Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn CNXHKH "Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư sản. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay" (Trang 25 - 26)

Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân

Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân được xem là bước ngoặt quan trọng cả trên phương diện nhận thức và thực tiễn xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong thời gian tới, việc đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trong sạch, vững mạnh sẽ là một trong những giải pháp vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược để tiếp tục đổi mới tư duy, phát triển nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần chú ý nhận thức và giải quyết có hiệu quả một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Thứ hai, thể chế hóa đường lối, chủ trương thực hành dân chủ thành Hiến pháp và pháp luật. Quốc hội nói riêng và Nhà nước nói chung cần kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách về thực hành dân chủ thành Hiến pháp, thành hệ thống đồng bộ các đạo luật có tính khả thi cao, không vì và không được để tạo kẽ hở trong luật cho những sự lợi dụng của các nhóm lợi ích phi pháp, tiêu cực.

Thứ ba, trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước trước hết phải bảo đảm thực hiện nguyên tắc phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát có hiệu quả giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Giữa các cơ quan Nhà nước các cấp, các ngành và mọi cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan phải được phân định rõ ràng, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm. Tập trung xây dựng hệ thống hành chính Nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất tốt, tận tuỵ phục vụ nhân dân, có tính chuyên nghiệp cao. Thực hiện kiên trì, kiên quyết và có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, thu hồi tài sản tham nhũng. Khẩn trương ban hành và thực hiện Luật giám sát và phản biện xã hội.

Thứ năm, cùng với việc hoàn thiện pháp luật và nêu cao trách nhiệm thi hành luật pháp của tổ chức, cá nhân, việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật để hình thành ý thức pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật, hình thành văn hoá pháp luật cho nhân dân là một việc rất quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mọi người dân, mọi công dân phải được trang bị những tri thức phổ thông cần thiết về pháp luật. Đây là điều kiện để nhân dân nắm lấy pháp luật làm công cụ tự bảo vệ mình và bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là phương tiện hữu hiệu để nhân dân chống tiêu cực, làm trong sạch bộ máy Nhà nước của mình.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn CNXHKH "Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư sản. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay" (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w