1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa đan phượng, thành phố hà nội, năm 2014

101 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Và Kiến Thức, Thực Hành Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội, Năm 2014
Tác giả Nguyễn Thị Hoài
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Hà, Th.S. Trần Khánh Long
Trường học Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Chuyên ngành Y Tế Công Cộng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Đánh giá cho điểm đối với kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng ...35 2.8.. Mối liên quan

Trang 1

NGUYỄN THỊ HOÀI

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN

Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐAN PHƯỢNG,

Trang 2

NGUYỄN THỊ HOÀI

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN

Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐAN PHƯỢNG,

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và tiến hành thực hiện luận văn tôi đãnhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi của các thầy côgiáo, lãnh đạo bệnh viện nơi tôi thực hiện nghiên cứu, của cơ quan, gia đình và bạnbè

Tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng Đào tạo, Hội đồng Khoa học, các thầygiáo, cô giáo trường Đại học Y tế công cộng; lãnh đạo và nhân viên y tế bệnh viện

đa khoa Đan Phượng - Hà Nội, cùng bạn bè là những người đã tận tình giảng dạy,trao đổi kinh nghiệm, đóng góp những ý kiến quý báu cho việc hoàn thành đề tàinghiên cứu

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thanh Hà - Người hướngdẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths.Trần Khánh Long – Giáo viên hỗ trợ hướng dẫn, người đã giúp đỡ tôi nhiệt tìnhtrong quá trình thực hiện luận văn, đực biệt về phương pháp nghiên cứu và phântích số liệu

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn cơ quan

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh, độngviên giúp đỡ, chia sẻ với tôi những khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thànhluận văn

Hà Nội, ngày … tháng 12 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Hoài

HUPH

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

(Nhu cầu oxi sinh hóa)

CTRYT Chất thải rắn y tế

CTYTNH Chất thải y tế nguy hại

QLCTRYT Quản lý chất thải rắn y tế

WHO World Health Organization

(Tổ chức y tế thế giới)

HUPH

Trang 5

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở pháp lý liên quan tới quản lý, xử lý chất thải y tế tại Việt Nam 4

1.2 Một số vấn đề cơ bản về chất thải rắn y tế 6

1.2.1 Các khái niệm 6

1.2.2 Phân loại chất thải rắn y tế 8

1.3 Một số tác hại của chất thải y tế tới môi trường và sức khỏe cộng đồng 9

1.3.1 Nguy cơ đối với sức khỏe 9

1.3.2 Nguy cơ đối với môi trường 11

1.4 Thực trạng và một số nghiên cứu quản lý chất thải y tế tại một số quốc gia trên thế giới 12

1.4.1 Thực trạng quản lý chất thải rắn trên thế giới 12

1.4.2 Một số nghiên cứu về QLCTYT trên thế giới 13

1.5 Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam 14

1.6 Kiến thức, thực hành về quản lý chất thải rắn y tế 15

1.6.1 Phân loại chất thải rắn y tế tại Bệnh viện 15

1.6.2 Thu gom chất thải rắn y tế 16

1.6.3 Lưu giữ chất thải rắn y tế 16

1.6.4 Vận chuyển chất thải ra ngoài cơ sở y tế 16

1.6.5 Một số yếu tố liên quan đến thực trạng quản lý chất thải y tế 17

1.7 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng 19

1.7.1 Thông tin chung về Bệnh viện đa khoa Đan Phượng 19

1.7.2 Quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng 19

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22

2.2 Đối tượng nghiên cứu 22

2.3 Thiết kế nghiên cứu 22

HUPH

Trang 6

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 22

2.4.1 Cỡ mẫu phát vấn 22

2.4.2 Cỡ mẫu cho quan sát thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải rắn y tế 22

2.5 Phương pháp thu thập số liệu 23

2.5.1 Thu thập thông tin thứ cấp 23

2.5.2 Thu thập thông tin sơ cấp 24

2.6 Các biến số nghiên cứu 27

2.7 Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá 34

2.7.1 Đánh giá cho điểm thực trạng phân loại, thu gom vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng 34

2.7.2 Đánh giá cho điểm đối với kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng 35

2.8 Phương pháp phân tích số liệu 36

2.9 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 36

2.10 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục 37

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

3.1 Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT 38

3.1.1 Thực trạng các văn bản hướng dẫn và dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác QLCTRYT 38

3.1.2 Thực trạng phân loại chất thải rắn y tế 39

3.1.3 Thực trạng thu gom chất thải rắn y tế 40

3.1.4 Thực trạng vận chuyển chất thải rắn y tế 40

3.1.5 Thực trạng lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế 41

3.2 Kiến thức của nhân viên y tế về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng 42

3.2.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 42

3.2.2 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về phân loại chất thải rắn y tế 44

3.2.3 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thu gom chất thải rắn y tế 45

HUPH

Trang 7

3.2.4 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về vận chuyển chất thải rắn y tế 46

3.2.5 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về lưu giữ và xử lý CTRYT 46

3.2.6 Kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế của đối tượng nghiên cứu 47 3.3 Thực hành của đối tượng nghiên cứu về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế 48

3.3.1 Thực hành của đối tượng nghiên cứu về phân loại chất thải rắn y tế 48

3.3.2 Thực hành của đối tượng nghiên cứu về thu gom chất thải rắn y tế 48

3.3.3 Thực hành của đối tượng nghiên cứu về vận chuyển chất thải rắn y tế 49

3.3.4 Thực hành của đối tượng nghiên cứu về lưu giữ và xử lý CTRYT 50

3.3.5 Thực hành chung của đối tượng nghiên cứu về QLCTRYT 50

3.4 So sánh thực hành qua bảng kiểm quan sát của các đối tượng nghiên cứu với thực hành qua phiếu trả lời phát vấn 51

3.5 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên y tế 52

3.5.1 Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu với kiến thức chung quản lý chất thải rắn y tế của đối tượng nghiên cứu 52

3.5.2 Mối liên quan giữa kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế với thực hành chung về quản lý chất thải rắn y tế 53

3.5.3 Mối liên quan giữa kiến thức phân loại và thực hành phân loại 54

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 54

4.1 Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng 55

4.1.1 Thực trạng văn bản hướng dẫn và dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý CTRYT 55

4.1.2 Thực trạng phân loại chất thải rắn y tế 57

4.1.3 Thực trạng thu gom chất thải rắn y tế 59

4.1.4 Thực trạng vận chuyển CTRYT 59

4.1.5 Thực trạng lưu giữ và xử lý CTRYT 60

4.2 Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRYT 61

HUPH

Trang 8

4.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về QLCTRYT của nhân viên

y tế 62

4.4 Ưu điểm và nhược điểm của nghiên cứu 63

4.4.1 Ưu điểm của nghiên cứu 63

4.4.2 Nhược điểm của nghiên cứu 63

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 65

5.1 Thực trạng về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế 65

5.2 Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế 65

5.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên y tế 66

KHUYẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Phụ lục 1: Bảng kiểm quan sát về dụng cụ chứa/đựng, vận chuyển chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đan Phượng 71

Phụ lục 2: Bảng kiểm quan sát về phân loại chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đan Phượng 74

Phụ lục 3: Bảng kiểm quan sát về thu gom chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đan Phượng 76

Phụ lục 4: Bảng kiểm quan sát về vận chuyển chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đan Phượng 77

Phụ lục 5: Bảng kiểm quan sát về lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đan Phượng 78

Phụ lục 6: Phiếu phỏng vấn kiến thức, thực hành về quản lý chất thải rắn y tế của cán bộ/nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng 79

HUPH

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 24

Bảng 2.2 Nhóm biến số thực trạng QLCTRYT thu thập được do quan sát 27

Bảng 2.3 Nhóm biến số về kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT 30

Bảng 3.1 Thực trạng về dụng cụ chứa đựng, vận chuyển chất thải rắn y tế 38

Bảng 3.2 Thực trạng phân loại chất thải rắn y tế 39

Bảng 3.3 Thực trạng thu gom chất thải rắn y tế 40

Bảng 3.4 Thực trạng vận chuyển chất thải rắn y tế 41

Bảng 3.5 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 43

Bảng 3.6 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về phân loại chất thải rắn y tế 44

Bảng 3.7 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thu gom chất thải rắn y tế 45

Bảng 3.8 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về vận chuyển chất thải rắn y tế 46

Bảng 3.9 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về lưu giữ và xử lý CTRYT 47

Bảng 3.11 Thực hành của đối tượng nghiên cứu về thu gom chất thải rắn y tế 49

Bảng 3.12 Thực hành của đối tượng nghiên cứu về vận chuyển CTRYT 49

Bảng 3.13 Thực hành của đối tượng nghiên cứu về lưu giữ và xử lý CTRYT 50

Bảng 3.14 So sánh giữa thực hành qua bảng kiểm quan sát của các đối tượng nghiên cứu với thực hành qua phiếu trả lời phát vấn 51

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu với kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế 52

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế với thực hành chung về quản lý chất thải rắn y tế 53

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa kiến thức phân loại và thực hành phân loại 54

Biểu đồ 3.1: Kiến thức đạt của đối tượng nghiên cứu về các khâu trong QLCTRYT tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng 47

Biểu đồ 3.2: Thực hành đạt của ĐTNC về các khâu trong quản lý CTRYT 50

HUPH

Trang 10

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong những năm gần đây, các cơ sở y tế đã có những nỗ lực trong công tácquản lý chất thải góp phần tích cực nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ vàchăm sóc sức khoẻ nhân viên y tế và cộng đồng Tuy vậy, hiện nay việc xử lý chấtthải y tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là tại các bệnh viện tuyếnhuyện Chất thải y tế nếu không được quản lý tốt sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sứckhỏe con người và ô nhiễm môi trường Để trả lời cho câu hỏi thực trạng quản lýchất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng ra sao? Kiến thức, thực hành

của nhân viên y tế như thế nào? Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, năm 2014”, với thiết kế nghiên cứu

cắt ngang Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02/2014 đến tháng 8/2014 Đốitượng nghiên cứu là 116 nhân viên y tế của 13 khoa trong Bệnh viện đa khoa ĐanPhượng và toàn bộ dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn(QLCTRYT) của Bệnh viện Số liệu được thu thập bằng bảng kiểm quan sát đểđánh giá thực trạng và bộ câu hỏi phát vấn với kiến thức, thực hành về QLCTRYT.Nghiên cứu đã thu được những kết quả chính như sau: dụng cụ chứa đựng, vậnchuyển CTRYT của bệnh viện đạt tiêu chí chung là 55,6% Về thực trạngQLCTRYT: 66,7% các khoa phòng thực hiện phân loại chất thải rắn y tế đạt; Tỷ lệcác khoa phòng thực hiện thu gom đạt là 60,0% Tỷ lệ khoa, phòng thực hiện vậnchuyển đạt là 71,1% và tại khâu lưu giữ, xử lý có 70% đạt yêu cầu

Tỷ lệ các nhân viên y tế (NVYT) đã có kiến thức đúng về quy trìnhQLCTRYT là 71,6% và có 62,1% ĐTNC thực hành đạt về các khâu trong quy trìnhquản lý CTRYT

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Các đối tượng nghiên cứu có tham gia tập huấn

về QLCTRYT có khả năng đạt về kiến thức liên quan đến QLCTRYT gấp 5,8 lần

so với các đối tượng nghiên cứu không được tham gia tập huấn (p<0,05) Các đốitượng nghiên cứu có kiến thức chung về QLCTRYT đạt theo yêu cầu của Bộ Y tế

có xu hướng thực hành đúng về QLCTRYT gấp 2,63 lần so với các đối tượng

HUPH

Trang 11

nghiên cứu có kiến thức chung về QLCTRYT không đạt theo yêu cầu của Bộ Y tế(p<0,05).Có mối liên quan thuận chiều giữa kiến thức phân loại CTRYT đạt và thựchành phân loại CTRYT đạt của các ĐTNC.

Để công tác QLCTRYT của Bệnh viện đa khoa Đan Phượng được tốt hơn,chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau: đối với lãnh đạo bệnh viện: (i) Cần tổchức tập huấn, truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành về QLCTRYT cho nhânviên y tế (ii) Trang bị đầy đủ túi, thùng chứa đựng, vận chuyển chất thải theo đúngqui định của Bộ Y tế (iii) Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản lý chấtthải tại các khoa phòng trong Bệnh viện nhất là khâu phân loại, thu gom Đối vớinhân viên y tế: (i) cần tuân thủ đúng các quy định, hướng dẫn về quản lý chất thảirắn y tế (ii) Tham gia đầy đủ các hoạt động truyền thông, tập huấn về quản lý chất

HUPH

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chất thải y tế đã và đang là vấn đề được sự quan tâm của toàn xã hội nóichung và ngành y tế nói riêng Trong thời gian qua, các cơ sở y tế đã có những nỗlực trong công tác quản lý chất thải góp phần tích cực nhằm hạn chế ô nhiễm môitrường, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân viên y tế và cộng đồng Tuy vậy, hiệnnay việc quản lý chất thải y tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là tạicác bệnh viện tuyến huyện

Theo số liệu của Bộ Y tế, cả nước hiện có khoảng 13.640 cơ sở và trung tâm

y tế (trong đó có khoảng 1.263 bệnh viện các tuyến) Tổng lượng chất thải của các

cơ sở y tế này vào khoảng 350 tấn/ngày Ước tính đến 2015 sẽ có khoảng 600tấn/ngày; trong đó có khoảng 810% tương ứng với khoảng 40 tấn/ngày là chất thảirắn y tế nguy hại cần phải được xử lý bằng các phương pháp phù hợp Sự tăng lênmột cách nhanh chóng của chất thải y tế là một thách thức trong công tác quản lýchất thải y tế ở tất cả các cấp [13], [7]

Năm 2005, WHO đã ước tính có khoảng 2 triệu nhân viên y tế đã bị phơi nhiễmvới viêm gan virus B, C và HIV trên toàn cầu do lây nhiễm qua những bơm kim tiêmtại các cơ sở y tế [35] Việc quản lý kém chất thải y tế cũng gây ảnh hưởng đến môitrường như ô nhiễm mùi, sự phát sinh ruồi, gián, sâu bọ, các động vật gặm nhấm vànguy hiểm hơn là sự ô nhiễm nguồn nước ngầm, sự phát triển của các loài sinh vậttrong tự nhiên do việc chôn lấp chất thải y tế không đúng quy chuẩn [23], [24]

Nhằm hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện đúng công tác quản lý chất thải y

tế và đảm bảo thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường, ngày 30 tháng 11 năm 2007,

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 43/2007/QĐ-BYT về Quy chế quản lý chất thải y

tế Quy chế này được áp dụng đối với tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, nhà hộsinh, trạm y tế, các bệnh viện và các cá nhân tham gia vận chuyển, xử lý, tiêu hủychất thải y tế

Hiện nay, cả nước có gần 700 bệnh viện tuyến huyện và lượng chất thải rắn y

tế phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh chiếm phần lớn tổng lượng chất thảirắn của các bệnh viện trên toàn quốc [7] Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu vềthực trạng quản lý chất thải rắn ở bệnh viện tuyến huyện Quá trình đô thị hóa, gia

HUPH

Trang 13

tăng dân số dẫn tới nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên và càng làm tăng lượngchất thải y tế phát sinh Đan Phượng là huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ nay là Thànhphố Hà Nội Bệnh viện đa khoa Đan Phượng là bệnh viện hạng II, trực thuộc Sở Y

tế Hà Nội, sau 5 năm sát nhập cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện đã đượctăng cường, chất lượng dịch vụ y tế cũng được nâng lên để đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ Tuy nhiên công tác quản lý chất thải vẫn còn có những bất cập, khó khăn (chấtthải y tế sắc nhọn chưa có hộp đựng đúng theo quy định, vận chuyển chất thải đếnchỗ tập trung chủ yếu bằng tay, chưa có máy tiêu hủy vật sắc nhọn, chưa có túiđựng chất thải theo đúng quy định ) Bên cạnh đó, từ năm 2007 đến nay vẫn chưa

có nghiên cứu khoa học chính thức nào mô tả đầy đủ đặc điểm tình hình quản lýchất thải rắn y tế của bệnh viện tại khu vực ngoại ô phía tây Thành phố Hà Nội.Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện đa khoaĐan Phượng nhằm cung cấp thêm số liệu về thực trạng quản lý chất thải y tế ở cáctỉnh, thành phố trên cơ sở đó xây dựng giải pháp phù hợp góp phần tăng cường hiệuquả quản lý chất thải y tế của Bệnh viện đồng thời là việc làm cần thiết

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, năm 2014”.

HUPH

Trang 14

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa ĐanPhượng, Thành phố Hà Nội, năm 2014

2 Mô tả kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom, vậnchuyển, lưu giữ, xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng, Thànhphố Hà Nội, năm 2014

3 Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về quản lý chấtthải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, năm 2014

HUPH

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở pháp lý liên quan tới quản lý, xử lý chất thải y tế tại Việt Nam

Công tác quản lý chất thải y tế đã được Quốc hội, Chính phủ quan tâm chỉ đạo

và Bộ Y tế đã phối hợp cùng các Bộ ngành có liên quan tổ chức thực hiện từ nhiềunăm nay Nhiều văn bản qui phạm pháp luật đã được ban hành nhằm triển khai côngtác quản lý chất thải y tế [11], [7] Một số các văn bản pháp luật gồm:

 Các văn bản chung về bảo vệ môi trường

Điều 39, Luật Bảo vệ Môi trường do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 quyđịnh rõ, bệnh viện và các cơ sở y tế phải bố trí thiết bị chuyên dụng để phân loạibệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn; có biện pháp xử lý, tiêu huỷ bệnh phẩm, rác thải

y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường; có kế hoạch,trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do CTYT gây ra…

 Các văn bản liên quan đến quản lý chất thải y tế

- Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ banhành Quy chế về quản lý CTNH nhằm ngăn ngừa và giảm tối đa việc phát sinh cáctác động nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người

- Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của BTNMT về ban hànhdanh mục CTNH: chất thải từ ngành y tế (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này) đượcchỉ ra là một trong những nhóm nguồn hoặc dòng thải nguy hại

- Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của BTNMT về “Hướngdẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã sốquản lý CTNH”

- Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của BYT về Quy chế quản lýchất thải y tế: quy định chi tiết việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRcũng như các quy định liên quan đến việc thu gom, xử lý và yêu cầu của hệ thống

xử lý nước thải bệnh viện [24] Một số điểm đã được bổ sung, sửa đổi trong Quychế (so với Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành năm 1999): Xác định và phânloại chất thải; Công nghệ xử lý chất thải phải bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường;khuyến khích áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường; công nghệ khử

HUPH

Trang 16

khuẩn bằng nhiệt ướt và công nghệ vi sóng được bổ sung trong lựa chọn công nghệcho xử lý chất thải y tế lây nhiễm; chất thải y tế lây nhiễm đã được diệt khuẩn antoàn thì sau đó có thể tái chế hoặc xử lý như chất thải thông thường; quy định tráchnhiệm của chủ cơ sở y tế trong việc quản lý và xử lý chất thải y tế.

- Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008 của Bộ trưởng BYT chỉ đạotăng cường triển khai thực hiện quản lý và xử lý chất thải y tế, nhấn mạnh việc chỉtận dụng các lò đốt chất thải y tế đã có nhưng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn vềmôi trường khi vận hành; đồng thời đề nghị áp dụng các công nghệ xử lý thân thiệnvới môi trường như công nghệ khử khuẩn bằng vi sóng, hấp khử khuẩn Yêu cầucác địa phương lồng ghép việc thực hiện đầu tư, xây dựng và vận hành các côngtrình xử lý chất thải khi triển khai thực hiện Đề án 47 về xây dựng, cải tạo, nâng cấpbệnh viện tuyến huyện

- Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của BYT “Hướng dẫn tổ chứcthực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”:Trang bị đầy đủ phương tiện vệ sinh môi trường thích hợp và chuyên dụng, tổ chứcthực hiện việc quản lý chất thải y tế theo đúng quy định, có cơ sở hạ tầng đảm bảo

xử lý an toàn chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải y tế

- Quyết định 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầmnhìn đến 2050: Phân công BYT chịu trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra,giám sát các cơ sở y tế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý chất thải y tếtrên toàn quốc

- Quyết định 4448/QĐ-BYT ngày 18/11/2010 của Bộ Y tế về việc cho phépcông bố nội dung Dự thảo báo cáo quản lý các nguy cơ môi trường của Dự án hỗ trợ

xử lý chất thải bệnh viện nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới, ban hành kèm theo bản

Dự thảo báo cáo, trong đó có đề cập đến các nguy cơ môi trường chất thải y tế vàhướng dẫn lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn y tế

- Quyết định số 2038/2011/QĐ - TTg ngày 15/11/2011 về việc phê duyệt Đề

án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020:100% các cơ sở y tế tuyến Trung ương và tuyến tỉnh, 70% các cơ sở y tế tuyến

HUPH

Trang 17

huyện và 100% các cơ sở y tế tư nhân thực hiện xử lý chất thải rắn bảo đảm tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

- Quyết định số 170/2012/QĐ - TTg ngày 8/2/2012 về việc phê duyệt Quyhoạch tổng thể hệ thống xử lý CTRYT nguy hại đến năm 2025: 100% lượngCTRYT nguy hại tại các cơ sở y tế được thu gom, phân loại và vận chuyển đến các

cơ sở xử lý, trong đó 70% lượng CTRYT nguy hại được xử lý đảm bảo các tiêuchuẩn về môi trường

 Các văn bản về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

- Liên quan đến lò đốt CTRYT: QCVN 02:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về khí thải lò đốt CTRYT; TCVN 7380:2004: Lò đốt CTRYT – Yêu cầu

kỹ thuật; TCVN 7391:2004: Lò đốt CTRYT – Phương pháp đánh giá thẩm định;TCXDVN 365:2007: Hướng dẫn thiết kế Bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn thiết kế

- Liên quan đến CTNH: TCVN 6706:2000: CTNH – Phân loại; TCVN6707:2000: CTNH – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa; TCXDVN 320:2004: Bãichôn lấp CTNH – Tiêu chuẩn thiết kế

Theo Quy chế quản lý chất thải y tế, chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng

và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thảithông thường [5]

Chất thải rắn y tế

Đối với chất thải rắn y tế, WHO đã định nghĩa là “bất kỳ loại chất thải rắnđược phát sinh ra từ quá trình chẩn đoán, điều trị hoặc tiêm chủng của con ngườihoặc động vật, trong nghiên cứu liên quan, hoặc thử nghiệm của sinh học, bao gồm

HUPH

Trang 18

nhưng không giới hạn: băng bẩn hoặc thấm máu, các đĩa cấy vi khuẩn và thủy tinhkhác” [24].

Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏecon người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ,

dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêuhủy an toàn [5]

Quản lý chất thải y tế

Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thugom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải

y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện [5]

Giảm thiểu chất thải y tế

Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thảichất thải y tế, bao gồm giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm

có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành vàphân loại chất thải chính xác

Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sảnphẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới [5]

Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới [5]

Thu gom chất thải tại nơi phát sinh

Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói

và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế [5]

Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tớinơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy [5]

Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy

cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữhoặc tiêu hủy [5]

Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mấtkhả năng gây huy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường [5]

HUPH

Trang 19

1.2.2 Phân loại chất thải rắn y tế

Theo quy chế quản lý CTYT được Bộ Y tế quy định tại Quyết định43/2007/QĐ-BYT ban hành ngày 30/11/2007, chất thải trong các cơ sở y tế đượcchia thành 5 loại: chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng

xạ, bình chứa áp suất và chất thải thông thường

Chất thải lây nhiễm

- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọcthủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọnkhác sử dụng trong các loại hoạt động y tế

- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu,thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trongcác phòng xét nghiệm như bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm

- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thểngười; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm [5]

Chất thải hóa học nguy hại

- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng

- Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế, chất gây độc tế bào, gồm vỏ cácchai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ ngườibệnh được điều trị bằng hóa trị liệu

- Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân

bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (vật liệutráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị)

Trang 20

Chất thải thông thường

Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa họcnguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:

- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly)

- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủytinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín.Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại

- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệuđóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim

- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh

1.3 Một số tác hại của chất thải y tế tới môi trường và sức khỏe cộng đồng 1.3.1 Nguy cơ đối với sức khỏe

Phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh tật hoặc thươngtích Tất cả các cá nhân phơi nhiễm với chất thải nguy hại, cả những người ở tronghay ở ngoài bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn Những nhóm có nguy cơ bao gồm:nhân viên y tế, bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên; Bệnh nhân, người nhà

và khách thăm, công nhân làm việc trong khối hỗ trợ như thu gom, vận chuyển rác,giặt là; công nhân trong cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải (như bãi rác hoặc lò đốt),bao gồm cả những người nhặt rác

Theo ước tính sơ bộ, hàng năm có khoảng 5,2 triệu người trong đó có khoảng

4 triệu trẻ nhỏ bị chết do bệnh tật liên quan tới chất thải trên toàn thế giới [18].Những chất thải từ các bệnh viện được công nhận là một vấn đề nghiêm trọng, cóthể có ảnh hưởng bất lợi tới môi trường hoặc đối với con người thông qua tiếp xúctrực tiếp hoặc gián tiếp Việc phơi nhiễm với các chất thải y tế độc hại có thể dẫn tớinhững sự lây nhiễm bệnh tật [32] Các bệnh như thương hàn, tả, hội chứng suy giảmmiễn dịch (AIDS) và viêm gan siêu vi B có thể lây truyền thông qua việc quản lýyếu kém của chất thải y tế nguy hại [20] Năm 2000, WHO đã ước chừng có khoảng

23 triệu người đã bị phơi nhiễm với viêm gan virus B, C và HIV trên toàn cầu dolây nhiễm qua những bơm kim tiêm tại các cơ sở y tế [20] Những ảnh hưởng môitrường khác cũng có thể tìm thấy từ việc quản lý kém chất thải y tế đó là vấn đề về

HUPH

Trang 21

ô nhiễm mùi, sự phát sinh ruồi, gián, sâu bọ, các động vật gặm nhấm và nguy hiểmhơn là sự ô nhiễm nguồn nước ngầm và sự phát triển của các loài sinh vật trong tựnhiên do việc chôn lấp chất thải y tế không đúng quy chuẩn [23], [24].

1.3.1.1 Nguy cơ của chất thải lây nhiễm

Vi sinh vật gây bệnh trong chất thải lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thểthông qua nhiều đường: qua vết thương, vết cắt trên da; qua niêm mạc; qua đường

hô hấp; qua đường tiêu hóa Sự xuất hiện của các loại vi khuẩn kháng sinh và khánghóa chất khử trùng có thể liên quan đến thực trạng quản lý chất thải y tế không antoàn Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da, mà còn gây nhiễm trùng vếtthương nếu chúng bị nhiễm bẩn Thương tích do vật sắc nhọn là tai nạn thường gặpnhất trong cơ sở y tế [20], [33] Một khảo sát của Viện Y học lao động và môitrường năm 2006 cho thấy 35% số nhân viên y tế bị thương tích do vật sắc nhọntrong vòng 6 tháng qua và 70% trong số họ bị thương tích do vật sắc nhọn trong sựnghiệp Tổn thương do vật sắc nhọn có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùngnguy hiểm như HIV, HBV và HCV Khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCVnghề nghiệp là thương tích do vật sắc nhọn và kim tiêm Việc tái chế hoặc xử lýkhông an toàn chất thải lây nhiễm, bao gồm cả nhựa và vật sắc nhọn có thể có tácđộng lâu dài tới sức khỏe cộng đồng [6]

1.3.1.2 Nguy cơ của chất thải hóa học và dược phẩm

Nhiều hóa chất và dược phẩm sử dụng trong cơ sở y tế là chất nguy hại (ví dụchất gây độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc, gây độc) nhưng thường ở khốilượng thấp Phơi nhiễm cấp tính hoặc mãn tính đối với hóa chất qua đường da niêmmạc, qua đường hô hấp, tiêu hóa Tổn thương da, mắt và niêm mạc đường hô hấp cóthể gặp khi tiếp xúc với hóa chất gây cháy, gây ăn mòn, gây phản ứng (ví dụfocmandehit và các chất dễ bay hơi khác) Tổn thương thường gặp nhất là bỏng Cáchóa chất khử trùng được sử dụng phổ biến trong bệnh viện thường có tính ăn mòn.Trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu giữ, chất thải nguy hại có thể bị rò thoát,

đổ tràn Việc rơi vãi chất thải lây nhiễm, đặc biệt là chất thải lây nhiễm có nguy cơcao có thể lan truyền bệnh trong bệnh viện, như có thể gây ra đợt bùng phát nhiễmtrùng bệnh viện trong nhân viên và bệnh nhân, hoặc gây ô nhiễm đất và nước [33]

HUPH

Trang 22

1.3.1.3 Nguy cơ của chất thải gây độc tế bào và chất thải phóng xạ

Nhiều thuốc điều trị ung thư là các thuốc gây độc tế bào Chúng có thể gâykích thích hay gây tổn thương cục bộ trên da và mắt, cũng có thể gây chóng mặt,buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da Nhân viên bệnh viện, đặc biệt là những người chịutrách nhiệm thu gom chất thải, có thể phơi nhiễm với các thuốc điều trị ung thư quahít thở hoặc các hạt lơ lửng trong không khí, hấp thu qua da, tiêu hóa qua thựcphẩm vô tình nhiễm bẩn với thuốc gây độc tế bào [33]

Nguy cơ của chất thải phóng xạ: cách thức và thời gian tiếp xúc với chất thảiphóng xạ quyết định những tác động đối với sức khỏe, từ đau đầu, chóng mặt, buồnnôn cho đến các vấn đề đột biến gen trong dài hạn [33]

1.3.2 Nguy cơ đối với môi trường

1.3.2.1 Nguy cơ đối với môi trường nước

Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải bệnhviện Chúng có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh Chúng có thể chứa kim loại nặng,phần lớn là thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang Một

số dược phẩm, nếu xả thải mà không qua xử lý có thể gây nhiễm độc nguồn nướccấp Bên cạnh đó, việc xả thải bừa bãi chất thải lâm sàng, ví dụ xả chung chất thảilây nhiễm vào chất thải thông thường, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồnnước do làm tăng BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) [33]

1.3.2.2 Nguy cơ đối với môi trường đất và không khí

Nguy cơ đối với môi trường đất: Việc tiêu hủy không an toàn chất thải

nguy hại như tro lò đốt hay bùn của hệ thống xử lý nước thải, các chất gây ô nhiễm

từ bãi rác có khả năng rò rỉ hoặc thấm vào đất, nước, gây ô nhiễm đất và nguồnnước và có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng trong dài hạn [33]

Nguy cơ đối với môi trường không khí: Ô nhiễm không khí tăng lên khi

phần lớn chất thải nguy hại được thiêu đốt trong điều kiện không lý tưởng Việcthiêu đốt không đủ nhiệt độ trong khi rác thải đưa vào quá nhiều sẽ gây ra nhiềukhói đen Việc đốt chất thải y tế đựng trong túi nilon PE, nhựa PVC, cùng với cácloại dược phẩm, tạo ra khí CO2, có thể có HCl và SO2 Trong quá trình đốt các dẫnxuất halogen ở nhiệt độ thấp, thường tạo ra hơi axit, như clohidric (HCl) Điều đó

HUPH

Trang 23

dẫn đến nguy cơ tạo thành dioxin, một loại hóa chất vô cùng độc hại, ngay cả ởnồng độ thấp Các kim loại nặng, như thủy ngân, có thể thải theo khí lò đốt Nhữngnguy cơ này tác động tới hệ sinh thái và sức khỏe con người trong dài hạn [33].

1.4 Thực trạng và một số nghiên cứu quản lý chất thải y tế tại một số quốc gia trên thế giới

1.4.1 Thực trạng quản lý chất thải rắn trên thế giới

Tại khu vực châu Á, vấn đề quản lý chất thải y tế đang nhận được nhiều sựquan tâm của các Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ Tuy nhiên, không cónhiều quốc gia có đủ điều kiện và những quy định để kiểm soát hoàn toàn được vấn

đề chất thải y tế Một trong những gợi ý của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế thếgiới (WHO) hay Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) là các quốc gia cần

có một khung pháp luật đủ mạnh cũng như tuân theo những quy định chung của quốc

tế trong việc quản lý chất thải y tế Việc quản lý chất thải y tế chỉ có thể được giảiquyết bền vững khi các quốc gia có những chiến lược hợp lý, đồng thời phối hợp, họctập các tổ chức, cơ quan trong nước và ngoài nước [20] Tại các quốc gia phát triểnnhư Nhật Bản, Singapo thì công tác quản lý chất thải y tế được thực hiện đúng nhưnhững yêu cầu về quản lý chất thải y tế của WHO Một số nước đang phát triển nhưMalaysia, Philippin và Việt Nam cũng đang thực hiện đúng theo các yêu cầu trongquản lý chất thải y tế của WHO nhưng mức độ quản lý vẫn chưa được toàn diện domột số yếu tố tác động như tài chính, luật pháp, công nghệ và chiến lược dài hạn củaChính phủ Một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan,Myanma thì không hoàn toàn thực hiện theo các tiêu chuẩn của WHO [20] Hiện naycông nghệ xử lý chất thải y tế đã có những thay đổi tích cực, tuy nhiên vấn đề ápdụng công nghệ vào xử lý CTYT cần có nguồn tài chính lớn, đây cũng là vấn đề vớinhiều quốc gia đang phát triển khi không có đủ nguồn lực kinh tế để áp dụng côngnghệ xử lý chất thải hiện đại Một số các quốc gia/khu vực đang sử dụng những côngnghệ tốt như Hà Lan, Hồng Kông, Singapo - công nghệ nhiệt có thu hồi năng lượng

để phục vụ cho các mục đích dân sự; hay Nhật Bản, Thụy sĩ – công nghệ thu hồinhiệt và thu hồi sản phẩm để tái chế Trong khi đó các nước kém phát triển và đang

HUPH

Trang 24

phát triển thì việc xử lý chất thải y tế gặp rất nhiều khó khăn do không áp dụng đượcnhững công nghệ xử lý CTYT an toàn, hiện đại [32].

1.4.2 Một số nghiên cứu về QLCTYT trên thế giới

Nghiên cứu ở tỉnh Nam Ninh, Trung Quốc năm 2009 chỉ ra rằng mức độphát thải chất thải y tế tại các cơ sở y tế trong nghiên cứu dao động từ 0,5-0,8kg/giường (trung bình là 0,68 kg/giường) Việc phân loại các loại chất thải y tếđược thực hiện tại 73% các cơ sở y tế nhưng có khoảng 20% bệnh viện sử dụngnhân công không phù hợp cho việc phân loại CTYT; 93,3% bệnh viện có nơi lưutrữ tạm thời chất thải y tế tuy nhiên việc tập huấn và giáo dục cho các cán bộ y tế cónhiệm vụ trong công tác quản lý chất thải y tế chưa cao, khoảng 20% trong số cácbệnh viện [28] Một nghiên cứu khác năm 2009 tại thành phố Damanhour (Hy Lạp)(với 8 bệnh viện được lựa chọn tương ứng 4733 giường bệnh) đã chỉ ra tổng lượngchất thải y tế vào khoảng 1.249 kg/ngày, trong đó lượng rác thải theo giườngbệnh/ngày vào khoảng 0,23-2,07 kg, trung bình là 0,85 kg, con số này nhỏ hơn sơvới mức độ phát sinh chất thải y tế mà WHO dự đoán cho các nước thuộc khu vựcĐịa Trung Hải (1,3-3kg/ngày/giường) hay khu vực Đông Á (1,8-2,2kg/ngày/giường) hay khu vực Mỹ La Tinh (3,0 kg/ngày/giường) [32] Phân loại chấtthải y tế theo hướng dẫn của WHO [31] thì 61,1% chất thải trong các bệnh việnđược nghiên cứu tại Damanhour là chất thải thông thường, chỉ có 38,9% là các chấtthải y tế nguy hại từ các hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh viện [19] Mộtnghiên cứu khác về chất thải y tế tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2008 lại cho nhữngkết quả rất khác về công tác quản lý chất thải y tế Đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, một đấtnước phát triển trong khối Châu Âu đã rất sớm có hẳn một đạo luật về quản lý chấtthải y tế từ năm 1993, tuy nhiên khi tham gia vào khối liên minh Châu Âu, Thổ Nhĩ

Kỳ đã áp dụng đạo luật Môi trường trong Châu Âu ngay trong luật pháp của quốcgia mình Việc áp dụng đạo luật chung này cũng được áp dụng với toàn bộ các quốcgia trong khối này và có tác động tới vấn đề quản lý chất thải y tế [19] Nghiên cứuchất thải được điều tra tại 192 bệnh viện tại Istanbul và cho thấy mức độ phát sinhchất thải y tế từ các bệnh viện được nghiên cứu là khoảng 22 tấn/ngày, trung bình là0,63 kg/ngày/giường Mức độ phát sinh chất thải này đứng ở mức khiêm tốn so với

HUPH

Trang 25

nhiều quốc gia khác như tại Bangladesh (0,8-1,6 kg/ngày/giường), Malaysia (1,9kg/ngày/giường) hay Việt Nam (2,27 kg/ngày/giường- chỉ trên địa bàn thành phố

Hà Nội) [27] Việc phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện này đạt 100% tuy vậyvẫn có 25% số bệnh viện đã không sử dụng hoàn toàn đúng những dụng cụ đựng đểthu lại các loại chất thải y tế Tuy vậy, tại đây số lượng các bác sỹ, y tá những người

có trách nhiệm trong quản lý chất thải y tế được tập huấn là rất cao, tương ứng với98% bệnh viện có những khóa tập huấn ngắn hạn cho các đối tượng nêu trên; cónhững bệnh viện hàng tháng tập huấn định kỳ một lần cho các đối tượng liên quan(63% số bệnh viện) Có thể nói công tác tập huấn quản lý chất thải thường xuyên làmột ưu điểm nổi bật ở nghiên cứu này [21]

Công tác quản lý chất thải y tế tại các quốc gia trên thế giới rất đa dạng Cácyếu tố tạo nên sự khác biệt trong quản lý chất thải rắn y tế đó có thể là sự hỗ trợkinh phí, công nghệ, vật lực trong quản lý chất thải y tế của một quốc gia, mức độtham gia của các đơn vị hay trong công tác phối hợp thực hiện của cơ quan có liênquan Ở một cấp độ cao hơn đó là sự khác biệt về mặt pháp luật và thực thi phápluật của các đơn vị có liên quan trong công tác quản lý chất thải y tế

1.5 Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Y tế (2012), cả nước hiện nay có khoảng 13.640 cơ sở

và trung tâm y tế (trong đó có khoảng 1.263 bệnh viện các tuyến) Tổng lượng chấtthải của các cơ sở y tế này vào khoảng 350 tấn/ngày, ước tính đến 2015 sẽ cókhoảng 600 tấn/ngày; trong đó có khoảng 8-10% (khoảng 40 tấn/ngày) là chất thảirắn y tế nguy hại cần phải được xử lý bằng các phương pháp phù hợp Số lượngchất thải y tế nguy hại cần được xử lý cũng tăng lên theo thời gian, ước tính tới năm

2015 con số này sẽ là khoảng 70 tấn/ngày và 93 tấn/ngày vào năm 2020 Sự tănglên một cách nhanh chóng của chất thải y tế là một vấn đề nóng trong công tác quản

lý chất thải y tế ở tất cả các cấp [7], [13]

Xử lý chất thải y tế đang trở thành một gánh nặng cho tất cả các cơ sở khámchữa bệnh trên toàn quốc khi mà hầu hết chất thải y tế nguy hại đều chưa được xử

lý một cách triệt để Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến năm

2010 thì mới chỉ có 40% bệnh viện có lò đốt hiện đại để xử lý CTYT, 30% bệnh

HUPH

Trang 26

viện sử dụng lò đốt thủ công [18] Tính đến 2012, theo thống kê của Cục Quản lýMôi trường Y tế có khoảng 500 lò đốt (2 buồng và 1 buồng) đang được sử dụng tạicác bệnh viện để xử lý CTRYT [7] Tuy nhiên việc sử dụng các lò đốt đang là vấn

đề gây ô nhiễm môi trường và trên thực tế xu hướng thế giới đang loại bỏ dần côngnghệ đốt vì có thể thải ra những chất khó phân huỷ như: Đioxin, Furan hoặc nhữngchất khó phân huỷ khác và rất khó kiểm soát được những công nghệ đốt này [7],[22], [26] Bên cạnh đó, thực trạng tại tuyến y tế cấp tỉnh, phần lớn chất thải y tếđược thuê xử lý (rủi ro, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, khó kiểm soát chấtlượng); còn đối với tuyến huyện, xã thì chất thải rắn được xử lý hết sức đa dạng,phong phú, với nhiều loại hình khác nhau và rất khó kiểm soát [18]

1.6 Kiến thức, thực hành về quản lý chất thải rắn y tế

1.6.1 Phân loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện

81,25% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinhnhưng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả Hoạt động phân loại còn tồntại một số vấn đề như: chưa tách vật sắc nhọn ra khỏi chất thải y tế, còn để lẫn nhiềuchất thải y tế thông thường vào chất thải y tế nguy hại và ngược lại Hệ thống kí hiệu,màu sắc, mã vạch của túi, thùng đựng chất thải chưa đầy đủ và thống nhất [10]

Tình trạng nhiều bệnh viện (45%) chưa tách riêng vật sắc nhọn ra khỏi chấtthải rắn y tế đang làm tăng nguy cơ rủi ro cho những người vận chuyển và tiêu hủychất thải Trong số những bệnh viện đã tách riêng vật sắc nhọn, vẫn còn một sốbệnh viện (11,4%) thu gom vật sắc nhọn vào các hộp không an toàn (vẫn có khảnăng đâm xuyên), còn lại đa số các bệnh viện (88,6%) thường đựng các vật sắcnhọn vào các hộp tự tạo như chai truyền dịch, chai nhựa đựng nước khoáng…[16]

Kết quả nghiên cứu của một số tác giả còn cho thấy: tỷ lệ cán bộ y tế hiểubiết đầy đủ về cách thức phân loại chất thải thành 5 nhóm chưa cao, hiểu biết về mãmàu sắc, dụng cụ đựng chất thải y tế còn chưa đầy đủ, bên cạnh đó công tác đào tạotập huấn của bệnh viện còn chưa thường xuyên , do đó hoạt động phân loại chất thảichưa đạt được kết quả như mong đợi [8], [9]

HUPH

Trang 27

1.6.2 Thu gom chất thải rắn y tế

Hầu hết các chất thải y tế được các bệnh viện thu gom, vận chuyển ngaytrong ngày (90,9%) Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom chất thải theo đúng quy định chỉ đạt50% trong tổng số các bệnh viện [13], [8], [9] Phương tiện thu gom chất thải nhưtúi, thùng, xe vận chuyển chất thải của các bệnh viện hầu hết còn thiếu và không đạttiêu chuẩn Trong khi đó hiểu biết của các nhân viên trong bệnh viện đặc biệt là cácnhân viên thu gom còn chưa cao Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ các cán bộ y

tế hiểu biết đầy đủ về tác hại của chất thải y tế đối với sức khỏe còn thấp (46,2%),kiến thức về các đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi chất thải y tế không cao (24,6%),chính vì vậy, hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế chưa đảm bảo antoàn và chưa đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý chất thải y tế Ngoàicông tác đào tạo, trang bị kiến thức cho cán bộ nhân viên y tế còn ít, vấn đề trang bịcác phương tiện bảo hộ cho nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động thu gom,vận chuyển chất thải chưa được quan tâm

1.6.3 Lưu giữ chất thải rắn y tế

Hầu hết các điểm tập trung chất thải đều nằm trong khu đất của bệnh viện, vệsinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ rủi ro do rơi vãi vật sắc nhọn, nhiều côntrùng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện Một số điểm tập trung chấtthải không có mái che, không có hàng rào bảo vệ, không có khóa, vị trí ở xa tầmkiểm soát của nhân viên lưu giữ chất thải nên côn trùng, chuột, súc vật, con ngườikhông có nhiệm vụ dễ xâm nhập Chỉ có ít bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải chungđạt tiêu chuẩn quy định [8], [9], [12]

1.6.4 Vận chuyển chất thải ra ngoài cơ sở y tế

Theo thống kê của Bộ Y tế (2012) , hiện có 34/36 bệnh viện trực thuộc Bộ Y

tế thực hiện kí hợp đồng thuê công ty môi trường đô thị vận chuyển chất thải y tếthông thường ra ngoài các cơ sở y tế để xử lý Đối với chất thải y tế nguy hại, hiện

có 8 bệnh viện có lò đốt, còn lại 28/36 bệnh viện thuê công ty môi trường đô thị xử

lý bằng lò đốt tập trung của cơ sở thiêu hủy trên địa bàn Các bệnh viện kí hợp đồngvới các công ty thu gom, vận chuyển chất thải y tế là tương đối phổ biến (do sốlượng các bệnh viện không có lò xử lý chất thải còn nhiều, kinh phí vận hành các lò

HUPH

Trang 28

hoạt động cao), tuy nhiên sự phối hợp liên ngành giữa hai bên chưa thực sự tốt Hầuhết các nhân viên y tế trong bệnh viện không biết các yêu cầu cần thiết của quytrình vận chuyển chất thải y tế ra ngoài bệnh viện, đồng thời cũng không quan tâmviệc xử lý chất thải bên ngoài ra sao [7].

1.6.5 Một số yếu tố liên quan đến thực trạng quản lý chất thải y tế

Trên thế giới

Theo WHO, để công tác quản lý chất thải hoạt động tốt và có tính bền vữngcần đảm bảo các yếu tố sau: thứ nhất, kinh phí là một trong những yếu tố ảnh hưởngnhiều đến hoạt động QLCTYT Việc tính toán một cách chính xác các chi phí trựctiếp và gián tiếp cho công tác QLCTYT là một vấn đề khó, tuy nhiên để có ngânsách ổn định và phát triển cần huy động từ các tổ chức địa phương hoặc cơ quansong phương Bên cạnh đó cần sự cam kết từ Chính phủ và các bên liên quan

Nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy việc sử dụng nhân công không phù hợpcho việc phân loại chất thải y tế; việc tập huấn và giáo dục cho các cán bộ y tế cónhiệm vụ trong công tác quản lý chất thải y tế chưa cao là yếu tố gây ảnh hưởng đếncông tác quản lý chất thải y tế tại đây [28]

Hệ thống các văn bản pháp luật và hướng dẫn công tác QLCTYT về cả quytrình lẫn cách thức thực hiện là một yếu tố quan trọng Các tiêu chuẩn thực hànhQLCTYT phải được quy định rõ ràng trong các nghị định hướng dẫn, cũng nhưtrong các quy định về chăm sóc sức khỏe, đây chính là biện pháp quản lý để đảmbảo an toàn trong các khâu của chu trình Các quy trình thực hiện phải đảm bảo tuânthủ đúng theo các quy định chung mà Chính phủ đã ban hành cũng như các quyđịnh cụ thể của các bệnh viện đề ra

Trang thiết bị, dụng cụ đầy đủ, thống nhất là một yếu tố đảm bảo việc thựchiện QLCTYT một cách chuẩn hóa Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực, thể chếcủa các bên liên quan chính tham gia vào quá trình QLCTYT thông qua sự pháttriển của chương trình đào tạo, tập huấn Cuối cùng, xây dựng một kế hoạch giámsát bền vững, bao gồm kiểm tra và các thể chế sẽ giúp các cơ quan y tế tăng cườngQLCTYT an toàn

HUPH

Trang 29

Tại Việt Nam

Hiện nay, chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấpbách ở nước ta Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều vì thựctrạng quản lý chất thải bệnh viện đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức

Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác quản lý chất thải y tế là rất lớn Theoước tính sơ bộ, tổng kinh phí cho toàn bộ chương trình đầu tư xây dựng hệ thống xử

lý chất thải vào khoảng 1.160 tỷ đồng, chưa kể chi phí sử dụng đất, phương tiện thugom, vận chuyển, kinh phí vận hành và bảo trì [6] Vốn đầu tư cần được huy động

từ các nguồn ngân sách Nhà nước, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, nguồn hỗ trợ từ cácChính phủ và tổ chức phi Chính phủ

Hiện nay các bệnh viện được trang bị các lò đốt hiện đại nhưng kinh phí đểvận hành, bảo trì và trả lương cho nhân viên còn chưa được quy định rõ ràng lấy từnguồn ngân sách nào Kinh phí đầu tư để thực hiện đúng quy chế quản lý chất thải

là rất lớn, trong khi đó, các bệnh viện không tự nâng giá khám chữa bệnh để bù vàochi phí quản lý chất thải của mình Vì vậy, đã có những trường hợp bệnh viện đãđược trang bị lò xử lý chất thải hiện đại nhưng vẫn không vận hành vì không có đủkinh phí

Bên cạnh đó, kiến thức về quản lý chất thải y tế của cán bộ, nhân viên y tế,nhân viên trực tiếp làm công tác xử lý chất thải, bệnh nhân và người nhà bệnh nhâncòn chưa cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phân loại, thu gom, vậnchuyển, lưu giữ và tiêu hủy chất thải y tế Sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện cũng

là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải tại bệnh viện

Công tác truyền thông tập huấn là một yếu tố quan trọng trong vấn đề quản

lý chất thải Nhiều nghiên cứu cho thấy, những bệnh viện được tập huấn thườngxuyên về quản lý chất thải y tế thì kiến thức và thực hành của cán bộ nhân viên tạibệnh viện đó tốt hơn

Môi trường chính sách chưa thuận lợi Luật bảo vệ môi trường, quy chế quản

lý chất thải nguy hại do Thủ tướng chính phủ ban hành và Quy chế quản lý chất thải

y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành năm 2007, nhưng các văn bản pháp luật nàyvẫn chưa được các bệnh viện thực hiện đồng bộ

HUPH

Trang 30

1.7 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng 1.7.1 Thông tin chung về Bệnh viện đa khoa Đan Phượng

Bệnh viện đa khoa Đan Phượng nằm tại Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng,Thành phố Hà Nội

Bệnh viện đa khoa Đan Phượng là bệnh viện hạng II, với quy mô 210 giườngbệnh kế hoạch, tuy nhiên do mô hình bệnh tật ngày càng phức tạp cùng với nhu cầukhám chữa bệnh của người dân ngày càng cao nên số lượng bệnh nhân đến khám vàđiều trị tại Bệnh viện không ngừng gia tăng, công suất hoạt động của Bệnh việnluôn đạt mức 110-111% Bệnh viện hiện có 174 cán bộ công nhân viên chức vớitổng số 17 khoa phòng bao gồm: 04 phòng chức năng (Phòng Kế hoạch tổng hợp,Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tài chính kế toán và Phòng Điều dưỡng), 9 khoalâm sàng (Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Phẫu thuật gây mê, Hồi sức cấp cứu, Đông y,Truyền nhiễm, Khám bệnh) và 4 khoa cận lâm sàng (Chẩn đoán hình ảnh, Xétnghiệm, Dược và Kiểm soát nhiễm khuẩn) [13]

Năm 2013, Bệnh viện đa khoa Đan Phượng được xây dựng hoàn thiện, đưavào sử dụng một số tòa nhà như chẩn đoán hình ảnh, khu khám bệnh do đó đảm bảomột phần nhu cầu khám chữa bệnh của người dân [13] Tuy nhiên, do Bệnh việnđược thiết kế là bệnh viện hạng II nên cơ sở hạ tầng chưa được quy hoạch hợp lý,chưa có lối đi riêng dành cho vận chuyển CTYT

1.7.2 Quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện đa khoa Đan Phượng là khoatrực tiếp chịu trách nhiệm công tác quản lý chất thải y tế của Bệnh viện Từ trướcnăm 2007 chưa có quy định hướng dẫn nào về công tác quản lý chất thải y tế Saukhi có “Quy chế quản lý chất thải y tế” của Bộ Y tế ban hành năm 2007, Bệnh viện

đã áp dụng và điều chỉnh các quy trình chuyên môn kỹ thuật phù hợp với đặc thùcủa một bệnh viện đa khoa huyện hạng II Các quy định như: phân loại, thu gom,vận chuyển, xử lý và xử phạt vi phạm về chất thải y tế đã được áp dụng và triểnkhai trong toàn Bệnh viện Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá vẫnchưa được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ

HUPH

Trang 31

Theo kết quả báo cáo của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, số lượng chất thải rắn

y tế phát sinh trong năm 2013 của Bệnh viện là gần 237 kg/ngày, trong đó số lượngchất thải rắn y tế nguy hại là 24,7 kg/ngày, lượng chất thải thông thường là 212,3kg/ngày Thành phần và khối lượng chất thải khác nhau giữa các khoa, phòng Hiệnnay, chất thải lây nhiễm được xử lý tại Bệnh viện bằng lò đốt nhiệt, chất thải thôngthường do công ty môi trường đô thị vận chuyển tới nơi xử lý tập trung [3], [5]

Qua tổng quan tài liệu các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy các yếu

tố tác động đến thực trạng quản lý chất thải tại các bệnh viện hiện nay đó là:

* Yếu tố tiền đề:

- Yếu tố chính sách: Các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Bảo vệ môitrường, Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của BYT về Quy chếQLCTYT, sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện về công tác QLCTRYT

- Yếu tố cá nhân: tuổi, giới tính, nghề ngiệp, học vấn, thâm niên công tác,loại hình lao động, kiến thức, thực hành của NVYT về QLCTRYT

- Yếu tố hạ tầng cơ sở và kinh phí: Cơ sở hạ tầng của Bệnh viện, trang thiết

bị phục vụ công tác QLCTYT, nhân lực, ngân sách cho công tác QLCTRYT

* Yếu tố tạo điều kiện: Tập huấn, truyền thông là yếu tố quan trọng trongcông tác QLCTYT

* Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của nhân viên y tế vềQLCTRYT bao gồm: yếu tố cá nhân, yếu tố chính sách, yếu tố hạ tầng, truyềnthông, tập huấn về QLCTRYT

Trên cơ sở đó luận văn tiến hành xây dựng khung lý thuyết về thực trạngquản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng.HUPH

Trang 32

Khung lý thuyết

Hình 1.1 Sơ đồ khung lý thuyết về thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại

Bệnh viện đa khoa Đan Phượng.

43/2007/QĐ Sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện về QLCTRYT.

- Phân loại CTRYT tại các khoa phòng -Thu gom CTRYT tại các khoa phòng -Vận chuyển CTRYT tại các khoa phòng

-Lưu giữ và xử lý CTRYT

Yếu tố điều kiện:

- Thu gom CTRYT: lượng chất thải trong mỗi túi được thu gom vào đúng các dụng cụ phù hợp theo mã màu, có nhãn.

- Vận chuyển: Tần suất vận chuyển, cách thức vận chuyển

- Lưu giữ: Thời gian lưu giữ, cách thức lưu giữ CTRYT.

- Xử lý: Cách thức xử lý đối với CTYT giải phẫu và CTYT thông thường.

Trang 33

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02 năm 2014 đếntháng 8 năm 2014

Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa Đan Phượng Trong khuôn khổ giớihạn của nghiên cứu, chúng tôi chỉ tiến hành tại 13 khoa lâm sàng và cận lâm sàngcủa Bệnh viện, những khoa này là những khoa phát sinh chất thải y tế chủ yếu trongBệnh viện

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Cán bộ, nhân viên y tế trực tiếp tham gia vào hoạt động phân loại, thu gom,vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải y tế, bao gồm toàn bộ cán bộ, nhân viên của

13 khoa: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Phẫu thuật gây mê, Hồi sức cấp cứu, Đông y,Truyền nhiễm, Khám bệnh, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Dược và Kiểm soátnhiễm khuẩn

Cơ sở vật chất, trang thiết bị quản lý chất thải bao gồm: dụng cụ phân loại,thu gom, phương tiện vận chuyển, khu vực lưu giữ và chất thải y tế và lò đốtCTRYT nguy hại

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1 Cỡ mẫu phát vấn

Chọn mẫu toàn bộ cán bộ và nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt độngphân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải y tế của 13 khoa tiếnhành nghiên cứu trong Bệnh viện, bao gồm: điều dưỡng, hộ sinh, kĩ thuật viên, hộ

Trang 34

Cỡ mẫu quan sát cho 5 khâu trong quản lý chất thải rắn y tế cụ thể là:

Về phân loại CTRYT: Người tham gia phát sinh chất thải sẽ trực tiếp phânloại chất thải Tổng số người trực tiếp tham gia phân loại chất thải rắn y tế là 100người (không tính 16 nhân viên thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải), bao gồm:

76 điều dưỡng, 8 hộ sinh, 16 kĩ thuật viên nhưng do đặc thù công việc của Bệnhviện sau khi trực đêm, nhân viên y tế sẽ nghỉ bù ngày hôm sau Vì vậy, chúng tôichỉ tiến hành quan sát được 40 đối tượng là điều dưỡng tại thời điểm nghiên cứu

Do đó cỡ mẫu thực tế về phân loại CTRYT là 64 người bao gồm: 40 điều dưỡng, 8

hộ sinh, 16 kĩ thuật viên

Về thu gom và vận chuyển: 15 hộ lý thực hiện thu gom và vận chuyển CTYTcho toàn Bệnh viện

Về lưu giữ và xử lý: 01 nhân viên thuộc Phòng hành chính tổng hợp quản lýkho chứa chất thải của Bệnh viện và trực tiếp xử lý CTYT lây nhiễm của Bệnh viện

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Các tài liệu liên quan đến nội quy, quy định, văn bản hướng dẫn liên quanđến QLCTYT, các thông tư, nghị định liên quan đến QLCTYT

Sổ sách ghi chép theo dõi về quản lý chất thải 6 tháng cuối năm 2013 và 6tháng đầu năm 2014

HUPH

Trang 35

2.5.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Bảng 2.1 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thu thập thông tin sơ cấp Cỡ mẫu Phương pháp Tần

Quan sát khôngtham dự, điềnvào bảng kiểm

64 người (40điều dưỡng, 8

hộ sinh, 16 kĩthuật viên)

Quan sát khôngtham dự, điềnvào bảng kiểm

192

Phân loại chấtthải sắc nhọn

144

Phân loại chấtthải lây nhiễm

165

Phân loại chấtthải phóng xạ

27

Phân loại chấtthải sinh hoạt

192

Phân loại chấtthải tái chế

Quan sát khôngtham dự, điềnvào bảng kiểm

3

Kiến thức, thực hành

của nhân viên y tế về

phân loại, thu gom,

vận chuyển,lưu giữ

và xử lý CTRYT

116 người(điều dưỡng,

hộ sinh, kĩthuật viên, hộlý)

Điền vào bộ câuhỏi phát vấn

Trang 36

Đánh giá thực trạng trang thiết bị phục vụ công tác QLCTRYT và thực tế phânloại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải được thực hiện bằng phương phápquan sát (không tham dự) điền vào bảng kiểm, sử dụng bộ công cụ quan sát.

Nội dung bảng kiểm được xây dựng dựa trên các nội dung qui định của quychế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Quá trình thu thập được thực hiện bởi 05 điều tra viên

 Quan sát thực trạng dụng cụ, trang thiết bị quản lý CTRYT tại các vị trí đặttrong Bệnh viện, sử dụng bộ công cụ số 1, tương ứng với phụ lục 1 (trang 72) Mỗiđiều tra viên được phân công thực hiện quan sát 34 khoa Các điều tra viên quansát mỗi khoa trong 03 ngày, điều tra viên phải quan sát toàn bộ dụng cụ, thùngchứa/đựng CTRYT tại khoa (như trong buồng bệnh, ngoài hành lang, trong nhà vệsinh và nơi tập trung chất thải của khoa), bảng hướng dẫn phân loại CTRYT và điềnvào bảng kiểm chính xác Tổng số lượt quan sát thực trạng dụng cụ, trang thiết bịquản lý CTRYT là 39 lượt

 Thực hiện quan sát thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom, vậnchuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT tại 13 khoa, mỗi khoa quan sát trong 3 ngày Cácđiều tra viên chọn vị trí quan sát không gây sự chú ý, không làm ảnh hưởng đếnnhiệm vụ hằng ngày của NVYT

- Thực hiện quan sát đánh giá thực hành phân loại chất thải tại 13 khoa vào 1trong 2 thời điểm: buổi sáng từ 9h30-11h, buổi chiều từ 14h30-16h (Sử dụng bộcông cụ số 2, tương ứng với phụ lục 2, trang 75) Đặc thù công việc ở mỗi khoa sẽ

có sự phát sinh các loại chất thải khác nhau và phân loại vào từng dụng cụ thíchhợp, nên tần số quan sát như sau:

+ Phân loại CTRYT ngay tại nơi phát sinh: cả 64 ĐTNC của 13 khoa phátsinh CTRYT đều phải tiến hành phân loại nên số lượt quan sát là 192 lượt

+ Phân loại chất thải sắc nhọn: 48 ĐTNC gồm điều dưỡng và hộ sinh sẽ tiếnhành phân loại trong quá trình tiêm, truyền, thay bông băng cho bệnh nhân Tổng sốlượt quan sát là 144 lượt

HUPH

Trang 37

+ Phân loại chất thải lây nhiễm: 40 điều dưỡng, 08 hộ sinh, 07 kĩ thuật viênxét nghiệm phát sinh chất thải lây nhiễm Tổng số lượt quan sát là 165 lượt.

+ Phân loại chất thải phóng xạ tại khoa chẩn đoán hình ảnh của 09 kĩ thuậtviên Tổng số lượt quan sát là 27 lượt

+ Phân loại chất thải sinh hoạt: cả 64 ĐTNC của13 khoa phát sinh CTRYTđều phát sinh chất thải sinh hoạt, phải tiến hành phân loại nên số lượt quan sát là

4, tương ứng với phụ lục 3 và 4 (trang 77, 78)

- Quan sát lưu giữ chất thải tại các thùng chứa trong các khoa và khu vực lưugiữ chất thải tập trung của Bệnh viện và xử lý chất thải tại khu vực xử lý chất thải

sử dụng bộ công cụ số 5, tương ứng với phụ lục 5 (trang 79)

Quan sát các đối tượng thực hành sử dụng bộ công cụ quan sát là bảng kiểm

có sự tương đồng mã cá nhân với đối tượng nghiên cứu về kiến thức thực hành sửdụng bộ công cụ là phát vấn tự điền Mục đích nhằm đánh giá có sự khác biệt haykhông giữa thực hành của đối tượng nghiên cứu qua quan sát trực tiếp với kiến thức

về thực hành của đối tượng nghiên cứu qua bộ câu hỏi phát vấn, kết luận này giúptăng độ tin cậy của kết quả nghiên cứu

 Thu thập thông tin từ các đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi phát vấn

Sử dụng bộ công cụ phát vấn nhằm tìm hiểu kiến thức và thực hành của nhânviên y tế về quản lý chất thải rắn (Bộ công cụ số 6, tại phụ lục 6, trang 81)

Số lượng phiếu phát vấn cho các khoa cụ thể như sau: khoa khám bệnh 09phiếu, khoa Hồi sức cấp cứu 12 phiếu, khoa Nội 11 phiếu, khoa Ngoại 10 phiếu,khoa Đông y 05 phiếu, khoa Sản 12 phiếu, khoa Gây mê hồi sức 07 phiếu, khoaTruyền nhiễm 12 phiếu, khoa Chẩn đoán hình ảnh 9 phiếu, khoa Dược 03 phiếu,

HUPH

Trang 38

khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 07 phiếu, khoa Nhi 12 phiếu, khoa Xét nghiệm 07phiếu Tổng số phiếu phát vấn phát ra là 116 phiếu, trước đó bộ câu hỏi đã được thửnghiệm nhằm chỉnh sửa lại các câu hỏi phù hợp và dễ hiểu, các điều tra viên đãđược tập huấn về cách thức thu thập số liệu.

Quy trình thu thập số liệu cụ thể như sau:

Điều tra viên là học viên lớp cao học Y tế Công cộng khóa 16, gồm 5 điềutra viên và 02 cán bộ của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hỗ trợ Các điều tra viênthực hiện việc thu thập số liệu vào giờ nghỉ trưa của các ĐTNC, (không thực hiệnvào giờ giao ban vì ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của ĐTNC), sau đóđiều tra viên giải thích rõ mục đích của nghiên cứu, xin ý kiến tham gia chấp thuậncủa đối tượng nghiên cứu; trình bày cách lựa chọn và các phương án trả lời cho mỗicâu hỏi, giải đáp thắc mắc của đối tượng nghiên cứu Điều tra viên và cán bộ củakhoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện giám sát khi các đối tượng nghiên cứu trảlời bộ câu hỏi phát vấn nhằm tránh các đối tượng nghiên cứu bàn bạc, thảo luậnhoặc chia sẻ câu trả lời làm sai lệch kết quả nghiên cứu Phiếu trả lời được thu lại vàkiểm tra chất lượng điền phiếu của đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn thành

2.6 Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.2 Nhóm biến số thực trạng QLCTRYT thu thập được do quan sát

biến

Công cụ thu thập A- DỤNG CỤ, BAO BÌ ĐỰNG, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI

1 Túi đựng chất thải

riêng

Các túi khác nhau để đựng cácloại chất thải khác nhau theoquy định 43/2007/QĐ-BYT

Thứ hạng

Bộ phiếuquan sát

để đựng các loại chất thải theoquy định 43/2007/QĐ-BYT

Phân loại Bộ phiếu

quan sát

3 Thể tích tối đa của Túi nilon có thể tích tối đa là Phân loại Bộ phiếu

HUPH

Trang 39

STT Biến số Định nghĩa Loại

biến

Công cụ thu thập

túi đựng chất thải y

tế đúng quy định

0,1m3 tương đương với túinilon đựng 10kg ngoài thịtrường

Nhị phân Bộ phiếu

quan sát

B - PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

5

Phân loại chất thải

ngay tại nơi phát

được phân loại đúng tại nơiphát sinh

Nhị phân Bộ phiếu

quan sát

7 Phân loại đúng chất

thải lây nhiễm

Bông dùng cho bệnh nhân,các tế bào phát sinh ở khoaxét nghiệm… được phân loạingay khi phát sinh

thải sinh hoạt

Găng tay được phân loại ngaykhi phát sinh

Nhị phân Bộ phiếu

quan sát

C - THU GOM CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

10 Thu gom chất thải

Trang 40

STT Biến số Định nghĩa Loại

biến

Công cụ thu thập

theo mã màu quy định

Các khoa vận chuyển CTRYT

về khu lưu giữ ít nhất 1lần/ngày

Nhị phân Bộ phiếu

quan sát

13 Buộc kín miệng túi Túi đựng chất thải phải được

buộc kín miệng không hở

lưu giữ trong các

buồng riêng biệt

Chất thải lây nhiễm, chất thảithông thường, chất thải tái chếđược lưu giữ trong các buồngkhác nhau tại khu lưu giữ tậptrung của bệnh viện

Phân loại Bộ phiếu

quan sát

15

Thời gian lưu giữ

chất thải tại khoa

đúng quy định

Chất thải được lưu giữ khôngquá 24h, tính từ khi chất thảiphát sinh đến khi được vậnchuyển vào kho lưu giữ

Nhị phân Bộ phiếu

quan sát

16

Thời gian lưu giữ

chất thải tại kho tập

trung đúng quy

định

Chất thải được lưu giữ khôngquá 48h, tính từ khi chất thảiphát sinh đến lúc được tiêuhủy

Nhị phân Bộ phiếu

quan sát

HUPH

Ngày đăng: 02/12/2023, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w