Củng cố, phát triển cơ sở xã hội của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, không ngừng nâng cao năng lực thực hành dân chủ của người dân

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn CNXHKH "Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư sản. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay" (Trang 26 - 27)

nghĩa, không ngừng nâng cao năng lực thực hành dân chủ của người dân

Hiện nay, trong các văn kiện, Đảng ta đã xác định cơ sở kinh tế, cơ sở chính trị của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Để nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vận hành đồng bộ, cần thống nhất nhận thức cơ sở xã hội đó là các tổ chức xã hội tự nguyện, hợp pháp của nhân dân. Trước mắt, có lộ trình cụ thể thể chế hóa các quyền tự do dân chủ trong Hiến pháp 2013 thành các quy định pháp luật cụ thể. Do vậy, để xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cần chỉ đạo các cơ quan xây dựng pháp luật xây dựng lộ trình

cụ thể thể chế hóa các quyền tự do dân chủ của công dân trong Hiến pháp 2013 thành các luật cụ thể (các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình; quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý).

Mặt khác, không ngừng nâng cao năng lực thực hành dân chủ của người dân. Trình độ phát triển của một chế độ dân chủ không chỉ phụ thuộc vào việc trao quyền lực cho nhân dân như thế nào, mà quan trọng hơn là người dân có đủ năng lực, điều kiện và trình độ để sử dụng và thực hiện các quyền đó hay không. Trong một xã hội mà trình độ dân trí còn thấp, hiểu biết về dân chủ còn mang nặng cảm tính, ý thức pháp luật chưa cao như ở Việt Nam thì tất yếu sẽ hạn chế việc sử dụng và thực thi quyền lực của người dân. Những quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của công dân được ghi trong Hiến pháp và pháp luật sẽ không được thực hiện đầy đủ, hoặc sẽ bị lợi dụng, vi phạm.

Một quốc gia có trình độ dân trí cao thì dân chủ được bảo đảm. Một công dân có hiểu biết về pháp luật sẽ tự bảo vệ được mình trong khuôn khổ các quyền tự do dân chủ đã được thể chế hóa trong luật pháp. Điều kiện quan trọng để mở rộng dân chủ là phải nâng cao dân trí, không ngừng nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật; nâng cao năng lực thực hành dân chủ cho nhân dân. Một phương diện nữa nhằm nâng cao năng lực thực hành dân chủ của nhân dân chính là cần phát huy phản biện xã hội về pháp luật, mở rộng giám sát xã hội.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn CNXHKH "Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư sản. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay" (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w