1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

52 1,4K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 288,86 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ.3 1.1 Phát triển bền vững3 1.2 Phát triển đô thị bền vững3 1.3 Một số quan niệm về phát triển bền vững đô thị của một số tổ chức nghiên cứu khoa học và tổ chức quốc tế trên thế giới3 1.4. Cơ sở của sự phát triển bền vững đô thị.3 1.5. Định hướng phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam3 1.6. Nội dung chính phát triển bền vững đô thị Việt Nam3 1.7 Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá3 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU3 2.1. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch3 2.2. Nồng độ chất ô nhiễm PM10 trung bình đạt tiêu chuẩn3 2.3. Tỷ lệ % chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý3 2.4. Chỉ tiêu diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người3 2.5. Tỷ lệ tiết kiệm điện năng trong cơ cấu sử dụng năng lượng ở thành phố3 2.6. Tỷ lệ % qũy đất cho giao thông đô thị trên tổng diện tích đất xây dựng đô thị3 CHƯƠNG 3: THÀNH TỰU – HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM3 3.1. Thành tựu và hạn chế trong phát triển đô thị bền vững3 3.2. Giải pháp phát triển đô thị bền vững3 TÀI LIỆU THAM KHẢO3 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế hội nhập đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đô thị ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong xã hội văn minh, nhưng sự hiểu biết của con người về đô thị và đô thị hóa vẫn còn ít ỏi. Hiện tượng đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. Nhiều đô thị không ngừng phát triển và mở rộng. Thành phố Hà Nội đang trên đà trở thành đô thị siêu hạng (super city) , còn thành phố Hồ Chí Minh đã vượt quá ngưỡng của đô thị siêu hạng và đang có khuynh hướng trở thành thành phố cực lớn (mega city) . Bên cạnh hai đô thị lớn này là các đô thị khác cũng đang có những bước tích cực đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Mặc dù phát triển khá mạnh song các đô thị Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu xã hội hóa nhà ở cho mọi đối tượng. Hệ thống các đô thị - trung tâm chưa hình thành đều khắp các vùng đa phần dân số đô thị sống ở Hà Nội và TP.HCM. Các đô thị lớn có sức hút mạnh đang tạo ra sự tập trung dân cư, công nghiệp quá tải nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu điều hòa quá trình tăng trưởng đó, trong khi các đô thị nhỏ và vừa thì kém sức hấp dẫn, không có khả năng đảm nhiệm nổi vị trí và vai trò trung tâm của mình trong mạng lưới đô thị quốc gia.Bản thân mỗi đô thị trong quá trình phát triển đã và đang bộc lộ những mặt trái của nó, những tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy trong bối cảnh đó, vấn đề phát triển đô thị bền vững vẫn còn nằm ở phía trước, đặt ra những vấn đề cần giải quyết với thế giới quan khoa học. Để có thể phát triển đô thị bền vững đặc biệt trên các lĩnh vực bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội thì mỗi quốc gia cần phải có những chiến lược và kế hoạch cụ thể. Đây cũng là những vấn đề đang được đặt ra đối với hệ thống đô thị ở Việt Nam khi mà Nhà nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ. 1.1 Phát triển bền vững 1.1.1 Khái niệm phát triển bền vững Khái niệm phát triển bền vững được sử dụng một cách chính thức trên quy mô toàn cầu và được định nghĩa như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu trong tương lai”. Hay nói một cách cụ thể hơn, phát triển bền vững là sự phát triển một cách hài hoà cả 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường để đáp ứng nhu cầu hiện tại về vật chất, văn hóa, tinh thần nhưng không làm tổn hại, không gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống trong tương lai.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 3

1.1 Phát triển bền vững 3

1.2 Phát triển đô thị bền vững 5

1.3 Một số quan niệm về phát triển bền vững đô thị của một số tổ chức nghiên cứu khoa học và tổ chức quốc tế trên thế giới 7

1.4 Cơ sở của sự phát triển bền vững đô thị 8

1.5 Định hướng phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam 10

1.6 Nội dung chính phát triển bền vững đô thị Việt Nam 11

1.7 Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá 13

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU 17

2.1 Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch 17

2.2 Nồng độ chất ô nhiễm PM10 trung bình đạt tiêu chuẩn 20

2.3 Tỷ lệ % chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý 23

2.4 Chỉ tiêu diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người 28

2.5 Tỷ lệ tiết kiệm điện năng trong cơ cấu sử dụng năng lượng ở thành phố 30

2.6 Tỷ lệ % qũy đất cho giao thông đô thị trên tổng diện tích đất xây dựng đô thị 33

CHƯƠNG 3: THÀNH TỰU – HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM 35

3.1 Thành tựu và hạn chế trong phát triển đô thị bền vững 35

3.2 Giải pháp phát triển đô thị bền vững 43

Trang 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế hội nhập đang trên đà phát triển mạnh mẽ,

đô thị ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong xã hội văn minh, nhưng sự hiểu biết của conngười về đô thị và đô thị hóa vẫn còn ít ỏi

Hiện tượng đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam Nhiều đô thị khôngngừng phát triển và mở rộng Thành phố Hà Nội đang trên đà trở thành đô thị siêu hạng(super city)1, còn thành phố Hồ Chí Minh đã vượt quá ngưỡng của đô thị siêu hạng vàđang có khuynh hướng trở thành thành phố cực lớn (mega city)2 Bên cạnh hai đô thị lớnnày là các đô thị khác cũng đang có những bước tích cực đẩy nhanh quá trình đô thị hóa

Mặc dù phát triển khá mạnh song các đô thị Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự đápứng được nhu cầu xã hội hóa nhà ở cho mọi đối tượng Hệ thống các đô thị - trung tâmchưa hình thành đều khắp các vùng đa phần dân số đô thị sống ở Hà Nội và TP.HCM.Các đô thị lớn có sức hút mạnh đang tạo ra sự tập trung dân cư, công nghiệp quá tảinhưng chưa có biện pháp hữu hiệu điều hòa quá trình tăng trưởng đó, trong khi các đô thịnhỏ và vừa thì kém sức hấp dẫn, không có khả năng đảm nhiệm nổi vị trí và vai trò trungtâm của mình trong mạng lưới đô thị quốc gia Bản thân mỗi đô thị trong quá trình pháttriển đã và đang bộc lộ những mặt trái của nó, những tiêu cực về kinh tế, xã hội và môitrường Vì vậy trong bối cảnh đó, vấn đề phát triển đô thị bền vững vẫn còn nằm ở phíatrước, đặt ra những vấn đề cần giải quyết với thế giới quan khoa học Để có thể phát triển

đô thị bền vững đặc biệt trên các lĩnh vực bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội thìmỗi quốc gia cần phải có những chiến lược và kế hoạch cụ thể Đây cũng là những vấn đề

1

Super city: thành phố có trên 4 triệu dân.

2 Mega city: thành phố có trên 8 triệu dân.

Trang 3

đang được đặt ra đối với hệ thống đô thị ở Việt Nam khi mà Nhà nước ta đang đẩy mạnhquá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa

Trang 4

Ph¸t triÓn Kinh tÕ

B¶o vÖ M«i trưêng

Ph¸t triÓn

X héi · héi

Ph¸t triÓn bÒn v÷ng

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG VẤN

ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ.

1.1 Phát triển bền vững

1.1.1 Khái niệm phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững được sử dụng một cách chính thức trên quy mô toàn

cầu và được định nghĩa như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng

những nhu cầu hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu trong tương lai” Hay nói một cách cụ thể hơn, phát triển bền vững là sự phát triển một cách hài hoà

cả 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường để đáp ứng nhu cầu hiện tại về vật chất, văn hóa,tinh thần nhưng không làm tổn hại, không gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên

để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống trong tươnglai

Trang 5

Hình 2: Phát triển bền vững theo lãnh thổ

Hình 3: Phát triển bền vững theo ngành, lĩnh vực

Thế giới phát triển bền vững

Quốc gia phát triển bền vững

Địa phương phát triển bền vững

PTBV giáo dục

PTBV

y tế

PTBV xây dựng

PTBV GTVT

PTBV nông nghiệp

PTBV Công nghiệp

Trang 6

PTBV giáo dục

PTBV

y tế

PTBV xây dựng PTBV

GTVT

PTBV nông nghiệp

PTBV Công nghiệp

PTBV giáo dục

PTBV

y tế

PTBV xây dựng PTBV

GTVT

PTBV nông nghiệp

PTBV Công nghiệp

PTBV giáo dục

PTBV

y tế

PTBV xây dựng PTBV

GTVT

PTBV nông nghiệp

PTBV Công nghiệp

PTBV giáo dục

PTBV

y tế

PTBV xây dựng PTBV

GTVT

PTBV nông nghiệp

PTBV Công nghiệp

PTBV giáo dục

PTBV

y tế

PTBV xây dựng PTBV

GTVT

PTBV nông nghiệp

PTBV Công nghiệp

PTBV giáo dục

PTBV

y tế

PTBV xây dựng PTBV

GTVT

PTBV nông nghiệp

PTBV Công nghiệp

PTBV giáo dục

PTBV

y tế

PTBV xây dựng PTBV

GTVT

PTBV nông nghiệp

PTBV Công nghiệp

PTBV giáo dục

PTBV

y tế

PTBV xây dựng PTBV

GTVT

PTBV nông nghiệp

PTBV Công nghiệp

PTBV giáo dục

PTBV

y tế

PTBV xây dựng PTBV

GTVT

PTBV nông nghiệp

PTBV Công nghiệp

PTBV giáo dục

PTBV

y tế

PTBV xây dựng PTBV

GTVT

PTBV nông nghiệp

PTBV Công nghiệp

Trang 7

1.1.2 Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững

- Phát triển bền vững về mặt kinh tế: là đạt được sự tăng trưởng ổn định và cơ cấu

hợp lý, đáp ứng và nâng cao đời sống nhân dân; tránh được sự đình trệ, suy thoái trongtương lai và tránh được nợ nần cho thế hệ mai sau

- PTBV về mặt xã hội: nhằm đạt được tiến bộ và công bằng XH đảm bảo chất

lượng cuộc sống, mọi người đều có cơ hội học hành, có việc làm, giảm đói nghèo và xoá

bỏ khoảng cách giữa các tầng lớp của xã hội; bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa

vụ của mọi công dân; duy trì và phát triển được tính đa năng và bản sắc văn hoá của dântộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất tinh thần cho ngườidân

- Phát triển bền vững về môi trường: khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên

nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môitrường thiên nhiên và xã hội

1.2 Phát triển đô thị bền vững

1.2.1 Khái niệm đô thị

Có thể nói, đô thị là một hình thức quần cư đặc biệt của xã hội loài người Hiểumột cách đơn giản, đô thị là một tổ chức không gian cư trú, sinh sống tập trung với mật

độ dân số cao của cộng đồng người với các hoạt động chủ yếu trong những lĩnh vực phinông nghiệp

Ngày nay, đô thị không chỉ đơn thuần là nơi tập trung dân cư đông đúc với cáchoạt động mang tính chất phi nông nghiệp; các trung tâm đơn chức năng về hành chínhhoặc thương mại, mà đô thị đã trở thành một không gian cư trú của dân cư, là kết quảtất yếu của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đóng vai trò là trung tâm tổng hợphoặc về một số mặt: hành chính, kinh tế - xã hội của một vùng hoặc quốc gia, biểu

Trang 8

hiện của nó là sự tập trung dân cư với mật độ cao với lối sống đô thị và các hoạt độngphi nông nghiệp chiếm ưu thế, có cơ sở hạ tầng phát triển ngày càng hiện đại,

1.2.2 Vai trò của đô thị

Hệ thống đô thị đóng vai trò như một hệ thống “khung xương” phát triển của mỗilãnh thổ, mỗi quốc gia Ngay từ khi mới xuất hiện, các đô thị đã trở thành các hạt nhân(trung tâm) thu hút tài nguyên tự nhiên, nhân văn của lãnh thổ; các trung tâm phát triểntổng hợp (hành chính, kinh tế, chính trị…) của lãnh thổ Chính sự ra đời và phát triển của

hệ thống đô thị đã đem lại cho con người một cuộc sống đầy đủ hơn, sung túc hơn, tiệnnghi hơn…

Sự tiến bộ của cách mạng khoa học - kĩ thuật nói riêng và tiến bộ xã hội nóichung đã giúp cho đô thị phát triển, hạn chế nhiều mặt tiêu cực của đô thị, làm cho đô thị

và nông thôn gần nhau hơn thông qua sự phân công lao động xã hội

Quá trình đô thị hóa tạo ra nhiều thuận lợi và bất lợi cần được phân tích Tuynhiên, đô thị hóa là con đường văn minh của loài người, bởi các đô thị là nơi chủ yếu tạo

ra của cải vật chất cho loài người Thu lợi nhiều từ quá trình đô thị hóa, nhưng con ngườicũng phải trả giá không ít vì những bất lợi của nó Chỉ có con đường duy nhất để tránhđược thách thức này là tạo ra đô thị bền vững

1.2.3 Quan niệm về phát triển đô thị bền vững

Rất khó để đưa ra được một định nghĩa hay hệ khái niệm được coi là thống nhất vềphát triển đô thị bền vững vì bản chất đa dạng và đa chiều của đối tượng nghiên cứu

Trên thực tế, khái niệm “phát triển đô thị bền vững” rất đa dạng về quản lí hànhchính đô thị, người ta nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa cơ quan công quyền và ngườidân, về môi trường thì nhấn mạnh đến thái độ ứng xử của thế hệ hiện tại trong việc khaithác tài nguyên để dành cho thế hệ mai sau Chưa kể mỗi quốc gia tùy theo đặc điểmchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi giai đoạn lại đưa ra những định nghĩa cũng nhưcác tiêu chí của riêng mình

Trang 9

1.3 Một số quan niệm về phát triển bền vững đô thị của một số tổ chức nghiên cứu khoa học và tổ chức quốc tế trên thế giới

Thực tế, quá trình hình thành và phát triển các đô thị phân hóa rất khác nhau trênthế giới Vì vậy, mỗi đô thị ở mỗi quốc gia, mỗi vùng có những thuận lợi và khó khănriêng trong quá trình phát triển Do đó, nhận thức và đề xuất các cơ sở lý luận về sự pháttriển bền vững đô thị cũng không đạt được sự thống nhất cao giữa các tổ chức nghiêncứu khoa học, các tổ chức quốc tế Các tổ chức nghiên cứu khoa học đưa ra các quanniệm về phát triển đô thị bền vững trên cơ sở lý luận rút ra từ nghiên cứu thực tiễn tại cáckhu vực khác nhau; mỗi khu vực có những vấn đề nổi cộm riêng đang cản trở việc pháttriển (hay làm suy yếu đô thị) và chúng thường được nhấn mạnh như là những nhân tốkhông thể thiếu được đối với sự phát triển bền vững đô thị trong các quan niệm của họ

Các khu vực phát triển hơn, như Canada, Châu Âu, nhiều nghiên cứu về phát triểnbền vững đô thị thể hiện qua quan niệm và các tiêu chí đánh giá có sự tương đối thốngnhất với nhau, xuất phát từ sự tương đồng khu vực về trình độ phát triển và mục tiêu pháttriển Những nhận xét này được rút ra từ một số quan niệm của các tổ chức khi nghiêncứu về phát triển đô thị bền vững sau đây : Chương trình phát triển của Liên hợp quốc(UNDP – Báo cáo phát triển con người, Chương 5: đô thị hóa và phát triển con người,New York, 1990), Trung tâm định cư con người của Liên hợp quốc (UN -HABITAT),Hội nghị quốc tế về đô thị lần 21 (Berlin, 2000), Tổ chức phi chính phủ: các phương

án phát triển (Development Alternatives – India), Quỹ tài nguyên thiên nhiên và môitrường (The Environment and Natural Resources Foundation – Achentina), Hội thảothành phố do Liên hợp quốc tổ chức tại Johannesburg – Nam Phi (1992), Trung tâmmôi trường khu vực Trung và Đông Âu (The Regional Environmental Center for Centraland Eastern Europe),

Tổng quan về phát triển bền vững đô thị từ nhiều cơ sở lý luận khác nhau, nhưngchúng đều có những điểm cốt lõi sau đây:

Quan niệm chung về phát triển bền vững đô thị.

Trang 10

 Phát triển bền vững thống nhất cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong mộtkhuôn khổ: thể hiện trong quan niệm về đô thị bền vững của UNDP, UN -HABITAT, Achentina.

 Nâng cao chất lượng cuộc sống: thể hiện trong quan điểm của Ấn Độ, UN HABITAT

- Không ảnh hưởng tới thế hệ tương lai: thể hiện sự đồng thuận cao trong các quanđiểm của UN - HABITAT, Hội nghị đô thị 21 (Beclin 2000), Achentina, Trungtâm môi trường khu vực về Trung và Đông Âu

 Quan hệ mật thiết với vùng: thể hiện trong quan điểm của UNDP, riêng Hội thảo

về thành phố bền vững (1992) ở Nam Phi nhấn mạnh yếu tố vùng là vùng nôngthôn

 Sự thống nhất trong kế hoạch và hành động, tính công bằng: thể hiện trong quanniệm của Trung tâm môi trường khu vực về Đông Âu và trung tâm Châu Âu

 Qui hoạch và quản lý thống nhất, đồng thuận ở mọi cấp: thể hiện trong quan niệmcủa UN - HABITAT

 Rủi ro về môi trường có thể chấp nhận được trong mục đích phát triển: thể hiệntrong quan niệm của UNDP

Từ đó, có thể kết luận rằng: một đô thị bền vững trong quá trình phát triển, quanniệm đầy đủ là: khi nó đạt được sự thống nhất trong một khuôn khổ bền vững cả ba mặtkinh tế, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng sống của thế hệ hiện tại màkhông làm ảnh hưởng tới các nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai Khuôn khổ đóphải thể hiện thống nhất giữa kế hoạch, qui hoạch, quản lý phát triển và hành động thựchiện với sự đồng thuận của mọi thành phần xã hội: nhà nước, tư nhân, cộng đồng; mọi cấpđộ: địa phương, thành phố và quốc gia

1.4 Cơ sở của sự phát triển bền vững đô thị.

Đây là một vấn đề cơ bản quyết định đến nguyên tắc phát triển bền vững: “Đápứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến việc đáp ứng các nhu cầu

Trang 11

của thế hệ tương lai”, hoặc: “làm giảm nguồn vốn tự nhiên và mang lại nợ nần” (Hộinghị Đô thị 21)

Vấn đề đặt ra đối với sự phát triển bền vững của đô thị là cần phải có một chiếnlược qui hoạch phát triển và quản lý từng đô thị theo không gian, thời gian, phù hợp giữa

“Tải trọng” của đô thị trong mối quan hệ tương hỗ với qui mô lãnh thổ của nó và với cácvùng ảnh hưởng và trong hệ thống đô thị quốc gia, khu vực Chiến lược - qui hoạch pháttriển đô thị tốt thể hiện sự bền vững hài hòa các khía cạnh môi trường tự nhiên - kinh tế

Trang 12

- xã hội, thông qua hệ thống chỉ tiêu tiêu chuẩn đô thị, phù hợp với trình độ phát triểnkinh tế -xã hội theo các thời kỳ

Ngoài ra, một đô thị phát triển bền vững chỉ khi có một chiến lược - qui hoạchphát triển tốt với khả năng thực thi đảm bảo trong suốt quá trình phát triển: “Việc quihoạch và quản lý phát triển thành phố bền vững đòi hỏi sự thỏa thuận và hợp tác hànhđộng của mọi thành phần xã hội: nhà nước, tư nhân và cộng đồng, mọi cấp độ: địaphương, thành phố và quốc gia” ( Chương trình đô thị của Liên hợp quốc)

1.5 Định hướng phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Để đô thị phát triển theo hướng bền vững cần có sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữaphát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng:

Lấy con người làm trung tâm của sự phát triển

Cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế và môi trường tự nhiên

Cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và xã hội

Phát triển hài hòa giữa con người với công nghệ - kỹ thuật

Đảm bảo phát triển đa văn hóa và đời sống đạo đức, tinh thần của các nhóm người khác biệt nhau

Đảm bảo an ninh, hòa bình, trật tự và ổn định xã hội

Đảm bảo sự tham gia dân chủ của người dân trong tiến trình phát triển đô thị

Công bằng xã hội trong đời sống kinh tế

Đảm bảo hài hòa giữa các thế hệPhát triển không gian hợp lý

Phát triển cân đối đô thị - nông thôn

Trang 13

Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã được Chính phủ banhành là một chiến lược khung bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các

Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện; đồng thời thể hiện sự cam kết của Việt Namvới quốc tế vì mục tiêu chung này

1.6 Nội dung chính phát triển bền vững đô thị Việt Nam

1.6.1 Phát triển kinh tế

Đô thị cần được tính toán phát triển phù hợp với tiềm năng sẵn có và triển vọngphát triển kinh tế của địa phương Cân đối vốn đầu tư theo khả năng tăng trưởng KT-XHtheo từng giai đoạn/ theo từng nhóm ngành/ theo kế hoạch PTĐT ngắn và dài hạn đã đượcQHXDĐT được duyệt quy định, ngoài ra kinh tế đô thị còn cần được tính toán sử dụngtiết kiệm hiệu quả các nguồn tài nguyên: đất đai, nguồn nước, năng lượng và lao động đôthị

1.6.2 Phát triển dân số lành mạnh

 Về yếu tố xã hội, đô thị cần được đánh giá đầy đủ về dân số lao động, tỷ lệ

đô thị hoá, dòng dịch cư và xu hướng di dân, sức chứa tối đa, khả năng chịu tác động củathiên tai, tác động của địa chấn đến phát triển dân số đô thị

 Tăng cường quản lý dân số từ ngoài thành phố vào, điều chỉnh phân bố dân

cư thúc đẩy phát triển dân số hài hoà với PTKT- XH và bảo vệ giữ gìn tài nguyên môitrường

1.6.3 Quy hoạch xây dưng đô thị tạo sự hấp dẫn cho đô thị

 Quy hoạch xây dựng đô thị phải đánh giá được đầy đủ điệu kiện địa lý vànguồn tài nguyên để đánh giá đúng vị trí, chức năng và vai trò của từng đô thị Cân đốiđất đai, cơ sở vật chất và tạo lập môi trường thích hợp cho người dân là chủ thể của đô thịđược sống, làm việc và nghỉ ngơi tốt nhất để tái tạo sức lao động cao nhất cho xã hội

Trang 14

 Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai đô thị phải được lập theo hướngphát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn giữa đất phát triển mới và cũ và có kế hoạchdài hạn với các khu đất dự phòng;

 Quy hoạch phải đề xuất được một hệ thống kết nối không gian tạo sự hấpdẫn cho đô thị (hấp dẫn mang cả ý nghĩa tạo vẻ đẹp cho đô thịvà tạo sự hấp dẫn các nhàphát triển)

 Đảm bảo đánh giá tác động môi trường cho các dự án quy hoạch cải tạo vàquy hoạch PTĐT; Đề xuất được các dự báo PTĐT ngắn và dài hạn đúng và đủ đối vớiđiều kiện KT-XH-MT của địa phương;

1.6.4 Cung cấp đầy đủ các dịch vụ hạ tầng

 Hạ tầng kỹ thuật đô thị cần được quan tâm xây dựng và quản lý đồng bộ cácmặt như: Chuẩn bị kỹ thuật đô thị; Hệ thống giao thông đô thị; Hệ thống cấp nước và hệthống thoát nước đô thị; Hệ thống cấp năng lượng điện, chất đốt đô thị và chiếu sáng đôthị; Hệ thống quản lý tái chế chất thải rắn, nước thải và vệ sinh môi trường đô thị; Hệthống quản lý nghĩa trang và các chất phát thải

 Việc xây dựng và cung cấp các dịch vụ này phải được thực hiện trên quanđiểm tiết kiệm, chống hao mòn thất thoát, chống gây ô nhiễm và phải triệt để tuân thủtheo QHXDĐTBV đã được duyệt

1.6.5 Xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên

 Môi trường đô thị cần quan tâm xử lý môi trường ô nhiễm (gồm phòngchống ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm chất thải rắn, ô nhiễm công nghiệp, ônhiễm tiếng ồn, điện tử, hoá chất độc hại và các chất phóng xạ)

 Cải thiện môi trường sinh thái đô thị (gồm xây dựng các tuyến vành đaixanh đô thị, tăng cường xây dựng bảo vệ sinh thái các khu vực trọng điểm, tăng cườngphủ xanh nội thành)

 Bảo vệvà sử dụng hợp lý tài nguyên (gồm nghiêm ngặt và sử dụng hợp lýcác nguồn nước, tăng cường bảo vệvà sửdụng hợp lý tài nguyên đất đai, tăng cường quản

lý nguồn nguyên liệu sửdụng đểsản xuất vật liệu xây dựng)

Trang 15

 Tạo dựng môi trường cảnh quan, môi trường văn hoá xã hội phù hợp vớisinh thái địa phương và thểhiện rõ tất cảcác giá trịvật chất và tinh thần của đô thị

1.6.6 Xã hội hoá công tác quy hoạch và PTĐT và ĐT hoá BV

Xã hội hoá công tác PTĐT trên cơ sở quan tâm nâng cao sự hiểu biết của chínhquyền địa phương và cộng đồng về công tác PTĐT và ĐT hoá BV, đồng thời khuyếnkhích họ tham gia vào công tác lập, thực hiện và quản lý quy hoạch và phát triển đô thị

1.6.7 Quản lý hành chính đô thị

Quản lý thực hiện PTĐT phải được phối hợp hai chiều từ cấp quản lý TW/ quản lýđịa phương đến người dân và ngược lại Đề xuất quy chế, gắn kết quy hoạch với thể chếquản lý hành chính công tại địa phương

1.6.8 Tài chính đô thị

Huy động và cân đối hợp lý các nguồn tài chính đô thị trên cơ sở tăng cường sựtham gia của cộng đồng trong công tác QHXD ĐT Ngoài ra quản lý PTĐT còn cần quantâm điều chỉnh công tác quản lý hành chính và phân phối vốn đầu tư cho xây dựng cơ bảntheo định kỳ, hàng năm, 5 năm/lần và dài hạn

1.7 Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá

Căn cứ vào định hướng và nội dung của phát triển đô thị bền vững cũng như Bộchỉ tiêu giám sát, đánh giá, phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013 -2020, nhóm

đã quyết định tập trung tính toán và đánh giá sự phát triển bền vững của đô thị thông quamột số tiêu chí và chủ yếu đi tập trung, phân tích vào 2 đô thị lớn ở Việt Nam đó là HàNội và thành phố Hồ Chí Minh

Sau đây là các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá:

Trang 16

STT Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kỳ công bố

Lộ trình

Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập/ tổng hợp

1 Tỷ lệ dân số được sử dụng

- Chủ trì: Cục Thốngkê

- Phối hợp: Sở Xâydựng, Sở Nôngnghiệp và Phát triểnnông thôn

- Phối hợp: Sở Tàinguyên và Môitrường; Sở CôngThương, Sở Y tế4

Chỉ tiêu diện đất cây xanh

công cộng bình quân đầu

người

m2/người

5

Tỷ lệ tiết kiệm điện năng

trong cơ cấu sử dụng năng

lượng ở thành phố (trong

giai đoạn tối thiểu là 3

năm)

6

Tỷ lệ % qũy đất cho giao

thông đô thị trên tổng diện

tích đất xây dựng đô thị

(%)

%

Bảng 1: Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá sự phát triển đô thị bền vững

Cụ thể mức thang điểm với từng chỉ tiêu được đưa ra như sau:

Trang 17

Đạt tiêu chuẩnWHO

- Tỷ lệ % chất thải rắn sinh hoạt

- Chỉ tiêu diện tích đất cây xanh

công cộng bình quân đầu người

(m2/người)

>= 9(Đạt tiêu chuẩnWHO)

- Tỷ lệ tiết kiệm điện năng trong

cơ cấu sử dụng năng lượng ở

thành phố (trong giai đoạn tối

thiểu là 3 năm)

- Tỷ lệ % qũy đất cho giao thông

đô thị trên tổng diện tích đất xây

dựng đô thị (%)

Bảng2: Mức thang điểm đánh giá sự phát triển đô thị bền vững trong từng chỉ tiêu

Tiêu chuẩn đánh giá đô thị phát triển bền vững dựa theo các mức điểm đạt được,

cụ thể:

 Mức kém, khi số điểm của các tiêu chí là ≤ 40;

 Mức đạt, khi số điểm của các tiêu chí là từ 41 đến 60;

 Mức khá, khi số điểm của các tiêu chí là từ 61 đến 80;

Trang 18

 Mức xuất sắc, khi số điểm của các tiêu chí là từ 81 đến 100.

Trang 19

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Ở VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU

2.1 Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch

2.1.1 Giới thiệu chỉ tiêu

Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch là phần trăm dân số được sử dụng nguồnnước hợp vệ sinh trong tổng dân số Chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận nước sạch củangười dân; đánh giá hiệu quả của các chương trình cung cấp nước sạch quốc gia; phảnánh mức sống của người dân

- Giếng đào hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ônhiễm khác ít nhất 10m; thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá hoặc thả

Trang 20

ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không

lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất thải củangười hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làngnghề

2.1.2 Tình hình sử dụng nước sạch ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 1985 đến 1997, nhờ nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Phần Lan, ngànhnước Hà Nội đã cải tạo các nhà máy nước: Yên Phụ, Tương Mai, Ngọc Hà, Ngô Sỹ Liên,xây mới hai nhà máy nước Mai Dịch, Pháp Vân Sau năm 2000, thành phố tiếp tục đầu tưxây dựng bốn nhà máy nước nữa, đó là các nhà máy nước: Nam Dư, Cáo Ðỉnh, Gia Lâm

và Bắc Thăng Long, bên cạnh đó, thành phố tiếp tục mở rộng, nâng công suất các nhàmáy nước cũ, nâng tổng sản lượng nước trên địa bàn thành phố đạt hơn 600 nghìnm3/ngày đêm Ðồng thời với việc đầu tư tăng nguồn cung cấp nước, hệ thống đường ốngtruyền dẫn, phân phối nước ngày càng được mở rộng không chỉ trong các quận nội thành

cũ, mà phát triển mạng lưới cấp nước ở các vùng ven đô Nhất là tại khu vực trước đây làcác làng, xã, nay chuyển đổi thành phường, thuộc các quận Hoàng Mai, Tây Hồ, CầuGiấy, hay những khu vực có tốc độ đô thị hóa cao như huyện Từ Liêm, Thanh Trì, GiaLâm, Ðông Anh, Sóc Sơn

Năm 2008, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có diện tích tự nhiên3.344,7 km2 (rộng gấp 3,6 lần diện tích cũ) với 29 quận, huyện, 6,5 triệu người dân, đặt ranhững yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với ngành cấp nước Cũng vào thời gian này, Nhà máy

Trang 21

xử lý nước sông Ðà - nhà máy xử lý nước mặt thành nước sinh hoạt đầu tiên được đưavào sử dụng, nâng tổng số nhà máy sản xuất nước của Hà Nội lên 15 nhà máy và 19 trạmcấp nước, tổng sản lượng nước đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm Nhờ nguồn cung cấp nước dồidào, vận hành mạng lưới hợp lý, đến nay, 100% số hộ dân nội thành và hơn 33% số hộdân ngoại thành, với gần ba triệu người dân của Thủ đô đã được sử dụng nước sạch vớitiêu chuẩn 121 lít/ngày, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế Nhiều khu vực trướcđây thường xuyên khan hiếm nước, như một số phường của quận Hoàng Mai, ThanhXuân, khu vực đường Láng, đường Ðê La Thành (quận Ðống Ða), đường đê Nghi Tàm -

An Dương Vương (quận Tây Hồ) , tình hình cấp nước được cải thiện đáng kể Vàonhững thời điểm như mùa hè - khi nhu cầu sử dụng nước lớn, hoặc mùa khô - khi mựcnước ngầm hạ thấp, sản lượng nước vẫn được duy trì ổn định

Mặc dù đã có nhiều cố gắng đáng ghi nhận, nhưng việc cung cấp nước sạch chongười dân giữa các khu vực trên địa bàn Thủ đô chưa đồng đều 33,23% số dân ngoạithành được sử dụng nước sạch chủ yếu là các hộ dân thuộc các huyện ven đô của Hà Nội

cũ Phần lớn các hộ dân chưa được sử dụng nước sạch (bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng)chủ yếu nằm trên địa bàn các huyện của Hà Tây (cũ) Tại các khu vực này, trước đây,người dân thường sử dụng nước giếng khoan, giếng khơi để sinh hoạt, nhưng nay, donguồn nước ngầm bị cạn kiệt, chất lượng nước bị ô nhiễm, nước sạch rất khan hiếm

Tình hình cung cấp nước sạch ở TP Hồ Chí Minh vài năm gần đây đã được cảithiện đáng kể, nhưng tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước của TổngCông ty cấp nước Sài Gòn mới đạt khoảng 84,3% Ở nhiều khu vực cuối nguồn, ngườidân vẫn phải chịu cảnh thiếu nước

Có thể nói việc cung cấp nước và nhu cầu sử dụng nước sạch ở TP Hồ Chí Minhdiễn ra như một cuộc chạy đua quyết liệt giữa việc phát triển nguồn nước sạch và quátrình đô thị hóa ở khu vực quận mới Ở khu vực các quận nội thành cũ, dân số tăng lênđáng kể Hai yếu tố này làm cho nhu cầu tiêu thụ nước tăng lên nhanh chóng Năm 2001,chỉ cần 1.250.000 m3 nước/ngày là có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân,với các nhà máy như: Thủ Đức, Bình An và vài cơ sở khai thác nước ngầm cung cấp

Trang 22

847.000 m3/ ngày Năm năm sau (2005), khi thành phố có thêm nguồn nước sạch mới từNhà máy nước Tân Hiệp, công suất cấp nước đã đạt tới 1.013.300 m3/ngày nhưng vẫn chỉđáp ứng 85,34% số hộ dân.

Quả thật, ở một thành phố có hơn bảy triệu dân với nhiều quận mới đang được đôthị hóa nhanh chóng thì việc cung cấp đủ nước sạch không phải là điều dễ dàng Phải mấthơn mười năm với nhiều dự án đầu tư xây dựng và cải tạo nguồn nước, đến nay TP HồChí Minh mới có được sáu nhà máy nước là: Thủ Đức, Tân Hiệp, Trung An, Bình An,Tân Bình, BOO Thủ Đức với tổng công suất 1.350.000 m3/ngày Nếu ở vào những nămđầu thế kỷ 21, với công suất này, nguồn nước sạch không những thỏa mãn nhu cầu ngườidân mà còn dư tới 100.000 m3/ngày Nhưng đến nay trên thực tế nguồn nước này chỉ đápứng được 84,3% số hộ dân

2.2 Nồng độ chất ô nhiễm PM10 trung bình đạt tiêu chuẩn

2.2.1 Giới thiệu chỉ tiêu

PM10 được phân loại thành hai loại theo đường kính khí động học:

- Bụi thô PM 2,5- 10 : Là bụi có đường kính khí động học từ 2,5 – 10 µm

- Bụi mịn PM2,5 : là bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn 2,5 µm

• Nguồn gốc của ô nhiễm bụi khí PM10:

Trang 23

Bụi sinh ra do các quá trình vận động của tự nhiên như động đất, núi lửa, sol khíbiển , cháy rừng, động đất, bão bụi , bụi thực vật như bụi gỗ, bong, bụi phấn hoa hay bụiđộng vật như len, lông,… Và sinh ra từ các quá trình hoạt động sản xuất, sinh hoạt củacon người như giao thông vận tải , nhựa hóa học, cao su, cement,… bụi kim loại, bụi hỗnhợp, do mài đúc,.

Nếu chỉ xét các bụi khí mịn PM 2,5 thì các nguồn phát thải do đốt nhiên liệu chiếmphần chủ yếu Đặc biệt , ammonium sulphate, nitrate, cac – bon hữu cơ và cac-bon đensinh ra từ các nguồn đốt nhiên liệu chiếm đến 50% trong bụi mịn

Phương pháp được sử dụng để xác định hàm lượng chất độc hại trong không khí làphương pháp đo trực tiếp ở các trạm đã được quy định

2.2.2 Thực trạng ô nhiễm bụi PM10 tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh

Tại TP Hồ Chí Minh, ô nhiễm không khí cũng đang ở mức đáng lo ngại, đặc biệt là

xu hướng gia tăng nồng độ các chất độc hại trong không khí như benzen, nitơ ôxit Nồng

độ một số chất ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng không khí xungquanh (dân cư) lẫn chất lượng không khí ven đường

Không khí xung quanh khu dân cư có nồng độ bụi đặc trưng PM10 (kích thước hạtbụi nhỏ hơn 10 micrômét) có xu hướng tăng trong những năm gần đây Có khu vực nồng

độ PM10 đạt hơn 80 micrôgam/mét khối, trong khi tiêu chuẩn cho phép thấp hơn con sốnày nhiều lần là 50 micrôgam/mét khối 88% giá trị quan trắc không đạt quy chuẩn(QCVN 05:2009/BTNMT), nồng độ trung bình dao động từ 0,35 – 0,62 mg/m3, so vớitháng 04/2011 và so với cùng kỳ năm 2010, nồng độ bụi có xu hướng giảm

Ngoài ra, tiêu chuẩn về ôxít lưu huỳnh (SO2), qua kết quả quan trắc cũng cho thấynồng độ chất ô nhiễm này tuy chưa vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng lại có xu hướng tăngtrong những năm gần đây Một số nơi ở Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ SO2 lên đếnkhoảng 30 micrôgam/mét khối Năm 2005 là năm đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh bắtđầu quan trắc nồng độ benzen hiện diện trong không khí tại nhiều khu vực của thành phố.Theo đó, kết quả quan trắc tại 6 điểm cho thấy nồng độ benzen ghi nhận được có nơi đạt

Trang 24

35-40 micrôgam/mét khối, trong khi theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹthì nồng độ cho phép chỉ 10 micrôgam/mét khối (hiện Việt Nam chưa có tiêu chuẩn vềchất độc hại này trong không khí) Nồng độ benzen trong không khí cao là do xăng dầu vàhoạt động của các loại phương tiện giao thông gây nên Trong 6 điểm quan trắc đo nồng

độ benzen tại Thành phố Hồ Chí Minh thì khu vực ngã tư Điện Biên Phủ - Đinh TiênHoàng, quận 3, quận 5 có nhiều benzen nhất

Tại Hà Nội, cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, bùng nổ các phươngtiện giao thông cơ giới, Hà Nội đang đối mặt với ô nhiễm không khí ngày càng tăng

Các số liệu của Trạm quan trắc chất lượng không khí tự động đặt tại CEETIA chothấy, trong 6 năm trở lại đây, nồng độ các chất ô nhiễm không khí có xu hướng ngày càngtăng, nhất là bụi Trong đó, nồng độ các khí SO2 và O3 tăng trung bình hàng năm khoảng10% đến 17%; nồng độ khí NO2 tăng nhanh hơn, bình quân hàng năm khoảng 40%- 60%;nồng độ bụi mịn PM10 tăng 1,5 lần So sánh với tiêu chuẩn giới hạn cho phép của Hoa

Kỳ (nồng độ PM10 trung bình năm = 0,05mg/m3) thì nồng độ bụi PM10 năm 2004 caogấp 4,8 lần trị số tiêu chuẩn cho phép Mặc dù vậy tình hình có được cải thiện đáng kểtrong vài năm gần đây, lượng bụi PM10 giảm từ trên dưới 90mg/m3 xuống còn từ 60 đếngần 70mg/m3

Ngoài ra, tại các nút giao thông lớn của Hà Nội, nồng độ khí CO đã xấp xỉ và vượttrị số cho phép Cũng theo các số liệu quan trắc, môi trường không khí đã bị ô nhiễm rấtnặng nề về bụi mịn - yếu tố có tác động rất mạnh đến hệ thống hô hấp của con người.Nồng độ bụi trung bình các năm đều vượt quá trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2,72 đến 4,8lần Nghiên cứu điều tra khảo sát chi tiết để chứng minh nhưng có người đã ước đoán, ônhiễm không khí ở Hà Nội đã gây ra thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng/ngày, tức là mỗi năm gâythiệt hại xấp xỉ 23 triệu USD

Tuy nhiên số liệu quan trắc liên tục tại một điểm chưa phải là số liệu phản ảnh "bảnchất" ô nhiễm bụi của một thành phố Bằng chứng sống động nhất là số liệu quan trắc liêntục của trạm đặt tại Trường Đại học Xây dựng từ năm 1999 - 2004 cho thấy: Nồng độ bụiPM10 trung bình năm tại đây luôn từ khoảng 140 đến xấp xỉ 250 mg/m3 Đặc biệt ở Hà

Trang 25

Nội, nồng độ bụi PM10 tỷ lệ nghịch với lượng mưa (lượng mưa tăng 100mm, lượngPM10 giảm 1,8mg/m3).

Số liệu quan trắc năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 của Sở TN&MT Hà Nội chothấy, nồng độ bụi trung bình 1 giờ tại phần lớn các tuyến đường giao thông trên địa bàn

Hà Nội khoảng 0,5mg/m3 và khoảng 60% số lần đo vượt tiêu chuẩn (có 25% lần đo vượttiêu chuẩn trên 2 lần) Trong đó, ô nhiễm bụi nặng nhất tại Đuôi Cá, đường đê sông Hồngđoạn từ Yên Sở đến dốc Minh Khai, khu vực chân cầu Thăng Long, đường Khuất DuyTiến, ngã tư Đại Cồ Việt - Giải Phóng, ngã ba Nguyễn Phong Sắc - Trần Đăng Ninh

Đối với 3 đô thị loại 1 (Đà Nẵng, Hải Phòng và Huế), từ 2002 - 2006, Hải Phòng

"dẫn đầu" về số lần đo có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn (từ 33 - 71%), Đà Nẵng đứng thứ 2(47-56%) và sạch nhất là Huế (17-39%)

2.3 Tỷ lệ % chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý

2.3.1 Giới thiệu chỉ tiêu

Đi kèm với sự phát triền kinh tế nói chung và phát triển đô thị bền vững nói riêng

là các vân đề gia tăng sự ô nhiêm môi trường, trong đó có vấn đề ô nhiễm do chất thảirắn Chất thải rắn là các loại rác ở thể rắn được thải ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh,dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác

Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thờichất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền chấp thuận (theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ vềquản lý chất thải rắn)

Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để làmgiảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thugom, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn bảo đảm không ônhiễm môi trường xung quanh

Trang 26

Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia tương ứng

là tỷ lệ phần trăm chất thải rắn đã được xử lý, tái chế với công nghệ phù hợp đạt tiêuchuẩn hiện hành trong tổng số chất thải rắn Tỷ lệ này càng cao phản ánh quản lý chất thảirắn và thực hiện bảo vệ môi trường cang tốt và ngược lại

2.3.2 Tình hình phát sinh chất thải rắn (CTR) đô thị trong những năm gần đây

Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình10% mỗi năm, trong đó, CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60-70% tổng lượng CTR đô thị

Bảng: CTR đô thị phát sinh các năm 2009-2010 và dự báo đến năm 2025

Nguồn: Tổng cục Môi truờng, Bộ Tài nguyên Môi truờng (2011)

Công tác thu gom CTR đô thị mặc dù ngày càng được chính quyền các cấp quantâm, tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu Tuy tỷ lệ thu gom ở các đô thị tăng từ 72% năm

2004 lên 80% - 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% năm 2010 nhưng vẫn còn khoảng

15 - 17% CTR đô thị bị thải bỏ bừa bãi gây ô nhiễm môi trường

2.3.3 Tình hình thu gom CTR sinh hoạt tại các thành phố lớn

Ngày đăng: 18/06/2014, 17:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Giáo trình “Kinh tế tài nguyên và môi trường”, Nguyễn Thị Kim Nga. NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế tài nguyên và môi trường
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Khái niệm đô thị bền vững và ứng dụng tại Việt Nam. Dự án VIE/01/021. Hà Nội 2002, 31tr Khác
2. Đào Hoàng Tuấn – Phát triển bền vững đô thị: những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội 2008, 334 tr Khác
3. Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020 của thủ tướng chính phủ - Ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2013 Khác
5. Kỷ yếu hội nghị Phát triển bền vững toàn quốc lần thứ nhất, 2004 Khác
6. Phạm Thị Xuân Thọ, 2008. Địa lý đô thị. Nxb Giáo dục Khác
7. Đào Hoàng Tuấn, 2008. Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới. Nxb Khoa học xã hội.Website tham khảo Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá sự phát triển đô thị bền vững - BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
Bảng 1 Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá sự phát triển đô thị bền vững (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w