Tính cấp thiết
Công tác tiêu thụ hàng hóa có vai trò cực kỳ quan trọng đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất, thương mại hay dịch vụ Đối với doanh nghiệp thương mại thì tiêu thụ lại gần như là khâu quan trọng nhất Vì hàng hoá mua vào là để bán ra, nếu không bán ra được thì đồng nghĩa với sự thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh Tiêu thụ đóng vai trò đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp: Mọi hàng hoá dịch vụ sinh ra là để bán không có một doanh nghiệp nào sản xuất ra hàng hoá hay kinh doanh dịch vụ mà lại không cần tiêu thụ, giải quyết tốt yếu tố đầu ra này đồng nghĩa với doanh nghiệp đã tạo ra yếu tố đầu vào cho chu kỳ sản suất kinh doanh mới Nếu tổ chức tốt công tác tiêu thụ hàng hóa thì sẽ làm cho hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ nhanh và nhiều hơn, rút ngắn thời gian thu hồi vốn Tốc độ tiêu thụ cao lợi nhuận lớn tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước đảm bảo đời sống của người lao động, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp thương mại ra đời do sự phân công lao động xã hội, một bộ phận của sản suất được tách ra và chuyên môn hoá trong việc trao đổi và mua bán Từ đó bộ phận này có một chức năng riêng biệt, độc lập với bộ phận sản xuất, chức năng này chính là tổ chức lưu thông hàng hoá thông qua trao đổi, mua bán
Công ty xăng dầu Bắc thái là doanh nghiệp thương mại Nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu Xăng dầu là nhiên liệu quan trọng cho sản xuất và tiêu dùng Trong thời kỳ bao cấp, xăng dầu chỉ được cung cấp dưới dạng cấp phát, chỉ tiêu, không đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp Hiện nay, trong nền kinh tế mở các nguồn cung cấp xăng dầu cũng nhiều hơn, nhiều doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mặt hàng xăng dầu, nhà nước không còn độc quyền trong kinh doanh mặt hàng này nữa Vì thế các doanh nghiệp Nhà nước cũng phải tìm đầu ra cho mình, tìm cách tiêu thụ hàng hóa của mình
Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại công ty Xăng dầu Bắc Thái em đã quan tâm và đi sâu tìm hiểu “ công tác tiêu thụ hàng hóa” của công ty, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô các chú, anh chị em trong phòng ban đặc biệt là phòng tài chính kế toán của công ty và cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình chu đáo của cô giáo hướng dẫn Em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:
“Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công Xăng dầu Bắc Thái ”.
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng tiêu thụ và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ từ đó đề ra giải pháp và biện pháp nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa của công ty.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về tiêu thụ hàng hóa.
- Đánh giá thực trạng tiêu thụ hàng hóa của công ty trong những năm gần đây phát hiện những nguyên nhân hạn chế đến công tác tiêu thụ hàng hóa của công ty.
- Định hướng và đưa ra giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của công ty trong những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty xăng dầu Bắc Thái như:
- Phương pháp dãy số thời gian
Kết cấu của đề tài
Đề tài của em được chia làm ba phần chính:
Phần I : Cơ sở lý luận chung về tiêu thụ hàng hoá và phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá
Phần II : Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá tại công ty xăng dầu
Phần III : Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tình hình tiêu thụ hàng hoá tại công ty Xăng dầu Bắc Thái.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng kế toán tài chính của công ty Xăng dầu Bắc Thái đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo Ngô Thị Hương Giang trong quá trình em làm luận văn tốt nghiệp.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA
KHÁI NIỆM VỀ TI ÊU THỤ HÀNG HOÁ
Như chúng ta đã biết, đặc trưng của sản xuất hàng hoá là hàng hóa sản xuất ra là để bán, nhằm thực hiện những mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá- dịch vụ Tiêu thụ hàng hóa là một trong những khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp Tiêu thụ hàng hóa là quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thu lợi nhuận Quá trình tiêu thụ hàng hóa bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn hàng hóa thích hợp; xác định giá cả (giá bán); tổ chức mạng lưới bán hàng, bán hàng và phân phối hàng hoá vào các kênh tiêu thụ; xúc tiến bán hàng và cuối cùng là tổ chức quản lý và đánh giá kết quả công tác tiêu thụ.
Tiêu thụ hàng hóa là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng Trong quá trình tuần hoàn về các nguồn vật chất, việc mua bán các hàng hóa được thực hiện, giữa hai khâu này có sự quyết định bản chất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động thương mại đầu ra (tiêu thụ hàng hóa) của doanh nghiệp.
Trong một doanh nghiệp sản xuất, toàn bộ hoạt động sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối cần phải được diễn ra một cách nhịp nhàng, liên tục Các khâu có mối liên quan mật thiết với nhau, nối với nhau bằng các mắt xích chặt chẽ, khâu trước là cơ sở, là tiền đề để thực hiện khâu sau Nếu một khâu nào đó bị ách tắc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh Để quá trình đó được tiến hành thường xuyên, liên tục thì doanh nghiệp phải phối hợp thông suốt các khâu, trong đó khâu tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng và cũng là khâu vô cùng quan trọng Chỉ khi hàng hóa được tiêu thụ thì chu kỳ sản xuất kinh doanh mới có thể nối tiếp Kết quả tiêu thụ ở chu kỳ trước tạo điều kiện thực hiện chu kỳ tiếp theo.
Trong doanh nghiệp thương mại, tiêu thụ là khâu quan trọng nhất biến hàng (H) thành tiền (T’):
Hàng hóa của doanh nghiệp chỉ được coi là tiêu thụ khi người bán đã nhận được tiền hay người mua chấp nhận thanh toán Việc xác định sản lượng hàng hóa tiêu thụ trong năm phải căn cứ vào sản lượng mua vào, dự trữ và bán ra trong kỳ, hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng, nhu cầu thị trường, khả năng đổi mới phương thức thanh toán và tình hình tiêu thụ năm trước Chỉ có tiêu thụ được hàng hóa, doanh nghiệp thương mại mới có thể thu hồi vốn, có lợi nhuận để tiếp tục chu kỳ kinh doanh mới
Bước vào nền kinh tế thị trường trong một điều kiện không được chuẩn bị tốt về các điều kiện để kinh doanh như: cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, cũng như nhân lực, do vậy các doanh nghiệp Việt Nam rất khó khăn trong việc tiếp cận thị trường và đáp ứng các nhu cầu của thị trường Một trong những hoạt động mà các doanh nghiệp nước ta chưa thực hiện được một cách hoàn chỉnh đó là hoạt động tiêu thụ hàng hóa Hoạt động tiêu thụ hàng hóa là một hoạt động cực kỳ quan trọng đối với một doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Một doanh nghiệp không thể tồn tại mà không tiêu thụ được hàng hóa bởi vì chính tiêu thụ hàng hóa sẽ thoả mãn được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp như mục tiêu lợi nhuận, vị thế cũng như sự an toàn của doanh nghiệp Chỉ có tiêu thụ được hàng hóa thì doanh nghiệp mới có thể bù đắp các chi phí mà mình bỏ vào kinh doanh và có lãi để phát triển doanh nghiệp.
Chính vì vậy, khái niệm tiêu thụ hàng hóa được xem xét rất rộng và tồn tại rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm này Khi đi nghiên cứu vấn đề này ta phải đi xem xét các góc độ tiếp cận một cách cụ thể để qua đó có một cách nhìn tổng quát cho các phần nghiên cứu tiếp theo Phần lớn các nhà kinh tế đều tiếp cận khái niệm này theo bốn cách:
Tiếp cận với tư cách là một phạm trù kinh tế : Tiêu thụ hàng hóa là sự chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của một tổ chức trên cơ sở thoả mãn nhu cầu của khách hàng về một giá trị sử dụng nhất định.
Tiếp cận với tư cách là một hành vi : Theo góc độ này tiêu thụ hàng hóa được hiểu là việc trao đổi Hàng - Tiền gắn với một lô hàng cụ thể của ngườicó hàng Tiêu thụ hàng hóa là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hoá đã được thực hiện từ người sản xuất đến tay khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoặc được quyền thu tiền bán hàng.
Tiếp cận với tư cách là một chức năng một khâu quan trọng, một bộ phận hữu cơ của quá trình kinh doanh : Tiêu thụ là một khâu mang tính quyết định trong hoạt động kinh doanh, một bộ phận cấu thành thuộc hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến việc thực hiện chức năng chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hóa hàng hoá từ hàng sang tiền của tổ chức đó.
Tiếp cận với tư cách là một quá trình : Trong trường hợp này nó là một quá trình thực hiện các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp ở tất cả các cấp, các phần tử trong hệ thống doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để biến khả năng chuyển hoá giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền thành hiện thực một cách có hiệu quả.
Tóm lại ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất:
Tiêu thụ hàng hóa là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận hàng hóa, chuẩn bị và xuất bán hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng sao cho có hiệu quả nhất
Như vậy, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tức là bằng các biện pháp cụ thể,doanh nghiệp thúc đẩy các công việc trên diễn ra một cách nhanh chóng nhất.
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ
1.2.1 Những nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu.
1.2.1.1 Những yêu cầu chung xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê
Không chỉ đơn thuần là nêu ra những chỉ tiêu nào đó trong hệ thống, mà quan trọng là phải đảm bảo có thể thu thập thông tin để tính toán được các chỉ tiêu một cách đầy đủ Vì vậy để xây dựng hệ thống chỉ tiêu có khoa học và hợp lý, nội dung thông tin được phản ánh trong hệ thống, các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Phản ánh tính quy luật, xu thế phát triển và trình độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Về không gian là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên quan đến doanh nghiệp.
Về thời gian thường là tháng, quý, năm hoặc thời kỳ nhiều năm để có thể phản ánh được quy luật, tín hệ thống của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp ngày càng đổi mới cả về số lượng và chất lượng, yêu cầu so sánh thống kê và mở rộng hợp tác quốc tế, yêu cầu lưu trữ số liệu thống kê.
Số liệu thu thập được hệ thống chỉ tiêu cho phép vận dụng được các phương pháp thống kê hiện đại và phương pháp toán học để nghiên cứu và phân ích toàn diện, sâu sát tình hình và quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cho phép dự đoán xu thế phát triển hệ thống sản xuất kinh doanh. Đảm bảo hiện đại hoá nhu cầu thông tin trong việc quản lý và xử lý thông tin phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
Hiện tượng được thống kê nghiên cứu thường được xác định bằng khái niệm cơ bản, trong đó các tiêu thức thiết yếu nhất của hiện tượng được phản ánh sắc nét và điển hình.
Chỉ cần nói đến khái niệm cơ bản của hiện tượng, người ta đã hình dung được các đường nét cơ bản của hiện tượng đó Tuy nhiên, chỉ những tiêu thức số lượng và chất lượng đơn giản của hiện tượng ta mới có ngay các chỉ tiêu hệ thống (về cơ bản là các chỉ tiêu số lượng) lúc này ta có ngay sự mô tả trực tiếp cuả hiện tượng nghiên cứu Còn các tiêu thức thuộc tính phức tạp hoặc trừu tượng thì phải trải qua các bước cụ thể hoá dần dần mới đi đến các chỉ tiêu thống kê chẳng hạn như hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch trình độ thành thạo của lao động…các tiêu thức thuộc tính phức tạp hoặc trừu tượng thường được: trước hết bằng khái niệm cơ bản sau đó người ta chia nhỏ các khái niệm cơ bản thành các khái niệm thành phần. Mỗi khái niệm này lại chia thành các khái niệm cụ thể dần cho đến lúc chúng trở thành các chỉ tiêu đơn giản.
Quá trình này được gọi là thao tác hoá khái niệm, trong đó các khái niệm được cụ thể hoá cho đến lúc thành các chỉ tiêu cụ thể.
Nhìn chung các hiện tượng chỉ tiêu nghiên thường rất phức tạp Để phản ánh chính xác chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê với các chỉ tiêu sau:
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Hiện tượng càng phức tạp (nhất là các hiện tượng trừu tượng) số lượng chỉ tiêu cần nhiều hơn với các hiện tượng đơn giản.
- Để thực hiện thu thập thông tin chỉ cần điều tra các chỉ tiêu sẳn có ở cơ sở nhưng cần hình dung số chỉ tiêu sẽ phải tính toán nhằm phục vụ cho việc áp dụng các phương pháp phân tích, dự báo ở các bước sau.
- Để tiết kiệm chi phí, không thể để sai một tiêu thức nào trong hệ thống.
* Do vậy khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo những yêu cầu và nguyên tắc sau:
- Chỉ tiêu thống kê phải phản ánh mặt lượng gắn với mặt chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể.
- Các chỉ tiêu thông kê phải đảm bảo tính khả thi tức là phải đảm bảo khả năng nhân tài, vật lực cho phép tiến hành thu thập tổng hợp các chỉ tiêu.
- Các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo tính hệ thống của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê.
- Các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung phương pháp và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại.
- Các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo yêu cầu so sánh quốc tế, tiếp cận với nội dung, phương pháp thống kê của các nước trên thế giới.
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả tiêu thụ
1.2.2.1 Chỉ tiêu phản ánh số lượng
* Khái niệm: Khối lượng hàng hóa tiêu thụ là toàn bộ hàng hóa hàng hóa, dich vụ được tiêu thụ trong kỳ Các hàng hóa tiêu thụ ở đây là những hàng hóa đã được thanh toán hay được khách hàng chấp nhận thanh toán.
- Công thức tính: qTT =qđk + qmv - qck
Trong đó: qTT: khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. qđk: khối lượng hàng hóa tồn kho đầu kỳ. qmv: khối lượng hàng hóa mua vào trong kỳ. qck: khối lượng hàng hóa tồn kho cuối kỳ.
1.2.2.2 Doanh thu tiêu thụ hàng hoá
* Tổng doanh thu tiêu thụ hàng hóa(G)
- Khái niệm: Tổng doanh thu bán hàng là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp, toàn bộ giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp đã bán và thu được tiền trong kỳ báo cáo.
- Nội dung kinh tế của tổng doanh thu (G)
+ Giá trị hàng hóa vật chất và doanh nghiệp hoàn thành; đã tiêu thụ ngay trong kỳ báo cáo.
+ Giá trị hàng hóa vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người mua trong các kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo.
+ Giá trị hàng hóa vất chất hoàn thành trong các kỳ trước tiêu thụ được trong kỳ báo cáo.
Nó là tổng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu (nếu có), các khoản giảm trừ khác phát sinh trong kỳ báo cáo như : chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, các khoản đền bù, sửa chữa hư hỏng còn trong thời gian bảo hành.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HOÁ
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.
Khi phân tổ thống kê, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau về tính chất, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau (hoặc gần giống nhau) về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ.
Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê Muốn hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu điều tra, muốn tổng hợp theo các tài liệu đã đề ra thì phải căn cứ vào từng chỉ tiêu mà sắp xếp các đơn vị vào từng tổ, sau đó mới tính đặc trưng chung của cả tổng thể Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác.
1.3.2 Phương pháp đồ thị: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê Đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày số lượng và đặc điểm của hiện tượng. Đồ thị thống kê giúp ta dễ dàng nhanh chóng nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng, kiểm tra độ chính xác của thông tin bằng hình ảnh Nó biểu thị kết của hiện tượng theo tiêu thức nào đó, sự biến động của kết cấu, hay sự phát triển theo thời gian sự so sánh giữa các mức độ của hiện tượng… Đồ thị hình trụ, hình cột hay đường gấp khúc có thể biểu thị sự tăng giảm của những chỉ tiêu chính về tài chính như: tổng doanh thu kinh doanh, tổng tài sản… qua các năm, đồng thời so sánh các chỉ tiêu giữa các năm.
1.3.3 Phương pháp chỉ số – phân tích ảnh hưởng nhân tố giá và lượng
Chỉ số là chỉ tiêu tương đối, phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa hai mức độ của hiện tượng theo thời gian hoặc không gian Ví dụ so sánh giá hàng năm so với giá hàng năm trước; so sánh khối lượng hàng thị trường này với thị trường khác.
* Đặc điểm của phương pháp chỉ số:
Khi so sánh hai mức độ của hiện tượng phức tạp phải đồng nhất đơn vị đo lường của hai mức độ được so sánh với nhau (gọi là thông ước).
Hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều nhân tố cấu thành thì được giả định lần lượt từng nhân tố thay đổi, các nhân tố khác còn lại được coi là không thay đổi Ví dụ hiện tượng phức tạp do tích ba số nhân tố cấu thành: a, b, c. Khi nghiên cứu sự thay đổi của nhân tố a thì hai nhân tố b, c không thay đổi và có chỉ số: a a bc bc
1 Khi nghiên cứu sự thay đổi của nhân tó b thì có chỉ số: ac b ac b
1 Các nhân tố khác giữ nguyên không thay đổi ở tử số và mẫu số được gọi là quyền số của chỉ số Theo ví dụ trên chỉ số thứ nhất có quyền số là b, c; chỉ số thứ hai có quyền số là a, c.
- Theo phạm vi nghiên cứu: Có hai loại chỉ số là chỉ số đơn và chỉ số tổng hợp Chỉ số đơn phản ánh biến động của từng hiện tượng riêng lẻ như:chỉ số giá từng loại hàng, chỉ số khối lượng từng loại hàng hóa Chỉ số tổng hợp phản ánh biến động của tất cả tổng thể hiện tượng phức tạp như: chỉ số giá nhiều loại hàng, chỉ số khối lượng nhiều loại hàng bán ra trên thị trường.
- Theo tính chất chỉ tiêu: Có hai loại chỉ số chỉ tiêu khối lượng và chỉ tiêu chất lượng Chỉ số chỉ tiêu khối lượng phản ánh biến động chỉ tiêu khối lượng như: số lượng hàng hoá bán ra, số lượng lao động sử dụng trong sản xuất…Chỉ số chỉ tiêu chất lượng phản ánh biến động chỉ tiêu chất lượng như: giá thành hàng hóa, năng suất lao động.
Trong thống kê nghiên cứu kết quả, phương pháp chỉ số cho thấy bản chất của sự biến động Chỉ số là một số tương đối, có thể biểu hiện bằng số lần hoặc số %, được tính bằng cách so sánh và mức độ của hiện tượng Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chỉ số là hiện tượng phức tạp, gồm nhiều phần tử, đơn vị cá biệt mà khác nhau về mặt tính chất
Tác dụng cơ bản và chủ yếu nhất của phương pháp chỉ số là qua đó ta phân tích được vai trò ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp, tính toán cụ thể ảnh hưởng của nguyên nhân này qua thời gian
Phải xác định được phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng Trong đó, thứ tự sắp xếp các nhân tố phải theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
Khi xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến sự biến động (tương đối và tuyệt đối) của chỉ tiêu phân tích thì ta cho các nhân tố cần nghiên cứu biến động và cố định các nhân tố còn lại: nhân tố số lượng đối với nhân tố đang nghiên cứu được cố định ở kỳ báo cáo, còn nhân tố chất lượng đối với nhân tố đang nghiên cứu thì được cố định ở kỳ gốc.
I pq : chỉ số toàn bộ
Ip , Iq: chỉ số bộ phận p1; p0: là giá ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc q1; q0: là lượng ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
(b): Mức tăng (giảm) bộ phận do thay đổi chỉ tiêu chất lượng.
(c): Mức tăng (giảm) bộ phận do thay đổi chỉ tiêu khối lượng.
1.3.4 Phương pháp dãy số thời gian :
Dãy số thời gian là các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Để nghiên cứu sự biến động các chỉ tiêu kết quả kinh doanh nghiệp vụ về tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty theo thời gian, người ta dựa vào dãy số thời gian Phương pháp dãy số thời gian cho phép nghiên cứu mức độ biến động, lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng của kết quả kinh doanh, từ đó thấy được đặc điểm biến động của kết quả kinh doanh qua các năm, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời dự đoán kết quả kinh doanh trong thời gian tiếp theo.
NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA: .35 1 Phân tích chung
Khối lượng tiêu thụ có thể được biểu hiện dưới cả 2 hình thức: hiện vật và giá trị Để phân tích tổng quát tình hình tiêu thụ chúng ta nên sử dụng hình thức bằng thước đo giá trị, phần tiêu thụ theo giá trị có thể gọi là doanh thu tiêu thụ Chỉ tiêu khối lượng tiêu thụ bằng giá trị được xác định theo nhiều giá khác nhau, thông thường người ta sử dụng giá cố định, là giá kỳ gốc để so sánh
1.4.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hóa theo mặt hàng
Những mặt hàng chủ yếu là những mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp, hay những mặt hàng theo đơn đặt hàng với khách hàng đã ký kết,hoặc cũng có thể là những mặt hàng do Nhà nước giao nhiệm vụ vv Ðối với những mặt hàng này, trước tiên doanh nghiệp phải thực hiện đúng về mặt số lượng và đảm bảo về chất lượng Trên cơ sở phân tích theo mặt hàng chủ yếu thì doanh nghiệp tìm nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng để có giải pháp trong việc quản lý, chỉ đạo và điều hành công việc nhằm hoàn thành khối lượng tiêu thụ, đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.4.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hóa theo phương thức
- Phương thức bán buôn: Bán buôn là hình thức người sản xuất bán hàng hóa của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian bao gồm: Người bán buôn, người bán lẻ, đại lý Các trung gian này sẽ tiếp tục luân chuyển hàng hóa của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng Bán buôn thường với số lượng lớn, giá cả ổn định.
Các hình thức bán buôn: + Mua đứt bán đoạn: Bên bán chủ động bán hàng, chào hàng, phát giá, bên mua căn cứ vào khả năng tiêu thụ, giá bán tính toán và các khoản rủi ro Nếu mua được sẽ thỏa thuận với người bán để ký kết hợp đồng mua bán Hình thức này có thể tạo điều kiện cho các nhà sản xuất có thể theo một kế hoạch sản xuất ổn định, hiệu quả Bên mua hoàn toàn chủ động trong việc định giá bán và số lượng bán ra.
+ Mua bán theo hình thức đại lý ký gửi: Đây là hình thức có ý nghĩa bổ xung cho hình thức mua đứt bán đoạn trong trường hợp vì lý do nào đó không thể áp dụng được hình thức trên Với hình thức này, hai bên sẽ thống nhất với nhau về giá cả và các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ cũng như phần lợi nhuận mà người làm đại lý được hưởng.
+ Mua bán theo hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa: Hợp tác doanh nghiệp có thể liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, khai thác tạo thêm nguồn hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về hàng hóa hàng hóa góp phần điều tiết thị trường, đảm bảo 2 bên cùng có lợi.
- Phương thức bán lẻ trực tiếp: Đây là hình thức người sản xuất bán hàng hóa của mình cho người tiêu dùng cuối cùng qua các trung gian phân phối Doanh nghiệp trực tiếp mở cửa hàng giới thiệu và bán hàng hóa, đồng thời tổ chức các dịch vụ kèm theo Để thực hiện tốt phương thức này doanh nghiệp phải hoàn thiện và tăng cường bổ xung hệ thống tiêu thụ cả về con người và khả năng hoạt động, đồng thời phát triển các hoạt động dịch vụ đối với khách hàng.
1.4.4 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hoá theo đơn vị. Để phản ánh đặc điểm biến động qua thời gian của tình hình tiêu thụ hàng hóa theo từng đơn vị , người ta thường tính theo chỉ tiêu mức độ trung bình theo thời gian:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian Mức độ trung bình theo thời gian được xác định theo các công thức khác nhau, tùy theo tính chất thời gian của dãy số. a) Đối với dãy số thời kỳ, (muốn tính) mức độ bình quân: ta cộng các mức độ trong dãy số rồi chia cho số các mức độ, tức là: n y n y y y y y n i i n
Trong đó: yi (i= 1, , n): các mức độ của dãy số thời kỳ. n: số mức độ của dãy số. b) Đối với dãy số thời điểm:
* Dãy số có khoảng cách thời gian bằng nhau: mức độ trung bình được tính theo công thức sau:
Trong đó: yi(i=1,2, ,n) là các mức độ của dãy số thời điểm. n: số mức độ của dãy số
1.4.5 Phân tích sự biến động của doanh số tiêu thụ hàng hoá qua các năm.
Chỉ tiêu lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình phản ánh lượng tăng (giảm) tuyệt đối điển hình của hiện tượng trong cả thời kỳ nghiên cứu:
Là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian (tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có tốc độ phát triển sau đây:) a Tốc độ phát triển từng kỳ (liên hoàn):
Chỉ tiêu này phản ánh hiện tượng đã phát triển với tốc độ phát triển cụ thể là bao nhiêu qua 2 kỳ liền nhau: ki = yi / (yi –1) (ĐVT: lần hoặc %)
* Nhận xét: dãy số thời gian có n mức độ, chỉ có thể tính được nhiều nhất là
(n-1) tốc độ phát triển từng kỳ. b Tốc độ phát triển định gốc: chỉ tiêu này đánh giá nhịp độ phát triển của hiện tượng nghiên cứu qua 1 thời gian dài.
Trong đó: yi : mức độ từng kỳ nghiên cứu (i=2,3, ,n) yi : mức độ kỳ gốc (thường là mức độ đầu tiên của dãy số).
* Mối quan hệ giữa K và k: tích số của các tốc độ phát triển từng kỳ bằng tốc độ phát triển định gốc. k1.k2 kn-1 = K c Tốc độ phát triển trung bình:
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển điển hình của hiện tượng trong cả thời kỳ nghiên cứu:
1.4.6 Phân tích tính thời vụ của tiêu thụ hàng hoá.
Dựa trên chỉ tiêu tốc độ phát triển:
Là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian (tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có tốc độ phát triển sau đây:)
Tốc độ phát triển từng kỳ (liên hoàn): Chỉ tiêu này phản ánh hiện tượng đã phát triển với tốc độ phát triển cụ thể là bao nhiêu qua 2 kỳ liền nhau: ki = yi / (yi -1) (ĐVT: lần hoặc %)
* Nhận xét: dãy số thời gian có n mức độ, chỉ có thể tính được nhiều nhất là (n-1) tốc độ phát triển từng kỳ b Tốc độ phát triển định gốc: chỉ tiêu này đánh giá nhịp độ phát triển của hiện tượng nghiên cứu qua 1 thời gian dài
Trong đó: yi : mức độ từng kỳ nghiên cứu (i=2,3, ,n) yi : mức độ kỳ gốc (thường là mức độ đầu tiên của dãy số)
1.4.7 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại
1.4.7.1 Nhân tố ngoài doanh nghiệp
1.4.7.1.1 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: a Các nhân tố về mặt kinh tế
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI
CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI.
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Xăng Dầu Bắc Thái
* Khái quát lịch sử thành lập của công ty:
Sau khi hoà bình lập lại 1954 Đảng và Chính phủ đầu tư xây dựng Thái nguyên thành khu công nghiệp tập trung của miền Bắc XHCN Để đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu cho sự nghiệp phát triển kinh tế, ngày 25 tháng 04 năm
1962 Cửa hàng xăng dầu Quán triều (Cục nhiên liệu hoá chất) được thành lập là tiền thân của Công ty xăng dầu Bắc Thái ngày nay Từ một cửa hàng xăng dầu ban đầu, để phục vụ cho công trường xây dựng khu gang thép Thái Nguyên, tháng 11 – 1964 Tổng cục vật tư đã quyết định thành lập Trạm xăng dầu Thái nguyên rồi thành Chi cục xăng dầu Thái Nguyên Trải qua nhiều lần thay đổi mô hình tổ chức đến tháng 03 năm 1991 công ty chính thức có tên là Công ty xăng dầu Bắc Thái, trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Thái Đến năm 1997 Bắc Thái tách thành 2 tỉnh Thái nguyên và Bắc Kạn, tại Bắc Kạn công ty thành lập Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn – Trực thuộc Công ty xăng dầu Bắc Thái hạch toán báo sổ.
* Quá trình phát triển của Công ty chia làm 3 giai đoạn :
- Giai đoạn từ 1962 đến 1975: Đây là thời kỳ oanh liệt hào hùng của ngành xăng dầu vừa phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN vừa tham gia giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc Người công nhân xăng dầu đồng thời là chiến sĩ tự vệ, vừa sản xuất vừa chiến đấu Với đội ngũ lao động 40 người hàng năm cung ứng từ 8.000 đến 12.000 tấn xăng dầu cho địa bàn tỉnh Bắc Thái, mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao bằng, một phần tỉnh
Hà Tuyên và chi viện cho chiến trường Miền nam Thời kỳ 1965 – 1972 đế quốc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc bằng không quân, Thái nguyên trở thành điểm tập kết hàng hoá để vận chuyển bằng tàu hoả cho chiến trường, hàng vạn phi xăng dầu được phân tán cất dấu tại 14 điểm kho ở các cánh rừng.
- Giai đoạn từ 1976 đến 1989: Đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Từ những kho phân tán trong rừng Công ty đã tập trung về 4 điểm chính là Sơn cẩm, Quán triều, Thịnh đức và Lương Sơn song cũng chỉ là những bể dã chiến chôn ngầm dưới đất Đây là thời kỳ hoạt động trong cơ chế bao cấp, xăng dầu cấp phát theo chỉ tiêu, cơ sở vật chất của Công ty còn nghèo nàn, đời sống cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn
- Giai đoạn từ 1990 đến nay: Đất nước đổi mới cơ chế quan liêu bao cấp bị xoá bỏ, thì thị trường xăng dầu cũng dần hình thành, Công ty bắt đầu đầu tư xây dựng kho lớn Lương sơn hiện đại sức chứa 3000 m 3 và xây dựng các Cửa hàng bán lẻ xăng dầu Hoạt động cung ứng xăng dầu theo chỉ tiêu thay bằng phương thức hợp đồng mua bán Cơ sở vật chất của Công ty từng bước được hiện đại hoá, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, người lao động yên tâm gắn bó với nghề nghiệp của mình
Công ty xăng dầu Bắc Thái là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộcTổng công ty xăng dầu Việt nam Tiền khởi là Chi cục vật tư chất đốt tỉnhBắc Thái, được thành lập từ 04/1962 Nhiệm vụ chính là đảm bảo cung ứng xăng dầu, mỡ máy phục vụ chiến đấu và phát triển quốc kế dân sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Thái Quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước, Công ty được thành lập lại theo thông báo số: 70/TB ngày 10/03/1993 của Văn phòngChính phủ; Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số: 353/TU-TCCB,ngày 31/03/1993 của Bộ Thương mại và công văn số: 745/XD-VP, ngày23/07/1993 của Tổng công ty xăng dầu Việt nam Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 106 104, do Trọng tài kinh tế tỉnh Bắc Thái (Nay là tỉnh Thái Nguyên) cấp ngày 12/05/1993 Công ty xăng dầu Bắc Thái trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt nam, là một đơn vị hạch toán độc lập,
Công ty có đủ tư cách pháp nhân, mở tài khoản tại Ngân hàng Công thương tỉnh Thái nguyên, có con dấu riêng và trụ sở chính đặt tại Km 62- Quốc lộ 3
Hà nội - Thái Nguyên, thuộc xã Lương sơn - TP Thái nguyên - Tỉnh Thái Nguyên Điện thoại liên hệ: (0280) 845 118; FAX: (0280) 845 170 Địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của Công ty là tỉnh Thái nguyên và tỉnh Bắc kạn Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã được Đảng và Nhà nước trao tặng: 01 Huân chương kháng chiến hạng 3; 02 Huân chương lao động hạng 3; 01 Huân chương lao động hạng nhì, một số cờ thi đua xuất sắc và bằng khen các loại vì đã có nhiều thành tích đóng góp sức người, sức của và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty Xăng Dầu Bắc Thái
Công ty xăng dầu Bắc Thái là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt nam, có ngành nghề kinh doanh: các mặt hàng xăng dầu, mỡ máy, nhựa đường, khí hoá lỏng (Gas), bếp Gas và phụ kiện. Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển xăng dầu, các hàng hóa hoá dầu và tổ chức kinh doanh một số dịch vụ khác Để thực hiện tốt các chức năng trên, Công ty xăng dầu Bắc Thái đã có nhiều biện pháp cụ thể và tích cực trong việc tiếp nhận, cung ứng xăng dầu cho khách hàng, luôn tăng cường công tác tiếp thị, tìm hiểu và khai thác nhu cầu thị trường; nhằm đáp ứng kịp thời và đảm bảo lưu thông hàng hoá liên tục trên thị trường.
Trong cơ chế quản lý kinh tế mới của Nhà nước, nhiệm vụ của Công ty cũng có sự thay đổi so với nhiệm vụ của Công ty trong thời kỳ bao cấp Để thích ứng với cơ chế thị trường mới, Công ty xăng dầu Bắc Thái có các nhiệm vụ chính sau:
- Làm đầy đủ mọi thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động đúng theo qui định của nhà nước về một doanh nghiệp nhà nước Tạo lập, quản lý vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh; nhằm thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của Công ty và kinh doanh có hiệu quả.
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường, cung ứng đầy đủ nhu cầu thị trường và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính.
- Xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Tổng công ty giao và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước và Xã hội.
Trong thời kỳ đổi mới Công ty xăng dầu Bắc thái đã phát huy tinh thần chủ động, sớm thích ứng với cơ chế mới và đã đạt được những tiến bộ vượt bậc Cùng với việc phát triển, mở rộng các điểm bán lẻ xăng, dầu, mỡ, để từng bước hoàn thiện mạng lưới cung ứng xăng dầu và hoàn thiện về cơ sở vật chất kỹ thuật; nhằm giữ vai trò chủ đạo ổn định thị trường về giá cả, vươn lên trở thành một Công ty mạnh; góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh cũng như của đất nước.
Trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh của nhiều thành phần kinh tế, ngoài chức năng và nhiệm vụ trên Công ty còn tích cực đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong Công ty để có đủ trình độ và năng lực quản lý và điều hành, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới.
* Đối tượng và địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp: Đối tượng kinh doanh của công ty Xăng Dầu Bắc Thái là các mặt hàng nêu trên với địa bàn kinh doanh rộng khắp trên hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
* Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI
Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới
3.1.1.Dự báo tình hình biến động thị trường trong thời gian tới.
Năm 2007, nước ta đã chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới do vậy những chính sách mới của Nhà nước sẽ là những cơ hội và thách thức lớn đối với Tổng Công ty Xăng dầu nói chung và các công ty thành viên nói riêng.
Ngày 01- 05 – 07 nghị định 55/CP chính thức có hiệu lực về kinh doanh xăng dầu, theo nghị định này thì giá bán xăng dầu sẽ do các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự quyết định trên cơ sở tính toán và dưới sự đồng ý của Bộ Tài chính
Nghị định 55 có 3 điểm mới đáng chú ý về kinh doanh xăng dầu:
Thứ nhất, điều kiện kinh doanh được quy định lại chặt chẽ hơn bao gồm các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật để có thể được kinh doanh xăng dầu. Xăng dầu là ngành kinh doanh đũi hỏi vốn lớn và tính kinh doanh ổn định cao, do đó đòi hỏi phải hình thành các tập đoàn lớn.
Thứ hai, Nghị định mới quy định một doanh nghiệp chỉ được làm đại lý cho một doanh nghiệp đầu mối Thay vỡ, một doanh nghiệp cú thể làm đại lý cho một hoặc nhiều đầu mối như trước đó, dẫn tới không đảm bảo được việc quản lý về chất lượng xăng dầu
Và điểm thứ 3 đáng chú ý nhất là, giỏ phải hỡnh thành trờn cỏc nguyờn tắc thị trường, bảo đảm hạch toán chính xác, không bị méo mó (Nhà nước bù lỗ diesel và mazút làm cho giá của những mặt hàng này thấp hơn giá thị trường). Nhưng để chống xảy ra các đột biến lớn về giá, sẽ tiếp cận từng bước với giá thị trường Ngay sau khi Nghị định có hiệu lực, xăng là hàng hóa đầu tiên áp dụng theo theo giá thị trường Còn diesel và mazut vỡ chủ yếu dùng cho sản xuất nên giá các mặt hàng này sẽ tác động đến sản xuất, thông qua đó tác động đến người
83 được áp dụng theo giá thị trường.
Các nguyên tắc và mục tiêu yêu cầu thực hiện Nghị định 55.
Về cơ bản, các nguyên tắc được thống nhất là: xăng dầu kinh doanh theo giá thị trường nhưng không được gây biến động lớn, kéo theo sự tăng giá không hợp lý của cỏc mặt hàng khỏc Cỏc doanh nghiệp khụng chạy theo biến động tức thời, phải tính toỏn lấy lói bự lỗ để bảo đảm cả năm hạch toán có lói Dựa vào thực tiễn cỏc năm trước và dự báo để xác định mức giá bỡnh quõn năm và khống chế mức tăng giá xăng dầu, tác động vào mức tăng giá chung Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phải nhỏ hơn mức tăng trưởng GDP mà Quốc hội đề ra Đặc biệt, DN được tự quyết tăng giá nhưng phải báo cáo Liên bộ Nếu thấy bất hợp lý sẽ yêu cầu tính toán lại Liên bộ sẽ có Tổ giám sát thị trường để kiểm soát việc tăng giảm giá xăng dầu và xây dựng những cơ sở dữ liệu để kiểm soát việc tăng giá Bộ sẽ cập nhật thông tin về giá, thuế, chí phí kinh doanh thành một bảng thống kê để có thể áp vào đó mà tính toán ngay mỗi khi DN có thay đổi giá.
Cùng với sự thả nổi giá xăng dầu trong nước, giá xăng dầu thế giới luôn biến động không theo quy luật dẫn đến sự cạnh tranh giữa các đầu mối nhập khẩu ngày càng gay gắt hơn Hiện nay, giá xăng nhập khẩu rất cao khiến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu luôn ở trong tình trạng bị lỗ Bộ Tài chính đã quyết định giảm thuế nhập khẩu xăng từ 10% xuống còn 5% nhưng trung bình mỗi lít xăng Doanh nghiệp vẫn phải chịu lỗ từ 1.300 – 1.400 đồng Khi không còn được sự bảo trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp này sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tự quyết định giá bán cho mặt hàng xăng Một mặt, các doanh nghiệp này phải tự tính toán để quyết định giá bán sao cho không còn bị lỗ, mặt khác lại phải quyết định giá bán dưới sự đồng ý của Bộ Tài chính, giá xăng không được cao quá để tránh làm ảnh hưởng đến giá cả của các mặt hàng tiêu dùng khác. cho mặt hàng xăng đó bị bói bỏ từ thỏng 6-2004 Từ đó đến nay, VN chỉ bù lỗ cho các mặt hàng dầu, do giá dầu thế giới tăng, nhưng trong nước vẫn bán theo giá của Chính phủ Bộ Tài chính cho rằng, tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia hay Philippines, dù đó là thành viờn của WTO, nhưng những nước này vẫn trợ giá cho ngành xăng dầu nội địa. Điều này đặt ra không ít thách thức cho các công ty xăng dầu trong nước. Đa số các doanh nghiệp xăng dầu VN hiện nay thiếu tích lũy tài chính cần thiết và phản ứng yếu ớt, thiếu linh hoạt trước mỗi đợt biến động của giá dầu thế giới. Nói cách khác, nhiều năm qua, những doanh nghiệp này đó quen với “bầu sữa ngân sách” Nếu bỏ trợ giỏ hoàn toàn sẽ khiến nhiều doanh nghiệp hụt hẫng, khú trụ vững, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Thực tế này đũi hỏi cỏc doanh nghiệp trong nước phải thực hiện được điều quan trọng, đó là tự tích lũy tài chính và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tiết giảm tối đa chi phí để tăng sức cạnh tranh.
Mỗi năm, Nước ta khai thác khoảng 18 triệu tấn dầu thô và lợi nhuận từ xuất khẩu dầu thô được “trích chéo” để bù cho mặt hàng dầu Theo tính toán của
Bộ Công nghiệp, đến năm 2009, khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động, nguồn nguyên liệu dầu thô sẽ phải dành cho nhà máy lọc dầu nhằm cung ứng 60% nhu cầu xăng của cả nước vì thế kinh phí để cấp bù sẽ không cũn Đổi lại, sự chủ động về nguồn hàng sẽ giúp các doanh nghiệp xăng dầu trong nước chiếm ưu thế tại thị trường bán lẻ trong nước. Ở Trung Quốc, sau 2 tập đoàn SHELL và BP, TOTAL cũng đó ngấp nghộ thõm nhập vào Dự vậy, cỏc cụng ty xăng dầu nội địa Trung Quốc vẫn không bị nao núng mà cũn phỏt triển mạnh hơn nhờ chuẩn bị tốt, cũng như tranh thủ sự hỗ trợ linh hoạt của chính phủ Tập đoàn SHELL cũng đó vào thị trường xăng dầu VN và chắc chắn nhiều tập đoàn khác cũng đang muốn gia nhập Rừ ràng, từ nay đến năm 2009, nếu các chính sách quản lý - điều hành cũng như năng lực
85 và có chất lượng, nguy cơ thất thế trước các tập đoàn xăng dầu lớn là có thể nhỡn thấy trước.
Không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan này, ngành xăng dầu trong nước phải đối mặt với thực trạng nhức nhối nhiều năm qua chưa dẹp được, đó là buôn lậu xăng dầu qua biờn giới Tỡnh trạng buụn lậu xăng dầu qua biên giới vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, thỡ ngành xăng dầu VN sẽ bị ảnh hưỏng rất nhiều Những nỗ lực hành chính của các cơ quan chức năng liên bộ và chính quyền các địa phương nhiều năm qua cho thấy không thể dẹp được nạn buôn lậu xăng dầu Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giỏ - Bộ Tài chớnh, căn cơ của thực trạng nói trên chính là sự chênh lệch giá (giá bán xăng, dầu ở VN hiện thấp hơn bên Campuchia từ 3.000 đồng – 5.000 đồng/lít). Để dẹp nạn buôn lậu, phải triệt tiêu mức chênh lệch về giá bán giữa 2 nước Điều này càng gây khó khăn cho các doanhnghiệp khi quyết định giá bán xăng dầu, nếu không tăng giá thì không bù được lỗ và không dẹp được nan buôn lậu nhưng nếu tăng giá đột ngột thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng trong nước trong thời gian tới Nhưng sớm muộn thì các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu vẫn phải tăng giá mặt hàng xăng.
Các Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung đang đứng trước những cơ hội lớn và những thách thức không nhỏ.
3.1.2 Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty Xăng Dầu Bắc Thái. Đối với Công ty Xăng Dầu Bắc Thái- công ty thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam nên cũng có rất nhiều khó khăn trong thời kỳ hội nhập đổi mới Để kinh doanh tốt và phát triển ổn định, Công ty phải đặt ra những mục tiêu và kế hoạch phát triển trong những năm tới Phương hướng và mục tiêu củaCông ty Xăng Dầu Bắc Thái phải căn cứ vào phương hướng mục tiêu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam mặt, phát triển bền vững trong những điều kiện cạnh tranh gay gắt, Công ty Xăng Dầu Bắc Thái đã đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, Công ty phải bám sát sự chỉ đạo của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và diễn biến của thị trường để tạo nguồn hàng Đảm bảo đầy đủ chủng loại và chất lượng hàng hoá.
Thứ hai và cũng là mục tiêu lớn nhất: đầu tư và phát triển trên mọi lĩnh vực đặc biệt là phát triển mạng lưới bán lẻ xăng dầu Đẩy mạnh đội công tác Marketing, giữ vững và phát triển thị phần Phấn đấu đạt sản lượng năm 2007 là
110 000 M 3 ,Tấn, trong đó bán buôn là 15 000 M 3 ,Tấn , bán lẻ 37 000 m 3 , bán Đại lý và tổng đại lý 68 000 m 3 Doanh thu đặt ra là phải đạt 827 tỷ đồng.
Thứ ba, tăng cường công tác quản lý vốn, đảm bảo an toàn tài chính, phát triển vốn kinh doanh, tăng vòng quay của vốn Giảm công nợ, hạn chế tới mức tối thiểu công nợ khó đòi.
Thứ tư, đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng tự động hoá và hiện đại hoá Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho CBCNV trong lao động.
Những biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại công ty xăng dầu Bắc Thái
3.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý.
87 về mọi khía cạnh. Để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, trước hết Công ty cần có đội ngũ bán hàng- marketing chuyên nghiệp Có những chiến lược bán hàng và tiếp thị tốt. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nên càng phải có những chiến lược cạnh tranh được chuẩn bị tốt.
Thị trường cạnh tranh gay gắt thì việc theo dõi, bám sát từng khách hàng càng cần thiết, Công ty cần tìm hiểu khách hàng để giải quyết những klhó khăn và vướng mắc Phải xác định từ lãnh đạo đến công nhân viên đều phải làm công tác marketing, tìm hiểu nắm bắt thông tin về nhu cầu thị trường và khách hàng Qua công tác điều tra nghiên cứu thị trường phải nắm bắt được kịp thời sự thay đổi của khách hàng, khả năng tài chính; nắm được phương thức và cơ chế kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.
Phản ánh đầy đủ và đề xuất phương thức kinh doanh dịch vụ cho lãnh đạo công ty xử lý và tiến hành Có những chính sách chăm sóc khách hàng đối với từng nhóm khách hàng cụ thể, hoàn thiện hồ sơ khách hàng Bám sát các khách hàng công nghiệp lớn trên địa bàn Giữ được khách hàng có khối lượng tiêu thụ lớn Tiếp tục thực hiện cơ chế khuyến khích khách hàng mua thanh toán trả tiền ngay Tổ chức tốt dịch vụ sau bán hàng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng thông qua việc giao hàng đúng thời gian, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Tuyệt đối không đưa ra khỏi kho cho khách hàng những lô hàng không đảm bảo phẩm chất hàng hoá, đồng thời tiếp tục làm tốt dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành giúp khách hàng yên tâm mua xăng dầu của công ty Nâng cao chất lượng của dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bảo trì bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật cho khách hàng.
Duy trì hệ thống Đại lý hiện có, phát triển mối quan hệ gắn bó sâu sắc hơn với các đại lý trên cơ sở các chính sách chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật,đầu tư. hiện chưa nhận hàng của Công ty.
Bán lẻ trực tiếp qua hệ thống Cửa hàng: Thực hiện phân nhóm khách hàng nhằm có các chính sách đối với từng nhóm khách hàng, thực hiện văn minh thương mại, tạo nét văn hoá riêng của công ty Triển khai hình thức giao khoán cho cá nhân đối với một số Cửa hàng sản lượng thấp, năng lực cạnh tranh kém.
Triển khai hệ thống thông tin, trang thiết bị máy tính cho cửa hàng.
Kinh doanh Dầu mỡ nhờn và Gas hoá lỏng: Thực hiện đa dạng hoá các chủng loại mặt hàng, tập trung bán trực tiếp tại một số cửa hàng trung tâm huyện, thị xã Đẩy mạnh hoạt động cửa hàng kinh doanh tổng hợp. Định hướng của Công ty các năm tới là đầu tư – phát triển chính vì vậy công tác kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ bản cũng có ý nghĩa quan trọng nhất là phát triển kho và mạng lưới bán lẻ, thúc đẩy trực tiếp tăng sản lượng bán hàng Tiếp tục thực hiện triển khai dự án Kho cảng Kết Thịnh, xem xét công trình Tổng công ty để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để lâu dài có đất xây dựng.
3.2.2.Tăng cường công tác quản lý, mở rộng và giám sát mạng lưới phân phối.
Với thời gian hoạt động khá dài trên thị trường hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, trong thời kỳ bao cấp Công ty là doanh nghiệp độc quyền trên địa bàn nên Công ty đã xây dựng được mạng lưới bán xăng dầu rộng khắp.
Nhưng hiện nay, khi có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu, Công ty Xăng Dầu Bắc Thái không còn độc quyền kinh doanh trên địa bàn nữa Thêm vào đó, tình trạng bán xăng dầu không đúng phẩm chất kỹ thuật đã làm cho người tiêu dùng khó khăn hơn trong quyết định mua hàng.
Chính vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý, mở rộng và giám sát mạng lưới phân phối ngày là rất cần thiết và quan trọng.
Trong thời gian tới, Công ty Xăng Dầu Bắc Thái cần tiếp tục mở rộng quy mô, xây dựng các cửa hàng: CHXD Mỏ Bạch, Trại Cau, Phú bình, thị xã Bắc
89 số 35 Ngân Sơn và nhà nghỉ, giao dịch cho Cửa hàng Nà Phặc.
San mặt bằng, quy hoạch văn phòng chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn, cải tạo cửa hàng số 30 Phùng Chí Kiên.
Hoàn thiện thủ tục mua cửa hàng 23 Phú Xá. Đẩy mạnh hoạt động các Ban dự án phát triển CHXD với nhiều phương thức linh hoạt như mua đất, mua CH, liên doanh liên kết v.v để chuẩn bị qĩu đất xây dựng CH tại các khu vực Huống Thượng, Vó ngựa, Quang sơn, Phú bình, tx Bắc Kạn Bằng khẩu, Ba bể, …
Bên cạnh đó, phải có các biện pháp, chính sách phát triển về chiều sâu, nâng cao uy tín với khách hàng. Đầu tư mua 01 ôtô xi téc 12 M 3 và một số máy phát, cột bơm điện tử hiện đại cho các cửa hàng Mua bổ sung vật tư cột bơm thay thế phục vụ công tác bán hàng, thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị, đo kiểm tra hệ thống thu lôi- tiếp địa, đảm bảo kịp thời và an toàn tại cửa hàng và công ty.
Tăng cường kiểm tra công tác phẩm chất xăng dầu : lấy mẫu phân tích định kỳ, đột xuất tại các CHXD, kho, các khách hàng, đại lý, trên các phương tiện…Đảm bảo uy tín của Tổng công ty nói chung và Công ty Xăng Dầu Bắc Thái nói riêng Kiểm định đầy đủ, kịp thời đảm bảo tính pháp lý cho cột bơm nhiên liệu hoạt động.
Xây dựng ban hành định mức hao hụt mới có tính đến yếu tố mùa miền và sản lượng đơn vị.
Tiến hành đo kiểm soát nhiễm môi truờng cho các đơn vị và đại lý của công ty.
Công ty Xăng Dầu Bắc Thái cần có các quy định xử lý phạt đối với CBCNV làm ảnh huởng đến uy tín của công ty, củng cố niềm tin với khách hàng Xây dựng phong cách thái độ giao dịch bán hàng, dịch vụ văn minh lịch sự Bên cạnh đó, với mục đích đại lý là mạng lưới, là bạn đông hành của Công cùng Công ty giữ vững và phát triển thị trường.
3.2.3.Cải tiến và hoàn thiện công tác kho dự trữ hàng hoá. Đối với các doanh nghiệp thương mại thì công tác dự trữ hàng hoá có vai trò quyết định đối với sự phát triển của doanh nghiệp Dự trữ thừa sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn giảm tốc độ quay vòng vốn của doanh nghiệp, dự trữ thiếu sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp hàng hoá và doanh nghiệp không tận dụng được cơ hội thị trường. Đối với Công ty kinh doanh xăng dầu thì việc dự trữ càng trở lên quan trọng và lại càng phức tạp Bởi vì xăng dầu là mặt hàng dễ bay hơi, dễ bị hao hụt Hệ thống kho bể chính là nơi dự trữ hàng hoá của công ty. Để khai thác hiệu quả hệ thống kho bể cần có quy hoạch sức chứa và đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.
Cùng với hệ thống dàn xuất ôtô tiếp tục đầu tư thiết bị tự động xác định lượng xăng dầu đang chứa trong bể và xác định nhiệt độ trong bể thay cho việc đo thủ công như hiện nay nhằm nâng cao độ chính xác phục vụ kịp thời cho công tác quản lý hàng hoá và quản lý hao hụt Mặt khác, khi sử dụng hệ thống thiết bị này bộ máy quản lý Công ty có thể kiểm tra được lượng hàng hoá tồn kho, lượng hàng hoá xuất nhập trong ngày trong bất kỳ thời điểm nào tạo điều kiện xử lý ngay những tình huống cụ thể trong kinh doanh Đồng thời khi sử dụng các thiết bị này còn cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tránh ảnh hưởng của hơi xăng do phải tính thủ công.