1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG GIÁP CỐT VĂN TRONG VIỆC GHI NHỚ CHỮ HÁN CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

6 6 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

3603 VẬN DỤNG GIÁP CỐT VĂN TRONG VIỆC GHI NHỚ CHỮ HÁN CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Nguyễn Thị Nghĩa Khoa Trung Quốc học, trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh GVHD TS Huỳn.

Trang 1

VẬN DỤNG GIÁP CỐT VĂN TRONG VIỆC GHI NHỚ CHỮ HÁN CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRÌNH ĐỘ

SƠ CẤP

Nguyễn Thị Nghĩa

Khoa Trung Quốc học, trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh

GVHD: TS Huỳnh Bích Ngọc

TÓM TẮT

Chữ Hán là một trong những loại chữ cổ nhất thế giới, với lịch sử hơn 6000 năm Quá trình phát triển của chữ Hán được trải qua 7 thời kỳ: Giáp cốt văn (甲骨文) -> Kim văn (金文) -> Triện thư (篆书) -> Lệ thư (隶书) -> Khải thư (楷书) -> Hành thư (行书) -> Thảo thư(草书); hay còn gọi đây là 7 thể chữ của Hán

tự gọi chung là “Hán tự thất thể” Từ quan điểm chữ Hán là chữ tượng hình, bài báo này phân tích và nghiên cứu vận dụng Giáp cốt văn trong việc ghi nhớ chữ Hán giúp người học có thể hiểu được hình thức ban đầu cũng như quá trình phát triển từng giai đoạn của chữ; đồng thời nắm được ý nghĩa của các ký tự Trung Quốc một cách sâu sắc Và kết luận được rằng việc áp dụng lý thuyết tượng hình của chữ Giáp cốt trong dạy học chữ Hán có thể làm cho lớp học đầy thú vị, tạo điều kiện cho sinh viên hiểu rõ hơn về những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Trung Quốc

Từ khóa: chữ cổ, hán tự thất thể, Giáp cốt văn, hình thức ban đầu, lý thuyết tượng hình

1 Khái quát chung

1.1 Giới thiệu về Giáp cốt văn

Giáp cốt văn là chữ viết (văn) được khắc trên yếm rùa (giáp) và xương thú (cốt) Ngoài tên gọi phổ biến là

“Giáp cốt văn”, nó được gọi bằng nhiều tên gọi khác như là: khế văn (契文– dùng dao để khắc nét ), giáp cốt bốc từ (甲骨卜辞 – xuất phát từ nội dung ghi chép về việc chiêm bốc), quy giáp thú cốt văn (龟甲兽 骨文– xuất phát từ vật liệu ghi chép là yếm rùa xương thú),… Giáp cốt văn được coi là hình thức ban đầu của chữ Hán hiện đại, và cũng là dạng chữ viết có thâm niên lâu đời nhất ở Trung Quốc

Giáp cốt văn tiêu biểu cho văn tự đời nhà Thương (thế kỷ 14 -11 TCN), tính đến nay có hơn 3000 năm lịch

sử Người ta đã khai quật được khoảng hơn 150 nghìn mảnh xương phát hiện có 5000 chữ, nhưng chỉ mới giải được khoảng 2000 chữ

Vào triều đại thời Thương nhà vua khi làm việc gì đều chiêm bốc nên nội dung Giáp cốt văn đề cập tới nhiều lĩnh vực trong xã hội Trong vương thất, từ việc quốc gia đại sự đến việc sinh hoạt tư nhân như tế lễ, khí hậu, thu hoạch, chinh phạt, săn bắn, bệnh tật, xuất hành … việc nào cũng sử dụng cách bói toán để

Trang 2

Người ta trước khi bói toán đem mai, xương bả vai của loài thú cưa cắt chỉnh tề, sau đó tại mặt sau của giáp cốt khoan những lỗ sâu hình tròn và những rãnh nông, khi bói toán trước tiên đem những việc muốn hỏi quỷ thần khất khứa rõ ràng, sau đó dùng lửa hơ mảnh giáp cốt đến một mức độ nhất định, trên giáp cốt sẽ xuất hiện những vết rạn ở những vị trí tương ứng Người xem bói căn cứ vào vết rạn dài ngắn, thô, mảnh, thẳng hay gấp khúc, ẩn hiện để phán đoán cát hung, thành bại Bói toán xong dùng dao khắc nội dung chiêm bốc và kết quả ngay bên cạnh bốc triệu “卜兆”(điềm quẻ), gọi là bốc từ Những mảnh giáp cốt khắc lời bốc

từ được xem như những “hồ sơ” được bảo quản ở trong những hố sâu để lưu truyền cho đời sau

Nghiên cứu nội dung Giáp cốt văn khá bao quát, ghi chép một cách chân thực xác đáng với cuộc sống xã hội lúc bấy giờ, có thể thấy nhiều tư liệu liên quan tới nhà nước như chế độ và danh xưng quan lại, quân đội, pháp luật kinh tế, nông nghiệp, khí tượng cùng việc phân chia giai cấp trong xã hội Sau khi nhà Thương diệt vong, chữ giáp cốt vẫn còn được sử dụng trong một thời gian nữa sau đó

Ngày 26 tháng 12 năm 2017, Giáp cốt văn đã được chọn ghi vào “ Chương trình ký ức thế giới” (世界记 忆名录) Điều này chứng tỏ thế giới đánh giá cao về giá trị văn hóa và ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với Giáp cốt văn Đồng thời Giáp cốt văn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự nhận thức của nhân loại về dòng chữ cổ đại này cũng như nền văn hóa truyền thống đặc sắc của Trung Quốc

1.2 Tính tượng hình của chữ Giáp cốt văn

Giáp cốt văn là một loại ký tự có hệ thống tương đối hoàn chỉnh trong số các ký tự cổ được phát hiện ở Trung Quốc Nó đã mang một dáng vẻ khuôn mẫu đối xứng và ổn định, là nền tảng cho sự phát triển của chữ Hán hiện đại ngày nay Bởi vì các bản khắc trên mai rùa được khắc bằng dao, vì vậy về mặt cấu trúc, chữ không có độ dài kích thước cố định; và chữ chỉ mang tính chất khắc họa đặc trưng của sự vật sự việc nên chưa thống nhất được số nét, cách viết và bố cục của chữ Tuy vậy, chữ Giáp cốt vẫn giữ được đặc tính chân thật, giàu ý nghĩa đến bây giờ Biết về Giáp cốt văn, chủ động tìm hiểu về Giáp cốt văn là một điều ý nghĩa, gợi được sự tò mò hứng thú khi học chữ Hán của sinh viên

Hình 1: Mảnh yếm rùa có khắc chữ Giáp cốt văn

Trang 3

2 Thực trạng nhận biết chữ Hán của sinh viên

2.1 Khái quát tình hình sinh viên tiếp cận với chữ Hán

Trung Quốc hiện là nước đông dân nhất Thế giới với hơn 1 tỷ 4 người dân (dựa trên số liệu mới nhất của Liên hợp quốc ngày 9/5/2021), kết hợp với tiềm lực về kinh tế, chính trị và quân sự, Trung Quốc đã trở thành một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam Vì vậy việc ngày càng có nhiều người theo học ngôn ngữ của đất nước này không còn là việc lạ lẫm

Hiện nay sinh viên được tiếp cận với nền chữ Hán hiện đại, bao gồm chữ Hán phồn thể (繁體字) và chữ Hán hiện đại (简体字) Nhưng đa số sinh viên gặp khó khăn trong việc ghi nhớ Hán tự Bởi lượng chữ Hán

phong phú, nhiều chữ có cấu tạo phức tạp khó nhớ Nếu chỉ ứng dụng việc ghi nhớ chữ Hán bằng cách ghi nhớ truyền thống một chữ lặp lại nhiều lần, hiệu nghiệm nhớ mặt chữ có thể đạt được, nhưng chỉ duy trì được trong khoảng thời gian ngắn hạn Vì vậy để cải thiện bộ não trong việc ghi nhớ chữ Hán, việc tiếp xúc với Giáp cốt văn ngay từ trình độ sơ cấp và chủ động tìm hiểu là điều cần thiết

2.2 Bảng khảo sát sinh viên về mức độ hiểu hiểu biết chữ Giáp cốt văn

Dựa trên số liệu 125 sinh viên theo học ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại trường Đại học Công Nghệ TP.HCM tham gia làm bài khảo sát, trong đó có 73,6% là sinh viên năm nhất và 19,2 % là sinh viên năm hai tham gia làm bài khảo sát về Giáp cốt văn

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh viên tham gia làm bài khảo sát

Với giáo trình của sinh viên năm nhất hiện nay đều được tiếp xúc qua Giáp cốt văn, nhưng có lẽ tầm quan trọng của chúng chưa thực sự gợi được cho sinh viên cảm hứng tìm hiểu về nó, chính vì vậy có tới 72,8% sinh viên chưa chủ động trong việc tìm hiểu về chữ Giáp cốt

Trang 4

Biểu

đồ 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh viên đã từng tìm hiểu về Giáp cốt văn

Tuy người tham gia khảo sát đa số là những người chưa từng tìm hiểu về dòng chữ cổ này, nhưng biểu đồ sau cho thấy rằng có 84,8% sinh viên cảm thấy chữ Giáp cốt thú vị và sẵn sàng tìm hiểu về chúng, chứng

tỏ Giáp cốt văn có thể khơi dậy được sự tò mò tìm hiểu về chữ Hán của sinh viên

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh viên có sẵn sàng tìm hiểu về Giáp cốt văn

Và chính sinh viên cũng cảm nhận được rằng Giáp cốt văn có thể giúp quá trình ghi nhớ chữ Hán được diễn ra một cách suôn sẻ hơn, hiệu quả hơn

Trang 5

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh viên cảm thấy Giáp cốt văn

có thể ghi nhớ chữ Hán hiệu quả

3 Kiến nghị về việc vận dụng chữ Giáp cốt trong việc ghi nhớ chữ Hán

Chữ Hán là một dạng chữ viết tượng hình, tức là dùng ký tự để mô phỏng lại một sự vật, sự việc nào đó trong đời sống hằng ngày Đây là một phép tạo chữ Hán cơ bản nhất thời sơ khai, cách tạo chữ này là bước tiền đề phát triển chữ Hán hiện đại như ngày nay Trải qua quá trình cải tiến, đơn giản hóa chữ viết, chữ Hán hiện đại đã mất đi một phần nào ý nghĩa của từ Chính vì vậy sinh viên học chữ Hán đã vấp phải những khó khăn nhất định khi phải ghi nhớ một cách khuôn khổ các nét hình thành nên từ Theo bài nghiên cứu

“象形字说”在对外汉字教学中的应用” (Tạm dịch: Ứng dụng chữ tượng hình trong việc dạy chữ Hán cho người nước ngoài) của 王丛慧 (Vương Tùng Tuệ) có đề cập đến thời điểm hiện tại, các phương pháp dạy

chữ Hán chính thống ở Trung Quốc chủ yếu bao gồm phương pháp giảng dạy các nét chữ truyền thống, phương pháp nhận biết bộ phận chữ, phương pháp giảng dạy luyện chữ, phương pháp học chữ " tộc chữ " (nhóm chữ), phương pháp học chữ tập trung và phương pháp học chữ phiên âm Đồng thời tác giả cũng chỉ

ra rằng phương pháp dạy truyền thống này mang tính máy móc, tẻ nhạt không gây được hứng thú cho người học Để thu hút tối đa được sự quan tâm của người học, giáo viên nên lược sử quá trình biến đổi chữ Hán qua các giai đoạn như: chữ Giáp cốt văn, chữ Kim văn, chữ Triện, chữ Lệ, chữ Khải để học sinh có cái nhìn

so sánh giữa hai diện mạo chữ Hán sơ khai (甲骨文) với chữ Hán hiện đại (楷书) có điểm gì cải tiến

Nhiều chuyên gia đã thảo luận về các phương pháp dạy chữ, họ cho rằng việc “truy tìm cội nguồn”, tức là tìm ra cội nguồn của một số chữ Hán cụ thể, từ phương pháp tạo hình mà hiểu được ý nghĩa của chữ là điều cần thiết cho việc học chữ Hán Với việc học chữ Hán hiện đại, dòng chữ đã được đơn giản hóa, ý nghĩa chữ chỉ là một loại ký hiệu, không còn sâu sắc như dòng chữ cổ, việc học đã trở nên khô khan, không tạo được niềm đam mê chữ Hán cho người học Lịch sử chữ Hán trải qua thời gian thay đổi, tân tiến, việc lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa của chữ cổ là nhiệm vụ của người Trung Hoa nói riêng cũng như người học ngôn ngữ chúng ta nói chung Chúng ta không học Giáp cốt văn nhưng không đồng nghĩa chúng ta không

Trang 6

Lịch sử chữ Hán bởi trải qua một quá trình phát triển lâu dài, nhiều chữ Hán đã dần thay đổi từ tượng hình sang một loại chữ ký hiệu, làm cho nguồn gốc cũng như nghĩa bóng của chữ Hán hiện đại ngày căng không

rõ ràng Ví dụ: theo chữ Hán hiện đại, “北” chỉ phương hướng, hướng Bắc Nhưng theo giáp cốt văn “北”

có hình dạng giống như hai người đứng ngược chiều nhau, “北” trong Hán cổ không chỉ mang nghĩa phương hướng, còn mang nghĩa phản bội Nếu bạn không biết hình dạng của từ “北” trong Giáp cốt văn, thì rất khó biết được nghĩa bóng của từ Hoặc một ví dụ khác như “班师回朝”: có nghĩa là điều động quân đội trở về kinh đô, biểu thị quân đội chiến thắng trở về triều đình Theo Hán cổ thì ta có thể giải thích nghĩa cụm từ này như sau: Hình dạng của từ “班” trong Giáp cốt văn giống như chia đôi ngọc bằng một con dao ở giữa,

sự phân chia ngọc này sẽ dành cho những binh lính thắng trận trở về triều (回朝) Từ đây chúng ta cũng có thể nhìn ra, nếu chúng ta chỉ nhìn hình dạng của chữ Hán hiện đại, thì việc giải thích nghĩa của các từ trở nên không rõ ràng

Trải qua quá trình phân tích chữ Hán từ thời Giáp cốt văn, giúp người học nắm rõ được mục đích ý nghĩa ban đầu của các thành phần cấu tạo nên từ cũng như các nét, bộ phận đã bị giản lược Như thế sinh viên có thể cảm nhận được sự thay đổi từ kiểu chữ đến ý nghĩa trong quá trình phát triển của chữ Hán Không những vậy còn giúp người học có thể nhớ được chữ Hán sâu sắc hơn Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng nhận thức chữ Hán và sự hiểu biết của người học về văn hóa truyền thống Trung Quốc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

Bài báo

doi: 10.3969/j.issn.1672-7304.2016.01 157

Tài liệu trực tuyến

[3] Haigiachansinh (27/12/2013) Hán tự thất thể 1 Trích xuất từ:

https://haigiachansinh.wordpress.com/2013/12/27/han-tu-that-the-1/

[4] Wikikipedia (19/3/2022) Giáp cốt văn Trích xuất từ:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1p_c%E1%BB%91t_v%C4%83n

[5] YangQian (1/11/2018) 甲骨文成功入选世界记忆名录 Truy xuất từ:

https://bitly.com.vn/4yfk0k

Ngày đăng: 30/11/2022, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2 Tính tượng hình của chữ Giáp cốt văn - VẬN DỤNG GIÁP CỐT VĂN TRONG VIỆC GHI NHỚ CHỮ HÁN CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1.2 Tính tượng hình của chữ Giáp cốt văn (Trang 2)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w