1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX

112 1K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Một số khái niệm về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Những thực trạng về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH VKX Những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX

Trang 1

- -LI£U TIÕN HOµN

N¢NG CAO HIÖU QU¶ TI£U THô S¶N PHÈM CñA

C¤NG TY TNHH VKX

Chuyªn ngµnh: QU¶N TRÞ KINH DOANH TH¦¥NG M¹I

ngêi híng dÉn khoa häc: GS.TS HOµNG §øC TH¢N

Hµ Néi - 2013

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH VKX” là công trình nghiên cứu riêng của tôi dưới sự

hướng dẫn trực tiếp của GS.TS Hoàng Đức Thân cùng với sự chỉ bảo của một sốthầy cô giáo

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết luận nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực, không trùng lặp với đề tài khác Mọi số liệu được sử dụng đã được tríchdẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo

Học viên

Liêu Tiến Hoàn

Trang 3

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn luận văn của tôi,GS.TS Hoàng Đức Thân Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy giáo đã tạo mọiđiều kiện giúp đỡ, kiên nhẫn hướng dẫn và động viên tôi rất nhiều Sự hiểu biết sâusắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề để giúp tôi hoànthành tốt luận văn này.

Tôi cũng xin gửi cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Viện Thươngmại và Kinh tế quốc tế đã góp ý, truyền đạt lại những kinh nghiệm quý báu để tôihoàn thành luận văn của mình Tôi xin cảm ơn các thầy cô viện Đào tạo sau đại học

đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp, cácbạn cùng lớp đã hỗ trợ rất nhiều để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn thạc sỹ củamình, xin cảm ơn công ty TNHH VKX và các phòng ban đã cung cấp tài liệu giúptôi hoàn thành bản luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Liêu Tiến Hoàn

Trang 4

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH 8 4 9

CHƯƠNG 1 6 4 9

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 6 4 9

CHƯƠNG 2 29 4 9

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 29 4 9

CỦA CÔNG TY TNHH VKX 29 4 9

CHƯƠNG 3 64 5 9

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH VKX ĐẾN 2020 64 5 9

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH 8 9

CHƯƠNG 1 6 9

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 6 9

CHƯƠNG 2 29 10

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 29 10

CỦA CÔNG TY TNHH VKX 29 10

CHƯƠNG 3 64 10

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH VKX ĐẾN 2020 64 10

CHƯƠNG 1 6

Trang 5

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA

DOANH NGHIỆP 6

1.1 Sự cần thiết và ý nghĩa nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 6

1.1.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 10

1.1.3 Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp 12

1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1.2.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 13

1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận trong tiêu thụ sản phẩm 19

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1.3.1 Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 22

1.3.2 Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp 25

CHƯƠNG 2 29

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 29

CỦA CÔNG TY TNHH VKX 29

2.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX từ 2008 đến 2012

2.1.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty TNHH VKX 29

2.1.2 Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm trong nước từ năm 2008 đến 2012 32

2.1.3 Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm của công ty VKX từ năm 2008 đến 2012 36

2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX từ năm 2008 đến năm 2012

2.2.1 Phân tích chung về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX từ 2008 – 2012 40

2.2.2 Phân tích hiệu quả tiêu thụ bộ phận trong tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX từ năm 2008 đến 2012 47

2.3 Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX

2.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng tích cực nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 57

2.3.2 Những yếu tố hạn chế nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 61

CHƯƠNG 3 64 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

Trang 6

QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH VKX ĐẾN

2020 64

3.1 Phương hướng phát triển của công ty TNHH VKX đến năm 2020

3.1.1 Xu hướng phát triển công nghệ thông tin, viễn thông trên thế giới và tại Việt Nam 65

3.1.2 Phương hướng hoạt động của VKX 66

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX

3.2.1 Tăng cường quản trị chi phí và tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX 69

3.2.2 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX 73

3.2.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng trong tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX 75

3.2.4 Đẩy mạnh các hoạt động marketing trong tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX 76

3.2.5 Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty TNHH VKX 78

3.3 Kiến nghị các điều kiện thực hiện

3.3.1 Đổi mới công nghệ 81

3.3.2 Tăng cường liên doanh – liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước 82

3.3.3 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX 82

3.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty TNHH VKX 84

Trang 7

STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

2 B-ISDN

Broadband Integrated Services Digital Network

Mạng tích hợp dịch vụ số băng rộng

3 BSC Base Station Subsystem

Hệ thống điều khiển trạm gốc

4 BTS Base Transceiver Station Trạm gốc

7 ERP Enterprise Resource Planning

Quản trị nguồn lực doanh nghiệp

8 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

Trang 8

12 LGT LG Telecom Mạng viễn thông LG

Private Automatic Branch

16 R&D Research and Development Nghiên cứu & phát triển

Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn

21 SWOT

Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats

Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơhội và Thách thức

22 TAM

Telephone Answering

23 VKX Vietnam - Korea Exchange

Liên doanh Việt Nam - Hàn Quốc

Trang 9

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH 9 4

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH 8 4 9 4

CHƯƠNG 1 6 4 9 4

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 6 4 9 4

CHƯƠNG 2 29 4 9 4

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 29 4 9 4

CỦA CÔNG TY TNHH VKX 29 4 9 4

CHƯƠNG 3 64 5 9 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH VKX ĐẾN 2020 64 5 9 4

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH 8 9 4

CHƯƠNG 1 6 9 4

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 6 9 4

CHƯƠNG 2 29 10 4

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 29 10 4

CỦA CÔNG TY TNHH VKX 29 10 4

CHƯƠNG 3 64 10 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH VKX ĐẾN 2020 64 10 4

Trang 10

CHƯƠNG 1 6 4

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 6 5

CHƯƠNG 2 29 5

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 29 5

CỦA CÔNG TY TNHH VKX 29 5

CHƯƠNG 3 64 5

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH VKX ĐẾN 2020 64 5

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH 9

CHƯƠNG 1 6

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.1 Sự cần thiết và ý nghĩa nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 6

1.1.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 10

1.1.3 Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp 12

1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1.2.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 13

1.2.1.1 Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp tuyệt đối 13

1.2.1.2 Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp tương đối 16

1.2.1.3 Năng suất lao động trong tiêu thụ sản phẩm 17

1.2.1.4 Chỉ số hàng tồn kho 18

1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận trong tiêu thụ sản phẩm 19

1.2.2.1 Hiệu quả theo phương thức tiêu thụ 19

1.2.2.2 Hiệu quả tiêu thụ theo mặt hàng 20

1.2.2.3 Hiệu quả tiêu thụ trong nước 21

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Trang 11

1.3.1 Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 22

1.3.2 Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp 25

CHƯƠNG 2 29

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 29

CỦA CÔNG TY TNHH VKX 29

2.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX từ 2008 đến 2012

2.1.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty TNHH VKX 29

2.1.2 Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm trong nước từ năm 2008 đến 2012 32

2.1.3 Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm của công ty VKX từ năm 2008 đến 2012 36

2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX từ năm 2008 đến năm 2012

2.2.1 Phân tích chung về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX từ 2008 – 2012 40

2.2.1.1 Đánh giá theo chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp tuyệt đối 40

2.2.1.2 Đánh giá theo chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp tương đối 44

2.2.1.3 Đánh giá theo chỉ tiêu năng suất lao động trong tiêu thụ sản phẩm 45

2.2.1.4 Đánh giá theo chỉ tiêu chỉ số hàng tồn kho 46

2.2.2 Phân tích hiệu quả tiêu thụ bộ phận trong tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX từ năm 2008 đến 2012 47

2.2.2.1 Phân tích hiệu quả theo phương thức tiêu thụ 47

2.2.2.2 Phân tích hiệu quả tiêu thụ theo mặt hàng 49

2.2.2.3 Phân tích hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ở trong nước của công ty TNHH VKX từ 2008 đến 2012 52

2.2.2.4 Phân tích hiệu quả xuất khẩu sản phẩm của công ty TNHH VKX từ 2008 đến 2012 54

2.3 Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX

2.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng tích cực nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 57

2.3.2 Những yếu tố hạn chế nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 61

CHƯƠNG 3 64

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH VKX ĐẾN 2020 64

3.1 Phương hướng phát triển của công ty TNHH VKX đến năm 2020

3.1.1 Xu hướng phát triển công nghệ thông tin, viễn thông trên thế giới và tại Việt Nam 65

3.1.2 Phương hướng hoạt động của VKX 66

Trang 12

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty

TNHH VKX

3.2.1 Tăng cường quản trị chi phí và tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX 69

3.2.2 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX 73

3.2.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng trong tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX 75

3.2.4 Đẩy mạnh các hoạt động marketing trong tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX 76

3.2.5 Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty TNHH VKX 78

3.3 Kiến nghị các điều kiện thực hiện

3.3.1 Đổi mới công nghệ 81

3.3.2 Tăng cường liên doanh – liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước 82

3.3.3 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX 82

3.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty TNHH VKX 84

Trang 13

- -LI£U TIÕN HOµN

N¢NG CAO HIÖU QU¶ TI£U THô S¶N PHÈM CñA

C¤NG TY TNHH VKX

Chuyªn ngµnh: QU¶N TRÞ KINH DOANH TH¦¥NG M¹I

Hµ Néi - 2013

Trang 14

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hiện nay, việc thúc đẩy kinh doanhnhằm nâng cao hiệu quả cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp là một nhiệm vụ hếtsức khó khăn nhưng cũng đóng vai trò cực kì quan trọng Doanh nghiệp tồn tại vàphát triển nếu như sản phẩm của họ được tiêu thụ trên thị trường Kênh tiêu thụ sảnphẩm và hệ thống phân phối sản phẩm của một doanh nghiệp là cầu nối quan trọnggiúp cho sản phẩm của họ tiếp cận thị trường cũng như tiếp cận được người sử dụng Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không chỉ cần phải quantâm đến số lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn phải quan tâm tới chất lượng tiêu thụ sảnphẩm Chất lượng tiêu thụ sản phẩm ở đây chính là hiệu quả tiêu thụ sản phẩm Vớithị trường mở cửa toàn diện, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội to lớn để thúcđẩy phát triển kinh tế, mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh.Không những thế, thị trường trong nước cũng rất có tiềm năng khi mà quy mô dân số

đã vượt qua mức 90 triệu người Chính vì vậy giữ vững thị trường trong nước và từngbước xâm nhập thị trường quốc tế là mục tiêu của không ít doanh nghiệp đặt ra tronggiai đoạn hiện nay

Với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sự phát triển bền vững, chiếnlược kinh doanh dài hạn cũng như phương hướng lâu dài là để hướng tới hiệu quảtrong việc tiêu thụ sản phẩm, từng bước nâng cao lợi nhuận, giảm chi phí hoạt động.Doanh nghiệp cần phải không ngừng khai thác thị trường tiềm năng, đi đôi với việcgiữ vững thị trường đang có bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộngkênh phân phối, nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng

Công ty TNHH VKX được thành lập với hai thành viên sáng lập là tập đoànBưu chính Viễn thông Việt Nam và công ty LG-Ericsson của Hàn Quốc với môhình công ty liên doanh Công ty là đơn vị cung ứng các hệ thống thiết bị tổng đài,các thiết bị viễn thông liên lạc trên nền IP, các giải pháp doanh nghiệp viễn thôngcũng như những người tiêu dùng cuối Sản phẩm của công ty khá đa dạng về mặtchủng loại cũng như mẫu mã

Sản phẩm chính mà VKX cung ứng ra thị trường có hệ thống thiết bị tổng đài

Trang 15

và thiết bị đầu cuối điện thoại cố định, không dây, các thiết bị phụ trợ Các sảnphẩm sản xuất ra của công ty TNHH VKX có chất lượng tốt, được đầu tư mạnh mẽdây chuyền sản xuất Tuy nhiên sự suy giảm của thị trường điện thoại cố định vàthiết bị tổng đài đang có những ảnh hưởng to lớn tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm củacông ty VKX Từ những số liệu thống kê thực tế cho thấy, sản lượng điện thoại cốđịnh và thiết bị tổng đài mà công ty VKX tiêu thụ được giảm liên tục trong nhữngnăm gần đây Thị trường mà VKX hướng đến bao gồm cả trong nước và nướcngoài Công ty VKX đã tham gia thị trường thiết bị tổng đài và thiết bị đầu cuối khálâu, với kinh nghiệm phát triển sản phẩm và sự hỗ trợ về công nghệ khá vững chắc

từ Hàn Quốc Các sản phẩm của công ty không những phục vụ những khách hànglớn trong nước như tập đoàn viễn thông SPT, VNPT,… mà còn đẩy mạnh hoạt độngxuất khẩu ra nước ngoài như Hàn Quốc, Philippines, Cuba, … Tuy nhiên trước sựcạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong nước và quốc tế, công ty VKX đang đứngtrước nguy cơ tụt hậu so với đối thủ do mức độ tiêu thụ sản phẩm kém hiệu quả,doanh thu chưa ổn định Chính vì thế yêu cầu nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩmcủa công ty đang được đặt lên mức ưu tiên hàng đầu

Từ những yêu cầu thực tế, một đề xuất nhằm: “Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX” là một đề tài thiết thực Đề tài sẽ đưa ra những

thực trạng hiện nay của tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX, từ đó

đề xuất những giải pháp cũng như phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụsản phẩm tại công ty

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, hình ảnh, danh mục tàiliệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản

phẩm của công ty TNHH VKX đến năm 2020

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 16

Ở phần này tác giả đã nghiên cứu tổng quan một số công trình nghiên cứu liênquan các đề tài, đánh giá chung về những kết quả của các công trình này, từ đó đi đếnkhẳng định tính tất yếu và nội dụng của đề tài mà tác giả nghiên cứu Cụ thể như sau:

1 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trên các phương tiện thông tin, hiện đã

có một số đề tài luận văn tốt nghiệp về các hoạt động kinh doanh của công tyTNHH VKX và tiêu thụ sản phẩm như sau:

Luận văn thạc sỹ kinh tế, tác giả Đồng Thị Hồng (2012), “Quản trị kênhphân phối các thiết bị viễn thông của công ty TNHH VKX” Luận văn về quản trịkênh phân phối các thiết bị viễn thông của công ty TNHH VKX đã đi sâu nghiêncứu về kênh phân phối các thiết bị viễn thông của công ty từ đó đưa ra nhữngphương hướng nhằm nâng cao hiệu quả, hoàn thiện quy trình quản lý, đánh giá chấtlượng hoạt động hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH VKX

Luận văn về đề tài tiêu thụ sản phẩm:

Luận văn thạc sỹ kinh tế, tác giả Nguyễn Thị Nhung (2010), “Phát triển thịtrường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần phân lân Ninh Bình trên địa bàn tỉnhThái Bình” Luận văn về đề tài phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đã khái quátđược những lý luận về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nóichung, dựa trên những nghiên cứu tình hình cụ thể tại công ty cũng như tại địaphương để đưa ra những đề xuất nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Luận văn thạc sỹ kinh tế, tác giả Nguyễn Thị Như Quỳnh (2012), “Các giảipháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp Tiến Nông Thanh Hóa” Luận văn

về đề tài đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại một doanh nghiệp đã hệ thống hóa được các

lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm cũng như vận dụng những lý luận đó vào việc phântích tình hình tiêu thụ sản phẩm thực tế tại doanh nghiệp Từ đó phân tích những điểmmạnh, yếu, cơ hội và thách thức của tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp

Chủ đề về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty VKX hiện nay chưa cómột đề tài nào nghiên cứu

Trang 17

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và thực trạnghiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty, từ đó đề xuất định hướng và giải phápnhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX đến năm 2020

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHHVKX, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa lý luận về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công tyTNHH VKX

- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụsản phẩm của công ty TNHH VKX

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu lý luận và thực tế về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp sản xuất

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp thống kê - toán: Sử dụng phương pháp thống kê – toán để

xác định xu hướng, diễn biến của các số liệu, xác định được quy luật của tậphợp số liệu

Phương pháp logic: phán đoán về bản chất của các sự kiện và thể hiện liên

hệ logic của các sự kiện

Trang 18

Phuơng pháp phân tích tổng hợp: Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản

phẩm tại công ty TNHH VKX, từ đó đánh giá và đưa ra những giải pháp nhằm nângcao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty

Phương pháp so sánh: Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của

công ty qua các năm và trong mối quan hệ với các doanh nghiệp cùng ngành

5 Đóng góp của luận văn

Qua quá trình tìm hiểu tại công ty TNHH VKX, đến thời điểm hiện tại, tác giảchưa thấy có bất kỳ một đề tài nào nghiên cứu về nâng cao hiệu quả tiêu thụ sảnphẩm của công ty VKX Đây là đề tài đầu tiên tác giả nghiên cứu về nội dung này.Công trình nghiên cứu của tác giả nhằm mục đích đưa ra những đóng góp:

Đóng góp về khoa học: Cung cấp cơ sở lý luận, đưa ra những khái niệm

chung, ý nghĩa và sự cần thiết nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp sản xuất, phân loại được hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cũng như chỉ ra đượcnhững chỉ tiêu đánh gía hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Ngoài ra luậnvăn cũng khái quát những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm từ bêntrong và bên ngoài doanh nghiệp Dựa trên những thông tin này, các doanh nghiệp

có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm từ đó có những biện pháp cảithiện và nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

Ứng dụng thực tiễn: Từ những số liệu thu thập được từ thực tế hiệu quả tiêu

thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX, tác giả đã có những đánh giá về hiệu quảtiêu thụ sản phẩm qua từng năm Dựa trên những phân tích đó để đưa ra nhữngphương hướng cũng như giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm củacông ty TNHH VKX

Trang 19

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

CỦA DOANH NGHIỆP

Ở chương này tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, tác giả đưa ra những khái niệm về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm,

những ý nghĩa và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp

Thứ hai, tác giả đưa ra những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của

doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp và các chỉ tiêu đánh giá bộphận của hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

Thứ ba, tác giả đưa ra những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tiêu thụ sản

phẩm của doanh nghiệp bao gồm những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp và nhân tốbên trong doanh nghiệp

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

CỦA CÔNG TY TNHH VKX

Ở chương này, tác giả đi sâu nghiên cứu hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công

ty TNHH VKX từ năm 2008 đến năm 2012 Nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, từ những số liệu thu thập được, tác giả đã thống kê kết quả tiêu thụ

sản phẩm của công ty TNHH VKX bao gồm kết quả tiêu thụ sản phẩm trong nước

và xuất khẩu

Thứ hai, tác giả đã tiến hành phân tích hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty

TNHH VKX theo các chỉ tiêu đã vạch ra từ chương 1 bao gồm các chỉ tiêu đánh giáhiệu quả tổng hợp và các chỉ tiêu đánh giá bộ phận

Thứ ba, từ những số liệu phân tích được, tác giả đã khái quát lại các yếu tố ảnh

hưởng tích cực đến nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cũng như các yếu tố hạnchế nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX

Trang 20

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH VKX ĐẾN NĂM 2020

Sau khi nghiên cứu thực trạng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHHVKX, tác giả đã đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sảnphẩm của công ty TNHH VKX như sau:

Thứ nhất, giải pháp tăng cường quản trị chi phí và tiêu thụ sản phẩm của công

ty TNHH VKX: Chi phí sản xuất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sảnxuất kinh doanh cũng như tiêu thụ sản phẩm của công ty, chính vì thế việc tối ưuhóa chi phí sản xuất cũng như chi phí tiêu thụ sản phẩm cần được quan tâm và thựchiện triệt để

Thứ hai, giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH

VKX: Doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn nếu có một thịtrường tiêu thụ lớn hơn Đây chính là nội dung của giải pháp mở rộng thị trườngtiêu thụ sản phẩm Công ty cần có những hoạt động mở rộng sự hiện diện của mìnhtại những thị trường có tiềm năng, tăng cường quảng bá hình ảnh đến những thịtrường mới nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình

Thứ ba, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng trong

tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX: Yếu tố dịch vụ luôn được đặt lên hàngđầu trong tiêu thụ sản phẩm Dịch vụ có tác động trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sảnphẩm cũng như nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm Đây chính là yếu tố giữ chânkhách hàng thân thiết và tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Thứ tư, giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing trong tiêu thụ sản phẩm

của công ty TNHH VKX: Việc tăng cường quảng bá thương hiệu đến các đốitượng khách hàng là hết sức quan trọng Công ty có thể thu hút sự chú ý củanhiều khách hàng tiềm năng từ đó mở rộng quy mô khách hàng và nâng cao hiệuquả tiêu thụ sản phẩm

Trang 21

Thứ năm, giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty TNHH

VKX: Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và lâu dài cần có những chiếnlược kinh doanh đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế Thị trường luôn biếnđộng không ngừng, chiến lược kinh doanh cũng vì thế mà cũng cần phải luôn đượcđiều chỉnh nhằm phù hợp với tình hình thực tế Chiến lược kinh doanh cần có thờigian hoàn thiện

Từ những giải pháp được đề xuất, tác giả cũng đưa ra những điều kiện thựchiện bao gồm:

Thứ nhất, đổi mới công nghệ sản xuất: công nghệ sản xuất có ảnh hưởng trực

tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm nhất là các sản phẩm công nghệ cao Chính

vì thế đổi mới công nghệ là một ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp

Thứ hai, tăng cường liên doanh – liên kết với các doanh nghiệp khác: Theo

tình hình kinh tế thị trường hiện nay, việc liên doanh – liên kết với các doanhnghiệp khác nhằm mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh là một giải pháphữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

Thứ ba, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tiêu thụ sản phẩm của công ty

TNHH VKX: Bộ máy tổ chức có vai trò quyết định đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm,

vì thế hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tiêu thụ sản phẩm là một điều kiện tiênquyết nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty TNHH VKX: Đối

với một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao cần nhiều chất xám thì chấtlượng nguồn nhân lực là yếu tố sống còn của doanh nghiệp Chính vì vậy, nâng caochất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp là một yếu tố phải thực hiện thườngxuyên, liên tục

Trang 22

Với mục tiêu đã đặt ra, đề tài đã giải quyết được một số vấn đề sau:

1 Hệ thống hóa lý thuyết về lý luận hiệu quả tiêu thụ sản phẩm trongdoanh nghiệp

2 Nghiên cứu, đánh giá thực tế hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHHVKX dựa trên cơ sở lý luận về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp

3 Từ những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, khó khăn của công

ty TNHH VKX trong hiệu quả tiêu thụ sản phẩm để đưa ra những phương hướng,giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH VKX

Với những đề xuất phương hướng cũng như giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảtiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX, tôi hi vọng công ty TNHH VKX sẽ cónhững biện pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của mìnhtrong thời gian tới

Trang 23

- -LI£U TIÕN HOµN

N¢NG CAO HIÖU QU¶ TI£U THô S¶N PHÈM CñA

C¤NG TY TNHH VKX

Chuyªn ngµnh: QU¶N TRÞ KINH DOANH TH¦¥NG M¹I

ngêi híng dÉn khoa häc: GS.TS HOµNG §øC TH¢N

Hµ Néi - 2013

Trang 24

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, việc thúc đẩy kinh doanh nhằmnâng cao hiệu quả cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp là một nhiệm vụ hết sứckhó khăn nhưng cũng đóng vai trò cực kì quan trọng Doanh nghiệp tồn tại và pháttriển nếu như sản phẩm của họ được tiêu thụ trên thị trường Kênh tiêu thụ sảnphẩm và hệ thống phân phối sản phẩm của một doanh nghiệp là cầu nối quan trọnggiúp cho sản phẩm của họ tiếp cận thị trường cũng như tiếp cận được người sử dụng.Với thị trường mở cửa toàn diện, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội to lớn đểthúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh.Thị trường rộng mở quốc tế là mảnh đất màu mỡ cho doanh nghiệp trong nước khaithác Không những chỉ khai thác thị trường nội địa, doanh nghiệp cần có những độngthái để thâm nhập thị trường quốc tế thông qua con đường xuất khẩu Thực tế đãminh chứng rõ nét về những lợi ích mà xuất khẩu đem lại như danh tiếng và thịtrường sản phẩm đối với các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc Đa phần thịtrường của những doanh nghiệp nước này là thị trường quốc tế, lợi nhuận chính là từxuất khẩu sản phẩm ra ngoài địa phận quốc gia của họ Điều đó có thể nói rằng việcdoanh nghiệp biết khai thác tốt thị trường xuất khẩu sẽ mang lại những lợi ích to lớncho chính doanh nghiệp đó Ngoài việc tham gia vào thị trường xuất khẩu, việc tiêuthụ sản phẩm trong nước cũng đóng một vai trò quan trọng nhất định Nhiều doanhnghiệp chủ yếu hoạt động tại thị trường trong nước Với quy mô dân số 90 triệu dânhiện nay, thị trường Việt Nam thực sự là một thị trường lớn và đầy tiềm năng Chính

vì vậy giữ vững thị trường trong nước và từng bước xâm nhập thị trường quốc tế làmục tiêu của không ít doanh nghiệp đặt ra trong giai đoạn hiện nay

Với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sự phát triển bền vững, chiếnlược kinh doanh dài hạn cũng như phương hướng lâu dài là để hướng tới hiệu quảtrong việc tiêu thụ sản phẩm, từng bước nâng cao lợi nhuận, giảm chi phí hoạt động.Doanh nghiệp cần phải không ngừng khai thác thị trường tiềm năng, đi đôi với việc

Trang 25

giữ vững thị trường đang có bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộngkênh phân phối, nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng.

Công ty TNHH VKX được thành lập với hai thành viên sáng lập là tập đoànBưu chính Viễn thông Việt Nam và công ty LG-Ericsson của Hàn Quốc với môhình công ty liên doanh Công ty là đơn vị cung ứng các hệ thống thiết bị tổng đài,các thiết bị viễn thông liên lạc trên nền IP, các giải pháp doanh nghiệp viễn thôngcũng như những người tiêu dùng cuối Sản phẩm của công ty khá đa dạng về mặtchủng loại cũng như mẫu mã

Sản phẩm chính mà VKX cung ứng ra thị trường có hệ thống thiết bị tổng đài

và thiết bị đầu cuối điện thoại cố định, không dây, các thiết bị phụ trợ Với nguồnsản phẩm đảm bảo chất lượng nhưng công ty đang gặp những khó khăn nhất địnhtrong khâu tiêu thụ sản phẩm Thị trường mà VKX hướng đến bao gồm cả trongnước và nước ngoài Công ty VKX đã tham gia thị trường thiết bị tổng đài và thiết

bị đầu cuối khá lâu, với kinh nghiệm phát triển sản phẩm và sự hỗ trợ về công nghệkhá vững chắc từ Hàn Quốc Các sản phẩm của công ty không những phục vụnhững khách hàng lớn trong nước như tập đoàn viễn thông SPT, VNPT,… mà cònđẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài như Hàn Quốc, Philippines, Cuba, …Tuy nhiên trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong nước và quốc tế, công

ty đang đứng trước nguy cơ tụt hậu so với đối thủ do mức độ tiêu thụ sản phẩm kémhiệu quả, doanh thu chưa ổn định Chính vì thế yêu cầu nâng cao hiệu quả tiêu thụsản phẩm của công ty đang được đặt lên mức ưu tiên hàng đầu

Từ những yêu cầu thực tế, một đề xuất nhằm: “Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX” là một đề tài thiết thực Đề tài sẽ đưa ra những

thực trạng hiện nay của tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX, từ đó

đề xuất những giải pháp cũng như phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụsản phẩm tại công ty

Trang 26

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trên các phương tiện thông tin, hiện đã

có một số đề tài luận văn tốt nghiệp về các hoạt động kinh doanh của công tyTNHH VKX và tiêu thụ sản phẩm như sau:

Luận văn thạc sỹ kinh tế, tác giả Đồng Thị Hồng (2012), “Quản trị kênhphân phối các thiết bị viễn thông của công ty TNHH VKX” Luận văn về quản trịkênh phân phối các thiết bị viễn thông của công ty TNHH VKX đã đi sâu nghiêncứu về kênh phân phối các thiết bị viễn thông của công ty từ đó đưa ra nhữngphương hướng nhằm nâng cao hiệu quả, hoàn thiện quy trình quản lý, đánh giá chấtlượng hoạt động hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH VKX

Luận văn về đề tài tiêu thụ sản phẩm:

Luận văn thạc sỹ kinh tế, tác giả Nguyễn Thị Nhung (2010), “Phát triển thịtrường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần phân lân Ninh Bình trên địa bàn tỉnhThái Bình” Luận văn về đề tài phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đã khái quátđược những lý luận về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nóichung, dựa trên những nghiên cứu tình hình cụ thể tại công ty cũng như tại địaphương để đưa ra những đề xuất nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Luận văn thạc sỹ kinh tế, tác giả Nguyễn Thị Như Quỳnh (2012), “Các giảipháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp Tiến Nông Thanh Hóa” Luận văn

về đề tài đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại một doanh nghiệp đã hệ thống hóa được các

lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm cũng như vận dụng những lý luận đó vào việc phântích tình hình tiêu thụ sản phẩm thực tế tại doanh nghiệp Từ đó phân tích những điểmmạnh, yếu, cơ hội và thách thức của tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp

Chủ đề về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty VKX hiện nay chưa cómột đề tài nào nghiên cứu

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và thực trạng

Trang 27

hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty, từ đó đề xuất định hướng và giải phápnhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX đến năm 2020.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHHVKX, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa lý luận về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công tyTNHH VKX

- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụsản phẩm của công ty TNHH VKX

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu lý luận và thực tế về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp sản xuất

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp thống kê - toán: Sử dụng phương pháp thống kê – toán để

xác định xu hướng, diễn biến của các số liệu, xác định được quy luật của tậphợp số liệu

Phương pháp logic: phán đoán về bản chất của các sự kiện và thể hiện liên

hệ logic của các sự kiện

Phuơng pháp phân tích tổng hợp: Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản

phẩm tại công ty TNHH VKX, từ đó đánh giá và đưa ra những giải pháp nhằm nângcao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty

Trang 28

Phương pháp so sánh: Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của

công ty qua các năm và trong mối quan hệ với các doanh nghiệp cùng ngành

6 Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệpChương 2: Thực trạng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKXChương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sảnphẩm của công ty TNHH VKX đến 2020

Trang 29

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Sự cần thiết và ý nghĩa nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

Trong kinh tế, hiệu quả là một khái niệm để chỉ ra bản chất của một hoạt độngkinh tế nào đó Dựa trên những điều kiện đầu vào và những kết quả thu được để rút

ra được hiệu quả của quá trình Hiệu quả chính là sự so sánh và đối chiếu giữa kếtquả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được so với chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đểthực hiện hoạt động đó Kết quả là khái niệm chỉ về “lượng” còn hiệu quả là kháiniệm chỉ về “chất” của một hoạt động kinh tế Hiệu quả ở đây có thể là hiệu số giữakết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó hoặc cũng có thể là tỷ sốgiữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Hiệu quả của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận cấu thành là hiệu quả xã hội

và hiệu quả kinh tế

Hiệu quả xã hội: hiệu quả xã hội của doanh nghiệp là những đóng góp cũng

như mức độ đóng góp của doanh nghiệp đó vào lợi ích chung của toàn xã hội Hoặchiệu quả xã hội của doanh nghiệp cũng có thể là mức độ ảnh hưởng tích cực của cáckết quả mà doanh nghiệp đó đạt được đến môi trường xã hội của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt

động kinh doanh Nó mô tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệpđạt được với chi phí đã bỏ ra để đạt được lợi ích đó Hiệu quả kinh tế là phạm trùphản ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao nhấtnhững nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất

Trang 30

Hai khái niệm “hiệu quả xã hội” và “hiệu quả kinh tế” có mối quan hệ hữu cơvới nhau, là hai mặt của một vấn đế Bởi vậy, khi tiến hành các hoạt động sản xuất,kinh doanh cũng như khi đánh giá hiệu quả của các hoạt động này cần xem xét cảhai mặt này một cách đồng bộ.

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

là mối quan tâm hàng đầu của mọi nền sản xuất xã hội và của mọi doanh nghiệp.Thị trường chính là nơi chỉ ra nền kinh tế nói chung hay một doanh nghiệp nói riêng

có đạt hiệu quả kinh tế hay không

Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu để phản ánh hiệu quả kinh doanh

của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Vậy hiệu quả tiêu thụ sản phẩm là gì?

Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trình độ sử dụng các yếu

tố trong toàn bộ quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất Đó là sự đối chiếu và so sánh giữa kết quả cuối cùng so với chi phí bỏ ra của doanh nghiệp cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Sau một quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp lại bắt đầu mộtchu trình mới của quá trình sản xuất kinh doanh Một doanh nghiệp muốn hoạt độngtốt cần phải có những kế hoạch nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm củamình Tuy nhiên việc nâng cao số lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều không cónghĩa là hiệu quả tiêu thụ sản phẩm được nâng cao Doanh nghiệp có lượng sảnphẩm tiêu thụ được càng nhiều chứng tỏ khâu nghiên cứu thị trường đáp ứng nhucầu của khách hàng càng sát với thực tế Dù doanh nghiệp sản phẩm tốt đến mấy vềsản phẩm của mình nhưng ở khâu tiêu thụ mà kết quả thu được không đạt được mức

kế hoạch đề ra thì doanh nghiệp cần phải xem xét lại kế hoạch tiêu thụ sản phẩmcủa mình Kết quả tiêu thụ sản phẩm nó phản ánh về mặt lượng của quá trình tiêuthụ sản phẩm của doanh nghiệp Kết quả tiêu thụ sản phẩm càng lớn, quy mô doanhnghiệp càng được mở rộng, doanh số bán ra càng tăng lên Sự tăng lên của doanh sốthể hiện một loạt những chính sách về sản phẩm: giảm giá, tăng cường công táckhuyếch trương sản phẩm của doanh nghiệp, đầu tư thêm máy móc để nâng caochất lượng sản phẩm tăng uy tín với khách hàng

Trang 31

Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp là mức độ phản ánh về chất củacông tác tiêu thụ sản phẩm Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm được phản ánh qua các chỉtiêu để đánh giá doanh nghiệp có mức sinh lợi năm nay hơn với năm trước haykhông, các chỉ tiêu về sử dụng vốn lưu động cũng như vốn cố định của doanhnghiệp đã hiệu quả hay chưa.

Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm là thước đo mối tương quan giữa kết quả thu đượckhi bán hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp ra thị trường và chi phí bỏ ra

để tạo ra hàng hóa và dịch vụ đó của doanh nghiệp Chúng biểu hiện ở lợi nhuận và

sự đa dạng về mặt giá trị sử dụng của hàng hóa và xét về mặt hình thức, đó là mộtđại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được

Hai tiêu thức về kết quả tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm giúpcho doanh nghiệp nhìn nhận vấn đề một cách rõ nét hơn về quá trình tiêu thụ sảnphẩm ở doanh nghiệp

1.1.1.2 Phân loại hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

Hiệu quả tổng hợp trong tiêu thụ sản phẩm

Đây là hiệu quả chung của toàn bộ doanh nghiệp về tiêu thụ sản phẩm, tức

là xác định tổng lợi nhuận trong tiêu thụ sản phẩm và mức doanh lợi trong tiêu thụ sản phẩm (theo chỉ tiêu tương đối %).

Hiệu quả tổng hợp trong tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là hiệu quảchung nhất của doanh nghiệp đó sử dụng để đánh giá về hiệu quả của cả quátrình tiêu thụ sản phẩm Đây là sự đánh giá trên toàn bộ lượng sản phẩm màdoanh nghiệp đã tiêu thụ được trên thị trường và cũng chính là tổng lợi nhuận màdoanh nghiệp đạt được trong quá trình tiêu thụ sản phẩm

Xét một cách rộng hơn, hiệu quả tổng hợp trong tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp là một tiêu chí để xác định hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của nền kinh tế Mộtdoanh nghiệp có được hiệu quả tổng hợp tốt sẽ có những đóng góp to lớn vào nềnkinh tế chung như việc thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết

Trang 32

việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, … Hơn nữa, doanh nghiệp có hiệu quả tiêuthụ sản phẩm cao còn là một mục tiêu hướng tới của nhiều doanh nghiệp trong thịtrường nhằm cạnh tranh lẫn nhau.

Trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả tổng hợp của doanh nghiệp có ý nghĩa rất

to lớn vì doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì mới có thể mở rộng và phát triểnquy mô kinh doanh cũng như tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật Nhưng mụctiêu xa hơn nữa chính là đạt được hiệu quả tiêu thụ sản phẩm chung của nền kinh tế

Hiệu quả bộ phận trong tiêu thụ sản phẩm

Là sự xác định mức hiệu quả ở từng công đoạn của quá trình tiêu thụ sản phẩm, của từng phương thức tiêu thụ, theo mặt hàng tiêu thụ, theo khu vực thị trường, …

Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm nhiều côngđoạn khác nhau Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh cung ứng ra thị trường, doanhnghiệp cần có những nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm Các nguyên liệu đầu vàođược biến đổi qua các dây chuyền sản xuất và tạo thành một sản phẩm hoàn thiện,sau đó doanh nghiệp mang sản phẩm này đi tiêu thụ trên thị trường Quá trình tiêuthụ sản phẩm cũng bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau Doanh nghiệp có thể cómột hoặc nhiều mặt hàng Mỗi một mặt hàng có những ưu nhược điểm khác nhau.Doanh nghiệp có thể chỉ có một mặt hàng chủ đạo và nhiều mặt hàng phụ đạo Lợinhuận chính của doanh nghiệp đến từ các sản phẩm chủ đạo này Doanh nghiệpcũng có nhiều thị trường tiêu thụ, có những thị trường tiêu thụ sản phẩm mạnh, cónhững thị trường có mức tiêu thụ sản phẩm thấp hơn Mỗi một sản phẩm có thể sẽđược định hướng đến những đối tượng khách hàng nhất định, đến phân khúc kháchhàng nhất định Và tất nhiên đối với mỗi phân khúc khách hàng, doanh nghiệp cầnlựa chọn cho mình những phương thức tiêu thụ sản phẩm khác nhau

Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm được phân chia thành rất nhiều công đoạn, phươngthức tiêu thụ khác nhau cũng như nhiều phân khúc khách hàng Mỗi công đoạn,phương thức tiêu thụ sản phẩm đều có những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả khác

Trang 33

nhau Đây chính là hiệu quả bộ phận trong tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Việc nâng cao hiệu quả trong từng khâu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tổng hợpcủa doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm.

1.1.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

1.1.2.1 Đối với xã hội

Từ những lý luận ở trên, có thể thấy rằng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm có một ýnghĩa hết sức to lớn với nền kinh tế xã hội Chính vì lý do đó, nâng cao hiệu quả củatoàn bộ nền kinh tế xã hội cũng chính là phải nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩmcủa từng doanh nghiệp Mọi doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển thì đều phải tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng cho dù nó hoạt động dưới hình thức nàothì quá trình đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của doanhnghiệp đều phải đặt trong mối quan hệ với hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Trước hết phải quan tâm tới lợi ích kinh tế, mang lại cho chủ doanh nghiệp, chodoanh nghiệp, cho người lao động trong doanh nghiệp Sau đó phải hết sức quan tâmtới lợi ích toàn cục nền kinh tế của toàn xã hội Mặt khác tiêu thụ sản phẩm hàng hoágiúp cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước như: thuế, phí và

lệ phí, tạo điều kiện cho nhà nước có thể thực hiện chính sách kinh tế của nhà nướcgóp phần tăng trưởng kinh tế, giảm lạm phát và tăng nguồn thu cho ngân sách

1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thương trường đều có một hướng đi cụ thểcho mình Mục tiêu của doanh nghiệp là tìm cách tạo ra lợi nhuận Nếu việc tiêu thụsản phẩm có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể có lợi nhuận Việc nâng cao hiệuquả tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết và nó có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là điềukiện cơ bản để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, thực hiện tái sản xuất mởrộng và nâng cao đời sống cho người lao động

Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm sẽgóp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng nhanh quá trình tái sản xuất

xã hội, mở rộng hợp tác quốc tế

Trang 34

Đối với mỗi doanh nghiệp, vấn đề hiệu quả tiêu thụ không những là thước đochất lượng hoạt động kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm càng cao thì doanh nghiệp có điều kiện mở mang hoạtđộng kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị, phương tiện kinh doanh, áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật và quy trình công nghệ mới tạo được năng suất cao, do đó tạođược lợi nhuận cao.

Với mục tiêu chủ yếu xuyên suốt là tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện mụctiêu lợi nhuận, thì nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm là điều kiện giúp doanhnghiệp tồn tại và phát triển bền vững, nâng cao uy tín, vị thế của doanh nghiệp trênthương trường Đối với người lao động trong doanh nghiệp thì hiệu quả tiêu thụ sảnphẩm cao sẽ đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ, công nhân viên, tạo điều kiệncải thiện đời sống, điều kiện làm việc tốt cho họ, từ đó họ lại tiếp tục nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh hơn Hơn nữa, nó giúp cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủnghĩa vụ của mình đối với nhà nước như nộp thuế, phí và lệ phí, các hoạt động từthiện…đồng thời nó giúp cho xã hội giải quyết việc làm cho người lao động

Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm là mục tiêu sống còn của doanh nghiệpsản xuất Với mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng ra thị trường thì mục tiêuhàng đầu của doanh nghiệp đó là phải làm sao tiêu thụ sản phẩm đó một cách hiệuquả nhằm mang lại lợi nhuận cũng như thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp đó.Việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ kéo theo rất nhiềulợi ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi sản phẩm củadoanh nghiệp được tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ có được doanh thu cũng như lợinhuận Doanh thu của doanh nghiệp sẽ được sử dụng trong những mục đích đểthanh toán chi phí đầu vào sản phẩm, chi phí sản xuất, chi phí cho các hoạt độngxúc tiến bán hàng, chi phí nhân công Lợi nhuận sẽ được đầu tư một phần vào việc

mở rộng quy mô sản xuất hoặc nâng cấp dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao chấtlượng sản phẩm Việc sản phẩm được bán ra một cách hiệu quả sẽ thúc đẩy quátrình phát triển của doanh nghiệp Ngược lại, một doanh nghiệp sản xuất ra sảnphẩm nhưng việc tiêu thụ sản phẩm không hiệu quả sẽ dẫn tới những hệ lụy khôn

Trang 35

lường, thậm chí doanh nghiệp có thể đứng trước nguy cơ phá sản Khi sản phẩmkhông được tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ không có khả năng chi trả các chi phí đầuvào, chi phí sản xuất chứ chưa nói đến các nguồn tài chính cần thiết để duy trìhoạt động doanh nghiệp Chính vì lẽ đó, việc đảm bảo tiêu thụ sản phẩm hiệuquả sẽ là mục tiêu sống còn của mỗi doanh nghiệp.

1.1.3 Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Từ những khái niệm về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, có thể thấy yếu tố này cótác động quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp Về mặt xã hội, hiệu quảtiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển sản xuất, chuyển dịch cơcấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngânsách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân Hiệu quả tiêu thụ sản phẩmlàm động lực phát triển nền kinh tế, tăng tính cạnh tranh lành mạnh trong doanhnghiệp, thúc đẩy sự sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nhằm tìm ra những phươngthức, cách thức mới trong sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hóa hay dịch

vụ có chất lượng và giá cả phù hợp

Đối với doanh nghiệp, hiệu quả tiêu thụ sản phẩm là sự phản ánh qua các chỉtiêu để đánh giá doanh nghiệp có mức sinh lợi năm nay hơn với năm trước haykhông, các chỉ tiêu về sử dụng vốn lưu động cũng như vốn cố định của doanhnghiệp đã hiệu quả hay chưa Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cho thấy con đường pháttriển của doanh nghiệp đã đúng đắn hay chưa, nếu hiệu quả chưa cao hoặc còn thấpthì doanh nghiệp hoàn toàn có thể lấy đó làm bài học nhằm thay đổi cách thức hoạtđộng của mình trên thương trường nhằm mang lại một hiệu quả hoạt động cao nhất.Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm là tiền đề để thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng và pháttriển quy mô kinh doanh Và mục tiêu cao hơn là đạt được hiệu quả kinh tế xã hộiđối với nền kinh tế quốc dân, đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển.Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là thước đo sự phát triển của hiệu quảkinh tế xã hội Tuy nhiên để bảo đảm những ý nghĩa to lớn này của hiệu quả tiêuthụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với nền kinh tế xã hội thì nhà nước cần thiếtphải có những chính sách phù hợp, kịp thời nhằm bảo đảm kết hợp hài hòa lợi íchchung của toàn xã hội với lợi ích của từng doanh nghiệp và người lao động trên

Trang 36

quan điểm cơ bản là đạt hiệu quả kinh daonh trong hiệu quả kinh tế xã hội.

Doanh nghiệp sản xuất có thể sản xuất số lượng sản phẩm hữu hạn nhưng đápứng được nhu cầu xã hội về sản phẩm đó, đạt được mức doanh thu cao trên mỗiđồng vốn bỏ ra Lợi nhuận vì thế cũng được nâng cao Chỉ tiêu hiệu quả tiêu thụ sảnphẩm phản ánh chất lượng của quá trình tiêu thụ sản phẩm mà không phụ thuộcnhiều vào số lượng sản phẩm tiêu thụ được Doanh nghiệp có thể có lượng sảnphẩm tiêu thụ được ít hơn nhưng hiệu quả cao hơn cũng được coi là một thành tựutrong hoạt động kinh doanh Một khi lợi nhuận trên mỗi sản phẩm tăng cao, doanhnghiệp có thể có điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nângcao đời sống cán bộ công nhân viên Càng nhiều doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩmhiệu quả thì hiệu quả chung của xã hội trong tiêu thụ sản phẩm cũng được nâng cao

1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1.2.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

1.2.1.1 Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp tuyệt đối

Đại lượng biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được trong hoạt độngtiêu thụ sản phẩm với chi phí bỏ ra mới chỉ đặc trưng về mặt lượng của hiệu quảtiêu thụ sản phẩm Do đó, cùng với việc xem xét hiệu quả tiêu thụ sản phẩm vềmặt lượng còn phải xem xét cả về mặt chất của nó, biểu hiện ở tiêu chuẩn củahiệu quả Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chính là đánhgiá về mặt chất lượng của tiêu thụ sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả, là nguồn kíchthích vật chất của bất cứ hoạt động thương mại nào Tuy nhiên, lợi nhuận khôngphải là tất cả Khi xác định hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cần phải tính đến hiệu quảcủa toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phải có quan điểm toàn diện không chỉ tính đếnlợi ích kinh tế, mà còn phải tính đến lợi ích chính trị và xã hội Mặt khác, còn phảitính đến hiệu quả của tất cả chi phí lao động xã hội không chỉ ở từng khâu riêng biệtcủa sản xuất, mà còn trong tất cả các khâu của nền kinh tế quốc dân có liên quan.Tiêu chuẩn hiệu quả tiêu thụ sản phẩm được biểu hiện thông qua một hệ thống

Trang 37

các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt nào đó trong hoạt động kinh doanhthương mại và chúng có một ý nghĩa kinh tế nhất định Có thể nói, nếu tiêu chuẩnbiểu hiện mặt chất lượng của hiệu quả, thì hệ thống chỉ tiêu biểu hiện đặc trưng sốlượng của hiệu quả kinh tế thương mại Với mỗi một chỉ tiêu đánh giá không hiệuquả, doanh nghiệp cần phải có những động thái nhằm cải thiện tình hình Bởi vì mộtchỉ tiêu không đạt sẽ dẫn tới nhiều chỉ tiêu khác không hiệu quả Đánh giá mức độhiệu quả trong tiêu thụ sản phẩm có nghĩa rằng các chỉ tiêu đánh giá này phải ngàymột tốt hơn theo từng giai đoạn đánh giá có nghĩa là hiệu quả ngày càng tăng.Doanh nghiệp sản xuất phải cần có một đội ngũ nhân sự đảm nhận vai trò đánh giámức độ hiệu quả tiêu thụ sản phẩm nhằm đưa ra những phương hướng cũng nhưgiải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả tiêu thụ một cách sát với thực tế nhất.Trong quá trình hoạt động của mình, các nhà quản trị doanh nghiệp thường đặt

ra nhiều mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là các tiêu đích hoặc là các kếtquả cụ thể mà doanh nghiệp phải phấn đấu đạt được Các mục tiêu thường được ấnđịnh theo các lĩnh vực cụ thể sau đây:

 Mức lợi nhuận

 Năng suất, chi phí

 Vị thế cạnh tranh, tăng thị phần

 Nâng cao chất lượng phục vụ

 Duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp

 Đạt sự ổn định nội bộ

Tại một thời điểm nhất định doanh nghiệp có thể có nhiều mục tiêu khác nhau.Các mục tiêu này thay đổi theo thời gian và mỗi khi thay đổi mục tiêu là thay đổiluôn cả cách nhìn nhận và quan điểm đánh giá hiệu quả

Song về mặt kinh tế, các mục tiêu trên đều quy tụ về một đích, một mục tiêu

cơ bản, đó là mức tăng lợi nhuận để đảm bảo tính ổn định và phát triển doanhnghiệp Mục tiêu tăng thị phần, chiếm lĩnh thị trường cũng nhằm mục đích tăng

doanh thu, tăng lợi nhuận Bởi vậy lợi nhuận được xem là tiêu chuẩn để thiết lập

các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả tiêu thụ sản

Trang 38

phẩm của doanh nghiệp.

a Chỉ tiêu tổng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm:

Đây chính là chỉ tiêu đầu tiên trong việc xác định hiệu quả tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệp Nó chính là sự so sánh giữa kết quả đạt được của tiêu thụ sảnphẩm so với chi phí bỏ ra để thực hiện tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

P = ƩDT – ƩCPTrong đó:

P: Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm

ƩDT: Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm

ƩCP: Tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm

Ý nghĩa: Chỉ tiêu lợi nhuận càng lớn sẽ cho thấy được phần nào hiệu quả tiêuthụ sản phẩm của một doanh nghiệp Nếu P càng lớn thì hiệu quả càng được nângcao, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi nhuận Nếu P giảm thì hiệu quả tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệp giảm Mục tiêu chủ yếu của một doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh là làm cho P càng ngày càng lớn Để đạt được mục tiêu quan trọng này thìyếu tố chất lượng của tiêu thụ sản phẩm cần phải được đặt lên hàng đầu

b Tỉ trọng lợi nhuận trong tiêu thụ sản phẩm so với tổng lợi nhuận của doanh nghiệp

Đây là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm so với tổng lợinhuận của toàn doanh nghiệp Một doanh nghiệp có thể không chỉ sản xuất hànghóa, họ còn có thể tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ, đầu tư tài chính, hoạtđộng thương mại xuất nhập khẩu, … Việc xác định lợi nhuận của tiêu thụ sản phẩm

so với hiệu quả các loại hình kinh doanh khác của doanh nghiệp cũng chính là mộtchỉ tiêu nhằm xác định việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có hiệu quả hơncác loại hình kinh doanh khác hay không để từ đó đưa ra những phương hướngnhằm cải thiện cũng như nâng cao lợi nhuận này

Trang 39

ƩLNTTSP: Tổng lợi nhuận của tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

ƩLNDN: Tổng lợi nhuận của cả doanh nghiệp trong kì

Ý nghĩa: Đánh giá mức hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm so với mức lợi nhuận củatoàn doanh nghiệp để cho thấy tỉ lệ lợi nhuận thu được từ tiêu thụ sản phẩm so với tổnglợi nhuận Nếu lợi nhuận đạt được từ tiêu thụ sản phẩm so với lợi nhuận doanh nghiệptăng lên có nghĩa là tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, ngược lại là không hiệu quả

1.2.1.2 Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp tương đối

a Chỉ tiêu lợi nhuận/vốn trong tiêu thụ sản phẩm

Đây là chỉ tiêu so sánh tổng lợi nhuận của doanh nghiệp so với số vốn bỏ racho tiêu thụ sản phẩm:

Trang 40

ƩLNTTSP: Tổng lợi nhuận từ tiêu thụ sản phẩm

ƩDTTTSP: Tổng doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu tiêu thụ thì có baonhiêu đồng lợi nhuận

c Chỉ tiêu Tổng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm trên tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm:

1.2.1.3 Năng suất lao động trong tiêu thụ sản phẩm

Tiêu chí xác định hiệu quả trong sản xuất sản phẩm chính là năng suất Chỉtiêu năng suất có thể được đánh giá theo số sản phẩm được sản xuất trên số laođộng bình quân hoặc trên mức doanh thu trên số lao động bình quân Đánh giá hiệuquả tiêu thụ sản phẩm theo năng suất cũng tương tự như vậy Đánh giá theo hiện vật

có nghĩa là việc tính toán số lượng sản phẩm tiêu thụ được trên số lao động củadoanh nghiệp, còn đánh giá theo giá trị tức là tính toán doanh thu từ việc tiêu thụsản phẩm trên mỗi nhân công Chỉ tiêu này cho biết hoạt động tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệp có hiệu quả trên mỗi một lao động hay không

a Theo hiện vật:

1

SPTT W

= ∑

Trong đó:

Ngày đăng: 20/06/2014, 15:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Nhà XB: Nhà xuất bản đạihọc Kinh tế quốc dân
Năm: 2009
5. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2012), Giáo trình kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế thương mại
Tác giả: Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2012
6. Trần Minh Đạo (2009), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing căn bản
Tác giả: Trần Minh Đạo
Nhà XB: Nhà Xuất bản Đại họcKinh tế quốc dân
Năm: 2009
7. Hoàng Minh Đường, Nguyễn Thừa Lộc (2005), Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị doanhnghiệp thương mại
Tác giả: Hoàng Minh Đường, Nguyễn Thừa Lộc
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội
Năm: 2005
8. Trần Đình Hòe, Nguyễn Văn Tuấn (2007), Giáo trình thương mại quốc tế, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thương mại quốc tế
Tác giả: Trần Đình Hòe, Nguyễn Văn Tuấn
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2007
10. Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế phát triển
Tác giả: Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
13. Bùi Đức Triệu (2012), Giáo trình thống kê kinh tế, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thống kê kinh tế
Tác giả: Bùi Đức Triệu
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Kinhtế quốc dân
Năm: 2012
14. Phạm Quang Trung (2009), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.Trang thông tin điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Phạm Quang Trung
Nhà XB: Nhàxuất bản đại học Kinh tế quốc dân.Trang thông tin điện tử
Năm: 2009
1. Nguyễn Nga (2012), Thị trường điện thoại cố định: Khó tăng trưởng trở lại [trực tuyến], Báo Đại Đoàn Kết. Địa chỉ:http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=53141 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường điện thoại cố định: Khó tăng trưởng trở lại
Tác giả: Nguyễn Nga
Năm: 2012
2. Doanh thu điện thoại cố định của VNPT tiếp tục giảm 10% (2013) [trực tuyến], Báo thông tin công nghệ. Địa chỉ:http://www.thongtincongnghe.com/article/48344 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh thu điện thoại cố định của VNPT tiếp tục giảm 10%
3. Tình hình phát triển lĩnh vực viễn thông, Internet 6 tháng năm 2012 [trực tuyến], Bộ thông tin và truyền thông. Địa chỉ:http://mic.gov.vn/solieubaocao/solieuthongke/vienthong/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình phát triển lĩnh vực viễn thông, Internet 6 tháng năm 2012
4. Tình hình kinh tế xã hội năm 2012 [trực tuyến], Tổng cục thống kê. Địa chỉ: http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13419 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình kinh tế xã hội năm 2012
2. Công ty TNHH VKX, phòng bán hàng (2008 – 2012), Báo cáo kinh doanh hàng năm Khác
3. Công ty TNHH VKX, phòng hành chính nhân sự (2012), Báo cáo nhân sự năm 2012 Khác
4. Công ty TNHH VKX, phòng tài chính (2008 – 2012), Báo cáo tài chính hàng năm Khác
9. Đồng Thị Hồng (2012), Quản trị kênh phân phối các thiết bị viễn thông của công ty TNHH VKX Khác
11. Nguyễn Thị Nhung (2010), Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần phân lân Ninh Bình trên địa bàn tỉnh Thái Bình Khác
12. Nguyễn Thị Như Quỳnh (2012), Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp Tiến Nông Thanh Hóa Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Danh mục sản phẩm sản xuất của công ty TNHH VKX - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Bảng 2.1. Danh mục sản phẩm sản xuất của công ty TNHH VKX (Trang 53)
Hình 2.2. Số lượng điện thoại cố định tiêu thụ qua các năm - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Hình 2.2. Số lượng điện thoại cố định tiêu thụ qua các năm (Trang 56)
Hình 2.1. Số lượng thiết bị tổng đài tiêu thụ qua các năm - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Hình 2.1. Số lượng thiết bị tổng đài tiêu thụ qua các năm (Trang 56)
Bảng 2.2. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước của công ty TNHH VKX - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Bảng 2.2. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước của công ty TNHH VKX (Trang 56)
Bảng 2.4. Doanh thu tiêu thụ trong nước theo mặt hàng - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Bảng 2.4. Doanh thu tiêu thụ trong nước theo mặt hàng (Trang 59)
Bảng 2.5. Sản lượng và tỷ trọng xuất khẩu điện thoại cố định của công ty VKX - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Bảng 2.5. Sản lượng và tỷ trọng xuất khẩu điện thoại cố định của công ty VKX (Trang 61)
Bảng 2.6. Thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty VKX - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Bảng 2.6. Thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty VKX (Trang 62)
Hình 2.4. Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Hình 2.4. Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX (Trang 65)
Bảng 2.9. Lợi nhuận TTSP so với tổng lợi nhuận - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Bảng 2.9. Lợi nhuận TTSP so với tổng lợi nhuận (Trang 66)
Hình 2.5. Tổng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Hình 2.5. Tổng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX (Trang 67)
Bảng 2.10. Tổng hợp hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Bảng 2.10. Tổng hợp hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX (Trang 68)
Bảng 2.11. Lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty TNHH VKX - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Bảng 2.11. Lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty TNHH VKX (Trang 69)
Bảng 2.14. Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ của công ty TNHH VKX - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Bảng 2.14. Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ của công ty TNHH VKX (Trang 72)
Bảng 2.15. Lợi nhuận theo mặt hàng tiêu thụ - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Bảng 2.15. Lợi nhuận theo mặt hàng tiêu thụ (Trang 74)
Hình 2.6. Lợi nhuận từ tiêu thụ điện thoại cố định - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Hình 2.6. Lợi nhuận từ tiêu thụ điện thoại cố định (Trang 75)
Hình 2.7. Lợi nhuận từ tiêu thụ thiết bị tổng đài - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Hình 2.7. Lợi nhuận từ tiêu thụ thiết bị tổng đài (Trang 75)
Bảng 2.16. Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm trong nước - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Bảng 2.16. Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm trong nước (Trang 77)
Hình 2.8. Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm trong nước của công ty TNHH VKX - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Hình 2.8. Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm trong nước của công ty TNHH VKX (Trang 77)
Bảng 2.17. Hiệu quả xuất khẩu sản phẩm của công ty TNHH VKX - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Bảng 2.17. Hiệu quả xuất khẩu sản phẩm của công ty TNHH VKX (Trang 78)
Hình 2.9. Lợi nhuận từ xuất khẩu sản phẩm của công ty TNHH VKX - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Hình 2.9. Lợi nhuận từ xuất khẩu sản phẩm của công ty TNHH VKX (Trang 79)
Bảng 2.18. Tỷ lệ lao động theo trình độ học vấn - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Bảng 2.18. Tỷ lệ lao động theo trình độ học vấn (Trang 85)
Hình 3.1: Định hướng và tầm nhìn chiến lược - Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH VKX
Hình 3.1 Định hướng và tầm nhìn chiến lược (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w