Chiến lược xây dựng và phát triển bền vững đô thị Việt Nam trong thế kỷ

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM (Trang 46 - 50)

- Tiếp xúc trực tiếp với nhân dân và hiệu lực quản lý:

3.2.1. Chiến lược xây dựng và phát triển bền vững đô thị Việt Nam trong thế kỷ

Trong các thập kỷ tới của thế kỷ XXI, việc xây dựng và phát triển bền vững đô thị Việt Nam phải được Nhà nước xếp vào một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất, để chỉ đạo áp dụng hiệu quả các đối sách chiến lược.

1. Ở cấp quốc gia, tăng cường phối hợp hành động các Bộ, tiến tới thành lập một cơ quan thường trực của Nhà nước có thể là Ủy ban quốc gia về phát triển, quản lý đô thị và môi trường.

Ở cấp địa phương địa phương, Ủy ban này cũng sẽ thay cho KTS trưởng để giúp chính quyền địa phương trong quản lý, phát triển đô thị và môi trường.

2. Xây dựng chiến lược phát triển đô thị quốc gia hợp nhất đi đôi với việc cải cách thể chế:

Đối mặt những thách thức do biến đổi khí hậu toàn cầu, phân các vùng sinh thái tự nhiên cơ bản để khống chế các ngưỡng cân bằng sinh thái làm cơ sở bố trí dân cư phù hợp với khả năng dung nạp dân số mỗi vùng.

- Đáp ứng nhu cầu phát triển cho tương lai, chuẩn bị tốt các điều kiện kỹ thuật đất đai phục vụ tốt cho việc cải tạo, xây dựng đô thị theo các chỉ tiêu dự báo sau: thu nhập quốc dân hàng năm: 500 - 600 tỷ USD, bình quân 4000 USD/người/năm; bố trí khoảng 150 triệu dân số trong đó 70-80 % là dân đô thị sau năm 2050; chuẩn bị tốt điều kiện đất đai xây dựng đô thị cho 100 triệu dân. Năm 2007, tổng diện tích xây dựng đô thị là 390.914 ha, chiếm 1,8%, bình quân với qui mô dân số là 23,370 triệu người, bình quân 167m2/ người.

Nếu tính trung bình 150m2/ người thì quỹ đất cần chuẩn bị cho xây dựng đô thị vào giữa thế kỷ XXI sẽ là 1.500.000 ha chiếm 4% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc.

Theo tính toán của tác giả, tổng diện tích đất thuận lợi cho định cư ở Việt Nam chiếm 30% diện tích đất tự nhiên. Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, tỷ lệ trên có thể giảm xuống còn 20%, tương đương 6,6 triệu ha trong đó vùng núi Bắc Trung bộ chỉ có khoảng 60.000 ha đất thuận lợi. Như vậy, mật độ xây dựng tại các vùng định cư có thể tăng lên 40% và mật độ cư trú cả nước sẽ là 450 người/km2. Tóm lại, phần lớn những khu vực thuận lợi cho định cư đều nằm trong các đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, vùng đồng bằng cổ, còn lại những vùng khác chiếm 70% - 80% diện

tích đất cả nước, dung nạp hết sức hạn chế, chủ yếu giữ vai trò là bộ khung bảo vệ thiên nhiên. Tuy nhiên, phần lớn các vùng có điều kiện định cư tốt thì lại bị tác động của biến đổi vi khí hậu.

- Chuẩn bị cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu nhất là nhà ở, công trình phục vụ công cộng, giao thông, cấp nước, thoát nước bẩn, xử lý ô nhiễm bảo vệ môi trường, cấp điện … cùng với 1 khối lượng vốn khổng lồ, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới là 1,7- 1,8 tỷ USD/năm (bằng 3,7 GDP của cả nước), nhưng thực tế nhu cầu vốn phải gấp 10 lần như vậy.

- Tổ chức lại lãnh thổ và qui hoạch hệ thống phân bổ dân cư thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam và các vùng sinh thái, gắn việc xây dựng bộ khung bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường; tăng cường hình thức xây dựng các vùng đô thị lớn tập trung trên các vùng lãnh thổ có cơ cấu hợp lý, gắn sự phát triển đô thị với nông thôn.

- Xây dựng thể chế và giải pháp thực hiện chiến lược đô thị quốc gia hiệu quả. 3. Xây dựng và phát triển các khu dân cư theo mô hình đô thị sinh thái, phát triển bền vững: Đô thị sinh thái là điểm dân cư được gắn bó một cách mật thiết và toàn diện với môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo).

Sau đây là kiến nghị về 9 nguyên tắc quy hoạch xây dựng đô thị sinh thái phát triển bền vững:

Nguyên tắc 1: Vận dụng phương thức qui hoạch đô thị theo nhận thức mới về

“qui hoạch đô thị là một quá trình”, bao gồm: quá trình nghiên cứu chiến lược phát triển đô thị bền vững; quá trình thiết kế triển khai, đảm bảo cho các giải pháp tối ưu; quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo cho các mục tiêu qui hoạch đô thị khả thi và đạt chất lượng.

Nguyên tắc 2: Xác định đúng vị trí của đô thị trong các mối quan hệ hài hòa: đô thị

- vùng; đô thị - thiên nhiên; đô thị - nông thôn; quá khứ - hiện tại và tương lai; dân tộc và hiện đại; kinh tế - xã hội - khoa học kỹ thuật và môi trường.

Nguyên tắc 3: Quy mô đô thị tối ưu phụ thuộc vào điều kiện cụ thể: quy mô đô thị

là hàm số của khả năng dung nạp môi trường, chức năng đô thị (loại và cấp), cơ sở kinh tế, dân số, lao động, xã hội và đất đai.

Nguyên tắc 4: Lựa chọn hình thái tổ chức không gian theo điều kiện tự nhiên, địa

thế. Quỹ đất xây dựng thuận lợi và đặc điểm phân bố dưới sự tác động của điều kiện tự nhiên, lịch sử và hình thái kinh tế xã hội là cơ sở chọn đất xây dựng và tạo lập các hình thái tổ chức không gian cho từng đô thị.

Nguyên tắc 5: Cơ cấu quy hoạch đô thị mềm dẻo, gắn với các vùng dân cư lãnh

thổ. Xây dựng mô hình cấu trúc các đô thị mềm dẻo, gắn bó hài hòa các mối quan hệ hữu cơ, cho phép giải quyết tốt việc gắn kết giữa cấu trúc thiên nhiên với cấu trúc nhân tạo; giữa đô thị với nông thôn, giữa quá khứ với hiện tại…

Nguyên tắc 6: Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, bền vững. Khả năng chịu tải của

đô thị phụ thuộc vào kết cấu hạ tầng cơ sở được xây dựng đúng quy hoạch, phục vụ cho diện rộng, các vùng quy hoạch đô thị và các khu chức năng, đảm bảo các nguyên tắc: Bền vững, tách biệt, chuyên môn hóa, khớp nối, sử dụng tập trung và đầu tư xây dựng quá độ, tùy thuộc vào nguồn lực và nhu cầu sử dụng của mỗi giai đoạn.

Nguyên tắc 7: Tăng cường sự tham dự của cộng đồng dân cư. Xây dựng và phát

triển đô thị là ý chí, nguyện vọng của cộng đồng theo định hướng của Nhà nước phù hợp với quy luật thị trường. Quá trình nghiên cứu, thiết kế và thực hiện quy hoạch cần có sự tham dự của dân cư và đại diện của cộng đồng, để đô thị trở thành sản phẩm của dân, do dân và vì dân.

Nguyên tắc 8: Xây dựng và phát triển đô thị là một quá trình phải được kiểm soát

chặt chẽ. Sự phát triển cá thể (các dự án, công trình riêng lẻ) phải tuân thủ các quy tắc chung của quản lý quy hoạch xây dựng đô thị. Không một ai có quyền cho trường hợp của mình là ngoại lệ tách ra ngoài vòng kiểm soát của pháp luật.

Nguyên tắc 9: Xây dựng thiết chế quan trắc, dự báo, phòng ngừa và ngăn chặn các

4. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, đào tạo các ngành của “Đô thị học” để có nhận thức và tầm nhìn đúng về đô thị Việt Nam trong thế kỷ XXI.

5. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế trong việc chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn lực phát triển bền vững đô thị Việt Nam.

Phát huy vai trò và hoạt động của Hội KTS Việt Nam trong tổ chức UIA, UNESCO và sự phát triển bền vững đô thị Việt Nam trong thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w