Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm.=> Sai

Một phần của tài liệu TTHS trac nghiem dung sai 2 dap án (Trang 28)

Vì Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 BLTTHS 2015 thì Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục. Theo đó, trong các trường hợp khác, thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm trong các trường hợp này. Căn cứ pháp lý: điểm c khoản 3 Điều 145 BLTTHS 2015.

CHƯƠNG V: KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ 93. Tố giác của công dân là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.=> Sai

Vì Căn cứ vào K1 Đ100 BLTTHS thì tố giác của công dân không phải là căn cứ để khởi tố VAHS mà là cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm.

94. Cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án là cơ quan tiến hành tố tụng.=> Sai

Vì Ngoài CQTHTT thì một số cơ quan khác cũng có thẩm quyền KTVA như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác trong CAND, QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Điều 111.

95. Trong mọi trường hợp khi người bị hai rút yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì vụ án phải

được đình chỉ.=> Sai

Vì Căn cứ K2 Đ105 BLTTHS: trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể tiến hành tố tụng đối với vụ án. Lưu ý: Trong mọi trường hợp khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố một cách hợp pháp thì cơ quan có thẩm quyền phải đình chỉ vụ án. => Sai, Vì tùy vào giai đoạn mà người bị hại rút yêu cầu để ra quyết định. Nếu trong giai đoạn điều tra thì ra quyết định đình chỉ điều tra theo quy định tại đa k2 Đ164 BLTTHS. Nếu trong giai đoạn truy tố thì ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại k1 Đ169 BLTTHS. Nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại Điều 180 BLTTHS.

96. Trong mọi trường hợp khi VKS rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa thì Tòa án

phải đình chỉ vụ án.=> Sai

Vì Căn cứ vào mục 1 phần III TT01/1988 thì không phải trong mọi trường hợp khi VKS rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa thì TA phải đình chỉ vụ án mà chỉ khi VKS rút toàn bộ quyết định truy tố thì hội đồng xét xử mới ra quyết định đình chỉ vụ án, còn nếu rút một phần thì HĐXX chỉ xét xử phần không bị rút truy tố.

97. Khi Viện kiểm sát cùng cấp yêu cầu chuyển vụ án mà Cơ quan điều tra không thực hiện

thì Viện kiểm sát tự mình chuyển vụ án.=> Sai

Vì Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 169 BLTTHS 2015 thì: Khi Viện kiểm sát cùng cấp yêu cầu chuyển vụ án mà Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát quyết định việc chuyển vụ án chứ không tự mình chuyển vụ án. Căn cứ pháp lý: điểm d khoản 1 Điều 169 BLTTHS 2015.

98. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền khởi tố

bị can đối với những vụ án do mình tiến hành điều tra.=> Sai

Vì Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 39 BLTTHS 2015 thì Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền khởi tố bị can đối với những vụ án phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng. Theo đó: Trường hợp vụ án không thuộc trường hợp phạm tội quả tang hoặc chứng cứ hoặc lý lịch người phạm tội không rõ ràng thì Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có thẩm quyền khởi tố bị can. Căn cứ pháp lý: điểm b khoản 2 Điều 39 BLTTHS 2015.

99. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có thể xuất hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án

hình sự. => Đúng

Vì Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh từ khi cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự như thực hiện các hoạt động điều tra (khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định, yêu cầu định giá,…). Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 147 BLTTHS 2015 thì các hoạt động điều tra này có thể được thực hiện ở giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm (trước khi quyết định khởi tố vụ án hình sự). Do đó, Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có thể xuất hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 147 BLTTHS 2015.

100. Chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền khởi tố bị can.=> Sai

Vì Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 BLTTHS 2015 thì Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Mặt khác, căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 39 BLTTHS 2015 thì Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền khởi tố bị can đối với những vụ án phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng. Nói cách khác, mặc dù Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không phải là cơ quan tiến hành tố tụng nhưng vẫn có thẩm quyền khởi tố bị can. Vì vậy: Không chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền khởi tố bị can. Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 34 BLTTHS 2015.

101. Tất cả các Cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị

can.=> Sai

Vì Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 BLTTHS 2015 thì Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Trong đó, cả 03 cơ quan này có quyền khởi tố vụ án hình sự nhưng chỉ có Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có quyền khởi tố bị can, Tòa án không có quyền khởi tố bị can. Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 34, điểm a khoản 2 Điều 36 và điểm b khoản 2 Điều 41 BLTTHS 2015

102. Viện kiểm sát chỉ có quyền khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp đã yêu cầu nhưng Cơ

quan điều tra không khởi tố.=> Sai

Vì Căn cứ theo quy định tại đoạn 2 khoản 4 Điều 179 BLTTHS năm 2015 quy định về khởi tố bị can thì trường hợp sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung mà không cần phải yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố bị can. Căn cứ pháp lý: đoạn 2 khoản 4 Điều 179 BLTTHS năm 2015.

103. Khi quyết định khởi tố bị can phải luôn kèm theo việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối

với bị can đó.=> Sai

Vì Trong BLTTHS 2015 không quy định khi quyết định khởi tố bị can phải luôn kèm theo việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can đó mà tùy trường hợp xét thấy có căn

cứ và cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can để đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử thì mới áp dụng biện pháp ngăn chặn. Trong trường hợp xét thấy không cần thiết hoặc bị can đang trong tình trạng không thể gây ảnh hưởng đến công tác điều tra, truy tố, xét xử thì không cần áp dụng biện pháp ngăn chặn. Ví dụ: Bị can bị khởi tố về tội “Cố ý gây thương tích” nhưng đang bị tạm giam trong một vụ án khác về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

104. Trường hợp Viện kiểm sát không đồng ý phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Cơ

quan điều tra thì ra Quyết định không phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can.=> Sai

Vì Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 179 BLTTHS năm 2015 quy định về khởi tố bị can thì: Trường hợp VKS đồng ý phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra Quyết định phê chuẩn QĐ KTBC, còn trường hợp không đồng ý phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát không ra Quyết định không phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can mà ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can. Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 179 BLTTHS năm 2015.

CHƯƠNG VI. ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

105. Mọi trường hợp thường dân phạm tội đều do CQĐT thuộc lực lượng CAND điều tra. =>Sai Sai

Vì Căn cứ vào K2 Đ3 PLTCTAQS thì trường hợp thường dân phạm tội nhưng phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội thì TAQS có thẩm quyền xét xử. Và căn cứ vào K2 Đ110 BLTTHS quy định: “CQĐT trong QĐND điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS. Do đó trong trường hợp thường dân phạm tội nhưng phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội thì do CQĐT trong QĐND điều tra. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp thường dân phạm tội đều do CQĐT thuộc lực lượng CAND điều tra.

106. Trong mọi trường hợp, quân nhân phạm tội đều do CQĐT trong QĐND tiến hành điều

tra.=> Sai

- Vì Căn cứ vào Đ4 PL TCTAQS thì đối với trường hợp người đang phục vụ trong quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trước khi vào quân đội nhưng tội phạm mà họ thực hiện không liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội thì thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Do đó căn cứ Khoản 2 Điều 110 BLTTHS quy định “CQĐT trong QĐND điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS” thì trong trường hợp này mặc dù là quân nhân phạm tội nhưng CQĐT trong QĐND không có thẩm quyền điều tra. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, quân nhân phạm tội đều do CQĐT trong QĐND tiến hành điều tra.

- Vì Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 163 BLTTHS 2015 quy định về Thẩm quyền điều tra thì Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 272 BLTTHS 2015 quy định về Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử đối với vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật, tội phạm liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ… Trường hợp quân nhân thực hiện tội phạm không thuộc các trường hợp trên thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 163, Điều 272 BLTTHS 2015.

107. Trong mọi trường hợp khi Cán bộ ngành tư pháp thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm

- Vì Căn cứ Điều 18 PLTCĐTHS thì VKSNDTC điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Do đó, nếu cán bộ ngành tư pháp thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp nhưng tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS thì cơ quan điều tra trong VKSNDTC không có thẩm quyền điều tra. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp khi cán bộ ngành tư pháp thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp đều do CQĐT trong VKSNDTC thực hiện điều tra.

- Vì Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ có thẩm quyền điều tra trong trường hợp điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Do đó, trường hợp Cán bộ ngành tư pháp thực hiện hành vi phạm tội nhưng không thuộc các loại tội phạm trên thì không thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC. Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 163 BLTTHS 2015.

108. Tất cả các cơ quan có thẩm quyền KTVA đều có thẩm quyền điều tra vụ án.=> Sai

- Vì Theo quy định tại Đ104 và Đ111 BLTTHS có nhiều cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án: VKS, TA, CQĐT, Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Hải quan…Tuy nhiên, căn cứ vào K1 Đ5 PLTCĐTHS thì chỉ CQĐT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được tiến hành điều tra các VAHS. Do đó, không phải tất cả các cơ quan có thẩm quyền KTVAHS đều có thẩm quyền điều tra vụ án.

- Vì Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 153 BLTTHS quy định về Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thì trong một số trường hợp nhất định Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 163 BLTTHS 2015 thì Viện kiểm sát (trừ CQĐT thuộc VKSNDTC) và Hội đồng xét xử không có thẩm quyền điều tra. Vì vậy, không phải tất cả các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án đều có thẩm quyền điều tra vụ án đó. Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 153 và Điều 163 BLTTHS 2015.

109. Tất cả các cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án đều có quyền khởi tố bị can.=>

Sai

Vì Căn cứ vào K1 Đ5 PLTCĐTHS thì CQĐT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền điều tra VAHS. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 111 BLTTHS thì trong một số trường hợp cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt dộng điều tra không có thẩm quyền khởi tố bị can. Do đó không phải tất cả các cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án đều có thẩm quyền khởi tố bị can.

110. Tất cả các cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án đều có quyền khởi tố bị can.=>Đúng Đúng

Vì Căn cứ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 163 BLTTHS 2015 quy định về thẩm quyền điều tra thì Các cơ quan có thẩm quyền điều tra bao gồm: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 36 BLTTHS 2015 thì Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền quyền quyết định khởi tố bị can. Vì vậy, tất cả các cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ

Một phần của tài liệu TTHS trac nghiem dung sai 2 dap án (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w