1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông

158 3,1K 37
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 8,51 MB

Nội dung

Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Lê Trung Thu Hằng

SỬ DỤNG HỆ THỐNG DẠY HỌC TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Lê Trung Thu Hằng

SỬ DỤNG HỆ THỐNG DẠY HỌC TƯƠNG TÁC

ACTIVBOARD TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

Mã số : 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TR ỊNH VĂN BIỀU

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu tại Đại học Sư phạm TP HCM tôi đã hoàn thành luận văn này Bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến:

Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học và Khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm TP HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp

PGS TS Trịnh Văn Biều, người hướng dẫn đề tài đã dành nhiều thời gian đọc bản thảo, bổ sung và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành luận văn Thầy luôn là người động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn khi thực hiện đề tài

Tất cả các thầy cô trường Đại học Sư phạm TP HCM đã tận tình giảng dạy, mở rộng kiến thức chuyên môn cho chúng tôi trong quá trình học tập tại trường

Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên tổ Hóa Trường THPT Lương Thế Vinh Q1 TP HCM đã có nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm

Tất cả các học viên lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học khóa 18 đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ, động viên nhau trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Và cuối cùng là gia đình tôi, luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này

Lê Trung Thu Hằng

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

MỤC LỤC 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8

DANH MỤC CÁC BẢNG 9

DANH MỤC CÁC HÌNH 10

MỞ ĐẦU 11

1 Lí do chọn đề tài 11

2 Mục đích nghiên cứu 12

3 Nhiệm vụ của đề tài 12

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 12

5 Phạm vi nghiên cứu 12

6 Giả thuyết khoa học 12

7 Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 12

8 Điểm mới của luận văn 13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 14

1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu 14

1.1.1.Dạy học hợp tác và dạy học tương tác 14

1.1.1.1.D ạy học hợp tác [8] 14

1.1.1.2.D ạy học tương tác 14

1.1.2.Giới thiệu một số phần mềm thiết kế bài giảng điện tử [56] 16

1.1.3.Sự ra đời và phát triển của Hệ thống dạy học tương tác Activboard [17] 16

1.2.Phương pháp dạy học [5] 18

1.2.1.Đổi mới phương pháp dạy học 18

1.2.2.Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 19

1.2.3.Dạy học bằng hoạt động của người học 19

1.2.4.Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp 20

1.3.Phương tiện dạy học 21

Trang 5

1.3.1.Khái niệm và phân loại phương tiện dạy học [5] 21

1.3.2.Vai trò của phương tiện dạy học trong giảng dạy [28] 21

1.3.3.Hiệu quả sử dụng của các phương tiện dạy học [28] 23

1.3.4.Nguyên tắc sử dụng các phương tiện dạy học [28] 24

1.3.5.Lựa chọn phương tiện dạy học 25

1.4.Dạy học tương tác 25

1.4.1.Khái niệm dạy học tương tác 25

1.4.2.Các dạng bài học trong dạy học tương tác [53] 27

1.4.3.Các dạng tương tác trong dạy học 28

1.5.Hệ thống dạy học tương tác Activboard 29

1.5.1.Bảng tương tác thông minh Activboard 30

1.5.2.Bút dạy học tương tác Activpen 31

1.5.3.Phần mềm thiết kế bài giảng Activstudio 32

1.5.4.Hệ thống phản hồi trắc nghiệm Activote [56] 50

1.5.5.Lợi ích của hệ thống dạy học tương tác Activboard [56] 50

1.6.Thực trạng sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard ở Việt Nam [17] 51

Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ BÀI GIẢNG CHƯƠNG 5, 6 HÓA 10 CƠ BẢN BẰNG PHẦN MỀM ACTIVSTUDIO 60

2.1.Hồ sơ bài giảng 60

2.1.1.Khái niệm hồ sơ bài giảng 60

2.1.2.Giáo án 60

2.1.3.Bài trình chiếu 60

2.1.4.Tư liệu dạy học 60

2.2.Nguyên tắc lựa chọn bài học để thiết kế hồ sơ bài giảng bằng phần mềm Activstudio 61

2.3.Nguyên tắc thiết kế hồ sơ bài giảng bằng phần mềm Activstudio 61

2.3.1.Đảm bảo tính sư phạm 61

2.3.2.Đảm bảo tính hiệu quả 61

2.3.3.Đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng 62

2.3.4.Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu 62

2.3.5.Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức của bài giảng 62

2.3.6.Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật 63

2.3.6.1.V ề màu sắc của hình nền 63

Trang 6

2.3.6.2.V ề font chữ 63

2.3.6.3.V ề size chữ 63

2.3.6.4.V ề tính cân đối 63

2.3.6.5.V ề trình bày nội dung trên nền hình 63

2.3.6.6.Đảm bảo tính hiệu quả khi trình chiếu 63

2.4.Qui trình thiết kế hồ sơ bài giảng bằng phần mềm Activstudio 64

2.4.1.Xác định mục tiêu bài học 64

2.4.2.Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định trọng tâm bài 64

2.4.3.Thiết kế giáo án 64

2.4.3.1.Xác định mục tiêu bài học 64

2.4.3.2.Xác định nội dung và cấu trúc bài học 65

2.4.3.3.Tìm ki ếm tài liệu tham khảo 65

2.4.3.4.Xác định phương pháp dạy học 65

2.4.3.5.Thi ết kế các hoạt động trong giáo án 65

2.4.4.Thiết kế bài trình chiếu 65

2.4.5.Xây dựng thư viện tài nguyên (tư liệu dạy học) 66

2.4.6.Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện 66

2.5.Giáo án chương 5: Nhóm Halogen 66

2.5.1.Giáo án bài 21 “Khái quát về nhóm halogen” 66

2.5.2.Giáo án bài 22 “Clo” 71

2.5.3.Giáo án bài 23 “Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua” 76

2.5.4.Giáo án bài 24 “Sơ lược về hợp chất có oxi của clo” 80

2.5.5.Giáo án bài 25 “Flo – Brom – Iot” 84

2.5.6.Giáo án bài 26 “Luyện tập nhóm halogen” 90

2.6.Giáo án chương 6: Oxi – Lưu Huỳnh 94

2.6.1.Giáo án bài 29 “Oxi – Ozon” 94

2.6.2.Giáo án bài 30 “Lưu huỳnh” 99

2.6.3.Giáo án bài 32 “Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit” 105

2.6.4.Giáo án bài 33 “Axit sunfuric - Muối sunfat” 111

2.6.5.Giáo án bài 34 “Luyện tập oxi và lưu huỳnh” 117

2.7.Những lưu ý khi sử dụng hồ sơ bài giảng 120

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 123

Trang 7

3.1.Mục đích thực nghiệm 123

3.2.Đối tượng thực nghiệm 123

3.3.Tiến hành thực nghiệm 123

3.3.1.Chọn lớp thực nghiệm, đối chứng 123

3.3.2.Gặp giáo viên thực nghiệm 124

3.3.3.Tiến hành dạy học tương tác 124

3.3.4.Kiểm tra, thu thập kết quả 124

3.3.5.Xử lý số liệu 125

3.3.5.1.Cách trình bày s ố liệu thống kê 125

3.3.5.2.Phân tích s ố liệu thống kê 125

3.4.Kết quả thực nghiệm 127

3.4.1.Kết quả các bài kiểm tra 127

3.4.2.Kết quả điều tra GV 133

3.4.3.Kết quả điều tra HS 135

KẾT LUẬN 142

1 Kết luận 142

1.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 142

1.2 Xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế hồ sơ bài giảng bằng phần mềm Activstudio142 1.3 Thiết kế 11 hồ sơ bài giảng của chương 5, 6 Hóa học 10 bằng phần mềm Activstudio.143 1.4 Tiến hành thực nghiệm 143

2 Đề xuất 143

2.1 Đối với Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo 143

2.2 Đối với các trường Sư phạm, trường THPT 144

2.3 Đối với giáo viên 144

3 Hướng phát triển của đề tài 145

TÀI LIỆU THAM KHẢO 146

PHỤ LỤC 150

Trang 8

(Một tập hợp các tiêu chuẩn và các mô tả cho một chương trình learning dựa vào web)

tα, k : Giá trị t tra theo bảng với mức ý nghĩa α và bậc tự do k

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2008 Bảng 1.2 Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2009 Bảng 1.3 Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2010 Bảng 3.1 Các lớp thực nghiệm và đối chứng năm 2009

Bảng 3.2 Các lớp thực nghiệm và đối chứng năm 2010

Bảng 3.3 Thống kê điểm số kiểm tra năm 2009

Bảng 3.4 Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích năm 2009

Bảng 3.5 Phân loại kết quả học tập năm 2009

Bảng 3.6 Các thông số thống kê cơ bản năm 2009

Bảng 3.7 Thống kê điểm số kiểm tra năm 2010

Bảng 3.8 Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích năm 2010

Bảng 3.9 Phân loại kết quả học tập năm 2010

Bảng 3.10 Các thông số thống kê cơ bản năm 2010

Bảng 3.11 Ý kiến GV về Hệ thống dạy học tương tác Activboard

Bảng 3.12 Mức độ hứng thú của HS với tiết học Activboard

Bảng 3.13 Mức độ thường xuyên của các tiết học Activboard

Bảng 3.14 Mức độ HS thường xuyên thuyết trình trong tiết học Activboard

Bảng 3.15 Mức độ HS mong muốn được thuyết trình trong tiết học Activboard Bảng 3.16 Mức độ HS thường xuyên sử dụng internet tìm kiếm thông tin

cho tiết học Activboard

Bảng 3.17 Ý kiến HS về ưu điểm của Hệ thống dạy học tương tác Activboard Bảng 3.18 Ý kiến HS về hạn chế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Trụ sở chính của Tập đoàn Giáo dục Promethean

Hình 1.2 Các giải thưởng quốc tế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard Hình 1.3 Hiệu quả sử dụng của các phương tiện dạy học

Hình 1.4 Hệ thống lớp học tương tác số - Activ Classroom

Hình 1.5 Sử dụng bút dạy học tương tác Activpen

Hình 3.2 Đồ thị phân loại kết quả học tập năm 2009

Hình 3.4 Đồ thị phân loại kết quả học tập năm 2010

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, xu hướng ứng dụng

CNTT trong giáo dục và tạo môi trường học tập mang tính tương tác đang là mối quan tâm

hàng đầu của ngành giáo dục cũng như của các bậc phụ huynh và GV, HS

Từ trước đến nay, hình thức tác động từ GV đến HS đang được sử dụng phổ biến,

nhưng chỉ dừng lại ở tác động một chiều Trong xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy

hiện nay theo hướng "Lấy HS làm trung tâm" thì nguyên tắc "Tương tác đa chiều, đa đối

tượng" tỏ rõ tính ưu việt của nó "Tương tác đa chiều, đa đối tượng" là sự tác động qua lại

không chỉ một chiều từ GV đến HS, mà còn có sự tác động trở lại từ HS đến GV và giữa

nhiều HS với nhau trong quá trình giáo dục

Dạy học tương tác là xu hướng mới của giáo dục hiện nay Hình thức dạy học này

mang đến cho HS một môi trường lý tưởng để kiến tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua

các hoạt động được thiết kế bởi GV HS có điều kiện phát triển mạnh mẽ tính chủ động, tư

duy sáng tạo và kỹ năng sử dụng những công cụ hiện đại của khoa học công nghệ, đáp ứng

nhu cầu của thực tiễn

Hệ thống dạy học tương tác Activboard là một hệ thống dạy và học hoàn chỉnh, tích

hợp phần mềm và phần cứng Đây là hệ thống bảng điện tử thông minh tương tác trực

tuyến, tạo môi trường tương tác toàn diện, thu hút sự tập trung chú ý của HS với những bài

giảng thật sự sinh động, liên kết với thực tế cuộc sống Hệ thống này hiện đang được đánh

giá là:

- Một sự đột phá trong công nghệ giáo dục

- Hệ thống công cụ giảng dạy có nhiều ứng dụng sư phạm tiên tiến nhất hiện nay

- Bộ công cụ được GV đánh giá là hiệu quả nhất trong truyền đạt kiến thức và tiếp thu

của HS

Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng Hệ thống dạy học tương tác

Activboard trong dạy học Hóa học lớp 10 ở trường trung học phổ thông” với mong

muốn tạo ra sự phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập trong thời đại

mới

Trang 12

2 Mục đích nghiên cứu

Sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard để nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học lớp 10 ở trường THPT

3 Nhiệm vụ của đề tài

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Khảo sát thực trạng sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học ở trường THPT

- Sử dụng phần mềm Activstudio để thiết kế hệ thống hồ sơ bài giảng Hóa học vô cơ lớp 10 THPT (ban cơ bản)

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả khi và hiệu quả của việc sử dụng hồ sơ bài giảng đã thiết kế

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn Hóa học lớp 10 ở trường THPT

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Việc sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học Hóa học vô cơ lớp

10 trường THPT

5 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: phần Hóa học vô cơ lớp 10 ban cơ bản

Về địa bàn nghiên cứu: GV và HS trường THPT Lương Thế Vinh, Quận 1, TP HCM

Về thời gian: 2 năm học 2009 - 2010 và 2010 - 2011

6 Giả thuyết khoa học

Việc sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường THPT

7 Phương pháp và phương tiện nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan về lí luận dạy học, tâm lí học, giáo dục học và các tài liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề tài

Trang 13

- Nghiên cứu cách sử dụng phần mềm Activstudio, bảng Activboard và hệ thống phản hồi trắc nghiệm Activote

- Truy cập thông tin trên Internet và sử dụng các phần mềm tin học bổ trợ

- Phân tích, tổng hợp

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra cơ bản về tình hình sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học ở trường THPT

- Trao đổi kinh nghiệm với các GV đã giảng dạy bằng Hệ thống dạy học tương tác Activboard

- Thăm dò ý kiến của HS sau khi được học bằng Hệ thống dạy học tương tác Activboard

- Thực nghiệm sư phạm

7.3 Các phương pháp thống kê toán học

7.4 Phương tiện nghiên cứu

- Máy vi tính

- Máy chiếu Projector

- Bảng Activboard

- Thiết bị trả lời trắc nghiệm Activote

8 Điểm mới của luận văn

Thiết kế hồ sơ bài giảng Hóa học 10 để sử dụng trong Hệ thống dạy học tương tác Activboard ở trường THPT

Trang 14

C hương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

- Quan niệm Dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học: người ta coi Dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học phức hợp ứng với một nhóm người học (phương pháp dạy học theo nhóm) và một số người thường dùng cụm từ “Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm”

1.1.1.2.D ạy học tương tác

Dạy học tương tác là một quan điểm dạy học phù hợp với xu hướng đổi mới, phù hợp với quan niệm mới về dạy và học, đáp ứng được yêu cầu hiện nay của giáo dục Việt Nam là dạy học chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đặc biệt bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh [51]

Trong thời gian qua đã có một số luận văn và bài viết nghiên cứu về dạy học tương tác như:

phép đồng dạng trong mặt phẳng” hình học 11 nâng cao trường trung học phổ thông –

Đặng Nguyệt Minh – Luận văn thạc sĩ

Trang 15

- Môi trường theo sư phạm học tương tác – Bài viết trên http://blogtiengviet.net/Hanh

trên http://www.mamnon.com/DocsDetails.aspx?topicID=30640 ngày 04/06/2010

- Activinspire – phần mềm hỗ trợ dạy học tương tác – Bài viết trên

http://dtntbaolam.com/forum/showthread.php?t=63 ngày 01/07/2010

vao-cap-tieu-hoc-153363.aspx ngày 29/11/2010

tac-thong-minh-activeboard.html ngày 03/01/2011

http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/7796/cong-nghe-bang-day-hoc-tuong

Như vậy, dạy học hợp tác chú trọng sự làm việc hợp tác giữa HS với nhau còn dạy học tương tác chú trọng hơn về sự tác động trở lại của HS với GV và HS với HS Trong dạy học

Trang 16

tương tác HS có thể đặt câu hỏi cho GV, có ý kiến đối với bài giảng của GV và tác động vào bài giảng của GV thông qua Hệ thống dạy học tương tác

1.1.2.Gi ới thiệu một số phần mềm thiết kế bài giảng điện tử [56]

Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều phần mềm thiết kế bài giảng điện tử xuất hiện như:

điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng So với các phần mềm khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh và hình ảnh chuyển động rất phù hợp với HS phổ thông các cấp

tác multimedia, có lời thuyết minh, khảo sát, mô phỏng sinh động bằng Flash Phần mềm này tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế SCORM

- Lecture Maker & Teaching Mate: hệ thống thiết kế bài giảng điện tử và quản lý tài nguyên, tạo ngân hàng đề thi…Phần mềm này hiện đang được Cục CNTT triển khai, tập huấn cho các GV cốt cán của các địa phương

hãng Microsoft

- PowerPoint: chương trình này thiên về tính trình chiếu hơn là tương tác Các bài

giảng soạn trên PowerPoint đều không thể chuẩn hóa theo chuẩn SCORM

- Activstudio: phần mềm hỗ trợ dạy học tương tác của hãng Promethean

Trong số các phần mềm trên, Activstudio còn khá xa lạ đối với các GV Việt Nam Đây

là phần mềm hỗ trợ tốt việc tương tác giữa GV và HS trong quá trình dạy học, cũng như giúp GV dễ dàng thiết kế các ý tưởng sư phạm phục vụ tốt cho bài giảng

- Hệ thống dạy học tương tác Activboard được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1996 bởi

Tập đoàn Giáo dục Promethean ở Anh; nó được xem như sản phẩm nòng cốt trong việc xây

dựng lớp học tương tác thế kỷ 21

Trang 17

- Tập đoàn Giáo dục Promethean được thành lập vào thập niên 70 bởi ông Tony Cann,

có trụ sở chính tại Blackburn; là tập đoàn đa quốc gia với các văn phòng đại diện tại Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông

Hình 1.1 Trụ

sở chính

Tập đoàn Giáo dục Promethean

- Mục tiêu của tập đoàn là nâng cao chất lượng và môi trường giáo dục Tập đoàn là đơn vị tiên phong về lĩnh vực xây dựng lớp học tương tác, đưa truyền thông đa phương tiện phục vụ dạy học Tập đoàn luôn trân trọng những phản hồi từ GV và không ngừng cải tiến sản phẩm nhằm phục vụ công việc giảng dạy của GV

- Hệ thống dạy học tương tác Activboard có 2 phần mềm là Activprimary và Activstudio, đến nay phiên bản mới nhất là phần mềm ActivInspire

+ Activprimary là phần mềm được thiết kế một cách chi tiết để cải tiến kinh nghiệm dạy và học trong những năm đầu tiên và cho trẻ từ 4 - 10 tuổi Giao diện đơn giản

và dễ sử dụng cho phép truy cập vào những tính năng và tùy chọn của phần mềm, khuyến khích việc thu hút tâm trí trẻ vào bài học bằng cách kích thích sự hăng hái của trẻ

+ Activstudio là phần mềm giúp tạo ra lớp học tương tác, trong đó GV có thể thực hiện phương pháp giảng dạy mang tính tương tác và khả năng tiếp thu bài giảng của HS tốt hơn Activstudio được phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu của GV và HS

+ ActivInspire là phần mềm đa năng, thân thiện và thú vị dành cho GV Phần mềm

có giao diện đẹp, công cụ tích hợp, đủ chức năng tạo nên trải nghiệm lý thú như ngoài đời thật cho HS

- Hiện nay đã có trên 5 triệu bảng tương tác thông minh được GV sử dụng trong lớp học tại 80 quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam, các trường quốc tế, công lập và dân lập đang sử dụng phổ biến và ứng dụng hiệu quả

- Hệ thống dạy học tương tác Activboard đã đoạt nhiều giải thưởng của các tổ chức giáo dục uy tín quốc tế

Trang 18

Hình 1.2 Các gi ải thưởng quốc tế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard

- Đổi mới phương pháp là một quá trình liên tục phát huy, kế thừa những tinh hoa của giáo dục truyền thống và tiếp thu có chọn lọc những phương pháp hiện đại trên thế giới

- Cần khuyến khích sự phong phú đa dạng của các phương pháp cũng như là sự phong phú đa dạng của các ý tưởng

- Trọng tâm của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là hướng vào người học

- Cái đích cuối cùng của việc đổi mới phương pháp là nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học

- Học là hiểu, ghi nhớ, liên hệ, áp dụng Người HS giỏi là người HS có tư duy tốt chứ không phải người HS chỉ biết thuộc bài

cách tư duy, biết cách sử dụng những kiến thức vào các tình huống mới, vào đời sống thực

tế

- GV chỉ dạy tốt khi có sự đồng cảm với HS

- Những điều kiện để HS học tập có hiệu quả: sức khỏe, vốn kiến thức, khả năng ghi nhớ, khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp học tập, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập và có GV giỏi

Trang 19

1.2.2.M ột số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học

1 Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học Chuyển trọng tâm hoạt động từ GV sang HS Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi khám phá

2 Cá thể hóa việc dạy học

3 Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học

4 Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống Chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức

5 Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức

6 Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời

7 Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của HS, theo cấp học, bậc học)

Nội dung cơ bản của xu hướng đổi mới phương pháp này là tạo mọi điều kiện cho HS hoạt động càng nhiều càng tốt Theo lối dạy học cũ, hoạt động của thầy chiếm phần lớn thời gian trên lớp Trò chủ yếu ngồi nghe một cách thụ động, rất ít khi tham gia vào hoạt động chung của lớp Trò ít được phát biểu, càng rất ít khi được thắc mắc, hỏi thầy những điều không hiểu hay chưa được rõ Dạy như thế kết quả học tập bị hạn chế rất nhiều Người ta đã tìm cách làm giảm thời gian hoạt động của thầy và tăng thời gian hoạt động của trò trong một tiết học Với cách tiếp cận đó, thực chất của dạy học bằng hoạt động của người học là chuyển từ lối dạy cũ (thầy nặng về truyền đạt, trò tiếp thu một cách thụ động) sang lối dạy mới, trong đó vai trò chủ yếu của thầy là tổ chức, hướng dẫn hoạt động, trò chủ động tìm kiếm, phát hiện ra kiến thức

Ý nghĩa, tác dụng của dạy học bằng hoạt động của người học

- Dạy học bằng hoạt động của người học là một nội dung của dạy học hướng vào người học HS chỉ có thể phát triển tốt các năng lực tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, thích ứng với cuộc sống… nếu như họ có cơ hội hoạt động

- Dạy học bằng hoạt động của người học là một trong những con đường dẫn đến thành công của người GV

- Dạy học bằng hoạt động của người học làm tăng hiệu quả dạy học

Trang 20

- Dạy học bằng hoạt động của người học có ý nghĩa đặt biệt quan trọng khi rèn luyện các kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm vì kỹ năng chỉ có thể được hình thành qua hoạt động

Những biện pháp để tăng cường hoạt động của người học

- Thầy gợi mở, nêu vấn đề cho trò suy nghĩ

- Sử dụng câu hỏi dưới nhiều dạng khác nhau từ thấp đến cao

- Thầy yêu cầu trò nêu câu hỏi về các vấn đề mà bản thân thấy không hiểu hay chưa rõ

- Ra bài tập hay yêu cầu HS hoàn thành một nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc với sách giáo khoa

- Tổ chức cho HS làm một vài thí nghiệm nhỏ

- Thảo luận nhóm

- Thuyết trình theo chủ đề

- Tổ chức cho HS nhận xét, góp ý, tham gia vào quá trình đánh giá lẫn nhau

- Câu lạc bộ hóa học

Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp có nghĩa là sử dụng một cách hợp lý nhiều phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ, một buổi lên lớp hay trong một khóa học, để đạt hiệu quả dạy học cao

Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp

- Thay đổi cách thức hoạt động tư duy của HS, thay đổi sự tác động vào các giác quan, giúp các em lâu mệt mỏi

- Tạo điệu kiện thích ứng cao nhất giữa phương pháp dạy của thầy với phương pháp học của trò, tạo sự tương tác tốt nhất giữa thầy với cả lớp

- Mỗi lần thay đổi phương pháp là một lần GV đã tạo ra “cái mới”, như thế sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán

- Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú và có cơ hội hoạt động tích cực hơn

- Góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả dạy học

Một số căn cứ để lựa chọn phương pháp dạy học

Trang 21

Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể Mỗi phương pháp dạy học chỉ phát huy tác dụng cao nhất khi nó được sử dụng phù hợp với thực tế dạy học Sau đây là một số căn cứ để lựa chọn phương pháp dạy học:

- Mục đích dạy học chung và mục tiêu môn học

- Đặc trưng của môn học

- Nội dung dạy học

- Đặc điểm lứa tuổi và trình độ HS

- Điều kiện cơ sở vật chất (phòng ốc và trang thiết bị)

- Thời gian cho phép và thời điểm dạy học

- Trình độ và năng lực của GV

- Thế mạnh và hạn chế của mỗi phương pháp

1.3 Phương tiện dạy học

- Khái niệm: Phương tiện dạy học là những đối tượng vật chất (sách vở, đồ dùng, máy móc, thiết bị…) dùng để dạy học

- Phân loại: Các phương tiện dạy học bao gồm:

+ Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, tạp chí chuyên đề…)

+ Các đồ dùng dạy học: bảng, tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, mô hình, mẫu vật

+ Các phương tiện kĩ thuật dạy học gồm có các máy dạy học và các thiết bị nghe nhìn

+ Các thí nghiệm dạy học

1.3.2.Vai trò c ủa phương tiện dạy học trong giảng dạy [28]

- Phương tiện có thể đóng nhiều vai trò trong quá trình dạy học Các phương tiện dạy học thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà GV và

HS không thể tiếp cận trực tiếp được Chúng giúp cho thầy giáo phát huy tất cả các giác quan của HS trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó giúp cho HS nhận biết được quan

hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất

Trang 22

- Thực tiễn cho thấy phương tiện dạy học có những đặc trưng chủ yếu sau:

+ Có thể cung cấp cho HS các kiến thức một cách chắc chắn và chính xác, như vậy nguồn tin họ nhận được trở nên đáng tin cậy và được nhớ lâu bền hơn

+ Giúp việc giảng dạy trở nên cụ thể hơn, tăng khả năng tiếp thu những sự vật, hiện tượng và các quá trình phức tạp mà bình thường HS khó nắm vững được

+ Rút ngắn thời gian giảng dạy mà tăng việc lĩnh hội kiến thức của HS

+ Giải phóng người thầy giáo khỏi một khối lượng lớn các công việc tay chân, do

đó làm tăng khả năng nâng cao chất lượng dạy học

+ Dễ dàng gây được cảm tình và sự chú ý của HS

+ GV có thể kiểm tra một cách khách quan khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo của HS

Trang 23

1.3.3.Hi ệu quả sử dụng của các phương tiện dạy học [28]

Tranh Hình vẽ bảng

Mô hình tĩnh

Tranh có tầm sâu Đèn chiếu ảo đăng Slide đen trắng

Đèn chiếu qua đầu

Slide màu Phim vòng

Phim hoạt động đen trắng câm Phim hoạt động màu, có tiếng

Phim vòng màu Tivi

Thực hành Thực hành cá nhân

Đồ án tham quan

Phấn màu

PHƯƠNG TIỆN CHIẾU

PHƯƠNG TIỆN TRỰC TIẾP

PHƯƠNG TIỆN KHÔNG CHIẾU Lời

Trang 24

1.3.4.Nguyên t ắc sử dụng các phương tiện dạy học [28]

Khi sử dụng phương tiện dạy học phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:

Đúng mục đích

Trong quá trình dạy học, trước hết GV phải đề ra mục đích dạy học nhất định Từ mục đích đó, lụa chọn phương tiện dạy học phù hợp vì mỗi phương tiện có một chức năng riêng Đúng lúc

- Trình bày phương tiện lúc cần thiết của bài học, lúc HS mong muốn được quan sát nhất, gợi nhớ trong trạng thái tâm lí phù hợp nhất

- Hiệu quả sử dụng phương tiện được nâng lên rất nhiều nếu nó xuất hiện đúng lúc nội dung và phương pháp giảng dạy cần nó nhất

- Trong quá trình sử dụng, hệ thống phương tiện dạy học phải được đưa ra giới thiệu

và để HS quan sát, phân tích và nhận xét đúng lúc Tránh hiện tượng đưa ra hàng loạt phượng tiện không phù hợp với nội dung và trình tự bài giảng, dẫn đến hiện tượng phân tán

sự chú ý của HS

Đúng chỗ

- Một yêu cầu hết sức quan trọng trong việc sử dụng phương tiện trên lớp học là phải tìm vị trí lắp đặt sao cho toàn lớp học có thể quan sát được

- Vị trí trình bày phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu chung cũng như riêng của nó

về độ chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kỹ thuật khác

Đủ cường độ

- Từng loại phương tiện có mật độ sử dụng tại lớp khác nhau Nếu kéo dài việc trình diễn phương tiện hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều trong một buổi giảng, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút Theo số liệu của các nhà nghiên cứu tâm lý học, nếu như một dạng hoạt động trong lớp diễn ra liên tục trong 15 phút thì khả năng làm việc của HS sẽ giảm đi rất nhanh

- Sự quá tải khi sử dụng thường xuyên các phương tiện nghe nhìn sẽ dẫn đến sự quá tải thông tin đối với HS, ngoài ra còn ảnh hưởng đến thị giác của các em Vì vậy khi chuẩn bị giáo án có sử dụng các phương tiện nghe nhìn, người ta hạn chế ở mức độ không sử dụng quá 3- 4 lần trong một tuần

Trang 25

Như vậy, việc sử dụng phương tiện dạy học có tác dụng lớn đến hiệu quả và chất lượng của một tiết học Để có thể phát huy tốt tác dụng của các phương tiện dạy học và tránh gây phản cảm cho HS ta phải chú ý các điều sau đây:

thức của các phương tiện

hợp với nội dung của tiết học hay không

+ Sử dụng phương tiện dạy học đúng nguyên tắc đã nêu trên

Để lựa chọn một phương tiện dạy học phù hợp nhất với nội dung và mục đích dạy học,

ta phải xem xét các yếu tố sau:

- Phương pháp dạy học

- Nhiệm vụ học tập

- Đặc tính của người học

- Sự cản trở của thực tế

- Thái độ và kỹ năng của người GV

- Không gian, ánh sáng, cơ sở vật chất của lớp học

1.4 Dạy học tương tác

1.4.1.Khái ni ệm dạy học tương tác

Theo từ điển Tiếng Việt [52]: “Tương tác là sự tác động qua lại lẫn nhau”

Theo PGS.TS Phan Trọng Ngọ thì “Dạy học tương tác là dạy học trong đó diễn ra quá trình trao đổi, hợp tác giữa người dạy và người học Trong quá trình này, người dạy và người học sử dụng các công cụ kí hiệu để giao tiếp với nhau Sau đó, những công cụ này được chuyển vào bên trong người học” [32]

Trong phương pháp dạy học tương tác theo lí thuyết của L.X.Vưgotxky, GV quan tâm nhiều hơn đến sự tham gia, tương tác, giúp đỡ hành động của HS Đây là điều khác nhau khá rõ giữa phương pháp tương tác với phương pháp điều khiển hành vi hay giải quyết tình huống, trong đó có sự quan tâm nhiều đến việc tạo ra môi trường học tập cho HS Trong dạy học tương tác, GV thường đưa ra các thông tin, các chỉ dẫn, lời gợi nhắc, sự khuyến khích

Trang 26

phù hợp với trình độ phát triển của HS Các chỉ dẫn này được coi là các khung, các mẫu, các chiến lược làm điểm tựa cho HS Sau đó, tăng dần mức độ tự hành động của họ

- Mọi sự trợ giúp của GV phải tác động vào vùng phát triển gần trong lộ trình phát triển của HS Đây là đặc trưng cơ bản của tương tác, giúp phương pháp này có tính xác định rất cao và khác hoàn toàn với các phương pháp khác

- L.V.Vưgotxki cho rằng: trong mỗi thời điểm phát triển của HS có những cấu trúc tâm

lí mà nhờ nó, HS có thể tự mình giải quyết được các vấn đề của cuộc sống Những cấu trúc như vậy được coi là thành tựu đã chín muồi tại thời điểm đó Tuy nhiên khi gặp những vấn

đề phức tạp hơn, mà với những cấu trúc đã có, HS không thể tự giải quyết được, nhưng nó

sẽ thành công nếu được sự trợ giúp của GV hay được trao đổi với bạn bè giỏi hơn Những cấu trúc được hình thành nhờ sự trợ giúp hay tương tác là cấu trúc phát triển và vùng mà các tác động của bạn bè hay của GV hướng vào, được L.V.Vưgotxki gọi là vùng phát triển gần nhất Hai mức độ phát triển thể hiện hai mức độ chín muồi của mỗi chức năng tâm lí ở các thời điểm khác nhau Đồng thời chúng luôn vận động: vùng phát triển gần nhất hôm nay thì ngày mai sẽ trở thành trình độ hiện tại và xuất hiện vùng phát triển gần nhất mới Dạy học phải đi trước quá trình phát triển, tác động vào vùng phát triển gần nhất để hình thành cấu trúc phát triển Chỉ có như vậy, dạy học mới thực sự kéo theo sự phát triển, định hướng và thúc đẩy nó Dĩ nhiên, trong thực tiễn phải lưu ý dạy học không đi trước quá xa sự phát triển, càng không đi sâu vào nó Như vậy sự trợ giúp của GV, sự tương tác giữa GV và HS

và giữa HS với nhau, hướng vào vùng phát triển gần trong quá trình phát triển của các em là bản chất của dạy học tương tác

Trang 27

1.4.2.Các d ạng bài học trong dạy học tương tác [53]

Bài học theo phương pháp diễn giảng nêu vấn đề Trong diễn giảng nêu vấn đề, tương tác giữa GV và HS diễn ra như sau:

- Tạo tình huống có vấn đề: nêu mâu

thuẫn, kích thích động viên, giao nhiệm

vụ nhận thức

- Thông báo hệ thống kiến thức: thuyết

trình, đặt câu hỏi, giảng giải, làm thí

nghiệm, giới thiệu các dụng cụ trực quan,

- Nghe và ghi chép, suy nghĩ, hệ thống hóa kiến thức, trả lời câu hỏi, theo dõi thí nghiệm, quan sát các dụng cụ trực quan, đặt câu hỏi nếu chưa hiểu bài

- Làm bài tập

- Làm bài tập, trả lời câu hỏi

- Làm bài kiểm tra

Trang 28

Bài học theo phương pháp tổ chức tìm tòi từng phần

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Bước 1: Chuyển giao tình huống

- Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

- Điều kiện và phương tiện nghiên cứu

Bước 1: Tiếp nhận sự chuyển giao tình huống

nhân của học sinh

- Tiếp nhận các nguồn thông tin

- Thu thập thông tin

- Xử lí thông tin

- Chuẩn bị câu hỏi

- Chuẩn bị thảo luận, phát biểu ở tổ, ở lớp

quả nghiên cứu

Bước 3: Trình bày kết quả tìm tòi, nghiên cứu

- Thể chế hóa cục bộ: thảo luận nhóm

- Thể chế hóa chính thức: thảo luận ở lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên

1.4.3.Các d ạng tương tác trong dạy học

Phân loại theo hình thức tương tác [40]

Thường gặp 2 loại tương tác: tương tác trực tiếp và tương tác gián tiếp Tương tác trực tiếp là quá trình “hỏi – đáp” giữa người hỏi và người được hỏi Điều này thường xảy ra giữa người với người, và ngày nay lại còn có thể xảy ra giữa người và máy tính cùng phần mềm có tính năng tương tác Tương tác gián tiếp xảy ra khi người được hỏi không phải là những trường hợp được nêu; thí dụ: người hỏi đi tra cứu sách, nhận được lời đáp của sách,

có thể thấy chưa thỏa mãn, nên tra cứu tiếp tục, có thể cả ở những nguồn khác… cho đến khi “tạm hài lòng” hoặc “được thỏa mãn”

Trang 29

Phân loại theo đối tượng tương tác

Tương tác GV – HS [53]: là tương tác thường gặp nhất và được nêu lên như một quy

luật cơ bản của quá trình dạy học Trong các tài liệu sư phạm người ta đang tìm cách hoàn thiện mối quan hệ này theo hướng: giải phóng HS, hợp tác, lấy HS làm trung tâm, GV thiết

kế - HS thi công, tăng cường tính tích cực, chủ động của HS Giáo dục học hiện đại đang cố gắng làm sao để hoạt động của HS giữ vai trò chủ yếu trong giờ học

Tương tác HS – GV: Trong phương pháp dạy học truyền thống, chiều tác động chủ

yếu theo hướng một chiều từ GV đến HS GV thuyết trình bài giảng của mình, đặt câu hỏi

và HS trả lời GV đóng vai trò rất “to lớn và vĩ đại”, là cả một kho kiến thức, biết hết mọi thứ Vai trò của HS là đến trường, nghe giảng và hoàn thành bài tập do GV giao về nhà Tuy nhiên ngày nay với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, cùng với sự phát triển mạnh

mẽ của công nghệ thông tin thì HS ngày càng đóng vai trò chủ yếu trong giờ học HS có thể trình bày bài thuyết trình của mình, GV chỉ đóng vai trò nhận xét và kết luận HS cũng có thể tự tìm kiếm kiến thức trên sách báo, internet, và trao đổi với GV GV nếu không ngừng nâng cao kiến thức nhiều khi không trả lời được các câu hỏi của HS Như vậy đã có

sự tương tác trở lại từ phía HS đến GV

Tương tác HS – HS: Trước đây HS đến lớp học là phải ngồi im lặng nghe thầy cô

giảng bài, không được trao đổi trong giờ học Mỗi HS hoạt động độc lập với nhau để tự chiếm lĩnh tri thức HS ngày nay năng động hơn nhiều, các em có thể hoạt động hợp tác theo nhóm để giải quyết những nhiệm vụ mà GV phân công về nhà Trong nhóm lại phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Và ngay trên giờ học, HS cũng cùng nhau làm việc theo nhóm Cách học này giúp cho HS tự tương tác với nhau, giúp đỡ nhau học tập, đồng thời phát huy khả năng làm việc tập thể của HS sau này

sử dụng các loại bảng dạy học có tính năng tương tác trực tuyến để làm phong phú môi trường giảng dạy trong các trường học

GV và HS các cấp đều có thể dùng hệ thống này để xây dựng, tiếp cận các bài giảng điện tử, giáo án hay các thư viện số hóa trên mạng; trình bày những cuộc thảo luận nhóm, trắc nghiệm trực tiếp nhờ những phần mềm đi kèm

Trang 30

So với môi trường dạy học chỉ bằng sách vở truyền thống và hệ thống các phòng học

bộ môn có nối mạng máy tính, Activboard có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, tiết kiệm nhiều chi phí và hiện đang là sản phẩm được nhiều nền giáo dục quốc gia trên thế giới ứng dụng

Bảng tương tác thông minh Activboard thay thế cho bảng đen phấn trắng, là bảng điện

tử kết hợp với máy chiếu đa năng có tác dụng như màn hình hiển thị và cho phép tương tác trực tiếp trên bề mặt bảng bằng bút đặt biệt

Đặc điểm của bảng Activboard [56]:

- Được làm bằng màn rắn chắc nên có thể dựa vào hoặc chống tay lên bảng trong lúc viết mà vẫn đảm bảo độ an toàn

- Dễ dàng thích ứng và chịu được sự thay đổi nhiệt độ hay có va chạm mạnh

- Có lưới điều khiển điện từ nằm phía sau màn hình nên không hề bị hư hại gì khi có bất kỳ tổn hại nào gây ra trên bề mặt bảng

- Có giá điều chỉnh được độ cao của bảng theo ý muốn

- Giảm thiểu độ chói và độ bóng, mang lại độ phân giải tối ưu trên màn hình

Hiệu chỉnh bảng Activboard [18]: Khi bảng hoặc máy chiếu bị di chuyển thì việc

hiệu chỉnh này sẽ canh cho đầu Activpen khớp với con trỏ trên màn hình Có ba cách để hiệu chỉnh bảng Activboard

Cách 1:

Trang 31

- Rê bút Activpen lên đèn hiệu chỉnh nằm ở bên góc trái trên cùng của bảng

Activboard trong vài giây

- Làm theo những hướng dẫn trên màn hình

Cách 2:

thị

- Chọn Calibrate

- Làm theo những hướng dẫn trên màn hình

- Kiểm tra xem đầu bút đã khớp với con trỏ trên màn hình hay chưa, nếu chưa hãy thử cách 3

Nó có thể làm mọi thứ mà một con chuột máy tính có thể làm

- Sử dụng Activpen [18]:

Trang 32

+ Di chuyển con trỏ: Đặt ngòi bút nhẹ nhàng lên bảng, đừng đẩy ngòi bút thụt vào,

di chuyển Activpen vòng quanh, con trỏ sẽ di chuyển theo bút

+ Tính năng chuột trái: Gõ nhẹ đầu bút một cách chắc chắn nhưng nhanh vào

bảng Activboard

nhấn vào nút tròn duy nhất bên thân cây bút

bảng và sau đó di chuyển bút Đối tượng đã nhấp sẽ di chuyển cùng với bút

nhấp đúp chuột

Activstudio giúp GV tạo ra một bài học thu hút, có động lực thúc đẩy các HS thông qua việc tạo ra lớp học cộng tác, trong đó GV có cơ hội thực hiện phương pháp giảng dạy mang tính tương tác và khả năng tiếp thu bài giảng của HS tốt hơn

Hướng dẫn cài đặt phần mềm Activstudio

Có thể cài đặt từ đĩa CD hoặc từ file “ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM ACTIVSTUDIO” chép kèm theo luận văn

a Cài đặt từ file

- Bước 1: Vào Activdriver x 32 → click vào file cài đặt setup.exe → làm theo các bước hướng dẫn cho đến khi Finish

Trang 35

hiện trên màn hình desktop

- Double click vào biểu tượng Activstudio để khởi động phần mềm

b Cài đặt từ CD: tương tự các phần mềm khác

Hướng dẫn sử dụng các thanh công cụ của Activstudio [17]

Trang 36

Activstudio cung cấp các bộ công cụ, mỗi bộ công cụ có chức năng khác nhau, cho

khác

muốn

phần mềm khác

1 Thanh tiêu đề trên thanh công cụ chính

Nhắp vào và kéo để thay đổi vị trí của hộp công cụ chính

2 Bảng chọn chính

Truy cập vào các chức năng chính của Activstudio – tùy chỉnh hộp công cụ và các cài đặt

3 Nút cuộn lên / thả xuống

Dấu thanh công cụ chính để trả lại không gian của màn hình

4 Nút cuộn lại và thả ra

Hiển thị hoặc dấu thanh biểu tượng

5 Nút ẩn / hiện trang trình bày (Flipchart)

Hiển thị hoặc ẩn trang trình bày, thay đổi luân phiên Activstudio và các ứng dụng trên Window

Tạo trang trình bày mới nếu chưa có trang nào được mở

Trang 37

Chọn màu cho trang trình bày và cho các đối tượng trên trang trình bày

9 Công cụ chọn đối tượng

Chọn đối tượng bằng cách nhắp vào, hoặc nhắp và kéo để chọn nhiều đối tượng, với mục đích chỉnh sửa, di chuyển hoặc tác động lên chúng

Chèn tiêu đề, nhãn, ghi chú vào trang trình bày

14 Công cụ xóa đối tượng trên trang trình bày

15 Công cụ hoàn tác (trở lại hoạt động trước)

Trang 38

Quay lại phần biên tập trước đó hoặc lệnh thực hiện trước đó trên trang trình bày

16 Công cụ thực hiện lại

Hoạt động ngược với công cụ hoàn tác

17 Công cụ trình bày bài giảng dạng khám phá

Che kín trang trình bày và hiển thị trang từ một trong bốn hướng: bên dưới, bên trên, bên trái, bên phải

18 Công cụ trình bày dạng đèn chiếu điểm

Che toàn bộ trang trình bày nhưng đặc biệt phần có đèn chiếu sẽ giúp giáo viên làm nổi bật những nội dung cần thiết

19 Chụp ảnh

Cho phép chụp ảnh trực tiếp trên trang trình bày

20 Công cụ phóng to, thu nhỏ trang trình bày

Phóng to hay thu nhỏ trang trình bày

21 Công cụ tính năng / chức năng

Truy cập vào chọn các công cụ đặc biệt

22 Công cụ nhận dạng chữ viết, số, hình hình học

Nhận dạng và chuyển hình vẽ tay sang các dạng hình học, chữ viết tay sang kiểu chữ dạng đánh văn bản

23 Công cụ tô màu nền

Chọn màu và tô màu vùng được chọn

24 Thiết bị trả lời của học sinh – Activote

Trang 39

Vào hộp thoại phần thiết bị trả lời của học sinh để bắt đầu sử dụng thiết bị trả lời

Kích hoạt thanh công cụ chức năng bằng cách nhắp vào biểu tượng

trên thanh công cụ chính Thanh công cụ chức năng bao gồm nhiều công

cụ rất hữu ích, có thể chèn vào 20 công cụ

Thanh tiêu đề

Nhắp và kéo để thay đổi vị trí thanh công cụ chuyên dùng Đóng thanh

công cụ này bằng cách nhắp vào dấu X

Công cụ tạo phân số toán học

Tạo ra các phân số dùng trong hoạt động toán học

Trang 40

Máy ghi âm

Ghi lại các hoạt động được thực hiện trên trang trình bày và có thể sử dụng chúng vào các hiệu ứng âm thanh

Đồng hồ

Hiển thị đồng hồ trên màn hình

chức và chuyển các trang trình bày

Có thể mở thanh công cụ tổ chức bản giấy lật bằng cách nhắp vào nút

thanh công cụ chuyên dùng trên thanh công cụ chính

Thanh công cụ chuyên dùng gồm nhiều công cụ hữu ích khác, nó cũng có

thể được chế tạo tùy theo lựa chọn ưa thích và có thể lên đến 20 công cụ

Sang trang kế tiếp

Chuyển sang trang trình bày kế tiếp xuyên suốt trong các trang trình bày Và thực hiện thêm một trang mới nếu trang trình bày hiện tại là trang cuối cùng trong bài giảng

Ngày đăng: 30/01/2013, 11:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Ngọc An, Lê Hoàng Dũng (2006), Rèn luyện kĩ năng giải toán hóa học 10 , NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng giải toán hóa học 10
Tác giả: Ngô Ngọc An, Lê Hoàng Dũng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
2. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, ĐHSP TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Năm: 2000
3. Trịnh Văn Biều (CB) (2001), Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học , ĐHSP TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học
Tác giả: Trịnh Văn Biều (CB)
Năm: 2001
4. Trịnh Văn Biều (2002), Lí luận dạy học hóa học, ĐHSP TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học hóa học
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Năm: 2002
5. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, ĐHSP TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp dạy học hiệu quả
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Năm: 2003
6. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Năm: 2005
8. Trịnh Văn Biều (2011), Dạy học hợp tác – Một xu hướng mới của giáo dục thế kỉ XXI, Tạp chí khoa học số 25 (trang 88 – 93), ĐHSP TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hợp tác – Một xu hướng mới của giáo dục thế kỉ XXI
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Năm: 2011
9. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Vụ Giáo viên – Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo
Năm: 1995
10. Đinh Quang Báo (1998), Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược trong phát triển giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược trong phát triển giáo dục Việt Nam
Tác giả: Đinh Quang Báo
Nhà XB: NXB Giáo dục – Hà Nội
Năm: 1998
11. Dự án Việt – Bỉ, Tập huấn dạy và học tích cực và sử dụng thiết bị dạy học, Hà Nội tháng 5/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập huấn dạy và học tích cực và sử dụng thiết bị dạy học
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa 10 THPT môn hóa học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa 10 THPT môn hóa học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hóa học 10 , NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hóa học 10 nâng cao , NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học 10 nâng cao
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên Hóa học 10, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Hóa học 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên Hóa học 10 nâng cao , NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Hóa học 10 nâng cao
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
19. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục , NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1982
21. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học – Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học – Một số vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Cương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
22. Nguyễn Cương (CB) (2008), Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học – Phương pháp dạy học hóa học tập 3, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học – Phương pháp dạy học hóa học tập 3
Tác giả: Nguyễn Cương (CB)
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2008
23. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học hóa học, tập 1 , NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học hóa học, tập 1
Tác giả: Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2006
24. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2000), Phương pháp dạy học hóa học, tập 2 , NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học hóa học, tập 2
Tác giả: Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1.  Trụ  sở  chính  - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Hình 1.1. Trụ sở chính (Trang 17)
Hình  1.1.  Trụ  sở  chính - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
nh 1.1. Trụ sở chính (Trang 17)
Hình 1.2. Các giải thưởng quốc tế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Hình 1.2. Các giải thưởng quốc tế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard (Trang 18)
Hình 1.2. Các gi ải thưởng quốc tế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Hình 1.2. Các gi ải thưởng quốc tế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard (Trang 18)
Hình 1.3.  Hiệu quả sử dụng của các phương tiện dạy học - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Hình 1.3. Hiệu quả sử dụng của các phương tiện dạy học (Trang 23)
Phân loại theo hình thức tương tác [40] - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
h ân loại theo hình thức tương tác [40] (Trang 28)
Hình 1.4.  Hệ thống lớp học tương tác số - Activ Classroom - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Hình 1.4. Hệ thống lớp học tương tác số - Activ Classroom (Trang 30)
Hình 1.5.  Sử dụng bút dạy học tương tác Activpen - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Hình 1.5. Sử dụng bút dạy học tương tác Activpen (Trang 32)
hiện trên màn hình desktop. - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
hi ện trên màn hình desktop (Trang 35)
Nút bảng chọn - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
t bảng chọn (Trang 45)
Bảng các dạng thu nhỏ của hình ảnh - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng c ác dạng thu nhỏ của hình ảnh (Trang 46)
Bảng 1.1. Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2008 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 1.1. Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2008 (Trang 51)
Bảng 1.2. Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2009 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 1.2. Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2009 (Trang 52)
Bảng 1.2. Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2009 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 1.2. Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2009 (Trang 52)
Bảng 1.3. Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2010 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 1.3. Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2010 (Trang 54)
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử.  - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
o ạt động 3: Tìm hiểu cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử. (Trang 69)
gọi HS lên bảng viết ptpư. - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
g ọi HS lên bảng viết ptpư (Trang 71)
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét về tính chất và phương pháp điều chế khí clo - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
uan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét về tính chất và phương pháp điều chế khí clo (Trang 72)
- GV cho HS xem một số hình ảnh về dạng tồn tại của clo trong tự nhiên trong  flipchart 8 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
cho HS xem một số hình ảnh về dạng tồn tại của clo trong tự nhiên trong flipchart 8 (Trang 74)
- GV mở bảng kết quả trắc nghiệm và nhận xét về kết quả làm bài. Từ đó đánh  giá khả năng tiếp thu bài của HS - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
m ở bảng kết quả trắc nghiệm và nhận xét về kết quả làm bài. Từ đó đánh giá khả năng tiếp thu bài của HS (Trang 75)
- Mô phỏng: sự hình thành phân tử HCl và dây chuyền sản xuất HCl bằng flash; khí HCl tan trong nước bằng powerpoint - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
ph ỏng: sự hình thành phân tử HCl và dây chuyền sản xuất HCl bằng flash; khí HCl tan trong nước bằng powerpoint (Trang 77)
GV: - Hình ảnh chai đựng nước Gia – ven và clorua vôi. - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
nh ảnh chai đựng nước Gia – ven và clorua vôi (Trang 81)
- Flipchart 15, 16: Cho HS quan sát hình ảnh, kết hợp SGK và cho biết ứng dụng,  sản xuất iot trong công nghiệp - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
lipchart 15, 16: Cho HS quan sát hình ảnh, kết hợp SGK và cho biết ứng dụng, sản xuất iot trong công nghiệp (Trang 89)
Hình electron của oxi dự đoán tính chất - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Hình electron của oxi dự đoán tính chất (Trang 96)
Hình ảnh về ứng dụng của ozon. - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
nh ảnh về ứng dụng của ozon (Trang 98)
GV: - Hình ảnh về dạng thù hình, ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý, ứng dụng và - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
nh ảnh về dạng thù hình, ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý, ứng dụng và (Trang 100)
Hình  electron  nguyên  tử  của  lưu - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
nh electron nguyên tử của lưu (Trang 100)
Hình  ảnh  và  yêu  cầu  HS  nhận  xét  về - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
nh ảnh và yêu cầu HS nhận xét về (Trang 101)
- Flipchart 7: GV chiếu bảng tổng hợp về  ảnh  hưởng  của  nhiệt  độ  đến  tính  chất vật lý của lưu huỳnh - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
lipchart 7: GV chiếu bảng tổng hợp về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý của lưu huỳnh (Trang 102)
Sơ đồ điều chế SO 2  trong PTN. - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
i ều chế SO 2 trong PTN (Trang 106)
- Flipchart 7: Cho HS một số hình ảnh về sự có mặt của H2S.  - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
lipchart 7: Cho HS một số hình ảnh về sự có mặt của H2S. (Trang 108)
Hình ảnh về ứng dụng của SO 2 . - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
nh ảnh về ứng dụng của SO 2 (Trang 109)
- GV mở bảng kết quả trắc nghiệm và nhận  xét  về  kết  quả  làm  bài.  Từ  đó  đánh giá khả năng tiếp thu bài của HS - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
m ở bảng kết quả trắc nghiệm và nhận xét về kết quả làm bài. Từ đó đánh giá khả năng tiếp thu bài của HS (Trang 110)
GV: - Hình ảnh: cách pha loãng H2 SO 4 đặc an toàn, các ứng dụng của H2 SO 4. - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
nh ảnh: cách pha loãng H2 SO 4 đặc an toàn, các ứng dụng của H2 SO 4 (Trang 111)
Nhóm cử đại diện viết ptpư lên bảng. - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
h óm cử đại diện viết ptpư lên bảng (Trang 119)
- Cần bao quát HS, tránh để các em bị chi phối bởi các hình ảnh và hiệu ứng mà không tập trung vào bài giảng - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
n bao quát HS, tránh để các em bị chi phối bởi các hình ảnh và hiệu ứng mà không tập trung vào bài giảng (Trang 120)
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng năm 2009 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng năm 2009 (Trang 123)
Bảng 3.2. Các lớp thực nghiệm và đối chứng năm 2010 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.2. Các lớp thực nghiệm và đối chứng năm 2010 (Trang 124)
Bảng 3.3. Thống kê điểm số kiểm tra năm 2009 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.3. Thống kê điểm số kiểm tra năm 2009 (Trang 127)
Bảng 3.3. Thống kê điểm số kiểm tra năm 2009 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.3. Thống kê điểm số kiểm tra năm 2009 (Trang 127)
Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích năm 2009 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích năm 2009 (Trang 128)
Hình 3.1.  Đồ thị đường lũy tích của lớp TN và lớp ĐC năm 2009 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN và lớp ĐC năm 2009 (Trang 128)
Bảng 3.5. Phân loại kết quả học tập năm 2009 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.5. Phân loại kết quả học tập năm 2009 (Trang 129)
Bảng 3.5. Phân loại kết quả học tập năm 2009 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.5. Phân loại kết quả học tập năm 2009 (Trang 129)
Hình 3.2.  Đồ thị phân loại kết quả học tập năm 2009 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Hình 3.2. Đồ thị phân loại kết quả học tập năm 2009 (Trang 129)
Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích năm 2010 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích năm 2010 (Trang 130)
Bảng 3.7. Thống kê điểm số kiểm tra năm 2010 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.7. Thống kê điểm số kiểm tra năm 2010 (Trang 130)
Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích năm 2010 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích năm 2010 (Trang 130)
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN và lớp ĐC năm 2010 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN và lớp ĐC năm 2010 (Trang 131)
Bảng 3.9. Phân loại kết quả học tập năm 2010 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.9. Phân loại kết quả học tập năm 2010 (Trang 131)
Hình 3.3.  Đồ thị đường lũy tích của lớp TN và lớp ĐC năm 2010 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN và lớp ĐC năm 2010 (Trang 131)
Bảng 3.9. Phân loại kết quả học tập năm 2010 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.9. Phân loại kết quả học tập năm 2010 (Trang 131)
Hình 3.4. Đồ thị phân loại kết quả học tập năm 2010 Bảng 3.10. Các thông số thống kê cơ bản năm 2010  - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Hình 3.4. Đồ thị phân loại kết quả học tập năm 2010 Bảng 3.10. Các thông số thống kê cơ bản năm 2010 (Trang 132)
Hình 3.4.  Đồ thị phân loại kết quả học tập năm 2010 - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Hình 3.4. Đồ thị phân loại kết quả học tập năm 2010 (Trang 132)
Bảng 3.11. Ý kiến GV về Hệ thống dạy học tương tác Activboard - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.11. Ý kiến GV về Hệ thống dạy học tương tác Activboard (Trang 133)
Bảng 3.16. Mức độ HS thường xuyên sử dụng internet tìm kiếm thông tin - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.16. Mức độ HS thường xuyên sử dụng internet tìm kiếm thông tin (Trang 136)
Trong bảng trên: - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
rong bảng trên: (Trang 137)
Bảng 3.18. Ý kiến HS về hạn chế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard. - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 3.18. Ý kiến HS về hạn chế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard (Trang 138)
Bảng trong tiết dạy - Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng trong tiết dạy (Trang 151)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w