1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự ảnh hưởng của các loại hình giải trí trên mạng đến việc học tập của sinh viên ngành ngôn ngữ trung quốc nghiên cứu khoa học

51 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH BAN CHẤP HÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA LẦN THỨ XIX NĂM 2018 CÔNG TRÌNH: SỰ Ả

Trang 1

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

BAN CHẤP HÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA

LẦN THỨ XIX NĂM 2018

CÔNG TRÌNH:

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ TRÊN MẠNG ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC

Mã số công trình: ………

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 8

DANH MỤC VIẾT TẮT 9

TÓM TẮT 10

CHƯƠNG 1 11

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11

1.1 Lý do chọn đề tài 11

1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 12

1.3 Mục đích nghiên cứu 13

1.4 Kết cấu 13

CHƯƠNG 2 14

CƠ SỞ LÍ THUYẾT 14

2.1 Khái niệm giải trí 14

2.2 Các loại hình giải trí 15

2.3 Tác động của các loại hình giải trí đến sinh viên 15

CHƯƠNG 3 19

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Trình tự thực hiện các bước nghiên cứu 19

3.2 Phương pháp phân tích số liệu 20

3.3 Giới hạn phạm vi khảo sát 20

CHƯƠNG 4 21

PHÂN TÍCH VÀ DIỄN GIẢI 21

KẾT QUẢ KHẢO SÁT 21

4.1 Về thông tin chung của sinh viên 21

4.2 Yêu cầu của sinh viên khi theo học học chế tín chỉ 22

4.3 Thời gian sinh viên dành ra để tham gia các loại hình giải trí tiếng Trung trên mạng 23

4.4 Sự lựa chọn của sinh viên đối với từng loại hình giải trí tiếng Trung trên mạng 27

4.5 Một số ý kiến của sinh viên về lợi ích khi tham gia các loại hình giải trí tiếng Trung trên mạng; Sự ảnh hưởng của các loại hình giải trí này đến việc học tập và mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến tiếng Trung 32

Trang 3

CHƯƠNG 5 43

KẾT LUẬN 43

5.1 Kết luận của quá trình nghiên cứu 43

5.2 Thành công và hạn chế của đề tài nghiên cứu 45

5.2.1 Thành công 45

5.3 Kiến nghị 45

5.4 Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo 47

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Tài liệu sách báo 48

Tài liệu Internet 48

PHỤ LỤC 51

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Thống kê số phiếu khảo sát 26

Bảng 2 Bảng thông tin chung 28

Bảng 3 So sánh thời lượng học giữa hệ đào tạo theo niên chế và tín chỉ 29

Bảng 4 Thời gian sinh viên học tiếng Trung sau giờ học trên lớp 30

Bảng 5 Tỉ lệ sinh viên dành trên 5 giờ để học tiếng Trung sau giờ học trên lớp 30

Bảng 6 Thời gian sinh viên tham gia các loại hình giải trí trên mạng 31

Bảng 7 Thời gian mỗi lần sinh viên tham gia các loại hình giải trí trên mạng 32

Bảng 8 Tỉ lệ sinh viên dành trên 5 giờ tham gia các loại hình giải trí trên mạng 32

Bảng 9 Thời điểm sinh viên tham gia các loại hình giải trí trên mạng 33

Bảng 10 Tỉ lệ sinh viên tham gia các loại hình giải trí trong giờ học trên lớp 33

Bảng 11 Tỉ lệ sinh viên lựa chọn tham gia các loại hình giải trí trên mạng 34

Bảng 12 Sinh viên khóa 2015 xếp thứ tự yêu thích loại hình phim ảnh 35

Bảng 13 Sinh viên khóa 2016 xếp thứ tự yêu thích loại hình phim ảnh 35

Bảng 14 Sinh viên khóa 2017 xếp thứ tựyêu thích loại hình phim ảnh 35

Bảng 15 Sinh viên khóa 2015 xếp thứ tự yêu thích loại hình âm nhạc……… 36

Bảng 16 Sinh viên khóa 2016 xếp thứ tự yêu thích loại hình âm nhạc……… 36

Bảng 17 Sinh viên khóa 2017 xếp thứ tự yêu thích loại hình âm nhạc……… 36

Bảng 18 Sinh viên khóa 2015 xếp thứ tự yêu thích loại hình game………37

Bảng 19 Sinh viên khóa 2016 xếp thứ tự yêu thích loại hình game………37

Trang 5

Bảng 20 Sinh viên khóa 2017 xếp thứ tự yêu thích loại hình game 37

Bảng 21 Sinh viên khóa 2015 xếp thứ tự yêu thích loại hình truyện 38

Bảng 22 Sinh viên khóa 2016 xếp thứ tự yêu thích loại hình truyện 38

Bảng 23 Sinh viên khóa 2017 xếp thứ tự yêu thích loại hình truyện……… 38

Bảng 24 Tỉ lệ việc tham gia các loại hình giải trí có giúp ích cho việc học tiếng Trung 39

Bảng 25 Tỉ lệ sinh viên tham khảo phụ đề 39

Bảng 26 Tỉ lệ sinh viên tham gia câu lạc bộ hoặc các hoạt động liên quan đến tiếng Trung 40

Bảng 27 Tỉ lệ sinh viên học thuộc những câu yêu thích 41

Bảng 28 Mục đích sinh viên tham gia các loại hình giải trí trên mạng 42

Bảng 29 Tỉ lệ việc tham gia các loại hình giải trí giúp nâng cao vốn kiến thức tiếng Trung 42

Bảng 30 Sinh viên khóa 2015 xếp thứ tự loại hình Phim ảnh giúp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ 43

Bảng 31 Sinh viên khóa 2016 xếp thứ tự loại hình Phim ảnhgiúp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ 43

Bảng 32 Sinh viên khóa 2017 xếp thứ tự loại hình Phim ảnh giúp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ 44

Bảng 33 Sinh viên khóa 2015 xếp thứ tự loại hình âm nhạc giúp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ 44

Bảng 34 Sinh viên khóa 2016 xếp thứ tự loại hình âm nhạc giúp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ 44

Bảng 35 Sinh viên khóa 2017 xếp thứ tự loại hình âm nhạc giúp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ 45

Bảng 36 Sinh viên khóa 2015 xếp thứ tự loại hình game giúp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ 45

Bảng 37 Sinh viên khóa 2016 xếp thứ tự loại hình game giúp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ 45

Bảng 38 Sinh viên khóa 2017 xếp thứ tự loại hình game giúp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ 46

Trang 6

Bảng 39 Sinh viên khóa 2015 xếp thứ tự loại hình truyện giúp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ 46

Bảng 40 Sinh viên khóa 2016 xếp thứ tự loại hình truyện giúp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ 47

Bảng 41 Sinh viên khóa 2017 xếp thứ tự loại hình truyện giúp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ 47 Bảng 42 Tỉ lệ việc tham gia các loại hình giải trí ảnh hưởng đến việc học tiếng Trung 47

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 Thời gian sinh viên học tiếng Trung sau giờ học trên lớp 30

Biểu đồ 2 Thời gian sinh viên tham gia các loại hình giải trí 31

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

Tp: Thành phố

Tp HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 9

TÓM TẮT

Ngành ngôn ngữ Trung Quốc chính thức được đưa vào giảng dạy tại các trường đại cao đẳng từ lâu Việc ra đời ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là sự nắm bắt vận hội của loại ngôn ngữ đã rất phổ biến trên thế giới và ngày càng có vai trò quan trọng trong giao lưu ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế không chỉ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc mà còn đáp ứng nhu cầu giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và một số quốc gia sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc ngày càng nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau

học-Trong những năm qua, số lượng sinh viên theo học ngành ngôn ngữ Trung Quốc ngày càng tăng lên, tuy số lượng sinh viên của ngành học này không nhiều bằng những ngành học ngoại ngữ khác như Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Nhật nhưng nhân lực ngành tiếng Trung luôn thu hút các nhà tuyển dụng Sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Trung Quốc luôn có cơ hội việc làm rất lớn và đa dạng Trong quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên trên giảng đường, có rất nhiều yếu tố tác động đến việc học tập của sinh viên, mà trong đó không thể không nhắc đến yếu tố sinh viên tham gia các loại hình giải trí nói chung và các loại hình giải trí trên mạng nói riêng cũng như mức độ ảnh hưởng của các

loại hình giải trí này đối với việc học của sinh viên Vì vậy, đề tài nghiên cứu Sự ảnh

hưởng của các loại hình giải trí trên mạng đến việc học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ là công trình nhỏ đi tiên phong về lĩnh vực này Điều này tạo nên sự hứng

thú đặc biệt cho nhóm khi khai thác đề tài mới, nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho nhóm khi nhóm thiếu những cơ sở dữ liệu hay những tài liệu tham khảo khi thực hiện Thông qua quá trình phát phiếu khảo sát gồm 19 câu hỏi, phân thành hai nội dung: Thông tin chung (4 câu hỏi) và Ý kiến sinh viên về thời gian tham gia, lợi ích, mức độ ảnh hưởng của các loại hình giải trí trên mạng (15 câu hỏi) Nhóm chúng tôi tiến hành khảo sát

79 sinh viên của ba lớp (DH15HV01, DH16HV01, DH17HV01) nhằm tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đã nêu Kết quả khảo sát là thành quả bước đầu mang tính khoa học giúp các đơn vị có liên quan trong trường hiểu rõ hơn về ngành học đang đào tạo, nhu cầu của sinh viên, từ đó có những hỗ trợ trong chính sách, định hướng trong giảng dạy để tạo

môi trường học tập tiếng Trung ngày một hiệu quả hơn

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài

Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, mối quan hệ của Trung Quốc đối với các nước trên thế giới ngày một gắn kết mật thiết hơn, khiến cho vị trí của tiếng Trung ngày càng được xem trọng trên thế giới, và đã trở thành một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới Vì vậy con người không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình để làm tăng sức cạnh tranh của bản thân trong công việc và cuộc sống Nắm bắt được xu thế này, giới trẻ ngày nay đã tiến hành học tập và nghiên cứu tiếng Trung, từ đó làm cho tỉ lệ người học tiếng Trung ngày càng gia tăng Họ đã không ngừng tìm kiếm cho bản thân cách học tiếng Trung thích hợp nhất, nhưng học tập như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất, đây luôn là vấn đề nan giải hiện nay Điều cơ bản nhất trong việc tìm kiếm phương pháp học tập tốt chính là làm thế nào để vừa mang lại khả năng tiếp thu kiến thức nhanh nhất vừa khơi dậy niềm hứng thú học tập cho người học

Cùng với nhịp sống của con người, chúng ta không thể phủ nhận rằng Internet không chỉ mang lại cho chúng ta rất nhiều công dụng, mà còn trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống Internet chính là nguồn tài nguyên cung cấp thông tin học tập và giải trí cho con người, đặc biệt là giới trẻ Chẳng hạn như các trang web về sách, từ điển, phim ảnh, âm nhạc, các lớp học online về tiếng Trung, đặc biệt là các loại hình giải trí có thể mang lại vô vàn hứng thú Từ đó, tỉ lệ sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc lựa chọn các loại hình giải trí đa dạng ngày càng nhiều

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc muốn đạt được kết quả học tập tốt nhất thì phải hiểu được nền văn hóa lịch sử Trung Quốc Ngoài việc tiếp thu các kiến thức từ nhà trường thì việc sinh viên tự tìm hiểu, học tập và giải trí thông qua các loại hình giải trí trên mạng cũng là một kênh đáng quan tâm như phim ảnh, âm nhạc, game, truyện…Thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng rằng có thể khái quát bức tranh về mức độ tham gia các loại hình giải trí trên mạng, đồng thời giúp sinh viên hạn chế tối đa vấn đề lạm dụng các loại hình giải trí làm ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên

Điều thiết yếu nhất để giúp sinh viên chuyên ngành đạt được kết quả học tập như mong muốn là chúng ta cần phải hiểu rõ không chỉ về đất nước mà còn về lịch sử văn hóa, phong tục tập quán và nghệ thuật đặc sắc của Trung Quốc Chính vì vậy, đối với một đất nước có bề dày lịch sử 4000 năm, để sinh viên có thể vừa tăng khả năng tiếp thu nhanh nguồn kiến thức lớn mà còn tạo được sự hứng thú đối với người học thì phương pháp học

Trang 11

tập thông qua các loại hình giải trí cụ thể như: phim ảnh, âm nhạc, game, truyện là lựa chọn khác Sự phát triển của nền công nghiệp phim ảnh và âm nhạc Trung Quốc ngày một thu hút sự chú ý của toàn thế giới, không những vậy, phim ảnh Trung Quốc còn thể hiện các đặc điểm, phong tục tập quán, văn hóa lịch sử của từng vùng miền một cách trực quan nhất Vì thế, chúng ta có thể tìm hiểu và tiếp thu toàn diện những tinh hoa và văn hóa của Trung Quốc, từ đó giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận và học tập được loại ngôn ngữ của thế giới này Bên cạnh đó, việc xem phim ảnh và nghe các thể loại âm nhạc của Trung Quốc cũng có thể giúp cho sinh viên nâng cao các kĩ năng chuyên ngành cụ thể là nghe, nói, đọc, viết tốt hơn Hơn nữa, bằng cách xem phim có thể giúp sinh viên rèn luyện cách phát âm chuẩn tiếng lóng và thành ngữ tục ngữ của người bản xứ Ngoài ra còn một loại hình giải trí khác không những mang lại cho sinh viên môi trường giải trí

mà còn đem lại cho họ nhiều cơ hội trò chuyện với người Trung Quốc và nâng cao tốc độ phản xạ nhanh khi giao tiếp, đó chính là các trò chơi trực tuyến của Trung Quốc Vì vậy,

nghiên cứu về Sự ảnh hưởng của loại hình giải trí trên mạng đối với việc học tập của

sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là một chủ đề mới mẻ, thú vị và mang lại nhiều

lợi ích cho nhu cầu học tiếng Trung của giới trẻ hiện nay

1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Có một số nghiên cứu đã thực hiện những đề tài liên quan đến mức độ ảnh hưởng của các loại hình giải trí trên mạng đối với thanh niên Theo chúng tôi tìm hiểu thì bài nghiên

cứu của sinh viên Nguyễn Cẩm Tuyên trường Đại học Cần Thơ (2003) với đề tài“Sự tác

động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam – thực trạng và giải pháp” phần nào liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của nhóm chúng tôi

Trong đó, đề tài nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Cẩm Tuyên đã phân tích nhu cầu giải trí của thanh niên Việt Nam hiện nay và sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống con người nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng Đề tài này đã đưa ra các yếu

tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn và mức độ tham gia các hoạt động giải trí của thanh niên trong thời gian rỗi phù hợp với lứa tuổi, trình độ hiểu biết cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình Bên cạnh đó cũng chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của các loại hình giải trí ảnh hưởng đến thanh niên Việt Nam Ngoài ra trong đề tài cũng nêu lên những biện pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam trong tương lai Tuy vậy đối tượng nghiên cứu của đề tài này rất rộng, kết luận chỉ mang tính chung chung, chưa chỉ rõ được những tác động cụ thể đối với đối tượng chuyên biệt, vì vậy

Trang 12

chưa nêu ra được biện pháp cụ thể nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực

1.3 Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về sự ảnh hưởng của bốn loại hình giải trí trên mạng đối với việc học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc bao gồm: phim ảnh, âm nhạc, game và truyện Chúng tôi muốn hiểu rõ về bốn loại hình này và sự ảnh hưởng của

nó đến việc học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Dựa vào việc phân tích nguyên nhân, kết quả nghiên cứu chỉ ra được yếu tố tác động đến quá trình tiếp thu kiến thức và nâng cao kĩ năng chuyên ngành của sinh viên

Tìm hiểu về thực trạng của sinh viên khi tham gia các loại hình giải trí trên mạng; Xác định tầm ảnh hưởng của các loại hình giải trí này đối với quá trình học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc; Đề ra một số phương pháp cụ thể để cho sinh viên có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà các loại hình giải trí này mang lại, đồng thời giúp cho sinh viên có thể hạn chế tối đa những mặt tiêu cực khi tham gia các loại hình giải trí này.Trong quá trình học tập, có thể giúp cho sinh viên hiểu được một cách sâu sắc và đồng thời mang lại động lực học tập cho sinh viên Ngoài việc giúp cho sinh viên không ngừng nâng cao trình độ tiếng Trung mà còn giúp cho các bạn sinh viên lựa chọn được phương pháp học tập đúng đắn

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của bốn loại hình giải trí tiếng Trung trên mạng, cụ thể là: phim ảnh, âm nhạc, game và truyện đối với sinh viên

Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc khóa 2015, 2016, 2017

1.4 Kết cấu

Bố cục bài nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lí thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Phân tích và diễn giải kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận

Trang 13

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÍ THUYẾT

2.1 Khái niệm giải trí

Có rất nhiều khái niệm liên quan về các hoạt động giải trí trong đời sống xã hội hiện nay Trong bài nghiên cứu của nhóm liệt kê bốn khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Nguyễn Khắc Viện (1994) Từ điển xã hội học viết rằng: “Giải trí là một dạng hoạt

động của con người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và mỹ học Giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân mà còn là nhu cầu của đời sống cộng đồng”

Đoàn Văn Chúc (1997) Xã hội học văn hóa viết rằng: “Hoạt động giải trí nằm trong hệ

thống các loại hoạt động của con người và là hoạt động duy nhất không gắn với nhu cầu sinh học nào” Theo ông, có bốn dạng hoạt động mà con người phải thực hiện, đó là:

 Hoạt động lao động sản xuất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và của cả xã hội Đó là nghĩa vụ xã hội của mỗi người

 Hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong xã hội như chăm sóc con cái, chăm sóc gia đình, thăm viếng họ hàng, bạn bè…Đó là nghĩa vụ cá nhân của mỗi người

 Hoạt động thuộc đời sống vật chất của con người như nấu nướng, ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân… Đó là hoạt động thỏa mãn nhu cầu vật chất của mỗi người

 Hoạt động thuộc đời sống tinh thần của mỗi cá nhân như thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo…Đó là hoạt động thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mỗi người

Đinh Thị Vân Chi (2001) Nhu cầu giải trí của thanh niên viết rằng: “Giải trí là hoạt

động trong thời gian rỗi, nhằm giải tỏa căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm

mỹ” Năm 2003 trong Nhu cầu giải trí của thanh niên, tác giả cũng viết rằng: “Giải trí

là dạng hoạt động cuối cùng trong số bốn dạng hoạt động trên Nó mang tính chất tự do hơn các dạng hoạt động còn lại Vì không gắn với nhu cầu sinh học nào, nó không hề mang tính cưỡng bức, con người có quyền lựa chọn theo sở thích, trong khuôn khổ hệ chuẩn mực của xã hội Nó là bước chuyển từ những hoạt động nghĩa vụ, bổn phận sang những hoạt động tự nguyện Nó đồng thời là những hoạt động không mang tính vụ lợi nhằm mục đích giải tỏa sự căng thẳng tinh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong

Trang 14

tâm hồn và cao hơn, đó là sự rung cảm về thẩm mĩ Thời gian dành cho hoạt động này được gọi là thời gian rỗi.” 1

2.2 Các loại hình giải trí

Loại hình giải trí là tập hợp các cách thức giải trí được phân loại theo tính chất, độ tuổi

và là những hoạt động mà con người tham gia trong thời gian rỗi để giải tỏa căng thẳng,

áp lực sau những giờ làm việc và học tập mệt mỏi, hình thành tư duy, thói quen và nhân cách thông qua những hoạt động giải trí cụ thể

Loại hình giải trí được phân ra làm hai loại:2

 Giải trí cấp ngày: Diễn ra trong thời gian rỗi cấp ngày Nghĩa là khoảng thời gian còn lại sau khi đã trừ đi hao phí thời gian cho việc lao động, ăn uống, nghỉ ngơi Trong thời gian rỗi cấp ngày của sinh viên có các hình thức giải trí phổ biến như xem tivi, nghe nhạc, chơi thể thao, dạo phố

 Giải trí cấp tuần: Diễn ra chủ yếu trong hai ngày nghỉ cuối tuần, sinh viên thường giải trí ngoài trời như đi chơi với bạn bè, dã ngoại, cắm trại, uống cafe Hoạt động giải trí thường tham gia trong thời gian rỗi cấp tuần thường là những việc ưa thích của bản thân hoặc là những hoạt động vui chơi tập thể

Các loại hình giải trí truyền thống và hiện đại:

 Hình thức giải trí truyền thống là hình thức giải trí của con người mang tính chất lâu đời, được giữ gìn và phát triển từ thế hệ cha ông cho đến ngày nay Đồng thời, hình thức giải trí truyền thống cũng gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng…(ví dụ: kéo co, đua thuyền, cờ vua, cờ tướng, ô ăn quan…)

 Hình thức giải trí hiện đại là các hoạt động giải trí có sự kết hợp, hỗ trợ hoặc tác động của công nghệ thông tin, Internet, khoa học công nghệ (ví dụ: xem phim, nghe nhạc, đọc truyện online, chơi game…)

2.3 Tác động của các loại hình giải trí đến sinh viên

Sinh viên hiện có nhiều điều kiện để tiếp cận với các loại hình giải trí trên mạng Các loại hình giải trí này ngày càng đa dạng và phong phú Tuy vậy trong khuôn khổ bài nghiên cứu, chúng tôi tập trung tìm hiểu bốn loại hình sau: phim ảnh, âm nhạc, game, truyện

Trang 15

https://xemtailieu.com/tai-lieu/su-tac-dong-cua-cac-loai-hinh-giai-tri-den-doi-song-thanh-nien-viet-nam-thuc-viết là "wuxia") thường có bối cảnh là thời phong kiến, và nhiều cuộc giao tranh bằng vũ khí Đôi lúc trong nội dung của nó thường có lồng ghép vào những yếu tố giả tưởng, thần

bí Phim cổ trang (historical drama) thường mượn câu chuyện lịch sử để phản ánh một sự kiện lịch sử nào đó Ngoài ra nó có thể dựa vào các câu chuyện lịch sử này để hư cấu làm cho bộ phim mang tính lôi cuốn, hấp dẫn hơn Cho nên nó có thể có nhiều thể loại: hài hước, hành động, tình cảm…tất cả đều trên nền cổ trang Sở dĩ phim Trung Quốc đi theo chiều hướng như vậy là không quá khó để lí giải Họ hội tụ đủ các yếu tố để có thể hoàn thành một bộ phim cổ trang đặc sắc Trước hết, ta phải nói đến là phim trường và hoạt cảnh, Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới Chính vì vậy, việc sở hữu các khung cảnh thiên nhiên và các công trình kiến trúc cổ là một thế mạnh của họ

1.3.2 Âm nhạc: Âm nhạc Trung Quốc hiện nay điển hình có: OST phim (Original

Sound Track), nhạc Hoa lời Việt, nhạc Cổ Phong

OST phim: Nhạc phim có thể là nhạc đã thu âm sẵn đi kèm và đồng bộ với hình ảnh của một bộ phim, sách, chương trình truyền hình hay video game Một album nhạc phim được phát hành một cách thương mại âm nhạc trong nhạc phim của một bộ phim Bên cạnh nội dung, diễn xuất cũng như sự đầu tư kĩ lưỡng thì các bản nhạc phim là một trong những yếu tố thành phần không thể thiếu, tạo nên nét đặc sắc cho bộ phim Đặc biệt, các bản nhạc phim của làng giải trí Hoa ngữ luôn được nhiều người mến mộ bởi ca từ ý nghĩa, giai điệu ngọt ngào

Trào lưu nhạc Hoa lời Việt: Hình thức này khá phổ biến, khi phối hợp giữa giai điệu

âm nhạc Hoa cùng với ngôn ngữ Tiếng Việt Nhiều nhạc sĩ đã mượn nền nhạc ấy để viết nên những ca khúc bằng lời Việt Những ca sĩ đầu tiên hát thể loại nhạc Hoa lời Việt phải

kể đến Huy Tùng, Hoàng Dũng, Thanh Tâm Ban đầu, trào lưu này chỉ được phổ biến ở các tỉnh miền Nam, đặc biệt là Tp.HCM Tuy nhiên, chính chất nhạc dễ nghe và phần lời

ý nghĩa đã giúp các ca khúc nhạc Hoa lời Việt chiếm được tình cảm của khán giả mọi miền đất nước

Đối với nhạc Cổ Phong: Đặc điểm quan trọng của các ca khúc Cổ Phong là sự tồn tại của “độc thoại” cùng “văn án”, hai điểm này không tồn tại ở các ca khúc thuộc thể loại Trung Quốc Phong Lời bài hát trong các ca khúc Cổ Phong cũng chú trọng về gieo vần hơn, mang lại cảm giác phong nhã hơn Nhiều bài mượn dùng cả thi từ cổ, điển hình như các sáng tác của Finale (Mặc Minh Kỳ Diệu) Một đặc điểm khác của Cổ Phong là thường có trường hợp từ nhạc (khúc) của một người khác mà viết lại lời (từ) cho mình, chính vì thế chuyện có hai, ba bản Cổ Phong nghe giống nhau về nhạc là chuyện không hiếm khi xảy ra Thể loại này cũng sử dụng nhiều nhạc khí Trung Quốc hơn, đa số đều có

âm điệu du dương, tốc độ thong thả tạo nên cảm giác phiêu dạt.Bản thân chúng tôi là những sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy âm nhạc Trung Quốc cũng có sức ảnh hưởng lớn đến sinh viên chuyên ngành

Trang 16

1.3.3 Game:

Trong năm qua, thị trường game Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc Trung Quốc

đã vượt mặt Mĩ để trở thành “cường quốc game” nếu tính theo lợi nhuận thu về từ các trò chơi điện tử Tầm quan trọng của ngành công nghiệp game Trung Quốc trên toàn thế giới cũng đang được thể hiện rất rõ Tencent Holdings Ltd, doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc

và cũng là một trong mười doanh nghiệp công nghệ lớn mạnh nhất toàn cầu, gặt hái được rất nhiều thành công từ bộ phận mobile gaming và quảng cáo mobile Ngoài ra, Tencent cũng sở hữu mạng xã hội WeChat và tựa game online đình đám League of Legends Game Trung Quốc phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, nhận được sự ưa thích của giới trẻ Nhiều game thủ và các chủ quán game cho biết, trò chơi điện tử của Trung Quốc đã thống trị thị trường Việt Nam trong nhiều năm nay Các trò chơi có yếu tố Trung Quốc chiếm hơn 95% tổng số game Trò chơi Trung Quốc đặc biệt phổ biến ở Việt Nam vì có sự tương đồng về văn hoá và lịch sử giữa hai nước Vào năm 2016, những game đề tài Tam Quốc hay game kiếm hiệp chiếm khoảng 30% các chủ đề của các game online trên toàn thị trường Việt Nam Mới đây, một trang tin game lớn của Trung Quốc là 178.com nói rằng

"game Trung Quốc sản xuất đang thống trị thị trường Việt Nam", trong đó, họ dẫn chứng hẳn tên các game thành công tại Việt Nam như Võ Lâm Truyền Kỳ, Thiên Long Bát Bộ, Tây Du Ký, Kiếm Thế, Tinh Thần Biến Hiện nay đa số các bạn trẻ chơi game Trung Quốc đã được Việt hóa và một số ít các bạn trẻ chơi game gốc Trung Quốc để giao lưu kết bạn và nâng cao khả năng hiểu biết tiếng Trung.1

1.3.4 Truyện:

Tiểu thuyết Trung Quốc đang là loại văn học chiếm lĩnh áp đảo thị trường đọc ở Việt Nam những năm gần đây Ngày càng nhiều tiểu thuyết trên mạng của Trung Quốc ăn khách đến mức được chuyển thể thành phim truyền hình, điện ảnh, được dựng thành game online…Tiểu thuyết Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam và nhận được đông đảo sự

yêu thích từ giới trẻ Việt Những tác phẩm văn chương cổ điển như “Thủy Hử”, “Tam

quốc diễn nghĩa” hay những tác phẩm văn học của Trung Quốc với tác giả nổi tiếng như

Mặc Ngôn, Lỗ Tấn nếu nhận được sự quan tâm lớn của độc giả Việt những thế hệ trướcvà

có lượng độc giả khá vững chắc thì hiện nay nó đã không còn thu hút được nhiều sự quan tâm của giới trẻ 2

Theo sự phát triển của dòng văn học Trung Quốc, có lẽ dòng tiểu thuyết Trung Quốc nổi tiếng nhất ở Việt Nam là tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc với nhiều thể loại như: xuyên không, cổ đại, huyền huyễn, hắc đạo, đam mỹ, bách hợp, quân nhân… Lướt qua

sự truyền bá rầm rộ của nó trong khoảng 5 năm gần đây, chúng ta thấy nó có nguồn mạch

từ những năm 2006-2007, sau khi trào lưu văn học linglei (với những tác giả Vệ Tuệ,

1 Trích: http://infogame.vn/thi-truong/game-trung-quoc-thong-linh-tai-thi-truong-viet-nam-nhu-the-nao-51211.html

2 Trích: http://dantri.com.vn/van-hoa/nguoi-viet-nam-say-me-sach-trung-quoc-nhu-the-nao-1427405925.htm

Trang 17

Cửu Đan, Xuân Thụ…) tạm lắng xuống Tào Đình được cho là tác giả đầu tiên có sách xuất hiện ở Việt Nam với tiểu thuyết khá đình đám lúc bấy giờ qua bàn tay của dịch giả Trang Hạ Sau đó là sự xuất hiện của hàng loạt những tác giả Tân Di Ổ, Phỉ Ngã Tư Tồn, Đồng Hoa, Minh Hiểu Khê, Diệp Lạc Vô Tâm…những tên tuổi khá nổi tiếng của tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc Truyện ngôn tình khá hấp dẫn về mặt nội dung, hình thức

Đa dạng về đề tài, đáp ứng nhu cầu của nhiều loại độc giả Cốt truyện đơn giản, mạch lạc,

dễ theo dõi, lại nói về chuyện tình yêu phong phú, có truyện gay cấn, hồi hộp, có truyện lãng mạn, trong sáng, ngôn ngữ dễ hiểu, dễ tiếp thu Nhân vật có tính cách, tâm lý, thói quen gần gũi với bạn đọc trẻ Vì đặc điểm bình dân, đại chúng, nó phù hợp với số đông độc giả vốn không thích đọc cái gì quá cao siêu, khó hiểu, nhất là trong thời đại đầy sự căng thẳng và áp lực như ngày nay Có hàng loạt hội những người yêu thích truyện ngôn tình mà theo khảo sát là 99% là nữ giới, và dao động từ 15 đến 30 tuổi (thanh niên), chúng ta có phần lớn sách dịch của một nhà xuất bản là sách Trung Quốc (mà chủ yếu là ngôn tình) Phần lớn những tác phẩm văn học mạng được yêu thích ở Trung Quốc đều đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt, bao gồm những tiểu thuyết tình yêu của gần 100 “cây bút online” người Trung Quốc Đa số giới trẻ Việt Nam thích đọc truyện Trung Quốc online, bên cạnh đó công việc dịch sách, truyện Trung Quốc hay viết fanfic cũng thu hút được phần đông giới trẻ Việt Nam 1

1 Trích:

Trang 18

http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/van-hoc-nuoc-ngoai-va-van-hoc-so-sanh/6571-CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Trình tự thực hiện các bước nghiên cứu

Trên cơ sở lí thuyết về các loại hình giải trí đã trình bày ở chương 2 và căn cứ thực tế tình hình sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, chúng tôi triển khai các bước nghiên cứu như sau:

Bước 1: Thiết lập bảng câu hỏi nghiên cứu Bảng gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung liên quan đến người trả lời các câu hỏi (Giới tính, niên khóa,

người Việt gốc Hoa, thời gian học tiếng Trung trước khi học tại trường Đại học) Phần 2: Nội dung chi tiết (15 câu hỏi):

Chia ra làm ba nội dung chính:

 Từ câu 1 đến câu 4: Thời gian sinh viên dành ra để tham gia các loại hình giải trí tiếng Trung trên mạng

 Từ câu 5 đến câu 6: Sự lựa chọn của sinh viên đối với từng loại hình giải trí tiếng Trung trên mạng

 Từ câu 7 đến câu 15: Ý kiến của sinh viên về lợi ích khi tham gia các loại hình giải trí tiếng Trung trên mạng; Sự ảnh hưởng của các loại hình giải trí này đến việc học tập và mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến tiếng Trung

Bước 2: Tiến hành phát phiếu khảo sát cho ba lớp sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc:

DH15HV01, DH16HV01, DH17HV01 và thu phiếu khảo sát sau khi sinh viên dành ra khoảng 15 phút hoàn tất bảng khảo sát Chúng tôi chọn thời điểm trước khi các lớp tiến hành kiểm tra giữa kì để phát phiếu khảo sát, vì số lượng sinh viên đi học thời điểm kiểm tra giữa kì là tương đối đông đủ nhất trong suốt thời gian của toàn khóa học Chúng tôi có mặt tại thời điểm sinh viên trả lời các phiếu khảo sát để kịp thời giải thích những câu hỏi mà sinh viên có thắc mắc Điều may mắn cho nhóm là chúng tôi nhận được sự ủng hộ của các giáo viên cho phép chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát và cũng như sự nhiệt tình trả lời các câu hỏi khảo sát từ sinh viên

Bước 3: Sau khi thu về các phiếu khảo sát, chúng tôi tiến hành phân lọai, thống kê, tổng

hợp và luận giải các kết quả của từng câu hỏi mà sinh viên tham gia khảo sát

Trang 19

3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Các phiếu khảo sát sau khi được thu thập về sẽ được nhóm tiến hành phân loại, đánh giá

sơ bộ những phiếu khảo sát nhằm loại bỏ những phiếu trả lời không đầy đủ Số phiếu phát ra là 79 phiếu, số phiếu thu về là 79 phiếu, các phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi bảng khảo sát Như vậy chúng tôi thu về đủ 100% số phiếu phát ra, một tỉ lệ rất đáng mừng để nhóm tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu của mình Chúng tôi sử dụng tỉ lệ phần trăm để xác định mức độ đánh giá của sinh viên, và theo “Smith và Ber tỉ lệ trả lời của SVTN dao động từ 25 – 60% tổng số SVTN có địa chỉ liên lạc được xác nhận đúng.” 1Như vậy số liệu thống kê sau khi sàng lọc chấp nhận được để chúng tôi tiến hành nghiên cứu

3.3 Giới hạn phạm vi khảo sát

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/ 2017 đến tháng 04/ 2018 Nhóm tiến hành phát phiếu khảo sát cho sinh viên ba lớp ngành Ngôn ngữ Trung Quốc: DH15HV01, DH16HV01, DH17HV01 trong khoảng thời gian từ 02/ 04/ 2018 đến 07/ 04/ 2018

 Tổng số phiếu phát ra là 79 phiếu

 Số phiếu thu về là 79 phiếu Trong đó, lớp DH15HV01 thu về 20 phiếu, lớp

DH16HV01 thu về 24 phiếu, lớp DH17HV01 thu về 35 phiếu

 Số phiếu hợp lệ là 79 phiếu, chiếm tỉ lệ 100% số phiếu phát ra

STT Lớp Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Thời gian phát phiếu

Trang 20

3, nhóm chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu để tiến hành thu thập cứ liệu nhằm tìm thông tin trả lời vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó, bảng khảo sát đã được thu thập Vì vậy, mục đích của chương này là trình bày kết quả khảo sát và tiến hành phân tích dữ liệu

4.1 Về thông tin chung của sinh viên

Xét theo tỉ lệ giới tính, trong 79 phiếu khảo sát thu về:

 Số phiếu giới tính nữ là 67 phiếu (chiếm 80.4%)

 Số phiếu giới tính nam là 12 phiếu (chiếm 19.6%)

Xét theo niên khóa, trong 79 phiếu khảo sát thu về:

 Số phiếu khóa 2015 là 20 phiếu (chiếm 24%)

 Số phiếu khóa 2016 là 24 phiếu (chiếm 29%)

 Số phiếu khóa 2017 là 35 phiếu (chiếm 47%)

Xét theo tỉ lệ người Việt gốc Hoa, trong 79 phiếu khảo sát thu về:

 Khóa 2015 có 2 người Việt gốc Hoa

 Khóa 2016 có 4 người Việt gốc Hoa

 Khóa 2017 có 4 người Việt gốc Hoa

Xét theo thời gian học tiếng Trung trước khi học ở đại học, trong 79 phiếu khảo sát thu về:

 Số phiếu chưa từng học là 64 phiếu (chiếm 82%)

 Số phiếu học dưới 1 năm là 6 phiếu (chiếm 7.2%)

 Số phiếu học từ 1-3 năm là 6 phiếu (chiếm 7.2%)

 Số phiếu học trên 3 năm là 3 phiếu (chiếm 3.6%)

Như vậy, thống kê sơ bộ có thể tóm lược như sau:

Trang 21

 Giới tính: nữ chiếm 80.4% Tỉ lệ này phù hợp thực tế là sinh viên nữ tập trung đông vào ngành học Ngoại ngữ

 Niên khóa: sinh viên khóa 2017 đông nhất chiếm tỉ lệ 47% trên tổng số sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

 Người Việt gốc Hoa chiếm 12% trên tổng số sinh viên chuyên ngành tiếng Trung

 Tỉ lệ sinh viên chưa từng học tiếng Trung trước khi học tại đại học chiếm 82%

Vì số lượng sinh viên người Việt gốc Hoa và thời gian học tiếng Trung trước khi học tại đại học không nhiều (12% tương ứng 10 sinh viên) cho nên nhóm chúng tôi không tiến hành việc tách riêng những sinh viên này ra để nghiên cứu mà chúng tôi đưa họ trong một tập thể chung để tiến hành nghiên cứu Chúng tôi chỉ lồng ghép nội dung này khi thấy cần thiết để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu

STT Khóa Nữ Nam Người Việt

gốc Hoa

Thời gian học tiếng Trung trước khi học

tại trường đại học

Chưa từng học

Dưới 1 năm

Từ 1-3 năm

Trên 3 năm

Bảng 2 Bảng thông tin chung

4.2 Yêu cầu của sinh viên khi theo học học chế tín chỉ

Trước khi trình bày kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu trình bày những yêu cầu của sinh viên khi theo học học chế tín chỉ cần có để đạt được kết quả học tập tốt nhất Từ đó nhóm sẽ so sánh thời gian sinh viên dành để tham gia các loại hình giải trí tiếng Trung trên mạng với thời gian tự học để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các loại hình giải trí này đến việc học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

Căn cứ theo quy chế học vụ theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 561/QĐ- ĐHM ngày 08 tháng 08 năm 2013 và được sửa đối, bổ sung một số điều tại Quyết định số 789/QĐ – ĐHM ngày 06 tháng 08 năm 2014 của Trường Đại học Mở Tp

Trang 22

khối lượng kiến thức của một tín chỉ, sinh viên cần chuẩn bị, tự học mỗi tuần ngoài giờ lên lớp

Trước năm 2009, trường Đại học Mở Tp.HCM đào tạo theo chế độ niên chế, thời lượng dành cho chương trình đào tạo tiếng Trung là 60 tiết, mỗi tiết 45 phút, tổng thời gian là

2700 phút Từ năm 2009, trường đã chuyển sang đào tạo theo chế độ tín chỉ, thời lượng dành cho chương trình đào tạo thay đổi thành 45 tiết, mỗi tiết 50 phút, tổng thời gian là

2250 phút Chương trình đào tạo được thực hiện trong 4 năm với 11 học kỳ, tổng khối lượng kiến thức toàn khóa tối thiểu là 142 tín chỉ (Không bao gồm Giáo dục Quốc phòng

và Giáo dục Thể chất)

Như vậy, nếu xét về thời gian học từ khi chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, lượng thời gian học trên lớp của sinh viên đã giảm 450 phút, do đó ngoài học tập ở trường ra, để nâng cao kiến thức của mình, đòi hỏi sinh viên phải tăng cường việc tự học thêm rất nhiều Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân

Bảng 3 Bảng so sánh thời lượng học giữa hệ đào tạo

Theo kết quả khảo sát, tỉ lệ sinh viên dành thời gian từ 1-3 giờ sau giờ học trên lớp để

tự học bồi dưỡng kiến thức chiếm 50.4% (40 sinh viên) Trong học chế tín chỉ, việc sinh viên phải dành nhiều thời gian chuẩn bị bài, ôn tập để học tốt những giờ học trên lớp phải chiếm tỉ lệ gấp đôi thời gian học trên lớp Tuy vậy, chúng tôi thấy rằng tỉ lệ sinh viên dành từ 1-3 giờ để học tiếng Trung chiếm hơn 50%, như vậy phải chăng sinh viên chưa

có thời gian chuẩn bị cho việc tự học? Chỉ một số lượng ít ỏi là 4.3% (3 sinh viên) khóa

2016 và khóa 2017 dành thời gian học tiếng Trung trên 5 giờ/ngày, chúng tôi nghĩ rằng việc dành nhiều thời gian để bồi dưỡng và rèn luyện các kiến thức chuyên ngành sau giờ học trên lớp là vô cùng cần thiết

Trang 23

Thời gian học tiếng

Trung sau giờ học

trên lớp

Dưới 1 giờ Từ 1-3 giờ Từ 3-5 giờ Trên 5 giờ

Bảng 4.Thời gian sinh viên học tiếng Trung

sau giờ học trên lớp

Biểu đồ 1 Thời gian sinh viên học tiếng Trung

sau giờ học trên lớp

Bảng 5 Tỉ lệ sinh viên dành trên 5 giờ

để học tiếng Trung sau giờ học trên lớp

Trang 24

Câu 2: Sinh viên tham gia các loại hình giải trí trên mạng

Tỉ lệ sinh viên tham gia các loại hình giải trí trên mạng mỗi ngày chiếm 66.7% (53 sinh viên) Tỉ lệ sinh viên chưa từng tham gia chiếm 7% (5 sinh viên), cụ thể là 3 sinh viên khóa 2016 và 2 sinh viên khóa 2015 Kết quả này cho thấy vẫn còn một số ít sinh viên chưa tiếp cận với các loại hình giải trí trên mạng đang rất đa dạng, phong phú và thu hút sự quan tâm của phần đông sinh viên Điều đáng tiếc là bảng khảo sát chưa hỏi kĩ lý

do mà số sinh viên này không tham gia các loại hình giải trí trên mạng Việc tham gia các loại hình giải trí này đem lại nhiều lợi ích đối với sinh viên, không chỉ giúp giải trí mà còn giúp bồi dưỡng và nâng cao kiến thức chuyên ngành tiếng Trung Vì vậy, phần lớn sinh viên mỗi ngày đều ít nhiều tham gia các loại hình giải trí tiếng Trung trên mạng để làm phong phú hơn việc học tập của bản thân

Thời gian tham

66.7%

16.3%

10%

7%

Trang 25

Câu 3: Mỗi lần sinh viên dành bao nhiêu thời gian tham gia các loại hình giải trí tiếng Trung trên mạng

Đối với thời gian mỗi lần tham gia các loại hình giải trí trên mạng, tỉ lệ sinh viên chọn đáp án từ 1-3 giờ chiếm 41.5% (33 sinh viên), chọn đáp án dưới 1 giờ chiếm 35.2% (28 sinh viên) Từ đó cho thấy sự chênh lệch giữa hai mốc thời gian này không quá cao Theo kết quả khảo sát, một số ít sinh viên khóa 2016 và 2017 nhận thức được bên cạnh việc tiếp thu kiến thức trên lớp, việc tham gia các loại hình giải trí tiếng Trung trên mạng là một trong những phương pháp tốt giúp sinh viên nâng cao trình độ tiếng Trung, theo đó

có 13.9% (3 sinh viên) khóa 2016 và 5.6% (2 sinh viên) khóa 2017 dành thời gian khá nhiều, cụ thể trên 5 giờ để tham gia các loại hình giải trí này

Thời gian mỗi lần tham

gia các loại hình giải trí

trên mạng

Dưới 1 giờ Từ 1-3 giờ Từ 3—5 giờ Trên 5 giờ

Bảng 7 Thời gian mỗi lần sinh viên tham gia các loại hình giải trí trên mạng

Dành trên 5 giờ tham

gia các loại hình giải

trí trên mạng

Bảng 8.Tỉ lệ sinh viên dành trên 5 giờ tham gia các loại hình giải trí trên mạng

Câu 4: Sinh viên tham gia các loại hình giải trí tiếng Trung trên mạng vào thời gian

Tỉ lệ khảo sát cho thấy, có đến 84.4% tương ứng 67 sinh viên ba khóa lựa chọn mốc thời gian tham gia các loại hình giải trí tiếng Trung trên mạng là vào thời gian rỗi và tỉ lệ sinh viên chọn đáp án sau khi hoàn thành bài học chiếm 12.6% (10 sinh viên) Có rất ít sinh viên lựa chọn tham gia các loại hình giải trí này trong giờ học trên lớp, cụ thể là 3% (2 sinh viên) khóa 2016 và khóa 2017 Điều này cho thấy sinh viên có ý thức trong việc quản lí thời gian học tập và thời gian nghỉ ngơi thư giãn của bản thân theo quy tắc “giờ

Ngày đăng: 12/01/2022, 23:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w