1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập NPL để SXXK tại công ty Chantelle Việt Nam

66 228 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 636,5 KB

Nội dung

Chính vì vậy Doanh nghiệp phải làm tốt cũng như tuân thủ đúng quitrình chung nhà nước cho loại hình SXXK Qua thời gian làm việc tại công ty, cũng như thực tế quan sát quá trình thựchiện

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU.

Từ khi gia nhập WTO Việt Nam đã trở thành địa chỉ hấp dẫn cho nhà đầu tưnước ngoài, bởi những lợi thế về vị trí địa lý, chính trị ổn định, chi phí thuê nhâncông rẽ môi trường kinh doanh của Việt Nam dần dần cải thiện theo xu hướng phùhợp với thông lệ quốc tế Tạo niềm tin và sức hút cho nhà đầu tư nước ngoài, vớichính sách mở cửa này, ngày càng có nhiều nhà sản xuất hàng đầu thế giới đến ViệtNam đầu tư cơ sở sản xuất mới cho Việt Nam tăng khả năng xuất khẩu và chuyểndịch cơ cấu kinh tế

Chantelle Việt Nam là một trong những nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài,được công nhận và cấp phép hoạt động sản xuất theo loại hình SXXK Tất cả nguồnNPL chủ yếu nhập từ nước ngoài, sản phẩm được làm ra 100% xuất sang thị trườngChâu Âu Để tham gia vào hoạt động sản xuất xuất khẩu nhập NPL là khâu đầu tiêncủa doanh nghiệp Vì vậy nó đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu như khâu đầutiên này không thực hiện tốt có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất củaDoanh nghiệp Chính vì vậy Doanh nghiệp phải làm tốt cũng như tuân thủ đúng quitrình chung nhà nước cho loại hình SXXK

Qua thời gian làm việc tại công ty, cũng như thực tế quan sát quá trình thựchiện hoạt động nhập NPL để SXXK tại công ty, em nhận thức được rằng khâu nhậpNPL đầu tiên là khâu quan trọng, cần phải được thực hiện thật tốt, song song vớiviệc tiếp xúc trực tiếp tại doanh nghiệp em nhận thấy rằng là một doanh nghiệp mớicông ty còn gặp phải những khó khăn vướng mắc như: về thủ tục hành chánh quiđịnh của nhà nước, những ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan đãtác động đến doanh nghiệp làm ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên em quyết định chọn

đề tài “GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUI TRÌNH NHẬP NPL ĐỂ SXXKTẠI CÔNG TY CHANTELLE VIỆT NAM”

Bằng những kiến thức được tiếp thu tại nhà trường cùng với việc tiếp xúctrực tiếp tại doanh nghiệp cũng như thảo luận với các đồng nghiệp về nghiệp vụ,bằng phương pháp nghiên cứu là kết hợp các cơ sở lý luận để phân tích, tổng hợpnhằm mục tiêu phân tích thực trạng thực hiện qui trình nhập NPL để SXXK tại

Trang 2

doanh nghiệp để tìm ra những mặt còn tồn tại, nguyên nhân từ đó đưa ra những giảipháp cho doanh nghiệp và có những kiến nghị phù hợp với các ban ngành.

-Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nhằm mục đích hệ thống các cơ sở lý luận về loại hình SXXK nóichung và cụ thể qui trình nhập SXXK, thông qua cơ sở lý luận nhằm mục đích phântích hiện trạng thực hiện qui trình nhập NPL để SXXK tại doanh nghiệp để đưa ranhững phương pháp nhằm hoàn thiện qui trình này tại doanh nghiệp

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Để hoàn thành những mục đích nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ của em làphải tìm hiểu về cơ sở lý luận của đề tài.Tìm hiểu nghiệp vụ thông qua thực tế khảosát tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cùng ngành cùng loại hình hoạt động(SXXK) và cùng địa bàn hoạt động, từ đó phân tích để tìm ra những nguyên nhâncũng như đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp và kiến nghị với ban ngành

- Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài sau khi đã thu thập đầy đủ các cơ sở lý luận, tìm hiểu quatrao đổi trực tiếp về nghiệp vụ tại các doanh nghiệp cùng địa bàn hoạt động, cũngnhư thảo luận với nhân viên nghiệp vụ trong doanh nghiệp, bằng phương pháp phântích thực trạng thực hiện qui trình tại doanh nghiệp, phân tích những mặt còn tồn tạicủa doanh nghiệp từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể

- Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOẠI HÌNH NHẬP SXXK

Chương 2: THỰC TRẠNG QUI TRÌNH NHẬP NPL ĐỂ SXXK TẠI CÔNG

TY CHANTELLE VIỆT NAM

Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUI TRÌNH NHẬP NPL ĐỂ SXXK TẠI CÔNG TY CHANTELLE VIỆT NAM.

Trang 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOẠI HÌNH NHẬP SXXK

1.1 Khái niệm chung về loại hình SXXK

Nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu là việc nhập khẩu hoặc mua tạiViệt Nam những nguyên liệu, phụ liệu, linh kiện, bộ phận tháo rời… để sản xuấtsản phẩm xuất khẩu, những nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ được ân hạn thuế nhậpkhẩu trong thời hạn 275 ngày, trong thời hạn này nếu doanh nghiệp xuất khẩu hếtnhững sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thì sẽ được hoàn thuế(không thu thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu)

Vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất là những vật tư tham gia vào quá trìnhsản xuất gia công hàng hoá, không trực tiếp chuyển hoá, cấu thành nên thực thể sảnphẩm và không thuộc loại vật tư máy móc thiết bị

Định mức sử dụng nguyên phụ liệu, vật tư là lượng nguyên phụ liệu, vật tư cầnthiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Định mức vật tư tiêu hao là lượng nguyên phụ liệu, vật tư dùng để sản xuất ramột đơn vị sản phẩm nhưng không cấu thành trên sản phẩm hoặc không biểu hiện rabên ngoài thành một bộ phận của sản phẩm

Tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu, vật tư là lượng nguyên phụ liệu, vật tư hao hụttrong quá trình sản xuất Tỷ lệ hao hụt này phụ thuộc vào chất lượng nguyên phụliệu, vật tư, trình độ công nhân, sự cố máy móc, thiết bị và các nguyên nhân khác

Thanh khoản hợp đồng sản xuất xuất khẩu là việc xác định và xử lý số nguyênphụ liệu, vật tư dư thừa sau khi chấm dứt hợp đồng

1.2 Đặc điểm khác biệt của loại hình nhập SXXK

1.2.1 So sánh hình thức mua đứt bán đoạn (SXXK) và hình thức nhận NPL giao thành phẩm (Gia Công XK).

Hình thức nhận NPL giao thành phẩm (hay còn gọi là Gia Công XK)

Hình thức mua đứt bán đoạn

(hay còn gọi là SXXK)

Hình thức nhận NPL giao thành phẩm (hay còn gọi là Gia Công XK)

- Hai bên (Bên bán và bên mua) độc

lập về NPL Bên sản xuất sản phẩm tự

cung cấp NPL để SX sau đó XK (bán)

- Được thực hiện bởi hợp đồng gia công,thỏa thuận giữa 2 bên (Nhận gia công vàthuê gia công), theo đó bên thuê gia công sẽ

Trang 4

Hình thức mua đứt bán đoạn

(hay còn gọi là SXXK)

Hình thức nhận NPL giao thành phẩm (hay còn gọi là Gia Công XK)

cho người mua Đây là qui trình một

bên giao hàng và một bên trả tiền mua

hàng người ta thường gọi là hình thức

“ Mua đứt bán đoạn”

- Chỉ tính thuế NK (Không tính thuế

GTGT) và được ân hạn thuế 275

ngày

- Thanh khoản theo từng quý, sau khi

thanh khoản TK NK thì phải nộp thuế

nếu lượng hàng hóa NK để SX ra SP

chưa XK hết và nộp phạt theo quy

định

- Khi XK phải đăng ký định mức sử

dụng NPL

- Người NK phải thanh toán tiền hàng

là NPL khi mua hàng và có quyền

định đoạt số hàng hóa này

chịu trách nhiệm gửi NPL chính (hoặc tất

cả NPL) cho bên nhận gia công Bên nhậngia công chỉ được nhận phí gia công theothỏa thuận, gọi là loại hình “Gia Công xuấtkhẩu“

- Khi NK thì không phải tính thuế NK

- Đăng ký HĐ gia công khi NK đã phải thểhiện định mức tỷ lệ hao hụt (Loại hìnhSXXK thì lại đăng ký tỷ lệ này khi XK)

- NPL NK chính chủ yếu do người thuê giacông cung cấp và người nhận gia côngkhông phải thanh toán tiền hàng này nêncũng không có quyền định đoạt số hàng hóanày

- Người nhận gia công phải gia công, sảnxuất theo hợp đồng gia công và chỉ nhậnphí gia công tính theo sản phẩm XK

- Người nhận gia công XK theo chỉ địnhcủa người thuê gia công

- Thanh khoản khi hết hợp đồng gia công

1.3 Những qui định chung của nhà nước đối với loại hình nhập SXXK

1.3.1 Cơ sở pháp lý

- Luật hải quan số 29/2001 ngày 29/06/2001,

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật hải quan số 42/2005/QH11 ngày14/06/2005

- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005

Trang 5

- Nghị định 154/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính Phủ quy định chitiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

- Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểmtra, giám sát hải quan

- Quyết định số 801/QĐ-TCHQ ngày 09/05/2006 của Tổng cục hải quan ban hànhquy trình miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế xuất khẩu

- Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Luật quản lý thuế

- Thông tư 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 Hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

- Quyết định số 929/QĐ-TCHQ ngày 25/05/2006 của Tổng cục hải quan về việcban hành quy trình nghiệp vụ quản lý đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuấthàng xuất khẩu

Qui Định chung:

Quy trình này chỉ quy định các việc phải thực hiện để quản lý đối với nguyên vật

liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu (sau đây viết tắt là loại hình NSXXK).Cùng với việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu thương mại do Tổng cục hải quan ban hành và các quy định khác về thủ tụchải quan, về chính sách thuế, thủ tục hoàn thuế đối với loại hình này đã được hướngdẫn tại Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005, Thông tư 113/ 2005/TT-BTCngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính và các văn bản khác có liên quan Vì vậy, khilàm thủ tục hải quan đối với loại hình NSXXK công chức hải quan phải kết hợpQuy trình này với các văn bản nêu trên

1.3.2 Qui trình chung cho loại hình NSXXK

Sau đây là qui trình chung cụ thể cho loại hình NSXXK doanh nghiệp cần phảithực hiện đúng theo những bước cụ thể như sau:

1.3.2.1 Đăng ký hợp đồng nhập khẩu và danh mục NPL

Trước khi thực thủ tục hải quan nhập NPL, doanh nghiệp phải đăng ký hợpđồng và đăng ký danh mục NPL nhập khẩu Doanh nghiệp phải thực hiện đúng quiđịnh của nhà nước như sau:

Trang 6

Hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu (gọi tắt làhợp đồng), bảng kê danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàngxuất khẩu đăng ký khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng: 02 bảnchính danh mục nguyên vật liệu, 01 bản chính và 01 bản sao hợp đồng nhập khẩu

Danh mục nguyên vật liệu đăng ký phải có đầy đủ các tiêu chí: tên gọi, mã HSnguyên vật liệu, mã nguyên vật liệu (do doanh nghiệp tự quy định theo hướng dẫncủa Chi cục Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu), đơn vị tính theo danhmục đơn vị thống kê Việt Nam và được thống nhất trong suốt quá trình nhập khẩuđến khi thanh khoản, xác định nguyên vật liệu chính do doanh nghiệp tự xác định

Thường các doanh nghiệp phải đăng ký khâu nghiệp vụ này trước khi đăng ký

Là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện

theo quy định của luật hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải

Đăng ký tờ khai hải quan:

Việc khai hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai hải quan do Bộ tài chínhquy định

Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hànghoá, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hảiquan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan; tự tính đểxác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu tráchnhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai

Hàng hoá nhập khẩu được thực hiện trước ngày hàng đến cửa khẩu hoặctrong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu, tờ khai hải quan có giá trịlàm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký

Trang 7

1.3.2.3 Đăng ký định mức

Trước khi xuất sản phẩm doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký địnhmức với Chi Cục Hải Quan Việc đăng ký định mức phải thực hiện cho từng mã sảnphẩm theo mẫu 07/ĐKĐM-SXXK, Thông tư 79/TT-BTC

về thủ tục thanh lý cũng như nghiệp vụ hải quan đối với khâu quan trọng này

Do vậy đối với loại hình NSXXK doanh nghiệp phải tuân thủ đúng nguyên tắcthanh khoản của nhà nước qui định như sau:

Nguyên tắc thanh khoản cho loại hình NSXXK:

Tờ khai nhập khẩu trước, tờ khai xuất khẩu trước phải được thanh khoảntrước, trường hợp tờ khai nhập khẩu trước nhưng do NPL của tờ khai này chưa đưavào sản xuất nên chưa thanh khoản được thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trìnhvới cơ quan hải quan khi làm thủ tục thanh khoản

- Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải có trước tờ khai XK sản phẩm

- Một tờ khai NK nguyên liệu, vật tư có thể được thanh khoản nhiều lần

- Một tờ khai xuất khẩu chỉ được thanh khoản một lần

Riêng một số trường hợp như một lô hàng được thanh khoản làm nhiều lần,sản phẩm sản xuất xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tụcnhập khẩu tại Chi cục hải quan khác thì một tờ khai xuất khẩu có thể được thanhkhoản từng phần Cơ quan hải quan khi tiến hành thanh khoản phải đóng dấu "đãthanh khoản" trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu gốc lưu tại đơn vị và tờ khaihải quan gốc người khai hải quan lưu, trường hợp thanh khoản từng phần thì phảilập phụ lục ghi rõ nội dung đã thanh khoản (tờ khai nhập khẩu, nguyên vật liệu, tiềnthuế) để làm cơ sở cho việc thanh khoản phần tiếp theo

Trang 8

1.3.3 Giới thiệu qui trình Nhập SXXK ( NSXXK )

Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, đơn vị kinh doanh

XNK với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó, đơn vị kinh

doanh phải tiến hành các công việc sau đây:

1.3.3.1 Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)

Xin giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập

khẩu Vì doanh nghiệp nhập khẩu phải xin phép nhập khẩu để thực hiện hợp đồng

đó Việc xin giấy phép nhập khẩu tuân theo các luật thương mại, luật thuế nhập

khẩu và các qui định của bộ, ban, ngành có liên quan để tiến hành xin giấy phép ở

Làm thủ tục thanh toán quốc tế ban đầu

Mua bảo hiểm hàng hóa khi

NK nhóm E,F,CFR,CPT

Giám định hàng hóa (Nếu có)

Thanh toán, nhận

bộ chứng từ

Nhận hàng

từ người vận tải

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Nguồn: GS, TS Võ Thanh Thu (5/2006)

Trang 9

- Xin giấy phép nhập khẩu ở bộ thương mại cho những hàng hóa thuộc doanh mục

có hạn ngạch, hàng hóa được miễm giảm bù trừ, trả nợ cấp chính phủ

- Đối với sản phẩm chuyên dùng như: cây giống, con giống, dược phẩm Hàng hóa

đã sử dụng phải xin giấy phép các bộ chuyên ngành y tế, bộ nông nghiệp và pháttriển nông thôn, bộ tài nguyên và môi trường Bộ hồ sơ xin giấy phép gồm:

+ Hợp đồng nhập khẩu

+ Phiếu hạn ngạch (nếu hàng hóa thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch)

+ Hợp đồng ủy thác bằng nhập khẩu (nếu đó là trường hợp nhập khẩu ủy thác)

Việc cấp giấy phép nhập khẩu được phân công như sau:

- Bộ Thương Mại (các phòng cấp giấy phép) cấp những giấy phép nhập khẩu hàng mậu dịch nếu hàng hóa đó thuộc doanh mục quản lý của nhà nước

- Tổng cục hải quan cấp giấy phép NK hàng phi mậu dịch (hàng mẫu, quà biếu,

hàng triển lãm)

Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh để nhập khẩu một haymột số mặt hàng với một số nước nhất định, chuyên chở bằng một phương thức vậntải và giao nhận tại một cửa khẩu nhất định

1.3.3.2 Thực hiện thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ không thể thiếu trong các giao dịchthương mại Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thường các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu thực hiện thanh toán quốc tế qua các công cụ thanh toán sau:

1.3.3.2.1 Nếu hợp đồng qui định thanh toán bằng L/C

Thư tín dụng (Letter of credit – L/C) là một văn bản pháp lý trong đó ngânhàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình đầy đủ bộchứng từ thanh toán hợp lệ và phù hợp với nội dung của L/C Thanh toán tiền bằngL/C là phương thức thanh toán đảm bảo hợp lý, thuận tiện an toàn, hạn chế rủi rocho cả hai bên mua và bên bán

Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định phương thức thanh toán bằng L/C thì mộttrong những công việc đầu tiên mà bên nhập khẩu phải làm để thực hiện hợp đồngnhập khẩu là mở L/C Căn cứ để mở L/C: Là điều khoản của hợp đồng nhập khẩu.Khi mở L/C công ty phải dựa vào căn cứ này để điền vào phiếu in sẵn của ngânhàng mở L/C gọi là “Giấy xin mở thư tín dụng nhập khẩu”

Trang 10

- Cách thức mở L/C tại Việt Nam

Để mở L/C doanh nghiệp XNK phải tiến hành các công việc sau:

+ Nộp hồ sơ và lập đơn xin mở L/C

+ Ký quỹ để mở tài khoản thư tín

+ Thanh toán phí mở L/C khi ngân hàng thông báo đã mở L/C

1.3.3.2.2 Nếu thanh toán bằng CAD

Phương thức CAD (Cash against documents) hay còn gọi là phương thức đổichứng từ trả tiền CAD là phương thức thanh toán mà trong đó nhà nhập khẩu yêucầu ngân hàng mở tài khoản ký thác (trust account) để thanh toán tiền cho nhà XKkhi nhà XK trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu Nhà XK sau khi hoàn thànhnghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán

Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức CAD:

+ Thư xác nhận đã giao hàng do người mua có đại diện ở nước XK cấp

+ Hóa đơn thương mại

+ Giấy phép chứng nhận số lượng, trọng lượng

+ Giấy chứng nhận chất lượng

1.3.3.2.3 Nếu thanh toán bằng TT trả trước

Phương thức chuyển tiền là một phương thức trong đó một khách hàng(người trả tiền, người mua, người NK) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyểnmột số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người cung cấp dịch vụ, người bán,người XK ) ở một địa điểm nhất định Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lýcủa mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền

1.3.3.2.4 Nếu thanh toán bằng nhờ thu hoặc chuyển tiền trả sau

Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.

Nếu hợp đồng XK quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thuthì ngay sau khi giao hàng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải hoàn thành việc lậpchứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền

1.3.3.3 Thuê phương tiện vận tải

Phần lớn hàng hóa giao dịch mua bán trên thị trường thế giới đều thực hiệnvận chuyển bằng đường biển (chiếm khoảng 80% khối lượng hàng hóa trong buôn

Trang 11

tàu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã trở thành nghiệp vụ phổ biến, cơ bản

và gần như không thể thiếu trong đa số các hoạt động XNK trên thế giới hiện nay

Nhà nhập khẩu tiến hành nghiệp vụ thuê tàu của mình dựa trên các căn cứ sau:

- Những điều khoản của hợp đồng mua bán

- Đặc điểm của hàng hóa mua bán

- Điều kiện vận tải

Căn cứ vào điều kiện giao hàng trong hợp đồng giữa bên bán và bên mua để nhànhập khẩu thuê phương tiện vận tải Trường hợp điều kiện giao hàng: CFR, CIF,CPT, CIP, DAF, DEQ, DDU, DDP thì người xuất khẩu tiến hành thuê phương tiệnvận tải Nếu điều kiện giao hàng là: EXW, FCA, FAS, FOB thì người nhập khẩuphải tiến hành thuê phương tiện vận tải

Hiện nay trên thế giới có 3 phương thức thuê tàu như sau:

- Phương thức thuê tàu chợ: Thuê tàu chợ còn gọi là lưu cước thuê tàu chợ(Booking shipping space) là người chủ hàng thông qua môi giới hoặc tự mình đứng

ra yêu cầu chủ tàu dành cho thuê một phần của chiếc tàu để chở hàng từ cảng nàysang cảng khác

- Phương thức thuê tàu chuyến: Thuê tàu chuyến là chủ tàu (shipowner) cho ngườithuê tàu (charter) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu chạy rong để chuyên chởhàng hóa từ một hay vài cảng này đến một hay vài cảng này đến một hay vài cảngkhác Mối quan hệ giữa người chủ tàu và người thuê tàu đều được dđiều chỉnh bằngmột văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến (C/P – Voyage Charter Party)

- Phương thức thuê tàu định hạn: Thuê tàu định hạn là chủ tàu cho người thuê tàu để

sử dụng vào mục đích chuyên chở hàng hóa hoặc cho thuê trong thời gian nhất định.Chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng chiếc tàu cho người thuê Vềphía người thuê tàu phải có trách nhiệm trả tiền thuê tàu và có trách nhiệm về kinhdoanh khai thác tàu Sau khi hết thời gian cho thuê, bên thuê phải trả tàu lại cho chủtàu trong tình trạng kỹ thuật tốt tại cảng và trong thời gian quy định

Đối với nghiệp vụ này thì đòi hỏi người thuê tàu phải có nghiệp vụ và kinh nghiệm,phải nắm bắt đầy đủ thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và thông tin các điềukiện thuê tàu Vì vậy trong thực tế hầu hết các doanh nghiệp hoạt động XNKthường ủy thác thuê tàu, lưu cước qua một công ty cho thuê tàu biển Thông thường

Trang 12

nhà nhập khẩu căn cứ vào đặc điểm vận chuyển của hàng hóa để lựa chọn phươngthức thuê tàu phù hợp Hiện nay có hai loại hợp đồng ủy thác thuê tàu: Hợp đồng ủythác thuê tàu cả năm và hợp đồng ủy thác thuê tàu chuyến.

1.3.3.4 Mua bảo hiểm (nếu có).

Do đặc điểm của hợp đồng kinh doanh trong TMQT là hàng hóa thường phảivận chuyển trên một quãng đường dài từ nước này sang nước khác trong thời giandài Hàng hóa chuyên chở trên biển gặp nhiều rủi ro và tổn thất Vì thế bảo hiểmhàng hóa đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương

Khi thực hiện hợp đồng ngoại thương người nhập khẩu phải mua bảo hiểmtrong một số trường hợp sau: Điều kiện thương mại nhóm E, F và nhóm C

- Chọn điều kiện mua bảo hiểm

Nhà nhập khẩu căn cứ vào: Đặc tính của hàng hóa, tính chất bao bì vàphương thức xếp hàng, điều kiện hợp đồng, loại tàu chuyên chở… để chọn điềukiện bảo hiểm thích hợp, đảm quyền lợi cho nhà NK

- Làm giấy yêu cầu bảo hiểm

Nhà NK căn cứ vào hợp đồng và L/C (nếu có) điền đầy đủ các nội dung yêu cầu

- Đóng phí bảo hiểm và lấy chứng thư bảo hiểm

Sau khi nộp giấy yêu cầu bảo hiểm cho người bảo hiểm, người bảo hiểm sẽxác định số phí phải đóng, nhà nhập khẩu đóng phí bảo hiểm và nhận chứng thư bảohiểm (đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm)

1.3.3.5 Đôn đốc người bán giao hàng cho Đại lý hoặc hãng tàu

Sau khi hoàn tất mọi thủ tục của hợp đồng NK, để quá trình NK đúng tiến độnhư đã qui định trong hợp đồng, nhà nhập khẩu cần phải đôn đốc nhà XK giao hàngtheo đúng các yêu cầu trong hợp đồng ngoại thương và đúng hạn trong hợp đồng

1.3.3.6 Liên hệ đại lý tàu biển (hãng hàng không) lấy D/O.

Sau khi hàng hóa đã được giao cho nhà vận chuyển nhà xuất khẩu phải gởi

bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu, bộ chứng từ gồm:

+ Original B/L, Invoice và packing list

Sau khi nhà xuất khẩu thông báo cho nhà XK hàng đã được giao cho nhà vậnchuyển, nhà nhập khẩu theo dõi và kiểm tra hàng về để nhận “Giấy báo tàu đến” từ

Trang 13

lấy D/O nhà nhập khẩu cần phải có đầy đủ các chứng từ sau đây để xuất trình chohang tàu để đổi lấy D/O:

+ Orginal B/L

+ Giấy giới thiệu đơn vị

Nhà nhập khẩu có thể tiến hành thủ tục nhận hàng như sau:

1.3.3.7 Làm thủ tục Hải Quan nhập hàng

Hàng hóa khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập khẩuđều phải làm thủ tục hải quan Thủ tục hải quan là một công cụ để quản lý hành vibuôn bán quốc tế theo pháp luật của nhà nước nhằm: ngăn chặn tình trạng xuất nhậpkhẩu lậu qua biên giới, kiểm tra giấy tờ có sai sót, giả mạo không, thống kê số liệuhàng XNK

Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau đây:

Bước 1: Khai báo hải quan – nộp tờ khai hải quan

Chủ hàng phải thực hiện các bước như sau:

- Khai báo chi tiết hàng hóa lên tờ khai (customs declaration) để cơ quan hải quankiểm tra các thủ tục giấy tờ (yêu cầu phải khai trung thực và chính xác)

- Nội dung của tờ khai bao gồm những mục như : Loại hàng, (hàng mậu dịch, hàngtrao đổi tiểu ngạch biên giới hàng tạm nhập tái xuất…) tên hàng, số, khối lượng, giátrị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước nào… tờ khai hảiquan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phépxuất nhập khẩu, hoá đơn phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết

Bước 2: Xuất trình hàng hoá

Doanh nghiệp phải tổ chức xuất trình hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quankiểm tra Yêu cầu của việc xuất trình hàng hoá cũng là sự trung thực của chủ hàng

Để thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát chủ hàng phải nộp thủ tục phí hải quan

Bước 3: Thực hiện các quyết định của hải quan

Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra những quyết định như:

- Cho hàng được phép ngang qua biên giới (thông quan)

- Cho hàng đi qua một cách có điều kiện (như phải sửa chữa, phải bao bì lại…) chohàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế; lưu kho ngoại quan (bonded warehouse)

Trang 14

hàng không được xuất (hoặc nhập) khẩu… nghĩa vụ của chủ hàng là phải nghiêmtúc thực hiện các quyết định đó Việc vi phạm các quyết định đó thuộc tội hình sự.

1.3.3.8 Nhận hàng từ nhà chuyên chở.

Theo quy định của nhà nước (NĐ 200/CP ngày 31/12/1973) các cơ quan vậntải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiệnvận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho,lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của tổng công ty đãnhập hàng từ đó

1.3.3.8.1 Trường hợp nhận hàng rời (LCL) hoặc hàng rút ruột tại cảng.

Nhà nhập khẩu cần làm những công việc sau để nhận hàng:

- Đến cảng hoặc chủ tàu để đóng phí lưu kho và xếp dỡ, lấy biên lai

- Mang biên lai lưu kho, 3 bản D/O, Invoice và Packing list đến văn phòng đại lýhãng tàu tại cảng để ký xác nhận D/O, tìm vị trí để hàng, lưu 1 D/O tại đây

- Mang 02 D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm giấy xuất kho, bộ phận này giữmột D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng

- Mang 02 phiếu xuất kho đến kho để xem hàng, làm thủ tục xuất kho, tách riênghàng hóa để chờ hải quan kiểm tra, đến hải quan cảng mời hải quan kho bãi giámsát việc nhận hàng

- Sau khi hải quan xác nhận … hoàn thành thủ tục hải quan hàng được xuất kho,mang ra khỏi cảng để đưa về địa điểm qui định

1.3.3.8.2 Trường hợp nhận hàng nguyên container (FCL).

Nếu hàng đủ một container (FCL), cảng giao container cho chủ hàng nhận về

cơ sở của mình và hải quan kiểm hoá tại cơ sở Doanh nghiệp thực hiện như sau:

- Làm đơn xin kiểm hàng tại kho riêng: nộp bộ hồ sơ, đăng ký thủ tục hải quan

- Làm thủ tục mượn container tại hãng tàu: Đóng các lệ phí, ký quỹ

- Mang bộ chứng từ gồm: D/O (03 bản) có chữ ký của nhân viên hải quan khâuđăng ký thủ tục, đóng dấu “ Đã tiếp nhận tờ khai”, biên lai thu phí xếp dỡ và phívận chuyển của hãng tàu, biên lai thu tiền phí gữi container, đơn xin mượncontainer đã được chấp thuận bởi hãng tàu đến văn phòng đại lý hãng tàu làm thủtục xuất container khỏi bãi

Trang 15

Doanh nghiệp gữi 01 D/O cùng nhân viên kho bãi tìm container, kiểm tratính nguyên vẹn của container và kiểm tra seal Nhân viên kho bãi giao: Lệnh vậnchuyển cho doanh nghiệp (02 bản) Mang toàn bộ hồ sơ đến hải quan kho bãi chonhân viên hải quan kiểm tra, ký xác nhận số container, số seal, tờ khai và lệnh vậnchuyển Xuất container ra khỏi bãi, nộp một lệnh vận chuyển cho hải quan cổng củacảng, 01 bản cho bảo vệ cảng, đưa container về kho riêng Mời hải quan kiểm tra,nếu kiểm tra không có trục trặc gì sẽ được xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan’’

1.3.3.8.3 Trường hợp nhận nguyên tàu hoặc số lượng lớn:

Sau khi nhận D/O, nộp hồ sơ hải quan, nhận NOR (notice of readlines) thôngbáo sẵn sàng bốc hàng, nhân viên giao nhận tiến hàng nhận hàng hóa Trước khi mởhầm tàu cần có đại diện các cơ quan sau:

- Chủ hàng

- Đại diện nhà xuất khẩu

- Cơ quan kiểm định hàng hóa

- Đại diện tàu, đại lý tàu

- Hải quan giám sát, hải quan kiểm hóa

- Đại diện cảng và Công ty Bảo hiểm

Trong quá trình nhận hàng, nhân viên giao nhận phải thường xuyên bám sáthiện trường, liên tục cập nhật số liệu, kịp thời phát hiện những sai sót

1.3.3.9 Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu

Theo tinh thần các quy định của Việt Nam, hàng nhập khẩu khi về qua cửakhẩu cần được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan tùy theo chức năng của mình phải tiếnhành công việc kiểm tra đó

Nhà nhập khẩu với tư cách là một bên đứng trên vận đơn thì phải lập thư dự kháng,nếu nghi ngờ hoặc thực sự thấy hàng bị tổn thất, thiếu hụt không đồng bộ, khôngkhớp với hợp đồng thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền lập biên bản giám định

Các cơ quan kiểm dịch phải thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch nếu hàng nhậpkhẩu là động hoặc thực vật

1.3.3.10 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)

Khiếu nại là một trong những cách giải quyết các tranh chấp trong hợp đồngngoại thương Trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương của mình, nếu nhà

Trang 16

nhập khẩu phát hiện sự mất mát, đổ vỡ, thiếu hụt hàng hóa thì phải mời cơ quangiám định và sau đó lập hồ sơ khiếu nại trong khoản thời gian qui định Nếu quáthời hạn đơn khiếu nại sẽ không còn giá trị Hồ sơ khiếu nại bao gồm:

+ Đơn khiếu nại và các chứng từ kèm theo làm bằng chứng như HĐNT

+ Vận đơn, các biên bản giám định của cơ quan thẩm quyền …

Bộ hồ sơ hoàn tất phải được gởi ngay cho người mà nhà NK khiếu nại Tùy từngtrường hợp tổn thất mà đối tượng khiếu nại là nhà XK, nhà vận chuyển hay công tybảo hiểm, cụ thể là:

- Đối tượng khiếu nại là nhà XK: chẳng hạn nhà xuất khẩu vi phạm điềukhoản trong hợp đồng ngoại thương, hàng không đúng qui cách, kém chất

lượng, hàng hóa bị thiếu….

- Đối tượng khiếu nại là nhà vận chuyển: nếu hàng hóa bị hư hại trên đườngvận chuyển hay sự tổn thất do nhà vận tải gây ra, ví dụ hãng tàu xác nhận B/

L sạch nhưng hàng hóa bị bẩn, hư hỏng

- Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu như hàng hóa bị tổn thất dothiên tai, tai nạn bất ngờ trên đường vận chuyển hoặc do người thứ ba gây ra

mà tất cả những rủi ro này đã được mua bảo hiểm

- Trường hợp các tranh chấp xảy ra mà không thể tự giải quyết thì có thể nhờđến sự phán quyết của hội đồng trọng tài mà đã được qui định trong hợpđồng ngoại thương Bộ hồ sơ kiện phải đủ các chứng từ đã lập trong hồ sơkhiếu nại, thư khiếu nại và trả lời thư khiếu nại của các bên và đơn kiện Gởi

bộ hồ sơ này cho tòa án hay hội đồng trọng tài xem xét và giải quyết Quyếtđịnh của tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp lý mà các bênphải nghiêm chỉnh chấp hành

1.3.3.11 Thanh lý hợp đồng

Mọi cước phí trong quá trình giao nhận công ty phải thanh toán, được xemnhư chi phí giao nhận là: lệ phí hải quan, phí nâng hạ di chuyển container tại cảng,kho, phí rút hàng ra khỏi container, phí vận tải đường bộ

Trang 17

Kết luận chương 1

Qua việc nghiên cứu các cơ sở lý luận về loại hình nhập sản xuất hàng xuấtkhẩu (NSXXK) các doanh nghiệp có hoạt động XNK theo loại hình này sẽ nắm cácqui định thực hiện chung cho loại hình này cũng như sự cần thiết phải hoàn thiệnqui trình nhập khẩu của doanh nghiệp là việc làm rất cần thiết hiện nay Chatelle

VN là một công ty mới thành lập ở Việt Nam và đươc cấp phép hoạt động sản xuấttheo loại hình NSXXK, công ty đã thực hiện qui trình nhập khẩu NPL của mình nhưthế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu chương 2 về thực trạng thực hiện qui trình nhập khẩuNPL của công ty

Trang 18

Chương 2: THỰC TRẠNG QUI TRÌNH NHẬP NPL ĐỂ SXXK TẠI CÔNG

TY CHANTELLE VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về công ty

Công Ty TNHH CHANTELLE VIET NAM là công ty 100% có vốn đầu tưnước ngoài (Pháp) trực thuộc CHANTELLE GROUP, Chantelle chuyên sản xuấthàng thời trang nội y lớn nhất và lâu đời nhất của Pháp, ra đời từ năm 1876,Chantelle có mặt trên 50 quốc gia trên toàn thế giới cũng như chiếm được nhiều tìnhcảm của phái yếu

Hoạt động theo giấy phép chứng nhận kinh doanh số 462045000387 do Banquản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cấp ngày 23/01/2008

- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Chantelle Việt Nam

- Tên giao dịch: Chantelle Việt Nam Co, Ltd

- Tên viết tắt: Chantnam

- Địa chỉ trụ sở chính : Lô E, đường số 2, Khu công nghiệp Đồng An, Huyện Thuận

An, Tỉnh Bình Dương

- Ngành, nghề kinh doanh: Sản xuất, Gia công đồ lót phụ nữ, sản phẩm may mặc

- Mã ngành: 1322

- Tên ngành: Sản xuất hàng may mặc

- Vốn điều lệ : 2.000.000 Đô la Mỹ (tương đương 32,1 tỷ đồng), trong đó Chantellegóp 2.000.000 Đô la Mỹ bằng 100% vốn điều lệ

- Người đại diện theo pháp luật của Doanh Nghiệp: Yannick Bethan, chức danhTổng giám đốc

Trang 19

2.1.2 Mối quan hệ giữa Chantelle France – Chantasia – Chantelle VN

Chantelle France là công ty Mẹ, Chantasia và Chantelle Việt Nam là công ty

con , trực thực tập đoàn Chantelle

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Trang 20

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

GENERAL DIRECTOR

Personal Dept LogisticsDept. Co-ordinatorProduction

CHANTELLE FRANCEDIRECTOR

Trang 21

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Chức năng nhiệm vụ một số phòng ban trong công ty:

2.1.4.1 Phòng Tài Chính Kế Toán:

- Chức năng tham mưu cho BGĐ về các điều lệ tổ chức kế toán của nhà nước tại công ty

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát trực tiếp tình hình tài chính của công ty

- Tổ chức thu, chi hàng ngày

- Kiểm tra hóa đơn đầu ra, đầu vào của công ty

- Báo cáo thuế theo tháng, quý, năm cho chi cục thuế

- Lập kế hoạch thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, tiền cước phí vận chuyển hànghóa cho các đơn vị vận chuyển

- Theo dõi tình hình công nợ của công ty Mẹ và công ty VN

- Lập chứng từ thanh toán

- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng cho Công ty Mẹ

- Lập dự kiến chi phí hàng tháng cho từng bộ phận cho công ty Mẹ

- Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo quý, năm để trình lên Hội Đồng Quản Trị

2.1.4.2 Phòng Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu (Import – Export Department).

- Chịu trách nhiệm liên lạc với công ty Mẹ về vấn đề XNK hàng hóa của doanh nghiệp

- Liên hệ với các đơn vị vận chuyển (Hãng tàu, Fowarder, Cty vận tải container ) đểnhận các chứng từ XNK

- Liên hệ với nhà cung cấp nước ngoài để theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng

- Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu (nếu có)

- Thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ XNK của doanh nghiệp như: Lập bộ chứng từ, đăng

ký sản phẩm mới, tổ chức giao nhận, thông quan hàng hóa, và khai báo hải quan

2.1.4.3 Phòng hậu cần (Logistics).

- Chịu trách nhiệm chính về xuất nhập hàng hóa của doanh nghiệp:

+ Xếp dỡ hàng hóa

+ Tiến hành dán tem các NPL nhập khẩu

+ Tổ chức bảo quản, phân loại hàng hóa trong kho cho phù hợp

+ Quản lý xuất nhập NPL cho bộ phận sản xuất

+ Lên định mức cho sản phẩm mới

- Liên lạc với công ty Mẹ nhận đơn hàng hằng tuần

Trang 22

- Chịu trách nhiệm kiểm tra sản phẩm mới (Nếu Có)

- Lên kế hoạch cho bộ phận sản xuất

- Lên lịch xuất sản phẩm cho bộ phận XNK

- Báo cáo xuất nhập tồn NPL cho bộ phận XNK

- Cùng với bộ phận XNK tổ chức giao nhận hàng hóa với các nhà cung cấp, nhà NK

- Báo cáo kết quả giao nhận hàng hóa tại kho cho phòng Xuất Nhập Khẩu và Phòng kếtoán để có biện pháp xử lý kịp thời

- Nhập mã số hàng hóa và số lượng vào hệ thống máy tính

- Kiểm tra, theo dõi số lượng hàng hóa tồn động trong kho

Bộ phận quản lý sản xuất

- Chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan với việc sản xuất sản phẩm của công ty

- Cập nhật thông tin thay đổi mẫu mã từ công ty Mẹ, kịp thời báo cho bộ phận hậu cần

- Chịu trách nhiệm về kiểm chất lượng NPL NK, cũng như NPL mua tại Việt Nam

2.1.4.4 Phòng hành chánh nhân sự:

- Thực hiện các chỉ thị từ công ty Mẹ (CEO)

- Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty thực hiện quản lý các công tác về nhân sự: Quản lýhành chánh, lao động, tiền lương, đào tạo, an ninh quốc phòng, bảo vệ và thực hiện cácchế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên của công ty

- Tổ chức tuyển dụng theo yêu cầu của các phòng ban khác trong công ty dưới sự phêduyệt của giám đốc điều hành

- Khai báo tình hình tăng giảm nhân sự cho các cơ quan chức năng tại địa phương

- Đăng ký, làm sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ công nhân viêntrong công ty

- Đăng ký tạm trú tạm vắng cho cán bộ công nhân viên ở trọ tại nhà nhân viên của công

ty, làm các thủ tục cư trú cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

- Tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí cho tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty

- Lưu trữ hồ sơ của người lao động trong công ty

2.1.5 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty TNHH Chantelle Việt Nam phảiđảm nhiệm những chức năng và nhiệm vụ sau:

Trang 23

- Nhập nguyên phụ liệu từ Công ty Chantelle France và Chantasia để sản xuất và xuấtkhẩu 100% sản phẩm sang Châu Âu.

- Mục tiêu và qui mô của dự án sản xuất: Sản xuất 4.000.000 sản phẩm/ năm

2.1.6 Quyền hạn của công ty Chantelle VN.

Là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, Công ty TNHH Chantelle Việt Nam cónhững quyền hạn sau:

- Quyền lựa chọn ngành nghề mô hình sản xuất của công ty sao cho mang lại hiệu quảkinh doanh nhất cho tập đoàn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty

- Quyền tuyển dụng, thuê mướn lao động

Căn cứ vào yêu cầu kinh doanh, công ty có quyền quyết định số lượng lao độngcần tuyển dụng, lựa chọn người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp với ngànhnghề kinh doanh của doanh nghiệp mình…

- Quyền quyết định sử dụng phần thu nhập còn lại

- Sau khi đã trừ đi các khoản chi phí và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhànước, phần thu nhập còn lại Công ty có toàn quyền chủ động sử dụng như có quyền đầu

tư một phần cho hoạt động kinh doanh, trích lập các quỹ, quyền tự quyết định đầu tư máymóc thiết bị nâng cao hiệu quả sản xuất

- Quyền lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn

Để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất của công ty, thường thì công ty huyđộng vốn dưới các hình thức: Vay Ngân hàng

- Quyền lựa chọn nhà cung cấp, được quyền trực tiếp trực giao dịch, ký kết hợpđồng theo thoả thuận, đàm phán với công ty Mẹ và các công ty Con

- Quyền chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh

Trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, công ty có quyền tự mình quyết địnhnhững vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh theo pháp luật quy định,đồng thời có những kiến nghị lên tập đoàn về loại hình kinh doanh hiện tại của công tyđang hoạt động mà không mang lại hiệu quả, không mang lại nguồn lợi cho Công ty

2.1.7 Những đặc điểm kinh doanh của công ty.

Sản xuất hàng xuất khẩu sang Châu Âu Công ty Mẹ có chuỗi hệ thống cửa hàng ởnhiều nước khác nhau, bộ phận thiết kế kết hợp với bộ phận nghiên cứu thị trường chịutrách nhiệm phát triển mẫu mã mới cũng như phát triển nguyên vật liệu

Trang 24

2.1.8 Qui trình sản xuất của công ty.

Sơ đồ kho – Nhập khẩu/Xuất khẩu

Kho Peronne

(Pháp) Nguyên liệu

Kho Corbie

(Pháp)

Thành phẩm

Nhập khẩu

Xuất khẩu

100%

75%

25%

Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ kho nhập nguyên phụ liệu

Nguồn: Phòng quản lý sản xuất

Trang 25

Sơ đồ : 2.3 : Quy trình sản xuất của công ty Chantelle Việt Nam

Để thực hiện SX hàng hóa theo loại hình NSXXK, công ty phải thực hiện nhập NPLhoặc mua trong nước các NPL để SX ra sản phẩm Theo mô hình hoạt động của toàn tậpđoàn, 99% NPL nhập từ nước ngoài, 1% mua trong nước: Nylon và thùng carton

Do đặc điểm kinh doanh của công ty, hiện tai công ty sử dụng hai phương thức vậnchuyển : đường hàng không và đường biển

Các qui định của tập đoàn cho qui trình nhập NPL của Chantelle VN.

Sau khi nhận đơn đặt hàng từ công ty Mẹ thì Chantelle VN sẽ tiến hành gởi hợpđồng NK NPL cho công ty Mẹ Nguyên phụ liệu sẽ được cung cấp từ hai nơi :

- Xuất từ Pháp (Kho Perone từ Pháp)

- Xuất từ Châu Á : China, Thailand (Kho Chantasia từ Thailand)

Chantelle Pháp và Chantelle Thailand sẽ tìm nguồn NPL, sau khi mua sẽ nhập kho(Perone và Chantasia) Khi nhận hợp đồng của Chantelle các kho này cung cấp NPL choChantelle VN

2 Chantelle Vietnam Co Ltd _ Production process

Trang 26

Bảng 2.1 Nguồn NPL nhập khẩu của công ty

STT Tên nguyên phụ liệu Xuất xứ Mã HS Đơn vịtính Nguyên phụliệu chính

5 Vải (Từ 15% Lycra đến 83% Polyamide) China 6004909000 M2

7 Vải (Từ 10% Elastic đến 90% Polyamide) China 6004909000 M2

8 Vải (Từ 10% Elastan đến 90% Polyster) China 6004900000 M2

11 Vải thêu (Từ 15%Polyester đến 85% Polyamide) China 5810920000 M2

12 Vải thêu (Từ 10% polyurethane đến 90%polyamide) China 5810920000 M2

13 Vải thêu (Từ 15%Lycra đến 85%Nylon) China 5810920000 M2

14 Vải thêu 62%Polyamide 25%Polyester 13%Elastane China 5810920000 M2

Bình Dương, ngày tháng năm

Nguồn : Phòng hậu cần

Việc thực hiện nhập NPL dựa trên đơn đặt hàng từ công ty Mẹ ở Pháp Dựa trên hợpđồng đặt hàng, công ty lập kế hoạch để nhập NPL cho nhà máy

2.2 Thực trạng qui trình nhập NPL để SXXK tại Công ty Chantelle Việt Nam.

Công ty Mẹ là người trực tiếp đặt hàng cho Chantelle Việt Nam, vì vậy việc lậpphương án kinh doanh là do công ty Mẹ đảm nhiệm Chantelle VN chỉ đảm nhiệm việc

NK và Sản xuất để XK sản phẩm cho Công ty Mẹ

Hiện tại công ty sử dụng phương thức vận tải bằng đường hàng không và đườngbiển (Lịch đặt chổ rất ổn định)

Hiện tại lịch nhập NPL của công ty rất ổn định :

Trang 27

Mỗi tuần đều có hai lô hàng nhập (01 lô từ Chantelle Pháp, 01 Lô từ kho Chantasia)bằng đường hàng không.

Mỗi hai tuần sẽ nhập 02 lô NPL bằng đường biển (01 từ Perone, 01 từ Chantasia).Phương thức thanh toán :

Đối với hàng vận chuyển bằng đường hàng không, điều kiện thanh toán : FCA

Đối với hàng nhập sử dụng bằng đường biển, điều kiện thanh toán : FOB

Nhà vận chuyển : Chantelle Pháp là người quyết định chọn nhà vận chuyển, do đóChantelle Pháp là người thực hiện hợp đồng vận tải với nhà vận chuyển Chantelle ViệtNam có nhiệm vụ liên hệ các đại lý đại lý VN theo dõi chứng từ hàng khi hàng cập cảng.Hiện tại Chantelle Pháp ký hợp đồng với một công ty giao nhận, công ty sẽ đặt chổ quacông ty giao nhận này và họ có đại lý ở VN để theo dõi hàng về cũng như thông báo hànghóa cập cảng…

Trên cơ sở đàm phán của hợp đồng nhập khẩu cũng như nắm rõ nhiệm vụ của cácbên, công ty Chantelle đã tiến hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu NPL Và công ty phảithực hiện đúng qui định của nhà nước cho loại hình sản xuất của công ty Sau đây là sơ

đồ tổ chức thực hiện nhập khẩu của công ty Chantelle như sau :

Trang 28

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức thực hiện nhập khẩu của doanh nghiệp

Qui trình nhập NPL của công ty được chia thành 2 giai đoạn thực hiện như sau :

Giai đoạn 1 : Trước khi hàng về cảng

Ở giai đoạn 1 này bao gồm các bước thực hiện như sau :

- Xin giấy phép nhập khẩu (Nếu có)

- Làm thủ tục thanh toán quốc tế

- Thuê phương tiện vận tải

- Mua bảo hiểm hàng hóa

- Thúc giục người bán giao hàng (Perone và Chantasia)

Thúc giục người bán giao hàng

Làm thủ tục thanh toán quốc tế ban đầu

Thuê phương tiện vận tải

Mua bảo hiểm hàng hóa

Làm thủ tục thanh toán

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (Nếu có)

GIAI ĐOẠN II: HÀNG VỀ CẢNG.

GIAI ĐOẠN I: TRƯỚC KHI HÀNG VỀ CẢNG

Trang 29

Giai đoạn 2: Hàng cập cảng.

Ở giai đoạn 2 này công ty thực hiện các khâu như sau :

- Làm thủ tục Hải Quan

- Nhận hàng từ cảng hay đại lý hàng không

- Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu

- Làm thủ tục thanh toán

- Khiếu nại và giải quyết

Giai đoạn 1:

2.2.1 Thực hiện phương thức thanh toán quốc tế

Hiện tại công ty áp dụng phương thức thanh toán nhờ thu Sau khi nhận hành,trong vòng hai tuần Chantelle VN sẽ thanh toán HĐNK cho Chantelle Pháp (Kho Perone)

và Chantelle Thailand (kho Chantasia)

Các bước tiến hành như sau:

Về phía Chantelle Việt Nam:

- Sau khi công ty hoàn tất mọi thủ tục hải quan ( thanh lý tờ khai hải quan ), hànghóa nhập kho với đầy đủ số lượng chất lượng, không xảy bất cứ khiếu nại gì từ bộ phậnhậu cần, trong vòng hai tuần kể từ ngày NPL được nhập kho công ty, bộ phận XNK phảichuyển tờ khai cho bộ phận kế toán để bộ phận kế toán tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ thanhtoán gởi ngân hàng

- Sau khi bộ phận kế toán hoàn thành bộ hồ sơ gởi ngân hàng, bộ phận kế toánphải chuyển bộ hồ sơ cho trợ lý Giám đốc kiểm tra lại bộ hồ sơ Sau khi hồ sơ đã được kýduyệt, hồ sơ được chuyển đến ngân hàng Việt Nam để thực hiện thanh toán

Về phía công ty Mẹ và Chantelle Thailand

- Trong vòng hai tuần kể từ ngày Chantelle Việt Nam nhập hàng vào kho, nếucông ty Mẹ không nhận bất kỳ khiếu nại gì từ Chantelle Việt Nam thì công ty ngay lậptức tiến hành bộ chứng từ thanh toán gởi ngân hàng

- Yêu cầu về phía hai bên: bộ chứng từ phải chính xác và phải đúng thời hạn quiđịnh trong hợp đồng ngoại thương

Thực trạng thực hiện qui trình thanh toán hiện tại của công ty:

Hiện nay khâu thanh toán của công ty khá chậm so với điều khoản qui định tronghợp đồng

Trang 30

Nguyên nhân: do sự chậm trễ trong khâu nghiệp vụ chứng từ, chứng từ sai khôngthể thanh toán, số lượng hàng hóa thực nhận bị thiếu so với hợp đồng, chứng từ hai bênkhông khớp về số lượng

cơ hội học hỏi cũng như nghiên cứu về lĩnh vực ngoại thương nhằm phục vụ cho côngviệc của mình, nâng cao trình độ hiểu biết

2.2.2 Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm.

Thuê phương tiện vận tải:

Công ty ký hợp đồng NK theo điều kiện FOB, FCA nhưng hiện tại Chantelle ViệtNam không đảm nhiệm nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải quốc tế để chuyên chở hànghóa Chantelle Pháp là người có thẩm quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ này choChantelle Việt Nam Mọi khâu như: Ký hợp đồng, giá cả, cũng như liên hệ trực tiếp vớinhà cung cấp là cho Chantelle Pháp đảm nhiệm Sau khi ký hợp đồng vận tải ChantellePháp sẽ gởi hợp đồng cho Chantelle VN về cước phí vận tải Việc thanh toán cước phívận tải quốc tế như sau: cuối tháng Chantelle Pháp và Chantelle Thailand sẽ gởi bảngthanh toán cước phí vận tải của tháng và Chantelle VN phải thanh toán vào ngày 15 hàngtháng

Chantelle VN không phải tìm nhà cung cấp dịch vụ vận tải mà Chantelle ViệtNam chỉ chú trọng ở khâu NK NPL và sản xuất Đây cũng là điểm thuận lợi cho công ty

ở giai đoạn đầu khi công ty còn khó khăn về mặt nhân sự, nhân viên XNK chưa có kinhnghiệm trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ khi họ chưa có kinh nghiệm về nghiệp

vụ tàu biển Nhưng xét về lâu dài nó gây nhiều bất lợi cho công ty bởi cách làm việc theo

sự chỉ định và chưa tạo ra mội trường làm việc phát huy tính học hỏi tìm tòi của nhân

Trang 31

môi trường làm việc gây ra sự thụ động cho nhân viên hoặc nhân viên tự tìm đến công tykhác để phát huy khả năng của mình, tìm cơ hội học hỏi và thăng tiến, chưa kể đến công

ty bị thiệt thòi về so sánh giá cả, chất lượng dịch vụ, phát sinh nhiều chi phí

Sau đây là bảng kê chi tiết cước phí của Chantasia thu cước vận tải quốc tế bằng đườnghàng không, thông thường hàng tháng mỗi kho sẽ gởi 2 bảng thu cước (01 bảng cướchàng không, 01 bảng cước vận tải biển)

Bảng 2.2 Bảng thanh toán cước phí vận tải quốc tế

MONTHLY AIRFREIGHT CHARGE OF CHANTASIA IMPORT SHIPMENT (JAN, 2010)

Shipper MAWB No. HAWB No. parcl. No. departer Date of Charge weight Airline Rate

THB

AWB THB Amount

Noted: Exchange rate as of 28th Jan, 2010: 1THB = 0.031USD

Air freight applied on contract Airline8K201

- Payment time: Every 15th of month!

Total amount

12,872.36

Nguồn: Phòng kế toán tài chính

Trang 32

Mua bảo hiểm hàng hóa NK:

Hàng hóa của công ty thường sử dụng hai phương thức (hàng không và biển) nênrũi ro cũng khá cao nhưng hiện tại công ty Mẹ chưa thực hiện nghiệp vụ này cũng nhưChantelle VN không mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình Chính vì vậy khi có mất mácxảy ra thì công ty không thể tiến hành thủ tục khiếu nại, đây là điểm hoàn toàn bất lợi choChantelle VN

2.2.3 Đôn đốc người bán (Công ty Mẹ, Chi nhánh) giao hàng cho nhà vận tải.

Là nghiệp vụ sau khi các kho hàng giao hàng cho nhà vận tải, nhân viên phải cónhiệm vụ theo dõi lịch trình hàng hóa đang đi trên đường (trước khi hàng về cảng) đểnắm bắt tình hình và sắp xếp khâu thủ tục hải quan tại công ty Nhưng ở khâu nghiệp vụnày kho Perone và kho Chantasia theo dõi thông tin và thông báo lại cho Chantelle VN.Sau khi hàng hóa được giao cho nhà vận tải, các kho giao hàng có nhiệm vụ cung cấp bộchứng từ hàng xuất cho Chantelle VN Bộ chứng từ bao gồm:

+ Bill of lading (1 bản original)

+ Packing list (1 bản original)

+ Commercial invoice (1 bản original)

+ Certificate of origin (C/O – 1 bản original)

+ Contract (1 bản chính)

Nhận xét: Nhân viên XNK không mất nhiều thời gian để làm việc với nhà cung cấp vận tải quốc

tế bởi nghiệp vụ về tàu biển chưa tốt cũng như trình độ tiếng Anh chưa giỏi nhưng công tyluôn vào tình trạng bị động nhận thông tin từ Perone hay Chantasia về các lịch trình hàng hóachuyên chở cũng như cập nhật thông tin sau khi hàng hóa được giao cho nhà vận chuyển là điềubất lợi cho công ty Vì sử lý thông tin chậm, chưa chủ động cũng như phân bổ thời gian sắp xếpcác khâu thủ tục hải quan không hợp lý dẫn đến các khâu còn lại bị kéo theo trì trệ Để kịp tiến

độ sản xuất thì sau khi giải quyết những trục trặc nhân viên thủ tục Hải Quan nhanh chóng thựchiện NK NPL tạo áp lực trong công việc, các công đoạn rất cập rập dễ dẫn đến sai sót

Giai đoạn 2: Giai đoạn hàng cập cảng.

Trang 33

Nếu là hàng lẽ

Hàng nguyên container

Hàng lẻ Hàng nguyên

container

Nếu đem container về

Nhận phiếu trưng cầu giám định (nếu có) Giám định viên

Chuẩn bị bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan

Phòng đăng ký của hải quan khu vực hoặc thành

phố

Lấy phiếu tiếp nhận

hồ sơ

Tìm hàngtrong

Tìm công hạ container xuống bãi (nếu cần)

Kiểm hóa

Bộ hồ sơ yêu cầu giám định của chủ hàng –nếu có.(xem chi tiết các chứng từ gồm có

ở phần diễn giải)

Lấy tờ khai đã thông quan

Đại lý hãng tàu

Chuẩn bị xe, kho, báo cho người nhận hàng

Phiếu tiếp nhận yêu cầu giám định kiểm hóa viên

Công văn: xin giải tỏa hàng hóa khi chờ kết quả giám định

Trình D/O, hoặc phiếu xuất kho

bãi

Ngày đăng: 20/06/2014, 18:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu - Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập NPL để SXXK tại công ty Chantelle Việt Nam
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu (Trang 8)
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổ chức thực hiện nhập khẩu của doanh nghiệp - Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập NPL để SXXK tại công ty Chantelle Việt Nam
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổ chức thực hiện nhập khẩu của doanh nghiệp (Trang 28)
2.5. Sơ đồ tóm tắt qui trình nhập NPL khi hàng về. - Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập NPL để SXXK tại công ty Chantelle Việt Nam
2.5. Sơ đồ tóm tắt qui trình nhập NPL khi hàng về (Trang 33)
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự mới. - Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập NPL để SXXK tại công ty Chantelle Việt Nam
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự mới (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w