1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mức độ hài lòng của sinh viên ngành ngôn ngữ trung quốc trong việc học môn kỹ năng nói khoa ngoại ngữ trường đh mở thành phố hồ chí minh nghiên cứu khoa học

124 40 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

1 TRƯỜNG ĐH MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRONG VIỆC HỌC MÔN KỸ NĂNG NÓI KHOA

Trang 1

1 TRƯỜNG ĐH MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH

NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRONG VIỆC HỌC

MÔN KỸ NĂNG NÓI KHOA NGOẠI NGỮ TRƯỜNG ĐH MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tp HỒ CHÍ MINH, Tháng 3, Năm 2017

Trang 2

2 TRƯỜNG ĐH MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRONG VIỆC HỌC MÔN KỸ NĂNG NÓI

KHOA NGOẠI NGỮ TRƯỜNG ĐH MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: Trần Bảo Khánh Giới tính: Nam

Lớp: DH14HV01- Khoa Ngoại Ngữ Năm thứ: 03/ Số năm đào tạo: 04 Ngành học: tiếng Trung Quốc

Người hướng dẫn: Tiến Sĩ La Thị Thúy Hiền

La Thị Thúy Hiền Trần Bảo Khánh

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 1

DANH MỤC VIẾT TẮT 3

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 7

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 8

LỜI CẢM ƠN 9

TÓM TẮT 10

PHẦN DẪN LUẬN 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 15

1.1 Khái quát tình hình học tập ngành ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Mở Tp.HCM 15

1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 15

1.2.1 Các nghiên cứu trước đây tại trường ĐH Mở TP.HCM 15 1.2.2 Các nghiên cứu của những Trường khác 16 1.3 Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 16

1.3.1 Mục đích nghiên cứu 16

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu 17

1.4 Phương pháp nghiên cứu 17

1.4.1 Phương pháp khảo sát (Bản câu hỏi khảo sát) 17

Trang 4

1.4.2 Phương pháp tổng hợp 19

1.4.3 Phương pháp thống kê 19

1.4.4 Phương pháp phòng vấn 19

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 21

1.6 Bố cục nghiên cứu 21

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 22

2.1 Giới Thiệu về môn Kỹ Năng Nói 22

2.1.1 Giáo Trình môn học 22

2.1.2 Phân cấp và quy định đầu ra 24

2.2 Tầm quan trọng của môn Kỹ năng Nói 26

2.3 Phương pháp giảng dạy 27

2.4 Sự hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với môn Kỹ năng Nói 28

2.4.1 Khái niệm sự hài lòng 28

2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với môn Kỹ năng nói tiếng Trung 29

2.4.2.1 Tài liệu học tập 29

2.4.2.2 Thời gian học 29

2.4.2.3 Vấn đề tự học 30

2.4.2.4 Môi trường học tập 30

2.4.2.5 Đánh giá kết quả học tập 31

Trang 5

CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH

VIÊN ĐỐI VỚI MÔN KỸ NĂNG NÓI 32

3.1 Kết Quả Khảo Sát 33

3.1.1 Giáo Trình môn học 35

3.1.2 Chương trình đào tạo 41

3.1.3 Vấn đề tự học 46

3.1.4 Phương Pháp Giảng Dạy 55

3.1.5 GV Bản Ngữ 62

3.1.6 Môi Trường Học Tập 67

3.1.7 Đánh giá kết quả học tập 73

3.2 Nguyên Nhân 74

3.2.1 Nguyên nhân chủ quan 74

3.2.2 Nguyên nhân khách quan 75

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP SINH VIÊN HỌC TẬP TỐT MÔN KỸ NĂNG NÓI 77

4.1 Dành cho sinh viên 77

4.1.1 Động lực và mục tiêu học tập 77

4.1.2 Phương pháp học môn Kỹ năng Nói 80

4.2 Mục tiêu học tập 85

4.3 Tâm lý của SV 87

4.4 Giáo Trình 89

Trang 6

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 94 Tài Liệu Tham Khảo 109 Phụ Lục 103

Trang 7

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

1.4.4 Bảng thống kê danh sách SV tham gia phỏng vấn

2.1.1 Bảng mục tiêu môn học

2.1.2 Bảng thống kê chuẩn đầu ra

3.0.1 Bảng thống kê số phiết Phát/Thu

3.0.2 Bảng thống kê số liệu có/không

3.0.3 Bảng thống kê sô liệu hài lòng 10 – 19

3.0.4 Bảng thống kê sô liệu hài lòng 20 – 25

3.1.1 Biểu đồ so sánh tỷ lệ giữa các nhóm học về câu hỏi GV giới thiệu các bài học bên ngoài liên quan đến môn học

3.1.2 Biểu đồ tỷ lệ có/không của các nhóm SV đối với câu hỏi giáo trình được cung cấp mới mẻ, tạo hứng thú

3.2.1 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm SV năm tư đã học qua tiếng Trung trước khi vào môi trường đại học

3.2.2 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm SV năm ba đã học qua tiếng Trung trước khi vào môi trường đại học

3.2.3 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm SV năm hai đã học qua tiếng Trung trước khi vào môi trường đại học

3.2.4 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm SV năm nhất đã học qua tiếng Trung trước khi vào môi trường đại học

3.2.5 Biểu đồ bạn cho rằng thời gian đào tạo (4 cấp) đã đáp ứng đủ lượng kiến thức cho

kỹ năng Nói của bạn

3.2.6 Biểu đồ bạn cho rằng thời lượng 4 tiết/ 1 tuần đã đủ đáp ứng yêu cầu của bạn với môn kỹ năng Nói?

3.3.1 Việc tự học của bạn thực sự có hiểu quả

Trang 8

3.3.2 Mỗi ngày bao nhiêu tiếng để học Kỹ năng Nói?

3.3.3 Bạn thường rèn luyện kỹ năng nói bằng phương pháp nào

3.3.4 Bạn thường rèn luyện kỹ năng nghe bằng phương pháp nào

3.3.5 Bạn tăng kỹ năng viết của mình bằng cách nào

3.4.1 Bảng tổng hợp tỷ lệ sự hài lòng của sinh viên đối với bầu không khí học tập 3.4.2 Biểu đồ so sánh tỷ lệ số phiếu ĐY

3.4.3 Biểu đồ tỷ lệ của nhóm SV năm hai

3.4.4 Bảng tỷ lệ của câu hỏi GV có hay sửa lỗi phát âm cho SV hay không ?

3.4.5 Tỷ lệ GV giao đề tài môn Nói theo nhóm cho sinh viên

3.4.6 Biểu đồ tỷ lệ câu 15 - 16

3.5.1 Biểu đồ Tỷ lệ số phiếu ĐY và HTĐY của các nhóm SV

3.5.2 Bảng tổng hợp tỷ lệ mong muốn của các nhóm SV với việc học với GV Bản Ngữ 3.6.1 Biểu đồ tỷ lệ số phiếu đồng ý của các nhóm SV đối với câu 20 và câu 21

3.6.2 Bảng tỷ lệ môi trường học tập có bị ảnh hưởng hay không

3.6.3 Bảng tỷ lệ sự hài lòng của các nhóm SV đối với thư viện

3.7.1 Bảng tỷ lệ sự hài lòng của các nhóm SV đối với phương thức thi

3.7.2 Bảng tỷ lệ sự hài lòng của các nhóm SV đối với điểm số

Danh Mục Hình

3.1.6.1 Hình Một phòng học lý thuyết trang bị đầy đủ thiết bị,sáng thoáng và đúng chuẩn 3.1.6.2 Thư viện có đầy đủ sách, tài liệu, đĩa CD-DVD phục vụ học và nghiên cứu 3.1.6.4 Một ca học thực hành trên máy tính

3.1.6.2 Hình phòng học đúng chuẩn, tất cả đều được gắn máy lạnh tại CS 371 Nguyễn Kiệm

Trang 9

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

I Thông tin chung

- Tên đề tài: Mức độ hài lòng của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trong việc

học môn kỹ năng Nói của khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Mở Tp.HCM

- Sinh viên thực hiện: Trần Bảo Khánh

Dương Kim Bình

Lê Ngọc Kiều

- Lớp: DH14HV01 Khoa: Ngoại ngữ Năm thứ: 03 Số năm đào tạo: 04

- Người hướng dẫn: Tiến sĩ La Thị Thúy Hiền

II Mục tiêu đề tài

Trong những năm gần đây việc học sinh và sinh viên có nhu cầu học thêm một ngoại ngữ khác tăng nhanh ngoài tiếng Anh thì những ngôn ngữ được lựa chọn nhiều nhất là tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Hàn … Trong đó tiếng Trung chiếm tỷ lệ cao nhất Qua bài nghiên cứu chúng tôi muốn tìm hiểu một phần tình hình học tập của các sinh viên cùng chuyên ngành Trường Đại học Mở Tp.HCM, nơi mà tất cả thành viên nhóm chúng tôi đang học tập, bao gồm việc tham gia lớp học, việc tự học, những thuận lợi, khó khăn trong khi học…Từ đó, dưới góc nhìn ở mức độ sinh viên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị đối với sinh viên giúp các bạn có cái nhìn

cụ thể và thực tế hơn về việc học của bản thân Và có thể cũng là kênh để các GV tham gia giảng dạy và nhà quản lý đưa ra những định hướng, chương trình hoạt động thiết thực hơn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý

Trang 11

III Tính mới và sáng tạo

Kết quả nghiên cứu sẽ là đóng góp nghiên cứu khoa học đầu tiên tại trường đại học Mở Tp.HCM về khảo sát hoạt động học tập của sinh viên học tiếng Trung trong một môn kỹ năng Nói của chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Mở Tp.HCM

Qua bài nghiên cứu chúng tôi muốn làm cầu nối phản ánh những gì chân thật nhất những đánh giá, tâm tư của SV chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Mở Tp.HCM đối với giáo trình, phương pháp học tập

và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp SV học tốt hơn cho môn kỹ năng Nói

IV Kết quả nghiên cứu

Từ phần phân tích và diễn giải những cứ liệu thu được, cho thấy đa số các sinh viên chưa có phương pháp học tập môn Kỹ năng Nói một cách đúng đắn

Việc tham gia các hoạt động cũng chỉ dừng lại việc tham gia hoạt động trên lớp, không quan tâm lắm việc tham gia các họat động ngoại khóa để nâng cao năng lực Nói của mình

V Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng

và khả năng áp dụng của đề tài

Đối với kỹ năng Nói, một kỹ năng quan trọng trong việc học ngoại ngữ của sinh viên, hy vọng bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi sẽ chỉ ra mức độ hài lòng của sinh viên trong việc học môn Kỹ năng Nói và kết quả nghiên cứu chỉ ra phần nào thực trạng của việc học môn kỹ năng Nói tiếng Trung hiện nay Với kết quả nghiên cứu đạt được sẽ góp phần làm rõ hơn bức tranh học tập môn kỹ năng nói tiếng Trung, giúp nhà quản lý, GV có cái nhìn thực tế những hoạt động học tập của sinh viên, từ

đó đưa ra những biện pháp quản lý, giảng dạy phù hợp để nâng cao chất lượng học tập

Trang 12

VI Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên

tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Trang 13

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực

hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Nhóm nghiên cứu đề tài Mức độ hài lòng của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trong việc học môn kỹ năng Nói của khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Mở Tp.HCM do ba em sinh viên: Trần Bảo Khánh, Dương Kim Bình, Lê Ngọc Kiều thực hiện Các em đã nỗ lực hết mình để hoàn thành và vượt qua rất nhiều khó khăn, những bở ngỡ của lần đầu tiến hành thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khi mà khoảng thời gian thực hiện nghiên cứu của các em kéo dài 8 tháng, khoảng thời gian này bắt đầu từ cuối học kì 1 của năm học 2016 -2017 và kết thúc vào cuối học kì 2 của năm học 2016 -2017, là khoảng thời gian mà các em phải ôn tập 2 kì học của mình

Với những nỗ lực không mệt mỏi của chính bản thân mình, các em đã hoàn thành bài nghiên cứu một cách hoàn chỉnh, đạt được những yêu cầu ban đầu mà tôi đã đặt

ra cho các em, tuy còn nhiều thiếu sót, nhưng kết quả bài nghiên cứu là đóng góp khách quan nhất đến hiện nay về đề tài này Kết quả này sẽ là nguồn tài liệu quý giá

để các thầy cô, nhà quản lý phối hợp xử lý, điều chỉnh tốt hơn những việc liên quan đến việc dạy và học tiếng Trung ở Trường Đại học Mở - Tp.HCM

Tôi trân trọng cám ơn những đóng góp này của các em

Trang 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

Địa chỉ liên hệ: Số 85/1, đường Bình Tây, phường 1, quận 6, Tp.HCM

Điện thoại: 01675006612 Email: tranbaokhanhvc@gmail.com

II Quá trình học tập

• Năm thứ 1

Ngành học: tiếng Trung Quốc Khoa: Ngoại ngữ

Kết quả xếp loại học tập: 7.60 Loại : khá

• Năm thứ 2

Ngành học: tiếng Trung Quốc Khoa: Ngoại ngữ

Kết quả xếp loại học tập: 7.67 Loại : khá

Ngày 23 tháng 03 năm 2017

Xác nhận của đơn vị Sinh viên chịu trách nhiệm

(Kí tên đóng dấu) chính thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

Trần Bảo Khánh

Trang 15

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, không thể không nhắc tới sự quan tâm, giúp đỡ của các giáo viên, GV và Ban giám hiệu nhà trường Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Nguyễn Thúy Nga – phụ trách khoa Ngoại ngữ cùng Quý thầy cô bộ môn ngành Ngôn ngữ Trung Quốc đã trang bị những kiến thức hữu ích, tận tình chỉ bảo chúng em trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu

Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô La Thị Thúy Hiền và thầy Huỳnh Công Minh Hùng đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài Cám ơn thầy và cô đã dạy cho chúng em những cách thức làm việc mới,

đã đưa ra những hướng giải tốt nhất để giúp chúng em giải quyết các vấn đề khó khăn trong khi thực hiện đề tài

Sau cùng, nhóm nghiên cứu xin cảm ơn các bạn sinh viên ở các lớp ngành Ngôn ngữ Trung Quốc DH13HV01, DH14HV01, DH15HV01,DH16HV01 đã dành thời gian giúp chúng tôi hoàn thành bảng khảo sát, giúp chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về những tâm tư, nguyện vọng của sinh viên Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo môn Kỹ năng Nói riêng

và ngành Ngôn ngữ Trung Quốc nói chung tại trường ĐH Mở Tp HCM

Trang 16

TÓM TẮT

Năm 2005 - 2006 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc chính thức trở thành một chuyên ngành thuộc khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Mở Tp.HCM, là một trong những trường đầu tiên đưa ngôn ngữ Trung Quốc vào đào tạo hệ chính quy đại học, khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Mở Tp.HCM đã cho ra lứa cử nhân đầu tiên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, các anh chị khóa đầu tiên đã được nhà trường trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên ngành, các nghiệp vụ văn phòng, kỹ năng làm việc,… đáp ứng nhu cầu nhân lực

về ngoại ngữ tiếng Trung Quốc cho xã hội, khi mà việc mở rộng giao thương về văn hóa, kinh tế thương mại… không chỉ giữa hai nước Việt – Trung ngày càng sâu rộng mà còn đáp ứng nhu cầu giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và một số nước sử dụng tiếng Trung Quốc ngày càng nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Qua hơn 11 năm phát triển, số lượng sinh viên của ngành ngôn ngữ Trung Quốc có tăng lên, tuy mức độ tăng không nhanh và nhiều như những ngôn ngữ khác tiếng Anh và tiếng Nhật, nhưng nhân lực ngành tiếng Trung luôn rất thu hút các nhà tuyển dụng Sinh viên tốt nghiệp luôn có việc làm và có thể dễ dàng thay đổi công việc khi điều kiện nơi làm việc khác tốt hơn Đã có nhóm anh Nguyễn Văn Minh thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trong việc học môn Kỹ năng Nghe Khoa Ngoại Ngữ trường ĐH Mở Tp Hồ Chí Minh và nhóm chị Diệp Phối Chi thực hiện nghiên cứu khoa học với đề tài Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trong việc học môn kỹ năng Viết Nhưng theo những gì ghi nhận được của các anh chị sau khi ra trường và hiện đang làm việc tại các công ty, kỹ năng nói vẫn là kỹ năng yếu nhất của sinh viên khi ra trường, Nói là một kỹ năng rất quan trọng trong khi giao tiếp và làm việc với nhà doanh nghiệp nước ngoài, phản ánh thái độ nguyện vọng của nhân viên đối với cấp trên Theo những gì nhóm ghi nhận ban đầu, việc phát âm chuẩn vốn là sự thách thức lớn của sinh viên đang theo học chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Chính điều đó đã tạo hứng thú cho các thành viên, chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu đề tài Mức độ hài lòng của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trong việc học môn

kỹ năng Nói của khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Mở Tp.HCM

Trang 17

Thông qua việc sử dụng bài khảo sát gồm 31 câu hỏi, chia thành 5 phần: tài liệu học, thời gian học, phương pháp giảng dạy của GV, môi trường học, đánh giá kết quả học tập, vấn đề tự học Chúng tôi tiến hành khảo sát sinh viên của 4 nhóm lớp ( DH13HV01, DH14HV01, DH15HV01, DH16HV01 ) nhằm tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đã nêu Điều này, chúng tôi hy vọng bước đầu có giúp cho nhà trường, Khoa Ngoại ngữ và bản thân sinh viên có cái nhìn thực tế Từ đó, phát huy những mặt tích cực đang có và khắc phục những hạn chế đang tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học trong GV và sinh viên

Trang 18

PHẦN DẪN LUẬN

Giới thiệu ý tưởng nghiên cứu

Đã có nhiều buổi trao đổi giữa GV và sinh viên nhằm tìm ra hướng khắc phục những khó khăn trong chương trình đào tạo; tài liệu học tập; hoạt động giảng dạy; vấn đề tự học; đánh giá kết quả học tập Tuy vậy vẫn chưa đi sâu vào vấn đề cụ thể để tìm ra hướng giải quyết và phương pháp khắc phục Cũng thông qua quá trình học tập và trao đổi cá nhân, chúng tôi nhận thấy trong 4 kỹ năng cơ bản (Nghe, Nói, Đọc, Viết) của việc học Tiếng Trung có khá nhiều sinh viên yếu trong kỹ năng nói hay còn gọi là môn học khẩu ngữ Do vậy, yếu trong khâu Nói thường dẫn đến không ít trở ngại cho sinh viên trong việc học như không Nói được các bài văn theo chủ đề; Nói câu không đúng cấu trúc ngữ pháp Sau khi tốt nghiệp đi làm khó đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng trong việc giao tiếp, đàm phán với khách hàng, đối tác …Hơn nữa, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc tìm hiểu mức độ hài lòng của SV ngành ngôn ngữ Trung Quốc đối với môn Kỹ năng Nói

Vì vậy, chúng tôi hy vọng với công trình này sẽ chỉ ra những khó khăn trong việc học và rèn luyện kỹ năng Nói của sinh viên để có thể giúp khắc phục những trở ngại và khó khăn trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng khẩu ngữ của sinh viên, đồng thời nêu ra một

số kiến nghị về phương pháp học tập và giảng dạy nhầm nâng cao hiệu quả dạy và học của sinh viên và GV

Ngoài ra, theo chúng tôi tìm hiểu, hiện nay ở trường ĐH Mở Tp HCM vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu trực tiếp về một môn Kỹ năng Nói một cách cụ thể trong chương trình đào tạo Tất cả những lí do đó, cùng với sự gợi ý của các thầy cô Chúng tôi quyết định chọn đề tài này nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Đề tài Mức độ hài lòng của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trong việc học môn kỹ năng Nói của khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Mở Tp.HCM

Nội dung và mục đích nghiên cứu

Nhóm chúng tôi tiến hành Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Khoa ngoại ngữ trường ĐH Mở TP.HCM đối với việc học môn kỹ năng nói , hiểu được nhu cầu, ý kiến của người học về thuận lợi và khó khăn trong các nội dung: tài

Trang 19

liệu học tập; cơ sở vật chất; chương trình đào tạo; hoạt động giảng dạy; vấn đề tự học; đánh giá kết quả môn học, để từ đó nêu ra một số phương pháp học tập cho sinh viên và phương pháp giảng dạy cho GV, nhằm khắc phục những trở ngại khó khăn của sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện môn kỹ năng nói

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối với đề tài này, đối tượng được lựa chọn nghiên cứu là sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc của truờng ĐH Mở Tp HCM; tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với môn Kỹ năng Nói như: tài liêu học tập; thời gian học; vấn đề tự học; môi trường học, phương pháp giảng dạy và cách đánh giá kết quả học tập tại trường

Kỹ năng Nói

Ý nghĩa nghiên cứu

Kết quả công trình nghiên cứu giúp sinh viên khắc phục những khó khăn trong việc học môn Kỹ năng Nói, thay đổi cách nhìn về môn học, từ đó có phương hướng học tập đúng đắn và thái độ học tập tích cực

Ngoài ra, kết quả bài nghiên cứu cũng góp phần giúp khoa và thầy cô nắm được tình hình học tập môn Kỹ năng Nói, từ đó đưa ra các cách thức quản lý, phương pháp giảng dạy ngày càng hiệu quả và hấp dẫn hơn, giúp SV có thêm hứng thú trong việc học

Phương pháp nghiên cứu

Để có kết quả đánh giá hệ thống, khách quan về mức độ hài lòng của các sinh viên tham gia thông qua hình thức bảng khảo sát và câu hỏi phỏng vấn Chúng tôi thực hiện phát phiếu khảo sát cho các sinh viên Các câu hỏi được thiết kế gồm 5 mức độ trả lời ở dạng câu trả lời định lượng và cả định tính Tập trung vào nội dung chính là:

Trang 20

Mức độ hài lòng về hoạt động học tập trong giờ học môn Kỹ năng Nói của sinh viên (xoay quanh các vấn đề cụ thể: tài liệu học; thời gian học; phương pháp giảng dạy; môi trường học; đánh giá kết quả học tập; vấn đề tự học)

Sau khi có được kết quả, chúng tôi tiến hành phân lọai, thống kê, tổng hợp và diễn giải các kết quả của từng câu hỏi mà sinh viên tham gia khảo sát, phỏng vấn

Bố cục của bài nghiên cứu bao gồm

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phân tích dữ liệu và giảng giải nguyên nhân

Chương 4: Giải pháp

Chương 5: Kết luận

Trang 21

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái quát tình hình học tập ngành ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học

Quan hệ Việt - Trung ngày càng được cải thiện và phát triển, sự ảnh hưởng của Trung Quốc tác động to lớn đến hoạt động của các nước trong khu vực trong các lĩnh vực: ngoại giao, kinh tế, văn hóa, chính trị… Ngôn ngữ Trung Quốc dần trở thành sự lựa chọn phổ biến của trong việc học ngoại ngữ

Đề án Dạy và Học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020

đã thí điểm đưa tiếng Trung Quốc trở thành ngoại ngữ thứ nhất bắt đầu dạy từ lớp 3 đến lớp 12 từ năm 2017.1 Điều đó chứng tỏ ngôn ngữ Trung đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác phục vụ sự ngiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước

1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Các nghiên cứu trước đây tại trường ĐH Mở TP.HCM

Nghiên cứu của nhóm Nguyễn Văn Minh có nội dung nghiên cứu đi sâu vào một môn học cụ thể là Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trong việc học môn kỹ năng Nghe tại trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 và nghiên cứu của nhóm SV Diệp Phối Chi có đề tài Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trong việc học môn Kỹ năng Viết năm 2015 đã bước đầu trình bày, giải thích được về những thuận lợi, khó khăn của SV khi học môn kỹ năng Nghe

1 thong-giao-duc-quoc-dan-giai-doan-2008-2020-vb71152.aspx

Trang 22

http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-1400-QD-TTg-phe-duyet-de-an-day-va-hoc-ngoai-ngu-trong-he-và Viết, đề xuất những kiến nghị cho SV, GV http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-1400-QD-TTg-phe-duyet-de-an-day-va-hoc-ngoai-ngu-trong-he-và nhà quản lý nhằm cải thiện môn học tốt hơn Tuy vậy nội dung bài nghiên cứu đi khái quát chung về môn kỹ năng Nghe và Viết không trình bày sâu vào 1 cấp độ nhất định nên chưa có cái nhìn cụ thể, xác thực về từng cấp độ môn học

Nghiên cứu của nhóm Lâm Lệ Nga có nội dung nghiên cứu những tác động của việc học nhóm trong các tiết học môn nói trên lớp đối với khả năng nói của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc - Hệ chính quy trường Đại học Mở Tp.HCM

Nhóm chúng tôi thực hiện đề tài Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trong việc học môn kỹ năng Nói tại trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh Tuy vậy nội dung bài nghiên cứu đi khái quát chung về môn kỹ năng Nói không trình bày sâu vào 1 cấp độ nhất định nên chưa có cái nhìn cụ thể, xác thực về từng cấp độ môn học Nhận thấy được Kỹ năng Nói là môn học thật sự khó nên nhóm chúng tôi thực hiện đề tài Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trong việc học môn kỹ năng Nói tại trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh nhưng chỉ chọn nghiên cứu về kỹ năng Nói để có cái nhìn cụ thể, xác thực hơn

1.2.2 Các nghiên cứu của những Trường khác

Đề tài nghiên cứu Làm thế nào để cải thiện Kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên của

Hồ Minh Thu trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng đã trình bày được những khuyết điểm của việc học tiếng Anh theo phương pháp truyền thống đã ảnh hưởng đến kỹ năng nói, ngoài ra tác giả đã đưa và kiến nghị những giải pháp học tiếng Anh giúp cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh một cách cụ thể

1.3 Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

1.3.1 Mục đích nghiên cứu

Nhóm chúng tôi tiến hành Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc Khoa ngoại ngữ trường ĐH Mở TP.HCM đối với việc học môn kỹ năng nói , hiểu được nhu cầu, ý kiến của người học về thuận lợi và khó khăn trong các nội dung: tài

Trang 23

liệu học tập, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, hoạt động giảng dạy, vấn đề tự học, đánh giá kết quả môn học…

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên các lớp ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, khoa Ngoại ngữ trường ĐH Mở Tp HCM Cụ thể: sinh viên của 4 lớp: DH13HV01, DH14HV01, DH15HV01, DH16HV01

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp khảo sát (Bản câu hỏi khảo sát)

Theo Wilkinson và Birmingham (2003), bản câu hỏi khảo sát được sử dụng để thu thập một lượng thông tin lớn từ mẫu khảo sát và có thể được phân tích dễ dàng và nhanh khi đã thu thập được dữ liệu 1

Bản câu hỏi chúng tôi được chia làm 2 phần chính: Một là thông tin liên quan đến cá nhân người tham gia và hai là thông tin chung về mức độ hài lòng của người học đối với tài liêu học tập, thời gian học, vấn đề tự học, môi trường học, phương pháp giảng dạy và cách đánh giá kết quả học tập tại trường ĐH Mở Tp HCM Về phần thông tin chung, để

cho sinh viên cảm thấy thoải mái khi trả lời phiếu khảo sát, chúng tôi đã không thêm phần tên mà chỉ lấy thông tin về lớp và giới tính Như vậy sinh viên có thể không trả lời những câu hỏi mà mình không thích Phần còn lại chúng tôi đưa ra 6 tiêu chí thuộc 2 dạng câu hỏi như sau:

Dạng 1: Câu hỏi dạng lựa chọn “có” hoặc “không” hoặc chọn cùng lúc nhiều đáp án Đối với dạng này được chúng tôi sử dụng nhiều trong bản khảo sát về mức độ hài lòng của sinh viên Cụ thể áp dụng với 5 tiêu chí sau:

+ Tài liệu học tập: câu hỏi về giáo trình học trên lớp; câu hỏi về vấn đề có liên quan đến tài liệu ngoài giáo trình

1 Tạp Chí Khoa Học Trường ĐH Mở TP.HCM - SỐ 3 (31) 2013, Tr 96-115 “các hoạt động dạy và học môn viết tại KNN ĐHM TP.HCM”

Trang 24

+ Thời gian học: câu hỏi tìm hiểu thời gian học tiếng Trung của sinh viên trước khi vào học tại ĐH Mở Tp HCM Từ đó đưa ra nhận xét sự hài lòng của sinh viên về thời gian đào tạo của 4 cấp học môn Kỹ năng Nói tại trường

+ Vấn đề tự học: Do đối tượng nghiên cứu là học theo tín chỉ, nên vấn đề tự học được xem trọng Câu hỏi tìm hiểu thời gian tự học của sinh viên cũng như phương pháp rèn luyện Kỹ năng Nói, rồi từ đó tự đánh giá về hiệu quả của việc tự học

+ Môi trường học: câu hỏi tìm hiểu sự hài lòng của sinh viên đối với môi trường học tập và môi trường rèn luyện thực tế của sinh viên đối với môn Kỹ năng Nói

+ Đánh giá kết quả học tập: câu hỏi để biết được sinh viên có thực sự hài lòng với nội dung thi và cách đánh giá trình độ của nhà trường đối với sinh viên thông qua cách đánh giá kết quả học tập

Dạng 2: Câu hỏi được đánh giá theo thang đo Rensis Likert Đây là một dạng thang đo lường với 5 mức độ từ hoàn toàn đồng ý đến hoàn toàn không đồng ý, với các mục được

đề nghị, được trình bày dưới dạng một bảng Trong bảng thường bao gồm 2 phần: Phần nêu nội dung và phần nêu những đánh giá theo từng nội dung đó Với thang đo này người trả lời phải chọn một đáp án theo những đề nghị được trình bày sẵn trong bảng Và chúng tôi sử dụng dạng này trong phần phương pháp giảng dạy với 6 câu hỏi được đưa ra nhằm đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về các yếu tố liên quan đến phương pháp giảng dạy như: Bầu không khí lớp học, phương pháp truyền đạt, luyện tập thực tế, sự tương tác giữa

GV và sinh viên, cách GV cho bài tập về nhà Ngoài ra trong phần 2 này, để biết được suy nghĩ của sinh viên về chương trình đào tạo của môn Kỹ năng Nói đối với: chương trình học; nội dung học; thời gian học và phương pháp giảng dạy, chúng tôi cũng dành một mục riêng là ý kiến khác

Sau khi lập ra bản câu hỏi khảo sát một cách hoàn chỉnh, chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát cho đối tượng đã phân tích ở phần 1.1 Tổng số mẫu là … sinh viên ( không tính những sinh viên đã bảo lưu kết quả học tập) Và có thể có được nhiều sinh viên trả lời bản khảo sát nhất, chúng tôi chọn thời gian khảo sát là trước giờ lên lớp Chúng tôi xin phép

Trang 25

GV được vào lớp để giới thiệu, giải thích và phát phiếu khảo sát Trong khi sinh viên trả lời những câu hỏi khảo sát, nhóm nghiên cứu cũng có mặt ở cuối lớp hoặc đầu lớp để nếu

có sinh viên nào thắc mắc về những câu hỏi, chúng tôi kịp thời giải đáp

1.4.2 Phương pháp tổng hợp

Từ số liệu đã tổng hợp được nhóm chúng tôi thực hiện nghiên cứu để đưa ra những ý kiến, giải pháp góp phần cải thiện nâng cao sự hài lòng của sinh viên về môn Kỹ năng Nói hơn

Từ đó tổng hợp số liệu và bắt đầu phân tích số liệu bản khả sát thu được, công việc tông hợp bao gồm nhập dữ liệu, tính toán tỷ lệ, lập bảng tính là bước chuẩn bị cho phần phân tích dữ liệu

1.4.4 Phương pháp phỏng vấn

Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình dc định sẵn dựa trên những cơ sở luật số lớn của toán học.2

Thông thường có 3 loại phỏng vấn là: loại phỏng vấn có cấu trúc tức các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn; loại phỏng vấn thứ 2 là phỏng vấn không cấu trúc, tuy các câu hỏi vẫn

1 te/ly-thuyet-nguyen-ly-thong-ke/phan-i-gioi-thieu-mon-hoc-nguyen-ly-thong-ke/2-khai-niem-chuc-nang- va-phuong-phap-thong-ke

https://sites.google.com/site/h0angm3n/kinh-te-va-quan-tri-kinh-doanh/nguyen-ly-thong-ke-kinh-2

https://sites.google.com/site/dominhulsa/the-topic-of-social-workers/nhap-mon-cong-tac-xa- nghien-cuu-trong-ctxh/phuong-phap-phong-van

Trang 26

hoi/chuong-ii -ly-thuyet-va-phuong-phap-trong-ctxh/ii -cac-phuong-phap-trong-ctxh/5-phuong-phap-bám theo mục đích nghiên cứu nhưng không gò bó; loại thứ 3 phỏng vấn bán định dạng (thường là những câu hỏi mở) Nhóm nghiên cứu chọn loại phỏng vấn 1 với mục đích tìm

ra mức độ hài lòng của sinh viên đối với tài liêu học tập; thời gian học; vấn đề tự học; môi trường học; phương pháp giảng dạy; GV Bản Ngữ và GV bộ môn và cách đánh giá kết quả học tập tại trường ĐH Mở Tp HCM

Đối tượng nghiên cứu của nhóm là SV các nhóm ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Trường Đại học Mở Tp.HCM Để đạt hiệu quả cao trong việc phỏng vấn, nhóm đã quyết định chọn mỗi nhóm lớp 2 bạn SV, gồm 1 bạn SV đã học qua tiếng Trung trước khi bước vào môi trường đại học và 1 bạn chưa học qua tiếng trung trước khi bước vào môi trường đại học

Do các SV nhóm lớp DH13HV01 đều bước vào giai đoạn thực tập nên nhóm nghiên cứu không thể liên lạc với các anh/chị để tiến hành phỏng vấn, để đạt được số lượng SV phỏng vấn như ban đầu nên nhóm đã tăng số lượng SV lớp DH14HV01 lên 4 SV Và chọn lựa theo hình thức ngẫu nhiên, kí hiệu các SV được lựa chọn lần lượt:

STT Nhóm l ớp Kí Hiệu* Giới Tính Dân Tộc

Tình Trạng môn

2 DH14HV01 F140201 Nữ Hoa Đã hoàn thành

Kỹ năng Nói 4

Đã học qua tiếng Trung

3 DH14HV01 F140302 Nữ Kinh Đã hoàn thành

Kỹ năng Nói 4

Chưa học qua tiếng Trung

4 DH14HV01 F140402 Nữ Kinh Đã hoàn thành

Kỹ năng Nói 4

Chưa học qua tiếng Trung

5 DH15HV01 M150501 Nam Hoa Đã hoàn thành

Kỹ năng Nói 4

Đã học qua tiếng Trung

6 DH15HV01 F150602 Nữ Kinh Đã hoàn thành

Kỹ năng Nói 4

Chưa học qua tiếng Trung

7 DH16HV01 F160701 Nữ Hoa Đã hoàn thành

Kỹ năng Nói 1

Đã học qua tiếng Trung

8 DH16HV01 F160802 Nữ Hoa Đã hoàn thành

Kỹ năng Nói 1

Chưa học qua tiếng Trung

*Kí Hiệu:

- 1 kí tự đầu là giới tính.

- 2 kí tự tiếp theo là kí hiệu nhóm lớp.

- 2 kí tự tiếp theo là số thứ tự.

- 2 kí tự cuối cùng là tình trạng có hay không học qua tiếng Trung ( 01: Có ; 02: Không )

1.4.4 Bảng thống kê danh sách SV tham gia phỏng vấn

Trang 27

Để quá trình phỏng vấn đạt hiệu quả tốt Câu hỏi phỏng vấn sẽ được gửi qua email cho từng đối tượng tham gia Nhóm chúng tôi chọn cách phỏng vấn trực tiếp ghi nội dung và ghi âm lại quá trình phỏng vấn Sau khi phỏng vấn xong chúng tôi đọc lại nội dung phỏng vấn và cho người được phỏng vấn nghe lại nội dung ghi âm để xác định tính xác thực của nội dung

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu

Thông qua kết quả của quá trình nghiên cứu giúp sinh viên tìm ra giải pháp khắc phục những khó khăn trong việc học môn Kỹ năng nói, thay đổi cách nhìn nhận về môn học từ

đó có phương pháp học tập đúng đắn và thái độ học tập tích cực

Qua quá trình và thu thập dữ liệu nhóm chúng tôi đã có những nhận định chủ quan về tình hình học môn kỹ năng Nói của sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Mở Tp.HCM nên đã có đưa ra một số ý kiến, phương pháp khắc phục, nâng cao

kỹ năng nói cho SV chuyên ngành

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi cũng hy vọng nhà trường và GV sẽ nắm được bắt được nguyện vọng và tình trạng của sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Mở Tp.HCM và đưa ra đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy hợp lý hơn, đưa ra các chuẩn mực phù hợp trong công tác chấm điểm, mang lại hứng thú cho sinh viên trong quá trình học Giúp sinh viên đạt thành tích cao trong việc học môn kỹ năng Nói, tự tin trong giao tiếp bằng chuyên ngữ với các đối tác khách hàng, người nước ngoài

1.6 Bố cục nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phân tích dữ liệu và giảng giải nguyên nhân

Chương 4: Giải pháp

Chương 5: Kết luận

Trang 28

Chương 2

Cơ sở lý thuyết

2.1 Giới Thiệu về môn Kỹ Năng Nói

2.1.1 Giáo Trình môn học

Giáo trình giáo dục ĐH (bao gồm cả giáo trình điện tử, giáo trình dịch Sau đây gọi tắt

là giáo trình) là tài liệu chính dùng cho GV và sinh viên ĐH trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu đối, với các học phần có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo đã được

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Hiệu trưởng phê duyệt theo quy định Giáo trình, nói một cách khái quát nhất, là một loại sách được biên soạn theo từng môn học (học phần)

để sử dụng chính thức trong các khoa, trường ĐH

Một cuốn giáo trình yêu cầu phải đáp ứng đủ những điều kiện dưới đây:

Giáo trình, tài liệu cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong chương trình đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục và kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo ĐH và sau ĐH

Nội dung giáo trình, tài liệu phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra đã ban hành Đặc biệt tuân thủ theo mẫu đề cương chi tiết số 04 đã được Hiệu trưởng duyệt

Kiến thức trong giáo trình, tài liệu được trình bày khoa học, logic, đảm bảo cân đối giữa lý luận và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ

Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện hành Cuối mỗi chương giáo trình phải có câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận và bài tập thực hành 1

1 http://www.dthu.edu.vn/mainPage/documents/15.pdf

Trang 29

Hiện nay, bộ giáo trình chính thức của bộ môn Kỹ năng nói tại trường ĐH Mở Tp.HCM

là 《汉语口语速成》- ( Short-term Spoken Chinese) của nhà xuất bản ĐH ngôn ngữ Bắc Kinh Nội dung môn học được phân chia ra làm 4 cấp độ từ Kỹ năng nói 1 đến Kỹ năng nói 4, tương ứng:《汉语口语速成 (上)》; 《汉语口语速成 (下)》

Theo đó, cấp độ của từng giáo trình được phân chia từ sơ cấp, trung cấp, nâng cao Và các nội dung theo từng cấp độ từ 1 đến 4:

• Cấp độ 1: Môn học này giúp SV có được khả năng giao tiếp đơn giản bằng tiếng Trung Quốc, và lượng từ mới thích hợp để SV làm quen với ngành học, những bài nói súc tích sẽ giúp các em có lượng kiến thức cơ bản để thực hiện giao tiếp đơn giản và là cơ sở để SV học môn kỹ năng Nói 2

• Cấp độ 2: Kết hợp với các môn Hán ngữ tổng hợp và Đọc hiểu của học phần I Yêu cầu sinh viên phải nắm được các chủ đề chính trong 15 bài học của học phần II này Trình bày lưu loát của các chủ điểm trong bài nói, biết khái quát hóa và mở rộng các chủ điểm để xây dựng một bài nói hoàn chỉnh

• Cấp độ 3: Ngoài việc thực hành giao tiếp ngôn ngữ nói bằng Tiếng Trung ở trình

độ sơ trung cấp , môn học còn giúp sinh viên từng bước phát triển các kỹ năng mềm, đặc biệt là khả năng tự học và khả năng làm việc nhóm

• Cấp độ 4: Học phần này giúp sinh viên diễn đạt đàm thoại thật phong phú, tức là trong những hoàn cảnh khác nhau có thể sử dụng các phương thức ngôn ngữ khác nhau để diễn đạt, giúp học sinh trong tình huống ngôn ngữ cụ thể đàm thoại theo những vai diễn khác nhau 1

1 http://www.ou.edu.vn/nn/Pages/Chuong-trinh-dao-tao.aspx

Trang 30

2 15 Nắm vững nội dung bài học, xây dựng một bài tự thuật hoàn chỉnh theo

các chủ điểm trải dài trong suốt 15 bài học

Sau khi hoàn tất chương trình, sinh viên có thể nghe hiểu nội dung chính các bài hội thoại và bài nói ngắn ở mức độ trung cấp, và có thể giao tiếp về những chủ đề thông dụng hàng ngày.

Học phần này giúp sinh viên diễn đạt đàm thoại thật phong phú, tức là trong những hoàn cảnh khác nhau có thể sử dụng các phương thức ngôn ngữ khác nhau để diễn đạt, giúp học sinh trong tình huống ngôn ngữ cụ thể đàm thoại theo những vai diễn khác nhau.

2.1.1 Bảng mục tiêu môn học

2.1.2 Phân cấp và quy định đầu ra

Thực hiện Chỉ thị số 7823/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục ĐH

năm học 2009-2010 và Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11/01/2010 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Phê duyệt Chương trình hành động

triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban

Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai

đoạn 2010-2012, các trường ĐH, CĐ cần tổ chức xây dựng và công bố chuẩn

đầu ra cho các ngành nghề đào tạo của trường Đây là nhiệm vụ trọng tâm

của năm học này, là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng

đào tạo của từng cơ sở đào tạo và toàn ngành, là cam kết của các cơ sở giáo

dục ĐH về chất lượng đào tạo với xã hội, về năng lực của người học sau khi

tốt nghiệp 1

1 http://www.moet.gov.vn/?page=1.19&view=2244

Trang 31

Như vậy, thực hiện quy định về chuẩn đầu ra cũng là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ĐH

Chỉ thị 7823/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra khái niệm chuẩn đầu ra như sau: “Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học

có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo.” Chỉ thị này cũng xác định rõ mục tiêu và ý nghĩa của việc xây dựng nên Chuẩn đầu ra đó là “Công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường, Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động.” 1

Chuẩn đầu ra là yếu tố cực kì quan trọng khi đánh giá chất lượng đào tạo Tìm hiểu

sự hài lòng của sinh viên trường ĐH Mở TP HCM đối với môn Kỹ năng Nói không thể không quan tâm đến chuẩn đầu ra của môn học này

Theo đề cương môn Nói của trường ĐH Mở TP.HCM thì chuẩn đầu ra của môn học được xác định dựa trên việc hoàn thành xong chương trình đào tạo của bộ môn này Cụ thể, chương trình đào tạo môn Nói sẽ chia thành 4 cấp độ từ Nói 1 đến Nói 4 Theo nội dung của chương trình đào tạo tiếng Trung, để hoàn thành xong cấp độ Nói 1 sinh viên phải học

đủ 2 tín chỉ với thời gian quy định là 30 tiết Hoàn thành xong cấp độ này, sinh viên sẽ nâng cao khả năng từ vựng của mình và tạo tiền đề để tiếp tục hoàn thành những cấp độ tiếp theo Ở cấp độ Nói 2, sinh viên sẽ học trong thời gian là 45 tiết với lượng tín chỉ là 3, yếu cầu đối với cấp độ này là sinh viên phải hoàn thành xong cấp độ Nói 1 mới có thể tiếp

1 http://www.moet.gov.vn/?page=1.19&view=2244

Trang 32

tục có thể lên cấp độ Nói 2 Lượng kiến thức Nói 2 cung cấp cơ bản vẫn như ở cấp độ 1 nhưng ở cấp độ này khả năng Nghe của sinh viên sẽ được nâng cao hơn Tiếp theo, để hoàn thành Nói 3 với 3 tín chỉ, sinh viên phải hoàn thành xong Nói 2 Kết thúc Nói 3 đồng nghĩa với việc sinh viên có thể nghe hiểu nội dung chính các bài hội thoại và bài nói ngắn ở mức

độ trung cấp, và có thể giao tiếp về những chủ đề thông dụng hàng ngày Ở cấp độ Nói 4, sinh viên phải hoàn thành xong Nói 3 và học trong vòng 45 tiết với 3 tín chỉ Về cơ bản thì

kỹ năng sinh viên có ở cấp độ này vẫn tương tự như ở cấp độ 3 nhưng kiến thức và độ chuyên sâu được nâng cao hơn nhiều

Cụ thể về chuẩn đầu ra được thống kê dưới bảng sau:

Số Tín Chỉ Yêu Cầu

Thời Gian Học Điều Kiện Học

1

Kỹ năng nói 1 CHIN1202

Khởi điểm bắt đầu môn

2.1.2 Bảng thống kê chuẩn đầu ra

2.2 Tầm quan trọng của môn Kỹ năng Nói

Đối với Việt Nam hiện nay - một đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì Ngôn ngữ đã trở thành một công cụ vô cùng quan trọng Đối với nhiều ngôn ngữ ngoại quốc trong đó có tiếng Trung đang dần khẳng định được vị thế của mình và được đẩy mạnh trong công tác giáo dục Trong việc đào tạo ngôn ngữ này, kỹ năng nói được xem là một phương án giáo dục cần thiết và quan trọng với mọi lứa tuổi

Trong chương trình đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc của trường đại học Mở thành phố

Hồ Chí Minh bao gồm 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết 4 kĩ năng này không ngừng hỗ

Trang 33

trợ cho nhau, là những kỹ năng căn bản mà mỗi chúng ta phải đạt được khi học ngoại ngữ nói chung và ngôn ngữ Trung Quốc nói riêng Trong đó môn kỹ năng Nói là yếu tố căn bản và cần thiết thể hiện khả năng giao tiếp trong công việc, trước đám đông… của mỗi người

Nói là một kỹ năng đòi hỏi sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau Nó bắt buộc mỗi người sắp xếp thông tin một cách nhanh nhất có thể và sau đó truyền tải thông tin đến nơi cần tiếp nhận bằng việc phát ra âm thanh

2.3 Phương pháp giảng dạy

“Phương pháp dạy-học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh, nhờ

đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan

và năng lực.” 1

Phương pháp giảng dạy của giáo viên chính là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự tiếp thu và trình độ học tập của sinh viên Ở các cấp độ, giáo viên đề ra các phương pháp giảng dạy phù hợp, từ đó giúp sinh viên có hứng thú hơn trong việc học môn Kỹ năng Nói Trong quá trình giảng dạy môn Nói, GV nên có các bài tập gây hứng thú cho sinh viên, tạo ra môi trường học tập chủ động giúp cho sinh viên nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học vào bài Nói

Ở cấp độ sơ cấp (Tương đương giáo trình môn Kỹ năng nói 1), giáo trình gồm 15 bài khóa Ở cấp độ này, phương pháp được áp dụng là phương pháp trực quan, phản xạ, mô phỏng Sau khi hoàn thành cấp độ này, sinh viên nắm được cách phiên âm la tinh, một số

từ vựng cơ bản, các câu chào hỏi giới thiệu ban thân

Ở cấp độ trung cấp (Tương đương giáo trình môn Kỹ năng nói 2 và giáo trình môn Kỹ năng nói 3), phương pháp giảng dạy được áp dụng chủ yếu là phương pháp mô phỏng, tổng kết Sau khi hoàn thành cấp độ này, sinh viên có đủ khả năng tổng hợp các ý sau đó hoàn thành một bài nói hoàn chỉnh

1 https://sites.google.com/site/suphambac1/home6

Trang 34

Ở cấp độ cao cấp (Tương đương giáo trình môn Kỹ năng nói 4), phương pháp tổng hợp phân tích được áp dụng xuyên suốt thời gian học Yêu cầu sau khi hoàn thành cấp độ này cao hơn hẳn, sinh viên chủ động tìm hiểu, lập nhóm dàn dựng một bài nói chi tiết, lập luận rõ ràng, tư duy mạch lạc, có khả năng phản xạ trả lời lại các câu hỏi giáo viên đưa ra trong cùng chủ đề bài nói

2.4 Sự hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với môn Kỹ năng Nói

2.4.1 Khái niệm sự hài lòng

Có nhiều cách định nghĩa về sự hài lòng

Theo Fornell (1995) sự hài lòng hoặc sự thất vọng sau khi tiêu dùng, được định nghĩa như là phản ứng của khách hàng về việc đánh giá bằng cảm nhận sự khác nhau giữa

kỳ vọng trước khi tiêu dùng với cảm nhận thực tế về sản phẩm sau khi tiêu dùng nó

Theo Hoyer và MacInnis (2001) cho rằng sự hài lòng có thể gắn liền với cảm giác chấp nhận, hạnh phúc, giúp đỡ, phấn khích, vui sướng

Theo Hansemark và Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”

Theo Zeithaml & Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ

Sự hài lòng được định nghĩa theo nhiều cách nhìn nhận khác nhau Các khái niệm trên đều được định nghĩa xoay quanh chủ thể là khách hàng, lấy khách hàng làm thước đo Đối với đề tài nghiên cứu của chúng tôi thì “khách hàng” ở đây chính là “sinh viên”, chúng tôi lấy sinh viên làm thước đo để nói lên được ý nghĩa của sự hài lòng trong việc học môn

Kỹ năng Nói Đối với việc học bộ môn Kỹ năng Nói chúng tôi giới hạn trong các nội dung bước đầu ảnh hưởng đến việc học bộ môn Kỹ năng Nói như sau: thông tin ngành học, tài

Trang 35

liệu học tập, cơ sở vật chất, vấn đề tự học, hoạt động giảng dạy, đánh giá môn học, đánh giá khả năng học tập của bản thân, ý nghĩa cá nhân

2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với môn Kỹ

năng nói tiếng Trung

2.4.2.1 Tài liệu học tập

Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15489, “tài liệu” được hiểu là thông tin được tạo lập, tiếp nhận và lưu giữ bởi tổ chức hoặc cá nhân như là bản chứng nhận để khẳng định trách nhiệm pháp lý hay một hoạt động quản lý Nghĩa là, khác biệt với thông tin và dữ liệu, trước tiên tài liệu là bằng chứng về hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội 1

Tài liệu là phương tiện bảo đảm thông tin cho quản lý và sản xuất Theo nghĩa rộng, tài liệu cần thiết cho mọi lĩnh vực hoạt động xã hội loài người, giúp loài người ghi nhớ những tri thức và kinh nghiệm trong quá trình sống, làm việc và đấu tranh bảo vệ quyền

lợi của mình Tài liệu hình thành khi các ký tự, chữ viết xuất hiện 2

Thông qua hai khái niệm trên ta có thể hiểu tài liệu học tập chính là phương tiện dung

để phục vụ cho việc học tập Trong việc học môn kỹ năng Nói thì tài liệu học tập bao gồm giáo trình giảng dạy và những tài liệu thảm khảo bên ngoài như sách, báo, mạng, Học bất

kì một môn nào cũng đều phải cần đến tài liệu học tập, vì thế tài liệu học tập có sức ảnh hưởng lớn đối với sự hài lòng của sinh viên đối với môn kỹ năng Nói

Tài liệu học tập có thể do khoa hoặc do chính GV phụ trách môn cung cấp, ngoài ra sinh viên có thể tự tìm nguồn tài liệu ở thư viện trường hoặc các trang web

Trang 36

với với các sinh viên đã từng học tiếng Trung trước khi vào Đại Học và các sinh viên chưa từng học qua tiếng Trung trước khi vào Đại Học Điều này dẫn đến sự khác biệt trong việc tiếp thu kiến thức vì thế đòi hỏi GV cần phải phân bố thời gian hợp lý, nội dung trong từng giao đoạn phải vừa sức với tất cả sinh viên

2.4.2.3 Vấn đề tự học

Sinh viên từ khóa 2009 trở đi học theo học chế tín chỉ Đặc thù của chương trình đào tạo theo hệ tín chỉ là sinh viên đa phần tự học là chính Trong thời kỳ cổ đại và trung

đại , chủ nghĩa tự học được định nghĩa như sau: Chủ nghĩa tự học, autodidacticism (hay

autodidactism), tiếng Anh là self-education (hay self-learning và self-teaching) là việc học

về một chủ đề hay nhiều chủ đề mà người học có ít hoặc không có sự dạy dỗ chính thống nào Nhiều đóng góp quan trọng được thực hiện bởi những người tự học (autodidacts)

1Nhưng trong thời kỳ hiện đại sự tự học được cho là sự hỗ trợ cho giáo dục , sinh viên được khuyến khích làm việc độc lập Theo giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Phó giáo sư Hà Thị Đức trong cuốn "Lý luận dạy học ĐH "thì" Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở

ĐH Đó là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được qui định " Có thể hiểu , tự học chính là tự giác , chủ động vươn lên nắm bắt tri thức 2

1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_t%E1%BB%B1_h%E1%BB%8Dc

2 http://thuvienso.hcmute.edu.vn/doc/ly-luan-day-hoc-dai-hoc-214706.html

Trang 37

3) Nhằm đảm bảo công bằng và hợp lý trong các cuộc tuyển chọn

4) Nhằm tạo ra sự thi đua phấn đấu.1

Theo quy chế của trường hiện nay, việc đánh giá kết quả học tập được chia làm hai giai đoạn kiểm tra giữa kì và thi cuối kì Giữa kì sẽ chiếm 30% số điểm (gồm đánh giá chuyên cần, bài tập nhỏ và kiểm tra) và cuối kì chiếm 70%

Việc đánh giá kết quả giữa kì và cuối kì của môn kỹ năng nói đều do GV bộ môn đó thực hiện, bao gồm việc cho đề thi, hình thức thi gồm độc thoại, đối thọa hay đối thoại nhóm trên 3 người

1

http://zung.zetamu.net/2012/06/cac-ch%E1%BB%A9c-nang-c%C6%A1-b%E1%BA%A3n-c%E1%BB%A7a-thi-c%E1%BB%AD/

Trang 38

Chương 3

NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH

VIÊN ĐỐI VỚI MÔN KỸ NĂNG NÓI

Đối với một người học ngoại ngữ học tốt kỹ năng nói luôn là một thử thách, do đó

để phần khảo sát được chính xác hơn, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của cô La Thị Thúy Hiền là GV hướng dẫn nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này, bài khảo sát của chúng tôi chia

ra từng nội dung bao gồm: giáo trình môn học, thời gian đào tạo, phương pháp giảng dạy của GV cơ hữu lẫn Bản ngữ, môi trường học tập, thi cử, vấn đề tự học

Trong chương 4, chúng tôi sẽ dựa vào kết quả của bản khảo sát đã thu thập được để tiến hành phân tích, diễn giải cũng như là bình luận kết quả nhằm tìm thông tin trả lời vấn

đề nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ 10/2016 - 01/2017 Do phạm vi nghiên cứu của nhóm chọn là khảo sát các cấp độ của môn Kỹ năng Nói, nên nhóm chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát cho 4 nhóm sinh viên DH13HV01, DH14HV01, DH15HV01và DH16HV01, lần lượt thuộc khóa 2013, khóa 2014, khóa 2015và khóa 2016 chuyên ngành tiếng Trung tại trường ĐH Mở Tp HCM Do thời gian học của các nhóm Sinh viên khác nhau nên chúng tôi chia ra từng đợt thời gian phát phiếu, cụ thể là:

Nam Nữ Số Phiếu Phát Số Phiếu Thu Số Phiếu Phát Số Phiếu Thu

3.0 Bảng thống kê số phiết Phát/Thu

Việc số sinh viên nữ vượt trội hơn số sinh viên nam trong lớp học là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở các lớp Ngoại ngữ ở các trường ĐH

Trang 39

3.1 Kết Quả Bài Khảo Sát

Trong phần này, chúng tôi đã tiến hành thu thập dữ liệu cho bản khảo sát bằng các

dạng câu hỏi sau: trả lời trắc nghiệm Có/Không, sử dụng thang đo Likert theo 5 mức (Hoàn toàn không đồng ý, đồng ý, không ý kiến, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý), thu thập ý kiến bằng câu hỏi tự luận với mong muốn thu được kết quả khảo sát chuẩn

xác và đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên một cách hiệu quả nhất Dưới đây là phần tổng hợp các bảng số liệu điều tra theo từng phần:

Trang 40

CÓ TỶ LỆ KHÔNG TỶ LỆ CÓ TỶ LỆ KHÔNG TỶ LỆ CÓ TỶ LỆ KHÔNG TỶ LỆ CÓ TỶ LỆ KHÔNG TỶ LỆ

Giảng viên giới thiệu các bài

học bên ngoài liên quan đến

môn học ( Website, từ điển,

Bạn có tìm kiếm tài liệu khác

ngoài giáo trình trên lớp để học

Trước khi vào đại học bạn đã

có học qua tiếng Trung chưa ? 11 61.11 7 38.89 16

Bạn cho rằng thời lượng 4 tiết/

1 tuần đã đủ đáp ứng yêu cầu

của bạn với môn kỹ năng Nói? 4 22.22 14 77.78 16

4.0.2 Bảng thống kê số liệu có/không

Ngày đăng: 12/01/2022, 23:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w