Bài soạn Những vấn đề địa lý tự nhiên đại cương

26 1.9K 20
Bài soạn Những vấn đề địa lý tự nhiên đại cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC ĐỊA I. Lịch sử phát triển của khoa học Địa đến cuối thế kỷ XIX: 2. Thời kỳ Trung cổ: 3. Thời kì Phục Hưng: 5. Thời kì bản chủ nghĩa (thế kỉ XIX) II. Lịch sử phát triển của khoa học địa trong nửa đầu thế kỷ XX 1. Trường phái địa Pháp: 2. Trường phái địa Đức 3. Trường phái địa Nga 4. Trường phái địa Mỹ: 5. Địa các nước khác III. Lịch sử phát triển của khoa học địa trong nửa cuối thế kỉ XX: 1. Sự hiện đại hóa khoa học địa lý: 2. Các phân hệ của hệ thống không gian địa hoàn chỉnh IV. Những vấn đề của Địa học hiện đại: 1. Định nghĩa 2. Đối tượng nghiên cứu: a. Lớp vỏ địa lý: b. Các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên: c. Các xứ địa lý: d. Vòng đai địa e. Đới địa lý: f. Miền địa g. Khu địa h. Đai cao địa lý: i. Cảnh quan địa lý: j. Dạngđịa lý: k. Diện địa CHƯƠNG 2. CÁC QUY LUẬT ĐỊA I. Khái niệm về quy luật địa lý: II. Quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của LLE 1. Định nghĩa 2. Nguyên nhân: 3. Ý nghĩa III. Quy luật tuần hoàn vật chất và năng lượng: 1. Khái niệm 2. Cơ sở của sự tuần hoàn: a. Cơ sở tuần hoàn trong thủy quyển. b. Cơ sở tuần hoàn trong khí quyển. c. Cơ sở tuần hoàn của sinh vật. d. Cơ sở tuần hoàn của đá. 3. Đặc điểm cơ bản của vòng tuần hoàn vật chất III. Quy luật về các hiện tượng nhịp điệu 1. Khái niệm 2. Nguồn gốc phát sinh và độ dài thời gian của các nhịp điệu 3. Các hiện tượng nhịp điệu cơ bản. a. Phân loại. b. Các nhịp điệu cơ bản. 4. Những nhận xét về qui luật nhịp điệu. 5. Ý nghĩa thực tiễn IV. Quy luật địa đới 1. Khái niệm địa đới 2. Nguyên nhân gây tính địa đới. 3. Phạm vi biểu hiện của tính địa đới 4. Biểu hiện của tính địa đới ở Việt Nam. V. Quy luật phi địa đới 1. Nguyên nhân 2. Phạm vi biểu hiện của quá trình phân dị phi địa đới 3. Ý nghĩa 4. Biểu hiện của qui luật phi địa đới ở Việt Nam. a. Qui luật phân hoá theo kinh độ ở Việt Nam b. Qui luật phân hóa theo các điều kiện kiến tạo - địa mạo ở Việt Nam. c. Qui luật phân hóa theo đai cao ở Việt Nam CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC ĐỊA I. Lịch sử phát triển của khoa học Địa đến cuối thế kỷ XIX: Cho đến cuối thế kỷ XIX, khoa học địa đã trở thành 1 khoa học thực sự với những học thuyết, những khái niệm, những phương pháp riêng. Từ địa thống nhất cổ điển đã tách ra thành nhiều khoa học bộ phận, gộp thành hai ngành chính là Địa tự nhiênĐịa kinh tế - xã hội với xu thế phân tích là chính. Có thể phân chia lịch sử phát triển lâu dài này thành một số thời kỳ như thời kỳ Cổ đại, Trung cổ, Phục Hưng, tiền bản chủ nghĩa, bản chủ nghĩa. Do lịch sử phát triển diễn ra không đồng đều giữa phương Đông và phương Tây và giữa các nước với nhau, mà các liệu địa chủ yếu được trích dẫn từ một số nước châu Âu, một mặt vì liệu thành văn của họ được lưu trữ tốt, mặt khác khoa học địa hiện nay trên toàn thế giới cũng chịu nhiều ảnh hưởng của địa phương Tây, vì nền khoa học kĩ thuật của họ đạt trình độ cao hơn. 1. Thời kỳ Cổ đại: Chính thức đi từ thế kỉ V TCN (với những công trình của Herodote công bố vào năm 456 TCN) cho đến thế kỉ IV sau CN, khi Đế chế La Mã bị sụp đổ vào năm 395 SCN. Nôi văn minh của phương Tây là các khu vực quanh Địa Trung Hải, khu vực có những con đường hàng hải thuận lợi. Như thế các liệu địa phương Tây ban đầu là những liệu về các bến bờ ven biển. Các liệu thu thập trên đất liền đầu tiên lại do người Trung Quốc ở phương Đông tích lũy vì họ có 1 lãnh thổ quá rộng lớn. Cách đây 3000 năm họ đã có những thông tin địa về đất nước mình, đến đầu CN họ đã biết rất rõ về đất nước, các con đường giao thông thủy bộ, về các thành phố của mình và đã có những bản đồ được các nhà cầm quyền rất coi trọng. Nhà vua bắt buộc các quan chức địa phương phải soạn thảo một địa chí đầy đủ về địa phương mình, có kèm theo bản đồ. Các nhà trí thức Trung Quốc cổ đại thường thông thiên văn, tường địa nhưng do chế độ phong kiến Trung Quốc trì trệ đóng cửa kéo dài nên khoa học địa cổ truyền của Trung Quốc vẫn dậm chân tại chỗ, ở trình độ mô tả, liệt kê. Sau người Ai Cập, Babilon rồi đến người Hy Lạp và La Mã thì các thông tin địa đã được sắp đặt, chọn lọc, nâng cao và nền khoa học địa cổ đại chính thức hình thành. Herodote (485 – 425 TCN) lần đầu tiên đã cho ra đời những tập thông tin có tổ chức về nhiều mặt, khi ông mô tả các vùng đất và biển mà ông đã đi qua ở biển Đen, Địa Trung Hải, Ai Cập, Tiểu Á và Lưỡng Hà. Trong thế kỷ V TCN cũng đã có những khái niệm về một Trái Đất hình tròn (Pythagore) và tính địa đới (Parmenide), trong đó đề cao đới ôn hòa và cho rằng xích đạo thì quá nóng còn vùng cực thì quá lạnh. Vào thế kỉ III TCN Eratoxten đã chú ý đến việc đo đạc Trái Đất, xác định phương hướng và vị trí địa lý, đồng thời mô tả chuyển động của Trái Đất, ông cũng xác định chiều dài kinh tuyến là 39.500 km và đã đặt tên cũng như định nghĩa cho khoa học địa lý. Đầu CN, Strabon (58 TCN – 25 SCN) chuyển sang nghiên cứu Địa nhân văn, chú ý đến các dân tộc và chiều lịch sử. Vào thế kỉ II SCN, khoa học địa có bước thụt lùi với các công trình của Ptolemee (90 – 168 SCN) khi ông đưa ra thuyết địa tâm. Nhưng về khía cạnh bản đồ và trắc địa thì đóng góp của ông là to lớn. Đáng chú ý là trong thời kì Cổ đại, những hướng nghiên cứu địa chính đã hình thành và tồn tại cho đến ngày nay, đó là hướng nghiên cứu toàn Trái Đất và hướng nghiên cứu các khu vực khác nhau, hướng phân tích định lượng, đo đạc chính xác, mô tả tổng hợp định tính, hướng địa thống nhất tự nhiên – con người và hướng phân biệt địa tự nhiên và kinh tế - xã hội, nhân văn. Đồng thời với tài liệu viết thì các bản đồ cũng được xây dựng bằng nhiều chất liệu như đất nung, giấy, lụa. Bản đồ cổ nhất còn được lưu trữ là một bản đồ bằng đất nung rất nhỏ, có tuổi khoảng 2500 năm TCN, tìm thấy khi khai quật thành phố cổ Ga Sua, cách Babilon 200 dặm về phía Bắc. Trình độ xây dựng bản đồ đạt đỉnh cao tại cổ Hy Lạp, họ đã biết Trái Đất hình cầu với hai cực, hai chí tuyến và đường xích đạo, phát triển hệ thống kinh – vĩ độ, biết dùng phép chiếu và biết tính toán kích thước Trái Đất. Hai nhà bản đồ kiêm địa sớm nhất là Anaximandre và Hecatee (thế kỉ VI TCN). Nhà địa kiêm bản đồ học nổi tiếng của Hy Lạp là Prolemee với công trình quan trọng nhất là cuốn “Địa học” gồm 8 tập. Tập 1 trình bày các nguyên tắc, trong đó có cách xây dựng quả địa cầu và cách chiếu khi vẽ bản đồ. Từ tập II đến VII chứa đựng một danh mục khoảng 8000 địa danh kèm theo tọa độ kinh vĩ để xác định vị trí. Tập VIII là quan trọng nhất, trình bày về địa toán học, về thiên văn học, cách họa đồ và phép chiếu trong đó có hai phép chiếu là biến thể của phép chiếu hình nón. Công trình này có kèm theo 1 bản đồ toàn thế giới và 26 bản đồ chi tiết về các khu vực, đó là Atlat thế giới đầu tiên trong lịch sử phát triển địa lý. 2. Thời kỳ Trung cổ: Bắt đầu từ năm đế chế La Mã sụp đổ (395 SCN) cho đến khi vua Thổ Nhĩ Kỳ Mohamed II chiếm lĩnh được Constantinople vào năm 1453. Là thời kỳ suy thoái của khoa học địa nói riêng và nền khoa học nhân loại nói chung do những ràng buộc khắc nghiệt của nhà thời Thiên chúa giáo. Hình cầu của Trái Đất đã bị phủ nhận mà coi là có dạng phẳng hay dạng đĩa. Tuy nhiên, ở châu Á và nhất là Trung Cận Đông, người A rập nói riêng và thế giới Hồi giáo nói chung vẫn giữ được các thành tựu của khoa học Hy Lạp và còn phát huy thêm do các hoạt động mở rộng đất đai, buôn bán và du hành của họ. Thế kỉ XI họ đã đo đạc lại kích thước của Trái Đất, xác định độ dài của kinh tuyến là 40.680 km và bắt đầu nói đến Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, sớm hơn Copernic. Ngoài người A rập thì người Noocmang ở phía Bắc cũng có những cuộc hành trình trên biển vĩ đạiĐại Tây Dương. Vào thời kì này cũng đã xuất hiện những quan điểm địa tích cực, người ta đã bác bỏ ý kiến không có người cư trú ở xích đạo và vùng cực, đã biết liên hệ tính đới của khí hậu với sinh vật và sinh hoạt của con người. Một sự kiện nổi bật vào cuối thời Trung cổ là chuyến du hành của Marco Polo người Vonido đã đi suốt châu Á tới Trung Quốc và khi về đã dùng đường biển từ Xumatra để vòng quan Nam Á và Tiểu Á, chấm dứt cuộc hành trình hàng chục năm vào năm 1299. Các bản đồ thời này không thể hiện thực tại mà vẽ theo trí tưởng tượng và theo giáo lí Thiên chúa giáo. Trong khi đó, trong thế giới A rập thì bản đồ vẫn được vẽ theo các quan điểm và phương pháp Cổ đại như cuốn “Địa học” của Ptolemee. Ngoài ra họ còn đo đạc chính xác hơn với phép chiếu chữ nhật tốt hơn. Như vậy, trong thời kỳ này, nhờ sự phát triển của hàng hải, thủ công nghiệp và buôn bán mà thông tin địa đã được tích lũy nhiều hơn, bản đồ cũng hoàn thiện hơn, nhất là các hải đồ. 3. Thời kì Phục Hưng: Đó là thời kì khôi phục, chấn hưng và phát triển các nền khoa học, văn học và nghệ thuật cổ Hy Lạp diễn ra ở châu Âu trong 2 thế kỉ XV – XVI, được châm ngòi từ sự tiếp xúc với thế giới A rập cùng với việc mang về các sách và tài liệu cổ đại được người A rập cất giữ và sử dụng. Thời kì này được đánh dấu bởi các “đại phát kiến” đi bằng đường biển trên các thuyền buồm lớn gọi là Caravella, có tới 4 cột buồm với hệ thống buồm kiểu Ý. Đại phát kiến thứ nhất là việc tìm ra châu Mỹ của Christophe Colomb qua 4 đợt vượt Đại Tây Dương (từ 1492 đến 1504). Đại phát kiến thứ hai là chuyến đi vòng quanh châu Phi qua mũi Hảo Vọng để tới Ấn Độ, do Vasco de Gama thực hiện vào năm 1498. Đại phát kiến thứ ba là chuyến đi vòng quanh thế giới trong 3 năm 1519 – 1522 của Magellan. Ngoài ra còn nhiều chuyến du hành khác cũng đã tìm thêm những vùng đất mới. Những đợt phát kiến này không những đã chứng minh được những thành tựu của địa Cổ đại như Trái Đất hình cầu, tính địa đới của khí hậu do góc tới khác nhau của tia nắng Mặt Trời đến các nơi trên Trái Đất, quan hệ giữa khí hậu và sinh vật,… mà còn mở rộng thêm tầm hiểu biết không gian rất nhiều, khiến cho có thể dùng phương pháp so sánh để sơ bộ hình thành các quy luật địa lý, sẽ được chứng minh vào các thế kỷ sau, đồng thời cũng sửa chữa được những nhận định sai lầm cũ. VD, đã phát hiện được các đới gió (tín phong, gió Tây), thu thập nhiều mẫu cây cối, chim thú, hiểu thêm về dân tộc địa phương,… Địa học rất có uy tín trong thời kì này, vì giúp cho nhiều vương quốc bành trướng thuộc địa, chủ yếu là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, của cải thế giới dồn về châu Âu đã giúp cho việc tích lũy bản, đẩy mạnh công nghiệp. Các thành tựu địa nói trên được thể hiện rõ và xúc tích qua các bản đồ và quả địa cầu được xây dựng. Tuy nhiên, Bắc Mĩ vẫn chưa có tên trên bản đồ, mãi đến khi nhà bản đồ học người Hà Lan Mercator dùng tên America để chỉ cả Bắc và Nam Mĩ thì America mới được mọi người công nhận là châu Mĩ. Công lao to lớn nhất của Mercator là giải phóng ngành bản đồ học khỏi ảnh hưởng của Ptolemee. Các quả địa cầu cũng rất phổ biến trong thời kì này. Quả địa cầu đầu tiên được hoàn thành năm 1492 nên chưa thể hiện được châu Mĩ. Thành tựu bản đồ học đáng chú ý nhất là các tập bản đồ (Atlat). Atlat đầu tiên của thời kì này là của Abraham Ortelius xuất bản năm 1570 gồm 53 bản đồ in từ các bản khắc bằng đồng, tô màu bằng tay, tham khảo tài liệu của 87 nhà địa và bản đồ học. 4. Thời kì tiền bản chủ nghĩa (thế kỉ XVII – XVIII) Trong thời gian này, tuy vẫn tiếp tục tiến hành thêm nhiều chuyến du hành quan trọng, mở rộng đất đai và hiểu biết thêm về địa lý, nhưng ấn tượng sâu sắc đã chuyển sang các phát minh công nghệ, các sự giải thích và lập luận khoa học, các công trình tổng kết, mà kết quả là khởi đầu cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất, tạo tiền đề cho sự nhảy vọt vào thế kỉ XIX. Các dụng cụ nghiên cứu, đo lường như phong vũ biểu, hàn thử biểu, dụng cụ chỉ giờ chính xác, kính viễn vọng, bàn đạc, máy kinh vĩ và phương pháp tam giác đạc giúp cho việc quan sát không gian và vẽ bản đồ chính xác hơn. Nhà thiên văn học Đức Kepler đưa ra lí thuyết về các quy luật chi phối sự vận động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời. Từ đó nhà bác học người Anh Newton đã suy ngẫm và khám phá ra quy luật hấp dẫn trong vũ trụ. Quan điểm của Emmanuel Kant coi “địa là sự mô tả theo không gian” đã là hòn đá tảng để khoa học Địa trở thành một khoa học độc lập và độc đáo mà các thế hệ về sau sẽ đi sâu và cụ thể hóa. Nhà hàng hải kiêm Địa người Anh James Cook mở đầu cho thời kì du hành khoa học, có mục đích và phương pháp rõ ràng chứ không ngẫu hứng và nghiệp dư như các nhà du hành thời Cổ đại và Phục Hưng. Trong thời kì này có lẽ Hà Lan là nước có nhiều thành tựu nghiên cứu địa nhất với công trình “Địa đại cương” do Veranius công bố vào năm 1650. Trong công trình này, Veranius lần đầu tiên giải thích bằng lí luận bản chất của địa lý, qua việc xác định đối tượng của địa là “lớp vỏ Trái Đất” bao gồm lục địa, đại dương và khí quyển, nghiên cứu trong khung cảnh toàn bộ Trái Đất và theo từng vùng riêng biệt. Quan điểm này đã vượt quá tầm của thời đại và có ảnh hưởng rất lớn đến những nhà địa của các nước. Tuy nhiên các bản đồ do Hà Lan sản xuất vẫn còn chứa đựng nhiều điểm sai lầm do chủ yếu vì mục đích thương mại, cần in nhanh, hấp dẫn, sao chép các bản đồ cũ. Trái lại, bản đồ của Pháp mang tính khoa học để phục vụ cho quản lí đất đai, cho tác chiến nên cần chính xác và chi tiết. 5. Thời kì bản chủ nghĩa (thế kỉ XIX) Đặc điểm cơ bản của sự phát triển khoa học địa trong thế kỉ XIX là sự hình thành một khoa học địa có tính chuyên nghiệp, có đào tạo và tổ chức nghiên cứu rõ ràng và mang tính quốc tế, nhất là vào 30 năm cuối (1870 – 1900). Đặc điểm thứ hai là sự phân ngành ngày càng mạnh khiến cho địa không phải là một bộ môn thống nhất và trở thành một hệ thống nhiều bộ môn, làm cho địa thống nhất cổ điển ngày càng mất đối tượng nghiên cứu và có nguy cơ tan rã. Bộ môn địa được giảng dạy ngày càng nhiều tại các trường Đại học, vừa đào tạo cán bộ nghiên cứu, vừa đào tạo giáo viên cho các trường phổ thông. Sự phát triển giáo dục và đào tạo địa khởi đầu từ Đức, sau đến Pháp và các nước châu Âu khác. Trường Đại học nổi tiếng về địa là trường Đại học tổng hợp Berlin mà ở đó Humboldt đã từng giảng dạy và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Các tạp chí địa cũng xuất hiện và xuất bản hàng năm từ 1863. Việc phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhất là kinh tế công nghiệp, đòi hỏi sự nghiên cứu sâu và chính xác, do đó nhiều khoa học chuyên ngành mới tách ra từ Địa lý. Đầu tiên là ngành Địa chất do nhu cầu tìm khoáng sản và chất đốt. Sau đó là Khí hậu học, Thổ nhưỡng học, Thực vật học, Động vật học do sự phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và sản xuất hàng hóa. Thủy văn học, Địa hình học, Trắc địa – Bản đồ thì giúp ích nhiều cho xây dựng và giao thông liên lạc. Hải dương học phục vụ cho sự đi lại trên biển và nghề cá cũng như việc đặt cáp xuyên đại dương. Và như vậy thì trong thế kỉ XIX, thế mạnh thuộc về các khoa học địa tự nhiên, vì thế Địa học nói chung được xếp vào khoa học tự nhiên. Địa kinh tế hình thành chậm hơn vào thập kỉ cuối của thế kỉ XIX, kích thích việc ra đời của ngành này là sự phân công lao động theo lãnh thổ trong sản xuất hàng hóa bản chủ nghĩa, là sự phát triển của Thống kê học và của học thuyết về sự định vị các ngành sản xuất. Sự phân ngành của địa dần dần bộc lộ những nhược điểm, được kiểm nghiệm sau những thất bại khi tiến hành các công trình phát triển kinh tế - xã hội hoặc cải tạo tự nhiên ở quy mô lớn. Do đó xuất hiện xu thế nghiên cứu địa tự nhiên tổng hợp mà xuất phát điểm là các ngành nghiên cứu các thành phần tích hợp, chịu ảnh hưởng đồng thời và tương hỗ của nhiều thành phần khác như thực vật và thổ nhưỡng. Bản đồ học cũng có những bước tiến quyết định trong thế kỉ XIX. Vào cuối thế kỉ XIX hầu như không còn chỗ nào trên Trái Đất mà người ta chưa hiểu biết. Phương pháp đường bình độ đã thay thế cho những nét gạch khi thể hiện độ cao địa hình. Các bản đồ không chỉ mô tả mà thường có nội dung khoa học, thể hiện các mối quan hệ giữa các hiện tượng, có kết quả phân loại và phân vùng. Đức cũng là nước xuất bản nhiều bản đồ và Atlat nhất và các nhà địa tiêu biểu cũng là người Đức, trước hết là Humboldt và K.Ritter, tiếp sau là Pháp và Nga. Ở Nga, do đất nước rộng lớn nên xu hướng địa tổng hợp sớm phát triển. Tựu chung lại thì trong thế kỉ này có 3 khuynh hướng chính là nghiên cứu vùng, nghiên cứu quan hệ con người – môi trường địa và khuynh hướng nghiên cứu cảnh quan. Ba khuynh hướng này bổ sung cho nhau, mỗi khuynh hướng đi sâu vào một khía cạnh của thực tại phân hóa không gian của tự nhiên và xã hội. Chúng phát huy tác dụng mãi cho đến nửa đầu thế kỉ XX. II. Lịch sử phát triển của khoa học địa trong nửa đầu thế kỷ XX: Vào nửa đầu thế kỷ XX, khoa học Địa không được nổi bật trong xã hội như ở thế kỷ XIX. Sau một thời kì phát triển nhanh, sôi nổi, đến đây địa hầu như chững lại. Các nhà địa vẫn chỉ áp dụng những quan điểm, các thành tựu của 30 năm cuối thế kỷ XIX thể hiện trong 3 khuynh hướng chính, đồng thời lúng túng trước sự thiếu thống nhất trong cơ sở lí luận cho khoa học Địa lý. Điểm nổi bật của sự phát triển địa vào thời gian này là không được thúc đẩy bởi nhu cầu của xã hội, mà chủ yếu là do những mâu thuẫn nội tại, do logic phát triển của bản thân ngành khoa học này. Khoa học Địa vẫn thiên về phía khoa học tự nhiên tuy có chú ý đến quan hệ giữa tự nhiên và xã hội cũng như con người. Trong khi đó vào đầu thế kỷ XX, các khoa học xã hội lại phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh. Trong sự lúng túng chung ấy thì giải pháp tình thế là xây dựng các trường phái quốc gia, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và nhu cầu riêng trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi nước mà tìm hướng đi cho thích hợp. 1. Trường phái địa Pháp: Địa Pháp được hình thành vào loại sớm nhất, là trường phái gắn kết nhất vì có một nền tảng quan điểm chung là quan điểm vùng, lấy sự phân hóa không gian, sự phân hóa theo vùng làm nền tảng và mục tiêu nghiên cứu. Người thầy của địa Pháp là Vidan de la Blaser, mà các công trình nghiên cứu đã thu hút và tập hợp được rất nhiều môn đệ. Ý tưởng cơ bản là tập trung việc nghiên cứu địa vào một vấn đề rõ ràng, đơn giản, không chịu ảnh hưởng của các khoa học khác, đó là sự phân bố không đồng đều của các cộng đồng người trên Trái Đất, nghiên cứu trên góc độ quan hệ giữa con người và môi trường và sự phân hóa vùng trên bề mặt Trái Đất. Có một công trình địa tiêu biểu của trường phái Pháp mà các nhà địa cũng như nhiều nhà nghiên cứu thuộc các khoa học khác ở Việt Nam hiểu biết khá rõ là luận án Tiến sĩ đồ sộ với rất nhiều bản đồ và ảnh chụp có nhan đề “Người nông dân châu thổ Bắc bộ” của Pierre Gourou. Cốt lõi của công trình là nghiên cứu lối sống của con người nông dân qua cung cách sinh hoạt và sản xuất, phù hợp với môi trường tự nhiên mà ông đã nghiên cứu rất kĩ. Trường phái địa Pháp có sự thống nhất về quan điểm vùng trong mối quan hệ con người – môi trường và về phương pháp nghiên cứu trên xuống – dưới lên, theo cấu trúc ngang giữa các vùng lớn nhỏ, đồng thời chú trọng công tác thực địa theo tỉ lệ lớn, nhưng trong nội bộ vẫnnhững khuynh hướng khác nhau khiến cho địa Pháp cũng có một sự phân hóa nào đó. Nhờ quan điểm vùng mà nước Pháp có rất nhiều chuyên khảo và luận án đại học hay trên đại học có giá trị, mô tả và phân tích mọi vùng trên đất nước, hoặc vùng tự nhiên, hoặc vùng tự nhiên – lịch sử, hoặc vùng hành chính cho đến tận cấp xã, được sử dụng rộng rãi để làm liệu giảng dạy, liệu tham khảo, hay làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên. 2. Trường phái địa Đức: Hình thành chậm hơn và kém đồng nhất hơn địa Pháp vì trong thế kỷ XIX, địa Đức rất phát triển, có nhiều khuynh hướng và bộ môn khoa học khác nhau, lại không có một ai uy tín vượt trội hẳn để thâu tóm tất cả trong một trường phái với những lí luận và phương pháp chung. Tuy nhiên, trong số các bộ môn thì cảnh quan học là độc đáo hơn cả, có ảnh hưởng sâu rộng cả trong nước và ngoài nước, cho nên có thể coi khuynh hướng cảnh quan là đặc trưng cho trường phái địa Đức. Trường phái cảnh quan Đức chủ yếu là nghiên cứu các cảnh quan văn hóa, các cảnh quan trong sự tác động của con người, bởi lẽ, tại các vùng đồng bằng châu Âu hầu như không còn cảnh quan thuần túy tự nhiên. Mặc dù vậy, đây vẫn là trường phái thiên về địa tự nhiên hơn trường phái vùng của Pháp. Ngoài ra, các vùng của địa Pháp cũng chỉ tương đối, không có ranh giới thật rõ ràng, có thể chồng gối lên nhau. Trái lại, cảnh quan địa Đức được vạch dứt khoát, xuất phát từ 1 định đề là “cảnh quan biểu hiện tính thống nhất về mặt lãnh thổ của đối tượng nghiên cứu”. Phương pháp tiếp cận cảnh quan của Đức rất chú ý đến lớp phủ thực vật, cố tìm ra các dấu hiệu của thực bì tự nhiên, từ đó nhận xét về chiều hướng tác động của con người lên thực bì tự nhiên. Trường phái cảnh quan Đức chú ý đến cung cách mà một nhóm người nhập vào cảnh quan, để dấu ấn trên cảnh quan, thông qua các biểu hiện vật chất cụ thể và rất chi tiết, cho nên không thể nghiên cứu các vùng rộng lớn mà chỉ tập trung nghiên cứu các vùng rất nhỏ, rất đồng nhất, có ranh giới rõ ràng. Bên cạnh trường phái cảnh quan, địa Đức không có những trường phái tương xứng khác nhưng lại có rất nhiều khuynh hướng tham gia vào sự tìm kiếm những khái niệm mới, trên con đường phát triển địa học, đó là khuynh hướng địa chính trị, địa – chính trị, địa văn hóa, địa kinh tế, sinh thái học, địa vùng và lí thuyết định vị. 3. Trường phái địa Nga: Trường phái địa Nga cũng là 1 trường phái mạnh ngay từ cuối thế kỷ XIX với khuynh hướng cảnh quan là chính và địa Nga cũng du nhập thuật ngữ landschaft của trường phái địa Đức. Tuy nhiên trường phái Nga cũng có những tính cách riêng, đó là sự phân biệt rõ địa tự nhiênđịa kinh tế, đồng thời thiên về địa tổng hợp, nghiên cứu các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên và các tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất, có chỉ tiêu và ranh giới coi như rõ rệt. Đáng chú ý là địa tự nhiên tổng hợp Nga – Liên Xô luôn luôn gắn bó với thực tiễn sản xuất, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đề xuất các cơ sở khoa học cho công việc chống hạn và cải tạo các vùng thảo nguyên, cũng như khẩn hoang các vùng đất mới. Nhờ đó đã phát hiện ra cấu trúc ngang của cảnh quan địa lý, bao gồm 2 đơn vị cấu tạo cơ bản cấp dưới là dạng và diện địa lý. Địa tự nhiên tổng hợp Nga không những chỉ đi sâu vào các đới cảnh quan mà còn nghiên cứu cả toàn Trái Đất, phát hiện và định nghĩa rõ ràng lớp vỏ địa với ranh giới và những quy luật chung, nêu lên tính thống nhất cũng như sự phân hóa của bề mặt Trái Đất. Về mặt địa kinh tế, thì những người khởi xướng có tên tuổi là Baranxki và Koloxovski. Baranxki tiếp tục hoàn thiện hướng phân vùng địa kinh tế của địa Nga thế kỷ XIX và đóng góp to lớn vào việc phân vùng và kế hoạch hóa nền kinh tế Liên Xô vào những năm trước Đại chiến thế giới lần II. Ông đã sớm đưa ra cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc vào việc nghiên cứu vùng kinh tế từ quan điểm không gian, chú ý đến các câu hỏi “ở đâu”, “từ đâu”, “đi đâu”. Ông đã chú ý đến cả địa khu vực (địa kinh tế quốc gia). Cuối cùng, ông đi vào phân công lao động theo lãnh thổ và tổ chức xã hội theo lãnh thổ, coi như đó là cốt lõi của sự tạo vùng và kiến thiết vùng. Có thể nói địa kinh tế Liên Xô phát triển gắn liền với việc triển khai các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế quốc dân, do đó đã có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. 4. Trường phái địa Mỹ: Được hình thành rất muộn nhưng lại phát triển rất nhanh, chỉ mới bắt đầu từ những năm đầu của thế kỉ XX mà đến những năm 30 – 40 đã nổi tiếng qua nhiều công trình cơ bản và thực tiễn. Tuy về cơ bản địa Mỹ vẫnđịa vùng và cảnh quan trên quan điểm địa thống nhất tự nhiên – con người, có chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, nhưng không thành 1 trường phái thống nhất như ở Pháp, hoặc quá đa dạng như Đức, mà phân thành 2 nhánh khác biệt khá rõ rệt là nhánh Trung Tây và nhánh Berkeley. − Nhánh Trung Tây: chú ý đến nguyên tắc phân vùng và mô tả vùng, đến vấn đề sử dụng đất đai, đến địa kinh tế và địa chính trị. Khác với Tây Âu thường dựa vào lối sống để giải thích sự đa dạng vùng, các nhà địa địa chất Trung Tây đi theo con đường nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên. − Nhánh Berkeley: tương phản rõ rệt với nhánh Trung Tây. Họ không quan tâm đến các vấn đề hiện đại, mà say mê đi sâu vào các nền văn hóa cổ, thí dụ nền văn hóa của người da đỏ, trên cơ sở nhân chủng học và dân tộc học. 5. Địa các nước khác: Ngoài các nước trên thì không có nước nào có trường phái địa rõ rệt. Đáng kể còn có nước Anh. Địa Anh chọn địa Pháp làm mẫu, nhưng các nhà địa Anh không phải là bắt chước nguyên si địa Pháp. Tuy họ không có gì độc đáo hơn nhưng nét Anh của họ là ở chỗ họ đặc biệt quan tâm đến chất lượng điều tra, thường rất chi tiết, tỉ mỉ, đến tính nghiêm túc chặt chẽ của phương pháp luận và phương pháp. Ngoài ra họ còn 2 thế mạnh liên quan đến vị trí bá chủ toàn cầu lúc đó của họ, nhất là bá chủ trên biển, đó là môn địa chính trị, và môn địa lịch sử.  Kết luận: Giai đoạn này là thời kì đầy biến động của chủ nghĩa đế quốc. Trong bối cảnh đó, khoa học địa cũng cố vươn lên để đáp ứng nhu cầu thực tiễn sống động, phát triển nhiều trường phái quốc gia, nhiều bộ môn khoa học mới, đồng thời ngày càng mang tính thống nhất, nghiên cứu tổng hợp môi trường – con người, nhưng còn thiên về địa tự nhiên, hoặc tách biệt các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên và tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất. Có nhiều trường phái mạnh nhưng các trường phái này không bền vững và có xu thế thống nhất lại phương pháp luận và phương pháp chung, một mặt do sức ép từ bên trong của nhu cầu phải thống nhất của khoa học địa lý, trên cơ sở những lí luận có đủ sức mạnh để tổng hợp và liên kết các khuynh hướng khác nhau, mặt khác còn do sức ép của sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới, đã làm cho nhiều khái niệm khoa học và phương pháp tiếp cận được sử dụng từ trước đến nay đã nhanh chóng bị lỗi thời, nhất là sau Đại chiến thế giới II. III. Lịch sử phát triển của khoa học địa trong nửa cuối thế kỉ XX: Khoa học địa có 1 sự thay đổi cơ bản, lớn lao, với bước nhảy vọt vào 20 năm sau cùng. Bản sắc nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ được khẳng định và theo tính chất nhất thể hóa, nghĩa là đối tượng của địa học là tổng hợp thể lãnh thổ thống nhất tự nhiên – kinh tế - xã hội – nhân văn. Hơn nữa địa học từ 1 khoa học thiên về khoa học tự nhiên trong nhiều thế kỷ đã trở thành 1 khoa học thiên về khoa học xã hội. Con người không những được coi như 1 hợp phần nội tại của tổng hợp thể lãnh thổ thống nhất, mà còn như 1 hợp phần năng động và chủ động nhất. Vì thế khi nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ thống nhất để phát triển bền vững, thì yếu tố quản lí và tổ chức lãnh thổ 1 cách chủ động và khoa học của con người đã được đề cao. Sự biến đổi ấy đã khiến cho địa hiện đại thâm nhập vào mọi người, được mọi người cần đến, từ những nhà chiến lược toàn cầu, khu vực, quốc gia, địa phương cho tới 1 nhà doanh nghiệp hoặc 1 người muốn đi du lịch hay nghỉ ngơi, giải trí. 1. Sự hiện đại hóa khoa học địa lý: Có thể hình dung các quan điểm và phương pháp tiếp cận cơ bản chung nhất của địa học hiện đại vào nửa cuối thế kỷ XX như sau: Do hoàn cảnh giao lưu thuận lợi, đồng thời cũng xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, với 1 thế giới đã trở thành một hệ thống thống nhất trong sự đa dạng và chứa đựng nhiều mâu thuẫn, ngành địa thế giới có xu hướng xem xét lại toàn ngành để tập trung trí tuệ và sức lực nhằm nâng cao vai trò và vị thế của ngành trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội loài người hiện nay. Hiện nay, xu hướng chung là tập trung các khoa học bộ phận lại dưới ngọn cờ của 1 khoa học tổng hợp – động lực, nghiên cứu các hệ thống không gian tự nhiên – kinh tế - xã hội – nhân văn thống nhất hay hoàn chỉnh, trong lịch sử phát sinh – phát triển, trong sự biến động, để đánh giá đúng hiện trạng và dự báo tương lai. Khoa học địa là khoa học nằm ở giao diện giữa các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, do nhiệm vụ là nghiên cứu quan hệ giữa tự nhiên và con người, giữa xã hội và lãnh thổ, vì thế được đặt ở phía nào cũng chỉ là quy ước, nhưng hiện nay xu thế xếp vào khoa học xã hội thắng thế, vì đặt như vậy sẽ làm cho khoa học địa đóng góp tích cực hơn vào các quyết định và các hành động của các cơ quan lãnh đạo Nhà Nước, địa phương, của các nhà quản lí xí nghiệp, doanh nghiệp, khiến cho khoa học địa trở thành 1 khoa học hành động và năng động trong 1 xã hội công nghiệp hóa, đô thị hóa, tin học hóa sôi động. Đối tượng nghiên cứu của địa là chiều không gian của các hiện tượng và sự vật, là tổng hợp thể không gian mà các hiện tượng và sự vật tồn tại trong đó. Nhiệm vụ của địa là định vị, xác định vị trí và vị thế của các hiện tượng và sự vật, là đánh giá các tổng hợp thể không gian như các điểm, các đường, các vùng, các trường, các mạng lưới và đưa ra các mô hình để tổ chức không gian lãnh thổ, sao cho các hoạt động kinh tế - xã hội của con người diễn ra trên đó đạt được hiệu quả tốt nhất. Quan điểm nghiên cứu đồng thời nhiều vùng đã được thống nhất từ lâu, chỉ tồn tại 1 vấn đề là chưa có 1 hệ thống phân vị chung cho toàn ngành. Khi nghiên cứu chiều không gian thì xuất phát điểm là việc coi không gian trên Trái Đất là không gian của con người, do con người tạo ra, sản xuất ra, vì lợi ích của con người. Xuất phát điểm đó đã xóa bỏ quyết định luận địa xưa kia, coi tự nhiên hoàn toàn chi phối con người. Đặt con người vào trung tâm của tổng hợp thể không gian địa thống nhất, hoàn chỉnh, là đặt con người vào vị trí làm chủ môi trường tự nhiên, sử dụng môi trường tự nhiên và khai thác nó tùy theo mục đích và khả năng của mình, nhưng đồng thời cũng nhắc nhở con người phải chăm sóc và bảo vệ môi trường tự nhiên, cho mình và cho con cái mình, bảo vệ ngôi nhà của mình và ngôi nhà chung của nhân loại. Với nhận thức như vậy, địa có thể đóng vai trò rất tích cực trong việc tổ chức không gian nhân tác hay nhân sinh và trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường, chống ô nhiễm môi trường, là hai hoạt động kinh tế - xã hội gắn với không gian một cách trực tiếp nhất. Đó là 2 công việc có tính tổng hợp cao và rất phức tạp, nhưng phù hợp với đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu đặc thù của nhà địa đã được đào tạo để làm. Phương pháp tiếp cận hiện đại là phương pháp tiếp cận hệ thống, bằng các mô hình định lượng chính xác và công cụ hiện đại là hệ thông tin địa (GIS) với sự trợ giúp của tin học và máy tính điện tử mạnh, của mạng lưới viễn thông toàn cầu và của các kết quả viễn thám bằng máy bay và vệ tinh. Phương pháp tiếp cận hệ thống thực chất là 1 phương pháp logic, 1 phương pháp luận, để nắm được các hệ thống, nhằm mục đích điều khiển hệ thống sao cho hệ thống vận hành tốt, đạt được mục đích mong muốn. Nó được trợ giúp bởi nhiều phương pháp khác. Vì hệ thống vô cùng phức tạp, nhiều hợp phần, nhiều bộ phận, nhiều quan hệ, nhiều dòng vào và dòng ra, cho nên muốn tiếp cận hệ thống thì phải dùng phương pháp mô hình hóa. Mô hình là sản phẩm của trí tuệ, đã khái quát hóa và đơn giản hóa thực tế, để có thể phát hiện ra bản chất của hiện tượng, sự vật hay vấn đề đang xét. Mô hình phải hợp lí, nếu quá đơn giản hoặc quá phức tạp đều sẽ không đạt kết quả. Hệ thông tin địa được coi như 1 công cụ đắc lực cho việc phân tích hệ thống không gian, vì có sự trợ giúp của máy tính điện tử và các phần mềm tin học, cho phép vẽ bản đồ một cách tự động, nhanh chóng và đẹp, nhất là cho phép phân tích cấu trúc ngang với các đặc tính không gian và quan hệ không gian, cũng như tính toán được các mối quan hệ cấu trúc thẳng đứng. Tuy nhiên xây dựng 1 hệ thông tin địa rất tốn kém và công phu, do đó chỉ nên xây dựng cho những dự án tổ chức và quản lí lãnh thổ phức tạp mà làm theo phương pháp thông thường là không thể được hoặc khó và lâu. 2. Các phân hệ của hệ thống không gian địa hoàn chỉnh: a. Phân hệ tự nhiên: Điểm xuất phát là phân hệ tự nhiên vì đó là giá đỡ, là cơ sở vật chất và năng lượng của mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Không đi sâu vào phương pháp truyền thống là nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, ở đây chỉ nhấn mạnh thêm vào sự nghiên cứu các dòng vật chất và năng lượng, là bản chất của các mối quan hệ tương tác trong môi trường tự nhiên, trên quan điểm địa – sinh thái và địa – hóa. Theo các quan điểm này thì con người là 1 bậc trong tháp địa – sinh thái, lấy thức ăn từ thế giới thực vật và động vật. Cốt lõi của việc nghiên cứu là tìm hiểu dòng năng lượng đi từ bức xạ Mặt Trời qua thực vật đến động vật ăn cỏ rồi động vật ăn thịt cùng với các chu trình sinh – địa – hóa của các yếu tố hóa học cần thiết cho sự sống, đi từ vô cơ sang hữu cơ rồi lại trở về vô cơ để xoay vòng mãi. Con người tham gia vào dòng năng lượng và chu trình vật chất ấy nhưng đôi lúc lại làm nhiễu loạn chúng, gây nên nhiều tác hại. Do đó, tìm hiểu sự hoạt động của hệ địa – sinh thái và tác động qua lại giữa hệ với con người, chính là nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ giữa xã hội và môi trường tự nhiên sao cho hợp lí, để giữ cho sự phát triển của xã hội được bền vững, không hủy hoại môi trường để rồi tự hủy hoại mình. Nghiên cứu dòng năng lượng cho phép chúng ta xác định được năng suất và sản lượng của các hệ địa – sinh thái tự nhiên để vận dụng vào sự phát triển năng suất và sản lượng cây trồng và vật nuôi. Các hệ địa – sinh thái trồng trọt và chăn nuôi có năng suất thấp hơn hệ địa – sinh thái tự nhiên, do thường là độc canh, không tận dụng hết tiềm năng tự nhiên, cho nên muốn nâng cao năng suất hệ địa – sinh thái nông nghiệp thì con người phải đầu thêm năng lượng hóa thạch và hóa chất. Bên cạnh quan điểm địa – sinh thái còn phải sử dụng cả quan điểm và phương pháp địa – hóa học để nghiên cứu môi trường tự nhiên trong hệ thống không gian địa thống nhất, hoàn chỉnh. Cuối cùng phải xét quan hệ giữa con người và môi trường, thông qua tác động của con người vào hệ địa – sinh thái và phản ứng trở lại của hệ. Có thể phân biệt ra 2 quá trình quan hệ là quá trình khai thác các hệ địa – sinh thái tự nhiên và quá trình trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất công nghiệp hay làm dịch vụ. Khi khai thác tự nhiên thì tốt nhất nên tuân thủ quy luật phát triển tự nhiên của hệ, là tiến tới giai đoạn cao đỉnh qua hàng loạt diễn thế. Chiến lược khai thác các hệ tự nhiên là không được làm cản trở quá trình phát triển của tự nhiên, chỉ nên khai thác tổng hợp các dạng tài nguyên trong quần xã cao đỉnh và sao cho tất cả các sản phẩm lấy ra không quá khả năng tái sinh của quần xã. Đối với các hệ địa – sinh thái nông nghiệp nhân sinh thì phải cân nhắc cẩn thận mỗi khi nhập nội một giống mới hay sử dụng một loại phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu nào đó, sao cho không hủy diệt các loài sinh vật cộng sinh có ích, không làm hư hại môi trường hóa – lí, không làm xáo trộn quan hệ giữa các loài và tập tính thích nghi với môi trường của các loài. Đối với các hoạt động công nghiệp và dịch vụ thì quan trọng nhất là không làm nhiễu loạn các chu trình sinh – địa – hóa, đồng thời đừng biến quá trình vòng thành quá trình không vòng mà phải cố gắng biến các quá trình không vòng thành quá trình vòng nhằm đảm bảo quá trình tái sử dụng. b. Phân hệ xã hội: Khi khai thác tự nhiên để sản xuất và sinh hoạt, con người hoạt động trong một cộng đồng, một xã hội có tổ chức, cho nên phân hệ xã hội cần phải xét tiếp ngay sau phân hệ tự nhiên. Khi nghiên cứu các vấn đề xã hội trên quan điểm địa thống nhất, thì điều chúng ta quan tâm không phải là nội dung chuyên môn của các khoa học xã hội mà chỉ là sự phân bố không gian của các hoạt động xã hội và ảnh hưởng của chúng trong việc hình thành nên tính đặc thù của địa phương, thông qua các mối quan hệ tương tác giữa chúng với nhau và nhất là giữa chúng và môi trường tự nhiên. Hoạt động của xã hội cũng rất phong phú và đa dạng, nếu hiểu rộng thì bao gồm cả kinh tế, nhưng ở đây phân hệ xã hội chỉ gồm có các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa và sự định cư cùng với các đặc điểm của cư dân. Các vấn đề xã hội cần quan tâm là các quyền và các hình thức sở hữu và sử dụng đất đai, nội dung cơ bản của việc quản lí hệ thống lãnh thổ, rồi đến sự chênh lệch giàu nghèo và sự đấu tranh cho công bằng xã hội. Lĩnh vực xã hội phong phú nhất khi nghiên cứu hệ thống không gian địa là các hoạt động văn hóa. Vì nội dung nghiên cứu của địa là xác định các mô hình không gian của tất cả các hiện tượng và sự vật trên Trái Đất, cho nên địa văn hóa quan tâm đến việc giải thích sự phân bố không gian của các hiện tượng văn hóa, sự giống nhau và khác nhau về văn hóa giữa nơi này với nơi khác, sự hình thành nên những vùng văn hóa trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người, đồng thời cũng “bản đồ hóa” các kết quả nghiên cứu để trình bày với mọi người. Văn hóa cũng có sự biến đổi theo thời gian, cho nên nghiên cứu địa văn hóa cũng phải sử dụng cả quan điểm lịch sử. Việc giải thích các hiện tượng văn hóa và vùng văn hóa dựa vào quan hệ giữa con người và tự nhiên được gọi là văn hóa – sinh thái. Cũng có nơi thấy ảnh hưởng của tự nhiên là mạnh mẽ, rõ ràng, thường đối với những nét văn hóa cổ, nhưng càng ngày, ảnh hưởng của con người đến tự nhiên càng trở thành nhân tố quyết định thì nghiên cứu địa văn hóa chủ yếu là phát hiện các dấu ấn của con người trên tự nhiên. Một không gian tự nhiên được con người biến đổi thông qua các hoạt động văn hóa cả vật chất lẫn tinh thần của mình, được gọi là cảnh quan văn hóa. Cảnh quan văn hóa là tấm gương phản ánh nền văn hóa đã tạo ra nó, tức là có thể nghiên cứu văn hóa bằng khảo sát cảnh quan, trước hết về 3 phương diện: hình thái quần cư, hình thái sử dụng đất đai và hình thái kiến trúc. Chính khái niệm cảnh quan văn hóa đã mở ra khuynh hướng địa thống nhất trong đó hướng nghiên cứu các đô thị ngày càng phát triển. IV. Những vấn đề của Địa học hiện đại: 1. Định nghĩa: Địa học là 1 hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội, nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, các thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ và các thành phần của chúng (Đại từ điển bách khoa toàn thư Xô Viết). 2. Đối tượng nghiên cứu: Có 3 đối tượng nghiên cứu chính của Địa tự nhiên: lớp vỏ Địa lý, thể tổng hợp lãnh thổ và cảnh quan. Ngoài ra là môi trường Địa lý. a. Lớp vỏ địa lý: Có nhiều khái niệm và tên gọi khác nhau như lớp vỏ cảnh quan, địa quyển ngoài,… Giới hạn của lớp vỏ địa khoảng 40 km. Là lớp vỏ ngoài của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ bộ phận như khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. Hệ thống vật chất trong lớp vỏ địa khác với lớp vỏ thành phần thuần túy vì nó có tính phức tạp trong thành phần cấu tạo và trong cấu trúc. Trong 5 thành phần này thì thạch quyển là thành phần cổ nhất và bảo thủ nhất, đồng thời tạo nên bề mặt địa hình Trái Đất. Thành phần trẻ nhất và năng động nhất là sinh quyển. Năm thành phần này vừa kết hợp với nhau theo cả cấu trúc đứng và cấu trúc ngang, trong đó quan trọng là cấu trúc ngang, thể hiện mối quan hệ giữa các vùng lãnh thổ. [...]... thổ tự nhiên: Là sự kết hợp có quy luật của các thành phần địa như địa hình, khí hậu, nước, đất, sinh vật nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất phức tạp và tạo thành 1 hệ thống không thể chia cắt được c Các xứ địa lý: Là yếu tố phi địa đới, là đơn vị tự nhiên tương đối đồng nhất với nhau về đơn vị địa chất và đại địa hình, có kích thước lớn từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu km2 Mỗi xứ địa lý. .. phân chia được nữa của môi trường địa tự nhiên, hình thành tại 1 địa thế đồng nhất về nham thạch trên mặt, về vi khí hậu, về mực nước ngầm, về biến chủng thổ nhưỡng và quần hợp thực vật CHƯƠNG 2 CÁC QUY LUẬT ĐỊA I Khái niệm về quy luật địa lý: Qui luật địa là mối liên hệ bên trong cơ bản của các hiện tượng địa lý, được chi phối bởi sự phát triển tất yếu của những hiện tượng ấy II Quy luật về... gian bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng và diện địa j Dạng địa lý: Dạng địa là một tập hợp có quy luật của các diện địa phát triển trên một dạng trung địa hình lồi, lõm hoặc bằng phẳng theo phát sinh, với những điều kiện di chuyển nước và vật chất đặc trưng, có tiểu khí hậu, tiểu tổ hợp thổ nhưỡng và tiểu tổ hợp thực vật đồng nhất k Diện địa lý: Là đơn vị nhỏ nhất, đồng nhất nhất,... quan tự nhiên theo kinh độ (theo hướng đông – tây) − Nguyên nhân: Do sự phân biệt giữa các khối lục địa và vùng trũng đại dương − Biểu hiện: + Ở các ô khí hậu lục địa những tương phản địa đới trở thành sâu sắc hơn; còn ở các khu vực gần đại dương chúng lu mờ đi Có lẽ điều đó được biểu hiện một cách cụ thể nhất trong các chỉ số làm ẩm + Những đặc điểm nói trên của các địa ô biểu hiện cả ở các chỉ số địa. .. lí chung tương tự như tính địa đới Không có một hiện tượng địa lí tự nhiên nào có thể được nghiên cứu ở ngoài tính phi địa đới, bởi vì nó không thể thoát khỏi ảnh hưởng tính lục địa của khí hậu, độ cao trên mực nước biển, cấu trúc địa chất… Như vậy, tính địa đới và tính phi địa đới đấu tranh với nhau trong sự thống nhất biện chứng Sự phân bố lượng mưa có thể là một ví dụ Ở đây quy luật địa đới theo... hay đứt đoạn Mỗi qui luật tự nhiên hoạt động một cách khác nhau trong những điều kiện khác nhau Chỉ trong điều kiện mà bề mặt Trái Đất tuyệt đối đồng nhất về địa hình, về vật liệu, các đới tự nhiên mới có dạng dải đều đặn và liên tục Tuy nhiên trong tiến trình phát triển kiến tạo của Trái Đất, bề mặt của nó được đặc trưng không chỉ bằng qui luật địa đới mà còn bằng qui luật phi địa đới mà cơ sở của nó... Đai cao địa lý: Chỉ tồn tại ở miền núi, được phân chia dựa vào cân bằng bức xạ hay tổng nhiệt độ và tương quan nhiệt - ẩm, đồng thời với việc phân tích các điều kiện nham thạch – địa hình cụ thể của khu núi i Cảnh quan địa lý: Là đơn vị có vị trí và ý nghĩa rất đặc biệt trong hệ thống phân vị địa tự nhiên Đặc trưng quan trọng nhất của cảnh quan là sự đồng nhất tuyệt đối về cả hai phương diện địa đới... đới và phi địa đới, nghĩa là trong cảnh không còn sự phân hóa do sự phân bố không đồng đều của tia bức xạ Mặt Trời Định nghĩa của cảnh quan địa lý: cảnh quan địa là một tổng hợp thể lãnh thổ, được phân hóa ra trong một đới vĩ độ ở đồng bằng hoặc một đai cao trên núi, có một cấu trúc hợp phần đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng, đại tổ hợp... Hoa Nam + Địa máng Đông Dương: phía nam đứt gãy sông Hồng, là một địa máng tái sinh trên cơ sở một nền móng kết tinh tiền Cambri, vì thế trong lòng địa máng rải rác nhiều địa khối nhỏ như địa khối Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã, địa khối Pu Hoàt, địa khối Pu Lai Leng - Rào Cỏ Địa khối lớn ở trung tâm là địa khối Inđôsini mà thuộc lãnh thổ Việt Nam là khối nhô Công Tum Cấu trúc của các địa khối ấy... vào đại địa hình Sau nữa do quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần mà xứ cũng có 1 đại khí hậu riêng, chi phối bởi vị trí của xứ đối với đại dương và đối với hoàn lưu khí quyển, bởi độ cao tuyệt đối và hướng của địa hình núi d Vòng đai địa lý: Là khái niệm trừu tượng, được thống nhất từ khi xác định được độ nghiêng của trục Trái Đất Bao gồm vòng nội chí tuyến, vòng ngoại chí tuyến và vòng cực e Đới địa lý: . lý e. Đới địa lý: f. Miền địa lý g. Khu địa lý h. Đai cao địa lý: i. Cảnh quan địa lý: j. Dạngđịa lý: k. Diện địa lý CHƯƠNG 2. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ I. Khái. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC ĐỊA LÝ I. Lịch sử phát triển của khoa học Địa lý đến cuối

Ngày đăng: 30/11/2013, 00:11

Hình ảnh liên quan

Hình 6.15. Chu trình tuần hoàn của đá 3. Đặc điểm cơ bản của vòng tuần hoàn vật chất.  - Bài soạn Những vấn đề địa lý tự nhiên đại cương

Hình 6.15..

Chu trình tuần hoàn của đá 3. Đặc điểm cơ bản của vòng tuần hoàn vật chất. Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan