1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một vài phương giảng dạy tiết Địa lý tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường THCS

17 729 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 124,5 KB

Nội dung

- Về tư tưởng: vào đầu năm học giáo viên cần phân tích rõ để học sinh hiểu về tầm quan trọng của bộ môn Địa lí trong trường học, giúp các em hiểu đúng giá trị của bộ môn, từ đó kích thíc

Trang 1

TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM-LỚP 8 Ở

TRƯỜNG THCS ………

(Aùp dụng cho bài : Vị Trí – Giới Hạn – Hình Dạng Lãnh Thổ Việt Nam)

-Họ và tên:

-Chức vụ:

-Nhiệm vụ được giao:

-Đơn vị công tác:

I Đặt vấn đề:

- Qua thực tiễn cho tôi thấy rằng trong ngành giáo dục của xã hội nước ta, khi nói đến chuyên môn thì việc giảng dạy để nâng cao chất lượng là công tác quan trọng nổi lên hàng đầu

- Tôi thấy ngày nay chất lượng giáo dục các môn khoa học còn thấp kém, nhất là môn Địa lí ở bậc THCS còn bị nhiều học sinh xem nhẹ

- Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 8, qua quá trình giảng dạy tôi có suy nghĩ “Vì sao chất lượng môn Địa lí lại thấp kém?”

- Vì vậy để một tiết dạy tốt ta phải chọn phương pháp thích hợp với đặc trưng bộ môn, đây là một điều rất cần thiết, cấp bách đối với mỗi giáo viên chúng ta

- Việc nâng cao chất lượng trong từng tiết dạy nhằm thu hút học sinh tiếp thu kiến thức mới, củng cố lại những kiến thức đã học Từ đó tạo cho học sinh say mê môn học và luôn kính trọng, khâm phục thầy cô giáo

II.Đặc điểm tình hình.

Trường nằm gần trên trung tâm của huyện, trường có đội ngũ giáo viên khá đông và đa số giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, trường nằm ở gần trung tâm của huyện nên rất thuận tiện cho việc đi lại và học tập cho các em học sinh Trường đã có hầu như là đầy đủ cho các phương tiện để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập

1.Thuận lợi.

-Có sư lãnh đạo của chi bộ nhà trường, của phòng GD trực tiếp quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện phương tiện cho việc giảng dạy và học tập Đặc biệt trường có ban đại diện cha mẹ học sinh quan tâm đến chất lượng giáo dục của nhà trường

-Trường luôn tổ chức các đợt dự giờ thăm lớp để nâng cao tay nghề cho từng giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau

Trang 2

-Hằng năm trường luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tổ chức thi học sinh giỏi vòng trường cho các khối lớp 6,7,8,9 nhằm khích lệ, động viên học sinh có ý thức vươn lên trong học tập

-Về cơ sở vật chất: Nhìn chung khá đầy đủ đảm bảo cho hoạt động dạy và học của nhà trường có chất lượng

-Về tình hình học sinh: Chủ yếu là là các em nhà gần trường, đi lại, tổ chức học nhóm cho các em được khá thuận lợi Từ những đặc điểm đó có thể nâng cao chất lương học tập của các em tốt hơn

2 Những khó khăn.

Như thực tế đã cho thấy ngày nay chất lượng học sinh giảm sút do nhiều nguyên nhân:

- Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập nên các em còn lười học, ham chơi, chưa xác định được mục đích học tập đúng đắn và chưa tự giác trong học tập

- Bên cạnh đó một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con

em mình, nên chưa dành thời gian, tinh thần, vật chất cho con em mình theo học đến nơi đến chốn

- Các tệ nạn xã hội như trò chơi điện tử, phim ảnh không lành mạnh đã lôi cuốn học sinh đua đòi theo, có em sinh ra hư hỏng bỏ tiết học đi chơi điện tử, xem phim…

- Về giáo viên: một số giáo viên chưa thật sự đầu tư cho việc soạn giảng bài ở trên lớp Thể hiện 5 bước lên lớp còn rời rạc, chưa linh hoạt, hệ thống câu hỏi còn ít và hạn chế, chỉ có câu hỏi phát hiện, còn câu hỏi ghi nhớ, tư duy trừu tượng quá ít (có bài chưa thể hiện)

- Mặt khác về cơ sở vật chất của trường cũng còn nhiều hạn chế như những đồ dùng, thiết bị phục vụ cho môn học chưa được đầy đủ, nhiều khi học sinh còn phải học chay

- Phương pháp hoạt động tích cực của học sinh còn hạn chế

- Sử dụng sách giáo khoa chưa đúng lúc

- Giáo viên còn ít chú ý đến việc tự làm tự học của học sinh

- Giờ giảng trên lớp còn gò bó, dồn học sinh vào thế bị động, đằc biệt phần củng cố, dặn dò còn gò bó thời gian, có khi còn qua loa, đại khái

* Trong năm học ……….tôi phấn đấu chỉ tiêu như sau:

+ 90% học sinh tiếp thu bài trên lớp

+100% học sinh học bộ môn chuyên cần

+ 90% học sinh tự làm bài, học bài, ghi bài khi tiếp thu kiến thức

+ Có đội tuyển học sinh giỏi 10 em (ở cấp trường)

III Những phương pháp khắc phục.

1 Chuẩn bị :

Trang 3

- Về tư tưởng: vào đầu năm học giáo viên cần phân tích rõ để học sinh hiểu về tầm quan trọng của bộ môn Địa lí trong trường học, giúp các em hiểu đúng giá trị của bộ môn, từ đó kích thích các em ham, hứng thú học bộ môn Địa lí

- Đối với từng bài khác nhau, phải chọn ra một số phương pháp mới để phù hợp cho tiết dạy, nhất là phần Địa lí tự nhiên Việt Nam

- Vì để khai thác kiến thức của bài học trong một tiết day không thể sử dụng đơn điệu một phương pháp mà phải biết kết hợp hài hoà một số phương pháp

- Từ đó để tích cực hóa hoạt động của học sinh Giáo viên chỉ là người tổ chức định hướng

- Học sinh tham gia trao đổi ý kiến – thảo luận (đây là phương pháp đổi mới) Tuy nhiên không phải tất cả các tiết học đều bắt buộc phải thảo luận nhóm mà tuỳ từng bài, từng nội dung:

+ Nếu lớp đông, kiến thức của bài ngắn gọn ta có thể chia nhóm để các em thảo luận vấn đề giáo viên đưa ra

+ Nếu lớp đông mà kiến thức dạy nhiều giáo viên có thể cho học sinh thảo luận theo cặp, cá nhân (vì do về điều kiện bàn ghế khó quay nên nhiều khi mất thời gian)

- Nếu yêu cầu học sinh thảo luận một vấn đề nào đó: giáo viên cần phân công cụ thể, mỗi nhóm có một thư ký, nhóm trưởng, yêu cầu tất cả các thành viên đều phải làm việc ( vì nhiều khi có những học sinh lười học việc thảo luận nhóm là cơ hội để các em trốn tránh nhiệm vụ , trông chờ và ỉ lại những học sinh chuyên cần …)

- Dạy học là phải hướng vào người học giáo viên phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi: Qua bài này ta phải dạy cái gì? Dạy nhằm mục đích gì? Và dạy như thế nào? Để từ đó mà có phương pháp kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, phải chú trọng về việc rèn luyện kỷ năng cho học sinh qua bộ môn Địa lí

- Phương pháp tự rèn –tự học – tự tiếp thu, người học phải tích cực làm việc, giúp học sinh linh động, có sáng tạo riêng của mình

- Vì vậy vai trò của giáo viên là phải chú ý đến cách học của học sinh Biết khai thác đặc thù của bộ môn, tạo ra đặc thù phong phú

- Trong dạy học các phương pháp truyền thống được sử dụng theo hướng tích cực hoá, hoạt động học tập của học sinh, thuyết trình có sự tham gia tích cực của học sinh, đàm thoại gợi mở

* Đặc biệt phương pháp giải quyết vấn đề được sử dụng nhiều Dạy theo kiểu vấn đề đàm thoại để tăng thời gian học tập, giảm thuyết trình 40%- 50% tăng đàm thoại nêu vấn đề từ 50% - 60%

- Tăng cường cho học sinh sử dụng câu hỏi nêu vấn đề

- Đối với phương pháp giải quyết vấn đề, nêu vấn đề, nêu trọng tâm vấn đề

Trang 4

- Học sinh giải quyết vấn đề, giáo viên đóng vai trò là huấn luyện viên, kiểm tra sử dụng sai sót của vấn đề, hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ chính các phương tiện dạy học

- Để giúp học sinh học tập tốt hơn thì giáo viên phải hiểu được tính cách của học sinh, vì các em học sinh ở bậc THCS đã có suy nghĩ theo khuynh hướng độc lập, bắt chước theo thầy cô, nhưng bắt chước có chọn lọc, các em rất thích tìm tòi về hiện tượng, phát triển tư duy trí tuệ

- Trong học tập của các em việc ghi nhớ máy móc giảm đi, ghi nhớ có ý nghĩa ngày một tăng

- Bản thân tôi là giáo viên nên tôi phải luôn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận với phương pháp dạy học tiên tiến và phương pháp dạy học hiện đại

- Bên cạnh đó khi tiếp xúc với lớp học tôi luôn kết hợp với phụ huynh trao đổi, phân tích việc trau dồi kiến thức khoa học để hiểu biết Học sinh không ham chơi, cha mẹ nhắc nhở, đôn đốc cho con em mình tự học, biết vận dụng vào thực tiễn

- Để cho tiết học có hiệu quả trước khi lên lớp tôi phải soạn giáo án chu đáo (Trước một tuần) soạn theo phân phối chương trình của bộ giáo dục quy định, không soạn gộp tiết, không tự ý cắt xén chương trình, khi soạn phải quan tâm cả kiến thức lẫn phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá, tập trung chủ yếu vào hoạt động của học sinh, học sinh làm việc với các nguồn tri thức dưới sự hướng dẫn, tổ chức điều khiển của giáo viên

- Kiến thức học sinh có được nhờ vào tự làm việc của chính mình và qua sự phối hợp của giáo viên và học sinh, phối hợp giữa học sinh và học sinh

+ Khi soạn phải đọc sách tham khảo có liên quan đến tiết dạy đó, đặc biệt cần đọc

kĩ phần những điều cần lưu y ùở sách giáo viên, bám sát mục tiêu bài học

Như vậy nếu soạn kĩ, chu đáo thì tiết lên lớp sẽ có kết quả tốt

- Việc chuẩn bị tranh ảnh, phương tiện dạy học rất cần thiết cho tiết dạy, để các

em hứng thú, khắc sâu kiến thức trong bài

- Khi đã chọn được phương pháp phù hợp cho tiết dạy rồi thì trong giáo án phải thể hiện được song song phương pháp giữa thầy và trò Cần ghi rõ ràng thầy làm gì, trò làm gì và trả lời như thế nào?

- Nếu dạy học có liên quan đến khối kiến thức cũ thì giáo viên phải ôn lại kiến thức cũ để học sinh tiếp thu kiến thức mới có lôgíc, có hệ thống, có phần giáo viên cần giảng mở rộng để học sinh hiểu bài tường tận hơn so với sách giáo khoa Đặc biệt cần chú ý đến việc liên hệ thực tế đối với kiến thức bài học, để tạo nên sự tin tưởng vào kiến thức cho học sinh, giúp các em hiểu bài sâu sắc, nhớ lâu hơn

- Từ đó giúp học sinh yếu, trung bình, khá giỏi đều hài lòng với tiết học của mình, không chán nản mà say mê học tập

Trang 5

2 Cách tiến hành một tiết trên lớp.

- Để tạo điều kiện phát huy tính chủ động sáng tạo và những năng lực tự học của học sinh , trong tiến trình giảng dạy giáo viên phải đi đúng trình tự các bước lên lớp, phải tổ chức linh hoạt 45 phút trên lớp Đặc biệt đối với phần Địa lí tự nhiên Việt Nam cần phải tăng cường khai thác mối quan hệ nhân quả

Vì dạy địa lí chủ yếu không phải là trình bày, mô tả các sự vật hiện tượng địa lí, mà chủ yếu là phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật và hiện tượng địa lí Đặc biệt kết hợp hài hoà các phương pháp giảng dạy cho phù hợp

Ví dụ khi dạy bài: Vị trí – Giới hạn- hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Đối với bài giảng: Vị trí – Giới hạn- hình dạng lãnh thổ Việt Nam tôi thấy rằng: muốn xác định vị trí địa lí, giới hạn hình dạng của một quốc gia thì điều quan trọng nhất là ta phải có bản đồ Vì dạy học địa lí chúng ta không thể nói suông, nếu không có bản đồ thì học sinh khó có thể hình dung được các sự vật hiện tượng địa lí một cách chính xác.không thể khắc sâu kiến thức cho học sinh

- Từ bản đồ học sinh xác định kinh độ, vĩ độ các điểm Cực Đông, Tây, Nam, Bắc Sau đó xem xét vị trí quốc gia Việt Nam nằm ở khu vực nào, tiếp giáp với những nước nào, các biển và đại dương nào?

- Từ đó rút ra kết luận cần thiết về vị trí địa lí như: ảnh hưởng của vị trí Địa lí tới khí hậu, các thành phần tự nhiên khác, những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế nước ta

* Cách tiến hành giảng dạy bài: “Vị trí – Giới hạn- hình dạng lãnh thổ Việt Nam

“như sau:

Bài học này có nhiều kiến thức và số liệu cụ thể, rời rạc nên giáo viên cần tập trung nêu những kiến thức: Tính tòan vẹn của lãnh thổ Việt Nam

+ Học sinh hiểu được ý nghĩa thực tiễn các giá trị cơ bản của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên và địa hình kinh tế – xã hội nước ta

a/ Oån định lớp : giáo viên điểm danh sĩ số lớp (1 phút )

b/ Kiểm tra bài cũ : (4 phút )

- Việt Nam trên bản đồ Thế Giới được thể hiện như thế nào?

- Hãy cho biết Viện Nam trên con đường xây dựng và phát triển như thế nào? -Để học tốt môn địa lí Việt Nam ta cần học như thế nào?

c/ Bài mới :Giáo viên vào bài theo “phương pháp phản chứng”: Giáo viên đặt vấn

đề: Điều gì sẽ xảy ra nếu Việt Nam không nằm như vị trí hiện nay ? Nếu nước ta nằm sâu trong nội địa Châu Á hay vùng cực của Trái Đất thì thiên nhiên và cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao, có giống như hiện tại không? Vậy vị trí, hình dạng kích thước lãnh thổ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Đề biết được những điều đó ta tìm hiểu qua bài học hôm nay

- Sườn bài phải sọan rõ ràng, thể hiện nội dung bài dễ hiểu , dễ nhớ

Trang 6

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Giáo viên giới thiệu: lãnh thổ nước

ta gồm các bộ phận : Phần đất liền ,

hải đảo , phần biển , phần trời

Hoạt động 1 : Cặp

Câu hỏi : Hãy tìm trên hình 23.2 các

điểm cực Bắc, Đông, Nam ,Tây của

phần đất liền nước ta và cho biết tọa

độ của chúng (xem bảng 23.2 )

Học sinh: từng cặp thảo luận  sau

đó giáo viên gọi đại diện 2 cặp lên

trình bày kết quả trên bảng phụ (Giáo

viên chuẩn bị trước)

Các cặp còn lại nhận xét bổ sung

Kết quả đạt được:

điểm cực địa danh hành chính vĩ độ kinh độ

Bắc lũng cú- văn đồng-hà giang 23 0 23B 105 0 20Đ

Nam đất mũi-ngọc hiển- cà mau 8 0 34B 104 0 40B

Tây thím thầu-mường nhé-lai châu 22 0 22B 102 0 10Đ

Đông vạn thạnh-vạn ninh-k.hòa 12 0 40B 109 0 24Đ

Giáo viên: bổ sung kết thúc vấn đề.

Học sinh: lên xác định các điểm cực

Bắc – Nam – Đông –Tây của phần đất

liền nước ta trên lược đồ tự nhiên Việt

Nam (treo tường)

Giáo viên: chốt lại vấn đề.

Câu hỏi: giáo viên yêu cầu học sinh

quan sát hình 23.1 và 23.3 Em có phát

hiện điều gì ở 2 hình này?

Học sinh: -Hình 23.1 là hình ảnh

điểm cực Bắc nơi địa đầu của Tổ

Quốc

- Hình 23.3 là hình ảnh điểm cực

Nam, điểm cuối cùng của phần đất

1 Vị trí và giới hạn lãnh thổ (20 phút)

a Phần đất liền

điểm cực địa danh hành chính vĩ độ kinh độ Bắc lũng cú-h.văn đồng-hà giang 23 0 23B 105 0 20Đ Nam đất mũi-ngọc hiển- cà mau 8 0 34B 104 0 40B Tây thím thầu-mường nhé-lai châu 22 0 22B 102 0 10Đ Đông vạn thạnh-vạn ninh-k hòa 12 0 40B 109 0 24Đ

Trang 7

liền Việt Nam.

Giáo viên: bổ sung kết thúc vấn đề.

Câu hỏi: qua bảng 23.2 em hãy tính:

+ Từ Bắc vào Nam phần đất liền nước

ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ? Nằm trong

đới khí hậu nào?

+ Từ Tây sang Đông phần đất liền

nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ?

Lãnh thổ phần đất liền Việt Nam nằm

trong múi giờ thứ mấy?

Giáo viên phân công: Học sinh hoạt

động theo cặp , nhưng nửa lớp bên

phải tìm hiểu vấn đề thứ nhất Nửa lớp

bên trái tìm hiểu vấn đề thứ hai

Học sinh: thảo luận xong  đại diện

1 cặp đứng dậy trình bày.Các cặp khác

nhận xét bổ sung (Nếu cần).

Kết quả cần đạt

+ Nhóm bên phải:

- Phần đất liền Việt Nam (từ Bắc

đến Nam) kéo dài: 15 vĩ độ Bắc

- Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới

gió mùa

Giáo viên nhận xét - Kết thúc vấn đề

thứ nhất

- Yêu cầu 1 học sinh của nhóm

lên xác định vấn đề này trên lược

đồ tự nhiên Thế Giới

+ Nhóm bên trái:

- Phần đất liền nước ta từ Tây sang

Đông được mở rộng 7 kinh độ đông

-Lãnh thổ nước ta nằm trong múi

giờthứ 7 theo giờ Quốc Tế (GMT)

Giáo viên: nhận xét chốt lại vấn đề.

-Yêu cầu một học sinh của nhóm xác

định vấn đề này trên lược đồ tự nhiên

Thế Giới

Câu hỏi: Diện tích đất tự nhiên của

-Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

-Việt Nam nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT

Trang 8

nước ta là bao nhiêu?

Học sinh: Diện tích là 329247 km2

Giáo viên: kết thúc vấn đề.

Họat động 2: Cá nhân.

Câu hỏi: Quan sát hình 24.1 kết hợp

với nội dung SGK hãy nêu những hiểu

biết của mình về phần biển nước ta?

Học sinh: Biển nước ta có diện tích

là 1triệu km2 Các đảo xa nhất về phía

Đông của Việt Nam là quần đảo

Trường Sa (huyện Trường Sa-Khánh

Hòa)

Giáo viên: bổ sung kết thúc vấn đề.

- Yêu cầu một học sinh lên bảng xác

định trên lược đồ Đông Nam Á khu vực

biển Việt Nam và chỉ vị trí quần đảo

Trường Sa

Giáo viên: chốt lại vấn đề và giảng

kết hợp chỉ lược đồ

+ Phần biển thuộc chủ quyền Việt

Nam có diện tích là 1 triệu km2, rộng

gấp ba lần phần đất liền Bao gồm

nhiều bộ phận khác nhau hợp thành

(vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp .)

+ Nước ta có chủ quyền hòan tòan về

việc thăm dò, bảo vệ, quản lí tất cả tài

nguyên sinh vật ở vùng nước, vùng đáy

vàtrong lòng đất dưới đáy biển của ta

Thế nhưng trên thực tế ranh giới và

chủ quyền phần biển nước ta với các

nước có chung biể Đông còn rất phức

tạp, có nhiều tranh chấp

Giáo viên: liên hệ về sự tranh chấp

vùng biển

Ví dụ:

Quần đảo Hòang Sa của ta đã từng bị

Trung Quốc tranh giành

-Diện tích đất tự nhiên:329247 km2

b Phần biển.

-Biển nước ta nằm phía Đông Nam lãnh thổ với diện tích 1 triệu km2

Trang 9

* Như vậy trên đây ta tìm hiểu về

phần đất liền, phần biển Vậy phần

trời của nước ta bao gồm từ đâu tới đâu

các em biết không

Học sinh: Phần trời của ta bao gồm

khoảng không gian trên đất liền, trên

biển, các hải đảo thuộc chủ quyền Việt

Nam

 Như vậy: Phần đất liền, phần trời,

phần biển, các hải đảo đã tạo nên tính

toàn vẹn của lãnh thổ nước ta

Họat động 3: Cặp

Giáo viên thuyết trình: vị trí địa lí có

ảnh hưởng sâu sắc tới mọi đặc điểm

của môi trường tự nhiên nước ta

Câu hỏi: Dựa vào nội dung SGK kết

hợp với lược đồ Đông Nam Á (treo

tường) hãy nêu những điểm nổi bật của

vị trí địa lí tự nhiên nước ta? ( giáo

viên gọi 4 cặp, mỗi cặp nêu một đặc

điểm- các cặp khác nhận xét bổ sung)

Kết quả cần đạt: + Ý kiến cặp thứ

nhất

-Yêu cầu một học sinh lên bảng chỉ

và giải thích như thế nào là gần trung

tâm khu vực Đông Nam Á (trên lược

đồ Đông Nam Á)

Giáo viên: chốt lại vấn đề

+ Ý kiến cặp thứ hai

-Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ và

giải thích đặc điểm này trên lược đồ

Đông Nam Á (treo tường)

Giáo viên: chốt lại vấn đề theo lươc

đồ: các nước từ đất liền đi ra các nước

hải đảo thì qua Việt Nam và ngược lại

+ Ý kiến cặp thứ 3

c.Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên.

-Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á

-Cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và các nước Đông Nam Á hải đảo

Trang 10

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên

xác định vị trí nội chí tuyến của

nước ta trên bản đồ Thế Giới

Giáo viên: chốt lại vấn đề theo lược

đồ:

Nội chí tuyến tức nằm trong khu vực

hai chí tuyến 23027, Bắc Nam (Việt

Nam nằm hoàn toàn nữa cầu Bắc

+ Ý kiến cặp thứ 4

Giáo viên: yêu cầu học sinh lên xác

định vị trí này trên lược đồ Thế Giới

Giáo viên: chốt lại vấn đề theo lược

đồ

Câu hỏi: nếu như nước ta không nằm

ở vị trí này mà nằm sâu trong nội địa

thì tự nhiên nước ta, cuộc sống của ta

có như hiện tại không?

Học sinh: Không.

Câu hỏi: với đặc điểm vị trí nêu trên

có ảnh hưởng gì tới môi trường tự

nhiên nước ta?

Học sinh: vị trí địa lí ảnh hưởng sâu

sắc tới thiên nhiên nước ta Thiên

nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới

, tính chất ven biển, sinh vật đa dạng

phong phú, phức tạp

Cụ thể do tính chất nóng ẩm của khí

hậu rừng ở nước ta rậm rạp, xanh tốt

quanh năm, có nhiều loài động vật sinh

sống

Giáo viên bổ sung kết thúc vấn đề:

Như vậy vị trí địa lí là một trong những

nguyên nhân cơ bản tạo nên đặc điểm

thiên nhiên nước ta  Tạo điều kiện

thuận lơi cho ta giao lưu kinh tế, văn

hóa với các nước trong khu vực cũng

-Vị trí nội chí tuyến

-Nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w