Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên đối với bài giảng của giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau Liệt Thoại Phương Lan Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nộ
Trang 1Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên đối với bài giảng của giảng viên Trường Cao đẳng
Cộng đồng Cà Mau
Liệt Thoại Phương Lan
Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Nghd: PGS.TS Phạm Văn Quyết
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với nội dung bài giảng
của giảng viên Khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với phương pháp giảng dạy của giảng viên Khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc kiểm tra đánh giá của giảng viên
Keywords: Đánh giá giáo dục; Giáo dục cao đẳng; Sự hài long; Chất lượng bài giảng Contents:
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đánh giá giảng dạy là một công việc khá mới mẻ đối với giáo dục đại học nước ta cả về lí luận lẫn thực tiễn Kết luận tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học ngày 05 tháng
01 năm 2008, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh: “Về giảng viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiếp tục ban hành quy chế giảng viên
và chuẩn giảng viên cho từng vị trí công tác Tất cả giảng viên đại học đều phải có năng lực giảng dạy, nghiên cứu và phải được đánh giá qua sinh viên và đồng nghiệp về trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, năng lực quản lý giáo dục” Trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, ban hành theo QĐ số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007, Điều 8, Tiêu chuẩn
5 về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên có quy định việc “…tổ chức đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học” Như vậy việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên hay có thể gọi là đánh giá giảng dạy (teaching evaluation) là một yêu cầu không thể thiếu được đối với một cơ sở đào tạo nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục Trong những năm qua, Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát động nhiều cuộc vận động để
không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục như: “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không
Trang 2đáp ứng nhu cầu xã hội”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo”
Đối với giáo dục đại học, Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nhấn mạnh: “Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học, đặc biệt cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học”
Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Cà Mau bắt đầu đào tạo bậc cao đẳng hệ chính qui từ năm học 2008 Đa số giảng viên của trường cũng đã và đang áp dụng phương pháp giảng dạy mới nhằm giúp cho sinh viên tích cực hơn trong hoạt động học tập, năng động và tư duy sáng tạo
Theo QĐ 66/2007/ QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng, đòi hỏi sự cần thiết sinh viên đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên Làm tốt được yêu cầu này chắc chắn sẽ tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động giảng dạy của GV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường Với cơ sở đào tạo mới mẻ như Trường CĐCĐ Cà Mau, đây là một đòi hỏi cần thiết
Chính vì lý do này tôi đã chọn đề tài: “Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên đối với bài giảng của giảng viên tại Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Cà Mau”
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với nội dung bài giảng của giảng viên
- Khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với phương pháp giảng dạy của giảng viên
- Khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc kiểm tra đánh giá của giảng viên
3 Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu này tiến hành khảo sát sự hài lòng của sinh viên các lớp cao đẳng chính quy tại trường CĐCĐ Cà Mau đối với bài giảng của giảng viên đang giảng dạy tại trường
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này, việc khảo sát mức độ hài lòng của SV đối với bài giảng của giảng viên bao gồm:
+ Hài lòng với nội dung bài giảng
+ Hài lòng với phương pháp giảng dạy
+ Hài lòng với việc kiểm tra đánh giá
Trang 34 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Sự hài lòng của sinh viên đối với bài giảng của giảng viên tại trường CĐCĐ Cà Mau
4.2 Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên cao đẳng hệ chính qui trường CĐCĐ Cà Mau
5 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Sinh viên trường CĐCĐ CM hài lòng như thế nào về nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và việc kiểm tra đánh giá của giảng viên ?
- Những yếu tố đặc điểm cá nhân (giới tính, ngành học, khóa học, thời gian tham dự lớp học và học lực) nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với việc giảng dạy của giảng viên ?
5.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên trường CĐCĐ CM hài lòng về nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy
và việc kiểm tra đánh giá của giảng viên ở mức độ trung bình
- Sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy phụ thuộc vào giới tính, ngành học, khóa học, thời gian tham dự lớp học, học lực của sinh viên
6 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
6.1 Phương pháp tra cứu tài liệu
Các tài liệu có liên quan đến đề tài đã được tham khảo:
Các báo cáo, văn kiện, văn bản pháp quy liên quan đến việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về HĐGD của giảng viên;
Các đề tài có liên quan đến việc đánh giá bài giảng của giảng viên
6.2 Phương pháp điều tra
Điều tra sinh viên, giáo viên nhằm thu thập thông tin định lượng và định tính cho đề tài:
Đối với dữ liệu định lượng, đề tài sử dụng các phương thu thập thông tin với các bảng hỏi
đã được chuẩn bị từ trước Bảng hỏi cho thu thập thông tin định lượng gồm 23 câu được chia thành 4 lĩnh vực
Lĩnh vực 1: thông tin về môn học (câu 1 – 3)
Lĩnh vực 2: thông tin về sinh viên (câu 4-7)
Lĩnh vực 3: thông tin về bài giảng
+ Nội dung bài giảng (câu 8-12)
+ Phương pháp giảng dạy (câu 13-18)
+ Hình thức kiểm tra đánh giá (câu 19-20)
Trang 4Lĩnh vực 4: Các ý kiến khác (câu 21-23)
Đối với các dữ liệu định tính đề tài cũng đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với
03 giảng viên và 09 sinh viên
6.3 Phương pháp chọn mẫu điều tra
Trường CĐCĐ Cà Mau hiện tại có 03 ngành, tác giả chọn cả 3 ngành gồm Kế toán, Công nghệ thông tin và Anh văn Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản
Kích thước mẫu là 350 sinh viên của 3 ngành học trong trường: Kế toán, Công nghệ thông tin và Anh Văn
Hai ngành Kế toán và Công nghệ thông tin, mỗi ngành trên chọn ra 150 sinh viên rải đều
từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, tương ứng với các khóa 2009, 2010 và 2011 Riêng ngành Anh Văn do số lượng sinh viên tham gia học tập tại trường thuộc ngành này ít hơn so với ngành kế toán và công nghệ thông tin nên chỉ chọn 50 sinh viên cũng rải đều từ năm thứ nhất tới năm thứ
ba của cả 03 khóa 2009, 2010 và 2011
Mỗi chuyên ngành đào tạo sẽ chọn 1 giảng viên để phỏng vấn Do đó có tất cả 3 giảng viên tham gia phỏng vấn
Mỗi khóa học chọn ngẫu nhiên 3 sinh viên để phỏng vấn Do đó có tất cả 9 sinh viên tham gia phỏng vấn
7 Khung lý thuyết
Mô hình SSRM về duy trì và thỏa mãn nhu cầu của sinh viên - The Student Satisfaction and Retention Model (SSRM), from (Keaveney and Young, 1997) cho thấy bài giảng của giáo viên bao gồm nội dung, phương pháp giảng dạy và việc kiểm tra đánh giá hướng đến nhận thức của sinh viên, tạo ra ở họ tâm thế, tình cảm với bài giảng trên 3 phương diện này Theo đó nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy và việc kiểm tra đánh giá đáp ứng ở mức độ nào đó đối với nhu cầu của học viên, từ đó sự hài lòng của sinh viên với bài giảng nói chung được thể hiện Tuy nhiên mức độ hài lòng của họ với nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và việc kiểm tra đánh giá lại phụ thuộc trước hết vào các đặc điểm của chủ thể sự hài lòng – người tiếp nhận bài giảng là sinh viên (giới tính, ngành/môn học, khóa học, thời gian tham dự lớp học, học lực) Bởi
vì khi theo học tại một trường nào đó thì sinh viên có những kỳ vọng nhất định về những gì mình đạt được từ khóa học thông qua việc truyền thụ kiến thức của giảng viên
Vì vậy khung lý thuyết được trình bày như sau:
Trang 5• Biến độc lập: đặc điểm sinh viên gồm giới tính, ngành học, năm học, thời gian tham
dự lớp học, học lực của SV
• Biến phụ thuộc: Sự hài lòng của sinh viên với bài giảng
Giới tính của
sinh viên
Ngành/môn học
Khóa học Thời gian tham
dự lớp học
Học lực
Sự hài lòng của sinh viên với bài giảng: (Nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy và việc
kiểm tra đánh giá)
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1] Phạm Thị Bích (2011), Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc
đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên, Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong
giáo dục, Viện đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội
[2] Nguyễn Kim Dung (2010), “Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng
dạy và quản lý của một số trường ĐH Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học đánh giá Xếp
hạng các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, trang 203-209
[3] Lê Văn Hảo (2005), Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy: một vài kinh nghiệm thế
giới và tại Trường đại học Nha Trang, kỷ yếu Hội thảo Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy
và nghiên cứu khoa học của giảng viên Tr24-tr29, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm
2005
[4] Nguyễn Chí Hòa- Đinh Thị Xuân Hạnh, Bước đầu đánh giá bài giảng của giảng
viên….trong cuốn “Kiểm định đánh giá và quản lý chất lượng đào tạo đại học” NXB Đại học
quốc 2008
[5] Philip Kotler, 2003 Quản trị Marketing (Vũ Trọng Hùng, hiệu đính Phan Thăng) Nhà xuất
bản Thống Kê
[6] Mai Thị Quỳnh Lan (2005), Một số ưu và nhược điểm của việc sinh viên đánh giá giảng
viên, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của
giảng viên của ĐHQG, tr56-tr60, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2005
[7] Mai Thị Quỳnh Lan (2007), Một số ưu và nhược điểm của việc sinh viên đánh giá giảng viên,
Đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên, Ninh Thuận
[8] Vũ Thị Quỳnh Nga (2008), Một số yếu tố ảnh hưởng đ ến việc đ ánh giá của sinh viên
đ ối với hoạt đ ộng giảng dạy, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, Viện đảm bảo Chất
lượng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội
[9] Hoàng Thảo Nguyên (2011), “Sự cần thiết của giáo án đối với giảng viên cao đẳng, đại
học”, Số 3-2011, Tạp chí Khoa học công nghệ, Đại học Đông Á
[10] Phạm Văn Quyết (2009), Thiết kế công cụ đo lường và khảo sát cho nghiên cứu định
lượng, Đại học KH Xã hội Nhân văn, Hà Nội
[11] Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB
Đại học Quốc Gia Hà Nội
[12] Nguyễn Thị Thắm (2011), Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại
trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh , Luận văn Thạc sĩ
Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Viện đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội
[13] Nguyễn Văn Tuấn (2009), Lý luận dạy học, Tài liệu bài giảng của Trường Đại học sư phạm
kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
[14] Nguyễn Xuân Thảo (2000), “ Một quan điểm của Hoa Kỳ về vấn đề giáo dục đại học như
một dịch vụ trong giáo dục xuyên biên giới”- Phạm Thị Ly dịch, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Giáo
dục so sánh lần 3: Hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo đại học ở Việt Nam: Cơ hội và
Trang 7thách thức
[15] Nguyễn Thị Trang (2010), Xây dựng mô hình đánh giá mức độ hài lòng của Sinh viên với
chất lượng đào tào tại trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tr94- tr99, Tuyển tập báo cáo
hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
[16] Phạm Viết Vượng (2000), Giáo Dục Học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm
2000
[17] Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường cao đẳng
[18] Bộ Giáo dục và đ ào tạo (2008), Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đ ánh giá chất lượng
trường đại học
[19] Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Nxb Thống Kê
Tài liệu tiếng nước ngoài
[20] Ali Kara, Pennsylvania State University-York Campus & Oscar W DeShields, Jr.,
California State University, Northridge (2004), Business Student Satisfaction, Intentions
and Retention in Higher Education: An Empirical Investigation
[21] G.V Diamantis và V.K Benos, University of Piraeus, Greece (2007), Measuring
student satisfaction with their studies in an International and European Studies Departerment,
Operational Research, An International Journal Vol.7 No 1, pp 47 – 59
[22] Siskos, Y., Bouranta, N., Tsotsolas, N (2005), Measuring service quality for students in
higher education: the case of a business university, Foundations of Computing and Decision
Sciences, 30, 2, 163-180
[23] Amina Hameed, Shehla Amjad (2011), Students’ satisfaction in Higher Learning Institutions: A
Case Study of COMSATS Abbottabad, Pakistan, Iranian Journal of Management Studies (IJMS)
Vol.4, No.1, March 2011, pp: 63-77
[24]DeShields Jr, O W., Kara, A and Kaynak, E (2005), Determinants of business student
satisfaction and retention in higher education: applying Herzberg’s two-factor theory
International Journal of Educational Management, 19 (2), 128-139