1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mức độ nhận biết chữ hán của sinh viên ngành ngôn ngữ trung quốc

66 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Thông qua đề tài này, tác giả mong muốn phân tích khả năng nhận biết chữ Hán của sinh viên, qua đó tăng cường được khả năng viết, giúp thúc đẩy quá trình tự học và nâng cao khả năng nhớ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

- -

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CHỮ HÁN CỦA SINH VIÊN

NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI

MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CHỮ HÁN CỦA SINH VIÊN

NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC

ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

ĐỒNG NAI, THÁNG 5/2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô giảng viên và các bạn đã giúp

đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và viết đề tài này

Cuối cùng, em xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, hỗ trợ và góp ý cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Em trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy cô giảng viên để bài nghiên cứu này đạt được hiệu quả tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng

Sinh viên thực hiện Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến trường Đại học , nơi mà em đã gắn bó với em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện Cảm ơn nhà trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp em trau dồi bản thân trong suốt 4 năm học vừa qua Tiếp đến, em muốn gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giảng viên khoa Đông Phương học đã tận tâm giảng dạy, chỉ bảo và truyền đạt cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống, tạo cho em hành trang vững vàng để bước chân vào đời

Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths , người đã trực tiếp hỗ trợ

và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này Em cảm thấy thật may mắn, vinh dự và biết ơn vô cùng khi được thầy tận tình chỉ dạy và truyền đạt thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu Những lời động viên và những lời nhận xét, nhắc nhở, sự chỉ bảo và hỗ trợ của thầy đã giúp em vượt qua những khó khăn và biết thêm nhiều kiến thức

để hoàn thành tốt hơn bài nghiên cứu này

Trang 4

MỤC LỤC:

LỜI CẢM ƠN 1

A PHẦN DẪN LUẬN 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

2.1 Các nghiên cứu của tác giả quốc tế về vấn đề viết chữ Hán của sinh viên Việt Nam 6

2.2 Các nghiên cứu của tác giả trong nước về vấn đề viết chữ Hán và nhận biết chữ Hán của sinh viên 7 3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 9

3.1 Đối tượng nghiên cứu 9

3.2 Phương pháp nghiên cứu 9

4 Những đóng góp của đề tài 10

B PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 11

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CHỮ HÁN CỦA SINH VIÊN 11

1.1 Khái quát chung 11

1.1.1 Khái niệm cơ bản 11

1.1.2 Một số kiến thức nền tảng của chữ Hán 11

1.1.2.1 Phương pháp tạo chữ Hán 11

1.1.2.2 Kết cấu của chữ Hán: 13

1.1.3 Các khái niệm khác có liên quan 14

1.2 Phương pháp khảo sát 14

1.2.1 Khảo sát về âm tự 14

1.2.2 Khảo sát về hình tự 16

1.2.3 Khảo sát về nghĩa tự 18

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CHỮ HÁN 19

CỦA SINH VIÊN 19

2.1 Phân tích mức độ nhận biết chữ Hán của sinh viên 19

2.1.1 Phân tích mức độ nhận biết âm đọc chữ Hán của sinh viên 20

2.1.1.1 Mức độ nhận biết âm đọc chữ Hán của sinh viên năm hai 20

2.1.1.2 Mức độ nhận biết âm đọc chữ Hán của sinh viên năm ba 20

2.1.1.3 Mức độ nhận biết âm đọc chữ Hán của sinh viên năm tư 21

2.1.2 Phân tích mức độ nhận biết hình tự chữ Hán của sinh viên 22

2.1.2.1 Mức độ nhận biết hình tự chữ Hán của sinh viên năm hai 23

2.1.2.2 Mức độ nhận biết hình tự chữ Hán của sinh viên năm ba 23

2.1.2.3 Mức độ nhận biết hình tự chữ Hán của sinh viên năm tư 23

2.1.3 Phân tích mức độ nhận biết nghĩa tự chữ Hán của sinh viên 24

2.1.3.1 Mức độ nhận biết nghĩa tự chữ Hán của sinh viên năm hai 24

2.1.3.2 Mức độ nhận biết nghĩa tự chữ Hán của sinh viên năm ba 25

2.1.3.3 Mức độ nhận biết nghĩa tự chữ Hán của sinh viên năm tư 25

2.1.4 So sánh mức độ nhận biết chữ Hán của sinh viên năm 2, 3 và 4 26

2.1.4.1 Mức độ nhận biết âm đọc: 26

2.1.4.2 Mức độ nhận biết hình tự 27

2.1.4.3 Mức độ nhận biết nghĩa tự 29

Trang 5

2.2 Sự ảnh hưởng của phương pháp học đến mức độ nhận biết chữ Hán của sinh viên 31

2.2.1 Về âm đọc 35

2.2.2 Về hình tự 37

2.2.3 Về nghĩa tự 39

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CHỮ HÁN DÀNH CHO SINH VIÊN 40

3.1. Phương pháp học âm đọc 40

3.2. Phương pháp học về hình tự 43

3.3. Phương pháp học về nghĩa tự 44

3.4 . Phương án dạy chữ Hán cho sinh viên 45

3.4.1 Giai đoạn dành cho sinh viên năm hai: 46

3.4.2 Giai đoạn giành cho năm ba và năm tư: 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

TÓM TẮT BẰNG CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG 54

1 选择研究主题的理由 54

2 研究前提 55

3 研究对象 55

4 研究方法 56

5 主题的贡献 56

6 调查结果 56

7 学习方法对学生汉字认识水平的影响 58

8 提高学生知识水平的措施 59

9 汉字教学计划 59

BẢNG KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CHỮ HÁN 61

CỦA SINH VIÊN NĂM 2,3,4 61

Trang 6

A PHẦN DẪN LUẬN

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng hữu nghị Trong suốt chiều dài lịch sử của hai đất nước, Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều sự giao lưu và trao đổi về Văn hoá, kinh tế….Do các yếu tố lịch sử, trong một thời gian dài tiếng Việt chịu sự ảnh hưởng khá lớn của tiếng Hán, do đó có rất nhiều từ vựng trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán Theo thống kê trong luận án Tiến sĩ bảo vệ cấp Cơ sở tại Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội ngày 28 tháng 5 năm 2007,

Kỳ Quảng Mưu (Trung Quốc) dựa vào cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (tái bản năm 2006), tác giả cho biết: Trong số 32.924 mục từ của Từ điển có 12.910 mục là từ Hán-Việt, tỷ lệ khoảng 39,2% Tuy có nền tảng từ Hán Việt hỗ trợ cho việc học tiếng Trung của người Việt được tốt hơn, nhưng cũng giống như các quốc gia khác, người Việt Nam khi học viết chữ Hán cũng gặp các vấn đề tương tự như: chữ Hán khó viết, khó nhận biết

và khó đọc Chữ viết tiếng Việt được cấu thành từ các chữ cái Latinh, có thể ghép vần và đọc thành tiếng khi nhìn mặt chữ, trong khi chữ Hán lại được cấu từ các nét, bộ thủ, chữ Hán có cách tạo chữ rất đặc thù và khác biệt so với tiếng Việt; cho nên, khi học chữ Hán, sinh viên Việt Nam gặp phải các vấn đề khó khăn gồm: khó đọc, khó viết, khó nhận biết Chúng ta thường nói chữ Hán là chữ tượng hình, thực tế chữ tượng hình chỉ là một phần nhỏ của chữ Hán, chữ Hán còn có nhiều các tạo chữ khác như: chữ hội ý, chữ hình thanh,

chữ giả tá, Đồng thời, theo “HSKCAMPUS - Cấu tạo chữ Hán, đăng ngày 26/11/2021”

cho biết trong bộ từ điển tiếng Trung, chữ hình thanh chiếm khoảng 90% lượng từ vựng

Do đó, khi học tập và giảng dạy chữ Hán, nếu biết sử dụng khéo léo đặc điểm của chữ Hình thanh, hiểu rõ được phương thức tạo chữ Hán sẽ giúp cho người dạy và người học nâng cao được hiệu quả của việc giảng dạy và học tập

Để sử dụng được 1 chữ Hán bất kỳ, người học cần chú ý đạt được 3 phương diện: một là mặt chữ, hai là âm đọc, ba là nghĩa của chữ Trong môi trường giáo dục Đại học, do mức

độ giảng dạy của giảng viên khác nhau, khả năng học tập của mỗi khóa sinh viên là khác

Trang 7

nhau, do đó mức độ nhận biết về chữ Hán của sinh viên cũng là khác nhau Ở đây, nhóm tác giả nói về “Mức độ nhận biết chữ Hán” được giới hạn ở 3 hạng mục: một là mức độ nhận biết âm đọc, hai là nhận biết hình tự, ba là ý nghĩa của chữ Đây là 3 yếu tố quyết định đến khả năng vận dụng chữ Hán của sinh viên trong thực tế cuộc sống

Vậy khả năng nhận biết chữ Hán của sinh viên Đại học Lạc Hồng ở các giai đoạn học tập cụ thể như thế nào? Các bạn khi học chữ Hán gặp những khó khăn ra sao? Làm sao để tăng cường mức độ nhận biết chữ Hán của sinh viên ở cả ba phương diện: Nhận biết, đọc thành tiếng và viết thành chữ là vô cùng cần thiết Thông qua đề tài này, tác giả mong muốn phân tích khả năng nhận biết chữ Hán của sinh viên, qua đó tăng cường được khả năng viết, giúp thúc đẩy quá trình tự học và nâng cao khả năng nhớ chữ của sinh viên, tăng cường khả năng vận dụng chữ Hán vào thực tế đời sống và công việc của sinh viên, đồng thời đưa

ra các phương án giảng dạy điển hình để người học và người dạy có thể tham khảo

Những thực trạng và lý do nêu trên là những gợi ý để tác giả chọn đề tài: “Mức độ nhận biết chữ Hán của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc học trường Đại học Lạc Hồng”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đối với vấn đề nghiên cứu về nhận biết, học tập và phương pháp học tập chữ Hán của sinh viên Việt Nam, có khá nhiều đề tài có liên quan Các đề tài tập trung vào các hướng nghiên cứu: Phân tích những lỗi sai khi viết chữ Hán, phân tích phương pháp học tập các nghiên cứu đa phần dựa trên việc phân tích thực trạng viết chữ Hán của sinh viên, đi kèm theo phương pháp học tập, từ đó phân tích thực trạng học và viết chữ Hán của sinh viên, qua đó đề xuất các phương án giảng dạy phù hợp Tác giả thông qua trang CNKI của Trung Quốc (CNK-中国知网: là một trang web tra cứu tài liệu học thuật lớn nhất nhì Trung Quốc, trang web này được xem như một kho tàng tài liệu để cho các bạn đang muốn viết luận văn nghiên cứu chuyên ngành liên quan đến tiếng Trung đều có thể tham khảo), trực tiếp tìm kiếm các đề tài liên quan đến viết chữ Hán của sinh viên Việt Nam, nhận thấy có một số các bài viết tiêu biểu như sau:

Trang 8

2.1 Các nghiên cứu của tác giả quốc tế về vấn đề viết chữ Hán của sinh viên Việt Nam

Có rất nhiều tác giả khác trong và ngoài nước đã thực hiện các đề tài có liên quan đến vấn đề mà tác giả nghiên cứu, dưới đây tác giả liệt kê một số đề tài tiêu biểu:

Tác giả Ngụy Xuân (2010), “Tổng quan nghiên cứu phân tích lỗi ngữ âm tiếng Trung của du học sinh Việt Nam” ( 韦璇(2010), “越南留学生汉语语音偏误分析研究综述”) Bài báo này đã thu thập các bài viết về lỗi phát âm của sinh viên Việt Nam khi học tiếng Trung, từ đó phân tích các lỗi phát âm của sinh viên nói tiếng Việt khi tiếp thu tiếng Trung Cho thấy nguyên nhân của hiện tượng lệch phụ âm đầu là do bộ phận và cách phát âm trong cách phát âm của tiếng Hán và tiếng Việt tương tự, và các ký hiệu bính âm bị sai lệch (nghĩa là cách phát âm trong tiếng Việt giống như cách viết trong tiếng Trung Nhưng các chữ cái có cách phát âm khác nhau tương ứng)… Bài viết này giúp tác giả có cái nhìn rõ ràng hơn về những lỗi sai khi viết chữ Hán của sinh viên Việt Nam có gắn liền với việc phát âm và ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, từ đó có phương pháp xây dựng bài điều tra, thu mẫu hiệu quả hơn

Nhóm tác giả Triệu Tư Đạt, Lưu Đông Băng (2007), “Nghiên cứu về lỗi phiên âm tiếng Hán của lưu học sinh Việt Nam, nghiên cứu về dạy học ngoại ngữ” ( 赵思达; 刘冬冰 (2007), “关于越南留学生汉语语音偏误的调研[J],语言教学研究”) Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai lệch trong việc học ngôn ngữ thứ hai do nhiều yếu tố gây ra Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là sự chuyển giao tiêu cực của tiếng mẹ đẻ Ngoài ra,

do cả tiếng Hán và tiếng Việt đều có thanh điệu ngôn ngữ, vì vậy sinh viên Việt Nam cố gắng thiết lập hai mối quan hệ tương ứng giữa hai hệ thống thanh điệu, sử dụng các thanh điệu tương tự của tiếng bản địa để thay thế cho các thanh điệu của tiếng Hán Luận văn này giúp tác giả có kiến thức sâu hơn về sự ảnh hưởng của yếu tố thanh điệu khi sinh viên viết chữ Hán, qua đó có phương pháp điều tra và nghiên cứu chi tiết hơn

Tác giả Phổ Hiểu Hiểu (2019), “Phân tích trường hợp viết sai chữ Hán trong lớp học dạy tiếng Trung Quốc ở nước ngoài” (普晓晓 (2019), “对外汉语教学之课堂写错汉字案例

Trang 9

分析”) Bài báo nghiên cứu và đưa ra biện pháp giảng dạy thích hợp cho giảng viên Tác phẩm đề cập đến chữ Hán là một loại ký hiệu đồ họa chỉ biểu thị hình vị mà không biểu thị

âm thanh Luận văn này giúp tác giả có kiến thức nền tảng về những lỗi sai khi viết chữ Hán của sinh viên, đồng thời có được những gợi ý phù hợp để thiết kế bài giảng giảng dạy

bổ trợ, giúp nâng cao khả năng nhận biết chữ Hán của sinh viên Đại học Lạc Hồng

Tác giả Tôn Đức Kim (2002), “Nghiên cứu cách dạy chữ Hán đối ngoại” do tác giả chủ biên Tác phẩm này là một nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về âm, hình, nghĩa của chữ Hán, đồng thời cũng nghiên cứu về cách dạy chữ Hán đối với học sinh của Nhật Bản, Hàn Quốc

và các nước phương tây Nghiên cứu này giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về phương pháp giảng dạy chữ Hán hiệu quả, qua đó có được lý thuyết giảng dạy nền tảng trước khi viết ra bài giảng giúp nâng cao khả năng nhận biết chữ Hán của sinh viên

chữ Hán của sinh viên

Nhóm tác giả Trương Gia Quyền và Nguyễn Thị Thu Hằng (2017), “Phương pháp học chữ Hán của học sinh Việt Nam, Những lỗi sai và gợi ý dạy chữ Hán đối với học sinh” Bài nghiên cứu đưa ra kết luận: nhầm lẫn các nét chủ yếu là do học sinh không nhớ rõ hoặc không phân biệt được các nét của chữ Hán, không biết hình dạng nét, số và số lượng và vị trí không thể thay đổi tùy ý đồng thời mối quan hệ giữa các nét (tách, giao, nối) cũng được

cố định.Ngoài ra, do học sinh không hiểu mối quan hệ giữa hình dạng và âm thanh của chữ Hán và nguồn gốc ý nghĩa của chữ Hán nên họ cảm thấy chữ Hán rất khó học, chưa nảy ra hứng thú với chữ Hán Luận văn này giúp tác giả có cái nhìn sâu sắc hơn về cảm nhận, logic nhận thức về chữ Hán của sinh viên Việt Nam, giúp tác giả có phương pháp điều tra và phân tích thực trạng nhận biết chữ Hán của sinh viên Đại học Lạc Hồng được hoàn thiện hơn

Nhóm tác giả Lý Lệ Quân, Lữ Như Huân, Đại Chí Nguyên, Hà Giang, Nguyễn Thị Hương Lan (2021), “Nghiên cứu khoa học về cách học chữ Hán lý tưởng” Bài nghiên cứu thông qua việc phân tích hệ thống nét chữ và hệ thống bộ kiện tham gia cấu tạo thành chữ Hán hoàn chỉnh, đồng thời phân tích cách thức ghi chép chữ Hán nhằm giải quyết khó khăn

Trang 10

cho người học ở khía cạnh viết và nhớ chữ Tuy nghiên bài nghiên cứu của nhóm tác giả chỉ giới hạn ở việc phân tích cách viết và nhớ chữ Hán cho người đọc, chưa tiến hành nghiên cứu về cách đọc và phương pháp dạy chữ Hán

Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2006), “Khả năng nhận biết chữ Hán của sinh viên ngành Trung Quốc học trường đại học Lạc Hồng”.Bài nghiên cứu phân tích khả năng nhận biết âm tự, hình tự, nghĩa tự thông qua cấp độ chữ Hán

Lấy cảm hứng từ bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh Thông qua cơ sở, hiện nay các phương pháp giảng dạy của thầy cô đã có sự đổi mới hơn so với ngày xưa, giáo trình cũng đã được cập nhật Hơn nữa, ngày xưa giáo trình học của sinh viên không có môn Hán tự, đồng thời ở thời điểm đó không dạy bộ thủ, chỉ tập trung vào viết chữ và rèn chữ Ngày nay, giáo trình học đã có bộ môn Hán tự, có dạy bộ thủ, giảng viên lên lớp cũng tiến hành kiểm tra bài gắt gao đối với sinh viên, đối tượng học tập cũng có sự thay đổi Ở thời điểm bài khảo sát của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh, đối tượng khảo sát là 100% sinh viên ngay từ đầu chưa biết gì về chữ Hán Khác với tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh, bài nghiên cứu về mức độ nhận biết chữ Hán của sinh viên Trường đại học Lạc Hồng của tác giả ngày nay, một số sinh viên khi nhập học đã có nhiều em đã học qua trước đó, có tiếp xúc qua với chữ Hán Do đó, đối tượng, phạm vi và không gian nghiên cứu đã thay đổi, kết quả của sinh viên LHU hôm nay và ngày xưa tất nhiên cũng sẽ khác nhau Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh cũng giúp tác giả nhìn nhận sâu hơn về các lỗi sai khi viết chữ Hán của sinh viên, từ đó giúp tác giả có thể nắm bắt được tình hình lỗi sai thường gặp của sinh viên để tiến hành khảo sát đối với sinh viên trường Đại học Lạc Hồng và đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp cho giảng viên về môn Viết

Các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến nhiều vấn đề như: Lỗi sai khi viết chữ Hán, phương pháp học tập chữ Hán, khả năng nhận biết chữ Hán của sinh viên các nước, phương án giảng dạy Tuy nhiên, đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, việc đánh giá khả năng nhận biết chữ Hán của sinh viên sau cả một thời gian dài chuyên ngành vận động thay đổi về phương pháp giảng dạy, môn học và giáo trình, đội ngũ giảng viên, đối tượng sinh viên là chưa đầy đủ Thông qua bài luận văn này, Giảng

Trang 11

viên và sinh viên của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ có được góc nhìn tổng quan về thực trạng học chữ Hán của sinh viên, đánh giá một phần hiệu quả dạy và học chữ Hán tại nhà trường; đồng thời có những gợi ý về phương pháp giảng dạy chữ Hán hiệu quả hơn và có thể sử dụng ở trong tương lai gần

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhóm tác giả lựa chọn 3 đối tượng gồm: Sinh viên năm hai, năm ba và năm tư (ở thời điểm khảo sát năm 2022) của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc khoa Đông Phương học trường đại học Lạc Hồng Nhóm sinh viên được lựa chọn để điều tra, tác giả căn cứ vào giáo trình giảng dạy, mức độ học tập và giai đoạn học tập để phân loại ra thành 3 giai đoạn, cụ thể như bảng sau:

Bảng 1: Bảng phân loại trình độ sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

Tuy nhiên, tác giả không chọn sinh viên năm 1 là do các bạn mới bước vào môi trường tiếng Trung, quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ này chưa lâu, do đó mức độ nhận diện chưa

đạt đến trình độ đủ lớn để so sánh với các giai đoạn khác

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp nghiên cứu, tác giả thông qua đọc các tài liệu chuyên ngành liên quan đến chữ Hán, Sách Đại cương từ vựng chữ Hán trong HSK…để tiến hành nghiên cứu các khái niệm về chữ Hán, quy luật tạo chữ, trích lọc chữ Hán dựa theo tần suất xuất hiện và

độ khó của chữ để rút ra được các chữ Hán có thể sử dụng để khảo sát về mức độ nhận biết chữ Hán của sinh viên

Trang 12

Tác giả phân tích các khái niệm cách tạo chữ, khái niệm về Âm tự, nghĩa tự và hình tự Ngoài ra còn đề cấp đến các loại hình chữ Hán để làm căn cứ lý luận viết ra bảng điều tra

Phương pháp khảo sát: Dựa trên đặc điểm của chữ Hán tiến hành thiết kế bảng khảo sát, nhóm tác giả thông qua điều tra, khảo sát trực tiếp để có dữ liệu về mức độ nhận biết chữ Hán của sinh viên Sau đó thông qua Google Form thống kê, phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập được từ bảng khảo sát

4 Những đóng góp của đề tài

Qua bài nghiên cứu có thể thấy được rằng quá trình học chữ Hán cần phải tìm hiểu và học hỏi thông qua rất nhiều phương diện, ngoài học cách viết, cách đọc còn cần học về âm tiết, hình tự và ý nghĩa của chữ Học chữ Hán cần phải học nhiều từ vựng bên cạnh đó nắm chắc ngữ pháp khi viết chữ Hán cũng quan trọng không kém Bài nghiên cứu này có thể giúp sinh viên nhận biết được mối liên hệ giữa các lỗi sai khi viết và biết được phương pháp học của bản thân có phù hợp với vốn hiểu biết của bản thân hay không Đồng thời từ

đó có được phương pháp học thực sự hiệu quả với khả năng nhận biết chữ Hán của mỗi sinh viên

Bài nghiên cứu có thể dùng làm tư liệu tham khảo và qua đó đưa ra một số phương pháp giúp học tốt chữ Hán để từ đó giúp sinh viên chọn ra phương pháp học phù hợp với bản thân mình, giúp sinh viên cải thiện vốn tiếng Trung trong quá trình học và làm việc

Ngoài giúp sinh viên có thêm hiểu biết và phương pháp học tập chữ Hán, bài nghiên cứu còn cung cấp cho quý giảng viên ngành Trung Quốc học rường đại học Lạc Hồng về tình hình học tập của sinh viên trong ngành, để giảng viên nắm rõ về cách học cũng như hiệu quả giảng dạy Qua đó giúp giảng viên nắm bắt thông tin về chất lượng học và giảng dạy cũng như có các điều chỉnh thích hợp về phương pháp dạy học để đem lại chất lượng sinh viên đầu ra của trường ngày càng tốt cả về học tập và rèn luyện

Trang 13

B PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ

NHẬN BIẾT CHỮ HÁN CỦA SINH VIÊN 1.1 Khái quát chung

1.1.1 Khái niệm cơ bản

Để thực hiện khảo sát, nhóm tác giả dựa trên một số kiến thức liên quan đến các tạo chữ Hán, và cấu hình chữ Hán để đưa ra phương pháp nghiên cứu phù hợp.Trong bài điều tra mức độ nhận biết chữ hán của sinh viên, nhóm tác giả tiến hành phân tích ở 3 phương diện là: mức độ nhận biết âm đọc, mức độ nhận biết hình tự, mức độ nhận biết về nghĩa tự của sinh viên

Mức độ nhận biết âm đọc có nghĩa là khả năng nhận biết những yếu tố về thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu; khả năng nhận biết, phân biệt những âm đọc gần nhau hoặc giống nhau nhưng chữ viết thì khác nhau

Mức độ nhận biết hình tự: Có nghĩa là khả năng nhận biết cấu hình, bộ thủ, phân biệt được sự giống và khác nhau giữa những chữ viết gần giống nhau

Mức độ nhận biết nghĩa tự: Tức là khả năng thông qua nhận biết âm đọc và hình tự của chữ, có thể phán đoán và nhận biết được nghĩa của chữ tương ứng; có khả năng phân biệt

rõ ràng về mặt nghĩa giữa những chữ gần âm hay viết gần giống nhau

Trang 14

 Cách hình thành chữ tượng hình: là những chữ, những hình vẽ mô phỏng, phác thảo theo

hình dáng của một sự vật, hiện tượng nào đó có thể quan sát bằng mắt thường Ví dụ: 马

là “mã” tức là con ngựa, khi nhìn vào chữ này ta có thể hình dung ra được đầu và thân con ngựa

 Cách hình thành chữ hội ý: là loại chữ kết hợp giữa hai hoặc nhiều hình vẽ của một sự

vật, hiện tượng để biểu đạt một ý nghĩa mới mang tính trừu tượng hơn, tổng quát hơn và

có mối liên hệ với các chữ cũ Ví dụ: chữ 休 là “hưu”, bao gồm bộ 亻(nhân) tức là người,

kế bên là bộ 木 (mộc) tức là cây, hai bộ kết hợp với nhau biểu thị người ngồi dưới bóng

râm của cây

 Cách hình thành chữ hình thanh: là loại chữ dùng một bộ phận của chữ để chỉ ý nghĩa

(hình bàng), bộ phận còn lại để chỉ âm đọc (thanh bàng) Ví dụ: chữ 湖 là “hồ” tức là hồ nước, ta thấy bên trái có sự xuất hiện của bộ ba chấm thủy 氵, từ đó có thể đoán được nghĩa của các chữ này chắc chắn sẽ liên quan đến nước(水), có bộ phận biểu biểu

thanh bên phải là 胡 “hú”

 Cách hình thành chữ chỉ sự:

Loại chữ này gồm có hai dạng:

• Dùng các ký hiệu để nhấn mạnh ý muốn biểu đạt (đơn giản chỉ là ký hiệu) Ví dụ: chữ

中 tức là “trung” có đường kẽ ngang đi qua giữa, biểu thị nơi chốn ở chính gữa hay là trung tâm

• Thêm một ký hiệu trừu tượng vào một hình vẽ của một vật cụ thể để nhấn mạnh ý nghĩa mới cần biểu đạt Ví dụ: chữ 刃 ở phía dưới của bộ 刀 tức là “dao, đao” thêm một dấu châm nhỏ, nhấm mạnh nghĩa đó là “lưỡi dao”

 Cách hình thành chữ chuyển chú: “Chữ chuyển chú là những chữ có tự dạng giống nhau

nhưng cách phát âm tùy vào vị trí của chữ mà có cách phát âm khác biệt hoặc đối với sự vật đồng dạng nhưng dùng chữ khác để giải nghĩa cho nhau, ví dụ: chữ 考 là “khảo” và

老 là “lão” tuy là hai chữ khác nhau nhưng cùng một nghĩa để chỉ người già”

Trang 15

 Cách hình thành chữ giả tá: “Chữ giả tá tức là mượn chữ có sẵn rồi đọc âm chệch đi,

hoặc vẫn giữ nguyên âm đọc nhưng mang nghĩa khác, ví dụ: chữ 长 “cháng” tức “trường”

là dài bị mượn và đọc ra thành “zhǎng” tức “trưởng” nghĩa là trưởng thành; chữ 令 tức

“lệnh” là mệnh lệnh được mượn với nghĩa cai quản trong chữ 县令 tức “huyện lệnh” là quan đứng đầu một huyện”

1.1.2.2 Kết cấu của chữ Hán:

Theo “HSKCAMPUS - Cấu tạo chữ Hán, đăng ngày 26/11/2021” thì Hình thanh là cách

tạo chữ chủ yếu của tiếng Trung ngày nay (tiếng Hán hiện đại) Trong bộ từ điển tiếng Trung, chữ hình thanh chiếm khoảng 90% lượng từ vựng Kết cấu của chữ hình thanh được chia thành các loại sau:

• Phải hình trái thanh: bộ phận bên phải biểu hình, bộ phận bên trái biểu thanh

Trang 16

Ví dụ như chữ:術、行

• Thanh ở một góc: bộ phận biểu thanh nằm ở một góc của chữ biểu thị âm đọc

Ví dụ như chữ:辫

1.1.3 Các khái niệm khác có liên quan

Bộ phận biểu âm là bộ phận biểu hiện âm đọc của một chữ Hán Độ biểu âm là mức độ biểu đạt âm thanh của bộ phận biểu âm trong chữ hình thanh Độ biểu âm được chia làm 3 loại: Biểu âm toàn phần, bộ phận, không biểu âm

Mỗi một chữ Hán đều có một mức độ sử dụng nhất định Cấp độ của chữ Hán được chia thành 3 cấp riêng biệt: sơ cấp, trung cấp, cao cấp Ba cấp độ này tương ứng với từng giai đoạn học tập của sinh viên Điều này thể hiện rất rõ trong cuốn “Phân chia cấp độ của chữ Hán theo âm tiết dành cho dạy học Hán ngữ quốc tế”, Tổng bộ học viện Khổng Tử, Hanban (2010)

Tần suất xuất hiện của chữ Hán (Ví dụ: trong một văn bản có 10 000 chữ Hán, chữ “的” xuất hiện 415 lần, thì tần suất xuất hiện của chữ “的” là 415÷10000=0.0415)

1.2.1 Khảo sát về âm tự

Bảng khảo sát bao gồm: 12 chữ Hán, trong đó:

 8 chữ hình thanh: 3 chữ sơ cấp, 3 chữ trung cấp, 2 chữ cao cấp

 2 chữ hội ý: 1 chữ sơ cấp, 1 chữ cao cấp

Trang 17

 2 chữ tượng hình: 1 chữ sơ cấp, 1 chữ trung cấp

Bảng 1.1 Bảng phân cấp và phân loại chữ Hán để khảo sát mức độ nhận biết chữ Hán

của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc Hồng

ngoài thanh

Bộ phận

Trái hình phải thanh

Toàn phần

Trái hình phải thanh

Toàn phần

Trang 18

4 漏 Hình thanh Trung

cấp 0,000033186

Trái hình phải thanh

Trang 19

sinh viên Việt Nam để rút ra được các lỗi sai thường gặp, từ đó tạo ra các chữ Hán bị viết sai để khảo sát sinh viên

Tác giả Nguyễn Đình Hiền (2017), “ Kết quả khảo sát bước đầu về tình hình viết sai, viết nhầm chữ Hán của sinh viên Việt Nam- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc”, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 1 (2017) 19-30 ) Bài viết đưa ra “ Nếu căn cứ vào các nét bút cấu tạo nên chữ, có thể chia những chữ viết sai thành các loại như: Chữ sai do thừa nét; Chữ sai do thiếu nét; Chữ sai

do nhầm nét (nhầm nét này với nét khác); Chữ sai do nét bút có độ dài ngắn không chính xác (dưới đây gọi tắt là chữ sai do độ dài nét) Nếu căn cứ vào các bộ cấu tạo nên chữ, có thể chia những chữ viết sai thành các loại như:

Chữ sai do thừa bộ; Chữ sai do thiếu bộ; Chữ sai do nhầm bộ (nhầm bộ này với bộ khác); Chữ sai do vị trí của bộ hoặc vị trí giữa các bộ không chính xác (dưới đây gọi tắt là chữ sai

do vị trí bộ); Chữ sai do viết sai bộ.”

Tác giả Hoàng Thanh Hương (2018), “Một số lỗi viết chữ Hán thường gặp của sinh viên

Khoa tiếng Trung - Đại học Ngoại Thương”, Nghiên cứu Trung Quốc số 8 (204) -2018

Đã chỉ ra lỗi liên quan đến nét bút, bộ thủ, âm đọc và lỗi viết sai hoàn toàn chữ Hán là các lỗi sai thường gặp nhất trong bài kiểm tra của sinh viên

Tác giả Trần Thị Yến (2015), “Lỗi sai, nguyên nhân gây lỗi sai khi viết chữ Hán của sinh viên và biện pháp khắc phục”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 8/2015

VN Lỗi sai thường gặp trong quá trình viết chữ Hán của sinh viên như: viết thừa nét, thiếu nét, sai bộ thủ, sai về kết cấu chữ,

Từ những nghiên cứu như trên nhóm tác giả dựa trên những loại lỗi sai thường gặp khi viết chữ Hán của sinh viên Việt Nam để viết ra các chữ Hán sai trong bài khảo sát như sau:

- Lỗi về nét chữ:真 viết thành , 胡 viết thành ,…

- Lỗi về bộ thủ:觉 viết thành , 那 viết thành ,…

- Lỗi kết cấu:帮 viết thành , 起 viết thành ,…

Trang 20

- Lỗi chữ hoàn chỉnh (viết nhầm chữ): 夏 và 复,化 và 华

Tác giả Trần Thị Yến cũng đã đưa ra các nguyên nhân của những lỗi sai này:

“…khi học sinh viên không chú ý đến số lượng nét và cách viết từng nét, do bị ảnh hưởng bởi chữ trước và sau nên khi viết lấy bộ của chữ trước viết vào chữ sau, do chưa nắm được kết cấu của chữ Hán, nên người học bị lộn xộn về kết cấu hoặc kết cấu không chính xác, sinh viên không nắm được yếu tố biểu âm và biểu ý của chữ, nên không hiểu được cách cấu tạo chữ hoàn chỉnh,…”

Dựa trên những phân tích và kết quả nghiên cứu nếu trên, nhóm tác giả cũng tiến hành đưa ra chữ Hán và yêu cầu sinh viên phán đoán sự đúng sai của chữ Hán

Bảng khảo sát bao gồm: 12 chữ Hán, trong đó có 7 chữ Hán viết sai, 5 chữ đúng Trong đó:

- Lỗi về nét chữ: 宠 viết thành , 浪 viết thành , 舌 viết thành

- Lỗi về bộ thủ: 远 viết thành

- Lỗi kết cấu: 谱 viết thành

- Lỗi chữ hoàn chỉnh: 情 viết thành 请,星 viết thành 猩

1.2.3 Khảo sát về nghĩa tự

Nhóm tác giả tiến hành đưa ra chữ Hán và yêu cầu sinh viên viết lại nghĩa của chữ Bảng khảo sát bao gồm: 12 chữ Hán, trong đó:

 7 chữ hình thanh: 2 chữ sơ cấp, 3 chữ trung cấp, 1 chữ cao cấp

 3 chữ hội ý: 1 chữ sơ cấp, 1 chữ cao cấp,1 chữ trung cấp

 2 chữ tượng hình: 1 chữ sơ cấp, 1 chữ cao cấp

Trang 21

Bảng 1.3 Bảng khảo sát nghĩa tự

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CHỮ HÁN

CỦA SINH VIÊN

Trang 22

Bài khảo sát được tiến hành trên 150 sinh viên của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Lạc Hồng, trong đó:

Sinh viên năm hai (học qua 1 năm tiếng trung): 50 sinh viên (chiếm tỉ lệ 33.3%) Sinh viên năm ba (học qua 2 năm tiếng trung): 50 sinh viên (chiếm tỉ lệ 33.3%)

Sinh viên năm tư (học qua 3 năm tiếng trung): 50 sinh viên (chiếm tỉ lệ 33.3%)

Tổng số lượt nhận biết chữ Hán của mỗi khóa: 600 lượt = 50 (sinh viên) x 12 (chữ Hán)

2.1.1 Phân tích mức độ nhận biết âm đọc chữ Hán của sinh viên

 Số lượt viết đúng : 210/600 lượt

 Số lượt viết sai : 390/600 lượt

Vậy trung bình một sinh viên năm hai sẽ viết phiên âm đúng 4.2 chữ Hán, tương đương với 35% so với 12 chữ Hán được đưa ra

Ta có thể nhận thấy thông qua thống kê như sau:

Số lượt sinh viên năm hai viết sai thanh mẫu là 118 tương đương với 30.2% số chữ viết sai Ví dụ: chữ 消 phiên âm là “xiāo” nhưng có bạn lại viết thành “shāo”

Số lượt sinh viên năm hai viết sai vận mẫu là 76 tương đương với 19.5% số chữ viết sai

Ví dụ: chữ 祸 phiên âm là “huò” nhưng có bạn lại viết thành “huà”

Số lượt sinh viên năm hai viết sai thanh điệu là 196 tương đương với 50.3 % Ví dụ: chữ

垮 phiên âm là “kuǎ” nhưng có bạn lại viết thành “kuà”

 Số lượt viết đúng : 264/600 lượt

 Số lượt viết sai : 336/600 lượt

Vậy trung bình một sinh viên năm ba sẽ viết phiên âm đúng 5.25 chữ Hán, tương đương với 44% so với 12 chữ Hán được đưa ra

Trang 23

Đối với sinh viên năm ba có thể thấy mức độ viết sai thanh mẫu đã giảm đi đáng kể so với năm hai, nhưng theo đó mức độ viết sai về vận mẫu đã tăng hơn so với năm hai Ta cũng có thể nhận thấy thông qua thống kê như sau:

Số lượt sinh viên năm ba viết sai thanh mẫu là 97 tương đương với 28.8% số chữ viết sai

Ví dụ: chữ 祸 phiên âm là “huò” nhưng có bạn lại viết thành “guō”

Số lượt sinh viên năm ba viết sai vận mẫu là 95 tương đương với 28.2% số chữ viết sai

Ví dụ: chữ 漏 phiên âm là “lòu” nhưng có bạn lại viết thành “luò”

Số lượt sinh viên năm ba viết sai thanh điệu là 144 tương đương với 42.8% Ví dụ: chữ

卧 phiên âm là “wò” nhưng có bạn lại viết thành “wō”

 Số lượt viết đúng : 324/600 lượt

 Số lượt viết sai : 276/600 lượt

Vậy trung bình một sinh viên năm tư sẽ viết phiên âm đúng 6.53 chữ Hán, tương đương với 54% so với 12 chữ Hán được đưa ra

Đối với sinh viên năm tư có thể thấy sinh viên năm tư đã có tiếp xúc lâu hơn với chữ Hán nên khả năng nghe và nói cũng đã được cải thiện, vì thế mức độ sai về thanh mẫu đã ở mức tương đối Có thể nhận thấy thông qua thống kê như sau:

Số lượt sinh viên năm tư viết sai thanh mẫu là 95 tương đương với 34.4% số chữ viết sai,

Ví dụ: chữ 叠 phiên âm là “dié” nhưng có bạn lại viết thành “xié”

Số lượt sinh viên năm tư viết sai vận mẫu là 98 tương đương với 35.5% số chữ viết sai

Ví dụ: chữ 漏 phiên âm là “lòu” nhưng có bạn lại viết thành “luò”

Số lượt sinh viên năm tư viết sai thanh điệu là 83 tương đương với 30.1% Ví dụ: chữ

风 phiên âm là “fēng” nhưng có bạn lại viết thành “fèng”

Từ kết quả như trên, ta thấy đa phần các bạn lần đầu tiếp xúc với tiếng trung, có một số bạn đã học qua nhưng mức độ thành thạo là không đáng kể Cho nên việc dẫn đến kết quả

Trang 24

sai phiên âm cao nhất trong bốn năm là một điều hiển nhiên Qua bảng khảo sát, nhóm tác giả thu được kết quả là phần lớn sinh viên có sự lẫn lộn trong phát âm phần thanh điệu và thanh mẫu Ví dụ như chữ 愁 phiên âm là “chóu” nhưng rất nhiều bạn đã phiên âm thành

“chǒu”, và chữ 祸 phiên âm là “huò” nhưng các bạn lại có sự nhầm lẫn với chữ 锅 phiên

âm là “guō” Và vì bốn thanh điệu của tiếng trung rất dễ gây nhầm lần, nhất là thanh 1 với thanh 4, thanh 2 với thanh 3 Có thể thầy cô đã dạy chuẩn nhưng trên thực tế nhiều bạn vẫn mang theo thói quen học tiếng Việt vào trong tiếng Trung, ví dụ: dấu hỏi và dấu ngã trong tiếng việc hầu như mọi người đều đọc thành dấu hỏi, tương tự với thanh 2 và thanh 3 cũng vậy Lại nói đối với thanh 1 và thanh 4 các bạn đa phần đều lười trong việc chỉnh lại sao cho chuẩn, bởi vì thực chất hai thanh này phát âm cũng không khác nhau nhìều Thêm nữa những tiết phát âm và chỉnh âm ở trường còn khá ít , vì vậy sinh viên còn gặp nhiều sai xót

là việc khó tránh khỏi

Biểu đồ 2.1 Mức độ nhận biết âm đọc chữ Hán của sinh viên

2.1.2 Phân tích mức độ nhận biết hình tự chữ Hán của sinh viên

Sinh viên năm 2 Sinh viên năm 3 Sinh viên năm tư

Mức độ nhận biết âm đọc chữ Hán của sinh viên

Số lượt viết đúng Số lượt viết sai

Trang 25

2.1.2.1 Mức độ nhận biết hình tự chữ Hán của sinh viên năm hai

 Số lượt viết đúng : 144/600 lượt

 Số lượt viết sai : 456/600 lượt

Trung bình một sinh viên năm hai sẽ tìm ra 1.67 chữ Hán được viết sai, tương đương với 24% so với 7 chữ Hán sai được đưa ra Ta có thể thấy mức độ nhận biết hình tự của sinh viên chưa cao, mức độ nhận biết chi tiết các lỗi sai của chữ Hán của sinh viên chưa cao do

sự tập trung của sinh viên đối với chữ Hán còn ở mức tổng thể, chưa vào chi tiết; các em nhìn chữ Hán như một bức tranh và cố gắng mô tả lại bức tranh một cách chân thực nhất nhưng chưa chính xác nhất

2.1.2.2 Mức độ nhận biết hình tự chữ Hán của sinh viên năm ba

 Số lượt viết đúng : 258/600 lượt

 Số lượt viết sai : 342/600 lượt

Trung bình một sinh viên năm ba sẽ tìm ra 3 chữ Hán được viết sai, tương đương với 43%

so với 7 chữ Hán sai được đưa ra Qua 3 năm học tập, sinh viên dần ý thức được bản thân

và bạn bè thường hay viết sai chữ nào, mức độ nhận biết bộ thủ cũng tốt hơn dẫn đến khả năng nhận biết chữ Hán sai cũng tốt hơn

2.1.2.3 Mức độ nhận biết hình tự chữ Hán của sinh viên năm tư

 Số lượt viết đúng : 306/600 lượt

 Số lượt viết sai : 294/600 lượt

Trung bình một sinh viên năm tư sẽ tìm ra 3.56 chữ Hán được viết sai, tương đương với 51% so với 7 chữ Hán sai được đưa ra Ta có thể thấy sinh viên năm 4 do có lượng từ vựng lớn, thời gian viết chữ Hán nhiều nên đã có mức độ nhận biết chữ Hán bị viết sai tốt hơn

so với các năm trước

Chữ Hán có nhiều nét và rất phức tạp, việc nhớ nó đã là một chuyện không hề đơn giản, thêm nữa nhiều chữ Hán có cách viết na ná nhau, điều này sẽ dẫn đến việc nhận biết sai chữ Hán.Và đối với sinh viên năm hai các bạn chỉ tiếp xúc với chữ Hán một năm, có nhiều

Trang 26

từ vẫn chưa thành thạo hoặc nhiều từ các bạn đã học so với từ các bạn chưa biết vẫn còn rất nhiều , vì vậy ở giai đoạn này việc nhận biết sai chữ Hán vẫn còn nhiều

Năm ba: sau khi tiếp xúc với chữ Hán được một thời gian, các bạn cũng dần phần biết được các chữ hán với nhau, tuy nhiên trình độ của mỗi người là không giống nhau, nên việc nhận biết sai chữ Hán cũng có người đúng có người sai là điều không thể tránh khỏi

Do đó tỉ lệ nhận biết sai chữ hán cũng khá cao

Năm tư: sau hơn ba năm tích lũy chắc chắn tình độ của mỗi người đã nâng lên khá nhiều

Vì vậy tỉ lệ sai sót là điều không đáng kể Tuy nhiên cũng có khi sai xót do các bạn quên

đi hoặc do nhầm lẫn là nguyên nhân chủ yếu

Biểu đồ 2.2 Mức độ nhận biết hình tự chữ Hán của sinh viên

2.1.3 Phân tích mức độ nhận biết nghĩa tự chữ Hán của sinh viên

2.1.3.1 Mức độ nhận biết nghĩa tự chữ Hán của sinh viên năm hai

Sinh viên năm 2 Sinh viên năm 3 Sinh viên năm 4

Mức độ nhận biết hình tự chữ Hán của sinh viên

Số lượt viết đúng Số lượt viết sai

Trang 27

 Số lượt viết đúng : 156/600 lượt

 Số lượt viết sai : 444/600 lượt

Vậy trung bình một sinh viên năm hai sẽ viết đúng nghĩa 3.1 chữ Hán, tương đương với 26% so với 12 chữ Hán được đưa ra

2.1.3.2 Mức độ nhận biết nghĩa tự chữ Hán của sinh viên năm ba

 Số lượt viết đúng : 222/600 lượt

 Số lượt viết sai : 378/600 lượt

Vậy trung bình một sinh viên năm ba sẽ viết đúng nghĩa 4.44 chữ Hán, tương đương với 37% so với 12 chữ Hán được đưa ra

2.1.3.3 Mức độ nhận biết nghĩa tự chữ Hán của sinh viên năm tư

 Số lượt viết đúng : 264/600 lượt

 Số lượt viết sai : 336/600 lượt

Vậy trung bình một sinh viên năm tư sẽ viết đúng nghĩa 4.8 chữ Hán, tương đương với 44% so với 11 chữ Hán được đưa ra

Cách ghi nhớ chữ Hán là một việc tương đối khó mà việc ghi nhớ nghĩa cũng là một khâu quan trọng Có rất nhiều yếu tố để dẫn đến việc sai nghĩa ví dụ như: có nhiều từ khác nhau

về cách ghi những nghĩa thì na ná nhau; cũng có nhiều từ phát âm giống nhau những nghĩa khác nhau; cũng có từ cách ghi gần như nhau nhưng nghĩa khác nhau Đồng thời do các bạn sinh viên năm hai mới tiếp xúc với tiếng trung chưa lâu, nên kiến thức nền tảng vẫn chưa vững, thêm nữa lượng kiến thức các bạn học được đương nhiên sẽ nhiều hơn năm nhất, vì vậy trong giai đoạn này nhận biết nghĩa chữ hán của các bạn chắc chắn sẽ nhiều hơn, vì là giai đoạn chuyển tiếp giữa học ít kiến thức và dần nhiều lên nên khả năng ghi nhớ đòi hỏi phải cao, vì vậy sẽ dẫn đến việc sai sót nhiều

Năm ba: ở giai đoạn này lượng kiến thức thu nạp nhiều, thêm nữa các bạn sẽ nắm vừng vàng kĩ năng cũng như thành thạo nhiều về việc nhận biết chữ hán nên có thể nói ở giai đoạn này việc xuất hiện sơ sót là có nhưng cũng không đáng kể Giai đoạn từ năm ba sang năm tư lí do là do các bạn năm tư chỉ học một kì còn một kì thì là thời gian thực

Trang 28

tập , do đó khối lượng kiến thức các bạn tiếp nhận cũng khá ít, thêm nữa việc bận rộn

trong khâu tìm kiếm nơi thực tập, việc làm cũng chi phối không ít thời gian của các bạn, nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc học Do đó tỉ lệ sinh viên năm tư nhận biết sai so với sinh viên năm ba không chênh lệch quá cao

Biểu đồ 2.3 Mức độ nhận biết nghĩa tự chữ Hán của sinh viên

2.1.4 So sánh mức độ nhận biết chữ Hán của sinh viên năm 2, 3 và 4

Sinh viên năm 2 Sinh viên năm 3 Sinh viên năm 4

Mức độ nhận biết nghĩa tự chữ Hán của sinh viên

Số lượt viết đúng

Trang 29

44

54

0 10 20 30 40 50 60

Mức độ nhận biết âm đọc Năm 2 Năm 3 Năm 4

Biểu đồ 2.4 Kết quả khảo sát mức độ nhận biết âm đọc

Trong giai đoạn đầu học tiếng Trung, người học dễ mắc phải các lỗi phát âm thường gặp như lẫn lộn cách đọc dấu thanh nhất và thanh tư, lẫn lộn các âm –n/-ng, âm hai môi b/p,

âm mặt lưỡi j/q, âm đầu lưỡi trước z/c, âm đầu lưỡi sau zh/ch/sh, lỗi khi đọc thanh nhẹ (hay còn gọi là thanh không), và lẫn lộn giữa các chữ Hán có thanh mẫu và thanh điệu gần giống nhau dẫn đến việc phát âm sai

Đối với sinh viên ngành Trung Quốc trường Đại học Lạc Hồng Có thể thấy sinh viên

đã thiếu đi sự phân biệt, chỉnh sửa, tập luyện phát âm và có sự phỏng đoán âm tự dựa trên

bộ phận cấu thành nên chữ Hán, ví dụ như chữ 祸 và 锅 đã nêu ở trên, sinh viên có sự nhầm lẫn về bộ phận thanh bàng của chữ Điều đó cho thấy, sinh viên đã chú ý đến vấn đề thanh bàng của chữ hình thanh Tuy nhiên, thanh bàng của chữ hình thanh tồn tại yếu tố biểu âm

bộ phận và không biểu âm, nên nếu phiên âm chữ Hán chỉ dựa trên bộ phận thanh bàng thì rất dễ phiên âm sai

Như vậy, mức độ nhận biết âm tự của người học sẽ thay đổi tùy vào việc áp dụng và điều chỉnh về cách học phát âm

2.1.4.2 Mức độ nhận biết hình tự

Trang 30

Kết quả thu được:

Mức độ nhận biết hình tự Năm 2 Năm 3 Năm 4

Biểu đồ 2.5 Kết quả khảo sát mức độ nhận biết hình tự

Trong bảng khảo sát, tác giả đã đưa ra các chữ đúng và chữ sai Ở các chữ sai, tác giả tiến hành đưa ra các lỗi sai như thiếu hoặc thừa nét, nhầm lẫn các bộ phận của chữ, sai kết cấu chữ Kết quả thu được là sinh viên năm hai còn khá yếu ở phần tìm ra lỗi sai chữ, thiếu hoặc thừa nét và nhầm lẫn hình bút Với các bạn sinh viên năm hai, việc tìm ra chữ sai còn hạn chế do trình độ tiếng Trung của các bạn chỉ ở mức sơ cấp nên các bạn không thuộc quá nhiều từ vựng từ đó dẫn đến việc nhận biết lẫn lộn giữa các từ có cách viết na ná nhau, và hơn hết ở giai đoạn này có nhiều bạn thật sự vẫn chưa tìm ra được phương pháp học tập thực sự hiệu quả, chính vì vậy việc ghi nhớ từ vựng tượng hình là rào cản lớn nhất đối với các bạn Còn đối với sinh viên năm ba và năm tư thì còn yếu ở phần tìm kiếm lỗi sai trong phần nhầm lẫn giữa các bộ phận cấu thành nên chữ Hán Điều này chứng tỏ rằng, sinh

Trang 31

viên năm hai khi học chữ Hán đã học được cách chú ý đến các kết cấu của bộ phận cấu thành nên chữ Hán hơn cả sinh viên năm tư Trong khi đó, sinh viên năm tư do thời gian học tiếng Trung lâu hơn, nên khi nhận biết hình tự lại chú ý nhiều hơn đến các chi tiết nhỏ trong chữ

Cũng dựa vào kết quả thu được về mức độ nhận biết hình tự của sinh viên các năm cho thấy sinh viên tìm ra chưa được một nửa số chữ Hán sai Điều này chứng tỏ mức độ nhận biết hình tự của sinh viên cần được trau dồi thêm thông qua việc điều chỉnh phương pháp học, nhằm tăng khả năng ghi nhớ hình của chữ Hán

Mức độ nhận biết nghĩa tự

Năm 2 Năm 3 Năm 4

Biểu đồ 2.6 Kết quả khảo sát mức độ nhận biết nghĩa tự

Trang 32

Dựa vào những thông tin thu được từ kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy mức độ nhận biết nghĩa tự của sinh viên còn tùy thuộc rất nhiều vào vấn đề chữ Hán đó có học qua chưa?

Sự xuất hiện của nó trong các bài khóa thường ngày sinh viên vẫn được học có nhiều hay không? Do đó, với những chữ Hán chưa được học qua hay chữ có tần suất xuất hiện thấp thì sinh viên thường bỏ trống đáp án Ngoài ra, cũng có những trường hợp sinh viên nhầm lẫn nghĩa của hai chữ trong một từ, ví dụ: tác giả đưa ra chữ 佩 tức “bội” trong từ 佩服 tức

“bội(bái) phục”, sinh viên lại viết nhầm thành “phục”(服) Lúc này, sinh viên đã có sự nhận biết về nghĩa của chữ, nhưng lại là nghĩa của chữ trong một từ hoặc một cụm từ, điều đó cho thấy sinh viên đã học nghĩa của chữ dựa trên việc đặt từ hoặc cụm từ cụ thể

Từ kết quả khảo sát được ở các mục trên, tác giả tiếp tục tiến hành so sánh mức độ nhận biết về âm, hình và nghĩa của chữ Hán của sinh viên năm hai, năm ba và năm tư như biểu

Mức độ nhận biết âm đọc Mức độ nhận biết hình tự Mức độ nhận biết nghĩa tự

Trang 33

Biểu đồ 2.7 So sánh mức độ nhận biết chữ Hán về âm, hình và nghĩa tự của sinh viên

năm hai, năm ba, năm tư

Dựa vào biểu đồ trên, ta thấy được sự tăng tiến về mức độ nhận biết chữ Hán của sinh viên qua các năm Cụ thể:

 Về mức độ nhận biết âm tự của sinh viên: từ năm hai sang năm ba, mức độ biết âm tự tăng 1.47 lần, từ năm ba sang năm tư, mức độ nhận biết âm tự tăng 1.2 lần

 Về mức độ nhận biết hình tự của sinh viên: từ năm hai sang năm ba, mức độ nhận biết hình tự tăng 1.8 lần, từ năm ba sang năm tư, mức độ nhận biết hình tự tăng 1.19 lần

 Về mức độ nhận biết nghĩa tự của sinh viên: từ năm hai sang năm ba, mức độ nhận biết nghĩa tự tăng 1.4 lần, từ năm ba sang năm tư, mức độ nhận biết tăng 1.2 lần

Ta thấy trong quá trình từ năm hai sang năm ba, mức độ nhận biết chữ Hán của sinh viên tăng gần gấp đôi, trong khi đó, từ năm ba sang năm tư, mức độ này tăng không đáng kể

Chúng ta có thể đặt chúng trong mối quan hệ tương quan với các cấp độ HSK tương đương Đối với sinh viên năm hai, do sinh viên mới học qua một năm tiếng Trung nên mức

độ nhận biết âm tự của sinh viên chỉ ở mức sơ cấp, trình độ nằm tương đương ở giữa HSK3

và HSK4 (khu vực này đã bao gồm việc tính cả sinh viên có lực trong bình thường và lực học tốt), số từ vựng yêu cầu cho cấp này là khoảng hoặc hơn 2000 từ, đây là giai đoạn mà sinh viên học và tiếp thu từ vựng nhiều nhất Còn đối với sinh viên năm ba hoặc năm ba lên năm tư thì yêu cầu tối thiểu nhất là phải có trên 2500 đến dưới 5000 từ hoặc hơn, và điều này tương đương với mức độ tầm HSK4 đến HSK5 (tùy thuộc vào trình độ mỗi người)

sinh viên

Mỗi người đều có cho mình một phương pháp học tập riêng, không có quá nhiều sự trùng lập về phương pháp học giữa các bạn sinh viên Để nắm bắt được cụ thể phương pháp học của các bạn sinh viên và rút ra kết quả về sự ảnh hưởng của phương pháp học đối với mức độ nhận biết chữ Hán của sinh viên, tác giả đã tiến hành một bài khảo sát về phương pháp học chữ Hán của sinh viên năm hai, năm ba và năm tư trường đại học Lạc Hồng

Ngày đăng: 02/10/2023, 06:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w