+ Giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm tốt công tác phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để phát hiện và ngăn chặn học sinh bỏ học.. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thự
Trang 1
A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I- Lý do chọn đề tài:
- Trường học là nơi xuyên suốt diễn ra hoạt động dạy và học của thầy và
trò Hai nhân tố thầy - trò không thể thiếu trong mối ràng buộc để hình thành một trường học Thiếu thầy hay thiếu trò thì không có hoạt động dạy học diễn ra Trong quá trình xuyên suốt diễn ra hai hoạt động này, không chỉ đơn thuần là làm cho người học có tri thức khoa học thuần tuý, mà trong nó còn có một mục tiêu rất quan trọng là: “ hình thành - phát triển - bồi dưỡng” những phẩm chất đạo đức đúng chuẩn mực, cấu thành nhân cách phù hợp với đạo đức dân tộc, với đạo đức con người Xã Hội Chủ Nghĩa Bởi thế mọi người làm công tác giáo dục ở nhà trường đều phải có trách nhiệm cho mục tiêu lớn lao đó Và nhân tố then chốt, chủ đạo nhằm đạt được mục tiêu đó không ai khác là thầy - cô chủ nhiệm lớp
- Theo mục tiêu chung của ngành Giáo Dục Và Đào Tạo là “Nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thì ngoài việc dạy học ở trường học, nhà trường còn phải có nhiệm vụ nâng cao dân trí trong địa bàn mà trường
cư ngụ Đó là một hoạch định dài hạn mà từ lâu chúng ta đã thực hiện công tác phổ cập giáo dục Bởi thế, nếu nhân cách học sinh không được rèn luyện, bồi dưỡng thì chắc chắn chiến lược “Nâng cao dân trí” ở địa phương sẽ không thực hiện được Mặt khác, thì số lượng học sinh thiếu nhân cách chuẩn mực này theo thời gian sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội Vô tình nhà trường đang làm một việc phản giáo dục
- Ở trường THCS số 2 Ia phí 100% học sinh là người dân tộc thiểu số và
đối tượng học sinh thuộc địa bàn xã khó khăn ,kinh tế lạc hậu ,trình độ dân trí của địa phương còn thấp ,tính cục bộ địa phương còn phổ biến cao cho nên nhiều năm liền phải đối đầu với tỉ lệ giảm sút về số lượng, về hạnh kiểm, về học lực làm cho chất lượng giáo dục của nhà trường bị hạn chế Trong các nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu trên có một phần do công tác chủ nhiệm lớp diễn ra còn lỏng lẻo
Trang 2Từ những lý do trên tôi xin được nghiên cứu đề tài “ Một số kinh nghiệm
trong công tác chủ nhiệm lớp 8 học sinh vùng dân tộc thiểu số ” tại Trường
THCS số 2 Ia phí, năm học 2012 – 2013, nhằm phân tích rõ hơn những ưu điểm
và hạn chế trong công tác chủ nhiệm lớp
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm tốt công tác phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để phát hiện và ngăn chặn học sinh bỏ học
Điều này khẳng đỉnh số lượng học sinh bỏ học, chất lượng giáo dục có ảnh hưởng từ công tác chủ nhiệm lớp
II- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
1 Mục tiêu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh ở trường THCS
2 Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu lý luận về các giáo viên chủ nhiệm lớp đã thể hiện vai trò của mình như thế nào trong công tác chủ nhiệm lớp ở vùng học sinh dân tộc thiểu số và đã đạt kết quả như thế nào?
- Tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế
III - Phạm vi nghiên cứu.
1 Đối tượng
- Nghiên cứu quá trình chủ nhiệm lớp ở trường THCS số 2 Iaphí
2 Thời gian nghiên cứu.
- Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ vận dụng ở lớp 8 trường THCS số 2 Iaphí năm học 2012-2013
- Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường THCS vùng học sinh dân tộc thiểu số
Trang 3B: NỘI DUNG
I- Cơ sở nghiên cứu:
Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người giáo viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng kinh qua công tác này Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế,… rộng rãi thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề không
hề cũ Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những con người lao động “vừa hồng, vừa chuyên”, sống hoàn thiện, có ích trong tương lai
II-Cơ sở lí luận.
- Công tác chủ nhiệm lớp là một quá trình tâm lý phản ánh kinh nghiệm giáo
dục học sinh Giáo viên THCS là người thầy tổng thể, vừa chịu trách nhiệm trực tiếp giảng dạy môn học văn hoá, vừa đảm đương quản lý và giáo dục học sinh lớp mình phụ trách
- Là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh
quản lý tập thể học sinh, tổ chức điều hành và kiểm tra mọi hoạt động các quan
hệ, ứng xử , kĩ năng sống của học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm hình thành nhân cách cho học
sinh, là cầu nối liền giữa nhà trường và đời sống xã hội Bởi vậy mà người giáo viên rất cần đến nghệ thuật sư phạm dẫn dắt học sinh đi vào thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức con người Giúp các em nhận thức và giải thích hiện tượng thế giới xung quanh, giúp các em biết sống và làm việc trong tập thể lớp
Trang 4Có thể nói rằng công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành phát triển, nhân cách cũng như rèn luyện kĩ năng ứng xử có văn hoá của học sinh
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội
Về bản thân, tôi rất mong muốn mình là người được đồng nghiệp tin yêu, được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THCS số 2 Iaphí nói riêng của huyện Chư Pãh nói chung
III- Cơ sở thực tiễn
1 Học sinh.
Năm học 2012 - 2013 tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công chủ
nhiệm lớp 8 Đây là lớp 7 của năm học 2011 – 2012 có nhiều em lười học, ham chơi, thường hay trốn học ảnh hưởng đến kết quả thi đua của lớp thấp
Trình độ học sinh trong lớp chủ yếu ở mức trung bình (TS: 10)
- Giỏi: 0
- Khá: 1
- Trung Bình: 9
Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn phải phụ giúp gia đình và hầu hết các
em đều là lao động chính trong gia đình ít dành thời gian cho việc học hơn nữa lứa tuổi của các em đều cao hơn so với độ tuổi học lớp 8
Một số phụ huynh học sinh phải bươn chải cuộc sống, ít có điều kiện để quan tâm chăm sóc con cái (Như đi làm rẫy xa nhà hết vụ mới trở về nhà còn các em ở nhà đều phải tự lập cho bản thân)
Theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi thì các em ở lứa tuổi mới lớn nên khả năng tiếp thu nhanh , nhạy bén nhưng cũng rất khó bảo thường hay làm theo ý thích của mình nên giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong khâu
Trang 5định hướng tổ chức ,chỉ đạo,hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động của nhà trường đề ra
Trong thực tế, giáo viên phụ trách ở các lớp có sự khác nhau về trình độ học sinh không đồng đều Các em sống và học tập ở nhiều hoàn cảnh khác nhau
2.Gia đình:
Do hoàn cảnh kinh tế, một số gia đình còn tập trung nhiều với công việc nhà, chưa chú trọng việc giáo dục con em
3.Xã hội:
Nhận thức xã hội chưa cao (chưa chú trọng hợp tác trong giáo dục, ít quan tâm cho giáo dục …) , văn hoá xã hội còn thấp (các tệ nạn nói tục - chửi thề ,đánh bài, lấy vợ ,lấy chồng sớm , …), trong khi đó, sự hiểu biết của các em còn hạn chế mà phải tiếp xúc với xã hội và gia đình có nhiều phức tạp, đặc biệt
là văn hoá xã hội ở tại địa phương nên mặt tiêu cực dường như lấn áp mặt tích cực làm ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách, đạo đức, văn hoá của học sinh
4.Giáo viên:
Phần lớn giáo viên tập trung dạy văn hoá chưa thật quan tâm đến đạo đức học sinh Do nhà ở cách trường quá xa hầu như giáo viên dạy hết tiết đều phải về ngay
để chăm lo cho gia đình ít có thời gian dành cho công tác chủ nhiệm ngoài giờ
Năng lực làm công tác chủ nhiệm ở các giáo viên chưa đồng bộ, gây nên tính “khập khễnh” trong công tác chủ nhiệm ở các lớp
Tóm lại việc học tập và phát triển nhân cách của các em là do nhiều yếu
tố nhưng một phần quan trọng là công tác chủ nhiệm của giáo viên chưa tốt, thiếu sự nghiêm khắc của giáo viên và gia đình
IV-Thực trạng hoạt động chủ nhiệm Trường THCS số 2 Iaphí
1.Đặc điểm tình hình.
Là một trường thuộc xã có địa bàn rộng tương đối phức tạp, đời sống kinh
tế của nhân dân còn thấp, chủ yếu dựa vào trồng cây mì mà một năm chỉ mới có một vụ Hai năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước là xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học tương đối khang trang
2.Con người.
Trang 6Ban giám hiệu vững vàng về chuyên môn, đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động
Một số học sinh ý thức học tương đối tốt, được gia đình quan tâm Đây là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào dạy học và giáo dục của nhà trường ngày một đi lên
3.Thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp.
- Một số giáo viên nhận thức chưa đúng hoặc sai lệch về công tác chủ nhiệm lớp (Con người ta chứ con mình đâu mà lo; hơi sức đâu mà lo hết hàng chục học sinh … )
-Đạo đức chủ nhiệm lớp chưa cao Thể hiện qua trách nhiệm của một số công việc trong công tác chủ nhiệm
- Năng lực chủ nhiệm còn hạn chế, giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm
vụ theo kinh nghiệm hay sao chép được những gì đã làm trước đây mà chưa cụ thể hoá được công việc dựa trên tính pháp lý hay tính khoa học
- Công tác chỉ đạo của lãnh đạo, công tác phối hợp của các bộ phận với giáo viên chủ nhiệm cũng như giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh chưa chặc chẽ
V-Một số kinh nghiệm
1.Công tác tư tưởng, nhận thức về việc chủ nhiệm lớp.
Giáo viên cần nhận thức đúng đắn theo nhận thức chung của ngành về công tác chủ nhiệm lớp Không vị kỷ mà giao phó trách nhiệm giáo dục học sinh cho xã hội hay gia đình học sinh Làm giáo dục không chỉ dạy “chữ” mà còn dạy “người”
Về vấn đề này lãnh đạo nhà trường phải có trách nhiệm đã thông suy nghĩ, thông suốt nhận thức cho giáo viên Lãnh đạo cần tạo sự công bằng - hợp lý về quyền lợi giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên không chủ nhiệm hoặc với các nhân viên khác, tránh sự chán nản buông trôi, cố tình nhận thức không đúng trong công tác chủ nhiệm Ngược lại trong các hoạt động, có sự cổ vũ đúng cách của lãnh đạo mới có thể tác động tích cực cho giáo viên và làm cho giáo viên biết phải tự ý thức sửa mình Đồng thời mỗi giáo viên có chủ nhiệm càng phải nâng
Trang 7cao hơn tinh thần trách nhiệm, biết cố gắng hơn nữa, hoạt động tích cực hơn ữa để hoàn thành thêm phần nhiệm vụ được đảm nhiệm
2.Công tác chỉ đạo về công tác chủ nhiệm lớp.
Trong quá trình lập kế hoạch - tổ chức thực hiện (cụ thể qua từng việc làm ) của giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo hoặc tổ trưởng tổ chủ nhiệm hoặc người được uỷ quyền phải kiểm tra để giúp đỡ, để động viên, để tìm ra những giải pháp tốt hơn , để tạo điều kiện tốt hơn cho giáo viên chủ nhiệm Người kiểm tra phải công tâm, biết ghi nhận những việc làm được và những vấn đề còn hạn chế chứ không phải tạo áp lực hay vạch lá tìm sâu của người kiểm tra lên giáo viên chủ nhiệm, nhằm phát huy tốt nhất ý thức cố gắng của giáo viên chủ nhiệm
Tạo sự thống nhất trong công tác chủ nhiệm giữa các lớp Nội quy thực hiện phải đồng bộ để tránh đi “vết dầu loang” từ những phần tử hay tập thể không có tính kỷ luật đến các học sinh lớp khác
Khi được đóng góp giúp đỡ của lãnh đạo, giáo viên chủ nhiệm cần gạt bỏ tính tự ti, phát huy tính cầu tiến, biết tích cực tiếp thu và suy xét vấn đề một cách khách quan hơn, tránh bảo thủ, cố chấp hay tự ái
3 Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức, đoàn thể , gia đình, xã hội.
Chúng ta đã biết về cơ chế quản lý trường học là cơ chế thủ trưởng Hiệu trưởng chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động Các bộ phận trong nhà trường đều mang tính phối hợp, không ai chỉ đạo cho ai Vì vậy mỗi kế hoạch hoạt động của mỗi bộ phận đều phải được sự cho phép của lãnh đạo, rồi từ bộ phận đó phải biết chủ động phối hợp với các bộ phận khác mới có thể đạt hiệu quả Điều này khẳng định các tổ chức trong nhà trường phải biết phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và ngược lại giáo viên chủ nhiệm phải biết phối hợp với các bộ phận để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao Nếu các bộ phận hoạt động theo “quyền riêng” của mình (quyền tự tung tự tác ) thì chắc chắn kết quả chủ nhiệm rất tệ
Ví dụ 1: Để chào mừmh ngày 26/03 , Đoàn thanh niên lập kế hoạch cụ thể
và được lãnh đạo cho phép thì Đoàn thanh niên phải chủ động phối hợp để giáo
Trang 8viên chủ nhiệm nắm bắt và cùng phối hợp thực hiện Từ đó giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch cho lớp mình chủ nhiệm để học sinh cùng thực hiện Đây là sự phối hợp chặt chẽ, phù hợp tính pháp lý và khoa học
Ví dụ 2: Để tham dự hội thi vẽ tranh do Hội đồng đội tổ chức, Tổng phụ trách đội đến lớp thông báo cho học sinh về nội dung vẽ tranh nhưng giáo viên chủ nhiệm không hay biết (không được phối hợp), thì lúc này “ Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” Như vậy, đây là một việc làm phản giáo dục Rất khó cho công tác chủ nhiệm lớp
Về vấn đề này tôi xin nhường quyền phân tích cho các bộ phận trong nhà trường Riêng tôi xin được chú ý hai điều:
- Người lập kế hoạch, được lãnh đạo cho phép thực hiện phải là người chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm Người giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác phối hợp để người lập kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ Song song đó công tác chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả hơn
- Người giáo viên chủ nhiệm cần lập kế hoạch thật chi tiết, cụ thể theo các
kế hoạch mà mình phối hợp mới có thể mang lại kết quả chủ nhiệm đạt hiệu quả cao Đồng thời công tác chủ nhiệm không tách rời từ việc chủ động
phối hợp của giáo viên chủ nhiệm đến Phụ huynh học sinh
4.Năng lực về công tác chủ nhiệm lớp
Hầu hết giáo viên giảng dạy được đào tạo đúng chuẩn về chuyên môn nhưng công tác chủ nhiệm được đào tạo rất ít ( chỉ có vài tuần thực tập sư phạm) Vì vậy năng lực chủ nhiệm phụ thuộc rất nhiều vào học hỏi kinh nghiệm
từ những đồng nghiệp, hoặc từ việc trải nghiệm của bản thân Nhưng vai trò công tác chủ nhiệm rất quan trọng Công tác chủ nhiệm tốt là góp phần đắc lực
thực hiện mục tiêu giáo dục Bởi vậy làm công tác chủ nhiệm giáo viên cần:
- Tìm hiểu để nắm vững đối tượng giáo dục: Kết hợp với giáo viên bộ môn, thông qua giáo viên chủ nhiệm năm trước và qua nghiên cứu hồ sơ để theo dõi mức
độ phát triển trí tuệ và năng lực hoạt động chung
- Tìm hiểu về môi trường, điều kiện hoàn cảnh, năng lực sở trường của từng cá nhân để bố trí cán bộ lớp
Trang 9- Tổ chức xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.
- Nhanh chóng triển khai thực hiện ngay từ ngày đầu tiên nhận lớp, nhằm giúp học sinh xậy dựng được ý thức cho bản thân trong suốt thời gian sau này
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện của chính bản thân giáo viên chủ nhiệm về công tác chủ nhiệm đã làm (đã nhiệt tình với công việc ấy chưa? Có thể giải quyết việc ấy bằng cách khác tốt hơn không? có tác động tích cực cho học sinh hơn không? …)
- Giáo viên chủ nhiệm phải có sơ kết, tổng kết, tuyên dương kịp thời theo đợt để phát hiện nhân tố mới, các phương pháp mới cho hiệu quả tốt Đồng thời chỉ ra các công việc trong thời gian tới với yêu cầu ngày càng cao
- Có sổ chủ nhiệm riêng để theo dõi một cách chính xác, chi tiết
Quá trình triển khai thực hiện cần cụ thể thêm:
+ Phân công tổ nhóm học tập, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh trong lớp dễ dàng phối hợp với nhau trong học tập cũng như hoạt động khác
+ Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục kết hợp chặt chẽ với các môi trường giáo dục cùng giáo dục học sinh
+ Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn,và ban chấp hành liên đội để nắm bắt kịp thời để uốn nắn các em nếu có dấu hiệu sai phạm
+ Kết hợp giáo dục gia đình: Họp phụ huynh thông báo cho cha mẹ học sinh về mục đích, nhiệm vụ học tập, cung cấp thông tin về kết quả học tập và rèn luyện của con em ở trường Đề xuất, thống nhất biện pháp giáo dục, trao đổi kinh nghiệm giáo dục
+ Thông qua dạy học và hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo cơ hội để học sinh tích cực hoạt động, xây dựng các mối quan hệ trong tập thể ( quan hệ về tình cảm, công việc, riêng tư…) nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh
+ Tổ chức quản lý tốt việc học tập của học sinh Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp
+ Xây dựng các nề nếp lớp học:
Nề nếp tự quản.
ØTư thế ngồi học, nề nếp trong lớp, ngoài lớp
Trang 10ØNề nếp ra vào lớp Nề nếp sinh hoạt 15'
ØNề nếp kiểm tra lẫn nhau: Bài cũ, bài mới, sách vở đồ dùng học tập
Ý thức tham gia các phong trào và các nề nếp khác…
- Công việc này hết sức quan trọng đòi hỏi rất nhiều đến trí tuệ, nghệ thuật của giáo viên Khi xây dựng nề nếp lớp học, giáo viên không nên nóng vội
mà phải kiên trì thực hiện, tôn trọng và khuyến khích những cái mà học sinh đã đạt được dù là nhỏ nhất
- Trong công tác chủ nhiệm, phải lấy học sinh làm đối tượng chủ thể, giáo viên chủ nhiệm phải tuỳ theo đặc điểm tâm – sinh lý mỗi đối tượng mà giáo dục hợp lý nhất
Trong đó giáo viên chủ nhiệm phải biết “thắt và gở” cũng như “kỷ luật nhưng phải khoan dung rộng lượng” tạo cơ hội cho học sinh biết tự sửa sai là quan trọng (Theo tâm lý lứa tuổi này thì học sinh chỉ sửa sai khi biết mình đã làm sai, không nên bắt các em phải sửa sai khi các em chưa tự nhìn thấy được khuyết điểm của mình)
Kết quả đến giữa học kì II đạt được như sau:
Học lực:
* Hạnh kiểm
Xác nhận của nhà trường