Tình hình thu gom CTR sinh hoạt tại các thành phố lớn

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM (Trang 27 - 31)

Thủ đô Hà Nội

Theo số liệu từ Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội cho thấy hiện mỗi ngày Hà Nội phát sinh 5.370 tấn chất thải rắn (CTR) sinh hoạt, trong đó ở khu vực các quận, thị xã là 3.200 tấn, còn lại là trên địa bàn các huyện, với trên 2.000 tấn mỗi ngày.

Tuy nhiên, năng lực thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt đến các khu xử lý tập trung chỉ là 3.875 tấn, đạt tỷ lệ 72%. Hà Nội hiện có 7 khu xử lý CTR sinh hoạt, trong đó có 4 bãi chôn lấp là Nam Sơn, Kiêu Kỵ, Xuân Sơn, Núi Thoong và có 3 nhà máy xử lý

CTR ở Kiêu Kỵ, Cầu Diễn, Sơn Tây. Trong số 3.875 tấn CTR được xử lý mỗi ngày thì khối lượng rác được giải quyết bằng phương pháp chôn lấp là 3.670 tấn/ngày (xấp xỉ 95%).

Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ có 4 quận trung tâm TP có tỷ lệ thu gom, xử lý CTR đạt tỷ lệ 100%, còn lại các quận, thị khác, tỷ lệ thu gom, xứ lý chỉ đạt từ 80 - 85%. Tỷ lệ này ở các huyện ngoại thành thấp hơn rất nhiều, trung bình đạt khoảng 60 - 70%. Ở các huyện này, 36% số xã có tổ chức thu gom, vận chuyển CTR đến các khu xử lý rác thải tập trung, 64% số xã còn lại tuy có thu gom nhưng không được vận chuyển đi mà tập trung tại các khu đất trống để đốt, tự phân hủy.

CTR phát sinh nhiều, trong khi công nghệ xử lý còn non kém chủ yếu bằng biện pháp chôn lấp, số lượng được xử lý mỗi ngày chẳng khác nào muối bỏ bể so với lượng rác phát sinh thực thụ. Đó là chưa kể tới việc chôn lấp rác thải sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm khu vực Hà Nội. Điều này đang là bài toán nan giải mà Thủ đô Hà Nội gặp phải.

Để giải quyết những khó khăn trên, mới đây, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội vừa lập và trình thẩm định Đồ án Quy hoạch xử lý CTR Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Đây là Đồ án cuối cùng trong số các đồ án quy hoạch chuyên ngành của Hà Nội sau khi Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đồ án đưa ra những dự báo có tính toán về khả năng phát sinh của 6 loại CTR trên địa bàn Thủ đô từ nay đến năm 2050 cũng như quy hoạch mạng lưới những điểm trung chuyển CTR và các giải pháp công nghệ xử lý CTR. Mục tiêu Đồ án đưa ra, đến năm 2030, phấn đấu 99% lượng CTR trên địa bàn Thủ đô sẽ được thu gom và xử lý hợp lý. Đến năm 2050, tỷ lệ này đạt mức 100%.

Theo đồ án, việc tổ chức thu thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn Hà Nội sẽ theo 3 vùng: Vùng I là khu vực nội đô, khu vực vành đai 2 đến sông Nhuệ, các khu vực đô thị phía Bắc sông Hồng. Vùng II là khu vực phía Nam TP (gồm các quận, huyện

Thanh Trì, Hà Đông, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức). Vùng III là khu vực phía Tây TP (gồm các huyện, thị xã Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Chương Mỹ, Sơn Tây).

Theo các chuyên gia về hạ tầng kỹ thuật, việc tổ chức phân chia thu gom, xử lý CTR theo khu vực là giải pháp hợp lý và phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Việc phân vùng thu gom CTR phải được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo cự ly vận chuyển phù hợp với phương tiện thu gom, vận chuyển CTR cũng như đảm bảo bán kính phục vụ phù hợp với quy mô, quỹ đất các khu xử lý rác thải tập trung sẽ giúp giảm tránh nguy cơ rác thải tập trung quá mức vào một khu vực.

Các chuyên gia cũng cho rằng đây là cơ sở rất quan trọng để Hà Nội có những bước đột phá trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc về CTR trong tương lai.

Thành phố Hồ Chí Minh

Là đô thị phát triển nhanh, quy mô đô thị xấp xỉ 9 triệu người, bao gồm cả dân nhập cư và khách vãng lai, tp. Hồ Chí Minh đang hàng ngày, hàng giờ “gánh” nhiệm vụ xử lý khoảng 7000 tấn rác thải sinh hoạt.

Theo báo cáo của UBND Thành phố, Thành phố đã đảm bảo thu gom, vận chuyển 514.393 tấn rác thải sinh hoạt, bình quân 5.715 tấn/ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị mới chỉ đạt 70%. Thành phần của CTR sinh hoạt chủ yếu từ các loại thực phẩm dư thừa (nhiệt luợng thấp và độ ẩm cao) dễ phân huỷ sinh học chiếm khoảng 55-65% khối luợng ướt; phần còn lại là nhựa, giấy, cao su, …các loại có nhiệt lượng và khả năng tái chế cao.

Năm 2012, tổng khối lượng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của TP.HCM ước khoảng 2.345.790,35 tấn, trung bình 6.426,82 tấn/ngày so với năm 2011 (2.247.044,26 tấn) chênh lệch tăng 98.746,09 tấn (tăng 4,4%/năm). Lượng rác thải này được đem tới chôn lấp và xử lý tại: Bãi chôn lấp số 2 - Phước Hiệp Củ Chi: Công suất tiếp nhận 2.000 - 2.500 tấn/ngày; Bãi chôn lấp Đa Phước - huyện Bình Chánh do Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam - Vietnam Waste Solution (VWS)- Hoa Kỳ làm chủ

đầu tư: Công suất tiếp nhận 3.000 tấn/ngày; Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ tái chế nhựa và làm phân vi sinh (compost) do Công ty Vietstar - Lemna (Hoa kỳ) làm chủ đầu tư: Công suất tiếp nhận từ 300-900 tấn/ngày. Tuy nhiên, gần như tất cả khối lượng rác thải trên không được phân loại trước khi đem tới các khu xử lý rác, đồng thời chỉ một lượng rác nhỏ được xử lý, tái chế thành các sản phẩm có thể sử dụng.

Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn đang được TP.HCM triển khai thí điểm tại các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị… bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, tại Chợ đầu mối Nông Sản thực phẩm Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức, chất thải rắn hữu cơ được thu gom riêng, sau đó vận chuyển trực tiếp về Công trường xử lý chất thải rắn Đa Phước thuộc Công ty TNHH Xử lý Chất thải rắn Việt Nam (VWS) hoặc Công ty CP Vietstar để sản xuất thành phân compost với khối lượng trung bình 100 tấn/ngày. Tương tự, tại 21 siêu thị Co.opmart, chất thải sau khi được phân loại đã được vận chuyển đến các đơn vị có chức năng tái chế.

Ngoài ra, từ nhiều năm nay, trên địa bàn TP.HCM có hàng ngàn lao động sinh sống bằng nghề lượm "ve chai" - đây được xem là lực lượng chuyên đi phân loại, thu mua những loại rác thải như nhựa, kim loại, giấy cattong… đem bán cho các vựa thu mua phế liệu và các cơ sở tái chế. Trong đó, loại rác thải được tái chế phổ biến nhất trên địa bàn thành phố là túi nilong. Theo Quỹ Tái chế chất thải TP.HCM, trên địa bàn thành phố đang tồn tại hàng ngàn cơ sở tái chế phế liệu có quy mô nhỏ, không đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường với hơn 90% cơ sở tái chế chất thải không có cán bộ chuyên trách về môi trường, 94% cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải và khoảng 84% số cơ sở không có hệ thống xử lý khí thải... Đồng thời, các cơ sở này rất khó để đầu tư công nghệ mới và tái chế ra những sản phẩm có giá trị.

Đến nay, Sở TN&MT Thành phố đã xây dựng xong các chương trình xử lý CTR sinh hoạt đô thị đến năm 2015 và đảm bảo xử lý rác an toàn đến năm 2020. Trong đó, từng bước áp dụng công nghệ xử lý rác thân thiện với môi trường như: Compost, đốt rác và tái sinh năng lượng, từng bước giảm chôn lấp. Hiện nay, đã có một dự án xử lý rác làm

phân compost và một dự án chuẩn bị đi vào hoạt động với tổng công suất tối đa 2.200 tấn/ ngày để thu gom chất thải có thể tái chế, giảm chi phí xử lý CTR.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w