Tiếp tục nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để xây dựng, chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hành dân chủ trong Đảng nhằm

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn CNXHKH "Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư sản. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay" (Trang 27 - 31)

chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hành dân chủ trong Đảng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: "Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội". Do đó, đòi hỏi Đảng phải thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, nhất là phải ra sức thực hành dân chủ trong nội bộ tổ chức của mình. Đây là giải pháp cơ bản có ý nghĩa tiên quyết đối với những bước tiến của lý luận, thực tiễn dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong chặng đường phát triển tiếp theo.

Dân chủ trong Đảng là tiền đề để có dân chủ ngoài xã hội. Đảng phải là đầu tàu của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đảng phải chăm lo giáo dục, rèn luyện, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản chất khoa học và cách mạng của mình, hoạt động thực sự vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Không ngừng nâng cao năng lực trí tuệ, bản lĩnh chính trị, nhất là năng lực hoạch định đường lối, chính sách đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với

nguyện vọng của nhân dân, cũng như cần đổi mới, dân chủ hóa phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước, xã hội và cả nâng cao năng lực tổ chức tập hợp, động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật.

Để thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Đảng cần tiếp tục đổi mới công tác lý luận, tư tưởng, tổ chức cán bộ, kiểm tra, phương thức lãnh đạo theo hướng mở rộng dân chủ hơn nữa. Đảng phải thường xuyên coi trọng việc xây dựng, củng cố Đảng về tổ chức, chăm lo công tác cán bộ; nâng cao trình độ trí tuệ và chất lượng công tác lý luận với sức sáng tạo cao. Đường lối, chủ trương, chính sách phải luôn luôn xuất phát từ lợi ích của nhân dân, không giáo điều, bảo thủ.

Thứ hai, Đảng phải thật sự thấm nhuần dân là gốc, dân là chủ và dân làm chủ; tránh dân chủ hình thức. Đồng thời, cần sớm xây dựng luật về trưng cầu dân ý.

Thứ ba, Đảng phải giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh làm trong sạch Đảng và chống tham nhũng, lãng phí. Hiện nay, đang có những biểu hiện tiêu cực xuất hiện trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, phá hoại quan hệ máu thịt giữa Đảng và Nhân dân.

Thứ tư, cùng với việc chủ động nâng cao đạo đức trong Đảng, phải rất coi trọng việc nâng cao trình độ trí tuệ của Đảng và thu hút được nhiều nhân tài vào Đảng. Có làm được những đều nói trên thì mới thực hành được dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền

Mặt khác, rất cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng quy chế thực hiện dân chủ trong Đảng; tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện nghiêm túc quy chế chất vấn trong sinh hoạt Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái; xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao; tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng; có cơ chế bảo vệ người dám đấu tranh với những tiêu cực trong bộ máy Đảng, Nhà nước; kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những kẻ thoái hoá, hư hỏng.

Thực hiện tốt dân chủ trong Đảng thì Đảng mới thống nhất được ý chí và hành động, đấu tranh chống quan liêu, chống nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của đảng viên. Thực hiện tốt dân chủ trong Đảng sẽ tăng cường đoàn kết nội bộ, tạo không khí tích cực và tin cậy trong đội ngũ cán bộ,

đảng viên, tăng cường sức mạnh của tổ chức cơ sở đảng và toàn Đảng. Bảo đảm dân chủ trong Đảng là cơ sở, điều kiện để mở rộng, phát triển dân chủ trong xã hội. Tất nhiên, Đảng phải tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tự giác, tích cực tham gia xây dựng, giám sát, bảo vệ Đảng. Làm được như thế thì việc xây dựng, đổi mới, chỉnh đốn Đảng mới thành công, việc thực hành dân chủ, mở rộng dân chủ trong Đảng mới thực sự có kết quả và kéo theo là dân chủ trong hệ thống chính trị, trong toàn xã hội sẽ được thực hiện một cách thực chất và đầy đủ.

KẾT LUẬN

Việt Nam đã vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, những hạn chế cũng còn tồn tại rất lớn mà nguyên nhân chính được chỉ ra là do Việt Nam thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa từ một xã hội tiền tư bản; thực hành dân chủ trong Đảng và trong Nhà nước chưa đạt hiệu quả cao nên ảnh hưởng đến thực hành dân chủ trong xã hội; trình độ dân trí chưa cao, các điều kiện để thực hành dân chủ còn rất thiếu và yếu, chưa có ý thức pháp luật cũng có ảnh hưởng quan trọng đến thực hành dân chủ.

Yêu cầu đặt ra đối với việc vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là cần vận dụng trên cơ sở nhận thức đúng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ; hai là phải gắn với việc chủ động đấu tranh chống quan điểm, hành động sai trái, thù địch; ba là phải gắn với điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế khách quan của thời đại.

Trong điều kiện mới, để tiếp tục đổi mới tư duy, phát triển nhận thức lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần tập trung giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn đặt ra trên cơ sở tuân thủ những nhóm giải pháp cơ bản với giải pháp cụ thể.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn CNXHKH "Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư sản. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay" (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w