hậu chiến.
Chiêm nghiệm, suy tư là những trạng thái tâm lí tự nhiên của con người là những khoảng lặng tâm linh, đưa con người trở về với chính mình trong một thế giới tinh thần thuần khiết. Nhiều người đã xem đó là khoảnh khắc thơ. A. de Vigny đã tỏ ra không ngần ngại khi khẳng định: “Đối với tôi, thầm lặng chính là thơ”, còn F. Schiller cho rằng: “tiềm thức hợp với suy tưởng thành nhà thơ”. Bàn về thơ trữ tình, G. N. Pospelov đã đưa ra khái niệm “trầm tư trữ tình” và cho rằng trầm tư là nhân tố cốt yếu trong lời nói trữ tình - lời nói nhuốm mầu xúc cảm, mang đậm tính chủ quan trong giọng điệu. Như vậy có thể thấy, nếu tình cảm và trí tuệ là những yêu cầu không thể thiếu trong tư
duy nghệ thuật thơ ca, thì trong giọng điệu thơ trữ tình - “sản phẩm” trực tiếp của một cái tôi trữ tình, mặc nhiên đã chứa đựng hai sắc điệu thẩm mỹ cơ bản là cảm xúc và suy tư.
Như vậy, bản chất thơ trữ tình là ý thức về cái tôi, về giá trị bản thân, về quyền sống, quyền làm người. Sau năm 1975, nhất là từ giữa thập niên 80 trở lại đây, những biến đổi to lớn trong đời sống xã hội đã đưa đến những sự thay đổi các thang chuẩn quan trọng trong khi nhìn nhận các giá trị của cuộc sống và của văn học nghệ thuật. Sự thức tỉnh về ý thức cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn đến con người cá nhân cá thể, với những nhu cầu trong thời bình là bước chuyển biến tất yếu của ý thức xã hội. Sau một quãng lùi lịch sử, một khoảng cách về thời gian, dòng sử thi nhạt dần, bớt đi khí vị anh hùng cao cả đầy màu sắc lãng mạn mà trở nên thâm trầm, sâu lắng hơn với những sắc màu và bình diện mới. Con người tồn tại trong vô vàn các quan hệ và các bình diện: tập thể - cá nhân, lý tưởng - hiện thực, tiền tuyến - hậu phương, sống - chết, được - mất, cho - nhận, cống hiến - hưởng thụ, vì người - vì mình, lý tưởng chung - số phận riêng..., nếu trước đây con người được nhìn nghiêng về mặt dân tộc, tập thể, lý tưởng, chiến trường, cống hiến...thì giờ đây những cảm nhận đã nghiêng về trục đối lập. Cảm hứng trữ tình chuyển từ tự hào, ca ngợi, chiêm ngưỡng xuống lắng đọng suy tư. Không gian chuyển từ rộng sang hẹp, từ không gian lịch sử sang không gian đời tư. Cái nhìn chuyển từ vĩ mô xuống vi mô, từ cao xuống thấp, từ số phận chung của đất nước, dân tộc đến số phận những con người cụ thể. Sự cố gắng cao giọng, lên gân mất đi, nhiệt độ của cảm xúc hạ xuống. Thơ không mang âm hưởng hùng tráng của những năm bom đạn, mà mang vẻ đẹp của tâm trạng, của sự cảm nhận chiến tranh trên những cung bậc mới.
Do cuộc sống đất nước thời kỳ hậu chiến hiện ra nhiều khi xót xa, cay đắng. Con người trở về với vị trí bình thường, hằng ngày phải đối mặt với
những mưu sinh. Nhà thơ cũng ở tư thế ấy để nhìn nhận, chiêm nghiệm. Nhờ vậy, chất hiện thực trong thơ được tăng cường. Nhìn thẳng vào hiện thực, đối thoại với hiện thực đó là thái độ nhập cuộc tích cực của nhà thơ. Quyền lực, đồng tiền làm tha hóa đạo đức. Xã hội còn có những người ăn xin, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, cần những tấm lòng yêu thương, chia sẻ, đùm bọc trong đạo lý truyền thống dân tộc. Ở khía cạnh này, những bài thơ thế sự từ chiều sâu rung động là tiếng nói nhân đạo sâu sắc muốn thức tỉnh những tâm hồn đã và sắp rơi vào vô cảm.
Thơ chuyển từ mô tả hiện thực cách mạng sang biểu hiện hiện thực riêng tư đời thường, thân phận cá nhân...Thực ra cảm hứng đời tư, hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa lúc này vẫn còn ngượng ngập nhưng cảm hứng thế sự đã tìm được hướng đi. Cái tôi suy tư đích thực xuất hiện trong thơ Thanh Thảo, Ý Nhi, Nguyễn Quang Thiều,...Vấn đề con người nhìn nhận, đánh giá theo những chiều hướng khác nhau, đầy đủ hơn và cũng nhân ái, nhân bản hơn. Trong tập thơ Khối vuông Rubich của Thanh Thảo xác định một thái độ với con người: “Người ta đã nhìn trái đất từ nhiều hướng và trái đất chưa bao giờ được khám phá hết. Người ta đã thăm dò con người bằng vô số cách, mà con người vẫn là một bí mật”. Vậy thì không thể giản đơn, không thể một chiều, phiến diện. Ở các bài thơ mang cảm hứng ngợi ca, con người được nhìn nhận nghiêng về bề nổi, phía hành vi trong cuộc sống quan hệ với vận mệnh dân tộc. Với cảm hứng thế sự, thơ văn xuôi chú ý phân tích, lý giải con người ở nhiều bình diện, cả bề nổi lẫn bề chìm, cả mặt ổn định lẫn dao động, biến đổi, cả phần ý thức lẫn vô thức. Các nhà thơ khao khát tìm lại mình, tìm lại những giá trị đích thực trong cuộc đời, tình yêu bằng những rung động chân thành, thông cảm, chia xẻ cùng những lo toan, trách nhiệm. Thanh Thảo xoay những ô vuông ru bích để tìm sự thật: “Cái đẹp là sự thật”, “Thà đi tìm kiếm sự thật suốt một đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời”. Có phải Phriđrich
Ăngghen từng nói vậy”? Xoay những ô vuông, những nhân cách xuống cấp thời chiến tranh lộ ra: Kẻ lười biếng, ích kỷ, độc ác với đồng đội. Và xoay những ô vuông là hiện tại khắc khổ, giằng co, bất lực giữa đứa con nhỏ ốm sốt và hộp sữa giá cao nửa tháng lương. Nhà thơ “bây giờ mới thấm thía câu nói đã vang lên nhiều lần trong tác phẩm của Remarque: “Cái mà nhân loại đang thiếu, chính là một lòng tốt bình thường”. Những ý nghĩ dằn vặt về con người trở đi, trở lại, lật xới tận chiều sâu cõi người.
Như chúng ta biết, sau thắng mùa xuân 1975, đất nước thống nhất, non sông liền một dải, một kỷ nguyên mới mở ra cho dân tộc. Nhưng thực tế thì mọi ý nguyện diễn ra không dễ dàng và đơn giản. Ba mươi năm chiến tranh để lại bao khó khăn, phức tạp, đời sống thiếu thốn, nhếch nhác và cả những mệt mỏi thường tình hiện về dưới nhiều dạng vẻ.
Nói rằng chiến tranh đã kết thúc, nhưng biên giới Tây Nam và phía Bắc, tiếng súng vẫn không ngừng, máu của đồng bào ta, chiến sỹ ta vẫn còn đổ. Bao nhiêu cuộc tiễn đưa, bao nhiêu gia đình lại li tán. Rồi những thế lực phản động bên ngoài tìm mọi cách kích động, xuyên tạc, bao vây, cô lập chúng ta giữa những ngổn ngang của thời kì hậu chiến.
Mặt khác về chủ quan, chúng ta vẫn tiếp tục quản lí xã hội theo cách vận hành đời sống chiến tranh và đến lúc này lại được đẩy lên mức cao hơn: tập trung, quan liêu, bao cấp. Hậu quả của cơ chế này là gần mười năm sản xuất trì trệ, kinh tế không phát triển, đời sống nhân dân không được cải thiện. Từ đấy tâm tư, tình cảm của con người phân tán, bức tranh xã hội tiêu điều, chân dung đất nước mờ nhạt với thế giới bên ngoài. Lúc này vấn đề chiến tranh, vấn đề số phận đời tư, vấn đề đạo đức nhân cách, những kiểu tư duy, làm ăn cũ đều được nhìn nhận lại, phát hiện lại với ý nghĩa nhân văn mới.
Đây là thời kì của những dư âm anh hùng, cao cả, nhưng đã bộc lộ những bất ổn, những đổi thay, những mâu thuẫn, xung đột gay gắt: giữa tiến
bộ và lạc hậu, giữa cái đúng hợp quy luật và cái lỗi thời trái tự nhiên, hài hước,...Đó là nguồn đề tài phong phú cho văn học nói chung. Tuy vậy trong khi văn xuôi tỏ ra nhạy bén hơn trong việc phản ánh hiện thực thì thơ nói chung vẫn mê mải trên những nẻo đường quen thuộc: viết về chiến tranh ở đầu biên giới hay hướng đến đời sống hòa bình, lao động xây dựng thì cảm hứng ngợi ca là cảm hứng chủ yếu. Phải ít năm sau, sang đầu những năm tám mươi, trong thơ mới có những chuyển biến rõ rệt và điều ấy trước hết được thể hiện ở một số tập thơ được giải thưởng văn học hằng năm của Ban sáng tác Hội nhà văn (nay là giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam): năm 1979: Dấu
chân qua trảng cỏ của Thanh Thảo; năm 1980: Đường tới thành phố của Hữu
Thỉnh; năm 1981: Một góc quê hương của Chim Trắng; năm 1983: Bài thơ
không năm tháng của Lâm Thị Mỹ Dạ, Những điều cùng đến của Vũ Quần
Phương, Trăng phù sa của Võ Văn Trực; năm 1984: Ánh trăng của Nguyễn Duy; năm 1985: Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi, Hoa trên đá của Chế Lan Viên, năm 1986: Tiếng hát tháng giêng của Y Phương, Ngôi nhà có ngọn lửa
ấm của Nguyễn Khoa Điềm.
Nhìn chung, những năm đầu sau chiến tranh là quán tính của thơ cách mạng. Song nó bớt đi cái sôi nổi, dõng dạc, chính luận một thời, cũng có nghĩa là niềm vui đã lắng lại, nỗi đau mất mát đã thấm sâu, gợi lên những suy tư chiêm nghiệm. Đời sống nhân dân, thân phận nhà thơ không xót xa trước tình cảnh chung của đất nước, nhưng thơ vẫn ca hát theo những cảm hứng vui tươi. Nhà thơ và thơ, thân xác và tâm hồn, đời sống và nghệ thuật cứ có những nghịch âm trong một hợp xướng...Thế nhưng, ở chiều sâu của một quá trình chuyển động thực tế thơ đang có những phương thức biểu hiện mới. Do tự thân phát triển của thơ, do nhu cầu đổi mới của nhà thơ, thơ hướng về cá nhân chiêm nghiệm và đối thoại với chính mình, với cuộc sống. Có những nhà thơ đã nhận ra những bất cập và ân hận. Nguyễn Duy xót xa, tâm tình mà
tự vấn: “Lúc này tôi làm thơ tặng em - Em có nghĩ tôi là đồ vô dụng? - Vô
dụng lấy đi của cuộc sống những gì? - Và trả lại được gì cho cuộc sống? - Em có nghĩ tôi là con chích chòe - Ăn và gại mỏ? - Em có nghĩ tôi là tay chuyên sản xuất hàng giả” (Đánh thức tiềm lực, Nguyễn Duy)
Từ những nhận thức ấy các tập thơ tiêu biểu của thời kỳ đã có thay đổi: đề tài chiến tranh, đất nước, nhân dân anh hùng,...chuyển dần sang cuộc sống đời thường, thơ bớt tả đi mà đi sâu biểu hiện tâm trạng cá nhân, cái tôi trở thành trung tâm của cảm hứng sáng tạo, hình thức thể hiện phong phú, nhiều tìm tòi. So với trước, thơ sau 1975 xuất hiện một tư duy nghệ thuật mới: cảm hứng nghệ thuật bắt nguồn từ chính số phận và kinh nghiệm của cá nhân nhà thơ. Thơ đã có một cái nhìn mới. Các mặt, các khía cạnh khác nhau của hiện thực được soi rọi bằng một nhận thức mới. Nhận thức trong thơ đa dạng, đa chiều cả về nội dung và nghệ thuật. Tất nhiên sự xuất hiện một tư duy nghệ thuật mới, có tính lịch sử, phụ thuộc vào yêu cầu của thời đại, của người đọc và cả chính bản thân chủ thể sáng tạo. Nguyễn Đức Mậu viết: “Sau chiến
tranh và những năm gần đây, thơ bắt nhịp cuộc sống mới đa chiều, phức tạp hơn. Cảm hứng ngợi ca trong thơ hôm nay dường như lắng lại, thay vào đó là dòng thơ mang chính nội tâm của tác giả, trước sự bề bộn, lo toan của đời thường. Nhà thơ hướng vào nội tâm, lấy cái tôi làm chủ đạo. Sự đổi mới trong thơ hiện nay là trở về với bản chất vốn có của thơ, tạo ra giọng điệu thích hợp với thời đại mình sống” (Sự đổi mới trong thơ - Nhân dân chủ nhật,
ngày 26 - 11 - 1989).
Nhìn chung, phong trào sáng tác thơ sau 1975 đã dần trở lại gắn bó hơn với cuộc sống hiện tại. Khoảng cách giữa thơ với nhà thơ được khỏa lấp. Những vấn đề mà trong chiến tranh thơ không đụng đến, hoặc có gợi lên thì vẫn nhằm tới lợi ích cộng đồng, bây giờ được khơi sâu, nhấn mạnh, khẳng định: nỗi buồn riêng, thân phận cá nhân, những phía chìm, mặt khuất của thế
giới nội tâm, vấn đề muôn thủa của con người,...Thơ lúc này không phải chỉ là tả, là kể, trình bày, mà là biểu hiện hiện thực bằng những tâm trạng, những cá tính sáng tạo độc đáo, nhờ vậy vừa phản ánh cuộc sống, thơ vừa đi vào tầng sâu, vùng xa của tình cảm con người.
Phần được của thơ lúc này là đụng đến “nỗi đau nhân thế”. Cái đau lớn nhất là nghèo đói. Và từ đấy là nhân cách đảo điên, là xót xa bệnh tật...của nhân dân và của ngay chính người cầm bút. Đất nước trong thời kỳ mở cửa đã có những chuyển biến rõ rệt trong đời sống. Bên cạnh những mặt tốt còn không ít những tiêu cực, thoái hóa diễn ra hàng ngày. Vì đồng tiền, vì mưu sinh mà con người trở nên ích kỷ, hẹp hòi hơn và quên đi những nét đẹp của đời sống tinh thần mà mỗi người phải có. Cũng từ đó là những số phận bị đẩy đưa, chôn vùi vào nơi tội lỗi.
Nhìn hiện thực với một nỗi lo âu về sự xuống cấp của nhân cách và những giá trị tinh thần là cái nhìn tích cực, điều này có thể thấy qua tập thơ
Một chấm xanh của Phùng Khắc Bắc và Sự mất ngủ của lửa của Nguyễn
Quang Thiều, những tập thơ đã được đánh giá như là tiếng nói có trách nhiệm về những vấn đề thế sự nhân sinh.
Cuộc sống đất nước thời kì hậu chiến hiện ra nhiều khi xót xa, cay đắng. Con người trở về vị trí bình thường, hằng ngày phải đối mặt với những mưu sinh. Nhà thơ cũng ở tư thế ấy để nhìn nhận, chiêm nghiệm. Nhờ vậy chất hiện thực trong thơ được tăng cường. Cái nghèo nghiệt ngã đến với những gia đình ăn lương nhà nước: “Gạo nhà nước bốn tháng tiền nợ sổ - Lũ
trẻ trưa nay sẽ phải treo niêu” (Trần Nhuận Minh),...Nhưng điều đáng lo
ngại, đáng quan tâm, cần chú ý là đạo đức, nhân cách đảo điên sa sút: “Mượn áo thánh thần che lốt ma ranh - Nhân danh thiện tâm làm điều ác đức - Rao vị nhân sinh để bán món vị mình” (Đánh thức tiềm lực - Nguyễn Duy).
Thanh Thảo với Khối vuông Rubích là một sự chuyển giọng, chuyển cách nhìn vốn có mầm mống từ thơ viết trước 1975 khi nhà thơ vẽ chân dung thế hệ mình với cái nhìn gai góc, lí lẽ nhiều khi phức tạp bằng những câu thơ trần trụi đầy suy nghĩ và lí sự, tỉnh táo và rạch ròi: Tôi xoay những ô vuông.
Có nhà thơ than rằng đời bây giờ tỉnh quá. Tôi, ngược lại, tôi thích: tỉnh táo, tỉnh khô, tỉnh bơ, tỉnh như sáo! Vì tôi biết cái tỉnh đó chỉ là phía nhìn được của đam mê.
Cũng như Thanh Thảo, thơ văn xuôi đối với các nhà thơ khác cũng là sự thể nghiệm của mật độ cao về chất suy nghĩ, tranh luận, lí sự, trình bày lôgic, đưa ra những vấn đề và diễn tả những nghịch lí đau đớn, nghiệt ngã của đời sống. Đỗ Minh Tuấn đề cập đến gai góc của số phận anh hùng giữ đời thường trong vô vàn khắc nghiệt qua lời tâm sự của Thánh Gióng trở về. Cuộc sống đặt ra nhiều so sánh đối nghịch: tập thể - cá nhân, chung - riêng, lí tưởng - hiện thực, được - mất, cống hiến - hưởng thụ,...Những suy tư chiêm nghiệm về năm tháng đã qua và hiện tại, về những việc đã làm, cần làm và cả những điều phi lí, cái có nghĩa và cái vô nghĩa đều được đặt ra. Cái tôi trong thơ bây giờ không còn ở tâm thế trang trọng, ở tầm cao để khái quát, ngợi ca khẳng định mà là ở quan hệ gần gũi, bình thường, có khi là tầm thường.
Đời sống ồn ào, sôi động phức tạp ngày hôm nay đã qui định giọng trục trặc, gân guốc của văn học thời hậu chiến. Chuyển cách nói uyển chuyển nhuần nhị sang thơ văn xuôi, Thanh Thảo đã thể nghiệm khả năng lí sự, biện