1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn 6, “tạo hứng thú học tập môn ngữ văn 6 thông qua hoạt động khởi động”

17 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tạo Hứng Thú Học Tập Môn Ngữ Văn 6 Thông Qua Hoạt Động Khởi Động
Trường học Trường THCS Yên Đổ
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 203,82 KB

Nội dung

Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn biện pháp “Tạo hứng thú học tập môn ngữ văn 6 thông qua hoạt động khởi động” để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệ

Trang 1

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Tên biện pháp:

“Tạo hứng thú học tập môn ngữ văn 6 thông qua hoạt động khởi động”

I Tính cấp thiết của vấn đề

Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu trong môi trường giáo dục hiện nay Điều quan trọng đặt ra đó là “làm thế nào nâng cao được chất lượng dạy và học?” Với mong muốn làm sao người dạy truyền đạt được kiến thức dễ dàng và người học nắm bắt và vận dụng được kiến một cách hiệu quả

do vậy càng lúc càng đặt ra những yêu cầu gay gắt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy Đây cũng là mục tiêu mà mỗi người giáo viên đứng lớp luôn quan tâm, trăn trở muốn tìm ra những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Ngữ Văn, ngoài việc vận dụng tốt các phương pháp, phương tiện dạy học thì trong quá trình giảng dạy luôn cố gắng tìm ra những biện pháp phù hợp để gây hứng thú, khơi gợi niềm đam mê môn học với từng đối tượng học sinh

Quả thực việc truyền cảm hứng (tạo hứng thú) học tập cho người học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một yêu cầu cấp thiết đang đặt ra với nền giáo dục nước nhà Qua thực tế đứng lớp, tôi nhận thấy hoạt động khởi động có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình tiết dạy, đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Hoạt động khởi động có thể được coi là “khúc dạo đầu của bản nhạc” “tạo con đường hoa” cho học sinh bước đầu tiếp xúc tác phẩm, khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học Bởi vậy, vấn đề đặt ra là: làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh, lôi cuốn học sinh vào bài học? Phải làm gì để “thắp lửa đam mê” đối với các em? Đặc biệt, trong chương trình học môn Ngữ văn là môn

Trang 2

học đặc thù và có vài trò quan trọng trong nhà trường Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Ngữ văn còn có nhiệm vụ to lớn trong việc bồi đắp tư tưởng tình cảm, hướng tới những tình cảm cao đẹp, rèn luyện tâm hồn trong sáng cho các em, chỉ có niềm đam mê mới đưa các em khám phá đến tận cùng vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương

Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn biện pháp “Tạo hứng thú học tập môn ngữ văn 6 thông qua hoạt động khởi động”

để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh

II Thực trạng của vấn đề

1 Thuận lợi

Trước những đổi mới chung của ngành giáo dục về dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, về cơ bản giáo viên trong trường THCS Yên Đổ nói chung và giáo viên bộ môn Ngữ Văn nói riêng đã

có tinh thần đổi mới dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh Về phía giáo viên, luôn không ngừng phấn đấu trau dồi kiến thức chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, nắm vững mục tiêu bài học để xây dựng, gợi mở những phương pháp tạo hứng thú cho học sinh Thường xuyên sử dụng các thiết bị dạy học để có thể sử dụng tốt công nghệ thông tin ứng dụng vào các khâu trong quá trình dạy học

2 Khó khăn

-Về phía giáo viên: Hiện nay, việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn còn theo hình thức cũ: nặng về lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh ngay từ hoạt động giới thiệu bài; giáo viên còn xem nhẹ việc dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm hiểu kiến thức mới dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.Trong phương pháp dạy học truyền thống, chúng ta thường thấy những lời vào bài mượt mà, trơn tru với câu từ bay bổng, trau chuốt của giáo viên Để có được lời vào bài đầy tính nghệ thuật như vậy đòi hỏi giáo viên phải có sự am hiểu sâu sắc tác

Trang 3

giả, tác phẩm, nội dung bài học cùng những vấn đề có liên quan rồi chuyển hóa thành câu từ kết hợp với giọng đọc hay nói diễn cảm, thuyết phục Tuy nhiên, lời vào bài có hay đến đâu cũng chỉ là hoạt động dành cho giáo viên là chủ yếu Bởi học sinh vẫn đóng vai trò thụ động lắng nghe Thực tế còn cho thấy hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy học thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, tâm lý giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức bài học mới, còn sợ dành nhiều thời gian cho khâu giới thiệu bài có thể bị “cháy giáo án” hoặc không đủ thời gian dành cho việc khai thác kiến thức mới Một tiết học gây được sự chú ý, kích thích được sự tò mò của học sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy để tạo nên hứng thú cho học sinh trong suốt quá trình diễn ra tiết học, tuy nhiên trên thực tế, bản thân các nhân tôi và hầu hết giáo viên khi thiết kế bài dạy thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu một chút để vào bài Do đó tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết, thiếu đi sự hợp tác tích cực của học sinh Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong một số tình huống chưa tốt nên còn ngại trong việc đổi mới phương pháp dạy học và thiết kế giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động giới thiệu bài

- Về phía học sinh: Môn Ngữ Văn là môn học đặc thù, khi học thì phải khai thác từ hệ thống ngôn từ mới có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học Do vậy, từ tâm lý ít trau dồi, ngại đọc văn bản, muốn lướt qua cho nhanh, với tâm lý làm cho xong nhiệm vụ giáo viên yêu cầu, hầu hết các em không hứng thú và ít quan tâm đến môn Ngữ văn, thậm chí không thích tìm hiểu nghiên cứu và tập trung nhiều hơn ở các môn khoa học tự nhiên

III Các giải pháp cụ thể

1 Giáo viên nắm chắc mục tiêu bài học và các yêu cầu, phương pháp

cơ bản để tổ chức hoạt động khởi động

Trước khi xây dựng các hình thức để tổ chức hoạt động khởi động, giáo viên cần nắm chắc mục tiêu và nội dung bài học Tùy vào từng bài dạy, đặc

Trang 4

biệt là tùy vào từng mục tiêu riêng của từng bài học mà lựa chọn những hình thức phù hợp Tuy nhiên hoạt động khởi động cũng cần phải làm nổi bật được yêu cầu mũi nhọn của bài, nổi bật mối quan hệ giữa các phần và nội dung bài học, làm nổi bật tính khái quát, tập trung, tính thú vị, hấp dẫn trong nghệ thuật dạy học nhưng cần đơn giản, dễ hiểu, giúp học sinh hứng thú khi tìm hiểu bài

Thời lượng lên lớp để tổ chức 1 tiết dạy chỉ có 45 phút, do vậy khi soạn giảng cũng như khi lên lớp không nên đầu tư quá nhiều thời gian vào nội dung này Giáo viên chỉ dành 5 phút để khởi động vào bài mới bằng nhiều cách Như vậy, hoạt động khởi động không những phải phong phú, hấp dẫn

mà còn cần ngắn gọn súc tích, khái quát cao, lời gọn ý sâu, cô đọng

Hoạt động khởi động được tổ chức khi bắt đầu một bài học nhằm giúp học sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới Tại sao cần có hoạt động này? Việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của người học, giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn

đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học; tạo hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh bước vào bài học mới Khi thiết kế nhiệm vụ của hoạt động khởi động, giáo viên cần lưu ý các vấn đề sau:

- Tình huống, câu hỏi, bài tập nhằm huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sẵn có nào của học sinh? Học sinh đã học kiến thức, kĩ năng đó khi nào? Vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có đó thì học sinh có thể thực hiện nhiệm vụ đã nêu đến mức độ nào?

- Dự kiến các câu trả lời (sản phẩm) mà học sinh có thể hoàn thành Để hoàn thiện câu trả lời (sản phẩm học tập) nói trên, học sinh cần vận dụng kiến thức, kĩ năng mới nào sẽ học ở phần tiếp theo trong hoạt động khác ? (Có thể không phải là toàn bộ kiến thức, kĩ năng mới trong bài)

- Câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học, hoạt động giới thiệu bài thường gồm 1-3 câu hỏi, bài tập với yêu cầu: quan sát tranh, ảnh để trao đổi về một vấn đề

Trang 5

liên quan đến bài học; câu hỏi, bài tập vừa ôn lại kiến thức đã học vừa kết nối với bài mới Thi đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát…: một số hoạt động yêu cầu học sinh đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện hoặc hát về chủ đề liên quan đến bài học Các hoạt động này trong một số trường hợp được thiết kế thành các cuộc thi, nhằm tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới Trò chơi: một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú trước khi vào bài học mới Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi bài học

- Các câu hỏi (bài tập) ở hoạt động khởi động không nên mang nặng tính

lí thuyết mà cần huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để tạo sự hứng thú và suy nghĩ tích cực cho người học Nhiệm

vụ đặt ra nên gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những hiểu biết ban đầu Tạo điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức đã học để giải quyết, qua đó giúp học sinh phát hiện vấn đề, kết nối được với nhu cầu học bài mới để giải quyết vấn đề đã phát hiện

2 Giáo viên cần sử dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức hoạt động khởi động

Để có được hoạt động khởi động thật hiệu quả ấn tượng, người giáo viên cần biết đa dạng hóa các hình thức tổ chức và tạo hứng thú ngay từ những phút học đầu tiên Sau đây tôi xin trình bày một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát huy năng lực, nền tảng của học sinh:

2.1 Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học

Để tiết học thêm hứng thú, giáo viên có thể sử dụng những tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học để học sinh được trải nghiệm, được phát huy những tri thức vốn có của mình về vấn đề của tiết học Sử dụng tranh ảnh, video… minh họa để dẫn vào bài là phương pháp dạy học khá phổ biến

ở nhiều môn hoc Giáo viên có thể vào bài bằng cách: cho học sinh quan sát tranh ảnh, xem một đoạn phim, tư liệu… có liên quan đến nội dung bài học

Trang 6

Câu hỏi có thể được đặt ra trước hoặc sau khi HS được quan sát Với các kiểu câu hỏi như:

- Chú ý lên màn hình, quan sát hình ảnh và cho biết những hình ảnh đó liên quan đến sự vật, hiện tượng nào mà em biết?

-Từ những bức ảnh đó, gợi cho em những suy nghĩ gì?

- Các em quan sát lên máy chiếu, xem đoạn video sau và nêu cảm nhận của em về nội dung của đoạn phim?

- Đoạn video sau gợi cho các em suy nghĩ gì về…?

Đây là hình thức khởi động nhẹ nhàng cho học sinh Nó phù hợp với những giờ dạy đòi hỏi không khí sâu lắng Hoặc cũng có thể vận dụng cho những giờ dạy học tác phẩm văn học Việc đưa học sinh du lịch qua màn ảnh hay để các em chìm lắng vào trong những giai điệu âm nhạc thiết tha, trữ tình

sẽ là một cách thú vị để các em thăng bằng cảm xúc, tạo những rung động thẩm mỹ và có những liên hệ vào bài mới thật sâu sắc Điều quan trọng là sau khi cho học sinh xem tranh ảnh, video, giáo viên phải đưa ra những câu hỏi gợi mở liên quan đến bài học để dẫn vào bài

Đối với hình thức này tôi có thể vận dụng vào được nhiều bài, tập trung hầu hết ở các bài tìm hiểu văn bản

+ Sử dụng các tranh ảnh để giới thiệu bài: văn bản Thánh Gióng; văn bản

“Sơn Tinh, Thủy Tinh; văn bản “Bắt nạt”; “Bài học đường đời đầu tiên’; “Cô

bé bán diêm”, “Gió lạnh đầu mùa”; “Con chào mào”, “Cô Tô”…

+ Sử dụng video cho các bài học: bài “ Thực hành tiếng việt: nghĩa của từ”; “Chùm ca dao về quê hương đất nước”…

2.2 Sử dụng các câu hỏi hay bài tập tình huống

Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng Từ

đó giáo viên dẫn dắt vào bài Các câu hỏi trong phần vào bài có thể chỉ là một tình huống để cho học sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp học sinh

Trang 7

phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ Từ các câu hỏi tình huống, học sinh có thể nêu những ý tưởng và suy nghĩ của bản thân, giáo viên sẽ dựa vào đó để dẫn dắt vào nội dung bài học Việc thay đổi hình thức giới thiệu bài từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài thay bằng tổ chức hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề

là một hoạt động thiết thực Hoạt động phải xác định được mục tiêu cần đạt, phương pháp và kĩ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng, chuyển giao nhiệm

vụ cho học sinh một cách rõ ràng, tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phần hình thành kiến thức mới Mỗi hoạt động vào bài trong giờ học ngữ văn cũng giống như món ăn khai vị trong một bữa tiệc, tạo tâm thế chủ động cho học sinh khi vào tiết học

Một số văn bản sử dụng hình thức tổ chức câu hỏi tình huống: Văn bản

“Sơn Tinh Thủy Tinh”; văn bản “Thạch Sanh”; “Bắt nạt”; “Gió lạnh đầu mùa”…

2.3 Tổ chức hoạt động dưới dạng trò chơi

Một số trò chơi phổ biến nhất được sử dụng trong hoạt động khởi động đó là: đuổi hình bắt chữ, giải ô chữ , ngôi sao may mắn, vòng quay kì diệu… Việc sử dụng hoạt động trò chơi ngay từ đầu tiết học sẽ tăng sự hứng thú cho học sinh, giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút, giúp học sinh rèn luyện được sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên

Trong tiết học, các trò chơi thường được giáo viên tổ chức liên quan đến kiến thức của tiết học trước như: học sinh sẽ được tái hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm, hay kiểm tra nhận thức của học sinh về những vấn đề liên quan đến bài học mới, làm tiền đề để giáo viên dẫn dắt vào bài một cách hấp dẫn Một số gợi ý tổ chức trò chơi như:

- Trò chơi: nghe nhanh nhanh, nói nhanh nhanh

Trang 8

Ở trò chơi này, học sinh sẽ được xem một đoạn phim hay cho xem một hình ảnh Sau đó giáo viên đưa ra yêu cầu tùy từng yêu cầu từng bài mà giáo viên đưa ra yêu cầu khác nhau Ví dụ tìm những từ chỉ sự vật, con người hoặc hiện tượng, tìm những từ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái… Trò chơi này vận dụng cho các bài Danh từ, Cụm danh từ, động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ

-Trò chơi: nhanh tay, nhanh mắt

Trò chơi này, học sinh sẽ phát huy được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác Để phục vụ trò chơi, giáo viên có thể sưu tầm một số đoạn văn, đoạn thơ ngắn, hoặc cũng có thể lấy ngay những đoạn văn của học sinh trong những tiết trả bài viết để các em tự phát hiện và sửa sai Trò chơi này, yêu cầu học sinh phát hiện ra lỗi chính tả và lỗi diễn đạt được cố tình viết sai ở một số đoạn văn, một số đoạn thơ một cách nhanh nhất Sau khi phát hiện lỗi sai học sinh sẽ sửa lại cho chính xác Giáo viên dựa vào kết quả mà cho điểm từng đội Trò chơi này rèn cho học sinh sự nhanh nhạy, khả năng phản ứng trước lỗi chính tả thường gặp để từ đó không lặp lại lỗi chính tả nữa Trò chơi này vận dụng khi bắt đầu bài “trả bài kiểm tra”

-Trò chơi đuổi hình bắt chữ tác phẩm:

Đây là trò chơi mang tính chất nhận diện Nó phù hợp cho những tiết dạy học ôn tập hoặc những tiết dạy chủ đề Trò chơi này có những ưu thế nhất định như: Có khả năng lôi kéo số đông học sinh tham gia; Phát huy trí tưởng tượng của học sinh; Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh; Trong thời gian

ngắn có thể giúp học sinh nhớ lại những tác phẩm đã học Giáo viên chuẩn bị

những bức hình khác nhau, mỗi hình có những điểm gợi ý Học sinh nhìn vào hình để đoán tên tác phẩm Ai đoán nhanh và đoán đúng sẽ có điểm

3 Thực nghiệm sư phạm

Một số tiết học minh họa cụ thể có vận dụng một số hình thức hoạt động khởi động

3.1.Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học.

Trang 9

Giáo án 1: bài “Bắt nạt” – Nguyễn Thế Hoàng Linh

Giáo viên cần nắm được mục tiêu bài học: phân tích được nội dung, ý nghĩa của văn bản Học sinh nhận biết được hiện tượng bắt nạt trong cuộc sống Từ việc nắm chắc mục tiêu bài học trên, tôi hướng đến câu hỏi liên quan đến nội dung chính trong truyện để dẫn dắt vào bài:

Giáo viên chiếu hình ảnh:

Câu hỏi: Quan sát hình ảnh, những hình ảnh ấy phản ánh hiện tượng gì? Em

có chứng kiến hiện tượng ấy trong thực tế không? Nếu có em có suy nghĩ gì

về hiện tượng đó?

Sau khi học sinh trả lời câu hỏi và trình bày những suy nghĩ của mình,

từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài

=> Với cách khởi động vào bài như vậy: Học sinh hào hứng giơ tay trả lời câu hỏi của giáo viên, đa số học sinh thấy hứng thú với bài học

Giáo án 2: bài “Thánh Gióng”

GV cần nắm chắc mục tiêu bài học: Xác định được đặc điểm của nhân vật chính trong truyền thuyết Thánh Gióng; nhận biết được cốt truyện; kể lại được câu chuyện phát hiện ra các yếu tố hoang đường và sự thực lịch sử để hiểu quan niệm của nhân dân ta về hình tượng Thánh Gióng; nhận biết được đặc điểm của thể loại truyền thuyết

Từ việc nắm chắc mục tiêu bài học trên, tôi hướng đến câu hỏi liên quan đến nhân vật chính trong truyện để dẫn dắt vào bài:

Trang 10

Giáo viên chiếu 2 hình ảnh:

Câu hỏi: Hãy miêu tả hành động của Thánh Gióng trong hai bức tranh trên.

Từ đó nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng.

- Dự kiến câu trả lời: Từ câu hỏi trên, qua việc quan sát học sinh có thể dễ dàng thấy được hành động của nhân vật Thánh Gióng trong hai bức tranh (Bức tranh thứ nhất: Thánh Gióng cưỡi trên lưng ngựa, ngựa phi như bay, Thánh Gióng nhổ bụi tre bên đường để đánh giặc khiến cho giặc chết như ngả dạ; Bức tranh thứ 2: Sau khi đánh tan giặc, Thánh Gióng cùng ngựa bay về trời…) Từ đó học sinh nêu cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng: Thánh Gióng

là người anh hùng, sẵn sàng xả thân giết giặc cứu nước, đem lại bình yên cho nhân dân, là hình tượng đẹp trong lòng nhân dân…

Sau khi học sinh trả lời câu hỏi và trình bày những suy nghĩ của mình,

từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài

=> Với cách khởi động vào bài như vậy: Học sinh hào hứng giơ tay trả lời câu hỏi của giáo viên, đa số học sinh thấy hứng thú khi được học qua trực quan sinh động

Giáo án 3: Bài “Bài học đường đời đầu tiên”- Tô Hoài.

GV cần nắm chắc mục tiêu bài học: Tóm tắt được nội dung văn bản; xác định được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện của tác giả; rút ra bài học ứng xử cho bản thân.Từ mục tiêu trên, tôi đưa ra một số hình ảnh giúp các em huy động vốn hiểu biết đời sống để trả lời:

Ngày đăng: 08/11/2023, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w