cứu nước sang thời hậu chiến).
Đại thắng mùa xuân 1975 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhân dân ta: đất nước thống nhất, non sông liền một dải, một kỷ nguyên mới mở ra cho dân tộc.
Nhưng thực tế thì mọi ý nguyện diễn ra không dễ dàng và đơn giản. Ba mươi năm chiến tranh để lại bao khó khăn, phức tạp, đời sống thiếu thốn, nhếch nhác và cả những mệt mỏi thường tình hiện về dưới nhiều dạng vẻ.
Nói rằng chiến tranh đã kết thúc, nhưng biên giới Tây Nam và phía Bắc, tiếng súng vẫn không ngừng, máu của đồng bào ta, chiến sỹ ta vẫn còn đổ. Bao nhiêu cuộc tiễn đưa, bao nhiêu gia đình lại li tán. Rồi những thế lực phản động bên ngoài tìm mọi cách kích động, xuyên tạc, bao vây, cô lập chúng ta giữa những ngổn ngang của thời kì hậu chiến.
Mặt khác về chủ quan, chúng ta vẫn tiếp tục quản lí xã hội theo cách vận hành đời sống chiến tranh và đến lúc này lại được đẩy lên mức cao hơn:
tập trung, quan liêu, bao cấp. Hậu quả của cơ chế này là gần mười năm sản xuất trì trệ, kinh tế không phát triển, đời sống nhân dân không được cải thiện. Từ đấy tâm tư, tình cảm của con người phân tán, bức tranh xã hội tiêu điều, chân dung đất nước mờ nhạt với thế giới bên ngoài. Chính điều đó đã kéo theo sự xáo động của văn học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Vấn đề chiến tranh, vấn đề số phận đời tư, vấn đề đạo đức nhân cách, những kiểu tư duy, làm ăn cũ đều được nhìn nhận lại, phát hiện lại với ý nghĩa nhân văn mới. Đây là thời kỳ của những dư âm anh hùng, cao cả, nhưng đã bộc lộ những bất ổn, những đổi thay, những mâu thuẫn, những xung đột gay gắt: giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa cái đúng hợp quy luật và cái lỗi thời trái tự nhiên, hài hước,...Đó là nguồn đề tài phong phú cho văn học nói chung.
Nhìn chung, trong thời gian sau 1975 đề tài chiến tranh, đất nước, nhân dân anh hùng, đã chuyển dần sang cuộc sống đời thường, thơ bớt tả đi mà đi sâu biểu hiện tâm trạng cá nhân, cái tôi trở thành trung tâm của cảm hứng sáng tạo, hình thức thể hiện phong phú, nhiều tìm tòi. So với ttrước, thơ sau 1975 xuất hiện một tư duy nghệ thuật mới: cảm hứng nghệ thuật bắt nguồn từ chính số phận và kinh nghiệm của cá nhân nhà thơ. Thơ đã có một cái nhìn mới. Các mặt, các khía cạnh khác nhau của hiện thực được soi rọi bằng một nhận thức mới. Nhận thức trong thơ đa dạng, đa chiều cả về nội dung và nghệ thuật. Tất nhiên sự xuất hiện một tư duy nghệ thuật mới, có tính lịch sử, phụ thuộc vào yêu cầu của thời đại, của người đọc và cả chính bản thân chủ thể sáng tạo. Điều này đã gợi lên nhiều ý kiến đồng thuận. Nhà nghiên cứu Vũ Văn Sỹ nhận xét: “Trong mười năm trở lại đây đang xuất hiện một khuynh hướng thơ khác hẳn với khuynh hướng chủ đạo trước đây: Nó hướng đến các mối quan hệ thế sự, hướng tới số phận riêng lẻ. Và các nhà thơ đã đặt lên hàng đầu cái thế giới nội cảm và những kinh nghiệm sống của mình như một kiểu tư duy và đạt tới sức mạnh cảm hứng” (Hiện tượng đối thoại với sử
thi trong thơ, Cửa Việt, số 5 - 1990). Nguyễn Đức Mậu viết: “Sau chiến tranh và những năm gần đây, thơ bắt nhịp cuộc sống mới đa chiều, phức tạp hơn. Cảm hứng ngợi ca trong thơ hôm nay dường như lắng lại, thay vào đó là dòng thơ mang chính nội tâm của tác giả, trước sự bề bộn, lo toan của đời thường. Nhà thơ hướng vào nội tâm, lấy cái tôi làm chủ đạo. Sự đổi mới trong thơ hiên nay là trở về với bản chất vốn có của thơ, tạo ra giọng điệu thích hợp với thời đại mình sống” (Sự đổi mới trong thơ - Nhân dân chủ nhật, ngày 26 - 11 - 1989). Sự cảm nhận cuộc sống đa chiều và sâu sắc bộc lộ ở nhiều tập thơ: Tự hát (1984) của Xuân Quỳnh, Ánh trăng (1984) của Nguyễn Duy, Khối vuông Rubich (1985) của Thanh Thảo, Người đàn bà ngồi đan (1985) của Ý Nhi, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986) của Nguyễn Quang Thiều. ở đây có nhiều bài thơ nói lên những suy nghĩ thấm thía về con người, cuộc đời. Có khi bàn luận, bình giá, nêu câu hỏi chất vấn qua chiêm nghiệm của nhà thơ.
Cũng chính ở thời kì hậu chiến này, nhiều nhà thơ đã dồn sức cho thể loại trường ca và sự thể nghiệm thơ văn xuôi: Những người đi tới biển (1977). Những ngọn sóng mặt trời (1982) của Thanh Thảo, Ngọn giáo búp đa (1977) của Ngô Văn Phú, Ba dan khát (1977), Campuchia hy vọng (1978), Thông điệp mùa xuân (1985) của Thu Bồn, Đường tới thành phố (1979) của Hữu Thỉnh, Đất nước hình tia chớp (1981) của Trần Mạnh Hảo,...
Nhìn chung, phong trào sáng tác thơ sau 1975 đã dần trở lại gắn bó hơn với cuộc sống hiện tại. Khoảng cách giữa thơ với nhà thơ được khỏa lấp. Những vấn đề mà trong chiến tranh thơ không đụng đến, hoặc có gợi lên thì vẫn nhằm tới lợi ích cộng đồng, bây giờ được khơi sâu, nhấn mạnh, khẳng định: nỗi buồn riêng, thân phận cá nhân, những phía chìm, mặt khuất của thế giới nội tâm, vấn đề muôn thủa của con người,....Thơ lúc này không phải chỉ là tả, là kể, trình bày, mà là biểu hiện hiện thực bằng những tâm trạng, những
cá tính sáng tạo độc đáo, nhờ vậy vừa phản ánh cuộc sống, thơ vừa đi vào tầng sâu, vùng xa của tình cảm con người.
Trong sự phát triển của văn học thừ sau 1975 đến nay, có thể khẳng định một điều rằng hình thức thơ văn xuôi đang có xu hướng nở rộ. Những nhà thơ từ thời chống Mỹ vẫn tiếp tục thể hiện sức sáng tạo của mình như Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều, Chế Lan Viên... bên cạnh đó, điều đáng nói là có sự xuất hiện của nhiều các cây bút trẻ, có năng lực thể hiện mình qua các cuộc thi thơ như Phạm Thị Ngọc Liên, Huỳnh Kim, ....đã góp phần khẳng định sự phong phú của hình thức thơ văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 đến nay.
Trong điều kiện đất nước không còn chiến tranh, nền văn học dân tộc thực sự thống nhất, hệ thống thể loại văn học Việt Nam nói chung và thơ trữ tình nói riêng vận động theo hướng dân chủ hóa. Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986) kêu gọi đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật đã tạo thành cơ sở tư tưởng cho xu hướng dân chủ hóa trong văn học được khơi dòng và phát triển mạnh mẽ. Dân chủ hóa đã thấm nhuần và được thể hiện ở nhiều cấp độ và bình diện của đời sống văn học. Trên bình diện ý thức nghệ thuật đã có những biến đổi quan trọng theo hướng dân chủ hóa của các quan niệm về vai trò, vị trí và chức năng của văn học, nhà thơ và quan niệm về hiện thực. Văn học trong giai đoạn trước, chủ yếu được nhìn nhận như là vũ khí tư tưởng của cách mạng, phục vụ cho các mục tiêu và đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh), đó là chân lý hiển nhiên về vị trí văn học nghệ thuật và vai trò của người nghệ sỹ trong thời đại cách mạng và kháng chiến mà không một nghệ sỹ chân chính nào không thừa nhận. Văn học thời nay cũng không hề từ bỏ vai trò vũ khí tinh thần - tư tưởng của nó, nhưng nó được nhấn mạnh trước hết ở sức mạnh khám phá thực tại và thức tỉnh ý thức
về sự thật, ở vai trò dự báo, dự cảm. Thêm nữa, trong xu hướng dân chủ hóa của xã hội, văn học còn được xem là một phương tiện cần thiết để tự biểu hiện, bao gồm cả việc phát triển tư tưởng, quan niệm, chính kiến của mỗi người nghệ sỹ về xã hội và con người. Văn học không chỉ là tiếng nói chung của dân tộc, thời đại, cộng đồng mà còn có thể là phát ngôn của mỗi cá nhân.
Quá trình dân chủ hóa thực chất là sự phân hóa trong thái độ thẩm mỹ của nhà thơ trước hiện thực và ngôn ngữ, là sự điều chỉnh ranh giới biểu hiện
giữ cái ta và cái tôi trong thơ trữ tình. Thực tế văn học này có cơ sở từ trong
đời sống văn hóa xã hội Việt Nam sau chiến tranh, nhất là thời kỳ đất nước thực hiện công cuộc đổi mới một cách toàn diện.
Quá trình phân hóa của thái độ thẩm mỹ, lúc đầu được biểu hiện manh nha trong ý thức cá nhân mang tính chất tự phát, không cụ thể về mặt nhận thức. Một số bài thơ xuất hiện trong thời gian này lúc đầu thường được nhìn nhận, được phê phán như là những hiện tượng ngoài văn học.
Vào nửa sau của những năm tám mươi, trong bầu không khí tranh luận dân chủ, cái ý thức tự phát đó được các nhà thơ phát biểu dưới hình thức trữ tình, thông qua những mô típ tự phê bình thơ của mình, hy vọng những vần thơ sắp tới sẽ khác hơn. Những lời “tự thú” trữ tình như vậy, thực chất là lời độc thoại tự nhận thức, nhưng khi được in ra, đã vấp phải sức đề kháng của quan niệm nghệ thuật sử thi một thời từng thấm nhuần trong đời sống tinh thần xã hội và văn học. Sự độc thoại tự nhận thức đã có lúc được đẩy lên như một sự đối thoại, một hiện tượng văn học không bình thường, vô tình hoặc hữu ý tham gia vào đời sống văn học. Hiện tượng này sau đó còn được nâng lên như là sự phê phán văn học một thời, một sự “giải huyền thoại”. Những cuộc tranh luận như vậy phản ánh sự biến động trong quan niệm về hiện thực và nghệ thuật ngôn từ.
Từ sau hòa bình, đúng hơn là từ sau đổi mới, đời sống lý luận văn học trở nên phong phú và sôi động bởi những cuộc tranh luận. Người khởi xướng cho những cuộc tranh luận kéo dài xung quanh vấn đề văn học phản ánh hiện thực là Lê Ngọc Trà với bài viết : “Về vấn đề văn học phản ánh hiện thực” (Văn nghệ, số 20, 1998). Trong bài viết này Lê Ngọc Trà khẳng định: “Phản ánh hiện thực chỉ là thuộc tính chứ không phải là nhiệm vụ của văn học”. Ông cho rằng : Xét trên bình diện lý luận phản ánh thì toàn bộ nội dung tác phẩm văn học cũng chỉ là phản ánh đời sống xã hội còn xét trên bình diện lý luận nghệ thuật thì “Văn học không phản ánh hiện thực mà là nghiền ngẫm về hiện thực”. Quan điểm của Lê Ngọc Trà đã gây nên một số phản ứng khác nhau. Một số người tỏ ra đồng tình với quan điểm của ông là: Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi, Trương Đăng Dung...Một số khác lại không đồng ý với quan điểm này ở chỗ: Không nên đồng nhất phản ánh hiện thực với mô tả, ghi chép về hiện thực, cũng không thể đối lập phản ánh hiện thực với nghiền ngẫm về hiện thực rồi đi đến phủ nhận nhiệm vụ hàng đầu của văn học là phản ánh hiện thực. Tiêu biểu cho xu hướng thứ hai này là ý kiến của các nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, Phương Lựu, Phong Lê,...
Nền tảng của mọi sự đổi mới trong văn học thời kỳ này bắt nguồn từ sự tự ý thức của văn học về vai trò của nó trong xã hội, quan hệ giữa văn học và chính trị, ý nghĩa của nó đối với con người. Cho đến thời điểm này văn học nghệ thuật không chỉ còn được hiểu một cách đơn giản máy móc như là công cụ chính trị, vũ khí tư tưởng...mà là một bộ phận quan trọng của cách mạng tư tưởng văn hóa, có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách , bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường trong sáng lành mạnh ...Mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị được nhìn nhận lại một cách cụ thể hơn, thực tế hơn và sâu sắc hơn. Không những thế vấn đề này còn được đưa ra thảo luận công khai trên các báo chí khiến cho người cầm bút yên tâm và tự tin
trong sáng tác về các vấn đề phức tạp, tiêu cực trong cuộc sống, mạnh dạn đưa ra những kiến giải của mình cho những tình huống phức tạp cụ thể.
Như chúng ta đã biết, đất nước, xã hội và con người Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn chồng chất và không ít thử thách hiểm nghèo của thời hậu chiến để đứng vững và hơn thế nữa tạo được những biến đổi to lớn, toàn diện và sâu sắc, nhất là từ khi công cuộc đổi mới được mở ra cho đến nay. Nền văn nghệ như một tấm gương tinh thần của cuộc sống đất nước, có chung vận mệnh và đồng hành cùng dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử, từ sau 1975 cũng đã phải đứng trước nhiều thử thách gay gắt và đã có những biến đổi rộng trên mọi mặt của quá trình văn học. Nhìn trên đại thể thì hai mươi lăm năm qua (từ 1975 đến 2000) con đường của văn học Việt Nam đã đi qua hai chặng, có sự tiếp nối liền mạch.
Từ sau năm 1975, thơ trữ tình Việt Nam vẫn tiếp tục chủ đề chiến tranh. Độ lùi không gian và thời gian đã bổ sung sắc thái bi tráng, trầm tĩnh, đẩy thể loại trường ca trữ tình đến độ viên mãn khó trở lại. Nhưng cũng ngay sau đó - từ nửa sau của những năm tám mươi - đột nhiên và mạnh mẽ, nội dung thơ trữ tình chuyển hướng nhanh chóng sang các chủ đề xã hội. Các cảm xúc cá nhân
của nhà thơ cũng thường ít gắn với những chấn động lớn lao của thời đại. Đồng thời từ nửa sau những năm tám mươi, thơ cũng chuyển hướng mạnh mẽ vào các chủ đề xã hội mạng tính chất thế sự và đời tư. Sự chập nhận của người đọc đối với các tập Di cảo của Chế Lan Viên, Lưu Quang Vũ, Phùng Khắc Bắc cho thấy đời sống văn học đã có những thay đổi. Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng, tìm hiểu sự vận động của văn học từ sau năm 1975, nếu không thấy sự xuất hiện của cá nhân như một phạm trù xã hội phổ biến sẽ không thể lý giải được sự biến động và sự phân hóa trong nội dung thể loại của nó. Ra khỏi cuộc chiến tranh, tình thế khách quan của lịch sử buộc mỗi
con người phải tự ý thức về mình để thoát ra khỏi sự bao cấp của cộng đồng. Nỗi buồn, sự cô đơn, tình yêu đôi lứa, những góc khuất của con người, cái chết thể chất và cái chết tinh thần, sự lật trở những giá trị siêu cá nhân... trong thơ không thể không mang ý nghĩa xã hội. Nó cũng nhắc nhở cho người đọc khi trở lại những giá trị lịch sử, cá nhân sẽ tồn tại một cách hẫng hụt. Thời gian đầu, dường như nội dung chủ yếu của thơ là phê phán những tư tưởng và những hành vi tiêu cực trong xã hội. Sự chuyển hướng của nội dung thơ trữ tình có cơ sở trong sự đổi mới của xã hội Việt Nam, dưới tác động của những chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước, và sự mở rộng các sinh hoạt dân chủ trong đời sống văn hóa tư tưởng. Đáng chú ý, khi chuyển hướng vào các chủ đề xã hội, các nhà thơ đặt lên hàng đầu những suy nghĩ cá nhân và bộc lộ chính kiến riêng của mình. Những bài thơ như Đánh thức tiềm lực, Nhìn từ
xa Tổ quốc của Nguyễn Duy, và sau đó bài Người đàn ông bốn mươi tuổi nói về mình của Trần Vàng Sao...đã từng khuấy động đời sống văn học. Sự lớn
tiếng khoa trương trong giọng điệu thơ trữ tình những năm ấy đã tạo nên sự ngộ nhận về những khả năng hứa hẹn đổi mới thơ. Tuy nhiên chẳng phải chờ đợi lâu chính các nhà thơ cũng đã tự nhận rằng: sự lớn tiếng trong thơ là không thích hợp. Và sự lớn tiếng bớt dần nhường chỗ cho sự trầm tư, suy cảm.Việc trao giải thưởng chính thức và duy nhất cho tập Di cảo thơ Một