1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

82 2,7K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

+ Xung quanh địa khối Kom Tum chỉ biểu hiện qua hoạt động xâm nhập granitôit, đồngthời vùng cực NTB hình thành một cung núi lửa C3- P gồm đá ba zan và anđêzit kéo dài từ mũiNạy theo hướn

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Trường Đại học Sư pham -* -

PGS.TS Đậu Thị Hòa

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Dùng cho sinh viên cử nhân địa lí chuyên ngành môi trường)

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1 Tên học phần: Địa lí tự nhiên Việt Nam

2 Số tín chỉ: 03

3 Trình độ cho sinh viên: năm thứ hai trở lên

4 Phân bố thời gian: 35 tiết lên lớp, 10 tiết thực hành, bài tập, kiểm tra

5 Điều kiện tiên quyết: phải học sau các các học phần: Địa lí tự nhiên đại cương (Địa chất, địa

hình, khí hậu khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh quyển), Địa lí tự nhiên các lục địa

6 Mục tiêu của học phần

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử hình thành, đặc điểm của

tự nhiên Việt Nam, sự phân hóa thiên nhiên theo lãnh thổ và vấn đề bảo vệ thiên nhiên Việt nam,làm cơ sở để học các học phần về kinh tế Việt Nam

- Giúp sinh viên rèn luyện những kĩ năng cơ bản: so sánh, phân tích các quy luật phân hóa

tự nhiên theo không gian, thời gian để sinh viên có năng lực về lí thuyết, thực hành vận dụngtrong quá trình nghiên cứu, giảng dạy sau này

7 Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Học phần bao gồm các kiến thức về lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam, đặc điểm củatừng hợp phần tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật), sự phân hóa thiênnhiên theo các miền, khu và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên Việt Nam

8 Nhiệm vụ của sinh viên: nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo, khảo sát thực tế để bổ sung

cho phần lí thuyết trên lớp

9 Tài liệu học tập

- Đề cương bài giảng của giáo viên biên soạn

- Tài liệu tham khảo:

1 Địa lí tự nhiên Việt Nam, Vũ Tự Lập, NXBGD, 1999

2 Địa lí tự nhiên Việt Nam, tập 2 và tập 3, Vũ Tự Lập, NXBGD, 1978

3 Địa lí tự nhiên Việt Nam 1, 2, Đặng Duy Lợi (chủ biên), NXB ĐHSP, 2007

4 Lãnh thổ Việt Nam, Lê Bá Thảo, NXBKHKT, 2000

10 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Nội dung Trọng số

- Thực hành, bài tập 0,2

- Kiểm tra giữa kì (viết hoặc tiểu luận ) 0,2

- Thi học phần 0,6

11 Thang điểm: thang điểm : A,B,C,D

12 Nội dung chi tiết học phần

PHẦN LÍ THUYẾT: 35 TIẾT Chương 1: Lãnh thổ Việt Nam - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và lich sử hình thành (5 T)

1.1 Vị trí địa lí và Phạm vi lãnh thổ Việt Nam

1.2 Lịch sử hình thành của lãnh thổ tự nhiên Việt nam

Chương 2: Các thành phần tự nhiên Việt Nam (15 T)

2.1 Địa hình Việt Nam

2.2 Khí hậu Việt Nam

2.3 Thủy văn Việt Nam

2,4 Thổ nhưỡng Việt Nam

2.5 Sinh vật Việt Nam

Chương 3: Sự phân hóa theo lãnh thổ của thiên nhiên Việt Nam (12 T)

1

Trang 3

3.1 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ

3.2 Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

3.3 Miền Nam Trung Bộ và Nam bộ

Chương 4: Vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên Việt Nam (3 tiết)

5.1 Hiện trạng của môi trường tự nhiên Việt nam

5.2 Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường Việt nam

PHẦN THỰC HÀNH, BÀI TẬP: 10 tiết

1 Xemmina: Phân tích một số nguyên nhân của sự biến động các thành phần tự nhiên,

hậu quả và những giải pháp phòng ngừa

2 Bài tập: Vẽ và phân tích một số lược đồ, biểu đồ, lát cắt về các yếu tố tự nhiên

3 Thực hành: Khảo sát, quan trắc một số yếu tố tự nhiên ngoài thực địa

Trang 4

Nếu tính cả vùng biển thì lãnh thổ Việt Nam kéo dài tới 6o50'B và 101oĐ - 117o20'Đ

Hệ tọa độ địa lí đặt nước ta nằm chọn trong vành đai nội chí tuyến BBC, điều này chiphối rất lớn chế độ bức xạ và chế độ nhiệt của VN

b Vị trí địa lí

- VN nằm ở phía Đông Nam (ĐN) của đại lục Âu - Á, tiếp giáp giữa lục địa và đại dương

- VN nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á, thuộc ô gió mùa ĐNÁ

- VN nằm trong vành đai lửa và nằm trong vành đai sinh khoáng TBD

1.1.2 Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với thiên nhiên nước ta

a Vị trí địa lí đặt nước ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa: làm

cho thiên nhiên nước ta đa dạng và phong phú, khác với những vùng cùng vĩ độ như Bắc Phi, Tây

Á, Ấn Độ

b Việt Nam (VN) nằm ở vị trí tiếp xúc giữa nhiều hệ thống tự nhiên

- VN nằm ở nơi tiếp xúc giữa nhiều đơn vị kiến tạo nền móng

+ Nơi tiếp giáp giữa mảng vỏ lục địa và mảng vỏ đại dương: khối nền cổ Laurasia và TBD + Là nơi tiếp xúc giữa nền cổ Hoa Nam và địa tào Tê tít

Vì vậy, trong mảng thạch quyển Âu - Á, khu vực ĐNÁ là khu vực động nhất, bị baoquanh bởi những đới hút chìm hiện đại vòng từ Mianma xuống hố sâu Java rồi ngoặt lên hố sâuPhilíppin cho tới Đài Loan, làm cho hoạt động địa chất ở đây rất phức tạp, địa hình rất phức tạp

+ VN nằm trong vành đai sinh khoáng TBD, nên VN rất giàu khoáng sản (KS) Chúng ta

có đủ các KS chính như than, dầu khí, sắt, thiếc, đồng, chì, kẽm, bôxit, vonfram, vàng, đá quý…

- VN nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều hoàn lưu khí quyển

+ VN nằm trong khu vực gió mùa châu Á, thuộc ô gió mùa ĐNÁ, nhưng lại là nơi giaolưu của cả 3 ô gió mùa: ĐBÁ, ĐNÁ và TNÁ, nên chúng ta chịu ảnh hưởng của cả không khí cựcđới, cả không khí nhiệt đới từ phía Tây (AĐD và vịnh Ben Gan) sang và cả hoàn lưu tín phong từcao áp Tây TBD vào

+ Do ảnh hưởng của cả hoàn lưu cực đới, nhiệt đới, xích đạo cho nên khí hậu VN hết sứcphức tạp, không chỉ phân hóa mạnh mẽ trong không gian, thời gian mà còn hết sức thất thường

- VN là nơi đi qua của nhiều con sông lớn

3

Trang 5

+ Các sông lớn ở VN, đều là những sông bắt nguồn từ miền núi cao của Trung Quốc, Lào

và chảy qua nước ta ở đoạn trung và hạ lưu Ví dụ: Sông Hồng chảy qua VN chiếm 42,7% diệntích lưu vực Sông Cửu Long chảy qua VN chiếm 9,0% diện tích lưu vực

+ Nhiều hệ quả về hạn hán, lũ lụt, về nguồn nước cung ứng cho nhu cầu sinh hoạt và pháttriển KT - XH và cả về vấn đề ô nhiễm chúng ta cũng cần phải xem xét đến toàn bộ hệ thống từthượng nguồn đến hạ nguồn

- VN là nơi giao lưu của nhiều khu hệ động - thực vật

+ Do vị trí tiếp xúc về địa chất - địa hình, khí hậu - thủy văn, mà VN có sự đa dạng sinhhọc hiếm thấy Chúng ta có nhiều loài di cư từ nơi khác tới như các loài từ Hoa Nam xuống(chiếm 10%), từ Hymalaya xuống (chiếm 10%), từ Ấn Độ, Mianma sang (chiếm 14%), từMãlaixia, Inđônêxia lên (chiếm15%)

+ Các loài di cư cùng với sinh vật bản địa đã tạo nên giới sinh vật VN rất đa dạng vàphong phú về giống loài, có cả loài nhiệt đới, á đới, ôn đới và xích đạo

c Vị trí địa lí làm cho VN là nước có tính biển lớn nhất trong các nước ĐNÁ

- Tính biển được xác định theo độ dài đường bờ biển, số lượng đảo, diện tích biển

+ Đường bờ biển nước ta dài 3260 km, tính tỉ số giữa chiều dài bờ biển so với diện tíchđất liền của VN là 0,016 gấp 2 lần Thái Lan (0,007) và ngang với Malaixia Nước ta cứ khoảng100km2 đất liền có 1km bờ biển, gấp 6 lần trung bình toàn thế giới

+ Diện tích biển nước ta khoảng 1 triệu km2, với trên 3000 hòn đảo, cứ 1km2 đất liền ứngvới 4km2 biển, gấp 1,7 lần thế giới

- Tính biển ảnh hưởng đến tự nhiên, đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước

+ Biển Đông là một biển kín diện tích 3,447 triệu km2 (gấp 1,5 lần Địa Trung Hải) Tổnglượng nước 3,928 triệu km3, là một nguồn dự trữ ẩm rất lớn làm cho cảnh quan VN rất đa dạng cả

về khí hậu, sinh vật, tạo nên tính đặc sắc của tự nhiên

+ Biển Đông rất giàu tài nguyên như hải sản: 2000 loài cá, 60 - 70 loài tôm, 650 loài rongbiển, 100 loài chim và nhiều loài có giá trị khác Thềm lục địa rộng, nhiều khoáng sản như dầu

mỏ, các loại kim loại màu, cát, muối…, nhiều phong cảnh đẹp, nhiều hải cảng tốt, có giá trị đểphát triển tổng hợp kinh tế biển

d Vị trí địa lý độc đáo của VN không chỉ chi phối tự nhiên, mà nó còn chi phối cả các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội

- VN nằm gần như trung tâm của ĐNÁ, là cầu nối giữa hai khu vực người cổ Bắc Á vàNam Á, giữa vượn Bắc Kinh và vượn Java, do đó VN là nơi giao thoa giữa hai nền văn hóaTrung Hoa - Ấn Độ

- Cùng với vị trí chuyển tiếp đó, VN nằm trên ngã tư của các đường hằng hải và hàngkhông quốc tế quan trọng từ B - N, từ Đ - T nối liền châu Đại Dương - TBD với AĐD

Rõ ràng vị trí tiếp xúc của VN làm cho thiên nhiên phức tạp và đa dạng khác với những vùngcùng vĩ độ không những thế nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Lãnh thổ Việt Nam (VN) về mặt tự nhiên là một bộ phận của Trái Đất Về mặt hành chính, lãnhthổ VN là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời thuộc chủquyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của Nhà nước VN

1.1.3 Phạm vi lãnh thổ của Việt Nam

Lãnh thổ VN về mặt tự nhiên là một bộ phận của Trái Đất Về mặt hành chính, lãnh thổ

VN là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời thuộc chủ quyềnthiêng liêng và bất khả xâm phạm của Nhà nước VN

a Vùng Đất

- Vùng đất là toàn bộ phần đất liền được xác định trong phạm vi biên giới của nước ta vớicác nước kề bên

Trang 6

+ Phần đất liền có diện tích 331.212 km2, hình dáng hẹp ngang và kéo dài theo hướngkinh tuyến Chiều dài Bắc (B) - Nam (N) khoảng 1700 km, bề ngang nơi rộng nhất là ở Bắc Bộ là

600 km, nơi hẹp nhất là ở Trung Bộ chưa tới 50 km

+ VN có 4600 km đường biên giới trên đất liền, tiếp giáp với các nước: Phía B giáp TrungQuốc là 1400 km Phía Tây Bắc (TB) giáp với Lào là 2100 km Phía Tây Nam (TN) giáp vớiCămpuchia là 1100 km Phần lớn đường biên giới trên đất liền của VN nằm ở miền núi tiếp giápvới các nước, đó là những đường ranh giới tự nhiên chạy dọc theo các đỉnh núi, các đường chianước, các thung lũng, các sông suối dễ nhận biết

+ Đường biên giới trên đất liền của VN đã được hoạch định, cắm mốc trên cơ sở của luậtpháp quốc tế và điều kiện lịch sử

- Phần đất liền, với cấu trúc núi, đồng bằng và bờ biển đã tạo cho nước ta một hình dángchữ S thon thả và đẹp đẽ

+ Vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo Với trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó

có hai quần đảo lớn nhất đó Hoàng Sa và Trường Sa

- Vùng biển nước ta bao gồm vùng Nội thủy, Lãnh hải, Tiếp giáp lãnh hải, vùng Đặcquyền kinh tế và Thềm lục địa

* Nội thủy

- Nội thủy là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở

- Đường cơ sở: là đường do chính các quốc gia có biển quy định căn cứ vào luật pháp vàtập quán quốc tế

+ Trước kia, đường cơ sở được quy định là lấy đường ngấn nước thủy triều thấp nhất (lúcthủy triều rút ra xa nhất) ở dọc bờ biển hoặc các đảo Trường hợp này, nội thủy chính là vùng bịngập nước khi triều lên và lộ ra khi triều rút, như vậy nội thủy chính là phần đất liền Cách nàygây khó khăn cho những quốc gia có đường bờ biển quanh co, khúc khuỷu

+ Hiện nay các nước có biển vạch đường cơ sở bằng cách: lấy các đoạn thẳng nối cácđiểm cơ sở nhô ra trên bờ biển (các điểm cơ sở có thể là các đảo gần bờ hoặc các mốc) Cách này

đã được tòa án quốc tế xác nhận vào năm 1935, trên thế giới đã có 90 nước áp dụng cách này,trong đó có VN và các nước Đông Nam Á (ĐNÁ)

+ Đường cơ sở của VN là một đường thẳng gấp khúc gồm 10 đoạn nối các điểm từ 0 –A.11 (thể hiện trên bản đồ)

* Vùng tiếp giáp lãnh hải

- Là vùng biển nằm sát ngoài lãnh hải, có mối quan hệ mật thiết với lãnh hải Chiều rộngcủa vùng tiếp giáp lãnh hải không quá 24 hải lí tính từ đường cơ sở

- Về pháp lí: quyền hạn và nghĩa vụ cũng giống như vùng lãnh hải

* Vùng đặc quyền kinh tế

- Là vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở trở ra Đây là một khái niệmmới và là kết quả của cuộc đấu tranh của các quốc gia có biển chống lại sự cướp đoạt tài nguyênbiển của các nước tư bản phát triển

5

Trang 7

- Về pháp lí: vùng này được đặt dưới một chế độ pháp lí riêng, trong đó có quyền hạn,quyền tài phán của các quốc gia ven biển và những quyền tự do của các nước khác.

- Về pháp lí: nước ven biển có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lítất cả các tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật và tài nguyên không sinh vật thuộc loại định

cư ở trên thềm lục địa nước sở tại Bên cạnh đó nước ven biển cũng có những quyền hạn và nghĩa

vụ đối với các nước có biển hoặc không có biển khác

Như vậy, theo quan điểm mới về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, thì VN có chủ quyền trênmột vùng biển rộng lớn, khoảng 1 triệu km2 tại biển Đông

c Vùng trời

Vùng trời VN là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta, trên đất liền thì được xácđịnh bằng đường biên giới Trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải và không gian của cácđảo, quần đảo

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên Việt Nam (TNVN)

Khi nghiên cứu về lịch sử phát triển của lãnh thổ, bắt buộc các nhà khoa học phải sử dụngkiến thức của nhiều ngành khoa học để tìm dấu vết, dựng lại quá trình phát triển lãnh thổ VN.Các nhà địa chất đã phác họa được lịch sử phát triển của tự nhiên VN trải qua ba giai đoạn

1.2.1 Giai đoạn tiền Cambri

a Về kiến tạo

- Đây là giai đoạn xa xưa nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ VN

+ Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 tỉ năm, trải qua hai nguyên đại là Thái cổ (Ackeôzôi:AR) và đại Nguyên sinh (Pretôrôzôi: PR)

+ Đây là giai đoạn ít được hiểu biết nhất, bởi vì các đá cấu tạo bị biến chất mạnh có khikhông rõ nguồn gốc và nhiều khi không có hóa thạch Nhưng đây là giai đoạn tạo ra những hạtnhân đầu tiên của lãnh thổ để các giai đoạn kiến tạo sau này mở rộng và gắn kết lại

- Trong giai đoạn này nước ta chỉ là một vùng trũng mênh mông, trên đó có những đơn vịnền móng đầu tiên

+ Các địa khối sót như Vòm Sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu hoạt, Pulaileng Rào Cỏ, Kon Tum Các khối này giống như những đảo lớn trên đại dương mênh mông Thực chấtđây là những mảng còn sót lại trong quá trình phá vỡ mảng lục địa cổ Tiền Cambri

-+ Giữa những khối cổ sót là những máng sâu như máng sông Hồng, sông Đà, Sầm Nưa,Trường Sơn Những địa khối sót và những địa máng chính là tiền thân của những dãy núi vàdòng sông sau này

- Toàn bộ khu vực ĐNÁ là nơi tiếp giáp giữa hai mảng vỏ đại dương và lục địa

+ Hai mảng vỏ đại dương đó là địa máng cổ Tê tít (biển cổ) và mảng TBD khổng lồ.+ Hai mảng vỏ lục địa đó là mảng lục địa cổ Laurasia ở BBC và Gonđvana ở NBC

- Giai đoạn này luôn có sự thay đổi và di động của các mảng vỏ ĐD và vỏ lục địa

Trang 8

+ Các mảng vận động nhích lại gần nhau, va chạm, tách dần, lùi xa tạo nên sự nâng lên,sụt võng của các mảng vỏ Trái Đất Các mảng vỏ ĐD và lục địa bị nâng lên, hạ xuống nhiều lầndẫn đến sự hình thành các lục địa và ĐD sau này.

+ Sự nâng lên hạ xuống làm cho đất đá bị xáo trộn, mác ma bị xâm nhập và biến chất Cộtđịa tầng Tiền Cambri rất dày tới 10.000m và cấu tạo dưới cùng là đá biến chất mạnh không nhận

ra nguồn gốc (gơ nai), giữa là các đá biến chất có nguồn gốc trầm tích (đá hoa, diệp thạch kếttinh, quaczít), trên cùng là những đá biến chất yếu với xâm nhập granit

- Giữa các vùng nền cổ nhỏ và các vùng sụt võng, đứt gãy sâu trở thành những đai địađộng Ở khu vực ĐNÁ, phía B đứt gãy sông Hồng là rìa nền Hoa Nam, phía TN đứt gãy s.Hồng

là một khu địa động khá rộng, gọi là vùng địa động Trung Ấn, trong đó có khiên Kon Tum

b Về cổ địa lý

Trong giai đoạn này, các nghiên cứu chỉ biết chút ít về khí hậu và sinh vật

- Các hoạt động phun trào tạo ra các khí NH3, CO2, N2, H2, sau này mới có ôxy Lớp khíquyển và thủy quyển rất mỏng, không có sự sống, khí hậu đồng nhất toàn cầu Nước dần dầnđược đọng lại khi Trái Đất nguội dần

- Cảnh quan Tiền Cambri là cảnh quan hoang mạc sơ khai

+ Vào Thái cổ môi trường tự nhiên (MTTN) là MT khử với khả năng di động cao của sắt,man gan, chúng được tích lũy trong bùn biển dưới dạng các mỏ quặng sắt ngưng tụ rất lớn

+ Sang Nguyên sinh mới có một ít sinh vật sống dưới nước, chủ yếu là Tảo xanh làmgiảm bớt CO2 và làm giàu thêm O2 trong không khí Đến cuối đại Nguyên sinh MTTN đã thành

MT ôxy hóa rõ rệt, xuất hiện thêm nhiều loại Tảo, trong đó có tảo tích lũy CaCO3, tạo nên cáctầng trầm tích đá vôi Ngoài ra còn có các loài Dương xỉ, các vi khuẩn và một số động vật khôngxương sống như Ruột khoang, Giun dạng nguyên thủy

1.2.2 Giai đoạn Cổ kiến tạo

a Về kiến tạo

- Giai đoạn này diễn ra trong 2 đại Cổ sinh (Palêôzoi: PZ) và Trung sinh (Mezôzôi: MZ)kéo dài tới 500 triệu năm

- Khởi đầu bằng sự nứt tách vỏ lục địa cổ vào Cambri (Є) sớm (Є1), hình thành chế độ vỏ

ĐD bao quanh địa khối Vòm Sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt Quá trình diễn rabởi các vận động kiến tạo lớn (chu kì kiến tạo)

* Chu kì Calêđôni

- Chu kỳ này xảy ra từ Cambri sớm (Є1) đến Đề vôn (D) sớm (D1) thì kết thúc, kéo dài

175 tr năm Chu kỳ này diễn ra chủ yếu ở phía Đ đứt gãy s.Hồng Gồm hai pha chính

+ Pha Trầm tích từ Є đến Oócđôvic trung (O2): sụt võng, biển tiến, trầm tích phát triển

Trầm tích Є1-2 dày 4000 - 5000m, gồm đá phiến thạch xêrixít, phiến vôi, một ít đá vôi cóchứa apatít

Trầm tích Є3 - O gồm phiến sét vôi, cát kết, có hóa thạch Trilôbít thấy ở Hà Giang, CaoBằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên

Trầm tích O - Si lua (S) là trầm tích lục nguyên và silic chứa bút thạch

Trầm tích S - D1 gồm phiến sét, cát kết vôi

+ Pha uốn nếp nâng cao vào O3 đến Silua trung (S2)

- Chu kỳ Calêđôini diễn ra không mạnh trên cả nước nên địa hình không được nâng cao+ Hiện tượng uốn nếp chỉ xảy ra rõ rệt ở khu vực rìa nền Hoa Nam làm mở rộng khốiVòm Sông Chảy về phía B đến Đồng Văn và Trùng Khánh, về phía Đ đến Quảng Ninh, phía Ntới đồng bằng s.Hồng Vận động này cũng làm cho Bắc VN và Nam Trung Quốc liên kết vớinhau thành nền móng Việt - Trung

+ Tại địa máng Trường Sơn: chế độ sụt võng và trầm tích kéo dài đến D, thành phần trầmtích chủ yếu là đá sét, cát kết, một ít đá vôi

7

Trang 9

+ Tại địa khối Inđôxinia xảy ra hiện tượng đứt gãy, đó là đứt gãy Xê Công và rãnh Nam

Bộ, tách khối Kom Tum ra khỏi các vùng trũng của khối Inđôxinia Rìa phía B của khối KomTum cũng biểu hiện phun trào mafic dày tới 1000 - 2000m, thấy ở vùng Đại Lộc (Quảng Nam)

- Các đất đá Calêđôni ở nhiều nơi đã bị các trầm tích trẻ hơn của các chu kì sau phủ lên.Hiện nay chỉ lộ ra từ vùng tả ngạn s.Hồng đến sông Nhiệm, sông Cầu, và cánh cung Đông Triều,Móng Cái

* Chu kì Hécxini

- Chu kì này diễn ra từ Đềvôn sớm (D1) đến Pécmi trung (P2), dài 170 tr năm

+ Vào đầu D1: hiện tượng biến tiến mạnh, các trầm tích của D nằm không chỉnh hợp trêncác lớp của Calêđôni, trầm tích rất đa dạng:

Trầm tích D2 gồm cát kết, phiến sét thấy ở sông Cả, sông Gianh

Trầm tích D2 - 3 gồm đá vôi, acgilit, cát kết có mặt ở Bắc Trung Bộ

Trầm tích D3 gồm đá phiến silic, cát kết, phiến sét, đá vôi dạng dải với nhiều san hô gặp

ở Tây Bắc và Thừa Thiên Huế

Trầm tích C gồm cuội kết, cát kết, bột kết, phiến sét, sét than, đá vôi lớp mỏng gặp ở

Mường Xén và Quy Đạt Đá vôi dày gặp ở Quỳ Hợp, Kẻ bàng, Khe Ngang

Trầm tích C3- P còn chứa ba zan ở Tây Bắc, chứa anđêzit, riôlít ở Tây Nguyên, Nam Bộ

Trầm tích P2 gồm đá vôi, bột kết, phiến sét cũng thấy ở Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.+ Pha uốn nếp diễn ra mạnh mẽ ở địa tào Trường Sơn tạo nên một đường viền lớn, kéodài từ Bắc Trung Bộ đến cực Nam Trung Bộ Các nơi khác diễn biến phức tạp

+ Tại nền móng Calêđônni phía B và Đông Bắc Bắc Bộ vẫn là chế độ lớp phủ, đáng chú ýnhất là lớp phủ đá vôi C - P rất phổ biến

+ Xung quanh địa khối Kom Tum chỉ biểu hiện qua hoạt động xâm nhập granitôit, đồngthời vùng cực NTB hình thành một cung núi lửa C3- P gồm đá ba zan và anđêzit kéo dài từ mũiNạy theo hướng ĐB - TN qua Đà Lạt đến ĐNB

+ Trên biển Đông, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là tàn dư của vỏ lục địa nay bịtách dãn và lún chìm để san hô phát triển bên trên

- Như vậy, sau vận động Hecxini lãnh thổ VN cơ bản đã hình thành xong, trừ vùng trũngsông Đà và rìa biên giới với Cămpuchia, gắn với phần Đ của ĐNÁ và với Hoa Nam Còn phần Tcủa ĐNÁ thì phải tới chu kì Inđôxini

* Chu kì Inđôxini

- Chu kì này diễn ra từ Triát sớm đền Triát muộn (T1- T3): chỉ kéo dài 40 triệu năm, nhưnglại là chu kì quan trọng nhất, vì sau chu kì này lãnh thổ nước ta coi như đã hoàn thành

- Vận động Inđôxini diễn ra mạnh nhất ở vùng võng s.Đà và phần TN của ĐNÁ

+ Quá trình sụt lún ở võng s.Đà, làm cho trầm tích phát triển với bề dày lớn, chủ yếu làthành hệ lục nguyên - các bon nát và phun trào ba zan

+ Pha uốn nếp xảy ra vào T3 ở võng s.Đà, có hiện tượng chờm nghịch mạnh kèm theoxâm nhập granitôit

+ Ở khu vực nền móng Calêđônni ở Đông Bắc, nơi đã được củng cố vững chắc trong chu

kì Calêđôni và Hecxini, thì chỉ có những kiến trúc võng chồng nội lục tại vùng s.Hiến (LạngSơn), An Châu (Hà Bắc), Hòn Gai (Quảng Ninh) phủ trầm tích lục địa có chứa than

+ Tại nền móng Hécxini, vùng trũng Hoành Sơn được lấp đầy trầm tích lục nguyên xenphun trào riôlit và xâm nhập granit

+ Tại địa khối Kom Tum: rìa phía B tạo nên một vùng trũng nội lục ở vùng s.Thu Bồn(Nông Sơn) có trầm tích lục địa chứa than Phía TN địa khối vận động Inđôxini tạo nên một dảihẹp ven biên giới với Cămpuchia thông sang phần T của ĐNÁ, đi từ vùng s.Hleo đến Châu Đốc

Như vậy, vận động Inđôxini đã hoàn toàn hình thành chế độ vỏ lục địa trên toàn lãnh thổ

* Chu kì Kimeri

- Vận động này diễn ra vào các kỉ Ju ra (J) và Crêta (K)

Trang 10

- Vận động Kimêri chủ yếu là lấp đầy các bồn trũng trong lục địa bằng các trầm tích lụcđịa màu đỏ và các hoạt động mác ma

+ Ở Việt Bắc và Đông Bắc chủ yếu là phun trào riôlit, như ở máng trũng Cao Bằng - LụcBình, thung lũng s.Thương, các núi ở Bình Liêu (Quảng Ninh) và Tam Đảo Xâm nhập granit ởnúi Phia Bioóc, Phia Uắc

+ Ở vùng s Đà, nơi có đứt gãy sâu, có đá xâm nhập và phun trào mafic

+ Tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ có phun trào riôlit từ Quy Nhơn đến Vũng Tàu Ngoài racòn có phun trào anđêzít ở cực Nam Trung Bộ (Bi Đúp, Lang Biang, Tà Đưng)

Tóm lại: chu kì Kimêri đã chấm dứt giai đoạn địa máng lâu dài của VN, chuyển sang giaiđoạn mới là giai đoạn phát triển lục địa Nhìn toàn bộ khu vực ĐNÁ trong đại trung sinh thì biểnĐông được mở rộng, tách Kalimanta cách xa VN, tách quần đảo Trường Sa ra khỏi phần lục địa,còn Hoàng Sa vẫn dính vào rìa lục địa Biển Đông vẫn bị đóng kín nên VN vẫn thông với phần N

+ Vận động tạo núi Calêđônni gây nên sự phân hóa khí hậu theo chiều cao và chiềungang, xuất hiện các miền ẩm và khô Đến D cây cối cao hơn, hình thành những cánh rừng Độngvật đã xuất hiện Lưỡng cư, Cá tiếp tục phát triển

+ Đến C, cảnh quan rừng phát triển rộng rãi, gồm những cây thân gỗ cao hàng chục mét,chủ yếu vẫn là Thạch tùng, Dương xỉ, Mộc tặc Động vật, ngoài Lưỡng cư đã xuất hiện các loài

bò sát và sâu bọ

+ Sang P cảnh quan khô hạn phát triển rộng rãi tạo điều kiện hình thành các trầm tích màu

đỏ Cuối P nhiều dạng Dương xỉ chết đi và xuất hiện thực vật hạt trần

+ Cuối T và đầu J, khí hậu chí tuyến và á chí tuyến phát triển, hình thành các cảnh quanrừng và sự tích lũy than, các mỏ than lớn của VN được hình thành vào cuối T Rừng và đầm lầynóng ẩm tạo thuận lợi cho các loài Khủng long khổng lồ, từ J đã xuất hiện chim và một số loàiđộng vật có vú,

+ Cuối kỉ K Khủng long chết dần, các loài có vú phát triển mạnh, bắt đầu một thời kì mới

1.2.3 Giai đoạn Tân kiến tạo (Kainôzôi: Kz)

Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với địa hình VN và thế giới, vì nó quyết định các dạngđịa hình trên bề mặt Trái Đất hiện nay

a Giai đoạn Tân kiến tạo chia làm 2 thời kì:

Thời kì phát triển lục địa

- Kết thúc chu kì kiến tạo Kimêri, VN bước vào một thời kì yên tĩnh, chế độ lục địa bắtđầu từ đầu kỉ đến cuối kỉ Palêôgen, kéo dài 50 triệu năm

- Thời kì này chủ yếu là các hoạt động ngoại lực: bào mòn, xâm thực, rửa trôi, san lấp làmcho địa hình cổ trở thành một bề mặt bán bình nguyên rộng rất thoải và lượn sóng Các trầm tíchPalêôgen thuộc tướng lục địa thô gồm cuội kết, cát kết, hình thành trong quá trình sụt lở, sườntích, lũ tích Bên trên là các trầm tích hồ mịn hơn, chứa tàn tích thực vật hóa than

- Cảnh quan Palêôgen là cảnh quan nóng ẩm với các loài cây họ dầu, ngày nay còn tồn tạinhư Chò Đãi (Cúc Phương)

Thời kì hoạt động Tân kiến tạo

- Tân kiến tạo bắt đầu từ kỉ Nêôgen đến Đệ Tứ

- Đặc điểm của vận động Tân kiến tạo là:

9

Trang 11

+ Do vị trí đặc biệt so với các đai động Tân sinh mà hoạt động Tân kiến tạo ở VN diễn rarất mạnh VN và ĐNÁ tiếp xúc với vùng uốn nếp Hymalaya, khi lục địa Ấn Độ va chạm mạnhvào lục địa Âu - Á làm oằn rìa ĐN của lục địa này, khiến ĐNÁ trở thành một túi hẹp kẹp giữa haiđới hút chìm của mảng Ấn - Úc và mảng TBD Cường độ nâng sụt rất lớn với biên độ tới 17 km (nâng 3000m, sụt 14.000m)

+ Vận động Tân kiến tạo ở VN mang tính chất kế thừa các kiến trúc cổ

Tại lục địa, nơi diễn ra nhiều lần uốn nếp mở rộng lục địa thì vận động nâng là chính, cácdãy núi trùng với các trục nếp uốn cổ Các thung lũng chân núi thường chạy theo các đứt gãy cổhồi sinh, nên kiến trúc Tân kiến tạo phù hợp với Cổ kiến tạo về hướng và cấu trúc

Về biên độ: vùng nâng mạnh nhất tạo nên các núi cao và trung bình, độ cao trên 1500mnhư miền núi Vòm Sông Chảy, Đồng Văn, Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã, Ngọc Lĩnh vàcực NTB Vùng nâng trung bình là vùng núi thấp, độ cao 500 – 1500m Vùng nâng yếu là vùngđồi và bán bình nguyên, độ cao < 500m

Vùng biển Đông tiếp tục bị dãn sụt tạo nên vỏ ĐD trẻ Tân sinh Dưới sự tác động qua lạigiữa 2 vùng nâng - sụt lớn, với đới hút chìm ở vùng Côn Đảo và trục tách dãn ở giữa biển Đông

đã phát sinh các vùng trũng lục địa như vùng trũng sông Hồng, sông Cửu Long và nhiều hoạtđộng động đất, núi lửa

+ Vận động nâng lên hạ xuống diễn ra không liên tục mà theo từng đợt (từng chu kì) vàmạnh yếu không đều, mỗi chu kì có biên độ khác nhau Bắt đầu của mỗi chu kì thường là 1 phanâng cao khiến cho sông ngòi trẻ lại, chảy xiết, xâm thực, cắt xẻ phá hủy bề mặt trước đó, sau đó

là 1 pha yên tĩnh để bồi tụ trầm tích tạo nên 1 bề mặt mới Độ chênh giữa 2 bề mặt và độ rộng củatừng bề mặt cho biết cường độ nâng và độ dài của pha yên tĩnh Đặc điểm này khiến cho địa hình

VN có sự phân bậc rất đặc trưng Hoạt động Tân kiến tạo ở VN diễn ra với 6 chu kì tạo nênnhững bề mặt có độ cao khác nhau

* Chu kì I diễn ra vào Miôxen sớm

Bắt đầu bằng pha nâng cao phá vỡ bề mặt BBN cổ Palêôgen, làm xuất hiện các vùng sụt

nứt tái sinh thung lũng s.Hồng, s.Chảy, s.Lô Tại miền Nam bồn trũng s.Cửu Long cũng đượctăng cường Ngoài biển Đông bắt đầu pha tách dãn mạnh, mở rộng vỏ ĐD Tân sinh

Thời kì yên tĩnh bồi tụ trầm tích Miôxen: Các vùng sụt s.Hồng, s.Chảy, s.Lô có nham

tướng lục địa, nguồn gốc sông hồ miền núi, theo trình tự thô ở dưới, mịn ở trên; Tại địa hào rộng

ĐB s.Hồng thấy có lũ tích sông miền núi, sau chuyển sang bồi tích đồng bằng và trầm tích hồ,đầm lầy Cuối chu kì I hình thành một BBN mới ở độ cao 1500 - 1800m, di tích hiện nay cònthấy ở vùng quanh Sapa, nằm dưới BBN cổ Palêôgen còn sót lại ở độ cao 2100 - 2200m, đó làvùng Fansipan

* Chu kì II diễn ra vào Miôxen muộn

Pha nâng vào cuối Miôxen, làm cho bề mặt của chu kì I nâng cao thêm và bị cắt xẻ, xâm

thực, đồng thời làm sụt sâu thêm địa hào s.Hồng và các phụ lưu tạo thành các thung lũng s.Nậm

Mu, Nậm Na, Nậm Lai

Pha yên tĩnh trầm tích phát triển: tại ĐB s.Hồng trầm tích vũng vịnh và ven biển, do biển

tiến sâu vào đất liền khi sụt lún yếu dần thì trên đó lại phủ trầm tích hồ đầm Cuối chu kì II lại hìnhthành một BBN ở độ cao 1000 - 1400m (riêng vùng Đà Lạt cao hơn một chút 1500 - 1600m)

* Chu kì III diễn ra vào Pliôxen sớm

Pha nâng với cường độ trung bình 500m, cũng có nơi đạt 1200 - 1500m (như Pusilung

và Fansipan), đồng thời làm cho phần tả ngạn s.Hồng oằn xuống, mở rộng các vùng trũng giữanúi Phía biển Đông vẫn tiếp tục mở rộng, nối thông với các bồn trũng của thềm lục địa

Pha yên tĩnh trầm tích phát triển Ở lục địa trầm tích theo quy luật: lúc mới nâng trầm

tích thô, với nón phóng vật, đất đá sụt lở, sườn tích, lũ tích Sau thời gian yên tĩnh trầm tích mịnhơn của sông hồ đầm lầy Tại các ĐB ven biển trầm tích là cát thô chứa nhiều sạn sỏi xen với lớp

Trang 12

bột, sét màu xám chứa than nâu BBN của chu kì III hiện nay còn tồn tại ở độ cao 600 - 900mnhư vùng sông Hiến, vùng Bảo Lộc - Di Linh.

* Chu kì IV diễn ra vào Pliôxen muộn

Pha nâng diễn ra mạnh ở NTB còn Bắc Bộ đạt mức trung bình, điều này chứng tỏ ảnh

hưởng mạnh từ phía biển Đông, còn ảnh hưởng từ phía Tây bán đảo Trung Ấn giảm sút Kèmtheo nâng là hoạt động phun trào mạnh ở Tây Nguyên, NTB và các vùng lân cận ở Lào,Cămpuchia Và cả phun trào ba zan vào Pliôxen muộn ở Kon Tum, Quảng Ngãi, Gia Lai, BìnhĐịnh, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước

Pha trầm tích kéo dài từ cuối Đệ tam sang đầu Đệ tứ, có hóa thạch động vật đệ tứ và di

chỉ người vượn Tại các châu thổ s.Hồng trầm tích là cát mịn, xám xanh có hóa thạch động vậtbiển, trên có bột kết màu vàng xanh có ít than nâu Chu kì IV để lại BBN mà hiện nay còn thấy ở

độ cao 200 - 600m

* Chu kì V diễn ra vào Pleixtôxen sớm - giữa

Pha nâng đã cắt xẻ BBN của chu kì IV, đồng thời làm sụt võng mạnh ĐB s.Cửu Long,

kèm theo là hoạt động phun trào ba zan trên diện rộng ở Đắc Lắc và ĐNB, rải rác ở Lao Bảo,Vĩnh Linh, Tây Hiếu Hình thành các cù lao như Cồn Cỏ, Lí Sơn, Phú Quý

Pha trầm tích đệ tứ phát triển chủ yếu là phù sa cổ Tại các đồng bằng rìa núi như ĐNB,

chủ yếu là sạn cát lẫn sỏi cuội, các đụn cát ở Bình Thuận Tại các vùng núi là các thềm sông 25 45m với sườn tích và lũ tích gồm cuội, sỏi, sạn Điển hình của phù sa cổ là sự hình thành lớp đáong latêrít Di tích của BBN chu kì V là các bậc thềm xâm thực ở độ cao 25 - 200m

-* Chu kì VI diễn ra vào Pleixtôxen muộn và kéo dài đến ngày nay

Pha nâng với cường độ yếu, nâng bề mặt của chu kì V thành các bậc thềm phù sa cổquanh các ĐB châu thổ cao khoảng 10 - 20m Chu kì này không có hiện tượng phun trào trên lụcđịa, nhưng trên biển vào năm 1923 có phun trào ba zan tạo nên đảo hòn Tro, sau đó đến 1929 thì

bị sóng biển san bằng, chỉ còn là 1 hòn đảo ngầm Hoạt động mác ma vẫn tồn tại thể hiện qua cácsuối nước nóng và qua các trận động đất diễn ra từ Bắc - Nam

Pha trầm tích phát triển, các trầm tích chủ yếu là cát, sạn màu nâu xám, vàng xám loang

lổ Tại các châu thổ, trầm tích gồm cát xen bột và sét, nham tướng vũng vịnh, ven biển trên đó cóbồi tích sông, hồ đầm Vào thời kì tan băng của đệ tứ, biển tiến ồ ạt rồi rút từ từ, đánh dấu bằng cácthềm cát trắng cao 4 - 5m Trầm tích mới nhất hiện nay là tạo thành các tam giác châu hiện đại gồmcát, bột, bùn, sét, ven biển là cát Chu kì VI để lại các bậc thềm biển có độ cao 2 - 4 - 5 - 10- 15m

Tóm lại: Tân kiến tạo đã quyết định đến địa hình ngày nay, làm cho địa hình cổ đượcnâng cao, trẻ lại và phân bậc

b Về Cổ địa lí

- Vào Palêôgen: Cảnh quan mang tính chất nóng ẩm, chư có chế độ gió mùa, do toàn bộĐNÁ chỉ là một bán đảo được bao bọc bởi biển Philíppin và ÂĐD Thực vật cũng phản ánh tínhnóng ẩm nên các loài cây họ dầu phát triển, ngày nay còn tồn tại cây Cho Đãi ở rừng Cúc Phương

- Vào cuối Nêôgen, khí hậu lạnh đi nhiều nên hầu hết các loài cây ưa nóng đã bị tiêu diệt,nhưng các họ cây mà chúng đại diện đều thuộc họ nội chí tuyến ẩm vẫn còn phổ biến đến ngàynay như cây họ Dầu, họ Dâu tằm Họ Thị, Họ Sim, họ Tre Trúc… và các động vật của Palêôgencòn sót lại như Cu li, Đồi…

- Đến cuối Miôxen khí hậu cơ bản vẫn nóng, nhưng đã có biểu hiện của một mùa khô do

cơ chế gió mùa vì lúc này đã có sự tương phản mạnh mẽ giữa lục địa Âu - Á rộng lớn và 2 đạidương (TBD, ÂĐD) Thực vật đã có loài rụng lá một mùa như họ Bàng và các loài biểu thị chomùa đông như họ Dẻ, Long Não, Du Miền Nam vẫn chủ yếu là các loài ưa nóng ẩm như họ Dầu,

họ Vang, họ Cánh bướm, họ Dâu tằm

- Vào Pliôxen đã có xu hướng lạnh dần, chứng tỏ sự xâm nhập của không khí lạnhphương Bắc và tác động của núi cao Khí hậu lạnh làm cho các loài cây ôn đới lá kim lấn xuốngnhư Samu, Pơmu… và một số cây ôn đới lá rộng như họ Dẻ, Long não, Tô hạp, Càng lò…

11

Trang 13

- Từ Pliôxen khí hậu lạnh dần đến Pleixtôxen là đạt cực đại Về cơ bản có 4 giai đoạnbăng hà chính, giữa chúng là các giai đoạn tan băng Đợt tan băng sau cùng vào Halôxen Tuybăng hà không lan đến nước ta nhưng khí hậu lạnh vẫn bị ảnh hưởng nặng, hầu hết các cây cổ chítuyến bị tiêu diệt, các loài cây lá kim và lá rộng ôn đới phát triển tràn lan suốt từ B đến N VàoHalôxen khí hậu trở lại như ngày nay, các loài sinh vật chí tuyến, ưa nóng ẩm lại phát triển mạnhlàm cho thế giới sinh vật của nước ta phong phú.

1.2.4 Mối quan hệ giữa địa chất và khoáng sản VN

a Mối quan hệ giữa hoạt động địa chất và thành tạo khoáng sản

- Khoáng sản (KS) là hệ quả của lịch sử địa chất lâu dài, phức tạp Các loại KS đều liênquan đến vận động kiến tạo uốn nếp, phun trào hay sụt võng, trầm tích

- Mỗi vận động uốn nếp tạo núi, núi lửa đều có một số KS đặc trưng

+ Các vận động Tiền Cambri thường hình thành các mỏ: sắt, man gan, vàng, niken

+ Các vận động kiến tạo Cổ sinh thường hình thành các mỏ: chì, kẽm, crôm, đồng

+ Các vận động kiến tạo Trung sinh thường hình thành các mỏ: thiếc, vonfram, chì, kẽm

- Tính chất của mỗi loại dung nham (mafic hay felsic) và các đất đá mà dung nham xuyênqua đều ảnh hưởng đến sự thành tạo các loại KS

+ Liên quan đến đá mác ma mafic là các mỏ: crôm, niken, côban, đồng, sắt, titan, pyrit, amiăng+ Liên quan đến đá mác ma felsic là các mỏ: đa kim (bạc, chì, kẽm), antimoan, thủy ngân,vàng, thiếc, vonfram, fluo…

- Các đứt gãy giống như những kênh dẫn, vì vậy mà các mỏ khoáng sản thường tập trungnhiều dọc các đứt gãy lớn như: đứt gãy s.Hồng, s.Cả, Cao Bằng - Lạng Sơn, Đồng Mỏ - TháiNguyên Các vùng bị xiết ép mạnh, khi vận động uốn nếp xảy ra cũng có nhiều KS như vùnggiữa s.Cầu và s.Gâm, giữa s.Đà và s.Mã

- Mối quan hệ giữa nham thạch và KS thì ít rõ ràng hơn, vì cùng một loại mỏ có thể gặp ởnhiều loại nham thạch khác nhau Tuy nhiên một số loại KS thường đi kèm với một loại đá nhất định

+ Các loại đá quý thường gặp ở các khu vực đá kết tinh

+ Chì, kẽm thì phổ biến ở vùng núi đá vôi

+ Các mỏ ngoại sinh đều gắn với lớp vỏ phong hóa như: bô xít ở Tây Nguyên và ĐNB,đất hiếm ở Tây Bắc Apatít, than, dầu khí, vật liệu xây dựng đều gắn với đá trầm tích

b Phân bố khoáng sản

KS có quan hệ chặt chẽ với lịch sử địa chất, sự phân bố KS cũng theo các vùng và các đơn

vị địa chất nhất định Ở VN có các vùng KS liên quan đến các giai đoạn và chu kì địa chất sau:

* Vùng nền móng Tiền Cambri

- Khối Vòm Sông Chảy với đá Thái cổ và xâm nhập granít: chỉ có vài điểm sắt nhỏ ở rìanhư Thanh Thủy, Hà Giang, Mường Khương

- Đới s.Hồng và khối Hoàng Liên Sơn với nham biến chất nguyên sinh: có nhiều mỏ KSnhư đồng, vàng (Sin Quyền), sắt (Quý Sa), apatít (Cam Đường), graphít (Lào Cai), đá quý (YênBái), cao lanh (Phú Thọ)

- Khối s.Mã với đá Nguyên sinh muộn: nghèo KS chỉ có vài điểm sắt nhỏ Khối Puhoạt cóvài điểm sắt, chì, đồng

- Khối Kon Tum đá Thái cổ có một số mỏ: vàng (Bồng miêu), graphít (Quảng Ngãi), caolanh (Sơn Tịnh), ti tan (Vĩnh Mĩ), đá quý (Kon Tum) Lớn nhất là bô xít Nhìn chung nền mángTiền Cambri là nghèo KS

* Nền móng Calêđônni

Nơi giàu KS nhất là đứt gãy Cao bằng - Lạng Sơn, Thái Nguyên và cánh cung Duyên hải:

- Đứt gãy Cao Bằng – Lạng Sơn: mỏ nhôm (Hà Giang, Nguyên Bình), Thiếc và vonfram(Tĩnh Túc), vàng (Pắc Lang), sắt (Nà Lung, Gia Chu), chì (Thanh Mai), đất sét (Lộc Bình), thannâu (Na Dương), man gan, đá quý (Trùng Khánh, Hạ Lang, Nguyên Bình)

Trang 14

- Vùng Thái Nguyên là nơi quy tụ các đứt gãy dạng cánh cung, nên ở đây có nhiều mỏ lớnnhư thiếc (Sơn Dương), đá vôi, đôlômít (Thái Nguyên), các mỏ cỡ trung bình như sắt, titan, than

đá, than mỡ, sét và các mỏ nhỏ rải rác ở khắp nơi như sắt, vàng, thiếc, vonfram, nhôm, than đá,phốtphorít, graphit, barít, thủy ngân, cao lanh…

- Vùng cánh cung Duyên hải chủ yếu ở Quảng Ninh có các mỏ lớn như than đá, đá vôi,sét các loại, cát thủy tinh, cao lanh, titan, đá dầu, thủy ngân…

- Ngoài 3 vùng trên, ở miền Bắc, ĐB Bắc bộ còn có những vùng có nhiều mỏ như caonguyên Đồng Văn có mỏ nhôm, trung lưu s.Gâm có mỏ antimoan, chì - kẽm Vùng Ngân Sơn cóvàng, bạc, sắt, thủy ngân, thung lũng s.Thương có các mỏ đồng, chì - kẽm, nhôm, phốtphorít ĐBs.Hồng có nhiều than nâu, khí đốt Về phía N nền móng Calêđônni nghèo KS, chỉ ở vùng QuảngNam có mỏ than, cao lanh, cát, và một số mỏ nhỏ khác

* Vùng nền móng Héc xi ni

Có hai khu vực tương đối nhiều mỏ là Thanh - Nghệ - Tĩnh và Lâm Đồng

- Thanh Hóa có các mỏ lớn như crôm, đá vôi, sét xi măng, đô lô mít

- Nghệ An có các mỏ lớn như thiếc (Quỳ Hợp), đá quý

- Hà Tĩnh có các mỏ lớn như sắt (Thạch Khê), sắt - man gan (Can Lộc), titan (Kì Anh).Dọc thung lũng s.Cả còn có than đá, than mỡ, than nâu, phốtphorít, vàng, nhôm, chì - kẽm…

- Khu vực Lâm Đồng với hệ thống các đứt gãy ĐB - TN và nhiều chu kì mác ma nên cónhiều KS như thiếc, chì - kẽm, antimoan, vàng, uraniom, đá quý nhưng chủ yếu là các mỏ nhỏ.Một số mỏ tương đối lớn như bô xít, cao lanh, bentônít

Ngoài các vùng trên, rải rác khắp từ B - N chúng ta còn có các mỏ, chủ yếu là sắt ở QuảngBình, Kiên Giang, môlípđen ở Ninh Thuận, Châu Đốc Một số mỏ tương đối lớn như sét xi măng

ở Quảng Trạch, cao lanh ở Đồng Hới, than nâu, đá vôi ở Thừa Thiên Huế, đá vôi ở Hà Tiên, thanbùn ở U Minh, Mộc Hóa, dầu khí ở thềm lục địa…

Trang 15

CÂU HỎI

1 Xác định vị trí địa lí của VN và phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên VN

2 Hình thể dài và hẹp có ảnh hưởng gì đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên VN?

3 Trình bày và phân tích ý nghĩa của các bộ phận lãnh thổ nước ta

4 Chứng minh VN là nước có tính biển lớn nhất trong các nước ĐNÁ lục địa Tính biển ảnhhưởng như thế nào đối với VN?

5 Yếu tố nào đã quyết định đặc điểm bao trùm của thiên nhiên VN là tính chất nội chí tuyến giómùa ẩm? Giải thích và chứng minh

6 Đặc điểm cơ bản của giai đoạn Tiền Cambri? Ý nghĩa của giai đoạn này?

7 Phân tích và chứng minh giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn quyết định sự thành tạo của lãnhthổ Việt Nam

8 Tại sao nói Tân kiến tạo có vai trò to lớn trong sự thành tạo lãnh thổ VN hiện tại?

9 Phân tích mối quan hệ giữa địa chất và khoáng sản VN

10 Phân tích đặc điểm cơ bản của khoáng sản VN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Địa lí tự nhiên Việt Nam, Vũ Tự Lập, NXBGD, 1999

2 Địa lí tự nhiên Việt Nam 2, Đặng Duy Lợi (chủ biên), NXB ĐHSP, 2007

3 Lãnh thổ Việt Nam, Lê Bá Thảo, NXBKHKT, 2000

4 Địa chất Việt Nam, Trần Đức Lương – Nguyễn Xuân Bao (chủ biên), Tổng cục Mỏ và Địachất xuất bản, Hà Nội, 1988

Trang 17

Chương 2

CÁC THÀNH PHẦN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM

-2.1 ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

Địa hình là yếu tố ngoại mạo nổi bật nhất trong các yếu tố cảnh quan, nhưng địa hình lại

là yếu tố bền vững nhất, nó chia phối mạnh mẽ đến tất cả các yếu tố tự nhiên khác, đặc biệt làphân phối lại các điều kiện nhiệt ẩm, từ đó chi phối đến dòng chảy sông ngòi, đến lớp phủ thổnhưỡng và sinh vật Tuy nhiên địa hình cũng chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên khácnhư hoạt động bào mòn, xâm thực, rửa trôi bồi tụ của các yếu tố khi hậu, sông ngòi, thổ nhưỡng

và sinh vật Vì vậy địa hình đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên trong không gian, địahình là một thành phần tự nhiên quan trọng, trên đó diễn ra mọi tác động và quan hệ của tự nhiêncũng như kinh tế xã hội => Khi nghiên cứu tự nhiên một lãnh thổ không thể không nghiên cứuđịa hình

2.1.1 Những đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam

a Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN

* Đồi núi

- Đồi núi nước ta chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, kéo dài suốt từ B - N Đồi núi nước ta chủyếu là đồi núi thấp, độ cao TB là 500 - 600m (chiếm hơn 90% diện tích), núi cao trên 2000m chỉchiếm 1% diện tích lãnh thổ

- VN là nơi giao tiếp của nhiều đơn vị kiến tạo là nền và địa tào, đặc điểm cấu trúc cổ nàythể hiện rõ nét ở hệ thống núi VN Hệ núi nước ta như là một nhánh của cao nguyên Vân Quý(Trung Quốc) chạy về phía ĐN Theo thung lũng sông Hồng nó chia làm hai ngả

+ Ngả phía B - ĐB: phát triển trên một miền rìa nền cổ Hoa Nam (còn lại khối sót VòmSông Chảy), hướng núi ở đây chủ yếu là hình cánh cung, có dạng nan quạt xòe ra ở phía B - ĐBchụm lại ở phía N (vùng Tam Đảo) Hướng cánh cung còn được thể hiện ở hướng của các thunglũng sông như khúc cong sông Lô, khúc cong sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam

Các cánh cung núi trong ngả này càng ra ngoài rìa càng ít phát triển Cụ thể ở cánh cungNgân Sơn có nhiều dãy núi, cao nguyên khá cao trên 1000m gắn với phía Đông của Vân Nam

Từ cánh cung Ngân Sơn đến cánh cung sông Gâm, Bắc Sơn đồi núi càng thấp dần, ra đến cánhcung Đông Triều chỉ còn là những dải đồi thấp độ cao 200 - 300m thông với vùng đồi Quảng Tây(Trung Quốc)

+ Ngả phía Tây, Tây Bắc: được hình thành trong dải địa động Trung Ấn, các địa tào trongvùng địa động đều có cấu trúc dạng dải, nên cấu trúc và hướng núi, thung lũng ở miền này cũngdạng dải, chạy thẳng tắp theo hướng TB - ĐN, kéo dài từ đứt gãy s.Hồng tới tận đèo Hải Vân

Qua đèo Hải Vân núi chuyển qua hướng gần như B - N, rồi ĐB - TN vẽ thành một vòngcung lớn mặt lồi quay ra biển Đông ôm lấy khối Kon Tum

- Đồi núi nước ta tuy thấp nhưng lại rất hiểm trở, khó đi lại vì bị chia cắt bởi một mạnglưới sông suối dày đặc, nên sườn dốc, đỉnh chênh vênh so với thung lũng, nhiều hẻm vực sâu1000m Ví dụ: thung lũng sông Nho Quế (Đồng Văn), thung lũng sông Chảy (Bắc Hà), thung lũngsông Đà (Lai Châu) độ dốc từ 25 - 40o, địa hình rất phức tạp, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn

* Đồng bằng

- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, nằm ở phía Đông và ĐN của miền đồi núi

So với đồi núi, đồng bằng có nhiều nét tương phản

Trang 18

+ ĐB được hình thành ở những vùng sụt võng lớn và được bồi tụ bởi các vật liệu sông vàbiển, nên địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho giao thông đi lại và phát triển kinh

tế đặc biệt là nông nghiệp

+ Tuổi của đồi núi VN là rất cổ thì tuổi của ĐB VN lại rất trẻ, hầu hết các ĐB châu thổlớn của VN như ĐB s.Hồng, s.Cửu Long hiện tại vẫn đang được hình thành và phát triển

- Giữa ĐB và miền núi lại có mối quan hệ mật thiết

+ ĐB và miền núi có quan hệ rất mật thiết về mặt phát sinh: các ĐB VN chủ yếu là ĐBchân núi, ngay cả những ĐB châu thổ lớn như s.Hồng, s.Cửu Long cũng là hình thành trên mộtvùng núi cổ bị sụt lún, vì vậy đứng trong ĐB vẫn nhìn thấy đồi núi bao quanh, thậm chí tronglòng ĐB vẫn còn những đồi núi sót Hoặc như dải ĐB Duyên hải miền Trung, đổi núi ăn lan rasát biển, chia cắt ĐB thành những ngăn nhỏ

+ ĐB và miền núi còn quan hệ gắn bó về vật liệu: các vật liệu phù sa bồi đắp nên ĐB là docác con sông vận chuyển từ miền núi xuống, chế độ khí hậu thủy văn ở miền núi và ĐB liên quanmật thiết với nhau

+ ĐB và bờ biển cũng có mối quan hệ khăng khít với nhau: ĐB cứ dần dần tiến ra biển,làm cho đường bờ biển cũng ít khúc khuỷu hơn ĐB ngày nay là đường bờ biển ngày xưa, bờbiển ngày nay sẽ là ĐB trong tương lai ĐB chỉ phát triển ở nơi có thềm lục địa nông và rộng, ởđây núi lại bị lùi dần vào sâu trong lục địa Những vùng núi cao đứng bên vực sâu sẽ ngăn cản sựphát triển của ĐB

b Cấu trúc địa hình VN là cấu trúc cổ được Tân kiến tạo làm hồi sinh trẻ lại

- Địa hình VN được hoàn thành, củng cố vững chắc trong các chu kỳ kiến tạo của Cổ sinh

và Trung sinh nên địa hình có tuổi cổ (già) Đồi núi cổ được san bằng dần trong quá trình BBNhóa Palêogen kéo dài 50 triệu năm, làm cho địa hình cổ chỉ còn là một bề mặt san bằng lượnsóng, thoải, thấp giống như một ĐB bóc mòn rộng lớn, nên về mặt hình thái là già

- Tân kiến tạo đã làm trẻ lại địa hình VN: nâng cao địa hình cổ, xâm thực, chia cắt bề mặttạo nên sự sắc sảo của địa hình ngày nay Thế nhưng Tân kiến tạo không làm biến đổi nền kiếntạo cổ mà chỉ là sự kế thừa, làm hồi sinh lại các kiến trúc cổ

+ Tính chất già trẻ lại thể hiện ở độ cao địa hình: từ một bề mặt BBN hóa địa hình VNngày nay gồm có vùng đồi núi, cao nguyên có độ cao TB 500 - 600m, núi cao trên 1000m chiếmhơn 10%, tuy nhiên do biên độ nâng không mạnh lắm và với chế độ nhiệt đới nóng ẩm gió mùa,quá trình bào mòn rửa trôi mạnh nên chủ yếu là đồi núi thấp, các đai cao ít

+ Tính chất già được trẻ lại của địa hình VN được thể hiện ở hình thái địa hình: địa hình

VN có độ cao không cao lắm, nhưng hình thái rất trẻ, một câu nói ý nghĩa “VN không có núi, chỉ

có thung lũng”, đứng ở thung lũng nhìn lên thì thấy núi cao ngất, nhưng lên đỉnh nhìn xungquanh thì thấy các bề mặt sàn sàn như nhau đó là di tích của BBN cổ Ví dụ: đứng trên HoàngLiên Sơn nhìn xuống thấy các cao nguyên như Bắc Hà, Simacai, Quản Bạ, Đồng Văn, Sìn Hồ với

độ cao sàn sàn nhau trên 1000m…

Ngay cả các thung lũng sông cũng thể hiện tính chất già trẻ lại: ở miền núi thung lũngsông hẹp, dốc, sông đào lòng mạnh theo chiều sâu, ít thềm đất bãi bồi Thung lũng sông đoạn giàxen đoạn trẻ ở vùng cao nguyên xếp tầng cũng thể hiện rõ tính chất trẻ lại của sông ngòi

- Do tính chất kế thừa của Tân kiến tạo, nên giữa Tân kiến tạo và Cổ kiến tạo vẫn thể hiện

sự thống nhất trong cấu trúc địa hình VN

+ Hướng địa hình ngày nay vẫn thể hiện rõ hướng núi Cổ kiến tạo đó là hướng vòng cung

ở những miền rìa nền và hướng TB - ĐN ở những vùng địa tào

+ Sự thống nhất giữa Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo còn thể hiện trong cấu trúc địa hình vàcấu trúc nham thạch

Tuy địa hình được nâng theo nhiều hướng, cắt nhau khá phức tạp, nhưng tính chất khối

tảng hoặc địa lũy vẫn là tính chất cơ bản của địa hình VN

Cấu trúc của nham thạch cổ rất quan trọng trong việc thành tạo các dạng địa hình VN

17

Trang 19

Các đá diệp thạch, diệp thạch mi ca, dễ bị phá hủy nhất, tạo nên các dạng địa hình mềmmại (những đồi bát úp bao bọc quanh những thung lũng) Chỉ ở những nơi được nâng cao thì diệpthạch bị cắt sẻ dữ dội, địa hình loạn hướng, giữa các thung lũng là những đường phân thủy hẹp,sườn dốc như vùng đồi núi sông Nhiệm (Hà Giang) và đồi núi sông Nậm Mấc (Lai Châu)

Các đá Granit, gơ nai: dưới khí hậu nóng ẩm cũng dễ bị phá hủy, phong hóa hóa học kếthợp phong hóa vật lí, tạo nên các dạng địa hình núi cao nhưng đỉnh tròn, sườn không dốc lắm.Chỉ có riôlit là tương đối bền, nên núi cao, sườn dốc, chóp nhọn giống như cái sừng

Các đá vôi vững chắc nhưng ở khí hậu nóng ẩm dễ bị hòa tan gặm mòn, tạo nên các dạngđịa hình Cacxtơ ở VN như núi đá tai mèo hiểm trở, dốc và những hang động kì thú

Các đá phun trào ba zan, trải thành thảm dày, san lấp mọi chỗ lồi lõm của địa hình bêndưới tạo nên những bề mặt cao nguyên bằng phẳng rất điển hình ở Tây Nguyên VN

- Tân kiến tạo còn tạo nên tính phân bậc của địa hình VN

+ Sáu chu kỳ Tân kiến tạo với biên độ khác nhau, và xen kẽ pha nâng với pha yên tĩnh đãtạo nên tính phân bậc địa hình VN Từ cao xuống thấp VN có các bậc địa hình sau:

2500 - > 2600m: Các đỉnh núi cổ sót do xâm thực Palêôgen chừa lại

2 - 5 - 10 - 20m: các bậc thềm sông và biển của chu kì VI

+ Trong cùng một khu vực, thì bậc địa hình càng cao thì tuổi càng già, bậc càng thấp thìtuổi càng trẻ Các bậc địa hình mà ta nhận biết được chủ yếu nhờ vào độ cao sàn sàn nhau củanhững đỉnh núi được xếp vào cùng một bậc

c Địa hình VN mang tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm

- Nằm trong vòng đai NCT, lại lọt vào khu vực gió mùa ĐNÁ, TNVN mang một đặcđiểm rất sâu sắc đó là tính chất nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, vì vậy mà địa hình cũng thể hiện rất

rõ đặc điểm đó

+ Cả miền núi, đồng bằng hiện tượng xâm thực, bào mòn, rửa trôi và chia cắt bề mặt xảy

ra rất mạnh mẽ Các hiện tượng đất lở, đất trượt diễn ra rất phổ biến, đó là kết quả của chế độ khíhậu nóng ẩm phân hóa theo mùa rõ rệt

+ Do tính chất nóng ẩm, gió mùa, nên các quá trình phong hóa diễn ra rất mạnh mẽ, làmcho địa hình dù cao hay thấp đều được phủ một lớp vỏ phong hóa và thổ nhưỡng dày, vụn bở Ởđây các quá trình của nhiệt đới liên tiếp xảy ra như quá trình feralit, quá trình phong hóa nhiệtđới, quá trình rửa trôi và phá hủy…

+ Địa hình đá vôi cũng thể hiện rõ rệt tính chất của miền nhiệt đới ẩm gió mùa Đó là nhữngcảnh tượng đồi cacxtơ sót, cánh đồng cacxtơ, hang động cacxtơ, những giếng phun, những phễu…

+ Địa hình còn thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa bằng một lớp phủ thực vật phongphú trên bề mặt của mình

- Địa hình VN mang một đặc điểm chung là xâm thực - bồi tụ nhiệt đới ẩm, có sự cânbằng giữa địa hình - nham thạch - khí hậu - thổ nhưỡng - sinh vật Có nhiều kiểu địa hình xâmthực - bồi tụ hoặc bồi tụ - xâm thực

d Địa hình VN ngày nay đã chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động KTXH

- SV tự tìm hiểu các hoạt động của con người tác động đến địa hình

+ Hoạt động khai thác mỏ + Hoạt động nông nghiệp

+ Hoạt động lâm nghiệp + Hoạt động GTVT

- Những biến đổi của địa hình tự nhiên và sự thay thế các dạng địa hình nhân tạo, các hệquả tự nhiên do sự biến đổi này

Trang 21

a Nhóm kiểu địa hình đồi núi

- Nhóm kiểu địa hình này được hình thành từ nhiều loại đá khác nhau, được uốn nếp vànâng cao Tùy theo tính chất nham thạch và cường độ nâng mà chúng có độ cao khác nhau

- Về ngoại lực, địa hình đồi núi bị xâm thực, bào mòn, chia cắt, gọt đẽo bề mặt mạnh mẽ

Ở VN nhóm kiểu địa hình này rất phong phú, gồm các kiểu sau

* Kiểu núi cao

- Độ cao tuyệt đối > 2500m

- Cấu trúc và hình thái: Do được nâng mạnh tới hơn 2000m và được cấu tạo bởi nhamthạch cứng rắn, chủ yếu là granit, xiênit nên địa hình sắc xảo, đỉnh nhọn hình răng cưa, có khihình mũi kim nhọn hoắt, dốc đứng từ 35 - 40o có khi 40 - 45o, thung lũng sâu, hẹp vách đứng độchênh tới 1500 - 2000m, có nơi tới 3000m

- Quá trình đất lở, đá lở và hoạt động xâm thực sâu diễn ra mãnh liệt, nước chảy xiết hoàntoàn không có tích tụ

- Kiểu này chiếm tỉ lệ diện tích rất nhỏ, tập trung chủ yếu ở khu Tây Bắc, nhất là dãyHoàng Liên Sơn, dãy biên giới Việt Lào và một vài khối nhỏ nằm rải rác ở BTB và cực NTB

* Kiểu núi trung bình

- Độ cao tuyệt đối từ 1500m - 2000m

- Cấu trúc và hình thái: được nâng lên với biên độ trung bình, cấu trúc dạng vòm - khốitảng, cấu tạo chủ yếu từ nham biến chất và mác ma xâm nhập, nên hình thái cũng rất sắc xảo, độchênh 1000 - 1500m thung lũng hẹp, sườn dốc 25 - 30o, khe rãnh phát triển, khiến hình dángsườn phức tạp

- Quá trình đất lở đất trượt cũng rất mạnh mẽ

- Phân bố chủ yếu cũng ở Tây Bắc, Việt Bắc, BTB, cực NTB

* Kiểu núi thấp

- Độ cao tuyệt đối từ 500 - 1500m

- Cấu trúc và hình thái: nâng lên với biên độ thấp Cấu trúc nham đa dạng dủ loại nhưtrầm tích, biến chất, mác ma Độ chia cắt sâu giảm còn 300 - 800m, độ dốc giảm 15 - 20o, nênhình thái đã bớt hiểm trở hơn hai kiểu trên

- Quá trình xâm thực, cắt xẻ chiếm ưu thế, quá trình tích tụ yếu nên thung lũng vẫn hẹp

- Phân bố rộng rãi ở mọi miền, nhưng tập trung thành khu vực rộng thì thấy ở TB vàNTB, còn ở Việt Bắc và ĐB thì chỉ là từng khối núi rời rạc (trừ cánh cung Ngân Sơn)

* Kiểu sơn nguyên - cao nguyên

- Sơn nguyên và cao nguyên có độ cao tuyệt đối tương đương với độ cao của núi, nhưng

bề mặt thì rộng và tương đối bằng phẳng

- Cấu trúc và hình thái:

+ Sơn nguyên nằm ở độ cao lớn hơn cao nguyên, bề mặt dạng đồi thấp lượn sóng, độ caotương đối 25 - 100m Nguyên nhân do hoạt động xâm thực giật lùi của sông chưa đủ thời gian đểsan bằng bề mặt

+ Cao nguyên bề mặt bằng phẳng hơn, độ cao tương đối chỉ 25m, do dung nham đã sanlấp những chỗ mấp mô của nền móng cũ và xâm thực cũng chưa kịp chia cắt

- Phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Việt Bắc và Tây Nguyên

* Kiểu đồi

Trang 22

- Độ cao tuyệt đối dưới 500m, độ cao tương đối 25 - 200m

- Cấu trúc hình thái: đỉnh rộng, sườn từ ít dốc đến thoải, độ dốc từ 8 - 15o Riêng nhữngquả đồi tồn tại trong lòng đồng bằng vẫn được gọi là núi sót

- Quá trình xâm thực, bóc mòn chiếm ưu thế nhất là tại các đồi diệp thạch Quá trình tích

tụ đã mạnh lên, thung lũng rộng với nhiều bậc thềm, bãi bồi

- Phân bố: vùng đồi rộng nhất VN là vùng ĐB, từ cánh cung Ngân Sơn đến cánh cungDuyên hải và ở những nơi chuyển tiếp từ ĐB lên miền núi

* Kiểu bán bình nguyên

- Độ cao tuyệt đối 100 - 200m, độ cao tương đối dưới 25m

- Cấu trúc và hình thái: được hình thành tại vùng Tân kiến tạo ổn định, ranh giới giữanâng và sụt BBN là một bề mặt lượn sóng độ dốc < 8o

- Phân bố chủ yếu ở ĐNB, Tây Nguyên và vài nơi ở rìa đồng bằng như Phú Thọ, Bắc Giang

b Nhóm kiểu địa hình cacxtơ

- Trong nhóm địa hình này quá trình hòa tan, gặm mòn là chủ đạo còn quá trình xâm thựcsụp đổ chỉ là kết hợp

- Quá trình cacxtơ diễn ra không chỉ ở đá vôi mà còn ở các loại nham, đôlômit, sét vôi,thạch cao, đá muối, nhưng ở VN chủ yếu là đá vôi

- Các vùng núi đá vôi khác nhau về biên độ nâng sẽ khác về mức độ trẻ hóa Các vùng đávôi thuần sẽ phát triển quá trính cacxtơ mạnh Các vùng có sự xen kẽ đá vôi và các đá không hòatan, thì sẽ có cả quá trình xâm thực, bóc mòn

Tùy thuộc vào cường độ nâng của Tân kiến tạo và cấu trúc nham thạch địa hình cacxtơ ở

VN phân ra thành các kiểu sau:

* Kiểu thung - đồng cacxtơ xâm thực

- Hình thành ở những nơi đá vôi đã bị phá hủy gần hết để lộ ra nền đá không hòa tan bêndưới, có sông suối chảy thường xuyên Bề mặt thung hoặc đồng cacxtơ rộng chỉ còn những khối

đá vôi sót, nhỏ bé, đôi khi vẫn có những cửa biến (nước bị hụt xuống đất, vẫn còn quá trìnhcacxtơ ngầm)

- Phân bố vùng rìa núi đá vôi Bắc Sơn, là vùng có nhiều ruộng trồng lúa, dân cư đông

* Kiểu đồi cacxtơ xâm thực

- Hình thành ở những nơi chịu ảnh hưởng nâng lên của Tân kiến tạo Khác với kiểu trên ởchỗ vết lộ nham không hòa tan có dạng đồi bào mòn, nước trên mặt khan hiếm hơn, thung - đồngcacxtơ hẹp lại, các khối đá vôi sót lớn, cao 300 - 500m

- Phân bố ở vùng Đồng Giao - Bỉm Sơn của Thanh Hóa

* Kiểu núi cacxtơ xâm thực

- Hình thành ở những nơi Tân kiến tạo nâng mạnh, các núi bào mòn xen với núi đá vôi.Nước trên mặt không có, bị hụt xuống đất và chỉ chảy ra ở các thung lũng xâm thực hẹp

- Phân bố ở vùng Puthaca của Hà Giang

* Kiểu sơn nguyên cacxtơ

- Hình thành do các thung - đồng cacxtơ được bảo tồn sau khi nâng cao, hình thành cácsơn nguyên đá vôi Do quá trình cacxtơ trẻ mạnh, nên nước trên mạnh khan hiếm

- phân bố ở vùng Quản Bạ - Đồng Văn

* Tại những vùng thuần đá vôi có các kiểu:

- Kiểu đồi cacxtơ

+ Không có thung - đồng cacxtơ, không có nước trên mặt, chỉ có một số phễu nhỏ, phổbiến là các đồi đá vôi với carư (đá tai mèo), vách đứng, hang ngầm

+ Phân bố ở vùng sông Con của Nghệ An

- Kiểu núi cacxtơ

+ là những núi đá vôi cao, trơ trụi, hiểm trở dựng đứng, hang động phát triển Phễu cácxtơcũng hiếm, nhất là ở các khối đá vôi C - P

21

Trang 23

+ Phân bố vùng núi đá vôi Kẻ Bàng của Quảng Bình.

c Nhóm kiểu địa hình thung lũng và lòng chảo miền núi

- Đây là những kiểu địa hình âm lớn, trên đó có địa hình dương nhỏ, được hình thành dosông ngòi cắt xẻ đồi núi, có cấu trúc nham thạch đa dạng

- Do hình dáng và quan hệ giữa 2 quá trình xâm thực và bồi tụ chia ra các kiểu địa hình sau:

+ Kiểu thung lũng xâm thực - tích tụ

Kiểu này có quá trình xâm thực mạnh, thung lũng hẹp, ít bậc thềm chủ yếu là thềm cấutrúc hay hỗn hợp, không có thềm tích tụ và bãi bồi Tuy nhiên đây cũng đã là những con đường đilại dễ dàng

+ Kiểu thung lũng tích tụ - xâm thực

Hình thành ở nơi xảy ra vận động đứt gãy sụt lún, thung lũng rộng, quá trình tích tụ chiếm

ưu thế, nên nhiều bậc thềm, trong đó có thềm tích tụ và bãi bồi

+ Kiểu lòng chảo và bồn địa tích tụ - xâm thực

Đây là kiểu địa hình âm tròn trũng, có nhiều nguồn gốc: vũng hồ tân sinh, nơi hợp lưu củanhững dòng sông miền núi và được lấp đầy trầm tích do sông ngòi vận chuyển từ miền núixuống, là nơi nông nghiệp phát triển trù phú

d Nhóm kiểu địa hình đồng bằng (ĐB) tích tụ

- Hình thành tại các vùng sụt lún rộng hoặc hẹp và được bồi tụ phù sa

- Tương quan giữa mức độ sụt lún, đặc điểm địa hình bờ biển mạng lưới sông ngòi màhình thành các kiểu địa hình khác nhau

* Kiểu đồng bằng chân núi - ven biển

- Hình thành tại các vũng nhỏ, vận động thăng trầm yếu ĐB hẹp ngang, từ chân núi rabiển chỉ vài cây số

- ĐB thể hiện cả tính chất chân núi và cả tính chất ven biển

+ Tính chân núi thể hiện: sự có mặt khá phổ biến của các thềm lũ tích, thềm biển màimòn và đồi sót

+ Tính ven biển thể hiện: tỉ lệ lớn của đất mặn, đất cát tại các dải cồn - phá

- Tính chất cửa sông không mạnh vì sông ngắn, lưu lượng nhỏ, phù sa ít

+ Nếu vũng cũ hẹp, thì cồn cát nhiều Nếu vũng cũ mở rộng hơn, diện tích phá lớn, tạonên đồng bằng phá - tam giác châu

- Phân bố: ĐB Quảng Ninh, Kì Anh (Hà Tĩnh) Quảng Bình, Khánh Hòa…

- Nếu khu vực sụt võng rộng và sâu, dẫn đến hình thành các vịnh biển lớn, đồi núi cách xabiển, thì lại có hàng loạt các kiểu địa hình đồng bằng: ĐB thềm chân núi, ĐB tích tụ do sông, ĐBven biển hiện tại

* Đồng bằng thềm chân núi

- ĐB thềm chân núi là đồng bằng cao, không ngập nước, nằm ở rìa giáp đồi núi ĐB nàygặp ở miền đồi núi suốt từ B - N

- ĐB này hình thành trong điều kiện yên tĩnh hay sụt lún yếu và thường bị lôi kéo vào vậnđộng nâng của vùng đồi núi Tùy độ cao, mức độ xâm thực và tính chất phù sa lại chia ra làm 2 kiểu:

+ ĐB thềm xâm thực - tích tụ: cao 25 – 50m, cấu tạo chủ yếu là phù sa cổ, lũ tích nhiều

cuội sỏi và thường bị latêrít hóa, trong lòng ĐB còn nhiều đồi núi sót Loại này thấy ở vùng từBất Bạt đến Xuân Mai, Hà Tây và vùng Triệu Sơn Thanh Hóa, vùng ĐNB

+ ĐB thềm tích tụ - xâm thực: xa núi hơn, độ cao 10 - 20m, cấu tạo phù sa mới là chính.

Kiểu này thấy ở vùng Bắc Giang, Vĩnh Phúc

* Đồng bằng tích tụ do sông

- Kiểu này nằm giữa ĐB thềm chân núi và ĐB ven biển Tại đây đã chấm dứt tác độngcủa biển, phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ bồi đắp của sông, cao trung bình từ 3 - 5m.Trong ĐB ta gặp các dạng địa hình: gờ cao ven sông, bãi bồi, hồ, ao và cả một vài đồi sót…

Trang 24

+ Tại các ĐB có hệ thống đê nhân tạo, thì có sự phân hóa rõ giữa khu vực trong đê vàngoài đê Ngoài đê, hàng năm vẫn bị ngập nước, với các bãi bồi rộng nằm ở hai bờ hoặc giữa lòngsông Trong đê, không bị ngập nước lũ mà chỉ bị úng nước mưa Kiểu này thấy rõ ở ĐB s.Hồng

+ Tại các ĐB không có hệ thống đê điều, thì có sự phân hóa giữa các bãi bồi thấp bị ngậpnước sâu trong mùa lũ và các bãi bồi cao ít bị ngập nước, hoặc chỉ bị ngập khi có những trận lũlịch sử Kiểu này thấy ở ĐB sông Cửu Long

* Kiểu đồng bằng ven biển hiện tại

ĐB này có độ cao từ 0 - 2m hàng ngày chịu ảnh hưởng của thủy triều nên ngoài vai tròcủa sông thì còn có các dạng địa hình thể hiện vai trò của thủy triều và sóng biển rất rõ Tùy theotương quan giữa sông và biển có thể phân ra hai kiểu:

- Kiểu Etchuye

+ Hình thành ở những vùng cửa sông chịu tác động mạnh của thủy triều ĐB tiến rấtchậm, nhưng vẫn nhiều bãi triều lộ ra khi triều rút

+ Kiểu này điển hình là etchuye sông Thái Bình và sông Đồng Nai Còn ở Duyên hải Trung

Bộ các etchuye có ít bãi triều, nhưng nhiều cồn cát, đụn cát, điển hình ở Quảng Bình, Phan Thiết

- Riêng ở ĐBSCL còn có một kiểu ĐB đặc biệt là: ĐB tích tụ sinh vật Tác nhân chủ yếu

là sinh vật, bên dưới là lớp than bùn do xác thực vật Kiểu này điển hình ở vùng U Minh

đ Nhóm địa hình bờ biển (BB)

Vai trò của biển với các quá trình mài mòn, tích tụ do sóng, thủy triều, hải lưu là động lựcchính tạo thành các dạng BB khác nhau Dọc BB VN có các dạng:

* Kiểu bờ biển tích tụ - thủy triều

- Tại các khu vực kín gió do các đảo che chắn, quá trình tích tụ mạnh hơn quá trình màimòn, tạo nên kiểu BB tích tụ - thủy triều với các dạng phổ biến: bãi triều, các lạch, các chương(bãi cát nổi ngoài biển), đảo sót

- Phân bố điển hình ở BB Quảng Yên - Hải Phòng

* Kiểu bờ biển tích tụ - sóng gió

- Tại các vùng BB thoáng, sóng gió mạnh thì vai trò tích tụ của sóng và vun cao của gió làmạnh mẽ, tạo nên các dạng địa hình: cồn cát, đụn cát thống trị Bên trong các dải cồn cát, đụn cátthường có các đầm phá

- Kiểu này điển hình là BB vùng Trung Trung Bộ

c Kiểu bờ biển tích tụ - sinh vật

- Hình thành chủ yếu tại châu thổ sông Cửu Long, rừng nước mặn điển hình rộng lớn, cótác dụng củng cố đường bờ biển giúp sông lấn biển rất nhanh

- Kiểu này điển hình ở vùng Cà Mau

* Kiểu bờ biển san hô

- Là kiểu BB sinh vật đặc biệt, địa hình phổ biến là vách đá san hô cũ đã nâng cao trênmặt biển, san hô đã chết còn lại vỏ và các rạn san hô ngầm đang phát triển

- Dạng BB này từ mũi Nạy đến mũi Kê Gà và hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa

* Kiểu bờ biển mài mòn

- Do núi lan ra sát biển, tác dụng mài mòn do sóng rất mạnh mẽ, địa hình chủ yếu lànhững vách đá, bãi đá, không có bãi cát viền quanh

- Kiểu này điển hình từ mũi Nạy đến mũi Vách Đá sau Cam Ranh

Giữa các kiểu BB tích tụ và mài mòn điển hình còn có các kiểu trung gian

* Kiểu bờ biển tích tụ - mài mòn

23

Trang 25

- Các BB tích tụ nay bị sóng biển mài mòn làm sụt lở.

- Kiểu này gặp ở BB Nam Định, Bạc Liêu, Cà Mau

* Kiểu bờ biển mài mòn - tích tụ

Hình thành tại nơi có núi nhô ra biển, nhưng gần đó lại có sông nhiều phù sa, khiến chochân vách mài mòn có bãi biển tích tụ cát, do hải lưu ven bờ

2.2 KHÍ HẬU VIỆT NAM

Ở Việt Nam khí hậu là một nhân tố ngoại lực đặc biệt quan trọng của môi trường địa lí,

nó chi phối rất nhiều yếu tố tự nhiên, nó cũng được coi là nhân tố trội trong sự phân hóa của tựnhiên Vì vậy nghiên cứu khí hậu VN để thấy được tính chất, đặc điểm và sự chi phối của nó đốivới cảnh quan trên toàn lãnh thổ

2.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành khí hậu Việt Nam

a Vị trí địa lý

* Vị trí địa lý của nước ta

- Hệ tọa độ: cực Bắc: 23o22’B cực Tây: 102o10’Đ

cực Nam: 8o30’B cực Đông: 109o24’Đ

Vậy hệ tọa đã độ đặt nước ta trong vòng đai NCT, chi phối khí hậu VN

+ Khắp mọi nơi trên nước ta đều có 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh trong 1 năm, Mặt Trờiluôn đứng cao trên đường chân trời, thấp nhất ở Đồng Văn là 43o12’

+ Độ dài ngày và số giờ nắng, ngày nắng trong năm lớn, trung bình hơn 10h/ ngày, mộtnăm có khoảng 1500 – 2000 giờ nắng

+ Lượng bức xạ lớn: bức xạ tổng cộng Qtb = 110 - 140 kcal /cm2/n Cán cân bức xạ luôndương Btb = 75 - 85 kcal /cm2/ n Điều đó chứng tỏ nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng

- Nước ta nằm ở rìa ĐN của lục địa châu Á, giáp với ĐD, nên ảnh hưởng của biển vào rấtlớn, tất cả các luồng gió đến VN đều qua biển làm tăng ẩm, nên VN mưa nhiều, khí hậu mangtính chất nóng, ẩm

* Hình thể

Nước ta hẹp ngang, kéo dài trên nhiều vĩ độ, nên khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa phía

B và phía N Khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh phía B chỉ cách nhau 2, 3 ngày,phía N cách nhau 4 - 5 tháng, vì vậy chế độ nhiệt giữa B - N cũng khác nhau, miền B có một cựcđại vào tháng 6, miền N có 2 cực đại vào tháng 4 và tháng 8 Vị trí địa lý đã tạo nên tính chấtnhiệt đới, cũng chính vị trí địa lý lại làm cho tính chất nhiệt đới bị phức tạp hơn

b Hoàn lưu khí quyển

* Cao áp chí tuyến và gió tín phong (Tm)

- Vào khoảng 30 - 40o B và N có hai dải cao áp (CA), gọi là CA chí tuyến Gió phát ra từhai dải CA này gọi là gió tín phong

- Dải CA này ở BBC không liên tục mà bị đứt đoạn tạo thành những lưỡi CA nhỏ VùngTrung Ấn thường chịu ảnh hưởng của các lưỡi CA Bengan - Đông Dương và Tây TBD Bộ phận

CA tác động mạnh mẽ nhất đến VN là lưỡi CA Tây TBD, nó hoạt động quanh năm nhưng tácđộng vào nước ta mạnh yếu khác nhau vì nó bị chi phối bởi các CA và hạ áp khác

+ Mùa đông: ở miền B do ảnh hưởng của CA Xibia quá mạnh nên gió Tm bị đẩy lùi, chỉtác động ở miền N Ở trên cao tầng 500 – 700mb thì nó mới biểu hiện rõ trên cả nước

+ Mùa xuân: CA xibia yếu dần, lưỡi CA này lại hoạt động mạnh, độc lập và chi phối thờitiết ở nước ta

+ Mùa hạ: nó lại lùi về phía Đông của Philíppin do hạ áp Ấn Độ - Mianma hút gió từ vịnhBengan lên nên gió TN mạnh đẩy lùi nó, mỗi khi gió mùa TN yếu thì Tm lại lấn vào

+ Mùa thu: nó lại mạnh lên và đến khi CA Xibia mạnh lên thì nó lại lùi dần

Trang 26

- Đặc điểm của gió Tm: khi cao áp hình thành rõ rệt, gió tới VN hướng thịnh hành là ĐB.

Nó là khối khí nhiệt đới nóng lại từ biển thổi vảo nên rất ẩm, làm cho thòi tiết nóng ẩm, ổn địnhkhông mưa, nhưng khi gặp địa hình chắn gió thì gây mưa rất lớn

* Cao áp Xibia và gió mùa Đông Bắc (Npc)

- Trung tâm của CA này là vùng hồ Baican, vì đây là một vùng rất lạnh nhiệt độ trungbình -15o đến - 40o, P: 1050 - 1060mb, độ ẩm riêng 1g/kg Hình thành nên một CA mạnh, nó chiphối sự phân bố khí áp trên toàn châu Á và làm lu mờ cả hệ thống CA chí tuyến và ảnh hưởng tới

VN vào mùa Đông Tuy vậy CA Xibia không dày nên không phát triển lên cao được, chỉ đến

1500 - 2000m

- CA Xibia xuất hiện từ tháng 9, tăng dần khí áp lên và di chuyển dần về phía Đông.Mạnh nhất vào tháng 1, tâm của nó ở 45oB và 110oĐ, (vùng Mông Cổ) sau đó di chuyển dần vềphía Đ, yếu dần, tan đi, sau lại xuất hiện ở vị trí trung bình, lại mạnh dần lên và dịch chuyển vềphía Đ, rồi yếu dần và tan, cứ như vậy nó hoạt động suốt mùa đông

- Khối không khí xuất phát từ CA Xibia ảnh hưởng đến VN theo hướng ĐB và ảnh hưởng

từ tháng 11- 3, có khi sớm hơn (tháng 10) có khi muộn hơn (tháng 4) Gió mùa ĐB đến VN bằng

2 con đường:

+ Một đường từ lục địa đi thẳng qua lãnh thổ Trung Quốc đến VN (Npc đất)

+ Một đường dịch về phía Đông qua biển Nhật Bản, Hoàng Hải đến VN (Npc biển)Trên chặng đường đi đó, gió ĐB được hun nóng thêm từ 0,5oC đến 2oC trên 1 vĩ tuyến vàđược tăng thêm độ ẩm, tức là đã bị biến tính đi, vì vậy đến nước ta không khí cực đới đã đượctăng cả về nhiệt độ và độ ẩm

- Đặc điểm của khối không khí này là lạnh và khô, mang đến thời tiết lạnh khô chonước ta vào đầu mùa (Npc đất) và thời tiết lạnh ẩm vào cuối mùa (Npc biển)

* Áp thấp Ấn Độ - Mianma và gió Tây Nam (TBg)

- Từ tháng 3 khu vực Ấn Độ - Mianma bị hun nóng mạnh làm xuất hiện hạ áp (HA), nómạnh lên vào tháng 4 - 5 và nó hút gió từ vịnh Bengan lên Gió từ vịnh Bengan bị hút lên mạnh,theo quán tính thổi tới bán đảo Trung Ấn theo hướng TN

- Gió này xuất phát từ biển nên nóng, ẩm nhưng không dày (vì trên cao còn có dải CA chítuyến thống trị, nên lượng mưa chưa nhiều lắm) làm cho thời tiết nắng, nóng thỉnh thoảng có mưadông hoặc mưa địa hình

- HA này tồn tại suốt mùa hạ, gió TN cũng ảnh hưởng từ tháng 4 - 7 mạnh nhất là tháng 5

- 6 Tác động chủ yếu vào Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Do địa hình chắn gió của Trường Sơn, nêntrút mưa ở sườn Tây, sang nước ta bị hiệu ứng phơn nên thời tiết rất nóng và khô

d Miền áp thấp xích đạo và gió TN nguồn gốc tín phong NBC (Em)

- Miền áp thấp này nằm giữa hai dải CA chí tuyến B và N bán cầu P 1008 -1005 mb Mùađông ở BBC nó nằm ở 10oN Mùa hè ở BBC nó di chuyển từ N lên khoảng 10oB Hút gió tín phong

ĐN từ NBC lên, chuyển hướng thành TN tác động vào khu vực Ấn Độ, bán đảo ĐD và lục địa VN

- Luồng gió này thường dày, qua một chặng đường dài trên biển, nên lượng ẩm cao,thường gây mưa lớn cả mưa hội tụ và mưa địa hình Gió này ảnh hưởng mạnh nhất ở miền Nam

* Ngoài các hoàn lưu trên còn có hệ thống hoàn lưu trên cao ở tầng 500 - 700mb

- Gió trên cao rất quan trọng, vì nó là tầng dẫn đường, các CA, HA đều dịch chuyển theogió trên cao Các hiện tượng thời tiết xảy ra không chỉ do hoàn lưu dưới thấp, mà là do sự kết hợpgiữa hoàn lưu dưới thấp và hoàn lưu trên cao

- Ở nước ta, hoàn lưu trên cao cũng như hoàn lưu dưới thấp căn bản là thể hiện sự đấutranh giữa hệ thống hoàn lưu ôn đới và hệ thống hoàn lưu nhiệt đới

+ Hệ thống ôn đới: Là tầng gió trên cao xuất hiện nhiều về mùa đông, luồng đi qua miềnBắc nước ta là nhánh phía N Himalaya từ Ấn Độ dồn về Nhật Bản

+ Hệ thống nhiệt đới là gió phát ra từ CA chí tuyến, bờ bắc của CA này cũng là gió Tâyhay Tây Nam, nhưng tính chất thì khác, nóng hơn 5oC

25

Trang 27

c Những nhiễu loạn của hoàn lưu ảnh hưởng đến sự hình thành khí hậu

Ngoài những ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển, khí hậu nước ta còn bị ảnh hưởng rấtnhiều của những nhiễu loạn do hoàn lưu khí quyển gây ra

* Frôn cực

- Frôn là mặt ngăn cách giữa hai khối khí có tính chất khác nhau Frôn cực là mặt ngăncách giữa hai khối khí cực đới và khối khí nhiệt đới (Npc/Tm)

- Frôn cực thường đi trước lưỡi cao áp lạnh khi có gió ĐB tràn về Nó hoạt động chủ yếu

ở miền B, ít hoạt động ở phía N vĩ tuyến 16oB, chỉ trong những trường hợp thật mạnh mới xuốngnhững vĩ độ thấp hơn Tính chất của Frôn cực phụ thuộc vào tính chất của Npc và Tm Có 3trường hợp sau:

+ Mùa xuân (tháng 2,3) Tm mạnh lên đẩy lùi Frôn cực lên phía B, lúc này tính chất của

nó lại là tính chất của Frôn nóng

+ Đầu hè (tháng 4) nếu Frôn cực còn sang được, thì gây mưa rào, vì lúc này cả hai khốikhí đều nóng lên và tăng ẩm

- Frôn cực giữa Npc mới sang Npc đã biến tính (khí đoàn địa phương)

Trường hợp này ít xảy ra, chỉ vào giữa mùa đông khi Npc tràn sang dồn dập, khối trước,khối sau gặp nhau, làm cho thời tiết lạnh, trong sáng và ít mưa

* Đường hội tụ nhiệt đới

- Là khu vực thời tiết xấu giữa 2 luồng gió tín phong của BBC và NBC hội tụ lại gâydòng thăng đi lên rất cao Miền này rộng 80 - 600km, bề dày của nó biến đổi tùy theo cường độ

và góc hội tụ

- Hoạt động của đường hội tụ

+ Tháng 6: bắt đầu hoạt động ở VN, nhưng chủ yếu ở miền N, đường hội tụ nằm theohướng T - TB, Đ - ĐN

+ Tháng 7,8 nó di chuyển ra miền B vắt ngang qua đồng bằng Bắc Bộ, gây “mưa ngâu”cho miền B

+ Tháng 9 trở về phía N, vắt ngang Huế, gây mưa lớn rồi xuống dần phía N

+ Tháng 10 xuống đồng bằng Nam Bộ

+ Tháng 11 về NBC

Cần chú ý rằng: Đường hội tụ này không phải tồn tại vĩnh viễn, mà thực tế nó chỉ tồn tạimột vài ngày hoặc một tuần rồi tan đi, ở vị trí trung bình lại xuất hiện đường hội tụ mới, cứ thế

nó tiếp diễn suốt mùa hè

- Ngoài ra còn một đường hội tụ giữa gió TBg và Tm theo hướng kinh tuyến Nó hoạtđộng mạnh vào các tháng cuối xuân đầu hạ Hướng di chuyển là B - N, gây mưa vào tháng 4 - 5

* Xoáy thuận nhiệt đới và bão.

- Đây là một trường hợp nhiễu động sâu sắc nhất trong cơ chế gió mùa hạ, có ý nghĩa vôcùng quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu nước ta

- Xoáy thuận nhiệt đới

Trang 28

+ Đó là một vùng áp thấp gần tròn tương đối nhỏ, những đường đẳng áp đồng tâm rất sítnhau nên gió rất mạnh, thường trên 30m/s Gió trong bão gần như song song với đường đẳng áp,trái với tình hình bình thường ở các vĩ độ nhiệt đới.

+ Toàn bộ hệ thống có chuyển động xoáy đi lên cực kỳ mãnh liệt, các phần tử khí phảichuyển động đồng thời từ ngoài vào trong và từ dưới lên cao, hình thành mây và mưa dữ dội.Nhưng các phần tử khí không bao giờ chạm nhau ở tâm, nên vùng này rất lặng gió gọi là tâm bão(hay mắt bão), rộng khoảng 10 km

- Bão thường xuất hiện trên vùng biển nhiệt đới Bão đến nước ta thường xuất phát từ TâyTBD khoảng 10 - 20oB và 130 - 145oĐ, hoặc ở ngay trên biển Đông, khoảng 7 - 20oB và 112 -

121oĐ Vào thời kỳ mà nhiệt độ nước biển bị hun nóng 26 - 27oC Bão cũng thường phát sinh trêndải hội tụ nhiệt đới, di chuyển trên biển Đông với tốc độ lớn 18km/h, max 40 - 50 km/h

- Mùa bão ở nước ta từ tháng 7 - 11, cực đại tháng 9 (chiếm 85% tổng số cơn bão) Thờigian bão và tần suất bão không đồng nhất từ B - N

+ Trung bình 1 năm nước ta có 3,74 cơn bão Miền B từ 2 - 3 cơn, miền N từ 1 - 2 cơn

Có năm ảnh hưởng nhiều có năm ảnh hưởng ít Khu vực bị đe dọa nhiều nhất là vùng ven biển từMóng Cái đến cực Nan Trung Bộ

+ Thời gian bão cũng không đồng nhất: vùng đồng bằng Bắc Bộ, bão và các tháng 7, 8,

9 Trung Bộ bão vào tháng 9,10,11 Nam Bộ bão vào tháng 10,11,12

- Tác hại của bão rất lớn: mưa lớn cộng với gió mạnh gây lũ lụt và tàn phá nhà cửa, đường

sá, mùa màng

d Các yếu tố của hoàn cảnh địa lí ảnh hưởng đến sự hình thành khí hậu

* Địa hình

- Hướng địa hình của nước ta có tác dụng đón gió hoặc chắn gió

+ Các dãy núi hướng vòng cung ở vùng ĐB, xòe ra phía B chụm lại ở phía N, có tác dụng

đón gió mùa ĐB, nên gió mùa ĐB vào ĐB nhanh và mạnh nhất

+ Các dãy núi hướng TB - ĐN của vùng TB và BTB, chắn cả hai luồng gió mùa: gió TNmùa hè và gió ĐB mùa đông, làm cho gió bị biến tính, do vậy mà khí hậu của nước ta đa đạng vàphức tạp ở từng nơi, từng lúc

- Độ cao của địa hình tạo nên sự khác biệt khí hậu giữa chân núi - sườn - đỉnh Nước ta đồinúi thấp cộng với ảnh hưởng của hoàn lưu nên sự phân hóa thấp cao cũng rất phức tạp Miền Bđai chân núi từ 0 - 600m, miền N từ 0 - 800m

* Lớp phủ thực vật

Lớp phủ thực vật có hai tác dụng to lớn đối với khí hậu là điều hòa khí hậu và ngăn cản,làm tan gió bão Rừng nước ta là rừng rậm nhiệt đới có vai trò to lớn đối với khí hậu, nhưng hiệnnay rừng đã bị tàn phá nhiều, làm khí hậu xấu đi

2.2.2 Những đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam

Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm khái quát là: "Tính chất nhiệt đới, nóng, ẩm, gió mùa

và phân loại phức tạp" Các đặc điểm này thể hiện cụ thể như sau:

a Khí hậu VN mang tính chất nội chí tuyến nóng ẩm

* Tính chất nóng

- Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến BBC, nên có chế độ bức xạ lớn

+ Nước ta có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh, càng đi về phía B khoảng cách giữa hai lầncàng ngắn lại, càng đi về phía N khoảng cách càng dài ra Trên cao nguyên Đồng Văn hai lần chỉ

ở trước và sau ngày hạ chí (21/6), còn ở Cà Mau hai lần cách nhau tháng 5

+ Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời: độ cao Mặt Trời lúc thấp nhất giữa trưa ởcao nguyên Đồng Văn là 43o12’ Ở vĩ độ 20oB là 46o46’ Ở 10oB là 56o46’ Nhiều tháng khác độcao vào giữa trưa đạt trên 80o

27

Trang 29

+ Ngày ngắn và ít dao động trong năm: Đồng Văn ngày dài nhất quanh ngày hạ chí là12h23’, ngày ngắn nhất quanh ngày đông chí là 10h46’, còn xuân phân và thu phân 12h06’ –12h08’ Ở vĩ độ 10oB, ngày dài nhất là 12h35’, ngày ngắn nhất là 11h25’.

+ Tổng bức xạ nước ta lớn: miền B từ 110 - 120cal/cm2/n, miền N từ 140 - 160cal/cm2/n.Cân bằng bức xạ luôn dương: miền B từ 70 - 80cal/cm2/n, miền N từ 90 - 100cal/cm2/n, ngay ở

Sa Pa cũng đạt 64,5 cal/cm2/n, vẫn đạt tiêu chuẩn của một miền khí hậu chí tuyến và á xích đạo

- Do chế độ bức xạ lớn nên nước ta có nền nhiệt lượng cao

+ Số giờ nắng trung bình từ 1500 - 2000 giờ Miền B từ 1400 - 2000 giờ tháng nắng nhất

là tháng 7, trung bình là tháng 4,5 Miền N từ 2000 - 3000 giờ, tháng nắng nhất là tháng 3

+ Chế độ nhiệt cao: nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc > 20oC (trừ vùng núi cao).Miền B từ 20 – 22oC, biên độ nhiệt năm cao từ 7 - 8oC Miền N từ 25 - 27oC, biên độ nhiệt nămthấp 2 - 3oC Nhiệt độ chênh lệch giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào mùa lạnh lên tới 10oC

+ Tổng nhiệt độ cũng có diễn biến và phân bố như nhiệt độ, trung bình là 7000o - 8000o.Miền B là 8000oC, miền Trung là 9500oC, miền N là10.000oC, vùng núi miền B từ 5000- 6000oC,vùng núi miền N từ 6000 - 7000oC

Những chỉ số trên đã chứng minh khí hậu VN mang tính chất nội chí tuyến nóng

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000 mm Nơi khuất gió lượng mưa dưới 1000mm/n như Mường Xén 643mm, Phan Rang 653mm, Mũi Dinh 757mm Nơi đón gió lượng mưatrên 2500mm như Móng Cái 2749m, Phú Quốc 3067mm, Trà Mi 3841mm, Hoàng Liên Sơn3554mm, Bắc Quang 4802mm, Hòn Ba 3751mm

+ Cân bằng mưa - bốc hơi luôn luôn dương, nên VN thừa nước Ví dụ: Lạng Sơn + 321,

r là lượng mưa trung bình năm (mm)

E là khả năng bốc hơi trung bình năm (mm)

K của nước ta từ 1,5 - 2 Theo tiêu chuẩn quốc tế của vùng nhiệt đới ẩm là 1, còn quá 2 là

ẩm ướt Vậy nước ta là thuộc vùng nhiệt đới ẩm

- Điều kiện nhiệt và ẩm của khí hậu còn được phản ánh khá rõ nét trong mạng lưới sôngngòi, lớp vỏ phong hóa, thổ nhưỡng, thực vật của nước ta

b Khí hậu VN thể hiện tính chất nội chí tuyến gió mùa

- Tính chất nội chí tuyến của khí hậu nước ta không diễn ra bình thường và đều đặn vì bị

cơ chế gió mùa ĐNÁ làm đảo lộn Một năm chúng ta chịu ảnh hưởng của các trung tâm áp theomùa, với các luồng gió mùa

+ Gió mùa mùa đông (gió mùa ĐB): ảnh hưởng đến VN xuất phát từ CA Xibia thổi đến VNtheo hướng ĐB Ảnh hưởng đến nước ta từ tháng 11 - 3, qua bằng hai con đường đất liền và biển

Do ảnh hưởng của gió mùa ĐB, gây ra thời tiết lạnh khô ở đầu mùa và lạnh ẩm vào cuối

mùa Vùng bị ảnh hưởng mạnh nhất là miền B, đặc biệt là khu ĐB và BTB Nhiệt độ Hà Nội vào

Trang 30

giữa mùa đông là 10oC, tối thiểu 3,7oC, Vinh nóng hơn Hà Nội từ 0,5 -1oC, Lai Châu nóng hơn

Hà Nội từ 2 - 3oC, Lạng Sơn lạnh hơn Hà Nội từ 1 - 2oC

Ảnh hưởng của gió mùa ĐB còn làm cho thời mùa đông không mưa, hoặc có mưa nhỏ

do được tăng ẩm Chỉ vào các tháng đầu và cuối mùa đông (tức tháng thu và xuân) là có mưanhiều do ảnh hưởng của Tm

+ Gió mùa mùa hè: Sự diễn biến của gió mùa mùa hè rất phức tạp vì nguồn gốc của cácluồng gió mùa mùa hạ không đồng nhất, thời gian và không gian tác động cũng khác nhau

Khối không khí tín phong NBC vượt xích đạo, đổi hướng thổi vào VN theo hướng TN.

Gió này cũng thổi từng đợt, mỗi đợt xâm nhập của gió mùa TN mạnh đều kèm theo hoạt động rõrệt của đường hội tụ nhiệt đới Luồng gió này nóng, ẩm nên gây mưa lớn (cả mưa hội tụ và mưađịa hình) Gió mùa TN tác động chủ yếu ở miền Nam từ tháng 6 - 10

Khối khí chí tuyến vịnh Bengan: bị hút lên do áp thấp Ấn Độ - Mianma, thổi thẳng đến

nước ta cũng theo hướng TN Bản thân khối không khí này do xuất phát trên biển nên rât nóng và

ẩm, nhưng do tác động bức chắn địa hình làm khối không khí bị biến tính, ảnh hưởng đến VNgây thời tiết rất nóng và khô Gió mùa TN ảnh hưởng đến nước ta vào các tháng 5,6,7,8 Khu vực

bị ảnh hưởng mạnh nhất là BTB và TB Nhiệt độ mùa hè ở BTB tới 36 - 38oC, max 39 - 41oC

Độ ẩm không khí chỉ còn 50- 70%, min < 30%

Chính gió mùa đã làm cho khí hậu VN phân hóa theo mùa rất rõ rệt: mùa đông lạnh và ítmưa Mùa hè nóng và mưa nhiều

+ Gió tín phong BBC cũng tác động vào nước ta mạnh yếu khác nhau theo từng mùa, nên

ta có cảm giác đó là gió mùa của mùa thu và mùa xuân, thời tiết của hai mùa này mát và ẩm

c Khí hậu VN phân hóa rất đa dạng trong không gian

Ngoài sự phân hóa theo mùa, do ảnh hưởng của địa hình và hoàn lưu nên khí hậu VN cònphân hóa rất rõ rệt theo không gian

* Sự phân hóa Bắc -Nam

Hình thể đất nước kết hợp với địa hình và hoàn lưu, làm cho sự phân hóa B-N của khí hậunước ta thêm sâu sắc

- Góc nhập xạ, tổng bức xạ, nhiệt độ… đều thay đổi khi đi từ B - N

- Địa hình và hoàn lưu, làm cho gió mùa ĐB chỉ tác động mạnh nhất ở miền B, tạo chomiền B có một mùa đông lạnh kéo dài trên 3 tháng, cơ chế nhiệt độ và thời tiết giống như khí hậu

á nhiệt đới pha ôn đới Còn miền N ít ảnh hưởng của không khí cực, tính chất nóng ẩm điều hòahơn, khí hậu mang nhiều nét của một miền cận xích đạo gió mùa

* Sự phân hóa Tây – Đông

Địa hình và hoàn lưu không chỉ tạo nên sự phân hóa B - N mà còn tạo nên sự phân hóa T - Đ

- Giữa Đông Bắc và Tây Bắc khác nhau chủ yếu về chế độ nhiệt

+ Mùa đông: Đông Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB, thời tiết mùa đông rấtlạnh lẽo Trong khi đó Tây Bắc bị bức chắn địa hình của Hoàng Liên Sơn, nên gió mùa ĐB bịchặn lại, thời gian đến chậm hơn, mức độ kém sâu sắc hơn ĐB dù cùng nằm trên một vĩ độ vàcùng độ cao

Ví dụ: Lạng Sơn: totbI: 13,7oC; tần suất Frôn: 22 lần

Hà Nội : totbI: 16oC; tần suất Frôn: 20,6 lần

So với: Lai Châu: totbI: 17oC; tần suất Frôn: 7 lần

Sơn La: totbI: 17oC; tần suất Frôn: 14 lần

Mức độ ảnh hưởng của Npc cũng khác nhau: totbI ở Đông Bắc thường dưới 15oC, có khidưới 10oC, trong khi đó ở Tây Bắc phải lên tới độ cao 500m thì mới có nhiệt độ trung bình là 15oC

+ Mùa hè: Tây Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn TN do bức chắn địa hình BắcTrường Sơn và dãy biên giới Việt - Lào, nên thời tiết mùa hè ở đây rất nóng, totb thường trên

35oC Trong khi đó Đông Bắc ít chịu ảnh hưởng của gió phơn TN, chỉ khi nào áp thấp mạnh, nó

29

Trang 31

mới lấn vào đồng bằng Bắc Bộ, nhưng chỉ thời gian ngắn, ở Đông Bắc chủ yếu ảnh hưởng củagió ĐN từ vịnh Bắc Bộ thổi vào, thời tiết mát và ẩm hơn Tây Bắc.

- Giữa Tây - Đông Trường Sơn khác nhau chủ yếu về chế độ mưa: cả 2 sườn đều có mùamưa sâu sắc nhưng trái ngược nhau về thời gian và nguồn gốc

+ Sườn Tây mưa do TBg gặp bức chắn địa hình, mưa vào mùa hè có gió TN

+ Sườn Đông mưa do gió mùa ĐB kết hợp với tín phong ĐB, mưa vào mùa thu - đông, từtháng 9 - 12

* Sự phân hóa thấp - cao

- Địa hình là yếu tố chủ đạo tạo nên sự phân hóa đai cao Địa hình Việt Nam chủ yếu làđồi núi thấp nên đai cao ít Nước ta chỉ có 3 đai chủ yếu: Đai nhiệt đới gió mùa chân núi, đai ánhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới

- Địa hình cộng với tác động của hoàn lưu gió mùa cũng làm cho sự phân hóa đai cao củanước ta rất phức tạp

+ Những khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của Npc, thì đai chân núi chỉ từ 0 - 600m, từ 600

- 1500m đã thể hiện rõ tính chất của đai á nhiệt đới trên núi, từ 1600 - 2000m đã thể hiện tínhchất của đai ôn đới núi cao

+ Những khu vực không chịu ảnh hưởng của không khí cực, thì đai chân núi từ 0 - 800,900m và phải từ 1000m trở lên mới thể hiện rõ tính chất á nhiệt trên núi

d Khí hậu VN thể hiện rõ tính chất thất thường

Khí hậu VN không chỉ phân hóa phức tạp mà còn thể hiện tính chất thất thường, khôngtheo một trình tự nhất định

- Thất thường trong chế độ nhiệt: sự dao động nhiệt độ trong ngày, trong tháng, trong nămrất thất thường

+ Sự thất thường trong chế độ nhiệt thể hiện rõ trong mùa đông ở miền B

Biên độ nhiệt ngày tới 5 - 6oC có khi tới 8 - 9oC Từ 9 giờ sáng đến 2, 3 giờ chiều nhiệt

độ tăng lên và từ đó lại hạ xuống, đến nửa đêm về sáng nhiệt độ hạ rất thấp

Biên độ tháng cũng chênh nhau từ 3 - 5oC, ví dụ: Lạng Sơn totbI 13,7oC, nhưng có năm

totbI chỉ 7,8oC chênh nhau tới 5,9oC, Hà Nội cũng chênh tới 4 - 5oC Đó là chưa kể năm rét sớm,năm rét muộn, năm rét nhiều, năm rét ít…

+ Mùa hè: những nơi chụi ảnh hưởng của gió phơn TN thì sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn

- Thất thường trong chế độ mưa: do sự nhiễu động của không khí, nhiễu động của Frôn,hội tụ, bão, địa hình, mà chế độ mưa rất phức tạp và thất thường

+ Sự biến động của lượng mưa năm biểu hiện bằng tỉ số lượng mưa năm lớn nhất trênlượng mưa năm nhỏ nhất, nếu tỉ số này càng cao thì tính chất thất thường càng lớn Ở nước ta tỉ

số này ở một số nơi rất cao như Lạng Sơn 2,68, Hà Nội 2,14, Vinh 2,7, Huế 2,38, Nha Trang3,03, tp HCM 1,75

+ Sự thất thường trong mùa mưa của mỗi miền: miền B mùa mưa từ tháng 5 -10, miềnTrung mùa mưa từ tháng 9 - 12; miền N mùa mưa từ tháng 5 - 10 Và còn phải kể đến năm mưanhiều, mưa ít, mưa sớm, mưa muộn

- Tính chất thất thường của khí hậu còn thể ở từng vùng, từng miền Ngay trong mộttháng, một mùa, một năm thì khí hậu nước ta cũng không đồng nhất

+ Mùa đông: nhiệt độ miền B - miền N chênh nhau đến hàng chục độ như Hà Nội totbI là

16oC, thành phố Hồ Chí Minh totbI là 25oC Ngay trong cùng một vĩ độ cùng một mùa cũng có sựkhác nhau giữa miền này, miền khác như TB và ĐB, Bắc và Nam đèo Hải Vân

+ Mùa mưa cũng không đồng nhất giữa các khu vực của đất nước, cùng một tháng thì nơinày đang úng lụt dữ dội, nơi khác hạn hán nặng nề Tất cả những điều đó thể hiện tính chất phứctạp và đa dạng của khí hậu VN

Trang 32

B đèo Hải Vân trở ra Bắc Q = 110 - 140 cal/cm2/n, B = 70 - 75 cal/cm2/n

N đèo Hải Vân trở vào Q = 140 - 160 cal/cm2/n, B = 90 - 100 cal/cm2/n

+ Giữa các khu vực của từng miền

Miền B: khu Việt Bắc, Đông Bắc và đồng bằng Q = 110 - 130 cal/cm2/n, khu Tây Bắc vàđồng bằng duyên hải Q = 130 - 140 cal/cm2/n Trên các núi cao B nhỏ, B = 50 - 70 cal/cm2/n, đồngbằng và đồi núi thấp B = 75 - 85cal/cm2/n, riêng đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh B = 85 - 90 cal/cm2/n

Miền N: khu vực miền núi Q = 130 - 150 cal/cm2/n, khu vực đồng bằng duyên hải vàNam Bộ Q = 150 - 170 cal/cm2/n Trên núi cao B = 85 - 90 cal/cm2/n, Tây nguyên và duyên hảiNTB B = 90 - 100 cal/cm2/n, riêng cực NTB từ Nha Trang - Phan Thiết B > 100 cal/cm2/n

+ Biến trình năm: cả Q và B đều thấp về mùa đông và cao về mùa hè

+ Miền N: số giờ nắng cao từ 2000 - 3000 giờ Nơi nắng ít nhất là vùng Kon Tum thượng

1600 - 2000 giờ, các vùng khác của Tây Nguyên 2000 - 2200 giờ, Duyên hải Trung Trung bộ

2200 - 2400 giờ, Duyên hải NTB 2400 - 2600 giờ, ĐNB 2600 - 2800 giờ, riêng vùng cực N tổquốc giảm còn 2200 - 2400 giờ

+ Biến trình năm ngược với biến trình mây: những tháng mây nhiều thì nắng ít và ngượclại Miền B, những tháng ít nắng là từ tháng 1 - 4, cực tiểu là tháng 1,2 BTB ít vào các tháng11,12,1,2 còn từ Nha Trang - Cà Mau là tháng 8,9

b Chế độ gió và bão

* Chế độ gió

- Đặc điểm chung: VN nằm ở vùng NCT, lại trong khu vực gió mùa nên hàng năm chụiảnh hưởng của cả các luồng gió mùa và gió tín phong Gió mùa ảnh hưởng chủ yếu vào giữamùa, còn gió tín phong ảnh hưởng trong các tháng trung gian chuyển tiếp

- Hoạt động của các luồng gió tín phong và gió mùa luân phiên, đắp đổi nhau trong từngthời gian, từng khu vực, chi phối thời tiết và khí hậu nước ta

+ Mùa đông (tháng 11,12,1,2): Tiêu biểu là gió mùa ĐB, hướng ĐB là chính, nhưng doảnh hưởng của địa hình cụ thể mà có thể thay đổi, nhưng bản chất vẫn là Npc Gió mùa ĐB ảnhhưởng chủ yếu ở miền B Sức gió mùa đông lên tới 8 - 10km/s ở ngoài khơi, ven biển khoảng 5 -7km/s, miền núi 1 - 3 km/s, riêng Tây nguyên 5 - 7km/s

+ Mùa hè (5,6,7,8): đại diện là gió mùa TN, hướng TN thể hiện rõ rệt nhất ở miền Nam(Em) và BTB (TBg), còn ở Tây Nguyên và Tây Bắc chuyển thành hướng Tây, NTB thì lại làhướng ĐN Sức gió mùa hè nhỏ hơn mùa đông (trừ bão), ngoài biển từ 7 - 9km/s, đất liền hướng

TN là 3 - 5km/s, còn hướng ĐN chỉ 1 - 3km/s

+ Mùa xuân (tháng 3,4) và mùa thu (9,10): gió ĐN là gió thịnh hành trên toàn lãnh thổ,gió này từ CA Tây TBD vào biển Đông và Đông Dương

31

Trang 33

Tuy nhiên các luồng gió mùa và gió tín phong luôn tranh chấp, lấn át nhau, khi gió mùayếu là gió tín phong thổi vào, nên trong những tháng mùa đông và mùa hè vẫn có gió tín phong.

- Hàng năm biển Đông có khoảng 9 - 10 cơn bão, VN chịu ảnh hưởng trung bình từ 3 - 4cơn bão, những vùng ven biển từ B - N đều bị ảnh hưởng của bão, tuy nhiên vùng bị ảnh hưởngmạnh nhât là Trung Bộ

c Chế độ nhiệt và mưa

* Chế độ nhiệt

- Đặc điểm chung: VN nằm trong vùng NCT chế độ bức xạ lớn nên nền nhiệt lượng cũngcao, totb toàn quốc là > 20oC Tổng nhiệt độ hoạt động lớn, trung bình từ 7000 - 9000oC Xét vềtiêu chuẩn bình quân chúng ta đạt là vùng nhiệt đới nóng

- Tuy nhiên chế độ nhiệt cũng có sự phân hóa theo vĩ độ, theo độ cao và theo mùa

+ Theo vĩ độ: nhiệt độ trung bình đều cao nhưng giảm dần khi đi từ N ra B Nhưng biên

độ nhiệt thì ngược lại là tăng dần khi đi từ N ra B Nguyên nhân do ảnh hưởng của vĩ độ địa lí,cộng với hoàn lưu gió mùa và địa hình

Ví dụ: Bảng phân hóa nhiệt độ trung bình năm, tháng lạnh nhất và biên độ nhiệt một số địa điểm

Trang 34

Thể hiện rõ nét nhất là ở miền B, nơi chụi ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB Ngay tạimiền B trong mùa đông, các khu vực cũng có mức độ khác nhau: miền núi phía B mùa đông làrét và rất rét, to 10 - 15oC, đồng bằng Bắc Bộ là lạnh to < 18oC, từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân làlạnh vừa to < 20oC Từ Đà Nẵng trở vào không có tháng nào to < 20oC, coi như không có mùađông Chỉ có tác động của đai cao, cho nên miền núi hoặc lạnh vừa hoặc lạnh quanh năm, không

có dao động theo mùa

+ Về tổng nhiệt độ cũng phân hóa tương tự như nhiệt độ trung bình: giảm từ N ra B vàgiảm từ thấp lên cao

* Chế độ mưa

- Đặc điểm chung: chế độ mưa của nước ta phụ thuộc chủ yếu vào hoàn lưu và địa hìnhnên lượng mưa hàng năm của nước ta rất lớn, trung bình từ 1500 - 2000mm/n Số ngày mưa nước

ta cũng rất lớn, trung bình trên 100 ngày, nơi nhiều có thể trên 150 ngày

- Tuy nhiên lượng mưa nước ta cũng phân hóa theo mùa và theo sườn rõ rệt

+ Theo mùa:

Mùa mưa là mùa hè, do tác động của gió mùa hạ ẩm Mùa hè lượng mưa chiếm đến 80

85 % lượng mưa cả năm, tháng mưa ít nhất cũng trên 100mm, tháng mưa nhiều nhất đạt 300 600mm Trên cả nước thì mùa mưa cũng không trùng nhau, ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyênmưa từ tháng 5 - 10, riêng miền Trung mưa từ tháng 8 - 1

-Mùa khô kéo dài từ tháng 11 - 4, riêng Trung Bộ từ tháng 2 - 7 -Mùa khô ở miền N sâusắc hơn miền B và miền Trung, mùa khô miền N kéo dài từ 4 đến 6 tháng, khô nhất là tháng1,2,3 Bắc Bộ khô nhất là tháng 12,1 Trung Bộ khô nhất tháng 2,3,4

+ Phân bố theo sườn:

Những nơi mưa nhiều nhất là vùng núi cao chắn gió như Hoàng Liên Sơn, miền núithượng nguồn sông Chảy, dải Trường Sơn

Ví dụ: Sa Pa 2833mm/n, Móng Cái 2749mm/n, Hòn Ba 3751mm/n, Ngọc Lĩnh3000mm/n, Vọng Phu 2800mm/n, Hà Tĩnh 2642mm/n, Huế 2868mm/n

Những nơi có lượng mưa trung bình là các vùng đồng bằng Duyên hải và đồng bằng châuthổ trên 1500mm/n, như Hà Nội 1676mm/n, Quy Nhơn 1692mm/n, tp Hồ Chí Minh 1931mm/n

Những nơi mưa ít nhất là những vùng khuất gió hoặc địa hình song song hướng gió,lượng mưa < 1000mm/n như Phan Rang 653mm/n, Mũi Dinh 757mm/n, Mường Xén 643mm/n

d Chế độ bốc hơi và ẩm

* Chế độ bốc hơi

- Đặc điểm chung: do nền nhiệt lượng nên tương ứng với nó là lượng bốc hơi của nước tacao, trung bình 1000mm

- Lượng bốc hơi cũng có sự phân hóa trong không gian

+ Miền B lượng bốc hơi thấp hơn miền N, trung bình từ 800 - 1000mm như Móng Cái973mm, Hữu Lũng 833, Bắc Sơn 811, Hà Nội 989mm, Vinh 954mm Ở miền núi Bắc Bộ lượngbốc hơi thấp nhất khoảng 500 - 800mm như Mường Khương 489mm, Hoàng Liên Sơn 494mm

Nguyên nhân ở miền B do gió mùa ĐB vừa hạ thấp nhiệt độ, vừa nhiều mây và mưa nhỏvào các tháng cuối đông nên bốc hơi cũng nhỏ

+ Miền Trung: từ Quảng Bình trở vào, lượng bốc hơi đều trên 1000mm, cao nhất là từKhánh Hòa đến Bình Thuận trên 1500mm

+ Miền N nóng quanh năm, do đó lượng bốc hơi thay đổi theo nhịp điệu của mùa mưa,cao nhất vào mùa khô

- Lượng bốc hơi cũng có sự dao động theo mùa: ở BB lượng bốc hơi cao vào mùa hạ vàthu, thấp vào mùa đông và xuân Ở Trung Bộ cao vào mùa xuân và hạ, thấp vào mùa thu và đông

Ở Nam Bộ cao vào mùa xuân, thấp vào mùa thu

* Chế độ ẩm

33

Trang 35

- Đặc điểm chung: độ ẩm không khí phụ thuộc vào bức xạ mặt trời, lượng bốc hơi và tínhchất nhiệt ẩm của các khối khí VN có độ ẩm không khí rất cao Độ ẩm tuyệt đối trung bìnhkhoảng 20 - 30 mb, độ ẩm tương đối trung bình trên 80%.

- Độ ẩm không khí cũng có sự phân hóa B - N và theo độ cao

+ Độ ẩm tuyệt đối: phía B thường dưới 26mb, phía N xuống dưới 23mb Trên toàn quốccũng biến thiên theo mùa, cao về mùa hạ, thấp về mùa đông Giá trị cực đại ở vùng đồng bằngNam Bộ và các đảo phía Nam như Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc, Phú Quý trên 29mb, giá trị cựctiểu là ở các vùng núi cao phía B Sa Pa, Hoàng Liên Sơn, Sìn Hồ từ 13 - 15 mb

+ Độ ẩm tương đối: phía B lớn, khoảng 80 - 85%, phía N nhỏ hơn 78 - 83% Cực đại ởnhững miền núi cao phía B như HLS > 90%, Việt Bắc 85 - 88% Khô nhất là vùng Tây Bắc chỉ79% Phía N, nơi ẩm nhất là vùng Lâm Đồng và phía Tây sông Hậu từ 83 - 86%, khô nhất làvùng Ninh Thuận 75%

Diễn biến theo mùa của độ ẩm tương đối cũng phức tap: miền B chịu ảnh hưởng của giómùa ĐB nên các tháng ẩm nhất là tháng 2,3 và các tháng cuối mùa mưa 8,9, khô nhất là tháng11,12 BTB và NTB cao vào mùa mưa tháng 9,10,11,12 và thấp vào mùa có hoạt động của gióphơn TN tháng 5,6,7 Cực NTB, Tây Nguyên và Nam bộ giống nhau cao vào mùa mưa tháng 5 -

10, thấp vào mùa khô, cực tiểu tháng 2,3,4

2.2.4 Các đới và đai khí hậu ở Việt Nam

Sự phân hóa khí hậu trong không gian quan trọng nhất ở nước ta là sự phân hóa theo vĩ độ

và sự phân hóa theo đai cao

Trong sự phân hóa theo vĩ độ, chia khí hậu VN làm 2 đới và 4 á đới Sự phân đới khí hậu

có dựa trên nền tảng nhiệt ẩm, nhưng phải nhấn mạnh vào cường độ tác động của gió mùa ĐB vàcủa Frôn lạnh

a Đới khí hậu phía Bắc - Khí hậu chí tuyến gió mùa

* Đặc điểm chung

- Ranh giới: từ 16oB trở ra Bắc

- Đặc điểm

+ Càng đi về phía B chế độ nhiệt càng có dạng chí tuyến 1 tối đa, 1 tối thiểu

+ Nhiệt độ tbn < 25oC, nhiệt độ tb tháng có thể < 20oC (có tháng < 15oC), mùa đông kéodài 3 - 5 tháng, tổng nhiệt độ 7500 - 9300oC

+ Biên độ nhiệt năm lớn > 10oC

+ Ảnh hưởng mạnh của gió mùa cực đới

* Phân hóa: Đới này chia làm 2 á đới

- Á đới chí tuyến gió mùa có mùa đông lạnh khô: từ 18oB trở ra Bắc

+ Đặc điểm: có 3 tháng lạnh nhiệt độ < 18oC, một số ít nơi chỉ có 2 tháng < 18oC, lượngmưa 2000mm, độ ẩm 80% , có mùa đông khô kéo dài 3 tháng

+ Trong á đới này lại chia ra một số khu khí hậu: Đông Bắc, Việt Bắc, đồng bằng BB,Tây Bắc, Thanh Nghệ Tĩnh

- Á đới chí tuyến gió mùa không có mùa lạnh và khô rõ rệt: từ 18oB - 16oB

+ Đặc điểm: Chỉ còn tháng lạnh vừa < 20oC, khi Frôn cực tràn về vẫn có những ngày lạnh

< 18oC, thời kỳ lạnh chỉ 1 - 2 tháng Đây là vùng mưa nhiều, không có tháng khô, thời gian khôchỉ khi có gió TN hoạt động

+ Á đới này không phân hóa thành các khu khí hậu, mà chỉ có phân hóa theo đai cao

b Đới khí hậu phía Nam - Khí hậu á xích đạo gió mùa

Trang 36

+ Nhiệt độ tbn > 25oC, không có tháng < 20oC, tổng to hoạt động > 9500oC

+ Biên độ nhiệt càng về phía N càng nhỏ: Đà Nẵng 7oC, tp Hồ Chí Minh biên độ chỉ 3oC+ Có một mùa khô sâu sắc kéo dài

* Sự phân hóa:Đới này chia làm 2 á đới

- Á đới á xích đạo gió mùa không có mùa khô rõ rệt: từ 16oB - 14oB

+ Đặc điểm: mùa khô chỉ từ 2 - 3 tháng, số tháng hạn ít, số tháng < 25oC tới 5 tháng+ Trong á đới cũng chỉ có sự phân hóa theo đai cao

- Á đới á xích đạo gió mùa có mùa khô rõ rệt kéo dài: từ 14oB trở về N

+ Đặc điểm: mùa khô sâu sắc kéo dài 4 - 6 tháng, to độ quanh năm trên 25oC

+ Trong á đới có sự phân hóa theo chế độ mưa thành 2 khu khí hậu: Đông Trường Sơn,mưa vào mùa thu đông và khu Bình Thuận, Tây Nguyên, Nam Bộ mưa vào mùa hè

c Các đai cao khí hậu

Ở VN do ảnh hưởng của các luồng gió mùa nên đai cao cũng rất phức tạp Các vùng núicủa Đông Bắc, Việt Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, đai cao có những nét riêng khác với vùngnúi của Nam Trường Sơn Cho nên để đi đến xác định các đai cao người ta đã khử tác động củagió mùa ĐB, chỉ lấy đặc điểm khí hậu mùa hạ là chủ yếu, còn tác động của gió mùa ĐB sẽ đượcxét ở cấp thấp hơn Với quan niệm trên VN có 3 đai chủ yếu

* Đai khí hậu chí tuyến gió mùa khô đến ẩm chân núi: 0 – 600m

- Đặc điểm

+ Mùa hạ rất nóng, totb tháng > 25oC và dài ngắn tuy theo hướng sườn

+ Đặc điểm mùa hạ ở đới này cũng rất phức tạp:

Miền B thì đến độ cao 100m đã là ranh giới á đai, dưới độ cao này mới có mùa đông rét.Đến đèo Ngang < 300m mùa hạ rất nóng kéo dài 5 tháng, > 300m rút xuống còn 3 tháng.Khu vực Bình Trị Thiên mùa hạ < 300m mùa hạ rất nóng kéo dài tới 7 tháng, nhưng >300m cũng rút xuống còn 3 tháng

Nam Bộ quanh năm rất nóng, nhưng > 300m các tháng rất nóng chỉ kéo dài 6 tháng

- Đai này chia làm 3 á đai

Tại đới khí hậu á xích đạo gió mùa thì á đai này hầu hết số tháng rất nóng giảm còn 2 - 5 tháng

* Đai khí hậu á chí tuyến gió mùa hơi ẩm đến ẩm trên núi: 600 – 2600m

Trang 37

+ Á đai 600 – 1000m: Tại miền N: không còn tháng nào > 25oC, cường độ lạnh là V Tạimiền B: Tây Bắc đã rét rõ rệt, cường độ lạnh XII Việt Bắc và Đông Bắc cường độ lạnh đạt XIV

+ Á đai 1000- 1600m: Miền B: đây là á đai á chí tuyến điển hình, mùa đông rất lạnh <

10oC (riêng Tây Bắc cường độ lạnh vẫn XIV) Miền N: có nơi từ 3 hoặc trên 3 tháng < 18oC như

Bà Nà, Đà Lạt

+ Á đai 1600- 2600m: Miền B: không còn tháng nào > 20oC, nhưng mùa đông chưa lạnhbằng mùa đông ôn đới, chỉ < 10oC như Hoàng Liên Sơn Miền N: là khí hậu á chí tuyến điểnhình, cường độ lạnh XV

* Đai khí hậu ôn đới gió mùa ẩm trên núi: từ 2600m trở lên

- Đặc điểm

+ Chỉ có ở một số vùng núi cao miền B, miền N không có

+ Quanh năm rét < 15oC, mùa đông có tháng < 5oC như Fansipan Tháng nóng nhất11,6oC, tháng lạnh nhất 2,3oC

- Đai này hẹp không cần chia á đai

2.3 SÔNG NGÒI VIỆT NAM

“Sông ngòi là hàm số của khí hậu trên những miền cảnh quan cụ thể” Sông ngòi nước ta

là hàm số của khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm, trên nền cảnh quan địa - sinh thái của địa hình,thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật Tính chất khí hậu VN rất phong phú, thiên nhiên đa dạng nênmạng lưới sông suối cũng hết sức phức tạp và thể hiện rõ tính chất của thiên nhiên nhiệt đới ẩmgió mùa

2.3.1 Những đặc điểm cơ bản của thủy văn VN và nguyên nhân

a Mạng lưới sông ngòi VN phản ánh tác động tổng hợp giữa khí hậu và địa hình

- Khí hậu nước ta là khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm, có lượng mưa lớn, tập trung trongmột mùa, lại diễn ra trên một dạng địa hình chủ yếu là đồi núi già được Tân kiến tạo làm trẻ lại,làm cho quá trình xâm thực cắt xẻ bề mặt diễn ra rất mạnh mẽ, tạo nên hàng ngàn sông suối lớnnhỏ có hình dạng và tính chất khác nhau, dẫn đến nước ta có mạng lưới sông suối dày đặc

+ Mật độ trung bình là 1km /km2

+ Cả nước có tới 2360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 106 sông chính

và 2254 phụ lưu Dọc bờ biển cứ 20 km lại có một cửa sông

- Do hình thể nước ta kéo dài, hẹp ngang và nằm sát biển, nên đa số là sông nhỏ, ngắn vàdốc, thường là nơi đi qua của các sông lớn khi đổ ra biển

+ Đại đa số là sông nhỏ: 91% sông dài từ 10 - 50 km, 6% sông dài 50 - 100km, chỉ có 2%sông dài trên 100km

+ Các con sông lớn cũng chỉ chảy qua nước ta ở đoạn trung và hạ lưu như:

Sông Hồng chiều dài ở VN là 556 km/1126 km, chiếm 49,4% Diện tích lưu vực ở VN

61400 km2/14370 km2, chiếm 43,7%

Sông Mê Công chiều dài ở VN là 230 km/4500 km, chiếm 5,1% Diện tích lưu vực ở VN

68725 km2/795000 km2, chiếm 8,64%

Sông Mã chiều dài ở VN là 410 km/512 km, diện tích lưu vực ở VN 17600 km2/28400 km2

Sông Cả chiều dài ở VN là 361 km/531km, diện tích lưu vực ở VN 17730 km2/27200 km2

- Sông ngòi VN chảy theo hai hướng chính là hướng TB - ĐN và hướng vòng cung, phùhợp với hướng của cấu trúc địa chất - địa hình

+ Các sông chảy theo hướng TB - ĐN: sông Hồng, s.Mã, s.Cả

+ Các sông chảy theo hướng vòng cung: khúc cong s.Gâm, s.Cầu, s.Thương, s.Lục Nam.+ Ngoài ra có một số sông có hướng chảy ngoại lệ như sông Kì Cùng, Nậm Sạp, NậmMuôi, Crông Knô chảy theo hướng ĐN - TB và một số sông nhỏ chạy theo hướng T - Đ nhưcác sông của ven biển Quảng Ninh, Đông Trường Sơn, do bắt nguồn từ miền núi đổ thẳng ra biểntheo độ nghiêng của địa hình

Trang 38

- Do phát triển từ miền núi già được trẻ lại, sông suối cũng thể hiện tính chất già trẻ lại+ Sông suối ở vùng đồi núi độ dốc lớn, thung lũng hẹp chủ yếu xâm thực sâu, nước chảysiết lắm thác ghềnh, ít thềm đất bãi bồi Tương phản với đồi núi, sông ngòi ở đồng bằng độ dốcnhỏ, thung lũng rộng, uốn khúc quanh co, nước chảy êm đềm, hoạt động bồi tụ mạnh mẽ nên rấtnhiều bãi bồi, thềm đất.

+ Do được trẻ lại, nên sông suối thường bị đổi dòng, nhiều khúc chuyển hướng đột ngột

và gây hiện tượng cướp dòng như khuỷu Thất Khê trên sông Kì Cùng, đoạn Xiềng Lâm - CửaRào trên sông Cả, Khúc ngoặt Đa Crông trên sông Thạch Hãn

+ Trên các cao nguyên xếp tầng, tính chất già trẻ lại còn được thể hiện là trên một dòngsông, suối có đoạn già xen với đoạn trẻ Đoạn già là sông chảy trên bề mặt cao nguyên, đoạn trẻ

là khi sông chuyển từ bề mặt cao nguyên này sang bề mặt cao nguyên khác Điển hình như sông

Đa Đưng và Đa Nhim

b Chế độ nước của sông ngòi phản ánh rõ chế độ khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa

- Dòng chảy của sông ngòi VN chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa, vì vậy chế độ dòngchảy cũng phụ thuộc vào chế độ mưa

+ Lượng mưa trung bình của nước ta lớn 1500 - 2000mm/n, nên lượng nước của sôngngòi cũng lớn Tổng lượng nước của sông ngòi VN là 637 tỉ m3/n (chiếm 76% tổng lượng nước),trong đó phần phát sinh trên lãnh thổ VN là 226 tỉ m3/n Lượng nước lớn nhất là sông Mê Côngchiếm 60,4%, sông Hồng 15,1%, còn lại là các sông khác

+ Trị số trung bình mô đuyn dòng chảy của sông ngòi VN cao: 30 l/s/km2

- Chế độ mưa của nước ta phân hóa theo mùa, nên chế độ dòng chảy của sông ngòi cũngphân hóa theo mùa

+ Mùa lũ trùng với mùa mưa: mùa lũ kéo dài từ 3 - 6 tháng, tb 4 - 5 tháng

Mùa lũ lượng nước lớn, chiếm từ 60 - 90% tổng lượng nước, tb là 70 - 80% Mỗi tháng

mùa lũ chiếm 18 - 20%, tháng đỉnh lũ chiếm 25 - 30% tổng lượng nước

s.Lô trạm Tuyên Quang lưu lượng tb mùa lũ 8.040m3/s, s.Đà trạm Hòa Bình lưu lượng tb mùa lũ14.040m3/s

Mùa lũ mực nước sông rất lớn: s.Hồng, trạm Hà Nội mực nước mùa lũ tới 9m, s.Đà trạm

Khe Bố mực nước mùa lũ tới 15m

Thời gian lũ ở các vùng trong cả nước không đồng nhất, nó phù hợp với mùa mưa ở mỗi

vùng Đồng bằng BB lũ từ tháng 6 - 10, cực đại vào tháng 8 Thanh Nghệ trùng với đồng bằng

BB, nhưng cực đại vào tháng 8 hoặc 9 Hà Tĩnh lũ từ tháng 7 - 11, cực đại vào tháng 9 hoặc 10.Bình trị thiên lũ từ tháng 8 - 12, cực đại vào tháng 10 NTB lũ từ tháng 9 - 12, cực đại vào tháng

11 Nam Bộ lũ từ tháng 7 - 11, cực đại vào tháng 9, hoặc 10

+ Mùa cạn trùng với mùa khô, hoặc ít mưa: mùa cạn dài hơn mùa lũ, khoảng 6 - 9 tháng,nhưng trung bình 7 - 8 tháng

Mùa cạn lượng nước sông nhỏ, khoảng 20 - 30% tổng lượng nước cả năm, tháng kiệt

nhất chỉ chiếm 1 - 2%

Mùa cạn lưu lượng nước nhỏ: s.Hồng Yên Bái lưu lượng tb mùa cạn 152m3/s, s.Lô trạmTuyên Quang lưu lượng tb mùa cạn 120m3/s, s.Đà trạm Hòa Bình lưu lượng tb mùa cạn 200m3/s

Thời gian cạn kiệt ở các vùng cũng không đồng nhất, phù hợp với mùa khô hoặc ít mưa

ở mỗi vùng: khu ĐB mùa cạn từ tháng 10 - 5, kiệt nhất là tháng 2 Đồng bằng BB mùa cạn từtháng 11 - 5, kiệt nhất là tháng 3 Thanh Nghệ cũng trùng với đồng bằng BB nhưng kiệt nhất vàotháng 3 hoặc 4 Hà Tĩnh mùa cạn từ tháng 12 - 6, kiệt nhất vào tháng 4 Bình trị thiên mùa cạn từtháng 1 - 7, kiệt nhất vào tháng 4, nếu mất lũ tiểu mãn thì kiệt nhất vào tháng 7 NTB mùa cạn từtháng 1 - 8,9, kiệt nhất vào tháng 4 hoặc tháng 7 Nam Bộ mùa cạn từ tháng 12 - 6, kiệt nhất vàotháng 3 - 4

37

Trang 39

+ Sự phân hóa mùa của chế độ nước tạo nên sự chênh lệch về chế độ nước rất lớn giữa 2mùa của sông ngòi

Mùa lũ lòng sông mở rộng, nước chảy xiết, ngập chìm hết cả các bậc thềm và bãi bồi.

Mùa cạn lòng sông thu hẹp lại, bãi bồi phơi ra, nhiều sông không có nước chảy

Lưu lượng nước và mực nước giữa 2 mùa chênh lệch nhau rất lớn: lưu lượng tb của

s.Hồng trạm Yên Bái chênh nhau 42 lần giữa 2 mùa, s.Lô trạm Tuyên Quang chênh nhau 67 lần,s.Đà trạm Hòa Bình chênh nhau 70 lần

Mọi hoạt động: xâm thực, vận chuyển và bồi tụ của sông cũng chênh lệch giữa hai mùa.

c Sông ngòi VN có hàm lượng phù sa lớn

- Lượng nước lớn, dòng chảy lớn, trên dạng địa hình đồi núi dốc, có lớp phủ thổ nhưỡngdày, sức xâm thực của sông ngòi rất mạnh mẽ, nên sông có hàm lượng phù sa lớn

+ Sức xâm thực trung bình 225 tấn/n/km2, tối đa lên tới 1168 tấn/n/km2

+ Độ đục bình quân nhiều năm của sông ngòi VN là 223g /m3, ở những nơi mất rừng độđục có thể tăng lên tới 600 - 700g/m3, ở các vùng núi đá vôi độ đục chỉ 70g/m3 Hệ thống s.Hồng

có độ đục lớn nhất, trạm ở Sơn Tây đạt 1010g/m3, trạm ở Hòa Bình trên s.Đà là 1030g/m3

+ Tổng lượng phù sa của sông ngòi VN rất lớn 200 triệu tấn/n, lớn nhất là s.Hồng 120triệu tấn/n (chiếm 60%) tổng lượng phù sa, sau đó là s.Mê Công 70 triệu tấn/n (chiếm 35%) tổnglượng phù sa, còn lại là các sông khác

- Lượng phù sa của sông ngòi VN cũng thay đổi theo mùa rõ rệt

+ Trong mùa mưa lũ: lớp vỏ phong hóa vụn bở, mưa lớn làm cho hoạt động xâm thực,bóc mòn mãnh liệt, hàm lượng phù sa lớn

Ví dụ: s.Thao trạm Sơn Tây hệ số xâm thực 640 tấn/n/km2, hàm lường phù sa là1.530g/m3 S.Đà trạm Hòa Bình hệ số xâm thực 1.220 tấn/n/km2, hàm lường phù sa là 1.864g/m3

+ Mùa cạn: mưa ít, nước sông ít, tốc độ dòng chảy nhỏ, hoạt động xâm thực yếu nên hàmlượng phù sa nhỏ, tạo nên sự chênh lệch giữa 2 mùa rất lớn

Ví dụ: s.Hồng mùa cạn hàm lượng phù sa chỉ 0,5kg/m3, so với mùa lũ là 3 - 3,5kg/m3 thìchênh nhau tới 6,7 lần

d Mạng lưới sông ngòi VN có sự phân hóa rõ rệt trong không gian

Mạng lưới sông ngòi bị chi phối mạnh bởi 2 yếu tố là cấu trúc địa hình và lượng mưa, 2yếu tố này đều có sự phân hóa mạnh mẽ trong không gian vì vậy sông ngòi nước ta cũng có sựphân hóa mạnh trong không gian

* Về mật độ

- Sông ngòi VN có mật độ dày đặc, trung bình là 1 - 1,5 km/km2, tuy nhiên mật độ nàyphân bố không đều trong không gian

+ Nơi có mật độ dày đặc nhất là các vùng đồng bằng s.Hồng và s.Cửu Long 4 km/km2

+ Nơi có mật độ thưa thớt nhất là các vùng núi đá vôi 0,3 km/km2

* Về độ dài và diện tích lưu vực sông

Xét về hình thể và các khu vực địa hình, nước ta có 3 khu vực sông có diện tích và độ dàisông khác nhau

- Từ thung lũng sông Cả trở ra B: hình thể rộng, có nhiều sông dài và diện tích lưu vựclớn Các sông điển hình như:

Hệ thống sông Thái Bình dài 288 km, diện tích lưu vực 12.680 km2

Trang 40

Hệ thống sông Hồng dài 556 km, diện tích lưu vực 61.400 km2

Hệ thống sông Mã dài 410 km, diện tích lưu vực 17.600 km2

Hệ thống sông Cả dài 361 km, diện tích lưu vực 17.730 km2

- Sườn Đông Trường Sơn: hình thể hẹp ngang, núi ăn lan ra sát biển, nên sông suối đềungắn, dốc, diện tích lưu vực nhỏ Các sông điển hình như:

Hệ thống sông Thu Bồn dài 205 km, diện tích lưu vực 10.350 km2

Hệ thống sông Trà Khúc dài 135 km, diện tích lưu vực 3.240 km2

- Sườn Tây Trường Sơn (gồm Tây Nguyên, NTB và Nam Bộ): hình thể mở rộng đôi chút,sông chảy qua nhiều cao nguyên đổ về phía Tây hoặc phía N, quãng đường tương đối dài nênsông suối khu vực này có độ dài và diện tích lưu vực tương đối lớn Các sông điển hình như:

Hệ thống sông Xrêpốc dài 315 km, diện tích lưu vực 30.110 km2

Hệ thống sông Đồng Nai - Vàm Cỏ dài 635km, diện tích lưu vực 37.400 km2

Hệ thống sông Đà Rằng dài 388 km, diện tích lưu vực 13.800 km2

+ Vùng rất ít nước: vùng Yên Châu, vùng sông Mã dòng chảy 400mm

- Khu phía Nam: khu vực này mưa cũng phân bố không đều nên dòng chảy cũng chia ra+ Vùng nhiều nước: núi Vọng Phu, vùng Bảo Lộc d/c 1500 - 2000mm

+ Vùng rất ít nước: thung lũng sông Ba, Ninh Thuận, Bình Thuận, ĐNB (trừ vùng NamTây Nguyên và Kiên Giang, Cà Mau

Điều khác nhau căn bản giữa hai khu phía B và N là: khu phía B vùng nhiều nước rộng,vùng ít nước hẹp Còn khu phía N thì vùng ít nước rộng, vùng nhiều nước lại hẹp

- Về dòng chảy và mô duyn d/c trên mặt phân hóa tương tự như trên

+ Sông lũ vào mùa hạ, cực đại vào tháng 8, kiệt nhất vào tháng 3 Riêng ở vùng Thanh

Nghệ mang tính chuyển tiếp nên lũ muộn vào tháng 9 và kiệt nhất vào tháng 4

- Khu Đông Trường Sơn (từ Vinh đến Sa Huỳnh)

+ Hình thể hẹp, núi sát biển, mưa nhiều, ảnh hưởng mạnh của gió phơn TN Sông ngắn,dốc, diện tích lưu vực nhỏ Đây là vùng có dòng chảy nhiều nhất cả nước, không có vùng ít nước

+ Mùa lũ vào mùa thu - đông, cực đại vào tháng 10,11 và kiệt nhất vào tháng 4 hoặctháng 7

- Khu vực phía Nam (gồm Tây Nguyên, NTB và Nam Bộ)

+ Khu vực này có lượng nước từ bên ngoài vào rất lớn, sông có chiều dài và diện tích lưuvực trung bình Có cả vùng có dòng chảy nhiều và vùng có dòng chảy ít, tuy nhiên vùng có dòngchảy ít thì phân bố diện rộng, còn vùng có dòng chảy nhiều thì phân bố diện hẹp hơn

+ Lũ vào mùa hạ, cực đại vào tháng 9,10, kiệt nhất vào tháng 3,4 Riêng từ Bình Định đếnNinh Thuận lũ vào mùa thu - đông, cực đại tháng 11, kiệt nhất vẫn là tháng 3,4

39

Ngày đăng: 21/06/2014, 01:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w