Hoạt động khám nghiệm hiện trường chỉ do CQĐT thực hiện.=> Sai

Một phần của tài liệu TTHS trac nghiem dung sai 2 dap án (Trang 34 - 40)

- Vì Căn cứ vào Đa K1 Đ19 BLTTHS thì mặc dù bộ đội biên phòng không phải là cơ quan điều tra nhưng cũng có thẩm quyền tiến hành hoạt động khám nghiệm hiện trường. Do đó, không phải hoạt động khám nghiệm hiện trường chỉ do CQĐT thực hiện.

- Vì Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 39 BLTTHS 2015 thì trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tổ chức hoạt động khám nghiệm hiện trường. Vì vậy, không chỉ có Cơ quan điều tra mà Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có thẩm quyền khám nghiệm hiện trường. Căn cứ pháp lý: điểm c khoản 2 Điều 39 BLTTHS 2015.

127. Những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét thì có quyền ra lệnh kê biên tài sản.=> Sai

Vì Theo quy định tại Đ141 BLTTHS thì những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét là những người được quy định tại K1 Đ80 và K2 Đ81 BLTTHS nhưng theo quy định tại K1 Đ146 BLTTHS thì người có quyền ra lệnh kê biên tài sản là những người được quy định tại K1 Đ80 BLTTHS. Do đó những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét quy định tại K2 Đ81 BLTTHS sẽ không có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Như vậy, không phải những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét thì có quyền ra lệnh kê biên tài sản.

128. Những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét thì có quyền ra lệnh kê biên tài sản.=> Đúng

Vì Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 193 BLTTHS 2015 quy định về thẩm quyền quyết định khám xét thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 BLTTHS 2015 có quyền ra lệnh khám xét. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 128 BLTTHS 2015 thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Theo đó, những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét thì có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 193 và khoản 1 Điều 113 BLTTHS 2015.

129. Trong mọi trường hợp thời hạn tạm giam để điều tra luôn ngắn hơn thời hạn điều tra.=> Sai

Vì Căn cứ vào khoản 1 Đ119 và K1 Đ120 BLTTHS thì trong trường hợp không gia hạn thì thời hạn tạm giam để điều tra bằng thời hạn điều tra. Do đó, không phải mọi trường hợp thời hạn tạm giam để điều tra luôn ngắn hơn thời hạn điều tra.

130. Trong mọi trường hợp, CQĐT phải ra quyết định phục hồi điều tra khi có căn cứ hủy bỏ

- Vì Căn cứ vào K1 Đ165 BLTTHS thì CQĐT chỉ ra quyết định phục hồi điều tra khi có căn cứ hủy bỏ quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS. Do đó, nếu có căn cứ hủy bỏ quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ diều tra nhưng hết thời hiệu truy cứu TNHS thì CQĐT không thể ra quyết định phục hồi điều tra. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, CQĐT phải ra quyết định phục hồi điều tra khi có căn cứ hủy bỏ quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra.

- Vì Theo quy định tại khoản 1 Điều 235 BLTTHS 2015 quy định về Phục hồi điều tra thì chỉ trong trường hợp chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra.Vì vậy, không phải mọi trường hợp, CQĐT đều phải ra quyết định phục hồi điều tra khi có căn cứ hủy bỏ quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra. Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 235 BLTTHS 2015.

131. Khi Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra thì Cơ quan điều tra cấp dưới phải

chuyển ngay vụ án cho Cơ quan điều tra cấp trên.=> Sai

Vì Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 169 BLTTHS 2015 quy định về Chuyển vụ án thì trường hợp Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra thì Viện kiểm sát quyết định việc chuyển vụ án. Từ đó, Cơ quan điều tra cấp dưới căn cứ vào quyết định chuyển vụ án của Cơ quan điều tra cấp trên thực hiện chuyển vụ án chứ không phải là chuyển ngay vụ án khi được Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra. Căn cứ pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 169 BLTTHS 2015.

132. Thời hạn điều tra bổ sung được xác định căn cứ theo loại tội phạm.=> Sai

Vì Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTHS 2015 quy định về Thời hạn điều tra bổ sung thì căn cứ để xác định thời hạn điều tra bổ sung không phải dựa trên loại tội phạm mà dựa trên cơ quan ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trường hợp VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra không quá 02 tháng. Trường hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra không quá 01 tháng. Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 174 BLTTHS 2015.

133. Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quyền khởi

tố bị can.=> Sai

Vì Không phải mọi trường hợp cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đều được khởi tố bị can mà chỉ trong trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng thuộc trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được khởi tố bị can, còn các trường hợp khác không được khởi tố bị can. Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 39 BLTTHS 2015.

134. Hội đồng xét xử không được quyền ra quyết định khởi tố bị can. => Đúng

Vì Căn cứ theo quy định tại Điều 179 BLTTHS 2015 quy định về Khởi tố bị can thì thẩm quyền khởi tố bị can chỉ thuộc về Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Vì vậy, Hội đồng xét xử không có quyền ra quyết định khởi tố bị can. Căn cứ pháp lý: Điều 179 BLTTHS 2015.

135. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra

cho sao chụp hồ sơ vụ án trong giai đoạn tạm đình chỉ điều tra.=> Sai

Vì Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 BLTTHS 2015 quy định về việc ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án thì Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra cho sao chụp hồ sơ vụ án khi vụ án đã kết thúc điều

tra. Vì vậy, nếu vụ án mới chỉ tạm đình chỉ điều tra (chưa kết thúc điều tra) thì không có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra cho sao chụp hồ sơ vụ án. Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 82 BLTTHS 2015.

136. Trong giai đoạn tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra có quyền ra quyết định trưng

cầu giám định.=> Sai

Vì Về nguyên tắc các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành trong thời hạn điều tra mà trưng cầu giám định là hoạt động điều tra nên chỉ được thực hiện trong thời hạn điều tra. Vì vậy, trong giai đoạn tạm đình chỉ điều tra thì không được thực hiện trưng cầu giám định nhưng được thu thập kết quả trưng cầu giám định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 229 BLTTHS 2015. Căn cứ pháp lý: điểm c khoản 1 Điều 229 BLTTHS 2015.

137. Thời hạn gia hạn điều tra đối với tội ít nghiệm trọng là không quá 2 tháng.=> Sai

Vì Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 174 BLTTHS 2015 quy định về thời hạn phục hồi điều tra thì trường hợp gia hạn điều tra trong trường hợp phục hồi điều tra thì thời hạn gia hạn điều tra đối với tội ít nghiêm trọng là không quá 01 tháng. Căn cứ pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 174 BLTTHS 2015.

138. Đối chất chỉ được tiến hành khi cần làm rõ những mâu thuẫn trong vụ án.=> Sai

Vì Căn cứ theo quy định tại Điều 189 BLTTHS 2015 quy định về Đối chất thì mục đích của hoạt động đối chất là nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình điều tra. Tuy nhiên, không quy định cấm tiến hành đối chất nếu không có mâu thuẫn trong vụ án. Vì vậy, kể cả khi vụ án không có mâu thuẫn thì vẫn có thể tiến hành đối chất. Căn cứ pháp lý: Điều 189 BLTTHS 2015.

139. Chỉ được tiến hành hoạt động nhận dạng và đối chất khi đã khởi tố vụ án hình sự => Đúng

Vì Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 147 BLTTHS 2015 quy định về các hoạt động điều tra mà Cơ quan điều tra có quyền tiến hành trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm chỉ có các hoạt động: Khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định, trưng cầu định giá, thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đế kiểm tra, xác minh nguồn tin, mà không quy định hoạt động nhận dạng và đối chất. Do đó, hoạt động điều tra nhận dạng và đối chất chỉ được tiến hành khi vụ án đã được khởi tố. Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 147 BLTTHS 2015.

140. Trong vụ án có bị can bỏ trốn, Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra

vụ án, sau đó ra quyết định truy nã bị can.=> Sai

Vì Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 229 BLTTHS 2015 quy định về tạm đình chỉ điều tra thì trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra. Theo đó, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can trước khi ra quyết định tạm đình chỉ chứ không phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, sau đó ra quyết định truy nã bị can. Căn cứ pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 229 BLTTHS 2015.

CHƯƠNG VII: TRUY TỐ VÀ KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

141. Kiểm sát viên có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn truy tố. => Đúng

Vì Theo quy định tại khoản 4, Điều 124 và khoản 3 Điều 236 BLTTHS 2015 thì nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra thì Kiểm sát viên

có thể trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra. Ví dụ: Trực tiếp tiến hành thực nghiệm điều tra. Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 236 BLTTHS 2015.

142. Trong giai đoạn truy tố, khi phát hiện thiếu chứng cứ buộc tội, Viện kiểm sát có quyền

trả hồ sơ yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung vụ án.=> Sai

Vì Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 236 BLTTHS 2015 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố thì trong trường hợp phát hiện thấy thiếu chứng cứ buộc tội nhưng Viện kiểm sát có thể tự bổ sung được thì VKS không trả hồ sơ yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung mà tự tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố. Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 236 BLTTHS 2015.

143. Viện kiểm sát chỉ được truy tố bị can bằng bản Cáo trạng.=> Sai

Vì Về nguyên tắc, Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can bằng bản Cáo trạng. Tuy nhiên, trong trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì việc quyết định truy tố bị can được thực hiện bằng Quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn. Căn cứ pháp lý: Điều 243 BLTTHS 2015.

144. Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát phát hiện bị can bỏ trốn thì trả hồ sơ cho Cơ quan

điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra và truy nã bị can. => Sai

CHƯƠNG VII. XÉT XỬ SƠ THẨM

145. Tòa án cấp huyện có quyền xét xử tất cả các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng.=> Sai

Vì Căn cứ vào quy định tại K1 Đ170 BLTTHS thì tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tộ phạm rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, những tội phạm: các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia,các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; các tội phạm quy định tại các Đ 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322, và 323 BLHS mặc dù những tội phạm này có thể thuộc vào những loại tội phạm trên nhưng tòa án cấp huyện không có quyền xét xử.

146. TAND cấp huyện không được tuyên bị cáo quá 15 năm tù.=> Sai

Vì Mặc dù theo quy định tại Điều 170 BLTTHS thì đối với loại tội cao nhất mà tòa án cấp huyện có thể xét xử là tội phạm rất nghiêm trọng có mức hình phạt tối đa là 15 năm tù nhưng giới hạn 15 năm tù này chỉ giới hạn đối với một tội. Do đó, nếu tổng hợp nhiều tội thì mức phạt tù có thể quá 15 năm tù.

147. Tòa án nhân dân chỉ xét xử dân thường phạm tội.=> Sai

Vì Căn cứ vào Đ4 PLTCTAQS thì TAND có thể xét xử quân nhân phạm tội trong trường hợp hành vi phạm tội của quân nhân thực hiện trước khi vào quân nhân và tội mà quân nhân vi phạm không xâm phạm đến bí mật quân sự, không xâm phạm đến tài sản quân đội.

148. Trong mọi trường hợp nếu có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, có bị cáo

thuộc thẩm quyền của TAND thì để đảm bảo bí mật quân sự, TAQS xét xử toàn bộ=> Sai Vì Căn cứ Đ5 PLTCTAQS thì trong trường hợp có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, có bị cáo thuộc thẩm quyền của TAND nếu có thể tách được vụ án thì TAQS xét xử bị cáo thuộc thẩm quyền của mình, TAND xét xử bị cáo thuộc thẩm quyền của mình. Còn nếu không tách được vụ án thì TAQS mới xét xử toàn bộ vụ án. Do đó không phải trong mọi trường hợp nếu có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS vừa có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử xủa TAND thì TAQS xét xử toàn bộ.

149. Tòa án cấp sơ thẩm không được quyền xét xử bị cáo theo tội danh khác với tội danh VKS đã truy tố.=> Sai

Vì Căn cứ vào quy định tại đoạn 2 Đ196 BLTTHS và mục 2.2 phần II NQ 04 thì TA có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố.

150. Tòa án cấp sơ thẩm không được quyền xét xử bị cáo theo khoản khác nặng hơn khoản

mà VKS đã truy tố.=> Sai

Vì Căn cứ vào đoạn 2 Đ196 BLTTHS và mục 2.1 phần II NQ04 thì tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật.

151. Mọi trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác chỉ áp dụng khi vụ án chưa được đưa ra

xét xử.=> Sai

Vì Căn cứ vào đoạn 2 Đ174 BLTTHS thì trong trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS hoặc tòa án cấp trên thì mặc dù vụ án đã được đưa ra xét xử vẫn phải chuyển cho tòa án có thẩm quyền.

152. Trong mọi trường hợp, thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử tính từ ngày nhận hồ sơ vụ

Một phần của tài liệu TTHS trac nghiem dung sai 2 dap án (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w