3.1 Ý kiến
Vấn đề kiểm toán luôn luôn nóng bỏng và phức tạp xung quanh vấn đề tài sản. Nhất là với các Doanh nghiệp gặp phải tình trạng tài chính khó khăn, các Doanh nghiệp giải thể, phá sản.
Trong các vấn đề nêu trên thì vấn đề về xác định giá trị doanh nghiệp (giá trị còn lại) và vấn đề họat động liên tục của Doanh nghiệp là hai vấn đề Kiểm toán Viên cần chú ý khi thực hịên kiểm toán và tién hành lập báo cáo kiểm toán cho các Doanh nghiệp này.
Về vấn đề xác định rõ ranh giới giữa thời gian hoạt động liên tục và thời gian ngừng hoạt động liên tục:
- Kiểm toán viên phỏng vấn và lấy xác nhận của Ban Giám Đốc về khả năng hoạt động của doanh nghiệp gặp phải khó khăn khi xác sự xác nhận hoàn toàn dựa vào ý kiến chủ quan của BGĐ mà KTV không có cơ sở để khẳng định ý kiến đó là hợp lý.
- Thời gian Doanh nghiệp gặp phải khó khăn về tài chính (thời kỳ tiền giải thể, phá sản) các hoạt động của Doanh nghiệp thường không hoạt động bình
thường, có thể tạm ngừng một số hoạt động hay giao dịch sản xuất kinh doanh, tài chính ảnh hưởng tới báo cáo kết quả kinh doanh mà kiểm toán không thể thu thập được bằng chứng. Ví dụ tạm ngừng sản xuất một số mặt hàng hoặc đóng cửa một số bộ phận, phân xưởng.
Vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp:
- Khi xác định giá trị Doanh nghiệp trong đó có xác định giá trị thanh lý của các tài sản cố định. BGĐ có thể tiến hành thanh lý tài sản cố định của Doanh nghiệp mà các giấy tờ, biên bản thanh lý được lập có thể xảy ra sự thông đồng của BGĐ với người nhận mua tài sản. Làm cho giá trị của tài sản đem bán bị giảm xuống, chênh lệch bị các nhà quản lý chia chát.
- Như đã trình bày ở phần trên, trờng hợp nữa có thể xảy ra là thời gian thanh lý tài sản không bị giới hạn nên dễ xảy ra những gian lận trong việc xác nhận thời điểm thanh lý. ảnh hưởng đến việc ghi nhận doanh thu và giá trị thực tế của tài sản khi có sự biến động của thị trường.
- Đối với các khoản đầu tư của Doanh nghiệp mà chưa thu hồi được tì kiểm toán viên gặp phải khó khăn khi xác định giá trị đầu tư, ảnh hưởng đến việc xác định giá trị còn lại của Doanh nghiệp. Hơn nữa các khoản mục đầu tư này thường nằm ngoài doanh nghiệp nên việc kiểm tra thảm định là rất khó.
3.2 Giải pháp
Không chỉ những vấn đề nêu trên mà quá trình kiểm toán các KTV còn gặp phải rất nhiều vấn đề mà không thể áp dụng Chuẩn mực là có thể hoàn thành được công việc. Lý do là giữa thực tế và lý thuyết hoàn toàn không đơn giản và sáp hợp.Dựa trên phạm vi những vấn đề đề cập, một số giải pháp nhằm hỗ trợ cho công vịệc kiểm toán phần nào bớt vướng mắc hơn:
- Thực hiện quan sát và phỏng vấn ở phạm vi rộng hơn (không chỉ là BGĐ mà còn có thể tiến hành phỏng vấn đối với công nhân, dân cư xung quanh khu vực hoạt động của doanh nghiệp) để đối chiếu giữa xác nhận của BGĐ với thực tế có sát nhập không đối với vấn đề hoạt động liên tục của Doanh nghiệp.
III. KẾT LUẬN
Kiểm toán hiện đang là nhu cầu cấp thiết khi nền kinh tế Việt Nam trên đà phát triển, với sự ra đời của hàng loạt công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ, đa dạng các loại hình kinh doanh. Bên cạnh với sự sinh sôi, nảy nở của thị trường kinh tế thì chúng ta cũng chứng kiến sự đào thải, thay thế của cơ chế thị trường. Và thực tế đã chứng kiến một số lượng lớn các Doanh nghiệp, tập đoàn phá sản, giải thể . Đứng trên góc độ nhìn nhận của một sinh viên khoa Kế toán - Kiểm toán, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn nữa vấn đề kiểm toán – vai trò và trách nhiệm đối với các doanh nghiệp đã và sắp lâm vào tình trạng giải thể phá sản. Trên đây mới chỉ là một phần trong vô vàn những vấn đề phát sinh liên quan đến kiểm toán ở các Doanh nghiệp giải thể phá sản mà tôi đã thu thập và nghiên cứu được. Do sự hạn chế về tài liệu nghiên cứu, trong quá trình trình bày các vấn đề trên có phần chưa hợp lý và rõ ràng. Rất mong được sự hướng dẫn và góp
ý của Giảng viên hứơng dẫn. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn đã giúp tôi hoàn thành Đề án này!
Xin chân thành cảm ơn!
Mục lục:
I. MỞ ĐẦU