HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NÓI CHUNG VÀ TRONG TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NÓI RIÊNG
TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ NÓI RIÊNG
1.1.1 Tổng quan về công ty chứng khoán Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán có hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường chứng khoán Mục tiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là thu hút vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán Do vậy, để thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động một cách có trật tự, công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời và hoạt động của các công ty chứng khoán Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới cho thấy thời tiền sử của thị trường chứng khoán, các nhà môi giới hoạt động cá nhân độc lập với nhau Sau này cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, chức năng và quy mô hoạt động giao dịch của các nhà môi giới tăng lên đòi hỏi sự ra đời của các công ty chứng khoán là sự tập hợp có tổ chức của những nhà môi giới riêng lẻ
Như vậy, công ty chứng khoán là một chủ thể kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán.
Vai trò huy động vốn: Cũng như Ngân hàng, các công ty tài chính, các công ty chứng khoán cũng là một trung gian tài chính với vai trò huy động vốn Các công ty chứng khoán thường thực hiện vai trò này qua các hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán.
Ngành công nghiệp chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp một cơ chế giá cả Thông qua các sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC, các công ty chứng khoán giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác giá trị khoản đầu tư của mình Ngoài ra, một chức năng thiết yếu khác của các công ty chứng khoán là can thiệp vào thị trường để điều tiết giá chứng khoán, đảm bảo tính cân bằng và trật tự trong giao dịch.
Vai trò cung cấp một cơ chế chuyển ra tiền mặt: Các nhà đầu tư luôn muốn có được khả năng chuyển tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định Các công ty chứng khoán đảm nhận được chức năng chuyển đổi này, giúp cho nhà đầu tư phải chịu ít thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư.
Thực hiện tư vấn đầu tư: Các công ty chứng khoán với đầy đủ các dịch vụ không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khách hàng mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc nghiên cứu thị trường rồi cung cấp các thông tin đó cho các công ty và các cá nhân đầu tư.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, các công ty chứng khoán không chỉ cung cấp cổ phiếu và trái phiếu truyền thống mà còn liên tục sáng tạo và mở rộng danh mục sản phẩm của mình Những sản phẩm này bao gồm trái phiếu chính phủ, chứng quyền, trái quyền, hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn và các sản phẩm lai tạo khác, nhằm theo kịp những diễn biến trên thị trường và nhu cầu kinh tế ngày càng biến động.
1.1.1.2.Các hoạt động chủ yếu
Công ty chứng khoán thực hiện các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu sau:
Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng, trong đó một công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông quan cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.
Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán các chứng khoán cho chính mình nhằm mục đích thu lợi. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán có thể được thực hiện trên các thị trường giao dịch tập trung hoặc trên thị trường OTC
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán.
Ngoài chức năng giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán còn cung cấp các nghiệp vụ khác như:- Tín dụng chứng khoán: Cung cấp dịch vụ vay tiền để đầu tư chứng khoán.- Tư vấn đầu tư: Tư vấn các chiến lược đầu tư và đưa ra lời khuyên về quản lý danh mục đầu tư.- Tư vấn tài chính: Hỗ trợ lập kế hoạch tài chính, quản lý rủi ro và tối ưu hóa thuế.- Quản lý thu nhập chứng khoán: Quản lý và phân bổ thu nhập từ đầu tư chứng khoán để tối đa hóa lợi nhuận.
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của công ty chứng khoán trong tập đoàn tài chính
Công ty chứng khoán trong tập đoàn tài chính ngoài việc mang các đặc điểm của công ty chứng khoán nói chung còn mang những điểm riêng biệt.
Tập đoàn tài chính hiện đại sẽ bao gồm 3 trụ cột: ngân hàng, bảo hiểm,chứng khoán Như vậy công ty chứng khoán sẽ là một trong ba trụ cột trên
Là trụ cột của tập đoàn, trước hết công ty chứng khoán sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía tập đoàn: hỗ trợ về nguồn vốn, hỗ trợ về nhân lực, hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ, khách hàng… Đây là một thuận lợi rất lớn so với các công ty chứng khoán độc lập Điều này giải thích lý do tại sao các công ty chứng khoán thuộc tập đoàn tài chính thường có nguồn vốn tự có rất lớn, đủ điều kiện để thực hiện tất cả các nghiệp vụ Ngoài ra, công ty chứng khoán còn tận dụng nền tảng công nghệ và mạng lưới khách hàng từ các thành viên khác trong tập đoàn Sản phẩm tài chính bán chéo là đặc trưng cơ bản nhất trong các tập đoàn tài chính.
Tuy nhiên, đồng thời với những lợi ích kể trên, là thành viên trong một tập đoàn tài chính, công ty chứng khoán chịu sự chi phối của tập đoàn về đường hướng phát triển, chính sách, … Các hoạt động của công ty ngoài việc tối đa hoá giá trị doanh nghiệp mình còn phải phục vụ mục đích chung của tập đoàn và hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên khác với tư cách là một trong ba trụ cột của tập đoàn.
Các đặc điểm trên sẽ được thể hiện rất rõ nét trong tình hình tài chính của công ty chứng khoán là thành viên của tập đoàn kinh tế.
HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động phân tích tài chính công ty chứng khoán
Phân tích tài chính là một tập hợp các phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính và quyết định quản lý phù hợp.
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để biết, nhận xét, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
1.2.1.2.Đặc điểm hoạt động phân tích tài chính công ty chứng khoán
Là công ty chứng khoán thành viên của tập đoàn tài chính, trước hết hoạt động phân tích tài chính sẽ mang những nét đặc thù của loại hình kinh doanh chứng khoán Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán thực hiện ngày càng nhiều các hoạt động nghiệp vụ khác nhau Nhưng về cơ bản có thể chia các hoạt động nghiệp vụ đó thành
2 nhóm lớn: Hoạt động dịch vụ và Hoạt động tự doanh và kinh doanh vốn.
Cơ sở phân chia là dựa trên tiêu chí: số vốn cần thiết để tiến hành hoạt động nghiệp vụ.
Hoạt động dịch vụ bao gồm các hoạt động: môi giới chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành (trong trường hợp không mua lại), đại lý phát hành, tư vấn tài chính, lưu ký chứng khoán và các hoạt động dịch vụ khác Đây là hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và thu phí, về cơ bản không có sự khác biệt lớn với các hoạt động cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường và không đòi hỏi vốn lớn Vì vậy phân tích tài chính đối với mảng hoạt động này không khác biệt với phân tích tài chính các doanh nghiệp thông thường.
Hoạt động tự doanh và kinh doanh vốn, bao gồm: hoạt động tự doanh, hoạt động bảo lãnh phát hành (trong trường hợp mua lại chứng khoán theo cam kết), hoạt động tín dụng (mua bán kỳ hạn chứng khoán, mua quyền nhận tiền bán chứng khoán, ) Để thực hiện được các hoạt động này, công ty chứng khoán cần một lượng vốn lớn, không chỉ đáp ứng yêu cầu vốn pháp định mà nó xuất phát từ đòi hỏi của chính những hoạt động này Các hoạt động này chính là việc công ty chứng khoán sử dụng vốn để kinh doanh trên thị trường tài chính Đối với các công ty chứng khoán thực hiện các hoạt động này, phần lớn tài sản của công ty là tài sản tài chính như: chứng khoán, các khoản đầu tư góp vốn liên doanh liên kết, các khoản tiền gửi, các khoản phải thu theo các hợp đồng mua bán kỳ hạn Còn nguồn vốn của các công ty này bao gồm vốn chủ sở hữu - chiếm tỷ trọng và giá trị lớn, còn lại là vốn vay, các khoản tiền gửi của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán (khi công ty chứng khoán còn chưa thực hiện chuyển các tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng tại công ty sang ngân hàng) Những hoạt động này tạo nên sự khác biệt cơ bản về tình hình tài chính, được thể hiện rõ rệt nhất trên các báo cáo tài chính, cũng như hoạt động phân tích tài chính giữa công ty chứng khoán với các doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực tài chính Do vậy, nó đòi hỏi phải có những nội dung và phương pháp phân tích riêng phù hợp Những sự khác biệt này sẽ được trình bày cụ thể ở các phần sau.
Ngoài ra, với tư cách là một trong ba trụ cột của tập đoàn tài chính,công ty chứng khoán được hưởng ưu đãi lớn Đó là việc được giao quản lý một nguồn vốn rất lớn từ tập đoàn cũng như được vay vốn từ tập đoàn và các thành viên khác với những điều kiện ưu đãi Đây là thuận lợi đồng thời là một thách thức lớn, đòi hỏi công ty chứng khoán phải có chính sách quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, mà một trong những công cụ hữu hiệu đó chính là phân tích tài chính. Đồng thời là một trong ba trụ cột của tập đoàn, các hoạt động của công ty còn phục vụ cho nhiệm vụ chung của tập đoàn, hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên khác Vì vậy khi phân tích tài chính, đây cũng là một điểm lưu ý khi đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Qua những phân tích trên cho thấy, đặc thù của các công ty chứng khoán đòi hỏi phải áp dụng nội dung và phương pháp phân tích tài chính không chỉ của các doanh nghiệp nói chung mà còn phải áp dụng những nội dung và phương pháp phân tích đặc thù dành cho các tổ chức tài chính (như ngân hàng, các công ty tài chính ).
Quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm 3 bước sau:
Thu thập thông tin: Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ quá trình dự đoán tài chính Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Xử lý thông tin: Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập được Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra: xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
Dự đoán và quyết định: Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và quyết định cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định tài chính Có thể nói, mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp Đối với người cho vay hoặc đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định tài trợ và đầu tư, đối với cấp trên của doanh nghiệp là đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp.
Quy trình này có thể mô hình hoá theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Trình tự phân tích tài chính
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ Ngoài ra, phương pháp phân tích tài chính Dupont cũng được coi
DỰ ĐOÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH là một phương pháp có hiệu quả trong việc liên kết các tỷ lệ tài chính, tìm ra mối quan hệ giữa các tỷ số này.
1.2.3.1.Phương pháp so sánh Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán …) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân; nội dung so sánh bao gồm:
So sánh giữa số hiện thực kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình tài chính doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động của doanh nghiệp.
So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Con người là chủ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh do vậy cũng là chủ thể của hoạt động phân tích tài chính Nhân tố con người bao gồm người phân tích tài chính là các cán bộ thực hiện công tác này tại các doanh nghiệp và người sử dụng thông tin phân tích tài chính bao gồm chủ doanh nghiệp và các nhà tài trợ (các cổ đông, ngân hàng). Đối với cán bộ thực hiện công tác phân tích tài chính: Ở Việt Nam nói chung, phân tích tài chính chưa trở thành một hoạt động phổ biến ở các doanh nghiệp, các chuyên gia phân tích tài chính doanh nghiệp chưa có nhiều mà chủ yếu là các cán bộ làm công tác tài chính kế toán thường kiêm nhiệm công việc này Vì vậy nhân lực cho hoạt động phân tích tài chính là một vấn đề, là nhân tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phân tích tài chính Các chuyên gia phân tích tài chính ở doanh nghiệp dựa trên các lý thuyết khác nhau về phân tích tài chính, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để đưa ra các phương pháp phân tích và lựa chọn nội dung phân tích phù hợp Họ cũng là người tổ chức bộ máy phân tích tài chính tại đơn vị, đưa ra những đề xuất ứng dụng công nghệ phù hợp để hỗ trợ cho việc phân tích tài chính được chính xác và kịp thời Vì vậy có thể nói nhân tố con người là then chốt nhất quyết định sự thành bại của hoạt động phân tích tài chính tại đơn vị. Để hỗ trợ cho con người trong hoạt động phân tích, công nghệ là nhân tố không thể thiếu được Công nghệ được đề cập ở đây bao gồm cả phần cứng (thiết bị vi tính hiện đại) và quan trong hơn hết là phần mềm kế toán tài chính, phần mềm quản trị có khả năng thu thập tổng hợp và phân tích số liệu một cách nhanh chóng và chính xác trên cơ sở chương trình đã được lập trình sẵn
Như vậy có thể nói con người và công nghệ là hai nhân tố cơ bản quyết định sự hoàn thiện của hoạt động phân tích tài chính, trong đó con người đóng vai trò trung tâm là là chủ thể của công nghệ.
Doanh nghiệp hoạt động trong cộng đồng Vì vậy, để đánh giá một doanh nghiệp, việc so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động là một phần không thể thiếu được trong công tác phân tích tài chính Tuy nhiên, thông tin tài chính của từng doanh nghiệp riêng lẻ không phải là dễ tiếp cận (đặc biệt đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán) và số liệu trung bình ngành cần có sự tổng hợp của cơ quan thống kê Vì vậy, trong phân tích tài chính, độ hoàn thiện của hoạt động còn phụ thuộc vào các nguồn số liệu bên ngoài doanh nghiệp mà đơn vị thu thập được bao gồm số liệu riêng lẻ của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và số liệu trung bình ngành
Trên đây là những lý luận chung nhất về công ty chứng khoán và hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung và các tổ chức tài chính nói riêng Hiện nay, chưa có một phương pháp phân tích tài chính đối với riêng công ty chứng khoán Vì vậy, phương pháp và nội dung phân tích tài chính công ty chứng khoán trước hết phải dựa trên phải được xây dựng dựa trên việc chọn lựa những lý thuyết trên đối với doanh nghiệp nói chung phù hợp đặc điểm hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của loại hình doanh nghiệp này Ngoài ra, công ty chứng khoán có thể ứng dụng phương pháp phân tích tài chính của các tổ chức tài chính có đặc điểm tương đồng với doanh nghiệp mình như ngân hàng với những điều chỉnh phù hợp Song để ứng dụng thành công những lý luận trên vào thực tiễn, vai trò của những cán bộ phân tích, hỗ trợ về công nghệ và nguồn thông tin chính xác làm cơ sở đối chiếu so sánh là cực kỳ quan trọng Do vậy, để phân tích tài chính đạt hiệu quả cao trong thực tiễn, việc ứng dụng linh hoạt những lý luận trên là nhân tố quyết định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích tài chính tại công ty chứng khoán.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển và mô hình tổ chức Được thành lập vào ngày 7 tháng 7 năm 2000, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) là Công ty chứng khoán đầu tiên trong ngành ngân hàng tham gia kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán và cũng là một trong hai công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam
Sau 8 năm phát triển, công ty đã đạt được những thành tựu nhất định. Năm 2008, vốn điều lệ là 700 tỷ đồng, đứng thứ ba trên thị trường chứng khoán Việt Nam Hiện BSC có một trụ sở chính, một chi nhánh tại Thành phố
Hồ Chí Minh với hơn tổng cộng hơn 170 nhân viên làm việc trong cả khối hỗ trợ và khối nghiệp vụ Sự phát triển nhanh chóng về thị phần, sự tăng trưởng đều đặn, vững chắc, lành mạnh trong tất cả các dịch vụ được phép cung cấp, việc liên tục thắng thầu và được chỉ định thầu thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ quan trọng cho một số khách hàng lớn là minh chứng cho sự phát triển của công ty trong thời gian qua.
Sau đây là mô hình tổ chức của công ty:
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức công ty chứng khoán NH ĐT&PT VN
(Nguồn: Website chính thức của BSC)
CHỦ TỊCH CÔNG TY BAN GIÁM ĐỐC
HỘI SỞ CN HỒ CHÍ MINH
HÀNG TRE PHÒNG GD NAM KỲ KHỞI
PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
PHÒNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ
PHÒNG ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN
PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
PHÒNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
Hoạt động của Công ty bao gồm 4 mảng lớn như sau:
Hoạt động môi giới tại Công ty bao gồm: môi giới sàn niêm yết, môi giới sàn OTC Các hoạt động: mở tài khoản, lưu ký, quản lý cổ đông, quản lý chứng khoán và tiền cho khách hàng, nhận lệnh giao dịch của khách hàng.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động môi giới qua các năm 2005, 2006,
2007 tăng trưởng mạnh, tỷ trọng đóng góp vào lợi nhuận năm 2007 lớn nhất
Cơ cấu khách hàng BSC:
Cá nhân: chiếm 99,6%, trong đó nhà đầu tư trong nước là : 93,4%; nước ngoài: 6,2%
Những mặt đã đạt được trong hoạt động môi giới:
Công ty đã có được một thị phần khách hàng ổn định: 10% Hiện tại, Công ty đã triển khai thành công đặt lệnh qua điện thoại và áp dụng rộng rãi trong khách hàng Đặt lệnh qua mạng được triển khai bước đầu tại công ty. Các dịch vụ gia tăng hỗ trợ khách hàng đã được triển khai tích cực và thành công, tạo cho khách hàng các tiện ích khi sử dụng dịch vụ của Công ty:
Dịch vụ SMS là dịch vụ báo cáo vấn tin số dư tiền và chứng khoán cho khách hàng.
Dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết, ứng trước tiền cho người bán chứng khoán.
Thị phần của Công ty tuy ổn định nhưng chưa khẳng định được vị thế củaCông ty trên thị trường (từ 14% năm 2006 giảm xuống 10% năm 2007) Là một trong những Công ty thành lập đầu tiên cùng với sự ra đời của TTCK, vốn điều lệ lớn nhưng Công ty chưa phát huy triệt để, chưa tận dụng được ưu thế trên để đưa Công ty trở thành một trong những Công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất Thị phần môi giới hiện tại đa phần nằm trong các công ty chứng khoán SSI, VCBS (36%), BVS (20%).
Cổ phiếu: Đầu tư cổ phiếu bao gồm: cổ phiếu trên sàn (nhóm tự doanh), cổ phiếu OTC (nhóm bảo lãnh phát hành cổ phiếu) với cơ cấu 29,15
% trong tổng tài sản, doanh thu mang lại năm 2007 chiếm 37,42 % Hoạt động tự doanh cổ phiếu của Công ty chưa có ranh giới rõ ràng giữa đầu tư ngắn hạn, dài hạn nên về lâu dài ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư
Trái phiếu: cơ cấu đầu tư trái phiếu của Công ty chiếm 10,05 % tổng tài sản, lợi nhuận mang lại năm 2007 chiếm 7,83% (đầu tư trái phiếu tại Công ty hiện nay là đầu tư hưởng lãi cố định khi đến hạn là chủ yếu, là tài sản mang đi thực hiện repo khi cần vốn cho các hoạt động khác, hoạt động tự doanh trên thị trường của Công ty chưa có) Danh mục trái phiếu sự tập trung chưa cao, giá trị đầu tư vào các mã trái phiếu nhỏ, rải rác
Các tài sản đầu tư của Công ty hoạt động chưa có tính thanh khoản, hiệu quả sử dụng tài sản còn thấp Công ty đang thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tư; các hoạt động repo, reverse repo được đẩy mạnh nhằm tối đa hiệu quả sử dụng tài sản.
Hoạt động repo: Do tình hình thị trường hiện nay, để đảm bảo lợi nhuận, hoạt động repo của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Để đảm bảo an toàn, các khách hàng repo hiện nay của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp có quan hệ truyền thống, lâu dài với BSC Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp khác chưa được mở rộng Nguyên nhân do BSC chưa có một danh mục repo cụ thể và một khung lãi suất cho từng đối tượng khách hàng Đầu tư dài hạn: chiếm 10,18 % tổng tài sản, chủ yếu là đầu tư trái phiếu và dự án (nhóm dự án)có tính chất dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ, nên lợi nhuận của hoạt động này chỉ là lợi tức cổ phiếu Các dự án đầu tư dài hạn của Công ty chủ yếu là góp vốn vào các công ty con của NH ĐT&PT VN (công ty mới thành lập trong năm 2007), vào các dự án có NH ĐT&PT VN tham gia nên hoạt động mua bán các dự án tại Công ty chưa có Do đó, đối với đầu tư dự án, lợi nhuận từ hoạt động này trước mắt là lợi nhuận dự đoán trong tương lai của các dự án, công ty con mang lại.
2.1.2.3.Hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành
Hoạt động tư vấn bao gồm tư vấn niêm yết, tư vấn cổ phần hoá, tư vấn phát hành,… doanh thu năm 2007 là 7,2 tỷ đồng
Hoạt động bảo lãnh phát hành bao gồm bảo lãnh phát hành cổ phiếu, bảo lãnh phát hành trái phiếu Hiện nay nguồn thu của Công ty chủ yếu từ bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương Tổng phí bảo lãnh phát hành thu được 7,2 tỷ đồng tăng 3 lần so với 2006 Bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương có nguồn thu chắc chắn, rủi ro thấp nhưng phí dịch vụ thu được không nhiều.
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp đã được quan tâm đẩy mạnh, chuyên môn hoá nhưng kết quả còn chưa cao do các nhóm mới được thành lập, đội ngũ cán bộ chuyên môn còn mỏng, kinh nghiệm chưa nhiều Hiện tại, hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Công ty kết hợp với NH ĐT&PT VN, BSC đóng vai trò đại lý lưu ký, thanh toán, tư vấn, bảo lãnh BSC tham gia với NH ĐT&PT VN mang tính chất học hỏi và đưa thương hiệu của BSC vào thị trường trái phiếu.
Công ty hiện đang đẩy mạnh các hoạt động Marketing, kết hợp với mạng lưới chi nhánh của NH ĐT&PT VN giới thiệu các sản phẩm tới các doanh nghiệp, chủ động tìm kiếm khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ
2.1.2.4.Hoạt động nguồn vốn Đây là hoạt động mới của Công ty, được đưa vào hoạt động của nhóm Fix vào tháng 10/2007 Nhiệm vụ chính đặt ra cho công tác nguồn vốn: dựa trên các nguyên tắc tài chính xây dựng được cơ cấu tài sản an toàn để phân bổ nguồn lực hợp lý, sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư các sản phẩm gia tăng có hiệu quả, tăng tính thanh khoản, hiệu quả sử dụng tài sản
Hoạt động chủ yếu của công tác nguồn vốn hiện nay: vay, reverse repo để tạo vốn cho hoạt động của công ty; sử dụng tiền nhàn rỗi cho các hoạt động: repo, đầu tư tiền gửi có kỳ hạn Công ty đã xây dựng được quan hệ với một số đối tác giao dịch là các công ty chứng khoán, ngân hàng trên thị trường tiền tệ Tuy nhiên, công tác nguồn vốn hiện nay mới chỉ đáp ưng được các nhu cầu phát sinh, chưa có chiến lược cụ thể phân bổ nguồn lực tài chính cho các hoạt động để chủ động hơn.
2.1.3 Đặc điểm và vai trò của Công ty chứng khoán với tư cách là thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
2.2.1 Tổ chức hoạt động phân tích tài chính
Phân tích tài chính là một hoạt động mới của Công ty Nhận thức rõ vai trò quan trọng của phân tích tài chính, tháng 10/2007, nhiệm vụ phân tích tài chính đã được giao cho Phòng Đầu tư và Tư vấn tài chính Phòng đã tổ chức một nhóm cán bộ đảm nhận công việc này. Định kỳ hàng tháng (quý, năm), căn cứ vào số liệu do phòng Tài chính
Kế toán cung cấp, nhóm cán bộ trên sẽ thực hiện phân tích tài chính và cung cấp số liệu cho Ban giám đốc và các bộ phận có liên quan.
2.2.2 Thông tin sử dụng và kỳ phân tích
Hoạt động phân tích tài chính tại Công ty được thực hiện chủ yếu dựa trên các thông tin tài chính kế toán bao gồm: Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh Báo cáo tài chính,Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tháng (quý, năm) Các báo cáo được lập tuân thủ theo quyết định 99/2000/QĐ-BTC ban hành ngày 13/6/2000 về việc Ban hành chế độ kế toán công ty chứng khoán
Kỳ phân tích là tháng, quý, năm Tuy nhiên, để đảm bảo tính khái quát, luận văn này sẽ chọn kỳ phân tích là năm và sử dụng các báo cáo trên theo năm để thực hiện phân tích.
2.2.3 Nội dung phân tích tài chính
Bộ phận phân tích tài chính sẽ tiến hành phân tích theo hai nội dung chủ yếu sau:
Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính chủ yếu ứng dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính bao gồm:
Phân tích tổng quát bảng cân đối kế toán (phân tích khái quát tài sản và nguồn vốn).
Phân tích tổng quát báo cáo kết quả kinh doanh.
Phân tích các tỷ lệ tài chính ứng dụng phương pháp tỷ lệ để phân tích các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính.
2.2.3.1.Phân tích tổng quát bảng cân đối kế toán
Bảng 2: PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
GIAI ĐOẠN 2007 - 2008 ĐV tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Số cuối năm 2007 Số cuối năm 2008 Tăng giảm
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối
1.Tiền mặt tại quỹ 631 0.04% 453 0.03% (178) -28.21% 2.Tiền gửi ngân hàng 102,491 5.83% 27,209 1.89% (75,282) -73.45% 3.Tiền gửi của người đầu tư về GDCK 678,049 38.59% 291,850 20.29% (386,199) -56.96%
4 Các khoản tương đương tiền 95,000 5.41% 90,000 6.26% (5,000) -5.26%
II.Các khoản ĐTCK ngắn hạn và ĐT ngắn hạn khác
1.Chứng khoán tự doanh 512,155 29.15% 858,483 59.68% 346,328 67.62% 2.Chứng khoán ĐTNH của người UTĐT 0.00% 0.00%
- 3.Dự phòng giảm giá CK và ĐTNH(*) -40,877 -2.33% -300,417 -20.88% (259,540) 634.93%
III Các khoản phải thu 178,542 10.16% 102,024 7.09% (76,518) -42.86%
1.Phải thu của TTGDCK 5,950 0.34% 7,306 0.51% 1,356 22.79% 2.Phải thu của người đầu tư 5,176 0.29% 1,472 0.10% (3,704) -71.56%
3.Phải thu TC PHCK hoặc BLPHCK 1,403 0.08% 2,756 0.19% 1,353 96.44%
4.Ứng trước cho ĐL phát hành CK 159,333 9.07% 76,430 5.31% (82,903) -52.03%
IV Tài sản lưu động khác 42,065 2.39% 19,350 1.35% (22,715) -54.00%
1 Tài sản cố định hữu hình 6,247 0.36% 12,966 0.90% 6,719 107.56%
- Giá trị hao mòn lũy kế
2 Tài sản cố định vô hình 3 0.00% 1,210 0.08% 1,207 40233.33%
- Giá trị hao mòn lũy kế
II Các khoản ĐT CKDH và ĐTDH khác 178,848 10.18% 325,097 22.60% 146,249 81.77%
1 ĐT CKDH của Cty chứng khoán 176,598 10.05% 387,324 26.93% 210,726 119.33%
2 Đầu tư dài hạn khác 2,250 0.13% 82,960 5.77% 80,710
3 DP giảm giá CK và ĐTDH khác 0.00% -145,187 -10.09% (145,187)
III Chi phí XDCB dở dang 0 0.00% 0 0.00%
IV.Tài sản dài hạn khác 4,110 0.23% 10,286 0.72% 6,176 150.27%
1.Ký quỹ, ký cược dài hạn 660 0.04% 2,461 0.17% 1,801 272.88%
2.Tiền nộp quỹ hỗ trợ thanh toán 1,575 0.09% 4,611 0.32% 3,036 192.76%
3.Tài sản dài hạn khác 1,875 0.11% 3,214 0.22% 1,339 71.41%
SẢN** 1,757,264 100.00% 1,438,511 100.00% (318,753) -18.14% Chỉ tiêu Số cuối năm 2007 Số cuối năm 2008 Tăng giảm
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối
5.Phải trả cổ tức, gốc và lãi trái phiếu 644 0.04% 8,443 0.59% 7,7
99 1211.02% 6.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 13,752 0.96% 1,228 0.09% (12,5
9.Phải trả tổ chức phát hành chứng khoán 163,245 11.35% 9,374 0.65% (153,8
10.Phải trả, phải nộp khác 94,748 6.59% 639,413 44.45% 544,6
11.Tài sản thừa chờ xử lý 23 0.00% 23 0.00%
- 0.00% 12.Thanh toán giao dịch của người đầu tư 678,049 47.14% 326,850 22.72% (351,1
1.Phải trả người ủy thác đầu tư 0.00% 0.00%
1 Vốn của các bên góp vốn 370,281 25.74% 700,000 48.66% 329,7
III- Các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối 220,344 15.32% -265,028 -18.42% (485,37
1 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 14,322 1.00% 14,322 1.00%
2 Quỹ dự phòng tài chính
3 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 0.00% 0.00%
4 Lợi nhuận chưa phân phối 191,272 13.30% -296,711 -20.63% (487,983) -255.12%
5 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 428 0.03% 3,039 0.21% 2,611 610.05%
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2007, 2008)
Cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn:
Cơ cấu tài sản của Công ty về cơ bản không có sự thay đổi qua 2 năm:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn luôn chiếm ưu thế, tuy năm 2008 có giảm song vẫn duy trì ở mức 75,7% năm 2008 so với 89,23% tổng tài sản năm 2007 Trong đó:
Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm ưu thế với tỷ trọng 49,86% tổng tài sản năm 2007 và 28,47% tổng tài sản năm 2008.
Các khoản đầu tư ngắn hạn mà chủ yếu là chứng khoán tự doanh chiếm tỷ trọng 26,82% và 38,79% tổng tài sản 2007 và 2008
Các khoản phải thu có giảm về tỷ trọng, từ 10,16% năm 2007 xuống 7,0% năm 2008 Việc giảm khoản ứng trước cho đại lý phát hành chứng khoán Đây là khoản tiền đại lý phát hành chứng khoán đã thu được nhưng chưa chuyển trả cho công ty để công ty trả lại cho tổ chức phát hành chứng khoán.
Tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản 2,39% và 1,35% tổng tài sản.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn, chủ yếu là đầu tư chứng khoán dài hạn và đầu tư dài hạn khác (10,18% tổng tài sản 2007 và 22,6% năm 2008) chiếm tỷ trọng 10,77% năm 2007 và 24,3% năm 2008.
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty có sự thay đổi như sau:
Vốn chủ sở hữu tăng giảm từ 41,06% năm 2007 xuống 30,24% và nợ giảm từ 81,1% năm 2007 xuống 69,76% năm 2008 do trong năm 2008 công ty bị lỗ.
Cơ cấu nợ của công ty chỉ bao gồm nợ ngắn hạn chiếm 81,1% tổng tài sản năm 2007 và 69,76% tổng tài sản năm 2009 Việc sử dụng các khoản phải trả này đã giúp công ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn.
Biến động tăng giảm Tài sản và Nguồn vốn:
Tổng cộng tài sản năm 2008 giảm 479.107 triệu đồng tương đương 30,55% so với năm 2007 Sở dĩ có sự thay đổi trên là chủ yếu do sự tăng thêm của các khoản mục thuộc tài sản ngắn hạn sau:
Tiền gửi ngân hàng giảm 75.282 triệu đồng, tương đương 73,45% so với thời điểm đầu kỳ Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng dư tiền nhàn rỗi của công ty đã giảm đáng kể Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty được cải thiện, thể hiện qua việc giảm bớt việc tích trữ tiền mặt và tăng cường sử dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh.
Tiền gửi của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán giảm 386.199 triệu đồng tương đương 56,96% Giá trị giảm do thực hiện theo quy định tại QĐ 27, công ty chứng khoán đang trong quá trình chuyển dần tất cả tài khoản tiền của khách hàng sang Ngân hàng quản lý, do vậy số dư tiền gửi của khách hàng giảm đáng kể dẫn đến sự sụt giảm trong giá trị tiền.
Chứng khoán tự doanh tăng 346.328 triệu tương đương 67,62% do chủ trương đẩy mạnh tự doanh của công ty song dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh cũng tăng tương ứng do sự đi xuống của thị trường chứng khoán trong năm 2008, do vậy các khoản đầu tư ngắn hạn chỉ tăng 86.788 triệu tương đương 17,42%.
Khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên giảm 24.388 triệu tương đương 59,45%, chứng tỏ công ty đã có những biện pháp tích cực để thu hồi lượng vốn công ty đang bị cán bộ công nhân viên chiếm giữ. Ngược lại với biến động của tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn tăng 160.351 triệu đồng tương đương 84,75%, trong đó chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản đầu tư dài hạn, tăng 146.249 tương đương 81,77% Như vậy, đây cũng là một minh chứng trong việc đẩy mạnh đầu tư chứng khoán, không chỉ chứng khoán ngắn hạn mà cả dài hạn cũng như các khoản đầu tư dài hạn khác.
Biến động Nguồn vốn: Sự thay đổi tổng tài sản kể trên bắt nguồn từ việc nguồn tài trợ cho tài sản là Nợ ngắn hạn và Vốn chủ sở hữu giảm:
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
CHÍNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
2.3.1 Những kết quả đạt được
Hoạt động phân tích tài chính tại công ty bước đầu đã cho biết sự thay đổi của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, lý giải được nguồn gốc của sự thay đổi đó Việc phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn, tương quan giữa chúng chỉ ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn từ đó đề ra giải pháp để sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn tại doanh nghiệp Không chỉ thế, phân tích tài chính còn chỉ cho các nhà quản trị chi phí vốn của việc đầu tư cho từng loại tài sản, là cơ sở quan trọng để chỉ ra giải pháp sử dụng vốn đầu tư những tài sản mang lại hiệu quả nhất.
Việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, doanh thu chi phí lợi nhuận của từng hoạt động đã chỉ ra sự đóng góp của từng mảng hoạt động vào kết quả chung của toàn công ty Đây là cơ sở quan trọng để đề ra chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Các tỷ suất tài chính cơ bản cho phép so sánh kết quả hoạt động của công ty so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực hoạt động Đồng thời, đây cũng là chỉ tiêu quan trong cho biết vị thế của công ty trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán.
Nhìn chung, các chỉ tiêu phân tích chỉ dừng lại so sánh theo chiều ngang (kỳ này so với kỳ trước), việc so sánh theo chiều dọc còn rất hạn chế, đặc biệt là so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Đối với việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, doanh thu, chi phí lợi nhuận, công ty chưa thực hiện được việc phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp (bao gồm chi phí nhân viên, vật liệu, công cụ dụng cụ, dịch vụ mua ngoài và khác) cho từng hoạt động, do vậy chưa xác định được chính xác nhất kết quả kinh doanh của từng hoạt động Ngoài ra việc phân bổ doanh thu chi phí cho từng bộ phận trong công ty chưa được thực hiện do vậy chưa xác định được hiệu quả hoạt động của từng bộ phận.
Ngoài ra, công ty chứng khoán là thành viên của tập đoàn tài chính. Một đặc điểm nổi bật của tập đoàn là hoạt động bán chéo sản phẩm Các đối tác kinh doanh của công ty sẽ bao gồm: đối tác trong cùng hệ thống và đối tác ngoài hệ thống của tập đoàn Tuy nhiên, hoạt động phân tích tài chính chưa tách rời và chưa thực hiện việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai loại đối tác này.
Công ty hầu như chưa sử dụng các chỉ tiêu tài chính trong phân tích.Các chỉ tiêu tài chính trong phân tích có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp doanh nghiệp phân tích mọi khía cạnh trong hoạt động của doanh nghiệp như: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, Vì vậy, việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ rất thiếu sót nếu không xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu phù hợp để đánh giá toàn diện “sức khoẻ” của doanh nghiệp.
Hiệu quả phân tích tài chính của công ty còn hạn chế do chưa áp dụng phương pháp Dupont, dẫn đến các chỉ số tài chính rời rạc và thiếu liên kết Bên cạnh đó, là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, công ty chưa sử dụng các phương pháp đánh giá chuyên biệt cho doanh nghiệp tài chính như phương pháp Camel.
Báo cáo tài chính công ty chứng khoán có những điểm khác biệt nhất định so với doanh nghiệp nói chung Do vậy, không thể áp dụng một cách máy móc nội dung và phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệp nói chung Trong khi đó, việc áp dụng phương pháp phân tích tài chính của các tổ chức tài chính có nhiều điểm tương đồng với công ty chứng khoán như Ngân hàng lại có những độ chênh nhất định nên cũng cần phải có những điều chỉnh thích hợp Công ty chứng khoán là loại hình doanh nghiệp mới được ra đời trong khoảng 10 năm gần đây nên việc tổng kết lý luận về phân tích tài chính công ty chứng khoán hầu như chưa hề có.
Bên cạnh đó, bộ phận phân tích tài chính thuộc phòng Đầu tư và Tư vấn tài chính ra đời chưa bao lâu Bộ phận này cần có một khoảng thời gian nhất định để xây dựng những nội dung và phương pháp phân tích phù hợp với đặc thù của công ty chứng khoán Do vậy, mặc dù hoạt động phân tích là vô cùng cần thiết, ban lãnh đạo công ty vẫn chưa nhận được một kết quả phân tích chính xác toàn diện kịp thời tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá trình đưa ra quyết định quản trị điều hành của mình.
Hệ thống phần mềm sử dụng tại công ty cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phân tích tài chính Hiện tại, hệ thống này mới đơn thuần phục vụ cho hoạt động giao dịch của khách hàng, chưa hề đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính tại công ty Toàn bộ hoạt động phân tích tài chính đều được thực hiện thủ công trên bảng tính Excel do vậy mất nhiều thời gian, dễ nhầm lẫn và không thực hiện được những yêu cầu phân tích phức tạp.Hơn nữa, hệ thống phần mềm tại công ty không có khả năng quản lý theo đối tượng mà chỉ đơn thuần quản lý theo tài khoản, việc theo dõi doanh thu chi phí, phải thu phải trả, đầu tư theo đối tượng (phòng ban, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, doanh nghiệp … ) chưa thực hiện được Do vậy việc xác định hiệu quả kinh doanh theo phòng ban, phân tích danh mục đầu tư cũng như phân tích kết quả kinh doanh theo nhóm đối tượng trong hệ thống và ngoài hệ thống ngân hang chưa thể thực hiện được.
Một nguyên nhân nữa không thể không kể đến là Uỷ ban chứng khoánNhà nước với tư cách là cơ quan quản lý chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này Ngoài những quy định về quy mô vốn, hạn chế đầu tư, tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng nợ điều chỉnh, Uỷ ban chưa có bất kỳ một hướng dẫn nào đối với hoạt động phân tích tài chính tại các công ty chứng khoán Việc xây dựng một hệ thống phương pháp và chỉ tiêu phân tích tài chính đối với công ty chứng khoán là vô cùng cần thiết hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kiểm tra giám sát của Uỷ ban đồng thời cũng có tác dụng tốt đối với các nhà quản trị điều hành hoạt động hàng ngày.
Trên đây là toàn bộ nội dung và phương pháp phân tích tài chính mà công ty chứng khoán NH ĐT&PT VN đã sử dụng để phân tích báo cáo tài chính của công ty Do đây là hoạt động mới không chỉ đối với bản thân công ty mà còn với tất cả các doanh nghiệp chứng khoán tại Việt Nam nên phương pháp và nội dung phân tích chưa nhiều, chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh và tỷ lệ để phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính Các chỉ tiêu tài chính còn sơ sài đòi hỏi phải có nhiều bổ sung chỉnh sửa để có thể đánh giá chính xác nhất tình hình tài chính của công ty Những nội dung này sẽ được trình bày trong chương tiếp theo khi bàn về các giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại công ty.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐT&PT VN
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
Là công ty thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - với định hướng cổ phần hoá và hình thành tập đoàn trong năm 2009 - hoạt động tài chính của công ty trong thời gian tới sẽ có những biến đổi đáng kể. Trước hết phải kể đến đó là kế hoạch thành lập Tổng công ty thành viên của Tập đoàn và thực hiện cổ phần hoá Việc cổ phần hoá, trở thành công ty đại chúng và xa hơn nữa là doanh nghiệp niêm yết đòi hỏi công tác tài chính và đặc biệt là phân tích tài chính luôn cung cấp những thông tin nhanh chóng, đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp Do vậy việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Để công tác tài chính được chính xác kịp thời, trong thời gian tới, chức năng phân tích tài chính sẽ được được thực hiện bởi phòng Tài chính kế toán, bộ phận nắm rõ nhất các thông tin tài chính kế toán của công ty. Đồng thời với việc chuyển chức năng phân tích tài chính cho phòng Tài chính Kế toán, công ty cần xây dựng một quy trình phân tích chuẩn mực dựa trên các lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung và các tổ chức tài chính nói riêng Vì công ty chứng khoán vừa mang đặc điểm của doanh nghiệp nói chung - thực hiện các hoạt động dịch vụ: môi giới, tư vấn - đồng thời thực hiện hoạt động tài chính như tự doanh, kinh doanh vốn Công ty chứng khoán sẽ căn cứ vào những đặc điểm này để tìm ra chỉ tiêu, phương pháp phân tích tài chính phù hợp.
YÊU CẦU HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỀN VIỆT NAM
CHÍNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỀN VIỆT NAM.
Như đã phân tích ở phần hạn chế ở trên, nội dung phân tích tài chính tại công ty còn sơ sài gần như chỉ đơn thuần phân tích những biến động, cơ cấu và tương quan của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính Các chỉ tiêu tài chính hầu như chưa có Phương pháp phân tích còn thô sơ, mới chỉ đơn thuần áp dụng so sánh, các chỉ tiêu tài chính còn rời rạc chưa có mối liên hệ lẫn nhau. Để đáp ứng yêu cầu của ban lãnh đạo công ty cũng như theo kịp định hướng phát triển của công ty nói riêng và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung, việc xây dựng một hệ thống phương pháp và nội dung phân tích tài chính phù hợp, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp là một đòi hỏi bắt buộc Yêu cầu này đặt ra đòi hỏi công ty phải tìm ra giải pháp thích hợp để giải quyết yêu cầu này.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỀN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỀN VIỆT NAM.
3.3.1 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính.
Ngoài phương pháp so sánh và tỷ lệ truyền thống, công ty có thể áp dụng thêm phương pháp Dupont và Camel để phân tích tài chính.
Phương pháp Duppont tỏ ra rất hữu hiệu trong việc liên kết các chỉ tiêu tài chính và giải thích một cách hợp lý Phương pháp phân tích tài chính Duppont tỏ ra rất hiệu quả trong việc giải thích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của một doanh nghiệp.
Ngoài ra, để đánh giá năng lực của các tổ chức tài chính theo chuẩn mực quốc tế, Camel là một phương pháp tỏ ra rất hiệu quả Vì vậy trong quá trình phân tích tài chính, công ty chứng khoán có thể dung các tiêu chí tài chính của phương pháp này để áp dụng cho doanh nghiệp mình.
3.3.2 Xây dựng quy trình phân tích hoàn chỉnh. Để hoạt động phân tích đi vào nề nếp hiệu quả, việc xây dựng một quy trình phân tích tài chính hoàn chỉnh là vô cùng cần thiết Cụ thể, quy trình phân tích tài chính sẽ quy định rõ các thức tổ chức phân tích tài chính, bao gồm: chức năng nhiệm vụ quyền hạn của bộ phận phân tích tài chính, trách nhiệm phối hợp cung cấp số liệu của các bộ phận liên quan (Tài chính Kế toán, Công nghệ thông tin), các phương pháp, trình tự và nội dung phân tích cụ thể cần thực hiện khi phân tích cần được xây dựng
Quy trình này nếu được xây dựng và tuân thủ triệt để trong quá trình thực hiện sẽ đưa công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp đi theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và trở thành một công cụ quản trị tài chính hữu hiệu.
3.3.3 Hoàn thiện nội dung phân tích
3.3.3.1.Hoàn thiện các nội dung đã được phân tích tại công ty
Một thiếu sót rất lớn trong việc phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính là hầu như không có so sánh dọc - tức là so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng địa bàn, cùng loại hình … và số liệu trung bình ngành Vì chỉ khi so sánh như vậy mới đánh giá được một cách chính xác điểm mạnh điểm yếu trong hoạt động, các động thái trong tình hình tài chính của các công ty chứng khoán khác để có những điều chỉnh kịp thời.
Hiện nay, rất nhiều công ty chứng khoán đã niêm yết, vì vậy việc nguồn số liệu hiện rất phong phú Công ty có thể lựa chọn các công ty chứng khoán đã niêm yết có những điểm tương đồng để làm mẫu số trong so sánh. Tuy nhiên, để lấy số liệu trung bình ngành, cần sự hỗ trợ từ phía Uỷ ban chứng khoán Uỷ ban chứng khoán là cơ quan quản lý Nhà nước đối với các công ty chứng khoán, vì vậy nắm toàn bộ số liệu báo cáo của các đơn vị này.
Uỷ ban trên cơ sở số liệu sẵn có có thể sử dụng các phương pháp xử lý thích hợp để đưa ra số liệu trung bình ngành cung cấp cho các công ty chứng khoán trong công tác phân tích tài chính phục vụ cho hoạt động quản trị nội bộ.
3.3.3.2.Sử dụng đẳng thức Duppont trong phân tích
Trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào, khả năng sinh lời là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hoạt động nói chung cũng như phân tích tài chính nói riêng Vì một khả năng sinh lời hợp lý giúp bảo toàn vốn, cung cấp cơ sở cho sự sống còn và tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
Hiện nay, các chỉ tiêu tài chính về khả năng sinh lời như ROA hay ROE lại được phân tích một cách rời rạc Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp có khả năng liên kết các chỉ tiêu tài chính là rất cần thiết Áp dụng cho Công ty BSC, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 9: BẢNG PHÂN TÍCH ROA, ROE VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
1 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) 0.06 0.13 (0.28)
2 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
2.1 Thu nhập sau thuế/ Doanh thu thuần 0.39 0.48 (2.11)
2.2 Doanh thu thuần/ Tổng tài sản 0.11 0.26 0.13
2.3 Tổng tài sản/ Tổng vốn CSH 3.63 4.13 2.99
2.4 Nợ phải trả/ Tổng vốn CSH 0.72 0.76 0.67
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2006, 2007, 2008)
Phân tích mối quan hệ ROA và ROE:
ROE = ROA x Tổng vốn chủ sở hữu
Mối quan hệ trên cho thấy thu nhập của công ty rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản Một doanh nghiệp có ROA thấp nhưng vẫn đạt được ROE cao do sử dụng nhiều nguồn vốn huy động bên ngoài.
Bảng phân tích trên cho thấy trong 2 năm 2006 và 2007: 72% năm
2006 và 76% năm 2007 tài sản của công ty là nợ Tỷ lệ này chứng tỏ công ty đã huy động được nhiều nguồn vốn từ bên ngoài ( như tiền gửi của nhà đầu tư, các khoản phải trả và các khoản vay) Nhờ vậy công ty đạt ROE cao mặc dù ROA thấp.
Trong năm 2008, các tỷ lệ trên đã có sự thay đổi, theo hướng tăng vốn chủ sở hữu, tổng tài sản gấp 3 lần vốn chủ sở hữu hay nói cách khác nợ chỉ chiếm 67% tài sản của doanh nghiệp.
Phân tích mở rộng ROE:
ROE Thu nhập sau thuế x
Doanh thu thuần Tổng tài sản Tổng vốn chủ sở hữu
Các thành phần cấu thành ROE phản ánh các khía cạnh khác nhau trong hoạt động kinh doanh Biến động của ROE chịu tác động của ba yếu tố chính:
Chỉ tiêu Thu nhập sau thuế/ Doanh thu thuần: phản ánh tính hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá, cho biết trong 1 đ doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này năm 2007 là cao nhất chứng tỏ hiệu quả kinh doanh và tiết kiệm chi phí tại doanh nghiệp