1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một vài KINH NGHIỆM TRONG CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp ở TRƯỜNG TRUNG học cơ sở (lớp 6)

23 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 118 KB

Nội dung

Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối, là nhân vật trung gian thiết lập cácmối quan hệ hai chiều: Nhà trường – tập thể học sinh, tập thể học sinh – xã hội.Như vậy, một mặt giáo viên chủ nhi

Trang 1

MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC

CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả

cá trường trung học cơ sở, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủnhiệm Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khácnhất là hoạt động học tập ở trường Bên cạnh đó khi giáo viên làm tốt công tácchủ nhiệm và có phương pháp tốt thì sẽ tạo điều kiện và có thời gian để bồidưỡng và hoàn thành tốt chuyên môn của mình

2 Cơ sở lý luận.

Đối với giáo dục phổ thông, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai tròquan trọng trong việc giáo dục học sinh Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớpchủ nhiệm, GVCN trước hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạtđộng giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức,hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em Giáoviên chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tíchcực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh Mặtkhác, GVCN còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong

và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục, Có

Trang 2

thể nói vai trò xã hội của người giáo viên chủ nhiệm trở nên lớn hơn nhiều so

với chức năng của người giảng dạy bộ môn

Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhàtrường và cha mẹ học sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách Điềunày đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâmđến từng cá nhân trong lớp về mọi phương diện: học tập, tu dưỡng, lao động vàsinh hoạt tập thể

Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tramọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúngchương trình và kế hoạch của nhà trường

Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chủ đạo để hình thành nhân cách chotừng học sinh trong tập thể lớp

Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối, là nhân vật trung gian thiết lập cácmối quan hệ hai chiều: Nhà trường – tập thể học sinh, tập thể học sinh – xã hội.Như vậy, một mặt giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là đại diện cho nhà trường đểgiáo dục học sinh, vừa đại diện cho tập thể học sinh để liên lạc với nhà trường.Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm cho quan hệ giữa tập thể học sinhvới xã hội trở nên gắn bó hơn

Giáo viên chủ nhiệm xây dựng, tổ chức tập thể lớp mình thành đơn vịvững mạnh, tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của tập thể lớpnhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Giáo viên chủ nhiệm luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với cáclực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh

3 Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay:

Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lạikhông ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường Sự quantâm đầu tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội Cơ

sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy

đủ, đảm bảo cho việc dạy và học Mô hình ít con, kinh tế ngày càng được cảithiện đã tạo thuận lợi cho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn Bên cạnh

đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ

Trang 3

thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi,nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗtrợ tích cực cho hoạt động dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp, trongnhững hoạt động tập thể khiến học sinh thấy hứng thú hơn Sự phối kết hợpgiữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặtchẽ.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớpcòn gặp không ít những khó khăn, thách thức Trong thời đại khoa học côngnghệ và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mangđến cho nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đốitượng học sinh: xu hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các

ca sĩ, diễn viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online.Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thànhnhân cách, đạo đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủnhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều cơ sở kinh doanh chỉ chú ý đến lợinhuận Hầu hết các điểm truy cập Internet đều trang bị những trò chơi bạo lựcthu hút học sinh Vì thế, hiện tượng trốn tiết, giấu tiền để chơi game là điềukhông tránh khỏi Không những thế, hậu quả do những tác động của những tròchơi nguy hiểm này dẫn đến các hành vi bạo lực khôn lường

Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời giandành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường

và xã hội, thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa không nghĩ đến hậu quả Nhiềuphụ huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với GVCN trong 1 buổi họp phụ huynh trongmột năm học còn chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong những trường hợpcần thiết Trẻ thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bị kẻ xấulôi cuốn sa ngã Một số em do được chiều chuộng và chăm sóc quá chu đáo nênnảy sinh tính ích kỉ, ương bướng, khó bảo

Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện naychưa có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN Chính vì vậy, khôngnhiều GVCN thực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm

Trang 4

của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trường Bên cạnh đó, số tiếtdành cho GVCN còn quá ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáoviên đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say vớicông tác chủ nhiệm Nội dung chương trình giảng dạy còn nặng về kiến thứcthuần tuý, số tiết giành cho giáo dục công dân, giáo dục đạo đức học sinh cònquá ít, trong khi xã hội ngày càng phát triển Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh

lí của các em đang phát triển mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểubiết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình ,trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế,nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạmpháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về phía đội ngũ giáoviên chủ nhiệm Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do côngviệc giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bịảnh hưởng Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành côngviệc khá cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp Cóngười quá nghiêm khắc, có người quá dễ dãi Người nghiêm khắc gò ép họcsinh theo khuôn khổ một cách máy móc Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáoviên và học sinh đều như bị áp lực Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tácquản lí, thiếu quan tâm sâu sát Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm vàhọc sinh không phải bao giờ cũng tìm được tiếng nói chung

Đối với trường THCS Nguyễn Trãi, công tác chủ nhiệm cũng còn chưathật sự quan tâm nhiều, chưa có phương pháp và biện pháp giáo dục học sinh,

vì vậy học sinh càng học lên các lớp trên ý thức đạo đức càng đi xuống, từ chỗ

đi xuống về đạo đức đã làm ảnh hưởng đến lực học của các em; Là một giáoviên đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, với chút ít kinh nghiệm tích luỹđược qua thực tế công việc, tôi xin được trao đổi cùng các đồng nghiệp

về Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở với mong muốn nâng

cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, góp phần cùng nhà trường hoànthành tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay

4 Đối tượng nghiên cứu

Trang 5

Học sinh lớp 6A1 Trường THCS Nguyễn Trãi

5 Giới hạn của đề tài

Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp6A1 Trường THCS Nguyễn Trãi trong năm học 2016-2017 và những năm tiếptheo;

II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

1.Tìm hiểu và nắm chắc đối tượng.

Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải nắm vữngtâm sinh lí, nhu cầu, nguyện vọng, ước mong, khả năng trình độ của học sinh,nắm vững hoàn cảnh sống, những tác động của gia đình, mối quan hệ xã hội,bạn bè của học sinh Tôi đã cố gắng tìm hiểu học sinh thông qua nhiều biệnpháp Cụ thể như sau:

Tìm hiểu học sinh qua các tài liệu liên quan: Xem học bạ, sơ yếu lí lịch,bản tự nhận xét của học sinh, nhận xét của GVCN cấp tiểu học hoặc củaGVCN cũ Đây là tài liệu đáng tin cậy ban đầu giúp tôi nhận biết và phân loạihọc sinh

Qua điều tra tôi thấy tập thể lớp 6A1 là một tập thể khá đoàn kết và có ýthức học tập, tuy nhiên kết quả ở năm học trước vẫn chưa hoàn toàn cao so vớilớp (còn13 học sinh đạt trung bình, 1 học sinh yếu), chưa xây dựng được tậpthể lớp tiên tiến, vững mạnh trong các phong trào Một số em thường xuyên đitrễ ( Minh Hiếu, anh Sang, Huỳnh Như, Minh Tâm), trốn học đi chơi (MinhHiếu) …

Do vậy tôi tiến hành tìm hiểu học sinh thông qua quan sát trực tiếp:Quan sát trực tiếp học sinh hằng ngày trong các hoạt động trên lớp, ngoài lớp

để biết hành vi thái độ học sinh Đây là tài liệu sống, qua đó tôi cố gắng tìm ranhững nét cá tính nhất của từng em Tôi quan sát lớp chủ nhiệm cả trong giờ rachơi xem em nào nghịch thái quá, em nào từ tốn, hiền lành, có khi trên đường

Trang 6

vào dạy lớp khác tôi cũng ngang qua lớp chủ nhiệm Nếu thấy những sai phạmcủa học sinh thì phải nhắc nhở ngay.

Có thể tiến hành những thử nghiệm tìm hiểu học sinh Đây là cách làmgiúp cho người giáo viên chủ nhiệm có thể thu được thông tin về một hay nhiềuvấn đề cần làm sáng tỏ Những thử nghiệm này là những bài tập tình huống đãđược xây dựng về một vấn đề nào đó để học sinh có dịp bộc lộ mình Chẳnghạn có thể đưa ra tình huống: Cô đang rất cần một số em chiều nay tham gia

trang trí lại lớp học cho đẹp mắt hơn; hoặc cho học sinh trả lời nhanh vào phiếu

in sẵn một số câu hỏi về vấn đề định tìm hiểu (ví dụ: tìm hiểu về thái độ củahọc sinh đối với cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những câu hỏi đơngiản), Những thử nghiệm nhỏ này có thể áp dụng linh hoạt sao cho phù hợpvới học sinh ở từng vùng dân cư Kết quả thử nghiệm sẽ giúp giáo viên chủnhiệm lớp có thể nắm bắt được thêm những thông tin mới, bổ sung cho nhữngnhận định của mình về học sinh

2 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.

Trên cơ sở nắm được mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học,đặc điểm tình hình lớp, địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường, GVCN tiếnhành xây dựng kế hoạch giáo dục đạt kết quả cao cần phải có kế hoạch sátđúng, phù hợp

Trong kế hoạch giáo dục phải xác định rõ ràng mục đích, chỉ tiêu phấnđấu và các biện pháp chính Đặc biệt chú trọng chiến lược phối hợp giữa cáclực lượng giáo dục khác để đạt mục đích đề ra, cần có phương hướng phát triểnlớp, sự thực hiện tuần tự hợp lí nhằm đi đến mục đích Kế hoạch phải phát huyđược mặt mạnh, khắc phục được hạn chế của lớp Biện pháp thực hiện cần thểhiện tính phong phú, đa dạng Tuy nhiên các biện pháp đề ra trong kế hoạch chỉ

là “phần cứng” Trong quá trình thực hiện cần phải vận dụng, điều chỉnh mộtcách linh hoạt các biện pháp giáo dục sao cho phù hợp với tình hình thực tế đểcông việc đạt hiệu quả cao

- Xây dựng kế hoạch chủ nghiệm lớp đòi hỏi phải khoa học Tránh tìnhtrạng tùy hứng tùy tiện, qua loa Vì thế xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là mộtyêu cầu cần thiết để bảo đảm hiệu quả giáo dục học sinh:

Trang 7

+ Nắm được kế hoạch, chương trình giáo dục của nhà trường.

+ Nắm bắt tình hình cụ thể của lớp chủ nhiệm từ các thông tin nói trêngiáo viên chủ nhiệm dự kiến kế hoạch, đặt ra các yêu cầu trọng điểm cho từnggiai đoạn Sau đó, phác thảo kế hoạch chủ nhiệm thông qua các hoạt động cụthể theo trình tự thời gian

+ Sau khi phác thảo kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm cần tham khảo ýkiến đông nghiệp và đội tự quản lớp để thống nhất một số nội dung cần thiết

- Chỉ đạo tập thể học sinh thực hiện kế hoạch: Giáo viên chủ nhiệm luôn

có sự chỉ đạo tốt để đạt hiệu quả như mong muốn

+ Phổ biến rõ công tác cho tập thể lớp, thống nhất quyết tâm thực hiệntốt kế hoạch, biến kế hoạch thành chương trình hành động cụ thể

- Chuẩn bị các điều kiện vật chất và kỹ thuật để thực hiện các hoạt động

- Phối hợp với đội ngũ cán bộ tự quản thực hiện và điều hành công việcquản lý lớp

- Theo dõi kiểm tra và điều chỉnh hoạt động để các hoạt động đi đúnghướng

- Kết thúc một công việc cần tổng kết đánh giá phân tích ưu điểm và hạnchế rút kinh nghiệm

- Có sự khuyến khích tập thể hay cá nhân tốt, phê bình các cá nhân thiếutích cực, thiếu cố gắng

- Triển khai các hoạt động tiếp theo

Trong kế hoạch chủ nhiệm cần đặt ra các yêu cầu ngày càng cao nhưngvừa sức với học sinh để kích thích sự tiến bộ không ngừng

Giáo viên chủ nhiệm khi lập kế hoạch phải đưa ra được chỉ tiêu cụ thểtrong năm học

Ví dụ: Đối với lớp tôi chủ nhiệm, tôi đã đưa ra chỉ tiêu như sau:

+ Đạo đức loại khá trở lên đạt 100% (trong đó tốt 60%)

+ Học lực đạt trung bình trở lên 100% (trong đó: khá 35%, giỏi 10%).+ Đạt lớp tiên tiến xuất sắc, Chi đội vững mạnh

+ Hoàn thành và tham gia đầy đủ, đạt kết quả xuất sắc trong tất cả cáchoạt động được giao

Trang 8

Với việc lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm như trong năm học qua,lớp tôi chủ nhiệm đã hoàn thành tốt, đúng thời gian quy định và đạt được nhiềuthành tích cao.

3 Phát huy tính tự giác, khả năng tự quản của học sinh

Công việc này yêu cầu GVCN phải thường xuyên đến lớp vào đầu buổihọc, giữa các tiết và cuối buổi học Để rèn cho học sinh tính tổ chức kỷ luật,phải giúp các em nhận thức đúng vấn đề, trên cơ sở đó các em sẽ thực hiện mộtcách tự giác Xây dựng dựng đội ngũ tự quản là nền tảng cho công tác chủnhiệm và cũng là một việc làm quan trọng và khó khăn đối với giáo viên chủnhiệm

Đầu tiên giáo viên chủ nhiệm cần xác định được tiêu chuẩn của cán bộlớp:

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có khả năng gương mẫu

+ Tính tình thẳng thắn, giám đấu tranh, giám phê bình

+ Năng nổ hoạt động và sẵn sàng hoạt động

+ Có khả năng học tập tốt: Từ khá trở lên

+ Được tập thể lớp tín nhiệm

+ Có hoàn cảnh gia đình thuận lợi

Để xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tốt cần tìm hiểu thông qua giáo viênchủ nhiệm cũ, bạn bè trong lớp, quan sát sự hoạt động của các em khi ra chơihoặc giao một số công việc

Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡngcho các em có ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết phêbình và tự phê bình Bồi dưỡng cho các em có phương pháp quản lý lớp

Mỗi tháng họp một lần để tổng kết rút kinh nghiệm, giao kế hoạchnhiệm vụ tháng tới, lập sổ theo dõi Mỗi tuần giao ban một lần vào thứ 6 để thứ

7 có số liệu sinh hoạt và khen, chê kịp thời

Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cũng cầnchú ý chọn đúng nguồn, tránh việc thay cán bộ lớp, không phó mặc việc lớpcho đội ngũ cán bộ lớp

Trang 9

Cụ thể trong năm học qua nhờ việc chọn được đội ngũ cán bộ lớp: Lớptrưởng em Quyên, lớp phó học tập em Linh, lớp phó lao động em khanh; Cán

sự toán em Tin Nhờ đó tôi đã rất dễ dàng trong công tác chủ nhiệm, nhiềukhi giáo viên chủ nhiệm do một số lý do nào đó không trực tiếp quản lý đônđốc các em nhưng các em vẫn hoàn thành tốt công việc học tập và rèn luyện

Đúng vậy quản lý lớp việc này phải dựa vào ban cán sự lớp và Ban chỉhuy chi đội Điều quan trọng là phải chọn được những học sinh nhiệt tình và cónăng lực công tác Song dù có năng lực tốt thế nào thì các em vẫn đang ở lứatuổi học trò, do đó GVCN phải giáo dục cho học sinh ý thức được đầy đủ vaitrò, nhiệm vụ của người cán bộ lớp để các em thực sự có trách nhiệm, và nângcao tinh thần trách nhiệm đối với công tác được giao

Khi xây dựng đội ngũ tự quản cần xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ từngnăm học và tính chất phát triển của tập thể học sinh Nhiều GVCN chỉ căn cứvào một số tiêu chuẩn cán bộ lớp như học giỏi, đạo đức tốt, rất ít GVCN dựavào đặc điểm của quá trình phát triển của tập thể để xây dựng cấu trúc đội ngũ

tự quản Nên căn cứ vào 3 giai đoạn phát triển của tập thể lớp mà lựa chọn độingũ tự quản Ví dụ: ở giai đoạn đầu (tập thể mới hình thành) rất cần có một lớptrưởng (thủ lĩnh) biết hi sinh, có uy tín, biết quan tâm đến người khác, gươngmẫu, biết cảm hoá các bạn , không nhất thiết phải là học sinh học giỏi nhấtlớp Nhưng sang giai đoạn 2 và 3 (khi tập thể đã phát triển) rất cần có “thủlĩnh” năng động, sáng tạo, luôn tìm tòi nội dung, phương pháp, hình thức tổchức hoạt động mọi mặt để cuốn hút các bạn Giáo viên chủ nhiệm nên lấy hoạtđộng chiều sâu của nội dung học tập, hoạt động ngoại khoá, văn hoá xã hội làmphương tiện giáo dục tập thể, rèn luyện năng lực tự quản, thái độ, tình cảm vàhành vi của học sinh

Để phát huy vai trò cố vấn, GVCN cần có năng lực dự báo chính xáckhả năng của học sinh trong lớp, biết khêu gợi tiềm năng sáng tạo của các emtrong việc đề xuất các nội dung hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt động toàndiện phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện của mỗi tháng, mỗi học kì của từngnăm học Giáo viên chủ nhiệm chỉ là người giúp học sinh tự tổ chức các hoạtđộng đã được kế hoạch hoá Điều đó không có nghĩa là GVCN khoán trắng,

Trang 10

đứng ngoài hoạt động của tập thể lớp học mà nên cùng hoạt động, điều chỉnhhoạt động, kịp thời giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạtđộng.

Ngoài ra cần tạo hứng thú trong công việc, tạo sự đoàn kết nhất trí caotrong ban cán sự để làm sao các em cũng phải biết làm việc “hết mình”, biếtphấn đấu vì tập thể và biết tự giác, chủ động điều hành lớp ngay cả khi không

có giáo viên chủ nhiệm Sử dụng phiếu giao việc cũng là một hình thức tạo chohọc sinh phát huy tính tự giác, tự quản, tinh thần trách nhiệm trong công việc.Trên cơ sở được giao việc học sinh phải tự lập kế hoạch và giáo viên chủnhiệm hẹn thời gian để duyệt Nhìn chung được giao việc và nhất là được thầy

cô tin tưởng, phát huy tính dân chủ và tự quản các em rất phấn khởi và tấtnhiên phải rút kinh nghiệm, khen chê kịp thời (trong một năm học, ban cán sự

ít nhất được động viên, khen thưởng hai lần vào dịp sơ kết học kỳ I và tổng kếtnăm học)

4 Giáo dục học sinh cá biệt.

Trong một lớp học bao giờ cũng có học sinh ngoan ngoãn, học sinhnghịch ngợm, cá biệt Do đó tìm hiểu nắm vững từng đối tượng học sinh sẽgiúp GVCN có biện pháp giáo dục tốt sẽ là động lực để xây dựng được tập thểlớp vững mạnh

+ Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu lý lịch, tính cách học sinh, tìm hiểuđiểm yếu của học sinh

+ Kết hợp với giáo viên bộ môn, nhà trường, gia đình

+ Giáo viên chủ nhiệm không được nóng vội, uốn nắn dần, khi đưa ratập thể lớp không nói nhiều, khi gặp riêng không được chì trích mà nhẹ nhàngtâm sự và phân tích

+ Giao cho học sinh cá biệt một số việc và sau đó phải động viênkhuyến khích kịp thời những việc em làm tốt

+ Lập kế hoạch cho cán sự lớp để thành lập các đôi bạn cùng tiến

+ Luôn thông báo kịp thời các thông tin về học sinh với gia đình vàngược lại

Trang 11

Như vậy đối với những học sinh ngoan, có ý thức thì chỉ cần nhắc nhởchung Nhưng đối với những học sinh có cá tính, có hoàn cảnh khó khăn thì lạiphải vừa nghiêm khắc khi xử lý những sai phạm của các em, vừa phải tình cảm,động viên, thậm chí phải dỗ dành Giáo dục những học sinh cá biệt điều quantrọng là phải tạo được mối quan hệ gần gũi, cảm thông giữa thầy và trò Muốnvậy GVCN không chỉ đứng ở cương vị người thầy mà phải biết nhập vai, biếtlắng nghe các em nói, tìm hiểu tâm tư của các em, tạo cho các em có cảm giácmình được chia sẻ, cảm thông, được giúp đỡ thì các em sẽ tự giác sửa chữakhuyết điểm, tự giác phấn đấu hơn Có những học sinh khi mắc khuyết điểm đãnói với bạn bè rằng: không sợ bị kỷ luật, bị phạt mà chỉ sợ làm ảnh hưởng đếnthành tích thi đua của lớp, sợ làm cô giáo buồn…

Có em học sinh đầu năm học thường xuyên đi học muộn, nhiều hômkhông vào được trường lại ra quán Internet Tôi đã sắp xếp thời gian đến thămgia đình học sinh này, mới hay em ở với ông bà ngoại ( cha mẹ ly hôn, cha có

vợ khác) Vì ít được quan tâm nên em cũng sao nhãng chuyện học hành Được

cô giáo đến thăm nhà, động viên nên em tiến bộ rất nhanh, chấm dứt hiệntượng đi học muộn và tham gia rất tích cực vào các hoạt động của lớp

Qua những trường hợp cụ thể vừa nêu, tôi thấy việc sắp xếp thời gianđến thăm gia đình học sinh (đặc biệt là những học sinh cá biệt) cũng đem lạinhiều hiệu quả trong công tác chủ nhiệm

Ngoài ra, để tạo không khí cởi mở trong tập thể lớp và cũng là để giúpcho mình hiểu học sinh hơn, tôi thường động viên các em ghi nhật ký lớp hằngngày Thi thoảng tôi lại cho học sinh viết cảm nhận về lớp mình Có nhữngđiều thường ngày có khi khó nói ra được, nhưng khi viết cảm nhận hoặc ghinhật kí lớp các em lại có dịp để giãi bày Qua những bài cảm nhận và nhữngtrang nhật ký lớp, thầy trò, bạn bè hiểu nhiều về nhau hơn và đương nhiên tậpthể lớp ngày càng thêm gắn bó

5 Tổ Chức tốt giờ sinh hoạt lớp.

Giáo viên chủ nhiệm nhất thiết phải dự giờ sinh hoạt lớp và xem trước

kế hoạch sinh hoạt lớp của lớp trưởng và các tổ, giáo viên chủ nhiệm lên một

kế hoạch sinh hoạt riêng cho mình Khi dự sinh hoạt lớp dưới sự điều khiển

Ngày đăng: 16/03/2017, 14:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w