TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRONG VIỆC HỌC MÔN KỸ NĂNG VIẾT
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH
NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRONG VIỆC HỌC
MÔN KỸ NĂNG VIẾT 4 KHOA NGOẠI NGỮ
TRƯỜNG ĐH MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tp HCM Tháng 3 năm 2016
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH
NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRONG VIỆC HỌC
MÔN KỸ NĂNG VIẾT 4 KHOA NGOẠI NGỮ
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
BIỂU ĐỒ 8
DANH MỤC VIẾT TẮT 9
LỜI CÁM ƠN 14
TÓM TẮT 15
PHẦN DẪN LUẬN 16
CHƯƠNG 1 17
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 17
1.1 Khái quát tình hình học tập ngành ngôn ngữ Trung Quốc trường đại học Mở Tp.HCM 17
1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 18
1.3 Mục đích nghiên cứu 19
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu 19
1.5 Bố cục nghiên cứu 19
1.6Câu hỏi nghiên cứu……… 19
CHƯƠNG 2 20
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 20
2.1 Một số vấn đề liên quan đến việc giảng dạy bô môn Kỹ năng viết 20
2.1.1 Giáo trình giảng dạy 20
2.1.2 Quy định chuẩn đầu ra của môn học: 22
2.1.3 Vị trí môn kỹ năng Viết trong chương trình đào tạo 22
2.2 Sự hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với môn kỹ năng Viết 23
2.2.1 Khái niệm sự hài lòng 23
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trong việc học môn kỹ năng viết 24
2.2.2.1 Thông tin ngành học 24
2.2.2.2 Tài liệu học tập 24
2.2.2.3 Cơ sở vật chất 25
2.2.2.4 Vấn đề tự học 25
Trang 42.2.2.5 Hoạt động giảng dạy 25
CHƯƠNG 3 26
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
3.2 Khách thể nghiên cứu 26
3.3 Cứ liệu nghiên cứu và trình tự thu thập số liệu 26
3.3.1 Bảng câu hỏi khảo sát 27
3.3.2 Phỏng vấn 28
CHƯƠNG 4 30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
4.1 Phần thông tin chung 30
4.2 Phần nội dung 38
4.2.1 Giáo trình 39
4.2.1.1 Giáo trình Viết 4 phù hợp với khả năng của bạn 39
4.2.1.2 Nội dung giáo trình Viết 4 gần gũi thực tế, tính ứng dụng tốt 39
4.2.1.3 Giáo trình Viết 4 góp phần trau dồi thêm kiến thức để học tốt những môn kỹ năng khác 40
4.2.2 Phương pháp giảng dạy 41
4.2.2.1 GV đảm bảo giờ lên lớp, thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy 41
4.2.2.2 GV có kiến thức sư phạm chuyên sâu, khả năng truyền đạt tốt 41
4.2.2.3 GV thường hướng dẫn dàn bài chi tiết trước khi cho SV viết bài 42
4.2.2.4 GV thường chỉnh sửa bài viết, lỗi văn phạm, chính tả cho SV 42
4.2.2.5GV có giao đề tài làm việc cho mỗi nhóm trong quá trình học 43
4.2.2.6 GV nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của SV về nội dung môn học
43
4.2.3 Nội dung thi cử 44
4.2.3.1 Nội dung đề thi Viết 4 sát với chương trình học 44
4.2.3.2 Điểm số giữa kỳ và cuối kỳ GV đưa ra đánh giá đúng với năng lực học tập của SV 45
4.2.4 Vấn đề tự học 45
4.2.4.1 Sau mỗi lần viết bài , từ vựng, chính tả, ngữ pháp của SV tốt hơn 45
4.2.4.2 Các văn bản mẫu trong giáo trình giúp SV thêm lượng kiến thức mới: 46
Trang 54.2.4.3 Việc phân chia nhóm để viết bài giúp SV nâng cao kỹ năng làm việc nhóm,
nâng cao chất lượng bài viết 46
4.2.4.4 Bạn tìm thêm nguồn tư liệu từ nhiều nguồn khác (thư viện, truyền hình, sách, vở, mạng ) để tham khảo cho bài viết 46
4.2.4.5 Bạn thường online để tham gia thảo luận, trao đổi nội dung học tập với bạn bè 47
4.2.4.6 Việc tự học môn viết giúp bạn nâng cao kiến thức, đạt được kết quả cao trong học tập 47
4.2.4.7 Bạn thường xuyên tham gia các buổi học trên lớp đối với môn học này 48
4.2.5 Cơ sở vật chất 49
4.2.5.1 Phòng học trang bị đầy đủ thiết bị hô trợ công tác giảng dạy và học tập 49 4.2.5.2 Phòng học đảm bảo yêu cầu về ánh sáng, vệ sinh, không gian học tập (bàn ghế, máy điều hòa ) 49
4.2.5.3 Môi trường học tập thuận lợi, không bị tác động từ bên ngoài 50
4.2.5.4 Thư viện đáp ứng nhu cầu tra cứu, tham khảo tài liệu đối với môn học 50
CHƯƠNG 5 52
KẾT LUẬN 52
5.1 Các kết luận chính 52
5.2 Thành công và hạn chế trong quá trình nghiên cứu 54
5.3 Kiến nghị 54
5.3.1 Đối với SV 54
5.3.2 Đối với GV 55
5.3.3 Đối với nhà trường 55
5.4 Một vài gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC 58
PHỤ LỤC 1 58
PHỤ LỤC 2 61
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 1.1: Giáo trình giảng dạy môn kỹ năng viết
Bảng 1.2: Chuẩn đầu ra môn Viết ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Bảng 3.1: Thống kê số liệu phát ra và thu vào của hai lớp
Bảng 3.2: Bảng thống kê số lượng chọn phỏng vấn hai lớp người Việt và người Việt gốc Hoa của DH12HV01 và DH12HV02
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả phiếu khảo sát
Bảng 4.2: Bảng thống kê số SV trước khi vào ĐH Mở đã học qua tiếng Trung
Bảng 4.3: Bảng thống kê kỹ năng học khó nhất đối với SV
Bảng 4.5: Bảng thống kê số lượng bài viết và số lần viết nháp của SV
Bảng 4.6: Bảng thống kê số liệu người Việt , người Việt gốc Hoa và thời gian SV dành cho việc học tiếng Trung và kỹ năng Viết
Bảng 4.8: Bảng thống kê tổng thể
Bảng 4.2.1.1: Giáo trình Viết 4 phù hợp với khả năng của bạn
Bảng 4.2.1.2: SV đánh giá nội dung giáo trình Viết 4
Bảng 4.2.1.3: Giáo trình Viết 4 góp phần trau dồi thêm kiến thức để học tốt những môn kỹ năng khác
Bảng 4.2.2.1: GV đảm bảo giờ lên lớp, thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy
Bảng 4.2.2.2: GV có kiến thức sư phạm chuyên sâu, khả năng truyền đạt tốt
Bảng 4.2.2.3: GV thường hướng dẫn dàn bài chi tiết trước khi cho SV viết bài
Bảng 4.2.2.4: GV thường chỉnh sửa bài viết, lỗi văn phạm, chính tả cho SV
Bảng 4.2.2.5: GV có giao đề tài làm việc cho mỗi nhóm trong quá trình học
Bảng 4.2.3.1: Nội dung đề thi Viết 4 sát với chương trình học
Bảng 4.2.2.6: GV nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của SV về nội dung môn học
Trang 7Bảng 4.2.4.7: Bạn thường xuyên tham gia các buổi học trên lớp đối với môn học này Bảng 4.2.5.1: Phòng học trang bị đầy đủ thiết bị hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập
Bảng 4.2.5.2: Phòng học đảm bảo yêu cầu về ánh sáng, vệ sinh, không gian học tập (bàn ghế, điều hòa )
Bảng 4.2.5.4: Thư viện đáp ứng nhu cầu tra cứu, tham khào tài liệu đối với môn học Bảng 4.2.5.3: Môi trường học tập thuận lợi, không bị tác động từ bên ngoài
Trang 8BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện mức độ khó của các kỹ năng
Biểu đồ 4.7: Thời gian SV dành cho việc học tiếng Trung và môn kỹ năng Viết trong 1 ngày
Trang 10BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc
trong việc học môn kỹ năng Viết
- Sinh viên thực hiện: Diệp Phối Chi
Trịnh Hảo Loan Phùng Trí Hùng
- Lớp: DH13HV01 Khoa: Ngoại Ngữ Năm thứ: 3 Số năm đào tạo:4
- Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Lý Uy Hân
2 Mục tiêu đề tài:
Hiện nay tiếng Trung ngày càng thông dụng ở Việt Nam, bên cạnh ngôn ngữ Anh thì ngôn ngữ Trung Quốc cũng trở thành ngôn ngữ được nhiều SV theo học Đã
có nhiều đề tài nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc của SV khoa ngoại ngữ trường ĐH
Mở, tuy vậy các bài nghiên cứu đều chưa đi sâu vào 1 cấp độ nhất định nên chưa có cái nhìn xác thực, cụ thể về môn học Thông qua bài khảo sát này chúng tôi muốn đi sâu vào 1 cấp độ môn học là Viết 4 để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của SV trong khi học Từ đó nhóm đưa ra những đề xuất, những kiến nghị cho SV, GV và nhà quản lý nhằm cải thiện môn học và nâng cao chất lượng tốt hơn
3 Tính mới và sáng tạo:
Kết quả nghiên cứu sẽ là đóng góp nghiên cứu khoa học đầu tiên tại trường ĐH
Mở Tp.HCM về khảo sát hoạt động học tập của SV học tiếng Trung trong một môn
học cụ thể ở một cấp độ cụ thể (Viết 4)
Kết quả nghiên cứu cũng góp 1 phần nhỏ giúp khoa và thầy cô nắm được tình hình học tập môn Kỹ năng Viết 4, từ đó đưa ra các cách thức quản lý, phương pháp giảng dạy ngày càng hiệu quả và hấp dẫn hơn, giúp SV có thêm hứng thú trong việc học
4 Kết quả nghiên cứu:
Từ kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các SV cho rằng môn Kỹ năng Viết là môn học khó nhất trong 4 kỹ năng ngoại ngữ, trong đó
Trang 11nội dung Viết 4 chưa thật sự phù hợp với trình độ của SV, giáo trình chưa sát thực tế, chưa nhận được sự đồng tình cao từ SV
Thông qua bảng khảo sát và phỏng vấn, phần lớn SV đều mong muốn có giáo trình phù hợp với trình độ của bản thân và phương pháp giảng dạy tạo hứng thú hơn trong học tập
5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Bài nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát mức độ hài lòng của SV trong việc học môn kỹ năng Viết 4 Kết quả đã chỉ ra phần nào những khó khăn và thuận lợi SV gặp phải trong quá trình học môn kỹ năng Viết 4 Hy vọng qua kết quả khảo sát sẽ góp phần giúp nhà quản lý, GV có cái nhìn khái quát hơn về hoạt động học tập của SV, từ
đó đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp nâng cao chất lượng học tập và chọn lựa, đổi mới những giáo trình phù hợp, mang tính thực tiễn cao
6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Ngày 3 tháng 3 năm 2016
SV chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài
Diệp Phối Chi
Trang 12Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Bài nghiên cứu Khảo sát mức độ hài lòng của SV ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trong việc học môn Kỹ năng Viết 4 do nhóm SV Diệp Phối Chi, Trịnh Hảo Loan, Phùng Trí Hùng đã hoàn thành Các em SV đã không ngại khó khăn, vất vả trong việc sưu tầm, đọc và xử lý tài liệu tham khảo, khách quan trình bày kết quả nghiên cứu Các em luôn
là một nhóm làm việc đoàn kết, có phân công công việc rõ ràng nên bài nghiên cứu của các em viết rõ ràng, trong sáng, khúc triết Tuy vậy cách trình bày văn viết, kết quả nghiên cứu nếu được chăm chút chu đáo hơn sẽ mang đến những thành quả tốt hơn Giới hạn này có nguyên nhân do lần đầu làm nghiên cứu khoa học, cũng do quỹ thời gian quá ít nhưng luôn bận rộn với việc vừa học vừa thực hiện nghiên cứu Kết quả nghiên cứu thể hiện tất cả sự yêu mến, đam mê của nhóm với môn học Nghiên cứu khoa học mà lần đầu tiên mình được tiếp cận Tôi chúc mừng các em
Trang 13BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Diệp Phối Chi
Sinh ngày: 18 tháng 11 năm 1995
Nơi sinh: Tp HCM
Lớp: DH13HV01 Khóa: 2013
Khoa: Ngoại Ngữ
Địa chỉ liên hệ: 20/42 Kỳ Đồng Phường 9 quận 3
Điện thoại: 0935044028 Email: diepchi.926@gmail.com
II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Ngôn ngữ Trung Quốc Khoa: Ngoại Ngữ
Kết quả xếp loại học tập: 7.77 Loại : khá
* Năm thứ 2:
Ngành học: Ngôn ngữ Trung Quốc Khoa: Ngoại Ngữ
Kết quả xếp loại học tập: 7.57 Loại : khá
Trang 14LỜI CÁM ƠN
Được sự giúp đỡ quý báu và tận tình của quý thầy cô và Ban giám hiệu nhà trường, chúng em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu Chúng em xin được bày tỏ lời cảm
ơn chân thành đến TS Nguyễn Thúy Nga – phụ trách khoa Ngoại ngữ cùng Quý thầy
cô bộ môn ngành Ngôn ngữ Trung Quốc đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo chúng em trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu
Và đặc biệt, trong thời gian nghiên cứu này, nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo và giúp đỡ nhiệt tình của Thạc sĩ Nguyễn Lý Uy Hân thì chúng em nghĩ đề tài này rất khó có thể hoàn thiện được Thầy đã chỉ ra cho chúng em những khó khăn và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất để hoàn thành được bài nghiên cứu
Nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị sinh viên 2 lớp DH12HV01 và DH12HV02 ngành ngôn ngữ Trung Quốc đã dành thời gian quý báu giúp chúng em hoàn thành bảng khảo sát, giúp chúng em hiểu rõ hơn về những khó khăn cũng như sự hài lòng và nguyện vọng của các anh chị về môn học, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo Kỹ năng Viết 4 nói riêng và ngành Ngôn ngữ Trung Quốc nói chung tại trường ĐH
Mở Tp HCM
Lần đầu bắt tay vào nghiên cứu một đề tài khoa học, trình độ lý luận của chúng
em còn nhiều hạn chế nên bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn
để học thêm nhiều kinh nghiệm và góp phần nâng cao kiến thức của chúng em trong lĩnh vực này hơn
Xin chân thành cảm ơn
Trang 15TÓM TẮT
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được chính thức đưa vào giảng dạy tại trường
ĐH Mở Tp.HCM từ năm học 2005-2006 Qua hơn 10 năm phát triển trường đã đào tạo những cử nhân tiếng Trung Quốc có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của xã hội và nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế SV ra trường luôn dễ dàng tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành đã theo học Tuy nhiên trong quá trình học, ngoài kỹ năng Nghe thì kỹ năng Viết cũng gây không ít trở ngại và khó khăn cho SV Đã có bài nghiên cứu về kỹ năng Nghe của nhóm SV Nguyễn Văn Minh bước đầu đã mang đến những kết quả tích cực cho SV và nhà quản lý, tuy vậy nhóm chỉ khái quát chung, vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu 1 cấp độ môn học nhất định Bài nghiên cứu này nghiên cứu về kỹ năng Viết nhưng đi sâu vào kỹ năng Viết 4 nhằm tìm hiểu đánh giá của SV về chương trình đào tạo kỹ năng Viết 4 của nhà trường, mong muốn nhận được ý kiến phản hồi của SV về: giáo trình học tập; phương pháp giảng dạy; nội dung thi cử; vấn đề đề tự học; cơ sở vật chất
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi là Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên
ngành ngôn ngữ trung quốc trong việc học môn kỹ Năng viết Khách thể nghiên cứu là
SV ngành tiếng Trung của hai lớp DH12HV01 và DH12HV02 Bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp phát phiếu khảo sát kết hợp với việc phòng vấn SV và
GV Thông qua việc sử dụng bài khảo sát gồm 29 câu hỏi, chia thành 2 phần lớn: A Thông tin chung gồm 7 câu hỏi; B Nội dung câu hỏi gồm 22 câu hỏi chia thành 5 phần: Giáo trình học tập (3 câu), phương pháp giảng dạy (6 câu), nội dung thi cử (2 câu), vấn đề tự học (7 câu), cơ sổ vật chất (4 câu), chúng tôi tiến hành khảo sát 53 sinh viên của 2 lớp DH12HV01, DH12HV02 Chúng tôi hy vọng thông qua kết quả khảo sát bước đầu bản thân SV khắc phục những khó khăn trong việc học môn Viết 4, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy của GV
Trang 16PHẦN DẪN LUẬN
Giới thiệu ý tưởng nghiên cứu
Khi học ngoại ngữ thì không thể thiếu 4 kỹ năng nghe, nói , đọc , viết Trong xã hội phát triển ngày nay, bên cạnh nghe được, nói được thì viết cũng chiếm một phần quan trọng nó thể hiện văn hóa và nhận thức của một con người
Chính vì vậy viết đã trở thành một trong 4 kỹ năng quan trọng không kém của người học ngoại ngữ Đã học ngoại ngữ thì không thể không học kỹ năng Viết
Có nhiều SV cho rằng, viết là một việc hết sức khó khăn Đúng như vậy môn Viết thật sự là khó đối với SV Vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu về lĩnh vực này nhằm tìm ra mặt thành công cũng như mặt hạn chế của SV và hệ đào tạo của trường nhằm nâng cao hiệu quả học tập
Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Đề tài Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
trong việc học môn Kỹ năng Viết thuộc lĩnh vực giáo dục
Phạm vi và khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của chúng tôi là SV trường đại học Mở T.p HCM nhóm ngành ngôn ngữ Trung Quốc, cụ thể ở đây là SV khóa 2012-2016 gồm 2 lớp: DH12HV01 và DH12HV02
Phương pháp nghiên cứu
Để có kết quả đánh giá hệ thống, khách quan về mức độ hài lòng của các SV và
GV tham gia cuộc khảo sát, phỏng vấn Chúng tôi thực hiện phát phiếu điều tra và phỏng vấn các SV và GV Các câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần: một là thông tin cá nhân gồm có sáu câu hỏi định lượng và một câu hỏi định tính, phần 2 là thông tin nội dung với thang 5 mức độ của Likert Tập trung vào nội dung chính là:
Mức độ hài lòng về hoạt động học tập trong giờ học môn Kỹ năng Viết của SV (xoay quanh các vấn đề cụ thể: SV; GV; nội dung thi cử; bản thân SV; cơ sở vật chất) Sau khi có được kết quả, chúng tôi tiến hành phân lọai, thống kê, tổng hợp và diễn giải các kết quả của từng câu hỏi mà SV và GV tham gia khảo sát, phỏng vấn
Trang 17CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, trang bị một kỹ năng ngoại ngữ vững chắc là một trong những yếu tố quan trọng giúp các SV dễ có được việc làm theo mong muốn Trong thời đại toàn cầu hóa, với vai trò là một người trẻ tuổi trí thức, nếu không có thêm một ngoại ngữ trong tay, bạn sẽ dễ trở thành người thụt lùi đi sau thời đại, chưa kể việc thiếu kỹ năng ngoại ngữ dẫn đến việc giao tiếp, trao đổi ngôn ngữ với các nước bạn sẽ vô cùng khó khăn, tạo rào cản to lớn trong cơ hội thăng chức; hợp tác; đàm phán; mở rộng mối quan hệ
Chiếm giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực từ giáo dục; kinh tế; luật pháp; thương mại; xuất bản; giải trí cho đến du lịch; dịch vụ; truyền thông; kỹ thuật; nghiên cứu khoa học ngoại ngữ dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các bạn SV khi thi vào các trường cao đẳng, đại học Bên cạnh ngôn ngữ Anh vốn đã trở thành trào lưu học ngoại ngữ hiện nay thì ngôn ngữ Trung Quốc cũng là sự lựa chọn của không ít của các bạn SV khi chọn học ngoại ngữ Tuy vậy, việc làm quen với một ngôn ngữ mới khác hoàn toàn với ngôn ngữ mẹ đẻ đã dẫn đến không ít khó khăn và thử thách cho người học Muốn học tốt ngoại ngữ, nhất thiết phải nắm vững được 4 kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết Lúc mới bắt đầu, người học thường quan tâm và chú trọng kỹ năng Nói
và Nghe, ít quan tâm Đọc và Viết Đến giai đoạn sau họ mới quan tâm đến Viết sau khi đã tích lũy được một số vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp nhất định Tuy nhiên, Viết vẫn gây không ít khó khăn trở ngại cho người học vì muốn viết tốt, viết hay thì ngoài
có vốn từ vựng ra còn đòi hỏi người học phải biết vận dụng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp nhuần nhuyễn cũng như có sự sáng tạo, óc tư duy và niềm đam mê đối với kỹ năng Viết
Có rất nhiều SV cho rằng kỹ năng Viết thật sự khó, ảnh hưởng đến kết quả học tập và bảng điểm sau khi ra trường của họ Có không ít người không thể hoàn thành được môn học và phải đăng ký lại môn học hoặc một số cá nhân không hài lòng với kết quả học tập nên đăng ký học lại để cải thiện điểm số…
1.1 Khái quát tình hình học tập ngành ngôn ngữ Trung Quốc trường đại học
Mở Tp.HCM
Khoa Ngoại Ngữ trường ĐH Mở Tp.HCM được thành lập vào tháng 9 năm
1990, ngành ngôn ngữ Trung Quốc được trường chính thức đưa vào chương trình giảng dạy từ năm 2005 Trải qua hơn 10 năm thành lập và phát triển, trường đã đào tạo những cử nhân tiếng Trung Quốc có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và có sức khoẻ tốt để có thể làm việc hiệu
Trang 18quả trong các ngành có sử dụng tiếng Trung như các phòng chức năng của tỉnh, thành phố, hoặc các lĩnh vực ngành nghề có sử dụng tiếng Trung Quốc, các công ty, nhà máy đáp ứng yêu cầu của xã hội và nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế SV
ra trường luôn dễ dàng tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành đã theo học
Tuy nhiên, qua sự trao đổi cá nhân, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều SV yếu trong kỹ năng Viết Do vậy, yếu trong khâu Viết thường dẫn đến không ít trở ngại cho
SV trong việc học như không viết được các bài văn theo chủ đề; viết câu không đúng cấu trúc ngữ pháp Sau khi tốt nghiệp đi làm khó đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng trong việc soạn thảo hợp đồng, văn bản; viết báo cáo
Đã có nhiều buổi trao đổi giữa GV và SV nhằm tìm ra hướng khắc phục những khó khăn trong chương trình đào tạo; tài liệu học tập; hoạt động giảng dạy; vấn đề tự học; đánh giá kết quả học tập Tuy vậy vẫn chưa đi sâu vào vấn đề cụ thể để tìm ra hướng giải quyết và phương pháp khắc phục Hơn nữa, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc tìm hiểu mức độ hài lòng của SV ngành ngôn ngữ Trung Quốc đối với môn Kỹ năng Viết Vì vậy, chúng tôi hy vọng với công trình này sẽ chỉ ra những khó khăn trong việc học môn Viết của SV, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy của GV
1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Theo sự tìm hiểu của nhóm chúng tôi, có khoảng mười đề tài nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc của SV khoa ngoại ngữ của trường ĐH Mở Việc nghiên cứu này bắt đầu
từ năm học 2012-2013, trong đó đề tài của nhóm Nguyễn Văn Minh có nội dung
nghiên cứu đi sâu vào một môn học cụ thể là Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên
ngành ngôn ngữ Trung Quốc trong việc học môn kỹ năng Nghe tại trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 đã bước đầu trình bày, giải thích được về những
thuận lợi, khó khăn của SV khi học môn kỹ năng Nghe, đề xuất những kiến nghị cho
SV, GV và nhà quản lý nhằm cải thiện môn học tốt hơn Tuy vậy nội dung bài nghiên cứu đi khái quát chung về môn kỹ năng Nghe không trình bày sâu vào một cấp độ nhất định nên chưa có cái nhìn cụ thể, xác thực về từng cấp độ môn học Nhận thấy được
Kỹ năng Viết là môn học thật sự khó, cùng với sự gợi ý, hướng dẫn của GV, nhóm
chúng tôi thực hiện đề tài Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên ngành ngôn ngữ
Trung Quốc trong việc học môn kỹ năng Viết tại trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh nhưng chỉ chọn nghiên cứu về kỹ năng Viết 4 để có cái nhìn cụ thể, xác thực hơn
Trang 191.3 Mục đích nghiên cứu
Nhóm chúng tôi tiến hành tìm hiểu mức độ hài lòng của SV ngành ngôn ngữ Trung Quốc trường ĐH Mở Tp.HCM đối với việc học môn kỹ năng Viết 4, hiểu được nhu cầu, ý kiến của người học về thuận lợi và khó khăn trong các nội dung: tài liệu học tập;
cơ sở vật chất; chương trình đào tạo; hoạt động giảng dạy; vấn đề tự học; đánh giá kết quả môn học
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả công trình nghiên cứu giúp SV khắc phục những khó khăn trong việc học môn Kỹ năng Viết, thay đổi cách nhìn về môn học, từ đó có phương hướng học tập đúng đắn và thái độ học tập tích cực
Ngoài ra, kết quả bài nghiên cứu cũng góp phần giúp khoa và thầy cô nắm được tình hình học tập môn Kỹ năng Viết 4, từ đó đưa ra các cách thức quản lý, phương pháp giảng dạy ngày càng hiệu quả và hấp dẫn hơn, giúp SV có thêm hứng thú trong việc học
1.5 Bố cục nghiên cứu
Bố cục của bài nghiên cứu này bao gồm 5 phần:
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận
1.6 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là Khảo sát mức độ hài lòng của SV ngành ngôn ngữ Trung Quốc học môn kỹ năng Viết 4 khoa ngoại ngữ trường ĐH Mở Tp.HCM
Vì trong quá trình học chúng tôi nhận thấy nhiều sự phản ánh từ phía các bạn
SV học kỹ năng viết 4 về nội dung giáo trình, vấn đề thi cử …
Chính vì vậy, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài này để làm rõ vấn đề với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng học tập của SV và phương pháp giảng dạy của GV
Trang 20CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Một số vấn đề liên quan đến việc giảng dạy bộ môn Kỹ năng Viết
2.1.1 Giáo trình giảng dạy
Giáo trình thông thường cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
Giáo trình cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy
định trong chương trình đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đại học và kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo
Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra đã ban hành
Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, đảm bảocân đối giữa
lý luận và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ
Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện hành
Cuối mỗi chương giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo, câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận và bài tập thực hành
Hình thức và cấu trúc của giáo trình đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy định cụ thể của cơ sở giáo dục đại học 1
Hiện nay, bộ giáo trình chính thức của bộ môn kỹ năng Viết tại trường ĐH Mở Tp.HCM là 《汉语写作教程》- ( Hanyu xiezuo jiaocheng ) của nhà xuất bản ĐH ngôn ngữ Bắc Kinh Nội dung môn học được phân chia ra làm 4 cấp độ từ Kỹ năng viết 1 đến Kỹ năng viết 4, tương ứng:《汉语写作教程》- 二年级用- Kỹ năng viết 1&2; 《汉语写作教程》- 三年级用-Kỹ năng viết 3&4
Theo đó, cấp độ của từng giáo trình được phân chia từ sơ cấp, trung cấp và nâng cao Các nội dung theo từng cấp độ từ 1 đến 4.Ttrong bộ giáo trình này SV được học
1 http://www.dthu.edu.vn/mainPage/documents/15.pdf
Trang 21nhiều vốn từ mới, cách đặt câu, điền từ, sắp xếp trật tự câu hợp lý Mỗi bài đều giúp cho SV nâng cao nhiều điểm ngữ pháp và làm quen với lối viết văn trong tiếng Trung
Cụ thể là trong giáo trình kỹ năng Viết 1 là bước mở đầu giúp cho SV tập làm quen với cách sử dụng hợp lý các dấu câu trong văn phong tiếng Trung, bên cạnh đó còn có các dạng bài tập liên quan đến các dấu câu và điền từ thích hợp vào chỗ trống sao cho hợp lý nhất như dạng bài tập về sửa lỗi từ và dấu câu, sắp xếp trật tự các câu…
Cho tới giáo trình kỹ năng Viết 4 (cấp độ cuối) nối tiếp với các kỹ năng đã học trong các cuốn giáo trình kỹ năng Viết 1&2&3 Giáo trình viết 4 có phần nâng cao hơn
so với 3 cuốn giáo trình đã học trước đó về cách phân tích các tác phẩm văn học và nhiều điểm ngữ pháp, vốn từ vựng mới
Phần lớn nội dung trong giáo trình Viết 1 cho tới Viết 4 đều xoay quanh các dạng bài tập liên quan đến cách đặt câu, điền từ, sửa lỗi sai, sắp xếp trật tự câu, học lối viết văn theo văn phong tiếng Trung
Trên lớp, GV sẽ giải thích các từ mới trong mỗi đoạn văn, tác phẩm hay trích đoạn văn học, sau đó cho SV tự đọc để làm quen với các từ mới đó Khi SV đọc xong,
GV sẽ giải thích ý nghĩa nguyên đoạn văn, tác phẩm hay trích đoạn Ngoài ra GV còn rút ra các điểm ngữ pháp mới xuất hiện trong mỗi bài học
Cuối cùng là cho SV làm các dạng bài tập sau mỗi bài học hoặc giao cho SV về nhà viết một đoạn văn ngắn xoay quanh các chủ đề đã được học trên lớp
Bảng thống kê số lượng bài học và nội dung của giáo trình môn Kỹ năng Viết từ cấp độ 1 –cấp độ 4:
Luyện tập nhận biết các dấu câu, các từ vựng mới, các điểm ngữ pháp, cách sửa lỗi ngữ pháp và dấu câu, cách dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống và sắp xếp
trật tự câu và cách đặt câu
Luyện tập lại các kỹ năng ở cấp độ Viết
1 và nâng cao thêm phần nhận biết các thể loại văn học và các bút pháp, các quan hệ từ được sử dụng trong các thể
loại văn học khác nhau
Luyện tập lại các kỹ năng đã học từ cấp
độ 1&2, có phần nâng cao thêm về cách phân tích chuyên sâu các đặc điểm
Trang 224 6
trong từng thể loại văn học và bắt đầu
để SV tự tập phân tích các thể loại văn
học và viết thành bài văn hoàn chỉnh theo các chủ đề cho sẵn
Bảng 1.1: Giáo trình giảng dạy môn kỹ năng Viết
2.1.2 Quy định chuẩn đầu ra của môn học:
Theo khái niệm chuẩn đầu ra của ngành đào tạo: “Chuẩn đầu ra là quy định
về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ
và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo” 2
Do đó, chuẩn đầu ra cũng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong bậc ĐH&CĐ Theo công văn 7823/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho thấy
mục tiêu rõ ràng trong việc xây dựng nên chuẩn đầu ra là “Công khai với xã hội về
năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường để người học, phụ huynh biết và giám sát Thực hiện những cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và người học nổ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập Đồng thời giúp xác định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên trong việc giảng dạy nhằm giúp sinh viên có tinh thần tự học để vươn lên trong học tập Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang
bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về kỹ năng thực hành, giao tiếp Cuối cùng tạo cơ hội tăng cường hợp tác gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp và
sử dụng nhân lực xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động”
2.1.3 Vị trí môn kỹ năng Viết trong chương trình đào tạo
Theo đề cương môn Kỹ năng Viết trường ĐH Mở Tp.HCM thì chuẩn đầu ra của môn học này được xác định dựa trên việc hoàn thành xong chương trình đào tạo của bộ môn này Đối với môn kỹ năng Viết trường ĐH Mở Tp.HCM thì được chia ra làm 4 cấp độ từ 1-4 Theo chương trình đào tạo tiếng Trung, muốn hoàn thành xong cấp độ Viết 1 thì yêu cầu SV phải học đủ 2 tín chỉ với thời gian quy định là 30 tiết học Cấp độ viết 1 tương ứng với trình độ sơ cấp nên thởi gian chỉ có 30 tiết học Đến cấp
2 ra-nganh-dao-tao/104676/noi-dung.aspx
http://thuvienphapluat.vn/cong-van/Giao-duc/Cong-van-2196-BGDDT-GDDH-cong-bo-chuan-dau-http://www.ou.edu.vn/nn/Documents/1_CTDT_Bien_phien_dich_tieng_Trung_Quoc_khoa_2009.pdf
Trang 23độ Viết 2, SV phải tăng cường học thêm 15 tiết học, tức là 45 tiết học tương ứng với 3 tín chỉ Và tương tự kỹ năng Viết 3&4 cũng yêu cầu SV phải hoàn thành đủ 45 tiết học với 3 tín chỉ Nói chung kiến thức ở mỗi cấp độ sẽ được nâng cao lên một chút và thời gian học được phân chia như vậy là khá hợp lý
Môn kỹ năng Viết có số tín chỉ tương đương với các môn kỹ năng khác như Nghe, Nói, Đọc Môn kỹ năng Viết 1 được sắp xếp bắt đầu từ học kỳ 3 của năm nhất Cụ thể là môn Viết 1 được học song song với Kỹ năng nghe hiểu 2, Kỹ năng đọc 2, Kỹ năng nói 3 Sau đây là bảng thống kê về chuẩn đầu ra cụ thể của Môn kỹ năng Viết:
Cấp độ viết Số tín chỉ yêu cầu Thời gian học
Bảng1.2: Chuẩn đầu ra môn Viết ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Viết là một kỹ năng đòi hỏi phải có sự tìm hiều, tìm tòi và có vốn từ vựng vững vàng kết hợp với nhiều yếu tố khác Viết theo nghĩa đơn giản là hành động đặt chữ, biểu tượng, số từ, ý lên giấy theo quy luật, cấu trúc của ngôn ngữ (hoặc lên màn hình máy tính Viết là thường để nhấn mạnh hoặc giải thích ý tưởng Một bài viết tốt là một bài viết rõ ràng, xúc tích, đúng ngữ pháp và cú pháp, đúng hình thức trình bày, người đọc có thể dễ dàng hiểu được đúng và chình xác ý tưởng, mục đích của người viết
2.2 Sự hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với môn kỹ năng Viết
2.2.1 Khái niệm sự hài lòng
Có nhiều cách định nghĩa về sự hài lòng
Theo Fornell (1995) sự hài lòng hoặc sự thất vọng sau khi tiêu dùng, được định nghĩa như là phản ứng của khách hàng về việc đánh giá bằng cảm nhận sự khác nhau giữa kỳ vọng trước khi tiêu dùng với cảm nhận thực tế về sản phẩm sau khi tiêu dùng
nó
Theo Hoyer và MacInnis (2001) cho rằng sự hài lòng có thể gắn liền với cảm giác chấp nhận, hạnh phúc, giúp đỡ, phấn khích, vui sướng
Theo Hansemark và Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là một thái
độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”
Trang 24Theo Zeithaml & Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ
Sự hài lòng được định nghĩa theo nhiều cách nhìn nhận khác nhau Các khái niệm trên đều được định nghĩa xoay quanh chủ thể là khách hàng, lấy khách hàng làm thước đo
Đối với đề tài nghiên cứu của chúng tôi thì “khách hàng” ở đây chính là “sinh viên”, chúng tôi lấy SV làm thước đo để nói lên được ý nghĩa của sự hài lòng trong việc học môn kỹ năng Viết Đối với việc học bộ môn kỹ năng Viết chúng tôi giới hạn trong 8 nội dung bước đầu ảnh hưởng đến việc học bộ môn Kỹ năng Viết như sau: thông tin ngành học, tài liệu học tập, cơ sở vật chất, vấn đề tự học, hoạt động giảng dạy, đánh giá môn học, đánh giá khả năng học tập của bản thân, ý nghĩa cá nhân.3
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trong việc học môn kỹ năng viết
2.2.2.1 Thông tin ngành học
Việc tìm hiểu thông tin ngành học là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả của SV trong suốt quá trình học và có thể sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này khi đã tốt nghiệp ra trường Một khi chọn ngành học không phù hợp với khả năng chuyên môn và sở thích của bản thân thì sẽ không tạo ra được kết quả tốt đối với SV Vì vậy việc xác định rõ ngành học là vô cùng quan trọng đối với SV
2.2.2.2 Tài liệu học tập
Tài liệu học tập là yếu tố không thề thiếu đối với mọi ngành học nói chung và đối với bộ môn kỹ năng Viết nói riêng Một cuốn tài liệu hay và ý nghĩa sẽ góp phần tiếp thêm sự hứng thú trong việc học đối với SV Nói cách khác cuốn tài liệu hay giáo trình chính là người bạn đồng hành trong suốt quá trình học tập của SV SV sẽ có thêm động lực học tập nếu biết cách chọn cho mình tài liệu phù hợp với ngành học và khả năng của bản thân
Đối với việc học ngoại ngữ nói chung và ngôn ngữ Trung Quốc nói riêng thì giáo trình đầy đủ nội dung là yêu cầu tất yếu Đối với bộ môn Viết thì yếu tố nội dung mang tầm quan trọng hàng đầu, tiếp đến là về mặt hình thức như chữ viết phài rõ nét,
3 http://dl.ueb.edu.vn/browse?type=subject&order=ASC&rpp=20&offset=20
Trang 25chính xác, hình ảnh sinh động…Những yếu tố này sẽ góp phần tạo nên sự linh hoạt hơn trong việc học môn Viết này
2.2.2.3 Cơ sở vật chất
Các cơ sở vật chất cũng là một trong những yếu tố tạo nên niềm hứng khởi trong việc học đối với SV Nhiều SV cảm thấy nhàm chán đối với việc học vì nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ tiện nghi dẫn đến một chất lượng học tập không tốt trong lúc học
và trong lúc thi cử
2.2.2.4 Vấn đề tự học
Ngoài giờ học trên lớp thì SV cần trau dồi về vấn đề tự học Sau giờ học SV có thể tự dành cho bản thân vài giờ để củng cố lại các kiến thức đã học trên lớp, ngoài ra, cần phải tìm đọc và tham khảo các tài liệu liên quan đến ngành học, môn học của mình Đối với việc học ngoại ngữ nói chung và ngành ngôn ngữ Trung Quốc nói riêng thì việc tự học là vô cùng quan trọng, nó có thể quyết định đến chất lượng học tập của mỗi SV Cái hay của việc tự học là có thể giúp SV củng cố và trau dồi thêm nhiều kiến thức mới Bộ môn kỹ năng Viết là một môn học khô khăn, nhàm chán nhưng khi SV biết cách tự học thì sẽ cảm thấy môn học này rất ý nghĩa
Ở bất kỳ bậc học hay cấp học nào hoạt động tự học cũng có ý nghĩa quan trong đối với kết quả học tập, tuy nhiên đối với SV ở các trường đại học nó càng thiết thực hơn, bởi hoạt động tự học của SV ở các trường đại học có nét đặc thù so với phổ thông, thể hiện hoạt động nhận thức của SV ở mức cao hơn, mang tính chất độc lập, tự lực, tự giác, sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức
Theo giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Phó giáo sư Hà Thị Đức trong cuốn "Lý luận dạy học ĐH” thì “Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học Đó là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được qui định "
2.2.2.5 Hoạt động giảng dạy
Việc giảng dạy của GV cũng góp phần tạo thêm nhiều động lực học tập đối với
SV Nếu GV có phương pháp giảng dạy tốt thì đào tạo ra được những SV có trình độ tốt Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng trong việc học tập SV có hiểu rõ nội dung bài học hay không một phần nhờ vào sự tương tác giữa GV đối với SV, nó chính
là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra chất lượng học tập tốt
Trang 26CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ học kỳ ba năm học 2014-2015 đến học
kỳ hai năm học 2015-2015, công việc cụ thể như sau:
08/2015 đến 10/2015: sưu tầm và đọc tài liệu liên quan
10/2015 đến 11/2015: thiết kế bảng câu hỏi và phát phiếu khảo sát
11/2015 đến 01/2016: phân tích số liệu và viết bài
01/2016 đến 02/2016: sửa chữa bài viết
02/2016 đến 03/2016: hoàn thiện và in ấn bài nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu tại cơ sở 371 Nguyễn Kiệm trường ĐH Mở Tp.HCM
3.2 Khách thể nghiên cứu
Trước khi phỏng vấn và phát phiếu khảo sát, chúng tôi đã liên hệ với lớp trưởng hai lớp DH12HV01 và DH12HV02 để lấy những thông tin cần thiết về giờ học, danh sách lớp, email và số điện thoại
Chúng tôi đã sử dụng hai loại phương pháp nghiên cứu là phát phiếu khảo sát và phỏng vấn Chúng tôi chọn hai phương pháp này cho việc phục vụ đề tài nghiên cứu là
vì hai phương pháp này phù hợp với mục đích nghiên cứu của chúng tôi
Phương pháp phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi để đối tượng phỏng vấn trả lời, như vậy sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn nữa ý kiến của người đối thoại, giúp cho việc nghiên cứu đạt được hiệu quả hơn
Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi, cách này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực bằng việc thông qua các câu hỏi định tính và định lượng cho các đối tượng phỏng vấn trả lời một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian, không bị đi sai hướng nghiên cứu của chúng tôi
3.3 Cứ liệu nghiên cứu và trình tự thu thập số liệu
Trang 273.3.1 Bảng câu hỏi khảo sát
Theo Wilkinson và Birmingham (2003), bảng câu hỏi khảo sát được sử dụng để thu thập một lượng thông tin lớn từ mẫu khảo sát và có thể được phân tích dễ dàng và nhanh khi đã thu thập được dữ liệu.4
Chúng tôi đã chọn thời gian phát phiếu vào trước kỳ kiểm tra giữa giờ ngày 11/12/2015, để đảm bảo số lượng SV đi học đầy đủ nhất , do đó chúng tôi sẽ có thể thu
10-về với số phiếu đầy đủ Chúng tôi đã có mặt ở đó trực tiếp tại trường ĐH Mở Tp HCM cơ sở Nguyễn Kiệm lớp DH12HV01 và DH12HV02 để phát phiếu và giải đáp những thắc mắc của SV về những câu hỏi khảo sát, kết quả chúng tôi đã thu về được
53 phiếu, cụ thể như sau:
Phiếu phát ra Phiếu thu về Đạt tỉ lệ
Bảng 3.3.1: Thống kê số liệu phát ra và thu vào của hai lớp
Theo bảng thống kê trên chúng tôi đã thu về 100% số phiếu qua kiểm tra chúng tôi thấy 100% số phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi Đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành nghiên cứu Sau đó, chúng tôi sử dụng phần mền Excel để phân tích , thống kê số liệu thu được
Bảng câu hỏi chúng tôi chia làm hai phần, phần một là thông tin cá nhân và nội dung câu hỏi nghiên cứu
Trong phần thông tin cá nhân gồm có sáu câu hỏi định lượng và một câu hỏi định tính, vì để các SV tự tin, thoải mái và trả lời những câu hỏi nên chúng tôi không yêu cầu SV ghi họ, tên mà chỉ để thông tin về khóa học và giới tính Các câu hỏi dạng lựa chọn với bốn đáp án nhất định cho SV dễ dàng trong việc trả lời liên quan đến vấn đề của SV trong việc học môn kỹ năng Viết Câu hỏi định tính để SV dành bao nhiêu thời gian học tiếng Trung và kỹ năng Viết 4
ngoại ngữ trường ĐH Mở Tp.HCM
Trang 28Phần nội dung câu hỏi, các câu hỏi được đánh giá theo thang đo 5 mức độ của Likert từ (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Phân vân; (4) Đồng ý ; (5) Hoàn toàn đồng ý Với thang đo này người trả lời phải chọn một đáp án theo những đề nghị được trình bày sẵn trong bảng Chúng tôi sử dụng dạng thang đo này để đánh giá năm tiêu chí liên quan đến giáo trình học, GV, vấn đề thi cử, bản thân SV và
cơ sở vật chất nhằm đánh giá mức độ hài lòng của SV về môn kỹ năng Viết 4
3.3.2 Phỏng vấn
Theo Vũ Cao Đàm (2006): Phỏng vấn có các loại như: phỏng vấn có chuẩn bị trước, phỏng vấn không có chuẩn bị trước, phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại nhóm chúng tôi chọn loại phỏng vấn thứ nhất với các câu hỏi có sẵn với mục đích tìm ra mức độ hài lòng của SV đối với giáo trình học, GV, vấn đề thi cử, bản thân
SV và cơ sở vật chất để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu khi mà bảng khảo sát không bao quát cụ thể
SV của hai lớp gồm có người Việt học tiếng Trung và người Việt gốc Hoa học tiếng Trung, nên khi phỏng vấn sẽ có những cảm nhận riêng biệt, những suy nghĩ khác nhau Để bài nghiên cứu đạt được hiệu quả nhóm chúng tôi chọn đối tượng phỏng vấn bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên kết hợp chọn mẫu phi ngẫu nhiên có mục đích từ hai danh sách lớp do hai lớp trưởng cung cấp.mẫu phỏng vấn gồm 8 SV, trong
đó có 4 SV ở lớp DH12HV01 ( 2 SV người Việt ( 1 nam và 1 nữ) và 2 SV người Việt gốc Hoa ( 1 nam và 1 nữ)), lớp DH12HV02 cũng có 4 SV là ( 2 SV người Việt ( 1 nam và 1 nữ) và 2 SV người Việt gốc Hoa ( 1 nam và 1 nữ)) Cụ thể là:
Cách lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên được tính như sau:
Người Việt học tiếng Trung
Còn 2 đối tượng không đồng ý trả lời phỏng là 1 SV người Việt lớp DH12HV01
và 1 SV người Việt gốc Hoa lớp DH12HV02, chúng tôi chọn 2 đối tượng khác bằng cách chọn mẫu phi ngẫu nhiên, chúng tôi đến hai lớp trên và xin được cuộc hẹn phỏng vấn với SV hai lớp đó
Người Việt Người Việt gốc Hoa DH12HV01(Tổng 30 SV, chọn 4 SV) 18 người (chọn 2) 12 người (chọn 2)
Trang 29DH12HV02(Tổng 23 SV, chọn 4 SV) 16 người (chọn 2) 7 người (chọn 2)
Bảng 3.3.2: Bảng thống kê số lượng chọn phỏng vấn hai lớp người Việt và người Việt
gốc Hoa của DH12HV01 và DH12HV02 Danh sách SV được lập theo bảng chữ cái a,b,c theo thứ tự người Việt trước, người Việt gốc Hoa sau Đối với lớp DH12HV01 thì STT từ 1 đến 18 là người Việt và STT 19 đến 30 là người Việt gốc Hoa Lớp DH12HV02 thì STT từ 1 đến 16 là người Việt và từ 17 đến 23 là người Việt gốc Hoa
Để quá trình phỏng vấn đạt hiệu quả tốt, chúng tôi đã xin cuộc hẹn với 8 SV trên với nội dung phỏng vấn là ba câu hỏi liên quan đến mức độ hài lòng của SV về môn
kỹ năng Viết 4
Nhóm chúng tôi đã chọn phỏng vấn trực tiếp ghi nội dung và ghi âm lại cuộc phỏng vấn và để xác định tính xác thực của nội dung, sau khi phỏng vấn chúng tôi đọc lại những gì đã ghi và cho đối tượng phỏng vấn nghe lại đoạn ghi âm “Việc làm này giúp người phỏng vấn – chủ nhiệm đề tài – có thể bao quát những nội dung được đề cập và biết cần phải làm rõ thêm nội dung nào trong những nội dung này cũng như những nội dung chưa được bàn đến” 5
Ngoài phỏng vấn SV, chúng tôi còn phỏng vấn GV liên quan đến bộ môn viết 4
để tìm hiểu sâu hơn về đề tài nghiên cứu này
Chúng tôi chọn hai GV chuyên về bộ môn viết để phỏng vấn với những câu hỏi được chuẩn bị sẵn, thời gian và địa điểm phỏng vấn do GV tự chọn Do GV không sắp xếp được thời gian gặp mặt nên đã trả lời phỏng vấn qua điện thoại, chúng tôi xin phép ghi âm các cuộc phỏng vấn vào ngày 17/02/2016 với những nội dung câu hỏi liên quan đến bộ môn viết 4 như sau:
1 Giáo trình Viết 4 có tính liền mạch với giáo trình Viết 1,2,3 không ; giáo trình Viết 4 có tính ứng dụng tốt đối với SV không ?
2 Cách triển khai bài giảng môn Viết 4 của GV như thế nào ; có hướng dẫn dàn bài chi tiết hoặc cho bài tập về nhà không, nếu có thì bao nhiêu ?
3 GV cho SV viết bài theo cá nhân hay theo nhóm ?; sửa bài theo cách nào ? (theo cá nhân hay theo nhóm)
4 GV đánh giá chung về năng lực học và thái độ của SV về môn Viết 4 như thế nào ?
Trên đây nhóm nghiên cứu đã trình bày các bước thực hiện để thu thập cứ liệu nghiên cứu và các hình thức nghiện cứu Ở chương sau nhóm sẽ trình bày kết quả nghiên cứu đồng thời tiến hành bình luận kết quả khi cần thiết
cử nhân biên-phiên dịch tiếng Anh ”
Trang 30CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ở chương này, nhóm nghiên cứu trình bày các kết quả thu thập được và tiến hành bình luận các kết quả này, cụ thể là : GV, giáo trình, vấn đề thi cử, bản thân SV và cơ
sở vật chất
Chúng tôi tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu theo trình tự như sau: trước hết trình bày ở phần thông tin cá nhân, sau đó trình bày và phân tích phần nội dung các câu hỏi kết hợp các dữ liệu phỏng vấn từ SV và GV để làm rõ nội dung nghiên cứu
4.1 Phần thông tin chung
Do đề tài nghiên cứu của chúng tôi liên quan đến môn kỹ năng Viết 4, nên chúng tôi chỉ khào sát hai lớp năm tư là: DH12HV01và DH12HV02, thuộc khoá 2012 chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại trường ĐH Mở Tp HCM Chúng tôi tiến hành phát phiếu vào hai ngày 10 và 11/12/2015 với tổng số phiếu phát ra là 53 phiếu, tổng
số phiếu thu về là 53 phiếu, 100% số phiếu hợp lệ Trong đó, SV nam 7/53 chiếm 13% trên tổng số đây là hiện tượng thường thấy ở các lớp ngoại ngữ
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả phiếu khảo sát
Trong phần này, chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu bằng các câu hỏi có đáp án đồng nhất, đáp án không đồng nhất, sử dụng thang đo Likert theo 5 mức độ (rất không đồng ý, không đồng ý, phân vân, đồng ý, rất đồng ý) và thu thập ý kiến bằng câu hỏi tự luận kết hợp phỏng vấn để thu được kết quả chuẩn xác và đánh giá mức độ hài lòng của SV một cách hiệu quả nhất Dưới đây là phần tổng hợp bảng số liệu điều tra: Dưới đây là phần phân tích chi tiết bảng số liệu điều tra
Câu 3: Trước khi vào ĐH Mở SV đã từng học qua tiếng Trung
Theo bảng thống kê ta có thể thấy rằng trước khi vào ĐH Mở, số SV chưa học qua tiếng Trung chiếm hơn 58%, số đã từng học qua rồi chiếm 42%, trong đó, số lượng từng học qua trên 3 năm chiếm 26,42% tỉ lệ, giữa SV đã từng học và chưa từng học tiếng Trung khi chưa vào trường sẽ có những ảnh hưởng nhất định đền việc học
Trang 31môn kỹ năng viết 4 Những SV chưa học qua tiếng Trung sẽ gặp gặp nhiều khó khăn khi học cùng giáo trình, cùng một chất lượng giảng dạy với những SV đã từng học qua
Câu 3: Trước khi
Bảng 4.2: Bảng thống kê số SV trước khi vào ĐH Mở đã học qua tiếng Trung
Câu 4: SV trả lời kỹ năng Viết là khó nhất
So sánh với tỷ lệ chưa từng học qua tiếng Trung hơn 58% và tỉ lệ nhận xét kỹ năng Viết là khó nhất chiếm 64% Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ trả lời hợp lý và xác thực Viết là một kỹ năng gây nên những khó khăn nhất cho SV
Trang 32Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện mức độ khó của các kỹ năng
Câu 5 và câu 6: Trong một khóa học SV viết bao nhiêu bài viết và số lần viết
nháp của SV
Trong một khóa học SV được viết từ 5 đến 10 bài chiếm hơn 54% , chiếm tỉ lệ cao nhất, tỉ lệ bài viết dưới 5 bài chiếm ít nhất 20,75% Vậy trong một khóa học số lương bài đã viết thì tương đối phù hợp với SV
SV có thói quen viết nháp trước khi viết vào bài nộp cho GV, viết một lần nháp thì chiếm hơn 52%, 4 hoặc hơn 4 lần thì chiếm ít nhất 7,55% Không ai là không viết nháp trước khi nộp bài cho GV trong môn kỹ năng viết 4
Câu 5:Trong khóa
học, bạn được viết
bao nhiêu bài viết
(không tính bài thi)
Câu 6:Trong khóa
học, mỗi bài viết
đơn vị %
Nghe Nói Đọc Viết
Trang 33Bảng 4.5: Bảng thống kê số lượng bài viết và số lần viết nháp của SV
Câu 7: SV người Việt hay người Việt gốc Hoa, một ngày dành bao nhiêu thời
gian cho việc học
Số lượng SV người Việt học tiếng Trung chiếm nhiều nhất hơn 64%, và số lựơng người Việt gốc Hoa chỉ chiếm 35,85%, điều đó thấy rằng số SV học tiếng Trung tại trường ĐH Mở chiếm đa số là người Việt
Theo bảng số liệu ta thấy, bình quân trong một ngày SV dành ra thời gian từ 2 đến 3 tiếng cho việc học tiếng Trung chiếm tỉ lệ cao nhất 44,2 % , tỉ lệ thấp nhất là học đưới 1 tiếng chiếm 2,9%
Trong một ngày, thời gian dành cho việc học môn viết từ 1 đến 2 tiếng chiếm tỉ
lệ cao nhất là 50%, tỉ lệ thấp nhất là trên 3 tiếng chiếm 0% Giữa hai số liệu vừa nêu trên chúng ta có thể thấy rằng thời gian SV dành cho việc học môn Viết chiếm 50% trong thời gian học tiếng Trung (so sánh giữa số liệu học tiếng Trung cao nhất và số liệu học môn Viết cao nhất)
Câu 7 đã nói đúng đối với việc SV nhận xét kỹ năng Viết là khó nhất vì số lượng thời gian SV dành ra để học môn Viết 4 trên tổng thời lượng dành ra học tiếng Trung
là 50% Phân tích sâu hơn qua thời gian học tiếng Trung và môn Viết nói riêng giữa
SV người Việt và người Việt gốc Hoa như bảng thống kê thì không chêch lệch nhiều