LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT
Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.1.1 Sự cần thiết khách quan của việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, Việt Nam ta đang có những bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ Sự tăng trưởng đó đã tạo điều kiện giúp cho các ngành, các lĩnh vực ngày một phát triển hơn, như ngành công nghiệp chế biến, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế… Đồng thời, sự lớn mạnh của mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề lại tác động ngược trở lại nền kinh tế Sự tác động đó luôn có hai mặt, một là tích cực, một là tiêu cực Vì thế, ngành giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông đường bộ cũng không phải là ngoại lệ
Cùng với sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, những cây cầu, những con đường cao tốc, đường nhựa… được xây dựng với số lượng và chất lượng ngày càng cao trên khắp mọi miền Tổ quốc Tổng chiều dài đường bộ Việt Nam khoảng 180.000 km, trong đó có trên 90 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 15.065 km, còn lại là đường xã trên 130.000 km Chất lượng đường còn nhiều hạn chế, tính chung cả hệ thồng tỷ lệ trải nhựa mới đạt khoảng 42.170 km (khoảng 19%) Khổ đường còn hẹp, nhiều cầu trọng tải thấp Trên các quốc lộ và tỉnh lộ có tổng cộng 7.440 công trình cầu, trong đó số lượng cầu vĩnh cửu mới đạt trên 60% Trong khi đó, số lượng xe cơ giới thì ngày càng tăng cao Bởi lẽ, xe cơ giới là phương tiện quan trọng, phục vụ nhu cầu đời sống của con người ở nhiều khía cạnh, như nhu cầu đi lại, nhu cầu làm việc, vận chuyển hàng hóa và vui chơi giải trí… Hơn thế, đời sống con người ngày càng tăng cao, thay vì sử dụng các phương tiện thô sơ như trước đây, ngày nay, người dân thường có xu hướng sử dụng xe ga, xe số, và các loại ôtô, từ bình dân tới xa xỉ
Dưới đây là bảng thống kê số liệu thống kê số lượng xe máy trong một số năm:
Bảng 1.1 Số lượng xe máy giai đoạn 2008 – 2011 Đơn vị: xe
Năm Số lượng xe máy đã đăng ký Số lượng xe máy đang lưu hành
Nguồn: Tổng cục thống kê 2011
Chỉ tiêu sử dụng xe máy đến 2020 đã được phê duyệt là mức là 36 triệu chiếc Chỉ số ấy được coi là tương đối hợp lý Đó là con số trên sổ sách, được tính toán từ chính các phòng máy lạnh Thực tế phát sinh trên thị trường lại có sự khác biệt lớn Đến thời điểm hiện tai, số lượng xe máy được sử dụng trên địa bàn cả nước đã lên tới gần 40 triệu chiếc So với chỉ tiêu đã được phê duyệt, xe máy dường như bùng nổ rất lớn về số lượng Nhiều năm qua, không chỉ thành phố mà kể cả địa bàn nông thôn, số hộ gia đình sử dụng xe máy được phủ sóng gần như đạt tỷ lệ tuyệt đối Đã hết thời xe máy là tài sản quý giá, loại phương tiện này hiện chỉ là vật dụng bình dân Bình quân mỗi năm thị trường Việt Nam “khai sinh” thêm 3 triệu chiếc xe máy Với đà tăng này, tính tới năm 2020, tổng số lượng xe máy lưu hành trên thị trường có khả năng đạt tới 60 triệu chiếc, vượt gần 24 triệu chiếc so với chỉ tiêu đã được phê duyệt Là phương tiện giao thông thiết yếu của số đông người dân, nhưng lượng xe máy tăng nhanh sẽ gây nhiều hệ lụy rất đáng lo ngại.
Bên cạnh xe máy, số lượng xe ôtô cũng ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của đời sống xã hội Mặc dù số lượng xe ôtô chỉ bằng khoảng 1/30 số lượng xe máy, và số vụ tai nạn xe máy gấp tới 400 lần số lượng tai nạn ôtô song mức độ thiệt hại về người và tài sản của mỗi vụ tai nạn ôtô lại nghiêm trọng hơn rất nhiều Dưới đây là biểu đồ về tình hình tai nạn giao thông đường bộ giai đoạn 2010 – 2013:
Biều đồ 1.1 Tình hình tai nạn giao thông đường bộ giai đoạn 2010 - 2013
Nguồn: Ủy ban an toàn giao thông quốc gia
Nhìn trên biểu đồ có thể nhận thấy rằng, số vụ tai nạn giao thông, số người bị thương và tử vong do tai nạn giao thông gây ra có xu hướng giảm dần qua các năm. Song con số giảm đó còn chưa đáng kể Điều này là mối lo ngại đối với không chỉ những người tham gia giao thông mà còn là của toàn xã hội
Những rủi ro khi tham gia giao thông trên đường có thể khiến các loại phương tiện hư hỏng hoặc phá hủy hoàn toàn Với những chiếc xe ôtô, chi phí này có thể lên tới vài chục triệu, hoặc đối với những doanh nghiệp chuyên thuê chở thì chi phí này không chỉ lớn hơn nhiều lần, mà sâu xa hơn cả là còn khiến công việc của doanh nghiệp bị đình trệ Có thể nói, sự ra đời của bảo hiểm vật chất xe cơ giới, đặc biệt là trong xã hội hiện đại là vô cùng cần thiết, vì rủi ro có thể xảy ra ở mọi nơi Nhờ có bảo hiểm vật chất xe cơ giới, mọi người có thể an tâm lưu thông trên đường, cũng như giúp chủ phương tiện tiết kiệm chi phí sửa chữa khi những rủi ro xảy ra.
1.1.2 Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.1.2.1 Đối với những người tham gia giao thông
- Bảo hiểm xe cơ giới hỗ trợ về mặt tài chính cho các chủ phương tiện khi không may gặp những rủi ro khi tham gia giao thông.
Mỗi khi tai nạn xảy ra, những phương tiện giao thông rất dễ rơi vào tình trạng hỏng hóc hoặc thậm chí là bị phá hoại hoàn toàn Thiết nghĩ, mỗi phương tiện giao thông là cần thiết cho những người tham gia giao thông, vì thế, một khi các phương tiện này hỏng hóc xẽ ảnh hưởng rất nhiều tới nhịp độ cuộc sống thường nhật của mỗi cá nhân Bên cạnh việc gây khó khăn trong vấn đề thiếu phương tiện lưu hành, một điều mà các chủ xe thường hay băn khoăn lo ngại đó là chi phí sửa chữa, hay thậm chí là chi phí kéo xe tới những địa điểm sữa chữa gần nhất Với những chiếc xe máy bình dân thì số tiền sửa chữa có thể là không lớn Song với những chiếc ôtô thì chi phí vận chuyển phương tiện tới nơi sửa chữa gần nhất cộng với các chi phí sữa chữa, thay thế phụ tùng… có thể lên tới vài chục triệu Điều này sẽ dẫn tới những khó khăn tài chính tạm thời cho mỗi chủ xe Song, nhờ có bảo hiểm vật chất xe cơ giới, các chủ xe có thể yên tâm về những vấn đề này.
- Giúp người tham gia giao thông an tâm hơn khi lưu thông trên đường. Khi chưa mua bảo hiểm vật chất xe, chủ nhân của những chiếc xe, đặc biệt là các loại xe ôtô đắt tiền thường có tâm lý chung là lo sợ xe sẽ bị va quệt, hỏng hóc, hay bị mất các bộ phận Nhưng nhờ có bảo hiểm vật chất xe cơ giới, các chủ xe có thể hoàn toàn an tâm Bởi lẽ, rủi ro đó đã được chia sẻ và hỗ trợ phần nào từ các DNBH.
1.1.2.2 Đối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH)
Tại Việt Nam, lịch sử bảo hiểm thương mại gắn liền với sự ra đời của Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) Ngày 20/1/1991, theo quyết định số 503TC/BH của Bộ trưởng Bộ tài chính, Công ty Bảo hiểm Việt Nam bắt đầu triển khai trên toàn quốc nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới Ngày nay, việc mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã ngày càng trở thành nhu cầu không chỉ của những khách hàng cá nhân mà còn là nhu cầu không thể thiếu của các khách hàng là các công ty kinh doanh dịch vụ vẫn chuyển như: taxi chở khách, taxi chở hàng, hay ôtô chở hàng của những công ty kinh doanh lớn… góp phần ổn định kinh tế - xã hội.
Không chỉ là sản phẩm được triển khai đầu tiên trên thị trường mà bảo hiểm vật chất xe cơ giới còn là sản phẩm chủ lực của các DNBH Việt Nam, đặc biệt trong khâu bán lẻ Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới nói chung chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ Với vai trò là sản phẩm chiến lược của doanh nghiệp, bảo hiểm ôtô, bảo hiểm xe máy luôn là sản phẩm có sự cạnh tranh quyết liệt và mạnh mẽ nhất trên thị trường, kết quả là trong nhiều năm qua sự tăng trưởng của nghiệp vụ này luôn đạt trên hai con số Bên cạnh đó, nếu các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài muốn vào và lấn chỗ thị trường bảo hiểm Việt Nam thì họ phải tìm kiếm khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới, mà cụ thể là bảo hiểm vật chất xe cơ giới Như đã phân tích ở trên, với số lượng xe máy và xe môtô ngày càng gia tăng, có thể nói thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một thị trường đầy tiềm năng và cực kỳ sôi động Với doanh thu và lợi nhuận luôn là cao nhất trong các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm vật chất xe cơ giới một mặt giúp duy trì hoạt động của mỗi công ty bảo hiểm, đặc biệt là khi các công ty đã mất đi khả năng thanh toán, mặt khác giúp công ty mở rộng quy mô công ty, thu hút thật nhiều khách hàng
1.1.2.3 Đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước Cụ thể là:
Bảo hiểm xe cơ giới góp phần ổn định chi tiêu ngân sách Nhà nước.
Với quỹ bảo hiểm do các thành viên trong xã hội đóng góp, công ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh Như vậy, ngân sách Nhà nước không phải chi trả để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, trừ trường hợp tổn thất có tính thảm họa, mang tính xã hội rộng lớn.
Góp phần huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
Như chúng ta đã biết, bên cạnh vai trò là chiếc phao cứu sinh an toàn nhất cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp không may gặp phải rủi ro, bảo hiểm còn có vai trò vô cùng to lớn trong việc gia tăng nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu của quá trình tái sản xuất mở rộng Bảo hiểm nói chung hoạt động theo nguyên tắc số đông bù số ít, nghĩa là mỗi nghiệp vụ đều có số lượng lớn khách hàng tham gia Khi một trong số những khách hàng đó, không may gặp rủi ro, bảo hiểm sẽ trích một phần từ quỹ tài chính đó để chi trả Rủi ro có thể xảy ra ít hoặc nhiều, lúc này hoặc lúc khác, vì thế, bảo hiểm có một lượng vốn nhàn rỗi rất lớn Để bù đắp các chi phí của nghiệp vụ, các công ty bảo hiểm thường tìm cách để số tiền nhàn rỗi đó sinh lời Bằng việc đầu tư, các công ty bảo hiểm đã trở thành những nhà đầu tư lớn, không chỉ để mở rộng quy mô vốn doanh nghiệp, mà còn đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân
Bảo hiểm còn đóng vai trò là trung gian tài chính, nắm giữ phần quan trọng trong các công ty công nghiệp và thương mại lớn Với vai trò này, bảo hiểm phát huy tác dụng hết sức đặc biệt trong nền kinh tế thị trường: là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Góp phần ổn định và phát triển xã hội
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới giúp người tham gia giao thông có thể an tâm rằng, khi những phương tiện của mình gặp rủi ro gây ra hỏng hóc và bị phá hủy, sẽ luôn có sự trợ giúp của các công ty bảo hiểm trong phần chi phí sữa chữa Ổn định cuộc sống của mỗi cá nhân, suy cho cùng cũng nhằm hướng tới những sự tốt đẹp nhất cho xã hội.
Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân chiếc xe còn giá trị được phép lưu hành trên lãnh thổ quốc gia.
Xe cơ giới có thể hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm có ô tô, mô tô và xe máy.
Theo khoản 18, khoản 20 điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
- Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ. Đối với xe mô tô, xe máy, các chủ xe thường tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất xe. Đối với xe ôtô, các chủ xe có thể tham gia toàn bộ hoặc cũng có thể tham gia từng bộ phận của xe (Bộ phận thường thống nhất là tổng thành xe) Xe ôtô thường có các tổng thành: thân vỏ, động cơ, hộp số…
Trong trường hợp bảo hiểm vật chất xe, các rủi ro được bảo hiểm thông thường bao gồm:
Tai nạn do đâm va, lật đổ
Cháy, nổ , bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá
Mất cắp toàn bộ xe
Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.
Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho chiếc xe được bảo hiểm trong những trường hợp trên, các công ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:
Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các rủi ro được bảo hiểm.
Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất.
Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng STBT của công ty bảo hiểm là không vượt quá STBH đã ghi trên đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm Đồng thời công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất của xe gây ra bởi:
Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sữa chữa Hao mòn tự nhiên được tính dưới hình thức khấu hao và thường được tính theo tháng.
Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây nên.
Mất cắp bộ phận của xe. Để tránh những “nguy cơ đạo đức”,lợi dụng bảo hiểm, những hành vi vi phạm pháp luật, hay một số những rủi ro đặc biệt khác, những thiệt hại, tổn thất xảy ra trong những trường hợp sau cũng sẽ không được bồi thường:
Hành động cố ý của chỉ xe, lái xe;
Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ
Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng Luật an toàn giao thông đường bộ như:
Xe không có giấy phép lưu hành;
Lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ;
Lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia, ma túy hoặc các chất kích thích tương tự khác trong khi điều khiển xe;
Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép;
Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định;
Xe đi vào đường cấm;
Xe đi đêm không đèn;
Xe sử dụng tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa;
Những thiệt hại gián tiếp như:giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất kinh doanh;
Thiệt hại do chiến tranh.
Trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu xe cho các chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực với chủ xe mới Tuy nhiên, nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ có yêu cầu.
1.2.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới (Gb) là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm Việc xác định đúng giá trị của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng, vì đây là cơ sở để bồi thường chính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia bảo hiểm Tuy nhiên, giá xe trên thị trường luôn có những biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới tham gia giao thông nên đã gây khó khăn cho việc xác định giá trị xe Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường dựa trên các nhân tố sau để xác định giá trị xe:
Mức độ mới, cũ của xe;
Thể tích làm việc của xi lanh…
Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm thường hay áp dụng đó là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao Cụ thể:
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu – Khấu hao (nếu có)
Trên cơ sở giá trị bảo hiểm, chủ xe có thể tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn, hoặc bằng, hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe Tuy nhiên, việc quyết định tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm là bao nhiêu sẽ là cơ sở để xác định số tiền bồi thường khi có tổn thất xảy ra.
Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm cụ thể, các công ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau nên phí bảo hiểm vật chất xe được tính riêng cho từng loại xe.Thông thường, các công ty bảo hiểm đưa ra những biểu xác định phí bảo hiểm phù hợp cho hầu hết các xe thông dụng thông qua việc phân loại xe thành các nhóm. Việc phân loại này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc, chi phí và mức độ khó khăn khi sữa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng Đối với các xe hoạt động không thông dụng như xe kéo rơ moóc, xe chở hàng nặng… do đó mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được cộng thêm một tỷ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản.
Giống như cách tính phí bảo hiểm nói chung, phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe được tính theo công thức sau:
P=f + d Trong đó: P – Phí thu mỗi đầu xe d – Phụ phí f – Phí thuần Theo công thức trên, việc xác định phí bảo hiểm phụ thuộc vào các nhân tố sau:
Tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó Căn cứ vào số liệu thống kê, công ty bảo hiểm sẽ tính toán được phần phí thuần “f” cho mỗi đầu xe như sau: f= (Với i=1,2,…,n)
Trong đó: Si – Số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i
Ti – Thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i
Ci – Số xe hoạt động thực tế trong năm thứ i n – Thứ tự các năm lấy số liệu tính phí.
Các chi phí khác, hay còn gọi là phần phụ phí (d), bao gồm các chi phí như chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý Phần phụ phí này thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với phí bồi thường.
Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Là văn bản thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm (chủ xe/đại diện hợp pháp của chủ xe/ người được bảo hiểm) với DNBH, theo đó, bên mua bảo hiểm phải đóng phí, DNBH phải chi trả bồi thường cho người thụ hưởng quyền lợi khi xe gặp phải các rủi ro như va quệt khi lưu thông trên đường gây hỏng hóc, mất cắp bộ phận, xe bị ngập nước…
Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới thường có các nội dung chính như sau:
Số hiệu của hợp đồng
Ngày tháng năm giao kết hợp đồng
Các bên tham gia ký kết hợp đồng (người tham gia bảo hiểm, bên bảo hiểm mà cụ thể là DNBH) Đối với DNBH cần có đầy đủ một số thông tin như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, số fax, người đại diện, số tài khoản, tên ngân hàng và mã số thuế…
Các điều kiện, điều khoản của hợp đồng Cụ thể:
- Đối tượng bảo hiểm: ghi rõ loại xe, biển kiểm soát và các loại hình bảo hiểm mà khách hàng tham gia Đối với hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới còn có thể có thêm bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ 3, bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe…
Phần này phải ghi rõ quy tắc bảo hiểm và những điều khoản cần sửa đổi, bổ sung.
- Mức trách nhiệm, số tiền bảo hiểm , phí bảo hiểm và phương thức thanh toán Trong mục phương thức thanh toán phải ghi rõ thời hạn thanh toán và những quy định xử phạt nếu không thanh toán đúng ngày hoặc không thanh toán đủ.
Hiệu lực hợp đồng và thời hạn hợp đồng
Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên
Cam kết chung và giải quyết tranh chấp
Đại diện hai bên ký kết.
Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.4.1 Chỉ tiêu kết quả Để phản ánh kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới, số lượng khách hàng tổ chức và cá nhân, số lượng hợp đồng ký kết… (các chỉ tiêu trong khâu khai thác).
Chi phí cho công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.
Chi phí cho công tác giám định, tổng số vụ cần giải quyết giám định, số vụ giám định phát sinh trong năm, số vụ giám định năm trước chuyển sang, số vụ đã giải quyết giám định, số vụ giám định còn tồn đọng… (các chỉ tiêu trong công tác giám định).
Tổng số tiền bồi thường, tổng số vụ bồi thường cần giải quyết, số vụ khiếu nại trong năm, số vụ bồi thường năm trước chuyển sang, số vụ nghi ngờ trục lợi, số vụ từ chối bồi thường, số vụ tồn đọng, số tiền bồi thường bình quân mỗi vụ khiếu nại đã được giải quyết trong năm… (các chỉ tiêu trong công tác bồi thường).
Hiệu quả khai thác bảo hiểm Kết quả khai thác trong kỳ có thể là doanh thu phí bảo hiểm, cũng có thể là số lượng hợp đồng, số đơn bảo hiểm cấp trong kỳ… Chi phí khai thác có thể là tổng chi phí trong khâu khai thác hoặc cũng có thể là số lượng đại lý khai thác trong kỳ.
Hiệu quả giám định Tử số có thể là số vụ tai nạn rủi ro đã được giám định hoặc số khách hàng đã được bồi thường trong kỳ Còn mẫu số là tổng chi phí giám định trong kỳ.
Hiệu quả bồi thường 1.4.2.4 Trong khâu đề phòng và hạn chế tổn thất
Hiệu quả đề phòng và hạn chế tổn thất 1.4.2.5 Các chỉ tiêu khác
Các chỉ tiêu trong khâu khai thác
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch khai thác
Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch (iNK) iNK Chỉ số hoàn thành kế hoạch (iHK) iHK Chỉ số thực hiện (i) i Trong đó: y1, y0, yk là mức độ khai thác kỳ báo cáo, kỳ gốc và kỳ kế hoạch. Các mức độ trên có thể là: số hợp đồng, số giấy chứng nhận bảo hiểm, doanh thu phí bào hiểm.
Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu khai thác: tổng số hợp đồng bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm.
Các chỉ tiêu phân tích tính mùa vụ trong khâu khai thác bảo hiểm: ki trong đó: ki: chỉ số mùa vụ tháng thứ i
Xi: mức độ khai thác tháng thứ i
X : mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm.
Chỉ số thời vụ theo tháng (ki) phản ánh mối quan hệ giữa mức độ khai thác trong từng tháng với mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm.
- Các chỉ tiêu trong phân tích tình hình đề phòng và hạn chế tổn thất
Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất * 100
Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất bình quân một vụ *100
Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất so với tiền chi bồi thường trong kỳ *100
- Các chỉ tiêu trong khâu giám định và bồi thường tổn thất
Tỷ lệ giải quyết bồi thường *100
Tỷ lệ bồi thường trong kỳ *100
Tỷ lệ bồi thường sai sót trong kỳ *100
Tỷ lệ số tiền bị bồi thường thất thoát *100
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM
2.1 Thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong những năm gần đây và vị thế của PTI trên thị trường
2.1.1 Tổng quan về thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong những năm gần đây
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm thương mại đầu tiên, mà lịch sử ra đời của nó gắn liền với sự khai sinh của của Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) Ngày nay, việc mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới ngày càng trở thành nhu cầu của đông đảo khách hàng, không chỉ khách hàng tư nhân mà còn có cả những khách hàng tổ chức, đó là những công ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển như taxi chở khách, ôtô chở hàng… Với số tiền bảo hiểm lớn, các khách hàng này thường đem lại doanh thu phí khổng lồ cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.
Số lượng xe cơ giơi bán ra trong những năm gần đây đạt ở mức kỷ lục Theo số liệu thống kê của VAMA, số lượng ôtô bán ra năm 2010 đạt 111.345 xe, tới năm
Biểu đồ 2.1 Số lượng xe ôtô được bán ra thị trường giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị: xe
Nguồn: Thống kê của VAMA 2013
Mức tiêu thụ của thị trường khá ổn định, song, với mức sống ngày càng cao và nhu cầu ngày càng lớn, các dòng xe mới, xe xịn cũng chiếm tỷ trọng cao trên thị trường, như dòng Sedan, dòng couple, dòng SUV – thể thao đa dụng… Ngoài ra, còn có thêm một số dòng xe vận tải như Trường Hải, Huyndai cũng rất phổ biến trên thị trường Vì vậy, nhu cầu ôtô tăng cao đồng nghĩa với việc gia tăng nhu cầu bảo hiểm vật chất xe Do đó, có thể nói, loại hình bảo hiểm này là con mồi béo bở của các doanh nghiệp trong và ngoài nước Nó đem lại tới 28,01% doanh thu cho toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vào năm 2013.
Biểu đồ 2.2 Doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm năm 2013 Đơn vị: triệu đồng
Thị trường càng phát triển, cạnh tranh gay gắt là điều không thể tránh khỏi.Nói đến bảo hiểm vật chất xe cơ giới, không thể không nhắc tới những ông lớn nhưBảo Việt, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Năm (PVI), Bảo Minh vàTổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) Bên cạnh đó, còn có Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI, Công ty cổ phần bảo hiểm quân đội MIC…
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thị phần bảo hiểm xe cơ giới 2013
Nguồn: Thống kê của Web bảo hiểm
Với số lượng xe ôtô và môtô đăng ký mới tại Việt Nam gia tăng qua các năm, cùng với việc quy định bắt buộc phải mua bảo hiểm vật chất cho phương tiện tham gia giao thông là những lý giải cho doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tăng cao Tuy nhiên, cùng với sự nóng lên về doanh thu và số người tham gia bảo hiểm xe cơ giới thì đây cũng là lĩnh vực xảy ra nhiều gian lận nhất, diễn ra thường xuyên, ở nhiều mức độ khác nhau Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, năm
2012, bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 6.329 tỷ đồng tăng trưởng 1,59%, đã giải quyết bồi thường 3.382 tỷ đồng, tỷ lệ đã trả bồi thường 53% Trong năm 2013, doanh thu là 6.854 tỷ đồng và tỷ lệ đã trả bồi thường trong khoảng 51% giảm so với năm 2012 (Do số vụ tai nạn giao thông trong năm 2013 giảm so với năm 2012).
Số liệu thống kê cũng cho thấy, trong giai đoạn từ 2007- 2011, tổng số vụ trục lợi bảo hiểm tại thị trường Việt Nam bị phát hiện là 44.704 vụ, với tổng số tiền là hơn 410 tỷ đồng Trong đó, bảo hiểm xe cơ giới và con người là 2 lĩnh vực có số vụ trục lợi bảo hiểm nhiều nhất và phức tạp nhất Nguyên nhân là do có số đông người tham gia bảo hiểm và có nhiều hồ sơ yêu cầu bồi thường nhất khiến các
DNBH khó tổ chức giám định chính xác nguyên nhân và mức độ thiệt hại của các hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc chi trả.
Bên cạnh đó, hành vi trục lợi bảo hiểm xảy ra nhiều là do quy định về thời gian thanh toán tiền bảo hiểm, các DNBH không đủ thời gian để giám định, kiểm tra tính xác thực của những hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc chi trả.
Giới thiệu về Công ty bảo hiểm Bưu điện Thăng Long
2.2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu của Tổng công ty bảo hiểm Bưu điện
-Tên đầy đủ và chính thức: Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
- Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Bảo hiểm Bưu điện
-Tên tiếng Anh: Post and Telecommunication Joint Stock Insurance Corporation
- Slogan: Người bạn đích thực
- Trụ sở chính: Tầng 8, Số 4A Láng Hạ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
- Website: www.pti.com.vn
2.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tiền thân là Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện được được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 10/TC/GCN ngày 18/06/1998, được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội thành lập theo Giấy phép số 3633/GP-UB ngày 01/8/1998 và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055051 ngày 12/8/1998.
Trong 15 năm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, PTI là doanh nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng cao liên tục, khẳng định vị thế là một trong những DNBH dẫn đầu thị trường Với những thành tựu đạt được, PTI đã vinh dự đón nhận nhiều bằng khen, danh hiệu của các cơ quan quản lý Nhà nước: bằng khen của Thủ tướng chính phủ, giải thưởng Sao vàng đất Việt 2011, top 10 doanh nghiệp tiêu biểu Asean, 4 năm liên tiếp đạt thương hiệu mạnh Việt Nam,…
2.2.1.3 Cơ cấu của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện
PTI có 7 cổ đông sáng lập: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE), Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HACC), Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX), Công ty Cổ phần Thương mại Bưu chính Viễn thông (COKYVINA), trong đó, Tập đoàn VNPT vừa là cổ đông, vừa là khách hàng lớn nhất của PTI
Ngoài ra, về ban lãnh đạo của Tổng công ty còn có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng công ty
Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện luôn kiên định sứ mệnh đem lại cho cộng đồng những sản phẩm bảo hiểm thiết thực, với chất lượng dịch vụ chuẩn mực, chi phí hợp lý thông qua hệ thống bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng rộng khắp toàn quốc.
Với những nỗ lực và sáng tạo không ngừng của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên toàn Tổng công ty, PTI đã trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng với 29 công ty thành viên trực thuộc, gần 13000 đại lý viên trong cả nước PTI phấn đấu trở thành một “công ty bảo hiểm của cộng đồng” và là một “DNBH phi nhân thọ hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam”. ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI KINH DOANH KHỐI NGHIỆP VỤ KHỐI CHỨC NĂNG KHỐI ĐẦU TƯ
B A N B Ả O H IỂ M D Ự Á N II B A N P H Á T T R IỂ N K I N H D O A N H B A N B Ả O H I Ể M H À N G H Ả I B A N B Ả O H IỂ M T À I S Ả N K Ỹ T H U Ậ T B A N B Ả O H I Ể M D Ự Á N I B A N B Ả O H IỂ M X E C Ơ G I Ớ I B A N B Ả O H I Ể M C O N N G Ư Ờ I B A N T Á I B Ả O H I Ể M V Ă N P H Ò N G B A N T Ổ C H Ứ C – N H Â N SỰ - Đ T B A N T À I C H ÍN H K Ế T O Á N B A N C Ô N G N G H Ệ T H Ô N G T I N B A N P H Á P C H Ế - K S N B B A N Đ Ầ U T Ư C Ô N G T Y C O N C Ô N G T Y L I Ê N K Ế T
CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
2.2.2 Giới thiệu về Công ty bảo hiểm Bưu điện Thăng Long
2.2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của PTI Thăng Long
Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long là một trong 29 công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện.
PTI Thăng Long tiền thân là Hội sở giao dịch PTI Ngày 01/07/2005, Hội sở giao dịch PTI chính thức đi vào hoạt động tại địa điểm 100 Thái Thịnh, Đống Đa,
Ngày 17/07/2012, Bộ Tài chính đã có công văn số 9547/BTC-QLBH chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở PTI Thăng Long từ địa chỉ cũ tại 100 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội đến địa chỉ mới tại Toà nhà Hoa Đăng, số 290 Nguyễn Trãi, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội.
Tên đơn vị: Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long
Tên tiếng Anh: Post and Telecommunication Joint Stock Insurance Corporation
Tên viết tắt: PTI Thăng Long
Địa chỉ: Tòa nhà Hoa Đăng, 290 Nguyễn Trãi, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội
Wesite: http:// www.pti.com.vn
2.2.2.2 Mô hình bộ máy tổ chức của công ty
Toàn công ty có tổng cộng hơn 100 cán bộ nhân viên và được tổ chức theo mô hình sau:
Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của PTI Thăng Long
Công ty PTI Thăng Long tổ chức kinh doanh các nghiệp vụ theo mô hình kết hợp Mỗi phòng nghiệp vụ có nghiệp vụ chuyên doanh riêng nhưng ngoài ra mỗi phòng nghiệp vụ cũng có thể trở thành đầu mối của các phòng nghiệp vụ khác Ví dụ như nhân viên phòng Hàng hải có thể bán sản phẩm của phòng Phi hàng hải như bảo hiểm TNDS hoặc bảo hiểm thân xe ô tô cho khách hàng và hưởng hoa hồng từ việc bán sản phẩm đó…
Ngoài ra PTI Thăng Long còn là đơn vị quản lý các phòng bảo hiểm: PTI Hà Đông, PTI Điện Biên, PTI Hòa Bình và phòng kinh doanh Tây Hà Nội.
2.2.2.3 Các nghiệp vụ chủ yếu
Công ty PTI Thăng Long chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, không thực hiện hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm và không tham gia các hoạt động đầu tư Các nghiệp vụ chính bao gồm:
- Kinh doanh bảo hiểm gốc các sản phẩm:
Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người
Bảo hiểm tài sản – kỹ thuật
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không
Bảo hiểm trách nhiệm chung
Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
Giám định tổn thất: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định tổn thất, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
2.2.2.4 Tình hình kinh doanh của công ty
PTI là một công ty đứng trong top5 về thị phần kinh doanh bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, đồng thời lọt top500 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam Trong đó, sự đóng góp của PTI Thăng Long chiếm xấp xỉ hơn 30% doanh thu của tổng công ty và được xếp hạng 1 trong số các công ty thành viên.
Với 9 năm hoạt động (từ 2005 đến nay), khách hàng của PTI Thăng Long đã mở rộng phạm vi không chỉ ở Hà Nội, mà còn ở khắp các tỉnh thành trong cả nước như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Cần Thơ,…
Hiện nay PTI Thăng Long phân phối sản phẩm qua các kênh: đại lý, điểm bán, cộng tác viên, mạng lưới VnPost, ngân hàng, showroom, gara, trạm đăng kiểm. Trong đó VnPost là kênh phân phối chính quan trọng nhất.
- Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009 - 2013:
Tình hình doanh thu chung của PTI Thăng Long những năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1 Doanh thu của PTI Thăng Long (2010 - 2013)
Doanh thu thực hiện (triệu đồng)
Doanh thu kế hoạch (triệu đồng)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
Tốc độ tăng doanh thu (%)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của PTI Thăng Long)
Từ năm chính thức đi vào hoạt động là năm 2005 cho đến năm 2012, doanh thu của PTI Thăng Long luôn luôn tăng trưởng mạnh và vượt phần trăm kế hoạch đề ra Tuy nhiên, năm 2013 là một năm nền kinh tế đầy khó khăn, nhiều điều kiện không thuận lợi đã tác động làm cho doanh thu của công ty giảm 21,58% so với năm 2012 và chỉ đạt được 74,45% kế hoạch đề ra Một lí do nữa để lý giải cho tình trạng doanh thu tăng trưởng âm, đó là do năm 2013 công ty đã thực hiện chính sách phát triển dài hạn, giảm bớt một số khách hàng có tỉ lệ bồi thường cao, làm cho doanh thu cũng bị giảm một lượng đáng kể Trong những năm tiếp theo, PTI Thăng Long cần có những biện pháp cần thiết để đẩy mạnh khai thác một cách có hiệu quả hơn nữa nhằm duy trì mức tăng trưởng ổn định.
Bảng 2.2 Doanh thu PTI Thăng Long so với Tổng PTI (2009-2013)
(Nguồn: Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long)
Qua bảng số liệu có thể thấy doanh thu của PTI Thăng Long chiếm tỷ trọng rất cao trong toàn bộ doanh thu của tổng công ty Toàn tổng công ty có 29 công ty thành viên nhưng doanh thu của PTI Thăng Long đã chiếm đến 17,3%(năm 2012).Tuy sang năm 2013 tỷ trọng này đã giảm nhưng vẫn còn ở mức rất cao Điều này có thế lí giải bởi vì PTI Thăng Long được thành lập sớm nhất, hoạt động lâu năm nhất, và cũng bởi sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên tại công ty Sau đây là tình hình doanh thu triển khai theo từng nhóm nghiệp vụ tại PTI Thăng Long:
Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh một số nhóm nghiệp vụ bảo hiểm (2010-2013)
1.Bảo hiểm tài sản-kỹ thuật 28.769 55.25
2.Bảo hiểm xe cơ giới 34.531 41.91
3.Bảo hiểm hàng hải 7.343 8.308 16.471 9.063 14.621 4.Bảo hiểm con người 16.512 11.26
(Nguồn: Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long)
Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Bưu điện Thăng Long
Quy trình khai thác của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện nói chung và Công ty bảo hiểm bưu điện Thăng Long nói riêng đều có một sự thống nhất.Điều này được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình khai thác
Thu phí, sử đổi bổ sung, chấm dứt hủy hợp đồng, theo dõi tái tục
Quản lý rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất
Thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ khách hàng
Lưu hồ sơ, thống kê, báo cáo
Tiếp nhận đề nghị bảo hiểm Đánh giá rủi ro
Xem xét Chào phí và theo dõi
Tiếp nhận yêu cầu bảo hiểm chính thức
Phát hành Hợp đồng bảo hiểm
Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới thường là một nghiệp vụ đầu tiên của mỗi công ty bảo hiểm, và Công ty Bảo hiểm bưu điện Thăng Long cũng không là ngoại lệ Ở PTI Thăng Long, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghiệp vụ xương sống của công ty, đóng góp một tỷ trọng khá trong tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc Trước năm 2012, PTI Thăng Long mới triển khai bảo hiểm vật chất xe ôtô Bởi lẽ, hầu hết xe máy có giá trị thấp, rất ít người sử dụng xe máy có giá trị cao Hơn thế, việc giám định, xem xét bồi thường và công tác chuẩn bị hồ sơ khá phức tạp, trong khi đó, chi phí sửa chữa nhìn chug lại nhỏ nên số tiền bồi thường không đáng kể Thế nhưng, không với sự gia tăng đời sống vật chất của người dân, nhu cầu con người ngày càng cao, các dòng xe máy mới đã được sản xuất hay nhập khẩu vào Việt Nam Có những chiếc xe máy lên tới vài trăm triệu Vì thế, khi hỏng hóc, chi phí sửa chữa cũng là một khoản tiền không hề nhỏ Do đó, nhu cầu về bảo hiểm vật chất xe máy cũng ra đời và ngày càng cao Tuy nhiên, các khách hàng của PTI Thăng Long phần lớn vẫn là bảo hiểm cho ôtô các loại.
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới luôn là một trong những nghiệp vụ chính của công ty, đóng góp phần lớn vào tổng doanh thu phí của toàn công ty.
Bảng 2.5 Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong tổng doanh thu phí
Tổng doanh thu phí BH
Tỉ trọng doanh thu phí
(Nguồn: Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long)
Từ số liệu trên có thể nhận thấy, doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tăng trường khá đều đặn và ổn định, nó luôn chiếm trên 25% tổng doanh thu phí,điển hình là năm 2011, con số này lên tới 33,70% Điều này chứng tỏ đây là một nghiệp vụ quan trọng, mang tính chất quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty trong tương lai.
Khác với loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang tính chất bắt buộc, bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm tự nguyện Vì thế, khách hàng có quyền lựa chọn mua hay không mua bảo hiểm cho chiếc xe của mình. Trong khi đó, doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới phụ thuộc rất lớn vào số lượng khách hàng tham gia Thấu hiểu được điều này, PTI Thăng Long luôn tìm mọi cách để khai thác tối đa, tích cực trong công tác tìm kiếm những khách hàng mới và xâm lấn vào những thị trường tiềm năng Dươi đây là kết quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI Thăng Long trong giai đoạn 2009 – 2013:
Bảng 2.6 Kết quả công tác khai thác bảo hiểm vật chất xe ô tô tại
1.Số xe ô tô tham gia BH vật chất xe tại PTI
9 10.271 9.542 2.Tốc độ tăng (giảm)số xe tham gia BH (%) - 6.90 21,78 -4,08 -7,10
3.Doanh thu phí bảo hiểm (triệu đồng) 26.34
3 4.Tốc độ tăng doanh thu phí (%) - 20,33 74,8 - 7,6 - 12,7
5 Doanh thu bình quân/xe (triệu đồng) 3.179 3.578 5.135 4.985 4.687
(Nguồn: Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long)
Theo bảng số liệu trên có thể thấy được tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật xe ô tô tại PTI Thăng Long như sau:
Số xe tham gia tăng vọt một cách nhanh chóng từ 8.287 xe năm 2009 lên 10.789 xe năm 2011(tăng 1,302 lần) Năm 2012 số xe tham gia có giảm xuống 10.271 xe nhưng vẫn khá cao so với năm 2010 Lý giải cho điều này có thể do khoảng thời gian này công ty đã đẩy mạnh công tác khai thác hơn nữa, mở rộng mạng lưới đại lý cũng như phạm vi thị trường ra khắp các tỉnh thành phố trong cả nước Đây là một bước tiến quan trọng đánh dấu sự phát triển của PTI Thăng Long
Cùng với việc tăng số xe khai thác tăng thì doanh thu khai thác cũng tăng một cách đáng ghi nhận, cụ thể, năm 2009 doanh thu mới chỉ ở mức 26.341 triệu đồng, tới năm 2012 mức doanh thu chạm ngưỡng 51.204 triệu đồng, mặc dù có giảm 7,6% so với năm 2011 nhưng nếu so với mức doanh thu 2009 cộng với tình hình kinh doanh khó khăn chung của các DNBH thì sự tăng trưởng này là rất khả quan cho PTI Thăng Long.
Sang năm 2013, các chỉ tiêu trên đều có xu hướng giảm Số xe ô tô tham gia giảm xuống còn 9.542 xe, tức giảm 7,1% so với năm 2012 Điều này kéo theo doanh thu phí giảm 12,7%, còn 44.723 triệu đồng Như vậy các chỉ tiêu này giảm có thể giải thích do tình hình thị trường khó khăn chung, hơn nữa chiến lược khai thác của công ty cũng có nhiều điểm thay đổi theo hướng tập trung vào chất lượng hơn số lượng Đây là một dấu hiệu đáng mừng về tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô của công ty.
Ngoài ra, kết quả khai thác còn được thể hiện qua cơ cấu doanh thu phân theo đối tượng khách hàng.
Bảng 2.7 Giá trị doanh thu và tỷ trọng doanh thu của các nhóm khách hàng trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI Thăng Long
Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Khách hàng cá nhân Khách hàng tổ chức
Nguồn: Công ty bảo hiểm bưu điện Thăng Long
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy, cơ cấu doanh thu của nhóm khách hàng tổ chức và nhóm khách hàng cá nhân khá ổn định và tương đương nhau Trong giai đoạn 2009 – 2013, doanh thu phí của khách hàng cá nhân đem lại cho PTI trong nghiệp vụ này bình quân là 50,25% Nếu như năm 2009, tỷ trọng doanh thu của nhóm khách hàng cá nhân là 46,91% thì con số này đã tăng lên đến 53,39% vào năm 2013 Đây cũng là một vấn đề dễ hiểu và hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên Đời sống của người dân ngày một tăng cao, vì thế để sở hữu một chiêc ôtô không còn là điều quá khó khăn Hơn thế, hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển mạnh, dẫn tới việc vay vốn cũng dễ dàng hơn Với những gia đình chưa có đủ điều kiện nhưng lại có nhu cầu thì họ sẵn sang vay vốn thế chấp để sở hữu cho mình một chiếc ôtô Thấu hiểu được điều này, trong những năm gần đây, PTI Thăng Long cố gắng khai thác tối đa thị trường bảo hiểm vật chất ôtô của những khách hàng cá nhân Hơn thế nữa, công ty cũng vẫn không quên cố gắng tìm hiều những doanh nghiệp chuyên chở vận tải hành khách, hàng hóa Vì những doanh nghiệp này thường có nhu cầu cao, cam kết lâu dài, và đặc biệt, số tiền bảo hiểm lại khá lớn.
2.3.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất
PTI Thăng Long được coi là đơn vị trực thuộc hàng đầu trong lĩnh vực khai thác với số lượng khách hàng và doanh thu phí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu của Tổng công ty Tuy nhiên, hiệu quả của việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới không hoàn toàn phản ánh qua doanh thu hay số lượng khách hàng Bởi lẽ, một khi phải chi trả bồi thường quá nhiều, sẽ không thế bù đắp chi, thậm chí còn gây ra lỗ nghiệp vụ Do đó, công tác đề phòng hạn chế tổn thất được công ty vô cùng chú trọng.
PTI Thăng Long đã thực hiện nhiều hoạt động tích cực trong công tác đề phòng hạn chế, cụ thể như quảng cáo, tuyên truyền, giáo dục mọi người về vấn đề an toàn giao thông, nâng cao tính tự giác chấp hành luật an toàn giao thông và cho mọi người thấy được những hậu quả của tai nạn giao thông Cùng với đó, PTI Thăng Long còn tiến hành hỗ trợ kinh phí để xây dựng công trình phòng chống tai nạn như các con đường lánh nạn, các đường phòng hộ… để hạn chế những tai nạn đáng tiếc không mong muốn xảy ra Trong quá trình giám định, các nhân viên giám định cũng được đào tạo về các biện pháp hạn chế tổn thất khi tổn thất xảy ra
Với doanh thu phí thu được, PTI Thăng Long sẽ trích ra một phần để thực hiện các hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất.
Bảng 2.8.Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới giai đoạn năm 2009 – 2013 tại PTI Thăng Long
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1.Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất
2.Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
3.Chi bồi thường Triệu đồng 27.498 31.673 36.419 44.764 37.193
4.Tỷ lệ chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất trên doanh thu (1/2)
5.Tỷ lệ chi phí đề phòng hạn chế tổn thất trên chi bồi thường (1/3)
Nguồn: Công ty bảo hiểm bưu điện Thăng Long
Dựa vào bảng số liệu ta nhận thấy, số tiền chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất liện tục tăng trong giai đoạn từ năm 2009 là 618 triệu đồng lên đến 1.645 triệu đồng vào năm 2012 và có giảm nhẹ đôi chút (1.231 triệu đồng) vào năm 2013, nhưng xu hướng chung vẫn là tăng Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất so với doanh thu qua các năm liên tục tăng Điều này chứng tỏ PTI Thăng Long luôn cố gắng tìm mọi cách để đầu tư cho công tác này.
2.3.3 Công tác giám định và bồi thường
Giám định là một khâu vô cùng quan trọng trong bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ nào Đây là bước đệm cho việc xác định số tiền bồi thường chính xác cho khách hàng, đồng thời loại bỏ được những gian lận từ chính khách hàng Bên cạnh đó, việc giám định nhanh, chính xác cũng là cơ sở giúp cho DNBH tạo nên uy tín với khách hàng của mình
Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghiệp vụ phổ biến, được hầu hết tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai Điều này đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Để có thể có vị thế vững chắc giữa môi trường khắc nghiệt đó, bất kỳ DNBH nào cũng luôn tìm mọi cách đề nâng cao hiệu quả tất cả các khâu trong công việc, trong đó có công tác giám định Trong thời gian qua, có thể nói, PTI Thăng Long đã thực hiện giám định theo một quy trình vừa linh hoạt, vừa chuẩn mực Từ đó tạo nên rất nhiều tác động tích cực. a Quy trình giám định nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm bưu điện Thăng Long gồm 4 bước được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 2.2 Quy trình giám định nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở
Công ty bảo hiểm bưu điện Thăng Long
Bước 1: Tiếp nhận thông tin tổn thất và dự kiến phương án bồi thường
Khi nhận được thông tin tai nạn dưới bất kỳ hình thức nào người tiếp nhận khai báo có trách nhiệm thu thập thông tin hoặc thông báo với giám định viên để thu thập thông tin về vụ tổn thất, như:
Tên, địa chỉ, điện thoại của người thông báo
Số giấy chứng nhận bảo hiểm, hiệu lực bảo hiểm
Ngày giờ, địa điểm và diễn biến tai nạn, mức độ tổn thất ban đầu.
Đánh giá tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Bưu điện Thăng Long
- Sự đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm vật chất xe cơ giới Đây được coi là thành tựu, đồng thời cũng là xu thế tất yếu khách quan trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt của thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới Vì thế, PTI Thăng Long luôn nỗ lực cùng với công ty triển khai và thực hiện thật tốt các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm
Kênh phân phối qua hệ thống ngân hàng đã được bắt đầu triển khai trong giai đoạn này, bắt nhập với xu thế thời đại PTI Thăng Long đã ký kết hợp đồng với các ngân hàng, để từ đó, ngân hàng trở thành các đại lý lớn, cung cấp trực tiếp các sản phẩm bảo hiểm Bên cạnh đó, với việc VNPT là cổ đông chính và lớn của PTI đã giúp PTI Thăng Long nói riêng có lợi thế mà không phải DNBH nào cũng có được là việc bán bảo hiểm qua hệ thống Vnpost Kênh bán sản phẩm bảo hiểm này là xương sống của việc gia tăng số lượng các hợp đồng khai thác mới Kênh bán sản phẩm qua các gara cũng là một lợi thế đi đầu, bởi lẽ đây là nơi tiếp nhận rất nhiều thông tin và các xe và các chủ xe, đó chính là những khách hàng tiềm năng trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
- Xây dựng một quy trình khai thác, giám định bồi thường rõ ràng cũng tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho nhân viên của PTI Thăng Long có thể hoàn thành tốt công việc của mình Nó tạo nên sự phân cấp rõ ràng giữa từng người, từng cấp Công việc vì thế cũng được giải quyết một cách khoa học, chuẩn xác và logic, hạn chế sự chồng chéo giữa các phòng ban, giữa công việc chính của từng người
- Đội ngũ nhân viên ngày càng có trình độ chuyên môn cao Nói về nhân lực của PTI Thăng Long, thì có tới khoảng 80% trình độ đại học và trên đại học, còn là là cao đẳng và trung cấp Không chỉ là lý thuyết suông, mà nhân viên cũng hầu hết là những người đã có kinh nghiệm trong ngành Đối với những nhân viên mới, Công ty luôn có những chương trình đào tạo, rèn luyện kỹ năng và làm việc thử để giúp cho những nhân viên non trẻ có cơ hội được tiếp xúc và hòa nhập nhanh chóng vào môi trường năng động của Công ty.
- Doanh thu và số lượng hợp đồng không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2009 – 2013, và theo dự báo, con số này sẽ còn tăng và ngày càng ổn định hơn hơn nữa.
- Công tác bồi thường là một khâu quan trọng đánh giá cao chất lượng phục vụ khách hàng PTI Thăng Long đã giải quyết rất tốt Theo đó, mặc dù số vụ khiếu nại đòi bồi thường gia tăng nhưng số vụ đã thực hiện giải quyết bồi thường lại gia tăng với tốc độ nhanh hơn, từ đó, tỷ lệ số vụ tồn đọng giảm xuống rõ rệt Với việc hoàn thành tốt công tác bồi thường đã góp phần làm cho khách hàng tìm đến với doanh nghiệp nhiều hơn, từ đó, gia tăng số lượng hợp đồng bào hiểm khai thác mới, và cũng là vũ khí quan trọng để giữ chân các khách hàng truyền thống.
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù trong giai đoạn 2009 – 2013, Công ty bảo hiểm bưu điện Thăng Long đạt được rất nhiều thành tựu đáng ghi nhận, song, bên cạnh đó, vẫn tổn tại không ít những hạn chế cần khắc phục:
- Tỉ lệ bồi thường vẫn ở mức rất cao (trên 60%), điển hình là năm 2011 còn vượt quá 100% - chi bồi thường cao hơn cả doanh thu phí, dẫn đến tình trạng lỗ nghiệp vụ, phải lấy doanh thu từ các hợp đồng đầu tư ngoài bù đắp.
- Việc giải quyết bồi thường cho khách hàng đôi khi vẫn chưa đảm bảo được quyền lợi tối đa cho khách hàng khi gặp rủi ro gây thiệt hại, từ đó dẫn đến mất niềm tin của khách hàng vào DNBH.
- Một số vụ bồi thường xảy ra tranh chấp, kéo dài thời gian giải quyết bồi thường làm cho khách hàng khó chịu và có cái nhìn không thiện cảm về Công ty.
- Các vụ trục lợi bảo hiểm vẫn còn tồn tại, hành vi trục lợi ngày càng tinh vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác bồi thường, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
Những hạn chế còn tồn tại trên do rất nhiều nguyên nhân:
Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ngày càng gia tăng đã dẫn đến tăng chi bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và PTI Thăng Long nói riêng.
Do tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt nên PTI Thăng Long cũng như các DNBH khác thường chạy theo chiến lược doanh thu, chỉ quan tâm đến số lượng hợp đồng khai thác mà ít quan tâm tới chất lượng hợp đồng, vì vậy mà việc kiểm soát bồi thường khó khăn hơn.
Chi cho đề phòng hạn chế tổn thất có tăng qua các năm Tuy nhiên công tác đề phòng hạn chế tổn thất chưa thực sự phong phú, mới chỉ tập trung vào thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất qua các chương trình giáo dục, tuyên truyền, chưa mang tính chất thực tế, mới chỉ ở mức lý thuyết suông, trong khi đó, việc xây dựng các công trình giao thông chỉ dừng ở gián tiếp và khi tổn thất xảy ra Công tác đề phòng hạn chế tổn thất chưa hiệu quả là một nguyên nhân dẫn đến việc tai nạn, rủi ro xảy ra nhiều, vì thế mà chi bồi thường cũng tăng lên.
Một số trường hợp thanh toán bồi thường còn chậm, có khi hồ sơ thì đã hoàn tất nhưng cấp trên chưa duyệt nên bộ phận giải quyết bồi thường chưa thể thanh toán cho khách hàng được.
Giải pháp
3.3.1 Giải pháp đối với công tác khai thác
- Nâng cao trình độ chuyên môn các đại lý, nhân viên khai thác Các nhân viên Ngân hàng hay gara tham gia bán bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng nên có những khóa đào tạo ngắn hạn về bảo hiểm.
- Đầu tư cho công tác quảng cáo, xây dựng hình ảnh và thương hiệu của Công ty Đây được coi là khoản đầu tư hoàn toàn chính đáng Việc quảng cáo trên truyền hình hay các báo thông dụng sẽ giúp khách hàng in sâu hình ảnh của công ty trong tâm trí Khi họ có nhu cầu mua bảo hiểm, họ có thể nghĩ ngay đến PTI, thay vì là những tên tuổi lớn quen thuộc như Bảo Việt hay Bảo Minh.
3.3.2 Giải pháp đối với công tác đề phòng hạn chế tổn thất
- Thực hiện mạnh, thường xuyên và đồng bộ các công tác tuyên truyền, giáo dục mọi người về ý thức khi tham gia giao thông Bên cạnh đó, kết hợp thêm nhưng hoạt động thực tiễn và ý nghĩa, như xây dựng các công trình đề phòng tai nạn giao thông Tuy nhiên, để thực hiện tốt các biện pháp này, PTI Thăng Long cần phải tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các DNBH khác để thực hiện tốt những chương trình có hiệu quả này.
- Bên cạnh việc xây dựng các công trình phòng chống tai nạn, công ty nên phối hợp với ngành giao thông vận tải để làm tốt hơn nữa công tác đề phòng và hạn chế tổn thất bởi vì xe cơ giới chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng khác nhau trong đó phải kể đến trước tiên là ngành giao thông vận tải và chịu sự chi phối của luật giao thông đường bộ Do đó PTI Thăng Long cũng nên có sự hợp tác với cảnh sát giao thông tuyên truyền người tham gia giao thông tích cực thực hiện các quy định của pháp luật.
3.3.3 Giải pháp đối với công tác giám định
- Gia tăng số lượng đội ngũ nhân viên khai thác giám định
- Song song với việc gia tăng số lượng, cần không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên giám định (có kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm, hiểu và thường xuyên cập nhật những quy định mới về luật, có đạo đức tốt và lối sống lành mạnh )
- Tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong công tác giám định: công ty cần trang bị cho nhân viên của mình những dụng cụ cần thiết trong việc thực hiện nhiệm vụ như: điện thoại, máy ảnh, máy vi tính trong đó, điện thoại và máy ảnh là hai phương tiện không thể thiếu của bất kỳ giám định viên nào: điện thoại – là phương tiện dùng để liên lạc với khách hàng, với công ty, còn máy ảnh dùng để ghi lại hiện trường vụ tai nạn để từ đó có thể xác định chính xác nguyên nhân gây tai nạn và thiệt hại thực tế, làm cơ sở cho công tác bồi thường sau này.
3.3.4 Giải pháp đối với công tác bồi thường tổn thất
- Việc bồi thường phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, đơn giản hóa các thủ tục tránh gây phiền hà cho khách hàng Việc giải quyết bồi thường nhanh chóng sẽ giúp cho khách hàng khắc phục được những tổn thất do tai nạn xảy ra một cách nhanh chóng sớm ổn định cuộc sống và sản xuất kinh doanh Mặt khác, việc giải quyết bồi thường một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác sẽ tạo được lòng tin của khách hàng đối với PTI Thăng Long và cũng tạo được uy tín rất lớn cho công ty bảo hiểm PTI Thăng Long
- Hợp tác với một số xưởng sửa chữa nhất định để công ty có thể thực hiện tốt công tác bồi thường và tránh tình trạng trục lợi từ phía khách hàng Ngoài ra công ty nên có thêm chính sách bảo lãnh thanh toán khi khách hàng sửa chữa tại những gara có mối quan hệ với chi nhánh Khi đó khách hàng sẽ không phải trả những rủi ro được bảo hiểm mà chỉ trả những rủi ro ngoài phạm vi bảo hiểm. Áp dụng khoa học công nghệ, hiện đại hóa công tác xét duyệt bồi thường. Công ty cần trang bị các thiết bị công nghệ để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của cán bộ, cũng như việc đảm bảo thông tin liên lạc giữa các bộ phận, các phòng ban, ban lãnh đạo được diễn ra thông suốt Đồng thời, tăng cường nâng cao trình độ tin học của đội ngũ cán bộ để việc bồi thường được diễn ra nhanh chóng hơn.
- Thực hiện hiệu quả công tác truy đòi người thứ ba và thu hồi tài sản
3.3.5 Giải pháp giúp hạn chế tình trạng trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới
- Tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình khai thác bảo hiểm Khi bán bảo hiểm các nhân viên phải kiểm tra xe, giấy tờ xe, bằng lái, tình trạng kỹ thuật xe và giá trị của xe Giấy chứng nhận bảo hiểm thì phải ghi cả ngày, giờ bắt đầu và hết hiệu lực của bảo hiểm, nghiêm cấm bán bảo hiểm lùi ngày.
- Tăng cường khâu tuyển chọn và đào tạo đại lý, cộng tác viên Tuyển chọn đại lý, cộng tác viên có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, tổ chức cho họ tham gia các lớp đào tạo về khai thác nghiệp vụ
- Công ty phải chú trọng đến công tác giám định bồi thường kịp thời phát hiện nhanh, xử lý ngay từ đầu để hạn chế tổn thất các vụ trục lợi phát sinh Tránh tình trạng giám đinh viên bị chủ xe (lái xe) mua chuộc để khai báo tăng số tiền sữa chữa hay khai tăng mức độ thiệt hại để hòng kiếm lời một cách bất chính.
- Tăng cường mối quan hệ với các ngành có liên quan, đặc biệt là cảnh sát giao thông, các trạm đăng kiểm, có mối quan hệ tốt và lâu dài với một số xưởng sửa chữa tránh hiện tượng khai tăng tiền đòi bồi thường.
- Khi có sự nghi ngờ gian lận bảo hiểm trong đơn khiếu nại của khách hàng, công ty phải tiến hành điều tra khẩn trương, giữ bí mật công tác điều tra, không cho chủ xe biết Bởi nếu có sự rò rỉ thông tin sẽ đánh động cho chủ xe có phương án đối phó kịp thời Nếu phát hiện có trục lợi phải có ngay các biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm minh như: ngừng ngay việc chi trả bồi thường, truy đòi người tham gia bảo hiểm những chi phí mà công ty đã bỏ ra trong quá trình điều tra và huỷ bỏ hợp đồng, nếu quá nghiêm trọng có thể đem ra truy tố trước pháp luật,… Công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chính quyền phường xã, đặc biệt là lực lượng công an điều tra bằng cách cung cấp danh sách thống kê những dấu hiệu có khả nghi gian lận bảo hiểm vật chất xe ô tô.
- Công ty cần tăng cường mối quan hệ giữa các công ty bảo hiểm nhằm thông báo cho nhau các thông tin về các biểu hiện có sự gian lận Bên cạnh đó, sau mỗi lần giải quyết các vụ gian lận thành công nên có sự tập hợp lại dưới hình thức báo cáo và cần ghi rõ dấu hiệu nghi ngờ, cách xử lý từ các giám định viên Điều này giúp cho các chi nhánh trao đổi kinh nghiệm với nhau, giúp các giám định viên xử lý tốt hơn đối với các vụ tương tự.
Kiến nghị
Ngành bảo hiểm nước ta vẫn còn rất non trẻ, đây là một ngành có đặc thù riêng và có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế Do vậy, vai trò của Nhà nước trong quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng là rất to lớn Dưới đây là một số kiến nghị với Nhà nước nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngành kinh doanh bảo hiểm:
Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với kinh doanh bảo hiểm
Nhà nước cần phải có văn bản quy định xử phạt nghiêm khắc với những công ty bảo hiểm, đại lý bảo hiểm vi phạm luật kinh doanh bảo hiểm Đặc biệt là hiện nay tình trạng giảm phí bảo hiểm một cách tùy tiện bất chấp khung phí đã quy định của Bộ Tài Chính, các hình thức khuyến mại của các công ty bảo hiểm,… vì mục đích cạnh tranh thu hút khách hàng đã hạ phí bảo hiểm dẫn đến không ít doanh nghiệp đang gánh chịu tỷ lệ bồi thường cao tới mức báo động, không kiểm soát được bồi thường phát sinh, hiệu quả kinh doanh thấp, nguy hại đến lợi ích của khách hàng, mất ổn định thị trường bảo hiểm
Song song với việc đó, Nhà nước cần hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, sớm xét trình Quốc hội thông qua Luật cạnh tranh nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới nói riêng, tạo ra sự bình đẳng giữa các DNBH phi nhân thọ, thông qua đó bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
Bộ Tài Chính và Hiệp hội bảo hiểm cần xây dựng một cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu hoạt động thực tế của các công ty bảo hiểm nhằm duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh mất uy tín đối với thị trường bảo hiểm nước ngoài, giải quyết khiếu nại một cách nhanh chóng, chính xác và phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Thứ hai, về phương thức quản lý:
Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý để doanh nghiệp kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các DNBH tiếp tục nghiên cứu đầu tư ra các thị trường BH nước ngoài để mở rộng cơ hội kinh doanh, tìm kiếm thị trường mới trong đó tập trung vào các địa bàn có tiềm năng và thuận lợi trên nguyên tắc hiệu quả: VD Lào, Campuchia…
Bên cạnh đó giảm thiểu các thủ tục hành chính trong công tác quản lý chuyên môn, nghiệp vụ Tăng cường phân cấp, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, của từng công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
3.4.2 Đối với Hiệp hội Bảo hiểm
Hiệp hội bảo hiểm là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các DNBH hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam Mục đích của Hiệp hội là đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, liên kết, hỗ trợ, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp hội viên trong hiệp hội bảo hiểm Việt Nam tránh cạnh tranh không lành mạnh Với vai trò quan trọng như vậy trong thời gian tới hiệp hội cần có biện pháp:
Thứ nhất hiệp hội bảo hiểm cần tạo ra sự liên kết giữa các DNBH, để có thể cùng nhau khai thác hợp đồng, chia sẻ thị trường giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển lành mạnh.
Bên cạnh đó, Hiệp hội có thể phối hợp với các DNBH cùng xây dựng và thực thi quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng như đào tạo nguồn nhân lực Bên cạnh đó cần xử phạt những cán bộ nhân viên vi phạm quy tắc, có những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp.
Ngoài ra Hiệp hội nên xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất giữa các DNBH để các doanh nghiệp trao đổi với nhau Thông qua đây các doanh nghiệp sẽ thấy được những mặt còn hạn chế trong trong hoạt động này từ đó có các biện pháp khắc phục.
3.4.3 Đối với các ban ngành có liên quan
Các cơ quan quản lý giao thông cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa công tác cấp đăng ký và giấy phép lưu hành xe Hiện nay còn tồn tại một số lượng không nhỏ xe ôtô đã qua thời hạn sử dụng từ lâu, chất lượng không đảm bảo nhưng vẫn đang được lưu hành Đây là mối đe doạ lớn đối với người dân khi tham gia giao thông đồng thời là nguồn rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty, các cơ quan có chức năng về quản lý phương tiện cần có biện pháp kiên quyết xoá bỏ những xe không đạt tiêu chuẩn và không cho tham gia giao thông
3.4.4 Đối với Tổng công ty
Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm cạnh tranh ngày càng gay gắt quyết liệt hơn, đặc biệt với khả năng tài chính mạnh, công nghệ và kinh nghiệm, các DNBH ngoại đang tìm mọi cách để chiếm lĩnh thị trường, vì vậy công ty cần phải xây dựng một chiến lược khai thác phù hợp, xem xét về quy mô doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu như thị phần, sự đa dạng của mạng lưới phân phối,… Tổ chức nghiên cứu hành vi của khách hàng mục tiêu, tìm ra những ưu nhược điểm của sản phẩm mà công ty cung cấp để từ đó có thể đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút khách hàng mua sản phẩm của công ty vì chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định Đồng thời phải liên tục đổi mới phương thức hoạt động, tìm ra các biện pháp khắc phục hạn chế những mặt yếu và phát huy những mặt mạnh của mình mới có thể tồn tại và phát triển và có khả năng cạnh tranh được với các công ty khác trên thị trường bảo hiểm đang được đánh giá hoạt động rất sôi động trên thị trường hiện nay.
Bên cạnh đó, cần chú trọng mở rộng mạng lưới bán hàng thông qua hệ thống bưu cục của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) trên toàn quốc
Mặt khác, phải tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo trong quần chúng nhân dân, cần tăng thêm chi phí cho lĩnh vực này để có thể thực hiện tốt chương trình quảng cáo lớn và ấn tượng hoặc qua phương tiện truyền tin có thể qua chương trình truyền thanh, truyền hình, báo chí, tờ rơi… Nội dung thông điệp cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, thông tin phải được lựa chọn kỹ càng Sau khi thông tin được gửi đi thì cần phải đánh giá hiệu quả hoạt động tuyên truyền quảng cáo dựa vào các tiêu chí như: doanh thu, thị phần …. Đồng thời, xây dựng và quản lý một hệ thống đại lý có hiệu quả, mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, cộng tác viên đồng thời thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của các đại lý có hiệu quả từ đó rút ra kinh nghiệm và có chiến lược cho phù hợp hơn.
Ngoài ra,cần xây dựng chính sách khách hàng hợp lý bằng cách phân chia khách hàng theo các tiêu thức khác nhau để tiện cho viêc khai thác và có chính sách ưu đãi hợp lý cho từng loại khách hàng