1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm bic hà nội

74 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Vật Chất Xe Cơ Giới Tại Công Ty Bảo Hiểm BIC Hà Nội
Tác giả Nguyễn Lâm Lĩnh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương
Trường học Công Ty Bảo Hiểm BIC Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Bảo Hiểm
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 716,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ (7)
    • 1.1. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe ô tô (7)
      • 1.1.1 Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe ô tô (7)
      • 1.1.2. Vai trò của bảo hiểm vật chất xe ô tô (10)
    • 1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe ô tô (12)
      • 1.2.1 Đối tượng bảo hiểm (12)
      • 1.2.2. Phạm vi bảo hiểm (13)
        • 1.2.2.1. Rủi ro được bảo hiểm (13)
        • 1.2.2.3. Rủi ro loại trừ (14)
      • 1.2.3. Giá trị bảo hiểm,số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm (16)
        • 1.2.3.1. Giá trị bảo hiểm (GTBH) và Số tiền bảo hiểm (STBH) (16)
        • 1.2.3.2. Phí bảo hiểm (18)
      • 1.2.4. Giám định và bồi thường tổn thất (25)
        • 1.2.4.1. Quy trình xử lý tai nạn, giám định và xét bồi thường bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô (25)
        • 1.2.4.2. Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm (31)
      • 1.2.5. Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe ô tô (35)
    • 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe ô tô (37)
      • 1.3.1. Đứng trên góc độ kinh tế (37)
      • 1.3.2. Đứng trên góc độ xã hội (38)
      • 1.3.3. Hiệu quả kinh doanh theo khâu công việc (39)
        • 1.3.3.1. Khâu khai thác (39)
        • 1.3.3.2. Khâu giám định (39)
        • 1.3.3.3. Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất (39)
      • 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty bảo hiểm Bảo Ngân (41)
        • 2.1.1.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty bảo hiểm Bảo Ngân (41)
        • 2.1.1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm Bảo Ngân (42)
      • 2.1.2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty. 2 1. Công tác khai thác (45)
        • 2.1.2.2. Công tác giám định bồi thường tổn thất (51)
        • 2.1.2.3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất (57)
      • 2.1.3. Phân tích kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh (58)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO NGÂN (41)
    • 3.1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô tại công ty (63)
      • 3.1.1. Thuận lợi (63)
      • 3.1.2 Khó khăn (63)
      • 3.2.1. Đối với công tác khai thác (66)
      • 3.2.2. Đối với công tác giám định (69)
      • 3.2.3. Đối với công tác bồi thường (71)
  • KẾT LUẬN..............................................................................................................2 (73)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ

Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe ô tô

1.1.1 Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe ô tô

Sự phát triển nhanh chóng của phương tiện cơ giới một mặt đem lại cho con người một hình thức vận chuyển thuận tiện, kịp thời, rẻ và đặc biệt phù hợp với nhu cầu của đại đa số dân cư Việt Nam hiện nay Nhưng chính do tính cơ động cao nên nguy cơ gây ra rủi ro tai nạn của xe cơ giới là rất lớn.

Ngày nay xe ô tô ngày càng được sử dụng nhiều bởi những ưu thế so với các phương tiện vận tải khác, tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó cũng vẫn còn tồn tại những nhược điểm Trong quá trình hoạt động, xe ô tô có một số đặc điểm sau:

- Xe ô tô có tính động cơ cao, tính việt giã tốt và nó tham gia triệt để quá trình vận chuyển nên xác suất rủi ro đã lớn lại càng lớn hơn so với các phương tiện vận chuyển khác.

- Số lượng ô tô tham gia giao thông ngày càng tăng lên đặc biệt ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, chậm phát triển

Vì vậy tai nạn giao thông xảy ra ngày càng tăng và mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng

Những thiệt hại do ô tô gây ra trong quá trình vận chuyển không phải là nhỏ.Phần lớn các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra đều có sự góp mặt của ô tô,tai nạn giao thông đường bộ xuất hiện ở khắp mọi nơi không trừ một quốc gia nào kể cả những nước có hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại như: Anh, Pháp,Đức, Mỹ

Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013

Năm Số vụ tai nạn giao thông (vụ)

(Nguồn: Uỷ ban ATGT Quốc gia) Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2013 cả nước đã xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người So với năm 2012 giảm 1.610 vụ (-5.19%), giảm 55 người chết (-0,58%), giảm 3.045 người bị thương (-9,36%) Năm 2013, tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương vì TNGT, và là năm thứ hai số người chết vì TNGT tiếp tục giảm xuống dưới 10.000 người Đa phần các vụ tai nạn là do xe máy (70%) và xe ô tô (28%)

Trong quá trình hoạt động, xe ô tô có một số đặc điểm sau: có tính động cơ cao, tính việt giã tốt và nó tham gia triệt để quá trình vận chuyển; số lượng ô tô tham gia giao thông ngày càng tăng lên đặc biệt là một nước đang phát triển như Việt Nam, Xe ô tô tham gia giao thông phụ thuộc rất lớn vào thời tiết khí hậu, địa hình, vào cơ sở hạ tầng giao thông của mỗi nước, vào ý thức chấp hành luật lệ giao thông của mỗi người dân Vì thế mà các chủ xe luôn phải đối mặt với không ít những nguy cơ rủi ro khác nhau trong quá trình vận chuyển như:

- Nguy cơ rủi ro về tài sản

- Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý

- Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực

Những rủi ro trên đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ xe, làm cho họ mất mát về tài sản, làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến tài chính trong tương lai của họ. Để đối phó với những tổn thất do các rủi ro trên gây ra, chủ xe có thể thực hiện các biện pháp như: lập một quỹ dự phòng dùng vào việc khắc phục tổn thất xảy ra cho xe ô tô, đi vay hoặc rút tiền gửi ngân hàng, mua bảo hiểm vật chất xe ô tô Trong số những biện pháp đó thì mua bảo hiểm có hiệu quả hơn hẳn bởi tính chắc chắn và ổn định của nó

Tai nạn giao thông là vấn đề mang tính xã hội và chỉ có thể hạn chế một phần nào đó mà không thể kiểm soát một cách tuyệt đối được Các nước đều phải đối mặt với tình trạng tai nạn giao thông ngày càng tăng, phải đối mặt với những thiệt hại không nhỏ về người và của mà chủ phương tiện gây ra Tuy nhiên trên thực tế có những chủ phương tiện lại trốn tránh không thực thi, có khi gây tai nạn rồi bỏ trốn Bởi thế việc giải quyết bồi thường trở nên khó khăn, lợi ích của người bị nạn không được đảm bảo, gây ảnh hưởng tiêu cực trong dư luận xã hội.

Làm thế nào để sẵn sàng có nguồn tài chính cho việc giải quyết bồi thường hậu quả các vụ tai nạn, bảo vệ quyền lợi của người bị hại? Đây là mối quan tâm không chỉ của Nhà Nước mà còn của các chủ xe và bản thân người bị thiệt hại. Nhiều biện pháp được áp dụng khi có tai nạn giao thông xảy ra như chủ phương tiện lập quỹ dự trữ, đi vay… nhưng các giải pháp này chỉ mang tính tạm thời, thụ động Do vậy, các chủ phương tiện phải tìm kiếm các giải pháp hiệu quả hơn và bảo hiểm chính là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý rủi ro do tai nạn giao thông gây ra Quỹ bảo hiểm được lập dựa trên sự đóng góp một khoản tiền nhỏ của các chủ xe cho các công ty bảo hiểm để bồi thường những thiệt hại khi phương tiện của họ hoạt động gây ra tai nạn Xuất phát từ vấn đề đó, bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã ra đời đáp ứng kịp thời nhu cầu khách quan này của xã hội và cũng là điều mong muốn của các chủ xe, chủ phương tiện.

Việc mua bảo hiểm chính là việc chủ xe chuyển giao rủi ro của họ cho doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho họ những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm Xe ô tô là loại tài sản có giá trị lớn trong các phương tiện giao thông đường bộ bởi vậy thiệt hại đối với xe ô tô đôi khi cũng gây ra gánh nặng vô cùng lớn cho các chủ xe đặc biệt đối với những xe dùng vào việc kinh doanh Tai nạn là rủi ro bất ngờ không thể biết trước lúc nào sẽ xảy ra, do đó việc nộp phí bảo hiểm sẽ tạo ra thói quen đề phòng cho các chủ xe trước những rủi ro đó Do đó việc mua bảo hiểm vật chất xe ô tô đã trở nên hết sức cần thiết đối với các chủ xe hiện nay Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới việc mua bảo hiểm vật chất xe ô tô rất được người dân quan tâm tới bởi phương tiện đi lại của họ chủ yếu là xe ô tô và các phương tiện công cộng

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm vật chất xe ô tô

Bảo hiểm vật chất ô tô có một số tác dụng tích cực sau:

- Góp phần xoa dịu bớt căng thẳng thường gặp giữa chủ xe với nạn nhân của các vụ tai nạn Từ đó làm giảm bớt những bất đồng và giải quyết nhanh chóng vụ tai nạn

- Khi xảy ra tai nạn công ty bảo hiểm sẽ bồi thương tổn thất thuôc phạm vi bảo hiểm, như vậy ngân sách nhà nước không phải chi ra để trợ cấp khi không may họ gặp rủi ro giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước

- Phí bảo hiểm thu được là nguồn tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp và đầu tư vào các lĩnh vực khác góp phần phát triển kinh tế đất nước

-Giúp các chủ xe nhanh chóng khắc phục được những khó khăn về mặt tài chính đặc biệt đối với những chi phí vượt quá khả năng tài chính của họ, giúp các chủ xe là các doanh nghiệp hạn chế ngắn nhất thời gian gián đoạn kinh doanh do gặp rủi ro và khôi phục sản xuất kinh doanh sau khi tổn thất xảy ra đối với xe Rủi ro là điều không ai mong muốn nhưng cũng không ai lường trước được, có thể xảy ra với bất cứ người nào, phương tiện nào ở trong bất cứ địa điểm hay thời gian nào Dù các chủ xe có đề cao cảnh giác hay chấp hành đúng luật thì cũng có những trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát của họ Nếu như trước kia phương tiện tham gia giao thông đường bộ xe máy chiếm tỷ lệ lớn thì thời gian gần đây, số lượng xe ô tô tăng lên rất nhanh.

Chính vì vậy mà khi rủi ro xảy ra thì thiệt hại lại càng lớn Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới thì chủ xe sẽ được bù đắp những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm khi xảy ra rủi ro Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm bớt gánh nặng về tài chính do không phải chi ra những khoản chi bất thường, nhanh chóng khắc phục những khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất kinh doanh.

Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe ô tô

Khác với loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và đối với hành khách trên xe được áp dụng bắt buộc bằng pháp luật đối với chủ xe, bảo hiểm vật chất xe ô tô là loại hình bảo hiểm tự nguyện

Bảo hiểm vật chất xe ô tô có đối tượng bảo hiểm là thiệt hại vật chất của xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ ngoài sự kiểm soát của chủ xe trong những trường hợp cụ thể do quy tắc bảo hiểm quy định Chủ xe có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ xe hoặc cũng có thể tham gia bảo hiểm từng tổng thành của chiếc xe Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật, xe ô tô được chia thành 7 tổng thành sau:

- Tổng thành động cơ gồm động cơ, bộ chế hoà khí, bơm cao áp, bầu lọc gió, bầu lọc dầu, bộ li hợp và các thiết bị điện.

- Tổng thành thân vỏ xe: có ba nhóm

Nhóm A: Thân vỏ: Ca bin, kalăng, cabrô, chắn bùn, toàn bộ cửa kính, toàn bộ vỏ kim loại, nhựa và gỗ, các cần gạt, bàn đạp ga, côn, số, phanh.

Nhóm B: Ghế đệm nội thất: Toàn bộ ghế ngồi hoặc nằm, các trang thiết bị điều hoà nhiệt độ, quạt, đài…

Nhóm C: Sắt xi gồm: khung xe bađờ sốc, các cơ cấu bắt chặt vào khung xe,tổng bơm, phanh, dẫn động phanh chính và phanh tay, dẫn động côn, các bình chứa hơi phanh, bình chứa nhiên liệu, các đường ống và tuyến dẫn nhiên liệu, hơi,dây dẫn điện, bộ điều hoà lực phanh, mâm xoay…

- Tổng thành hộp số gồm có các hộp số chính, hộp số phụ, hệ thống dẫn động cơ.

- Tổng thành hệ thống lái gồm vô lăng lái, trục tay lái, hộp tay lái, bộ trợ lực tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc…

- Tổng thành trục trước (cầu trước) gồm có dầm cầu, trục láp, hệ thống treo nhíp, mayơ trước, cơ cấu phanh, si lanh phanh…

- Tổng thành trục sau (cầu sau) bao gồm vỏ cầu, toàn bộ trục cầu, cụm mayơ sau, cơ cấu phanh, silanh phanh, trục láp ngang, hệ thống treo cầu sau…

- Tổng thành lốp gồm toàn bộ lốp hoàn chỉnh của xe (kể cả lốp dự trữ).

Ngoài ra một số loại xe như xe cứu thương, xe cứu hoả, xe chở container, cần cẩu, xe chở xăng dầu… còn có tổng thành thứ 8 gọi là tổng thành chuyên dùng.

Trên cơ sở phân chia như trên, doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhận bảo hiểm toàn bộ xe hoặc từng bộ phận xe theo yêu cầu của chủ xe trong phạm vi bảo hiểm. Trong số các tổng thành xe ô tô, tổng thành thân vỏ chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 50%) cũng như chịu ảnh hưởng nhiều nhất những hậu quả tai nạn Chính vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường tiến hành bảo hiểm toàn bộ xe hoặc bảo hiểm thân vỏ xe

1.2.2.1 Rủi ro được bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất của xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong những trường hợp sau:

- Tai nạn do đâm va, lật đổ;

- Những tai hoạ bất khả kháng do thiên nhiên như: bão, lũ, lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá;

- Mất cắp toàn bộ xe;

- Tai nạn rủi ro bất ngờ khác gây nên.

Ngoài việc bồi thường những thiệt hại vật chất cho chiếc xe được bảo hiểm trong những trường hợp trên, doanh nghiệp bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh trong tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm:

- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm;

- Bảo vệ xe và đưa xe bị thiệt hại đến nơi sửa chữa gần nhất;

Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường trong một vụ tai nạn không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm dù cho chủ xe có tham gia bảo hiểm vật chất xe ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau đi chăng nữa. Đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất xe trong những trường hợp sau:

* Những điểm loại trừ chung:

- Hành động cố ý gây tai nạn của chủ xe, lái xe;

- Xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn và bảo vệ môi trường hợp lệ;

- Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng Luật an toàn giao thông đường bộ như:

+ Lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ;

+ Lái xe có nồng độ cồn, rượu bia vượt quá quy định của pháp luật hiện hành trong khi điều khiển xe;

+ Xe vận chuyển chất cháy, nổ trái phép;

+ Xe sử dụng để tập lái, đua xe, chạy thử sau khi sửa chữa;

+ Xe đi đêm không có đèn chiếu sáng theo quy định;

+ Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm;

+ Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định;

- Những thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại, ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác;

- Thiệt hại do chiến tranh;

- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam (trừ khi có thoả thuận khác);

* Những điểm loại trừ riêng:

- Hao mòn do sử dụng, lão hoá, mất giá, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa, trong quá trình sửa chữa;

- Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận máy móc thiết bị mà không phải do tai nạn gây ra;

- Tổn thất với săm lốp trừ trường hợp tổn thất này xảy ra do cùng nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một tai nạn;

- Mất cắp bộ phận xe (nhưng nếu chủ xe có nhu cầu thì nhà bảo hiểm vẫn chấp nhận bảo hiểm với mức miễn thường không khấu trừ);

Ngoài ra doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường cho chủ xe trong trường hợp chủ xe:

- Không cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin ban đầu về đối tượng bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm;

- Khi xảy ra tai nạn, không kịp thời thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm, không áp dụng các biện pháp kịp thời để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất gia tăng, tự ý tháo dỡ, sửa chữa xe mà chưa có sự đồng ý hoặc giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm hay đại diện của họ;

- Không làm các thủ tục bảo lưu quyền đòi người thứ ba có lỗi trong việc gây ra thiệt hại của phương tiện cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu xe cho chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn còn hiệu lực với chủ xe mới Tuy nhiên nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ có yêu cầu.

1.2.3 Giá trị bảo hiểm,số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

1.2.3.1 Giá trị bảo hiểm (GTBH) và Số tiền bảo hiểm (STBH)

Khi nhận bảo hiểm vật chất xe ô tô việc đầu tiên của các doanh nghiệp bảo hiểm là phải xác định được giá trị bảo hiểm của xe Do đó giá trị bảo hiểm là yếu tố quyết định số tiền bảo hiểm của xe.

Giá trị bảo hiểm là giá trị bằng tiền của tài sản Nó thường được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm ký kết hợp đồng Đây là căn cứ để xác định số tiền bảo hiểm.

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe ô tô

1.3.1 Đứng trên góc độ kinh tế Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ tính theo doanh thu hay lợi nhuận Chỉ tiêu này được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí chi ra trong kỳ cho nghiệp vụ.

Hd, He - Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ tính theo doanh thu

D - Doanh thu của nghiệp vụ trong kỳ

L - Lợi nhuận nghiệp vụ trong kỳ

C - Tổng chi phí chi ra cho nghiệp vụ trong kỳ

Chỉ tiêu (1) nói lên cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu còn chỉ tiêu (2) nói lên cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho đơn vị Các chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt cho đơn vị vì với chi phí nhất định, đơn vị sẽ có mức doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng.

1.3.2 Đứng trên góc độ xã hội

Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ được thể hiện ở hai chỉ tiêu sau:

Hx - Hiệu quả xã hội của nghiệp vụ

CBH - Tổng chi phí cho nghiệp vụ

KTG - Số khách hàng tham gia bảo hiểm trong kỳ

KBT - Số khách hàng được bồi thường trong kỳ

Chỉ tiêu (3) phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu khách hàng tham gia loại hình bảo hiểm này.

Chỉ tiêu (4) nói lên cùng với đồng chi phí đó đã góp phần giải quyết và khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ.

1.3.3 Hiệu quả kinh doanh theo khâu công việc

Hiệu quả khâu khai thác được tính theo công thức sau:

Kết quả khai thác trong kỳ có thể là doanh thu phí bảo hiểm, hoặc cũng có thể là số lượng hợp đồng, số đơn bảo hiểm cấp trong kỳ…còn chi phí khai thác có thể là tổng chi phí trong khâu khai thác Hiệu quả khai thác càng cao khi kết quả khai thác được cao hơn nhiều so với chi phia phải bỏ ra để khai thác

Kết quả giám định có thể là số vụ tai nạn rủi ro đã được giám định hoặc số khách hàng đã được bồi thường trong kỳ Còn chi phí giám định trong kỳ là những chi phí phải bỏ ra cho công tác giám định

1.3.3.3 Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất:

Hiệu quả khai thác bảo hiểm

= Kết quả khai thác trong kỳ

Chi phí khai thác trong kỳ

Hiệu quả giám định bảo hiểm

Kết quả giám định trong kỳ Chi phí giám định trong kỳ

Hiệu quả đề phòng và

Lợi nhuận nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ

Kết quả chỉ tiêu nói lên cứ một đồng chi phí đề phòng hạn chế tổn thất chi ra trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nghiệp vụ bảo hiểm Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc phân tích hiệu quả của một số nghiệp vụ như: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm toàn diện học sinh Tuy nhiên khi phân tích phải chú ý đến độ trễ của thời gian vì có những khoản chi ra trong kỳ này nhưng hiệu quả của nghiệp vụ lại phát huy ở kỳ sau.

Trên đây là những lý thuyết chung về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô, đó cũng là cơ sở lý luận giúp em có thể phân tích phần thực trạng tại đơn vị thực tập trong CHƯƠNG II dưới đây.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO NGÂN

Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô tại công ty

vụ bảo hiểm vật chất ô tô tại công ty

Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển.Theo thống kê tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003-2013 đạt 20%/năm Số lượng công ty bảo hiểm tham gia vào thị trường bảo hiểm ngày càng nhiều, chính môi trường này sẽ đem lại nhiều thuân lợi cho các công ty bảo hiểm Đặc biệt là thu nhập và đời sống cũng như nhận thức của người dân ngày càng cao, chính vì thế mà bảo hiểm ngày càng được nhiều người quan tâm.

Hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng chặt chẽ, khuôn khổ và rõ ràng tạo điều kiện phát triển cũng như cạnh tranh cho các doanh nghiệp bảo hiểm

Công ty bảo hiểm Bảo Ngân là công ty trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam (vietinbank), một trong nhưng ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam với bề dày kinh nghiệm phát triển và tiềm lực tài chính mạnh Điều đó là nền tảng cho sự phát triển vững mạnh cho sự phát triển của Bảo hiểm Bảo Ngân Sự quan hệ rộng rãi với rất nhiều khách hàng của vietinbank sẽ là nguồn khách hàng đông đúc và uy tín cho công ty

Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô đã được triển khai khá lâu và khá quen thuộc với những chủ xe, đó cũng mang lại những thuận lợi nhưng cũng là khó khăn cho công ty triển khai sau như Bảo Ngân

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đã hình thành và hoạt đông khá lâu nhưng những năm gần đây mới thực sự trở nên đúng nghĩa với nhiều nhà cung cấp với sản phẩm đa dạng chứ không phải chỉ một ít nhà cung cấp với số lượng sản phẩm hạn chế Việc thị trường này phát triển sẽ đưa lại những khó khăn thách thức lớn, đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty Hà Nội là nơi có nhiều tiềm năng về bảo hiểm và là thủ đô nên thu hút rất nhiều các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước Do vậy không tránh khỏi sự cạnh tranh từ các công ty khác đặc biệt là các công ty lớn có tiềm lực mạnh cũng như có nhiều kinh nghiệm : Bảo Ngân, Bảo Minh, Pjico, PTI,…trong khi Bảo Ngân chỉ mới hoạt động chưa được bao lâu trên thị trường nên thị phần còn ít, khả năng cạnh tranh thấp so với các công ty còn lại. Tiềm năng của thị trường rất lớn nhưng với lượng cán bộ, đại lý còn mỏng do đó không khai thác và tận dụng hết thị trường.

Nhận thức của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam về bảo hiểm còn hạn chế Đó là tình trạng chung về nhìn nhận của người dân về bảo hiểm nói chung cũng như bảo hiểm vật chất xe nói riêng Đối với việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới đòi hỏi các chi phí rất lớn cho công tác đào tạo cán bộ, trang thiết bị kỹ thuật giám định tổn thất, đánh giá rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất Đây cũng là một trong những khó khăn lớn cho việc phát triển nghiệp vụ này trên thị trường

Một điều dễ thấy nữa là nghiệp vụ này dễ phát sinh hiện tượng trục lợi bảo hiểm (TLBH) từ phía khách hàng Nói đến TLBH là người ta lại nghĩ đến bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói chung và vật chất ô tô nói riêng Đây là nghiệp vụ dễ xảy ra hiện tượng trục lợi Ở Việt Nam, tuy chưa có những thống kê cụ thể, nhưng tình trạng TLBH đã xuất hiện từ lâu và đang có xu hướng ngày càng gia tăng Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới, hình thức trục lợi phổ biến là việc kê khống tình trạng thiệt hại, cố ý tạo ra các tổn thất để lấy tiền đền bù, thông đồng với các cơ quan kiểm định để đưa ra các mức độ tổn thất không đúng Đặc biệt, đã xuất hiện những vụ TLBH với quy mô lớn, khi các đương sự câu kết với một số lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp này để chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỉ đồng Điều đáng nói nhất ở nước ta là chế tài xử lý các hành vi TLBH còn quá thiếu Bộ luậtHình sự chưa có điều luật nào quy định cụ thể về tội TLBH Kẻ TLBH chỉ bị xử với các tội danh liên quan như tham ô, hối lộ, chiếm đoạt tài sản Chính vì hành lang pháp lý chưa đầy đủ nên nhiều vụ TLBH chưa được điều tra và xét xử nghiêm khắc, do vậy không có tính răn đe Nếu không có ngay những giải pháp phòng chống hiệu quả, hiện tượng TLBH sẽ gây ra những thiệt hại to lớn, kìm hãm sự phát triển của nền công nghiệp bảo hiểm còn rất non trẻ ở nước ta Nhằm phòng chống TLBH một cách có hiệu quả, nên cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ + Thứ nhất, về phía các doanh nghiệp bảo hiểm, phải tăng cường kiểm tra giám sát nội bộ, quản lý chặt các đại lý, không ngừng trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau, duy trì chặt chẽ mối quan hệ với khách hàng, làm tốt công tác tuyên truyền cho cá nhân và tổ chức

+ Về phía các cơ quan chức năng, cũng cần phải thường xuyên giám sát tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, hoàn thiện các chế tài xử phạt nghiêm khắc từ cấp vĩ mô đến vi mô Phải làm sao để các hành vi TLBH bị lên án về mặt đạo đức, trừng trị nghiêm khắc về mặt luật pháp.

Thực trạng hạ tầng kỹ thuật giao thông của thủ đô còn lạc hậu, không tương xứng, chưa có sự quy hoạch hợp lý Mạng đường thành phố chỉ đáp ứng được chừng 55% nhu cầu đi lại, nhiều tuyến đường hẹp, mật độ giao cắt cao, hệ thống tín hiệu chưa thật hợp lý Do vậy, khả năng xảy ra tai nạn giao thông rất cao.

Phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới còn cao, trong khi đó thu nhập của người dân còn hạn chế (thu nhập bình quân tính theo đầu nguời ở Việt Nam hiện nay khoảng 40 triệu đồng/người/năm) Đối với xe ô tô thì phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe vào khoảng 8 triệu đến 20 triệu đồng/xe, tùy thuộc vào số tiền bảo hiểm Đối với xe mô tô phí bảo hiểm vật chất xe bình quân là 1000.000 đồng/xe. Đây là một khoản tiền khá lớn mà các chủ xe thường không muốn bỏ ra.

Hệ thống các văn bản luật và dưới luật về bảo hiểm nói riêng cũng các văn bản pháp luật khác chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, thiếu sót.

Phần lớn các xe đã qua sử dụng, tân trang nên việc xác định giá trị bảo hiểm của xe là rất khó khăn.

Các doanh nghiệp bảo hiểm như Bảo Ngân, Bảo Minh, PTI, Bảo Long, PJICO đã dùng nhiều biện pháp để cạnh tranh như giảm phí, tăng hoa hồng và sử dụng nhiều chính sách đãi ngộ nhằm lôi kéo nguồn lao động gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần bảo hiểm của Phòng.

Sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp giữa các phòng chức năng trong công ty còn nhiều hạn chế như chưa cập nhật và phổ biến kịp thời về ấn chỉ mới, việc quan tâm và đầu tư cho công tác tuyên truyền trang thiết bị phục vụ cho công việc còn nhiều bất cập gây khó khăn trong quá trình khai thác.

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô tại Công ty

3.2.1 Đối với công tác khai thác

Trước ý nghĩa và tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô hiện nay,Công ty nên có văn bản trình lên Bộ Tài chính việc quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm vật chất ô tô đối với các doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp bởi các đơn vị này hoạt động dưới sự bao cấp của Nhà nước. Không những thế số lượng xe ô tô của những đơn vị này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số xe lưu hành hiện nay, nếu không may những chiếc xe này gặp rủi ro thì Nhà nước sẽ phải chi một khoản tiền bất thường để bù đắp thiệt hại Do đó Nhà nước sẽ không thể chủ động trong việc quản lý chi ngân sách Việc Nhà nước đứng ra mua bảo hiểm vật chất xe ô tô cho những xe thuộc các đơn vị trên sẽ làm giảm đáng kể khoản chi ngoài dự tính của Nhà nước và như vậy Nhà nước sẽ có thể dễ dàng kiểm soát được các khoản chi này thông qua việc trích một khoản tiền trong kế hoạch để đóng phí bảo hiểm Khi đó nhà bảo hiểm sẽ đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các đơn vị trên góp phần bảô tôàn vốn sản xuất kinh doanh cho họ và giảm bớt chi Ngân sách Nhà nước

Tăng cường hơn nữa hình thức tuyên truyền, quảng cáo về loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới cho mọi người dân trong xã hội bởi vì trên thực tế chúng ta thấy việc quảng cáo mới chỉ được sử dụng phổ biến đối với các loại hình bảo hiểm nhân thọ mà chưa thấy thực hiện cho các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, nếu có cũng chỉ quảng cáo cho loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Quảng cáo được xem như là một công cụ hữu ích trong việc đưa thông tin về sản phẩm tới khách hàng Các hình thức quảng cao phổ biến: quảng cáo thông qua hệ thông phương tiện thông tin như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình; quảng cáo thông qua các phương tiện ngoài trời như hệ thống bảng biểu, áp phích, biển chuyển động ở những điểm nút giao thông như ngã ba, ngã tư đường hay trên các quốc lộ lớn, các khu trung tâm mua sắm lớn; quảng cáo qua mạng internet

Ngày đăng: 06/09/2023, 10:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam  giai đoạn 2008 - 2013 - Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm bic hà nội
Bảng 1.1 Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013 (Trang 8)
Bảng 1.3: Biểu phí dài hạn theo quy định của Bộ Tài chính - Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm bic hà nội
Bảng 1.3 Biểu phí dài hạn theo quy định của Bộ Tài chính (Trang 19)
Bảng 1.5: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô không tính khấu hao thay mới (chưa tính thuế VAT) - Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm bic hà nội
Bảng 1.5 Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô không tính khấu hao thay mới (chưa tính thuế VAT) (Trang 21)
Bảng 2.2 Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô của Công ty giai đoạn 2009-2013. - Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm bic hà nội
Bảng 2.2 Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô của Công ty giai đoạn 2009-2013 (Trang 47)
Bảng 2.3 Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô so với tổng doanh thu phí của phòng bảo hiểm - Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm bic hà nội
Bảng 2.3 Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô so với tổng doanh thu phí của phòng bảo hiểm (Trang 48)
Bảng 2.4 :Tình hình giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty - Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm bic hà nội
Bảng 2.4 Tình hình giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty (Trang 53)
Bảng 2.5: Chi phí cho nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty  giai đoạn 2009-2013 - Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm bic hà nội
Bảng 2.5 Chi phí cho nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty giai đoạn 2009-2013 (Trang 60)
Bảng 2.6 : Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty giai đoạn 2009 – 2013 - Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm bic hà nội
Bảng 2.6 Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty giai đoạn 2009 – 2013 (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w