếm từng Ví Dụ.

Những người đàn bà góa bụa làng tôi - những Ví Dụ - chân không giày không dép. Họ tránh con đường dẫn đến những đêm trăng. Bầu vú họ mệt mỏi nằm ngoẹo và trở nên nghễnh ngãng. Không còn được nghe tiếng gọi đàn ông nồng mùi thuốc lào và ruộng bùn ngai ngái, trong những đêm gió từng đôi quấn nhau qua vườn hổn hển. Chỉ tiếng chuột nhắt cắn thóc trong những chiếc quan tài gỗ gạo đóng sẵn làm họ thức giấc. Và họ nằm lo âu trong tiếng mọt cắn gỗ vọng ra từ cỗ quan tài.

Thời gian cứ lặng lẽ...lặng lẽ chảy vào chiếc bình gốm cổ khổng lồ. Những người đàn bà góa bụa làng tôi như những con cào cào áo nâu cứ khuất dần...khuất dần sau cỏ. Tôi như kẻ mắc bệnh tâm thần đứng khóc. Tôi khóc vì những Ví Dụ đã vĩnh viễn ra đi.

Và đến khi tôi không còn gì để đếm. Những người đàn bà góa bụa làng tôi từ sau cỏ trở về. Họ đi trên ánh trắng gồ ghề dọc con đường phơi đầy rơm rạ tháng Mười. Mái tóc đẫm hương lá bưởi của họ chảy lênh láng trong trăng. Bầu vú họ vươn về phía ngọn lửa giới tính vừa nhóm lên đâu đó. Sau tiếng chân họ, sau tiếng kẹt cửa đêm khuya là bài hát. Bài hát vút lên xuyên qua đỉnh đầu những người mắc bệnh tâm thần mất ngủ nhìn trăng.

Những người mắc bệnh tâm thần mất ngủ nhìn trăng mở của và bước ra khỏi nhà. Họ cũng bài hát kia đi mãi, và đi mãi, về nơi không có những Ví Dụ bao giờ.

Với khả năng biểu hiện rất lớn, câu thơ văn xuôi hoàn toàn không bị gò bó bởi những quy tắc, những luật lệ như các thể thơ dân tộc, đặc biệt sau 1975, với những tìm tòi và thể nghiệm mới trong cấu trúc câu thơ, câu thơ văn xuôi càng có khả năng thể hiện trọn vẹn một ý muốn nói mà nếu chỉ riêng một câu thơ ngắn không nói hết được. Ở cả hai phương diện nội dung và hình thức, ý thơ được tăng thêm sức gợi cảm và nhạc điệu: Em sẽ yêu anh như

lộng lẫy của cả mười hai tháng, tháng tiếng hát của các loài chim, tháng vương miện các loài hoa, tháng hạnh phúc trăm thứ quả...Tháng giêng dài như sông, tháng giêng rộng như biển. Tháng giêng chở những lời tha thiết - nói rằng Em yêu anh, yêu anh...(Em yêu anh như tháng giêng - Phạm Thị

Ngọc Liên, giải thưởng Tạp chí VNQĐ 1989 - 1990)

Bằng việc tạo nên những sắc thái biểu hiện mới cho thơ câu thơ văn xuôi dài, rộng chứa rất nhiều tâm sự, có khi bộc bạch cả những trải nghiệm cá nhân, có lúc trầm tư suy nghĩ hoặc triết luận về thế sự. Đặc biệt, sau năm 1975, thể tài đời tư phát triển, cấu trúc câu thơ văn xuôi thích hợp cho việc thể hiện những tìm tòi khai mở nội dung:

Cây xanh ơi, thế giới đã được sinh ra rồi và mẹ là người đầu tiên sinh ra thế giới.

Đừng vội đoái hoài tới chùm rễ lơ thơ nơi tâm hồn đen tối, đừng vội đếm bao nhiêu chiếc lá trên mình.

Em sẽ cựa quậy vào lúc bình minh, khi buổi sáng sinh ra mặt trời giết đi buổi sáng. Hoặc là vào một thời điểm khác, khi mà sự sinh tử luôn đi kèm theo.

Đã có hai chiếc lá xanh non, em chưa thể biết trong xó tối có con mèo đen với những giấc mơ mọc đầy lông chuột hay trên vùng sáng kia, bầu trời không tự biết chính mình cao hay sâu ?

Bên em luôn có những cây non chết yểu, những cây cổ thụ bị bật trơ gốc sau trận sấm sét đêm qua. Bên em luôn có sóng biển và dải Ngân hà.

Hãy dũng cảm cắm thêm một chiếc rễ vào sâu trong đất và hút lên dòng nhựa sống cho bản thân. Đừng phân vân với nhũng kỷ niệm nhỏ to hay mịt mùng lòng đất.

Mẹ em đâu, cha em đâu, có lẽ em không bao giờ đủ lớn để trông thấy họ. Vậy là em luôn bé, và quả đất luôn bé, nhưng không sao.

Đã có những tán lá đầu tiên rồi, em đã thấy những khập khiễng ngay trên từng lá biếc. Sâu bọ và chim chóc, chân và những cánh tay, một ngày và mọi ngày.

Có những con kiến cần mẫn bò qua, có cả những núi đồi bò phía xa, rồi ong bướm rập rờn, gió mây ve vãn. Chúng luôn gợi cho em một cách rung rinh lá. Và chẳng bao giờ quên việc mọc rễ vào lòng đất tối tăm.

Sự tối tăm sinh ra ánh sáng và dòng nước trong sinh ra mọi sắc màu. Phải có bao nhiêu lá? Phải có bao nhiêu rễ? những cây xanh to nhỏ đã hỏi nhau và cười vô nghĩa.

Em sẽ hốt hoảng khi nhìn thấy sự không tương xứng giữa tán lá và chùm rễ của mình. Em sẽ mong manh khi nhận biết về thân thể mình. Em sẽ tự khoác cho mình những lớp vỏ nhưng chớ mất nhiều thời gian về nó.

Trước hết hãy là một cây non sau đó mới trở thành một cây cổ thụ. Sự sinh sôi chỉ là ẩn dụ cho sự sinh sôi khác. Sự tồn tại chỉ là một tấm gương một sự tồn tại khác.

Mưa gió bão bùng có thể làm cho em lạnh. Nắng to có thể thiêu hết lá trên cành, nhưng em thấy đấy, chùm rễ và dòng nhựa của em tràn đầy sức mạnh.

Một ngày em sẽ oán ghét thế giới, đó là quyền của những suy nghĩ nhất thời.

Một ngày em sẽ mất hết niềm tin, đó là lỗ thủng giữa tồn tại và không tồn tại.

Em có thể sẽ khác rất nhiều, rễ có thể sẽ mọc trên lá hay cành lại thích chui vào đất. Thế giới cũng có thể không gọi em là cây nữa.

Cũng đừng vội vã tưởng rễ là lá, tưởng cành là quả, tưởng mình là sấm sét để rồi đánh gục chính mình.

Thế giới bước đi từ hữu hình đến vô hình. Còn em chỉ biết mình sống trong thế giới. Sự trẻ trung và sự già nua đều biết nói, nhưng chưa biết phải nói về điều gì.

Em có thể đứng một chỗ và ôm thế giới, ôm cái chết và sự biến mất của bản thân.

Em có thể bảo cho cây non rằng hãy dùng chùm rễ để giữ lấy trái đất

(Bài gọi cây & thế giới, Nguyễn Vĩnh Tiến, Báo Văn nghệ trẻ số 6 năm 1997) Rất nhiều nhà thơ thuộc các thế hệ thử sức ở thể thơ này: Chế Lan Viên (Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ...) Tế Hanh (Văn xuôi cho em), Nguyễn Đình Thi (Nơi dựa, Truyền thuyết về chim phượng), Thanh Thảo (Khối vuông ru

bích), Nguyễn Đức Mậu (Hà Nội, Chiều nay), Nguyễn Quang Thiều (Những ví dụ),... “ Đêm đã khuya. Chuyến tàu hẹn chưa về. Em đã gặp những gì trong mấy tuần xa cách? Anh mở to cặp mắt, nhìn qua những mái đầu lô xô, nhìn qua đống ngổn ngang của những kiện hàng và những gói đồ, qua cảnh ga ồn ào đua chen... Cuộc đời như nhà ga, bao nhiêu điều ngẫu nhiên, bao nhiêu xao động, có kẻ lỡ tàu, có người lầm chuyến, bao số phận may rủi buồn vui ngược xuôi...” (Trước của ga - Bế Kiến Quốc).

Với khả năng biểu hiện rất lớn, câu thơ văn xuôi hoàn toàn không bị gò bó bởi những quy tắc, những luật lệ như các thể thơ dân tộc, Chế Lan Viên viết:

Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn mùa thu qua còn để tâm hồn đọng lại

Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh ra thành bể và thôi không trở lại làm trời.

Nếu núi là con trai thì bể là phận yểu điệu nhất của quê hương đã biến thành con gái, mỗi đêm hè da thịt sóng sinh sôi.

Câu thơ văn xuôi có sự kết hợp hài hòa giữa tư duy lôgíc và tư duy hình tượng, với lối kiến trúc bề thế, nhiều tầng bậc, hình ảnh, đã trở thành đơn vị cơ bản, là tế bào làm nên sức sống, vẻ đẹp riêng cho bài thơ. Với những đặc điểm đó, thơ văn xuôi đã chứng tỏ được khả năng, ưu thế của mình.

Mặt khác, so với thơ ca truyền thống, cấu trúc một bài thơ văn xuôi đã được mở dần biên độ, dung nạp trong nó nhiều yếu tố văn xuôi như cốt truyện, lời kể, lời đối thoại, những nghịch lí...mở ra một khả năng to lớn cho việc kết hợp những hài hòa tư tưởng và tình cảm, lý trí và cảm xúc trong thơ. Với sự xuất hiện của thơ văn xuôi, ranh giới thơ đã được mở rộng, đánh dấu quá trình tự do hóa hình thức thơ. Chính vì vậy, thơ văn xuôi được xem như là một khuynh hướng phát triển của thơ ca hiện đại, có khả năng đáp ứng một cách cao nhất nhu cầu hướng nội, với niềm khát khao được tự thú, tự bạch của con người cá nhân, cá thể. Mặt khác, sự dung nạp lối biểu hiện của văn xuôi vào thơ cho phép nhà thơ không chỉ khám phá, bày tỏ mà còn có thể lý giải mọi vấn đề của đời sống: “Đêm đã khuya. Tàu lại về sai giờ. Phút đợi chờ ứ

dồn bao lo lắng. Là hương thơm thầm lặng một loài hoa, tiếng sơn ca long lanh treo giữa trời, em thuần khiết, thanh cao, yếu đuối và trẻ thơ. Mà cuộc đời bao tai nạn ngẫu nhiên, bao lừa lọc, xấu xa náu mình trong bóng tối...”

Những yếu tố hình thức bên ngoài đã không còn là dấu hiệu cơ bản để nhận ra chất thơ trong một bài thơ văn xuôi. Tất cả đã được thu vào bên trong. Về điều này, thuật ngữ văn học viết : “Chất thơ của thơ văn xuôi được tạo

nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức khêu gợi, bất ngờ, chất triết lí thâm thúy, thơ mộng”.

Tháng năm đi qua đầy biến động trên một nửa kiếp người, từng lớp lá thay mùa rụng xuống vùn lên như nấm mồ thiên táng âm thầm, não nề, nhạt nhoà sương khói. Những mối tình con gái như những hòn cuội ném xuống dòng sông lặng chảy, tạo nên những vùng xoáy để rồi lắng sâu đến tận ruột

cát chỉ thế thôi mà đời tôi oằn lên những khúc lở đoạn bồi. Để ai đó cất lên những câu hát ngợi ca, ai đó khóc lên những điệu buồn oán thán.

Tôi chỉ buồn, buồn dai dẳng và âm thầm, thỉnh thoảng những ánh mặt trời trách móc hờn tủi như những vết dao rạch xuống quá khứ - trái tim tôi bị những vết khía dọc của kỷ niệm và nhát cắt ngang của ngày hôm nay, bầm

Một phần của tài liệu Thơ văn xuôi việt nam 1975 - 2000 (Trang 117 - 125)