Kinh nghiệm trong việc “vận dụng bài tập nhận thửc vào dạy học lịch sử lớp 10” ở trường Trung học phổ thông. KINH NGHIỆM TRONG VIỆC “VẬN DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I- ĐẶT VẤN ĐỀ Bài tập nhận thức trong dạy học các môn nói chung, môn lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp dạy học có vai trò quan trọng góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn học đề ra của Bộ GD-ĐT. Do đó cải tiến phương pháp dạy học lịch sử theo hướng “Tích cực hoá hoạt động nhận thức” của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT không thể không áp dụng bài tập nhận thức vào quá trình dạy học bộ môn lịch sử. Có nhiều dạng bài tập nhận thức giáo viên có thể sử dụng một cách linh hoạt phù hợp với nội dung , thời lượng của tiết học, để giáo viên có thể đưa vào đầu, giữa hoặc cuối nội dung bài học. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ đề cập đến việc xây dựng và làm bài tập nhận thức trong việc sử dung giáo án PowerPoint. Hiện nay tình trạng giảng dạy theo kiểu “thầy đọc, trò chép” vẫn còn. Làm cho giờ dạy học nhàm chán, một chiều không phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh thụ động dẫn đến chán học. Qua một thời gian sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học bộ môn lịch sử nói chung và xây dựng bài tập nhận thức cho học sinh nói riêng tôi thấy rằng các em có sự hứng thú cao trong học tập và chất lượng bộ môn được nâng lên rõ rệt. Nhưng về phía bản thân giáo viên cần phải có một số sự chuẩn bị chu đáo về bài tập nhận thức. Trong một tiết giáo án PowerPoint ngoài việc chuẩn bị về nội dung, phương pháp, hình ảnh…thì bài tập nhận thức là một khâu quan trọng để kiểm tra kiến thức học sinh, không những thế còn khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy nhiều giáo viên chỉ chú ý đến nội dung, phương pháp mà không chú ý đến việc học sinh nắm kiến thức như thế nào. Bằng cách nào để học sinh nắm được kiến thức, đấy mới là điều quan trọng. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn như vậy qua một thời gian áp dụng bài tập nhận thức trong quá trình giảng dạy trên giáo án PowerPoint tôi thấy có hiệu quả về nhiều mặt. Do đó tôi quyết định chọn: KINH NGHIỆM TRONG VIỆC”VẬN DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 ” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1 Kinh nghiệm trong việc “vận dụng bài tập nhận thửc vào dạy học lịch sử lớp 10” ở trường Trung học phổ thông. II. PHẦN NỘI DUNG 1.Biện pháp sử dụng bài tập nhận thức lịch sử trong việc giảng dạy giáo án điện tử. - Để có bài tập nhận thức sau mỗi bài dạy, ngoài việc lấy câu hỏi trong sách giáo khoa làm tập nhận thức, giáo viên cần phải xác định kiến thức trọng tâm của bài, sau đó sẽ ra câu hỏi và đáp án của bài tập nhận thức. Như vậy việc ra bài tập nhận thức đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về kiến thức, thời gian, sưu tầm tư liệu tranh ảnh…Đối với tiết dạy bằng giáo án PowerPoint, giáo viên phải có sự hiểu biết cơ bản về các bước soạn giáo án PowerPiont. - Bài tập nhận thức có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm riêng nhưng lại có quan hệ với nhau tạo thành hệ thống. Vì vậy việc phân loại bài tập nhận thức phù hợp với đặc trưng, nội dung và hình thức tổ chức dạy học là yêu cầu quan trọng nhất của mỗi giáo viên. 2. Minh hoạ việc sử dụng bài tập nhận thức ở một số bài dạy lịch sử 10. * Sau đây tôi xin viện dẫn một ví dụ khi giảng dạy bài 5 : “Trung Quốc phong kiến” ở Lịch sử 10-Nâng cao * Giáo viên kẻ sẵn bảng thống kê về thời gian hình thành và kết thúc chế độ phong kiến Trung Quốc, gọi học sinh trả lời các triều đại phong kiến tương ứng với thời gian mà giáo viên đã cho sẵn. Sau đó giáo viên sẽ trình chiếu trên màn hình để học sinh có cái nhìn khái quát về các triều đại phong kiến Trung Quốc. * Khi giảng về x hội phong kiến Trung Quốc, giáo viên cho học sinh xem sơ đồ sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc và gọi học sinh giải thích sơ đồ. Sau đó giáo viên giải thích bằng việc trình 2 Kinh nghiệm trong việc “vận dụng bài tập nhận thửc vào dạy học lịch sử lớp 10” ở trường Trung học phổ thông. chiếu trên màn hình để học sinh hiểu rõ hơn về quan hệ sản xuất phong kiến đó là sự bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh. : * Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần – Hán được thể hiện như thế nào ? Học sinh suy nghĩ trả lời, học sinh khác bổ sung. Sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung và cho học sinh xem một đoạn phim nói về quá trình đấu tranh thống nhất đất nước dưới thời Tần-Hán. Đồng thời trình chiếu sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần-Hán và giải thích các mối quan hệ đó. 3 Kinh nghiệm trong việc “vận dụng bài tập nhận thửc vào dạy học lịch sử lớp 10” ở trường Trung học phổ thông. * Sang đến phần Văn hoá Trung Quốc thời Tần-Hán giáo viên đặt một câu hỏi nhận thức: *CH: Quan sát hình “đội quân bằng đất nung trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng” em có nhận xét gì ? Học sinh suy nghĩ trả lời, học sinh khác bổ sung, giáo viên cho học sinh quan sát trên màn hình và giải thích rõ hơn. 4 Kinh nghiệm trong việc “vận dụng bài tập nhận thửc vào dạy học lịch sử lớp 10” ở trường Trung học phổ thông. * Sau khi dạy xong bài “Trung Quốc phong kiến thời Tần-Hán” Giáo viên củng cố bài. Bằng cách ra bài tập nhận thức và gọi học sinh trả lời trực tiếp , sau đó học sinh quan sát đáp án trên màn hình. * Khi dạy xong bài 14 “Xã hội phong kiến Tây âu” lịch sử 10 - nâng cao bằng giáo án PoweiPoint giáo viên đưa ra và hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập nhận thức sau: Bằng những kiến thức đã học em hãy lập bảng thống kê về các lĩnh vực đã cho sau đây. 1. Đất đai trong lãnh địa 2. Kinh tế lãnh địa 3. Chính trị lãnh địa 4. Vai trò của nông nô 5. Kĩ thuật sản xuất Giáo viên cho học sinh suy nghĩ, trao đổi sau đó trả lơi, giáo viên nhận xét bổ sung và chốt lại vấn đề bằng cách trình chiếu trên màn hình. 5 Kinh nghiệm trong việc “vận dụng bài tập nhận thửc vào dạy học lịch sử lớp 10” ở trường Trung học phổ thông. Các vấn đề Nội dung 1. Đất đai trong lãnh địa Gồm một khu đất rộng lớn (trong đó có đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng núi, ao hồ, bãi hoang. 2. Kinh tế lãnh địa Kinh tế khép kín, tự túc, tự cấp. 3.Chính trị trong lãnh địa Là một đơn vị chính trị biệt lập, tương tự như một quốc gia riêng có quân đội có luật lệ, toà án chế độ. thuế khoá và đơn vị đo lường. 4.Vai trò của nông nô Nông nô là lực lượng sản xuất chính. 5.Kĩ thuật sản xuất Kĩ thuật sản xuất còn lạc hậu. Khi dạy xong bài 17 “Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu” lịch sử 10 - nâng cao. Giáo viên ra bài tập nhận thức sau: “Vẽ sơ đồ về sự xuất hiện quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu”. Học sinh tự vẽ vào giấy nháp, sau đó giáo viên kiểm tra và cuối cùng nhận xét bổ sung và trình chiếu trên PoweiPont. III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả 6 Thương nhân Thợ cả Phường hội Những người làm thuê Nhà buôn lớn Chủ ngân hàng Chủ các công trường Trang trại Công trường thủ công Giai cấp tư sản Giai cấp vô sản Kinh nghiệm trong việc “vận dụng bài tập nhận thửc vào dạy học lịch sử lớp 10” ở trường Trung học phổ thông. - Tôi đã sử dụng bài tập nhận thức trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, tôi nhận thấy rằng học sinh học tích cực hơn trong giờ học, sự hứng thú của học sinh đồng nghĩa với việc học sinh nắm được kiến thức nhanh hơn, dễ dàng hơn và ghi nhớ lâu hơn. - Trong các giờ học lịch sử học sinh không còn cảm thấy nhàm chán và kiến thức cũng được làm mềm hoá bằng các bài tập nhận thức sinh động. - Cùng với việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau một cách nhuần nhuyễn sẽ đem lại cho người học sự thoải mái là nhân tố nâng cao chất lượng bộ môn. * Cụ thể tôi đã từng thử kiểm tra lại bằng cách khi giảng dạy :Bài 5 “Trung Quốc thời Tần – Hán” ở hai lớp có trình độ gần như nhau là hai lớp 10A7 và 10A8 của năm học(2007-2008): Câu hỏi :Biểu hiện chủ yếu của sự hình thành quan hệ phong kiến ở Trung Quốc ? *Lớp 10A7 (Tổng số HS:44), kết quả kiểm tra như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu TS TL TS TL TS TL TS TL 15 34.1 20 45.5 6 13.6 3 6.8 * Lớp 10A8 (tổng số HS:45), kết quả kiểm tra như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu TS TL TS TL TS TL TS TL 8 17.8 20 44.5 11 24.4 6 13.3 * Năm học 2008-2009 tôi cũng tiến hành kiểm tra hai lớp 10A10 và 10A11 sau khi dạy xong Bài 5: “Trung Quốc thời Tần – Hán”.Hình thức kiểm tra, giáo viên sẽ phát giấy kiểm tra và các em sẽ làm trong 5 phút. Câu hỏi :Biểu hiện chủ yếu của sự hình thành quan hệ phong kiến ở Trung Quốc ? * Lớp 10A10 Tổng số 48 học sinh. Kết quả kiểm tra như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu TS TL TS TL TS TL TS TL 18 37.5 17 35.4 10 20,8 3 6.3 * Lớp 10A11 Tổng số 48 học sinh. Kết quả kiểm tra như sau: Giỏi Khá Trung bình TS TL TS TL TS TL 20 41.7 18 37.5 10 20.8 7 Kinh nghiệm trong việc “vận dụng bài tập nhận thửc vào dạy học lịch sử lớp 10” ở trường Trung học phổ thông. - Như vậy, khi áp dụng bài tập nhận thức mới thì chất lượng giáo dục tăng lên rõ rệt. Học sinh tích cực làm việc và chủ động trong tiếp nhận kiến thức không còn thụ động như trước. 2. Bài học kinh nghiệm. - Giáo viên cần kết hợp nhiều dạng bài tập khác nhau, nhưng cần chú trọng cho dạng bài tập nhận thức. Bài tập nhận thức có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm riêng nhưng lại có quan hệ với nhau tạo thành hệ thống. Vì vậy việc phân loại bài tập nhận thức thích hợp với đặc trưng, nội dung và hình thức tổ chức dạy học là yêu cầu quan trọng nhất. - Giáo viên cần quán triệt nguyên tắc “Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác giáo dục nói chung, môn lịch sử nói riêng nằm phát huy tính tích cực, chủ động, thông minh, sáng tạo của học sinh trong học tập” là một yêu cầu để khắc phục nhận thức không đúng về việc dạy và học bộ môn lịch sử trong trường THPT. - Có biện pháp và hình thức hướng dẫn học sinh làm bài tập nhận thức lịch sử phù hợp cho từng bài, từng đối tượng học sinh là yếu tố cơ bản quyết định thành công. Trên đây là một số vấn đề về việc áp dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử mà bản thân tôi đã áp dụng trong thời gian vừa qua và tôi nhận thấy có hiệu quả rõ rệt. Tôi thiết nghĩ việc áp dụng bài tập nhận thức này không chỉ cho chương trình giáo dục lịch sử 10 nâng cao mà có thể áp dụng cho các lớp học khác cũng có thể đem lại hiệu quả giảng dạy tốt hơn và đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa có thể khắc phục được tình trạng thiếu hiểu biết về lịch sử của một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay. Điều này không phải dễ dàng làm được khi chỉ là sự tự phát của một số giáo viên mà cần có sự giám sát, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trong quá trình dạy và học. Do đó tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả giáo viên nhất là giáo viên dạy bộ môn lịch sử và ý kiến của hội đồng khoa học giúp tôi hoàn thiện hơn phương pháp vân dụng bài tập nhận thức trong giảng dạy bộ môn lịch sử. Tôi xin chân thành cảm ơn. K’ Bang, ngày 15 tháng 03 năm 2009 Người viết Đào Thị Hồng Thắm 8 Kinh nghiệm trong việc “vận dụng bài tập nhận thửc vào dạy học lịch sử lớp 10” ở trường Trung học phổ thông. IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Lịch sử thế giới cổ trung đại” XB GD 2. “Phương pháp dạy học lịch sử” NXB Đại học sư phạm. 3. “Những nền văn minh thế giới” NXB Văn hoá thông tin. 4. “Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử” NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh 9 Kinh nghiệm trong việc “vận dụng bài tập nhận thửc vào dạy học lịch sử lớp 10” ở trường Trung học phổ thông. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. PHẦN NỘI DUNG III. PHẦN KẾT LUẬN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 . Kinh nghiệm trong việc “vận dụng bài tập nhận thửc vào dạy học lịch sử lớp 10” ở trường Trung học phổ thông. KINH NGHIỆM TRONG VIỆC “VẬN DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10” Ở. KINH NGHIỆM TRONG VIỆC”VẬN DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 ” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1 Kinh nghiệm trong việc “vận dụng bài tập nhận thửc vào dạy học lịch sử lớp 10” ở. “vận dụng bài tập nhận thửc vào dạy học lịch sử lớp 10” ở trường Trung học phổ thông. * Sau khi dạy xong bài Trung Quốc phong kiến thời Tần-Hán” Giáo viên củng cố bài. Bằng cách ra bài tập nhận