1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023

224 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 224
Dung lượng 808,49 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU (19)
    • 1.1. Lý do chọn luận văn (19)
      • 1.1.1. Đặt vấn đề (19)
      • 1.1.2. Tính cấp thiết luận văn (20)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (22)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (22)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (22)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (22)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (23)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (23)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (23)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (23)
    • 1.6. Kết cấu bài nghiên cứu (23)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI VÀ RỦI RO (24)
    • 2.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại (26)
    • 2.2. Sở hữu nước ngoài (26)
      • 2.2.1. Khái niệm sở hữu nước ngoài (26)
      • 2.2.2. Cơ sở lý luận về dòng vốn đầu tư nước ngoài (28)
      • 2.2.3. Nghiên cứu thực nghiệm về thu hút vốn đầu tư nước ngoài ................ 13 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài .......... 15 2.3. Rủi ro thanh khoản ................................................................................. 18 2.3.1. Cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản (31)
      • 2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng rủi ro thanh khoản (0)
    • 2.4. Tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản (0)
      • 2.4.1. Cơ sở lý luận mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản 26 2.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro của ngân hàng (44)
      • 2.4.3. Nghiên cứu thực nghiệm tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro (0)
    • 2.5. Khung lý thuyết (49)
    • 2.6. Kết luận (51)
    • 2.7. Lược khảo các nghiên cứu trước và nhận xét (66)
  • CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
    • 3.1. Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu 54 3.2. Khung khái niệm (72)
      • 3.2.1. Sở hữu nước ngoài (73)
      • 3.2.2. Tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản (73)
    • 3.3. Lựa chọn các yếu tố tác động đến sở hữu nước ngoài (74)
      • 3.3.1. Yếu tố bên ngoài (74)
      • 3.3.2. Yếu tố bên trong (76)
      • 3.3.3. Xu hướng tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài (77)
    • 3.4. Mô hình nghiên cứu tác động sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản 61 1. Mô hình nghiên cứu (0)
      • 3.4.3. Các biến sử dụng trong mô hình (91)
    • 3.5. Khung phân tích (95)
      • 3.5.1. Sở hữu nước ngoài (95)
      • 3.5.2. Tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản (95)
    • 3.6. Nguồn dữ liệu (96)
      • 3.6.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sở hữu nước ngoài 78 3.6.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro (96)
    • 3.7. Phương pháp nghiên cứu (98)
      • 3.7.1. Mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) (98)
      • 3.7.2. Mô hình tác động cố định (FEM) (99)
      • 3.7.3. Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) (100)
      • 3.7.4. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp (101)
      • 3.7.5. Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) (101)
    • 3.8. Phương pháp thực hiện mô hình nghiên cứu (102)
      • 3.8.1. Mô tả phương pháp thu thập dữ liệu các yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài (102)
      • 3.8.2. Mô tả phương pháp thu thập dữ liệu tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản (102)
      • 3.8.3. Xử lý dữ liệu (104)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (24)
    • 4.1. Các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài (108)
      • 4.1.1. Lãi suất nước ngoài (108)
      • 4.1.2. Rủi ro toàn cầu (109)
      • 4.1.3. Hiệu suất sản xuất công nghiệp (110)
      • 4.1.6. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát (116)
    • 4.2. Ưu điểm và nhược điểm của việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài (117)
    • 4.3. Thống kê mô tả dữ liệu tác động sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản (119)
      • 4.3.1. Rủi ro thanh khoản (LR)................................................................... 101 4.3.2. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOREIGN)............................................... 102 4.3.3. Rủi ro tín dụng (CR)......................................................................... 105 4.3.4. Quy mô ngân hàng (SIZE) (121)
      • 4.3.5. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (EQUITY) (128)
      • 4.3.6. Tỷ lệ cho vay/ huy động vốn (LDR) (132)
      • 4.3.7. Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản (ROA) (133)
      • 4.3.8. Lãi suất huy động thực (DR) (136)
      • 4.3.9. Lãi suất liên ngân hàng thực (IR) (137)
      • 4.3.10. Chỉ số biến động lãi suất thị trường (SMR) (0)
      • 4.3.11. Tăng trưởng kinh tế (GDP) (142)
      • 4.3.12. Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động (NIM) (0)
    • 4.4. Xu hướng thay đổi của rủi ro thanh khoản và sở hữu nước ngoài . 122 4.5. Phân tích tương quan (144)
    • 4.6. Ước lượng mô hình hồi quy (147)
      • 4.6.1. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (147)
      • 4.6.2. Lựa chọn mô hình (148)
    • 4.7. Kiểm định các khuyết tật của mô hình FEM (149)
      • 4.7.1. Kiểm định phương sai saisố thay đổi (149)
      • 4.7.2. Kiểm định tự tương quan (149)
      • 4.7.3. Kiểm định đa cộng tuyến (149)
    • 4.8. Khắc phục các khuyết tật của mô hình FEM (150)
    • 4.9. Tính vững và hiệu quả của mô hình (151)
    • 4.11. Kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư (0)
    • 4.12. Kết quả nghiên cứu (154)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (24)
    • 5.1. Kết luận (0)
    • 5.2. Một số khuyến nghị (159)
    • 5.3. Đóng góp của luận văn (166)
    • 5.4. Hạn chế của nghiên cứu (166)
    • 5.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo (166)
  • KẾT LUẬN ......................................................................................................... 147 (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... i (173)
  • PHỤ LỤC ..............................................................................................................xv (0)

Nội dung

GIỚI THIỆU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

Lý do chọn luận văn

VN đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do được ký kết như APEC, WTO, AFTA, CTTPP… và gần đây nhất là EVFTA Từ đó mở ra cánh cửa rộng lớn cho nguồn vốn nước ngoài đổ vào VN để tham gia đầu tư và kinh doanh Cùng lúc đó, sức ép cạnh tranh lớn từ các NH trong khu vực và thế giới ngày càng cao Để nâng mức độ cạnh tranh, các NH buộc phải chạy đua chọn các đối tác chiến lược để phát triển để mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ hiện đại và phương pháp quản trị tiên tiến.

Thực tế cho thấy lượng cổ đông nước ngoài tham gia đầu tư mua cổ phần tại các NH để trở thành các đối tác chiến lược trong giai đoạn 2005 – 2020 như sau:

Bảng 1.1: Các đối tác chiến lược nước ngoài sở hữu cổ phần của các NH VN

Năm Bên bán Bên mua (sở hữu nước ngoài) Số lượng

ACB Standard Chartered 15% (161,3 triệu USD)

DongA Bank Cititbank 10% (12,3 triệu USD)

Habubank Deutsche Bank 10% (42 triệu USD)

Phương Nam UOB 15% (45,6 triệu USD)

2010 VIB Commonwealth Bank of Australia 15% (600 tỷ VND)

Vietinbank The bank of Tokyo - Mitsubishi

Năm Bên bán Bên mua (sở hữu nước ngoài) Số lượng

Cổ phiếu các NH tại VN Các cổ đông nước ngoài tự do khác

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NH có liên quan Đến năm 2011, khi hệ thống tài chính VN rơi vào khủng hoảng, các đối tác chiến lược nước ngoài không tham gia rót vốn vào thị trường VN Đây là dư âm từ khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 cùng những hệ quả từ chính sách mở rộng tín dụng của chính phủ làm cho lạm phát tăng cao Từ năm 2014 - năm 2020, các cổ đông nước ngoài tự do tham gia vào thị trường tài chính mà chưa có sự góp mặt của các đối tác chiến lược ngoại vào thị trường NH.

Lượng sở hữu nước ngoài tại các NH VN chiếm thị phần không nhỏ với hơn 60% NHTM VN có nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài (Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức, 2017) Tuy nhiên, ở nhiều NH tỷ lệ sở hữu nước ngoài khá khiêm tốn nên sức cạnh tranh không cao như các NH có sở hữu nước ngoài ở mức cao Bên cạnh đó, theo Nghị định 01/2014/NĐ-CP giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài không được vượt quá 30% vốn của NHTM tại VN nên việc mở rộng cánh cửa đón nhận các nhà đầu tư ngoại còn hạn chế.

Vai trò của sở hữu nước ngoài đã trở thành vấn đề cấp thiết Tuy nhiên ở khía cạnh học thuật còn chưa có nhiều nghiên cứu thực tiễn về vấn đề này, hoặc chỉ xoay quanh việc tạo lợi nhuận mà chưa đánh mạnh vào vấn đề quản trị các RR Do đó, câu hỏi được đặt ra là liệu rằng thực sự sở hữu nước ngoài có thực hiện tốt công tác quản trị RRTK tại các NHTM VN Để giải đáp được câu hỏi trên, tôi đã chọn luận văn: “Tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK của các NHTM VN”.

1.1.2 Tính cấp thiết luận văn

Theo Eichberger & Summer (2005) cho rằng khả năng thanh khoản yếu kém là dấu hiệu đầu tiên cho thấy NH đang gặp RR về vấn đề tài chính RRTK là RR có ảnh hưởng nhất trong các loại RR của NH, nó tác động đến hoạt động kinh doanh của từng NHTM nói riêng và cả hệ thống NH nói chung, kéo theo là sự suy thoái của một quốc gia.

Trên thế giới cũng đã có vài nghiên cứu về sở hữu nước ngoài và RRTK nhưng được chia làm hai trường phái Có tác động cùng chiều giữa sở hữu nước ngoài và RRTK, nghĩa là khi sở hữu nước ngoài càng tăng thì RR mang lại cho NHTM càng cao như Saunder, Strock & Travlos (1990); Goodhart & Schoenmaker (2006); Schoenmaker & Oosterloo (2007); Lee (2008); Hammami & Boubaker

(2015) Trong khi đú, ở phớa ngược lại Demirgỹỗ-Kunt; Levine & Min (1998); Laeven (1999); Detragiache & Gupta (2006); Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức

(2017) lại khẳng định các cổ đông nước ngoài có vai trò giúp ổn định thanh khoản và giảm các RRTK hệ thống của các NH bản địa.

Sau khi lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy đa phần ở khía cạnh học thuật chưa thật sự có nhiều nghiên cứu về tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK Các nghiên cứu trước đưa ra các kết quả không đồng nhất với nhau do các nghiên cứu được thực hiện tại các không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau về tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK Xét thấy tại VN, vẫn còn khá ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề trên, do đó tác giả quyết định thực hiện đề tài luận văn này.

Sau khủng hoảng tài chính năm 2007 tại Mỹ và khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác động nghiêm trọng đến tình hình quản trị RR của các NHTM Hệ quả làm cho rất nhiều NHTM tuyên bố phá sản do cho vay dưới chuận và chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không đảm bảo an toàn hoạt động, điều này đã làm các nhà quản lý phải đưa ra các chính sách nhằm kiểm soát RR cho NH, đặc biệt là RRTK vẫn còn bị xem nhẹ (Moore, 2009).

Về phía Uỷ ban Basel về giám sát NH đưa ra hiệp ước Basel III nhằm đẩy mạnh công tác quản lý RR trong ngành NH Theo đó, Basel III yêu cầu các đề xuất về vốn, đòn bẩy tài chính và tính thanh khoản nhằm giám sát và quản lý RR. Đối với VN, sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm ảnh hưởng nhất định đến môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống NH về kiểm soát nội bộ, bộ máy tổ chức, ứng dụng công nghệ và sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ mới Trong xu thế hội nhập như hiện nay, việc mời thêm các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào hệ thống NH là điều thật sự cần thiết để hỗ trợ về mặt quản lý RR, công nghệ và phát triển sản phẩm dịch vụ mới Tuy nhiên như đã đề cập phía trên, hiện nay chính phủ chỉ cho giới hạn tỷ lệ sở hữu của nước ngoài không được vượt quá 30% nên các nhà đầu tư ngoại chưa thấy hấp dẫn Do đó để đáp ứng các vấn đề nêu trên, nghiên cứu này xem xét khía cạnh tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với RRTK của cácNHTM VN Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm vai trò của các cổ đông nước ngoài đối với quản trị RRTK Từ đó, đề xuất các hàm ý và chính sách để nâng cao công tác quản trị RR.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sở hữu nước ngoài và phân tích tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK của các NHTM Từ đó, đề xuất hàm ý và chính sách để tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài và hạn chế RRTK cho các NHTM.

Trên cơ sở đó, mục tiêu cụ thể của đề tài xác định là:

Thứ nhất: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sở hữu nước ngoài

Thứ hai: Phân tích tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK của NHTM

VN Thứ ba: Đề xuất hàm ý chính sách để tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài và hạn chế

Câu hỏi nghiên cứu

Sau khi xác định được mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày ở trên, một số câu hỏi nghiên cứu sau đây được đặt ra:

- Yếu tố nào ảnh hưởng đến sở hữu nước ngoài, chiều hướng tác động đến sở hữu nước ngoài như thế nào?

- Yếu tố nào tác động đến RRTK, chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đến RRTK của các NHTM VN là như thế nào?

- Chiều hướng và mức độ tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK của cácNHTM VN là như thế nào?

- Các gợi ý chính sách nào liên quan đến quản trị RRTK và tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các NHTM VN?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu luận văn là sở hữu nước ngoài và RRTK của các NHTM tại

Phạm vi thời gian: Từ năm 2009 đến 2020 Nguyên tắc lựa chọn: Trong năm

2009, tức là giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, chính phủ VN có thi hành các chính sách ổn định nền kinh tế để giúp VN thoát khỏi khủng hoảng. Giai đoạn nghiên cứu kéo dài đến năm 2020 để mang tính cập nhật và cho thấy quá trình tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK tại các NHTM VN.

Phạm vi không gian: ba mươi (30) NHTM VN Nguyên tắc lựa chọn: Các NHTM tại VN, không bao gồm các NH nước ngoài, chi nhánh NH nước ngoài, các

NH bị sát nhập, các NH bị kiểm soát đặc biệt và các NH bị mua lại với giá 0 đồng.

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp ước lượng là Mô hình hồi quy dữ liệu gộp (Pooled OLS) Mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model) và Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model) Qua đó, qua các kiểm định F – test và Hausman Test để lựa chọn mô hình phù hợp.

Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, nghiên cứu thực hiện các kiểm định khuyết tật của mô hình (kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định đa cộng tuyến và kiểm định tự tương quan).

Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (Generalized Least Squares) nhằm khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi của mô hình nghiên cứu.

Cuối cùng, kết luận mô hình và kiểm tra tiên đoán của phần dư và kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư.

Kết cấu bài nghiên cứu

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

Giới thiệu tổng quan về luận văn, chương này bao gồm các nội dung chính như lý do nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như những đóng góp mới của nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI VÀ RỦI RO

Khái niệm về ngân hàng thương mại

NHTM là loại hình NH được thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận (theo luật các TCTD 47/2010/QH12, 2010) Hoạt động NHTM là việc kinh doanh và cung ứng một số nghiệp vụ như: nhận tiền gửi, cung cấp tín dụng và dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Từ hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, tuy nhiên do đặc thù kinh doanh là tiền tệ nên quản lý RR là công việc thiết yếu nên đưa lên hàng đầu.

Theo Rose (1996) đưa ra định nghĩa khác về NHTM như sau: “NH là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biết là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.”

Sở hữu nước ngoài

2.2.1 Khái niệm sở hữu nước ngoài

Sở hữu nước ngoài hay còn gọi theo thuật ngữ chuyên ngành là “room nước ngoài” là tỷ lệ (%) cổ phiếu mà tất cả các nhà đầu tư ngoài nước nắm giữ Theo Nghị định 01/2014/NĐ-CP quy định: “Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM VN”.

Theo các nghiên cứu trước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài được xác định theo công thức như sau:

Cổ phần của cổ đông nước ngoài Tổng số cổ phần phát hành Theo đó, các NH VN tiếp nhận nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài là các đối tác chiến lược chiếm tỷ lệ vốn chủ sở hữu từ 10 – 20%, còn lại là các cổ đông

FOREIGN nước ngoài nhỏ lẻ khác theo hình thức đầu tư gián tiếp nhưng không vượt quá 30% theo Nghị định 01/2014/NĐ-CP.

Việc tiếp nhận vốn từ nước ngoài từ hai kênh là đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài như sau:

Bảng 2.1: So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)

Kỳ hạn Dài hạn Ngắn hạn

Lĩnh vực đầu tư Tài sản thực Tài sản tài chính

Nâng cao khả năng quản trị, điều hành và gia tăng năng lực sản xuất cho doanh nghiệp nhận đầu tư.

FDI nhằm vào các mục tiêu lợi ích dài hạn, dựa trên việc nắm quyền sở hữu, kiểm soát doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư

Gia tăng năng lực tài chính cho doanh nghiệp nhận đầu tư.

FPI nhằm vào các mục tiêu lợi ích ngắn hạn, chủ yếu dựa trên sự thay đổi giá trị của tài sản đầu tư trong ngắn hạn

Rào cản gia nhập và thoái vốn

Quyền quản lý điều hành

FDI thường hướng đến việc kiểm soát quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp nhận đầu tư

FPI không hướng đến việc kiểm soát quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp nhận đầu tư

Thực hiện thông qua việc góp vốn tối thiểu 10%; thành lập công ty liên doanh hoặc công ty con 100% vốn

Thực hiện thông qua mua bán các tài sản tài chính trên thị trường tài chính nước và thị trường tài chính quốc tếNguồn: Tổng hợp của tác giả

Sự hiện diện của đầu tư nước ngoài được thể hiện theo hai quan điểm là quan điểm nước nhận đầu tư và quan điểm nhà đầu tư Theo quan điểm nước nhận đầu tư, khi vốn đầu tư nước ngoài đầu tư tại nước sở tại sẽ thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu Do đó, FDI nhằm thay thế nhập khẩu, tăng cường kim ngạch xuất khẩu và hạn chế thâm hụt cán cân thương mại.

Theo quan điểm nhà đầu tư, FDI theo chiều dọc là hình thức đầu tư nhằm khai thác lợi thế sẵn có của quốc gia nhận đầu tư, FDI chiều dọc được sử dụng khi nhà đầu tư muốn di chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra nước ngoài những vẫn muốn giữ lại lợi thế độc quyền và bản quyền FDI theo chiều ngang là hoạt động mà nhà đầu tư thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh tương tự như hoạt động sản xuất ở quốc gia của nhà đầu tư Cụ thể như sau:

Sơ đồ 2.1: FDI theo chiều dọc và FDI theo chiều ngang

Tăng cường sự hiện diện ở nước ngoài

Doanh nghiệp quốc tế và lợi thế cạnh tranh

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.2.2 Cơ sở lý luận về dòng vốn đầu tư nước ngoài

Theo Chan và Khan (1997), cơ cấu của dòng vốn bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán (FPI – Foreign Portfolio Investment) Các nguồn vốn đầu tư thương xuất hiện ở các quốc gia ở Châu Á và Tây bán cầu Cho đến nay, các nhà kinh tế đã có nhiều lý thuyết về các yếu tố thu hút dòng vốn ngoại, dịch chuyển đầu tư quốc tế.

(1) Lý thuyết về xuất khẩu tư bản của Lênin

Theo V.I Lênin (2005) cho rằng lợi ích của xuất khẩu tư bản là tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất, hiện tượng thừa tương đối tư bản đã thôi thúc các nhà tư bản tìm cách đưa tư bản ra nước ngoài Tại đây, các tập đoàn tư bản dựa vào những điều kiện

Thay đổi lợi thế cạnh tranh Khai thác những lợi thế cạnh tranh hiện có

Sản xuất ở trong nước: Xuất khẩu Sản xuất ở nước ngoài

Hợp đồng quản lý cấp phép nhượng quyền Quản lý tài sản ở nước ngoài

Công ty liên doanh Công ty con Đầu tư mới Mua lại doanh nghiệp sẵn có như nhân công giá rẻ, thị trường mới, tài nguyên phong phú,… mà mang lại tỷ suất sinh lời cao hơn so với việc đầu tư tại nước sở tại.

Theo quan điểm của V.I Lênin, yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài là lợi ích tại quốc gia nhận đầu tư lớn hơn lợi ích thu được so với đầu tư tại chính quốc thì lượng tư bản thừa tương đối sẽ được dịch chuyển sang nước sở tại thay vì đầu tư tại chính quốc.

(2) Lý thuyết về lợi nhuận cận biên tác động đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Theo Dougall (1960) đưa ra lý thuyết về lợi nhuận cận biên như sau: dòng vốn đầu tư sẽ dịch chuyển từ nơi có LS thấp sang nơi có LS cao cho đến khi đạt đến trạng thái cân bằng.

Lý thuyết này được nghiên cứu dựa vào tình hình kinh tế Mỹ trong những năm 50 của thế kỷ XX và được các nhà kinh tế thừa nhận Tuy nhiên khi tình hình kinh tế trở nên bất ổn, tỷ suất sinh lời từ việc đầu tư ra nước ngoài của Mỹ giảm đến mức thấp hơn tỷ suất sinh lời trong nước, nhưng hoạt động FDI của Mỹ ra nước ngoài vẫn tăng liên tục Do đó, mô hình lý thuyết lợi nhuận cận biên chỉ được xem là bước đầu để nghiên cứu các hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

(3) Lý thuyết chiết trung (Mô hình OLI)

Theo Dunning (1977), mô hình OLI được xây dựng từ các lý thuyết khác về đầu tư nước ngoài và đề xuất ba điều kiện để một doanh nghiệp tiến hành đầu tư ra nước ngoài như sau:

(1) Lợi thế về quyền sở hữu (O – Ownership Advantages): là lợi thế cạnh tranh trong thị trường trong nước mà các doanh nghiệp quốc tế có thể chuyển ra nước ngoài Đây có thể là bằng sáng chế, kỹ thuật công nghệ, thị trường tiêu dùng cuối cùng, nguồn nguyên liệu thô, hoặc nguồn vốn giá rẻ…

(2) Lợi thế về vị trí đầu tư (L – Location Advantage): là đặc điểm cụ thể của quốc gia nhận đầu tư cho phép các doanh nghiệp quốc tế khai thác các lợi thế cạnh tranh Đây có thể là quy mô thị trường, chi phí nhân công, cơ sở hạ tầng, văn hoá,pháp luật và các chính sách của Chính phủ nước nhận đầu tư.

(3) Lợi thế quốc tế hoá (I – Internalisation Advantages): là duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp quốc tế dựa vào việc kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị của doanh nghiệp và lợi thế nhờ hoạt động toàn cầu Đây có thể là chu chuyển vốn hoặc chuyển gía để nâng cao giá trị của các công ty đa quốc gia.

Tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản

Các yếu tố vĩ mô gồm có: Tốc độ tăng GDP thực (Aspachs & cộng sự,

2005; Ferrouhi & Lehadiri, 2013; Vodova, 2011; Munteanu, 2012; Bunda & Desquilbet, 2008; Delécha & cộng sự, 2012; Cucinelli, 2013; Hammami & Boubaker, 2015; Demirgỹỗ- Kunt & cộng sự, 1998; Vừ Xuõn Vinh & Mai Xuõn Đức, 2017), Lạm phát (Bunda & Desquilbet, 2008; Bunda & Desquilbet, 2003; Ferrouhi & Lehadiri, 2013; Vodova, 2011; Munteanu, 2012; Delécha & cộng sự, 2012; Cucinelli, 2013), Khủng hoảng tài chính (Bunda & Desquilbet, 2003; Ferrouhi & Lehadiri, 2013; Vodova, 2011; Delécha & cộng sự, 2012), LS liên NH (Lucchetta, 2007; Vodova, 2011; Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức, 2017), Các chỉ số LS phi RR (Aspachs & cộng sự, 2005; Bunda & Desquilbet, 2003; Ferrouhi &

Lehadiri, 2013; Lucchetta, 2007; Vodova, 2011; Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức, 2017; Munteanu, 2012) 2.4 Tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản

2.4.1 Cơ sở lý luận mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản

Theo Jensen & Meckling (1976), lý thuyết đại diện (agency theory) là học thuyết giải thích mối quan hệ giữa các cổ đông và các nhà quản lý của các doanh nghiệp Đây được xem là lý thuyết nền trong việc xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc vốn chủ sở hữu và RR của các doanh nghiệp, trong đó bao gồm mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và RRTK.

Theo đó, vấn đề người đại diện (agency problem) và mức độ RR của doanh nghiệp sẽ biến thiên theo từng loại cấu trúc vốn chủ sở hữu Tuỳ vào từng cấu trúc vốn sẽ dẫn đến hệ quả mối quan hệ giữa người chủ và người đại diện Ngoài ra, lý thuyết còn cho rằng thông tin bất cân xứng cũng là nguyên nhân dẫn đến phát sinh

RR Theo Franks, Mayer & Renneboog (2001), vấn đề người đại diện sẽ nghiêm trọng hơn nếu doanh nghiệp có cấu trúc vốn chủ sở hữu phân tán do thông tin bất cân xứng giữa các bên, nhưng sẽ giảm nếu doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu tập trung vì các cổ đông lớn, các đối tác lớn sẽ có nhiều động lực để giám sát.

* Lý thuyết về quản trị công ty

Bên cạnh đó, lý thuyết về quản trị công ty cũng cho thấy tác động của cơ cấu vốn sở hữu đến RR doanh nghiệp Theo Shleifer & Vishny (1997), quản trị công ty là cách thức mà các nhà đầu tư bảo vệ quyền lợi của bản thân để chống lại các phát sinh từ xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và cổ đông Theo Berger, Imbierowicz & Rauch (2016), đối với ngành NH, Uỷ ban Basel cũng đưa ra các hiệp ước Basel để nâng cao quản trị công ty trong NH Trong đó, cấu trúc sở hữu là một yếu tố quan trọng thuộc quản trị công ty trong dự báo chỉ số mất khả năng thanh toán của NH.

Theo Laeven & Levine (2009), quản trị công ty yếu kém yếu kém được cho là nguyên nhân dẫn đến RR tăng cao trong ngành NH và góp phần gây nên khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Theo Dong & cộng sự (2014), các khó khăn trong quản trị công ty liên quan đến cấu trúc vốn chủ sở hữu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến RR NH, và các NH có khả năng gia tăng RR rất nhanh theo cách mà khó có thể nhận diện dễ dàng bởi các nhà đầu tư.

* Lý thuyết khả năng thay đổi

Theo Toby (2006) dựa vào lý thuyết khả năng thay đổi mà nghiên cứu về nguồn gốc gây ra RRTK tại các NH Mỹ Kết quả đạt được là tính thanh khoản phụ thuộc khả năng chuyển đổi các tài sản NH Trong trường hợp các người gửi tiền quyết định rút tiền của họ, các NH buộc phải bán các tài sản có tính thanh khoản nhằm đảm bảo tính thanh khoản của NH.

Theo Toby (2006), tác giả cung cấp hai quan điểm đối lập về vốn và thanh khoản Quan điểm thứ nhất, vốn NH có xu hướng cản trở khả năng tạo thanh khoản thông qua “cấu trúc mong manh tài chính” và “cấu trúc lấn át tiền gửi” TheoDiamond & Rajan (2001), tác động của “cấu trúc mong manh tài chính” có xu hướng làm tăng tính thanh khoản trong khi đó tác động của “cấu trúc lấn át tiền gửi” làm giảm tính thanh khoản (Gorton, 2014) Cụ thể, tác động của “cấu trúc lấn át tiền gửi” với điều kiện vốn cao có xu hướng tăng RRTK vì NH có nguồn vốn huy động cao sẽ làm ảnh hưởng đến đa dạng hoá nguồn đầu tư, tham gia các hoạt động đầu tư mạo hiểm và các hoạt động tín dụng mang tính RR cao Vậy theo quan điểm thứ nhất, vốn NH càng cao, tính thanh khoản càng thấp, RRTK càng cao.

Quan điểm thứ hai, vốn cao có thể gia tăng khả năng tạo thanh khoản Theo

Allen & Gale (2004), NH gia tăng RR mất thanh khoản khi có lượng vốn lớn bằng cách tăng dự trữ tài sản có tính thanh khoản cao nhằm thoả mãn nhu cầu thanh khoản của người gửi tiền Theo Repullo (2004), khi NH có lượng vốn càng lớn thì khả năng chịu đựng các loại RR càng cao Vậy theo quan điểm thứ hai, vốn NH càng cao, tính thanh khoản càng cao, RRTK càng thấp.

2.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro của ngân hàng

Saunders & cộng sự (1990) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu NH và chấp nhận RR dựa vào dữ liệu các NH Hoa Kỳ giai đoạn 1979 – 1985 Sử dụng mô hình Pooled OLS cho bảy mô hình tương ứng với bảy loại RR với cùng các biến độc lập, kết quả cho thấy tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng lớn thì RR của NH càng tăng. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng để giám sát tốt hơn việc chấp nhận RR của NH trong suốt khoảng thời gian hạn chế quy định và bãi bỏ các quy định, các cơ quan quản lý nên tăng cường kiểm tra, kiểm soát Hơn nữa, những thay đổi trong cơ cấu sở hữu có thể được sử dụng để cảnh báo sớm cho các thanh tra NH.

Lee (2008) dựa vào dữ liệu bảng của các NH Hàn Quốc giai đoạn 1999 –

2006 phân tích về RR và sở hữu trong nước Sử dụng mô hình Pooled OLS cho sáu mô hình để do lường các chỉ số về đầu tư và RR, kết quả cho thấy các NH có sở hữu trong nước càng cao thì RR của các NH sẽ càng ít, nghĩa là tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng nhiều thì RR của các NH càng cao Ngoài ra nghiên cứu còn đưa ra khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng lớn thì nợ xấu càng tăng Do các NH có sở hữu trong nước lớn thường đề ra các chiến lược cẩn trọng, an toàn và không tham gia vào các hoạt động vi phạm về đạo đức hoặc không có lợi nhuận Nghĩa là đối với các NH có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao thì RR mang lại cho NH càng tăng, theo đó nợ xấu cũng tăng theo.

Hammami & Boubaker (2015) xem xét tác động của cấu trúc sở hữu NH đến

RR NH Tác giả đã sử dụng dữ liệu từ 72 NHTM từ 10 quốc gia Trung Đông và Bắc Phi giai đoạn 2000 – 2010 Tác giả sử dụng mô hình GLS để ước lượng và cho kết quả các NH thuộc sở hữu nước ngoài có nhiều RR hơn các NH thuộc sở hữu trong nước Đặc biệt các NH thuộc nhà nước ít RR hơn Cuối cùng, các NH chưa niêm yết chịu ảnh hưởng của sở hữu gia đình và sở hữu nội bộ, qua đó RR của NH cũng tăng theo Theo đó, các cổ đông gia đình chưa có kinh nghiệm điều hành và kiểm soát RR của NH, các cổ đông nước ngoài thì chưa hiểu rõ được văn hoá bản địa cũng như các chính sách áp dụng chưa thực sự tốt tại các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi Ngoài ra, tình hình chính trị chưa được đề cập nên kết quả nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Laeven (1999) sử dụng dữ liệu của Bankscope từ 54 NHTM ở Indonesia, 25 NHTM ở Hàn Quốc, 34 NHTM ở Malaysia, 29 NHTM ở Philippines và 29 NHTM ở Thái Lan giai đoạn 1992 – 1996 đã cho kết quả sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước làm giảm RR của các NHTM. Trong khi đó, các NHTM có tính chất gia đình hoặc sở hữu nội bộ thì làm tăng RR. Theo Laeven (1999), khi NH thuộc sở hữu của công ty gia đình hoặc thuộc sở hữu nội bộ thì các mối liên hệ giữa các cổ đông và các nhà quản lý của NH nên việc quản lý RR không được tốt 2.4.3 Nghiên cứu thực nghiệm tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng

Goodhart & Schoenmaker (2006) nghiên cứu định tính các NH trong liên minh Châu Âu và sự thất bại của các NH lớn xuyên châu Âu Việc đóng cửa các NH đột ngột như vậy có thể gây ra hoảng loạn và tâm lý bất ổn từ phía người gửi tiền và sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống chung Khi hiệu ứng Domino xảy ra, khách hàng đến

NH để rút tiền với số lượng lớn thì khả năng thanh khoản của các NH không đủ để đáp ứng Do đó, theo nhóm tác giả ở các nước phát triển, tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao làm tăng nguy cơ lây lan RR cho hệ thống NH tại Châu Âu.

Khung lý thuyết

Tóm lại, luận văn đưa ra các khái niệm để các làm rõ các từ ngữ trong tên luận văn và các lý thuyết nền để làm cơ sở lý luận kết quả nghiên cứu như sau:

Bảng 2.2: Khung lý thuyết của luận văn nghiên cứu

Lý thuyết Chủ đề được đề cập đến Các nghiên cứu, luật có liên quan

RRTK và sở hữu nước ngoài Định nghĩa về bản chất của

NHTM Luật TCTD 2010; Rose (1996). Định nghĩa về sở hữu nước ngoài

Các nghiên cứu có liên quan.

Giới hạn tối đa về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VN Nghị định 01/2014/NĐ-CP. Định nghĩa về thanh khoản Duttweiler (2009).

Lý thuyết Chủ đề được đề cập đến Các nghiên cứu, luật có liên quan Đo lường thanh khoản

Aspachs, Nier & Tiesset (2005); Praet & Herzberg (2008); Rychtárik (2009); Vodova (2011). Định nghĩa về RRTK

Thông tư 08/2017/TT-NHNN, Duttweiler (2009). Đo lường RRTK

Athanasoglou, Delis & Staikouras (2006); Demirgỹỗ-Kunt & Huizinga (1999); Trần Hoàng Ngân & Phạm Quốc Việt (2016).

Cơ sở lý luận về dòng vốn đầu tư nước ngoài

Lý thuyết về xuất khẩu tư bản V.I Lênin (2005).

Lý thuyết về lợi nhuận cận biên tác động đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Lý thuyết chiết trung (Mô hình

Lý thuyết thị trường vốn quốc tế

Cơ sở lý luận về

Lý thuyết cho vay thương mại và thanh khoản Smith (1776); Wilson & các cộng sự (2010).

Lý thuyết khả năng thay đổi Moulton (1918).

Lý thuyết về lợi tức dự tính Prochnow (1949).

Cơ sở lý luận mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và RRTK

Lý thuyết đại diện Jensen & Meckling (1976); Franks & cộng sự

Lý thuyết về quản trị công ty

Shleifer & Vishny (1997); Berger & cộng sự (2016); Laeven & Levine (2009); Dong & cộng sự (2014).

Lý thuyết khả năng thay đổi

Toby (2006); Diamond & Rajan (2001); Gorton (2014); Allen & Gale (2004); Repullo (2004).

Các yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài

Khan & Chen (1997); Byrne & Fiess, (2011);Barro & Lee (2001); Calvo & cộng sự (1993);Taylor & Sarno (1997); Bohn & Tesar (1996);Felices & Orskaug (2008); Mody & cộng sự(2001).

Lý thuyết Chủ đề được đề cập đến Các nghiên cứu, luật có liên quan

Các yếu tố tác động đến RRTK

Bunda & Desquilbet (2003); Aspachs & cộng sự (2005); Bunda & Desquilbet (2008); Bonfim & Kim (2012); Vũ Thị Hồng (2015); Bunda & Desquilbet (2003); Ferrouhi & Lehadiri (2013); Lucchetta (2007); Vodova (2011); Roman & Sargu (2015); Munteanu (2012); Cucinelli (2013)

Tác động của sở hữu nước ngoài đến RR của NH

Tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK của NH

Goodhart & Schoenmaker (2006); Schoenmaker & Oosterloo (2007); Demirgỹỗ- Kunt & cộng sự (1998); Micco & cộng sự (2007); Trần Hoàng Ngân & Phạm Quốc Việt (2016); Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức

(2017) Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết luận

Nhìn chung, các nghiên cứu trên nghiên cứu mối quan hệ của sở hữu nước ngoài và RR của NH Các tác giả đưa ra các ý kiến trái chiều nhau, có tác giả kết luận tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì RRTK càng tăng kéo theo hiệu ứng Domino cả nền kinh tế, có tác giả đưa ra khuyến nghị về việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài để kiểm soát RR Bên cạnh đó, RRTK còn chịu các yếu tố như tình hình thị trường liên NH, tình hình thị trường tiền tệ và tình hình hoạt động kinh doanh chung của từng NH Sau đây là bảng tổng hợp các nghiên cứu trước, luận văn đi theo 4 hướng như sau: (i) Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài; (ii) Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK; (iii) Tác động của sở hữu nước ngoài đến RR của NH; (iv) Tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK

Theo Lee (2008), Saunders & cộng sự (1990), Hammami & Boubaker

(2015), Goodhart & Schoenmaker (2006) và Schoenmaker & Oosterloo (2007) đề xuất điều chỉnh tỷ lệ vốn chủ sở hữu, cụ thể là giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài và kiểm soát các cổ đông nước ngoài như sau: (i) Khi tỷ lệ sở hữu nhà nước cao khiến cho các đường lối chính sách không phù hợp để ứng phó với các biến động khi có RR xảy ra, mà các NH nước ngoài có thể làm tốt việc đó, (ii) Đa phần các nghiên cứu tại các nước chưa hoặc đang phát triển nên sự hội nhập còn kém, vì vậy số lượng cổ đông nước ngoài chưa thật sự nổi bật để quản lý RR hiệu quả, (iii) Đối với các quốc gia phát triển, tỷ lệ cổ đông nước ngoài càng tăng khiến cho các chính sách, chiến lược của

NH đó được thực thi không phù hợp do khác văn hoá bản địa, làm ảnh hưởng cả nền kinh tế nói chung và của chính ngành NH nói riêng.

Mặt khỏc, cỏc nghiờn cứu của Laeven (1999), Demirgỹỗ-Kunt & cộng sự

(1998), Detragiache & Gupta (2006); Micco, Panizza & Yanez (2007); Trần Hoàng Ngân & Phạm Quốc Việt (2016) và Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức (2017) nhận định các đối tác NH nước ngoài có đường lối chiến lược và các sáng kiến tốt để quản trị RR cũng như phát triển kinh doanh Ngoài ra, các NH có sở hữu nước ngoài hoạt động tốt hơn, dễ dàng huy động được các nguồn vốn bên ngoài hoặc được sự hỗ trợ từ NH mẹ nếu cần thiết Riờng đối với Demirgỹỗ-Kunt & cộng sự (1998) cũn chỉ ra rằng các NH nước ngoài không làm tăng khả năng khủng hoảng kinh tế tại quốc gia đó, nếu có xảy ra thì các NH nước ngoài có xu hướng làm giảm khủng hoảng và tăng trưởng tài chính ổn định.

Bảng 2.3: Tổng quan các nghiên cứu trước 5

Tác giả Đối tượng nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập

Kết quả tác động Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài

Sử dụng dữ liệu hàng tháng của 9 nước Mỹ Latinh:

Venezuela và 9 nước châu Á giai đoạn 1988 -1992

- ef: Dòng vốn chủ sở hữu ròng - bf: Luồng trái phiếu gộp cr: Xếp hạng tín dụng quốc gia

+ bm: Tỷ giá hối đoái chợ đen 0 i: LS danh nghĩa – LS tín phiếu kho bạc của Hoa Kỳ - r: Lợi tức trái phiếu chính phủ của Hoa Kỳ 0 y: Mức độ sản xuất công nghiệp thực tế của Hoa Kỳ 0

Sử dụng dữ liệu của 8 nền kinh tế mới nổi: Brazil,

Lan và Thái Lan từ năm 1992 đến

Capital flow: Dòng vốn đầu tư

- US one – year Treasury bill: LS ngắn hạn của Hoa Kỳ -

- US ten – year bonds: LS dài hạn của Hoa Kỳ -

- World GDP growth: Tăng trưởng kinh tế thế giởi

- US high – yield spreads: Chênh lệch LS của Hoa Kỳ với các quốc gia nhận đầu tư

Tác giả nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập hình tác động năm 2004 Từ đó ước lượng cho

EME (các quốc gia mới nổi)

- EME bond spreads: Chênh lệch lợi tức kỳ vọng của các trái phiếu của các nền kinh tế mới nổi với Hoa Kỳ

- Credit ratings: Xếp hạng tín dụng

- Domestic stock market index: Chỉ số thị trường chứng khoán của các quốc gia mới nổi

- EME bond spreads: Chênh lệch lợi tức kỳ vọng của các trái phiếu của các nền kinh tế mới nổi với Hoa Kỳ

- Reserves/ Imports: Dự trữ ngoại hối/ Nhập khẩu -

- Consumer price inflation: Lạm phát -

Sử dụng dữ liệu hàng tháng của 32 quốc gia đang phát triển ở châu Á, Đông Âu (bao gồm Liên Xô cũ),

- Dòng vốn vay hợp vốn

Các yếu tố kéo (yếu tố cụ thể của từng quốc gia):

- Chỉ số giá tiêu dùng +/-

- Mức tín dụng trong nước -

- Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên dự trữ -

- Mức sản xuất công nghiệp -

- LS ngắn hạn trong nước 0

Tác giả Đối tượng nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập

Phi và các quốc gia Mỹ Latinh giai đoạn từ tháng

- Tỷ lệ dự trữ trên nhập khẩu +

- Chỉ số chứng khoán trong nước +

Các yếu tố đẩy (yếu tố toàn cầu)

- Sức mạnh tăng trưởng sản lượng của Mỹ +

- Chỉ số trái phiếu các thị trường mới nổi -

- Tỷ giá hoán đổi của Mỹ -

- Mức chênh lệch lợi suất cao của Hoa Kỳ -

Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK

Sử dụng dữ liệu thu thập từ

Bankscope trong giai đoạn 2002 đến 2009 của các

NH tại Châu Âu và Bắc Mỹ.

- Tỷ lệ cho vay/ huy động vốn

- Tỷ lệ liên NH/ tỷ lệ thanh khoản

- CAPITAL: Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1

- COST_INC: Tỷ lệ chi phí/ thu nhập

- LEND_SPEC: Tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản +

- LIQ_X: Các yếu tố thanh khoản còn lại (1 trong 2 biến phụ thuộc còn lại) -

- ROA: Lợi nhuận/ tổng tài sản -

- NIM: Chênh lệch LS cho vay và LS huy động toàn ngành -

Sử dụng dữ liệu từ

- L1: Tỷ lệ tài sản thanh khoản/

- REAL LENDING INTEREST RATE: LS cho vay thực two – way REM

- DEPOSIT TO M2 RATIO: Tổng tài gửi của người dân được giữ trong hệ thống NH -

Tác giả nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập hình tác động nền kinh tế mới nổi từ năm 1995 đến năm 2004.

- L2: Tỷ lệ tài sản thanh khoản/

(Tiền gửi + Cho vay ngắn hạn)

- L3: Tỷ lệ cho vay/ Tổng tài sản

- L4: Tỷ lệ tài sản thanh khoản/

- PUBLIC EXPENDITURES/ GDP: Tỷ lệ chi tiêu công chúng/ GDP -

- RATE OF INFLATION: Tỷ lệ lạm phát -

- RATE OF GROWTH: Tỷ lệ tăng trưởng thực +

- TOTAL DEPOSITS/ GDP: Tỷ lệ huy động/ GDP

- EQUITY TO ASSET RATIO: Tỷ lệ vốn CSH/ Tổng tài sản -

- RELATIVE SIZE: Quy mô NH -

Sử dụng dữ liệu từ 57 NH tại Anh, trên cơ sở hàng quý trong giai đoạn Quý 1 năm

- L 1 : Tỷ lệ tài sản thanh khoản/

- Tỷ lệ tài sản thanh khoản/ Huy động

- SUPPORT: Khả năng nhận được hỗ trợ từ LOLR trong trường hợp thiếu thanh khoản (= 1: hỗ trợ nhiều nhất; = 5: hỗ trợ ít nhất)

- INTEREST MARGIN: Chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản lưu động về mặt lợi tức cao hơn từ các khoản vay +

- LOAN GROWTH: Tăng trưởng hàng quý của tổng số cho vay đối với khu vực phi tài chính -

TOBIN’S Q: !"áthị trường vốn CSH + Giá trị sở sánh của nợ Tỗng tài sản

- GDP GROWTH: Tốc độ tăng trưởng GDP hằng quý UK +

- SHORT TERM INTEREST RATE: LS 3 tháng của Trái phiếu chính phủ

LIQ: Khả năng thanh khoản - CAP: Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản +

Tác giả Đối tượng nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập

Sử dụng dữ liệu của 37 NHTM

VN trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011.

- LDR: Tổng cho vay/ Tổng huy động

- LLR: Dự phòng RR tỉn dụng/ Tổng cho vay 0

- ROE: Lợi nhuận sau thuế/ Vốn CSH +

- NPL: Nợ xấu/ Tổng cho vay +

Sử dụng dữ liệu bảng từ

- Liquid Assets/ Total Assets: Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản

- Net Loans/ Total Assets: Cho vay/ Tổng tài sản

Short Term Funding: Tài sản thanh khoản/ Các khoản tài trợ ngắn hạn

& Borrowing: Tài sản thanh khoản/ Tổng huy động và cho vay

- Interbank Ratio: LS liên NH

- Total assets: Tổng tài sản

- Equity to asset ratio: Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản +

- Presence of prudential regulation: Biến giả sự điều chỉnh thận trọng +

- Lending rate: LS cho vay +

- Public expenditures/ GDP: Chi tiêu công/ GDP +

- Rate of inflation: Lạm phát +

- Rate of growth: Tốc độ tăng trưởng

- Realisation of a financial crisis: Biến giả khủng hoảng tài chính -

- Lag of financial crisis: Độ trễ khủng hoảng tài chính +

Sử dụng dữ liệu bảng từ cơ sở dữ liệu của NH Thế

- L1: Tỷ lệ tài sản thanh khoản/

- CTA: Tỷ trọng vốn của chính NH trên tổng tài sản -

- ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản +

Tác giả nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập hình tác động

NH lớn nhất Ma – rốc.

- L2: Tỷ lệ tài sản thanh khoản/

(Tiền gửi + Cho vay ngắn hạn)

- L3: Tỷ lệ tài sản thanh khoản / Huy động

- L4: Cho vay/ Tổng tài sản (RRTK)

- L5: Cho vay/ (Huy động + Cho vay ngắn hạn)

- L6: (Cho vay NH – Tiền gửi khách hàng)/ Tổng tài sản

- ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 0

- EFL: Tài trợ từ bên ngoài/ Nợ phải trả -

- ETA: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

- UNE: Tỷ lệ thất nghiệp 0

- GPD: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 0

- FIC: Tài sản nước ngoài +

- FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 0

- FA: Khủng hoảng tài chính -

Sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng trong giai đoạn 1998 – 2004 của 5066 NH tại

Châu Âu từ cơ sở dữ liệu

- LTA: Cho vay/ Tổng tài sản (RRTK)

- LIA: Tài sản thanh khoản/

(Tiền gửi + Cho vay ngắn hạn)

- ETA: Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

- NITA: Thu nhập ròng/ Tổng tài sản 0

- DTA: Huy động vốn/ Tổng tài sản

- LLPNIR: Dự phòng RR cho vay/ Doanh thu lãi thuần +

- IR: Tỷ lệ liên NH 0

- R 0 : Chính sách tiền tệ hoặc LS phi RR +

Tác giả Đối tượng nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập

- RELATIONS: = 1 nếu IR > 100 thì NH là người cho vay = 0 nếu IR < 100 thì NH là người đi vay 0

Sử dụng dữ liệu từ 2001 đến 2009 của các NHTM tại Cộng Hoà Séc

- L1: Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản

- L2: Tài sản thanh khoản/ (Huy động + Cho vay ngắn hạn)

- L3: Cho vay/ Tổng tài sản (RRTK)

- L4: Cho vay/ (Huy động + Tài trợ ngắn hạn)

- CAP: Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

- NPL: Nợ xấu/ Cho vay -

- ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

- TOA: log(Tổng tài sản)

- FIC: biến giả cho khủng hoảng kinh tế (Z = 1 nếu là năm 2009, Z = 0 cho các năm còn lại)

- GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế +

- INF: Tỷ lệ lạm phát

- IRM: Chênh lệch giữa LS cho vay và LS huy động

- UNE: Tỷ lệ thất nghiệp

Sử dụng dữ liệu các NH tại

- Liquid: Cho vay/ Tổng tài sản

- TCR: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

- ILTL: Tỷ lệ nợ xấu +/-

- IED: Chi phí lãi vay/ Huy động +/-

Tác giả nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập hình tác động

- ROAE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu +/-

- ROAA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản +/-

- TATSA: Tổng tài sản trên hệ thống NH do chính NH sở hữu

Sử dụng dữ liệu bảng của 27 NH tại Romania từ năm 2002 – 2010 từ dữ liệu của

- L1: Cho vay/ Tổng tài sản (RRTK)

- L2: Tài sản thanh khoản/ (Huy động + cho vay ngắn hạn)

- Tier 1 Capital Ratio: Tỷ lệ vốn cấp 1

- Z-score: [(Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản) + ROA]/ >ROA +

- Impaired Loans/ Gross Loans: Nợ xấu/ Tổng cho vay -

- Loan Loss Provisions/ Net Interest Revenue: Dự phòng RR cho vay/ Doanh thu lãi thuần

- Interbank Funding: Tài sản liên NH/ Nợ liên NH -

- Funding Cost: Chi phí lãi vay/ Tổng nợ phải trả 0

- Cost to income ratio: Tổng chi phí/ Tổng doanh thu tạo ra +

- Interest rate ROBOR: LS ROBOR 0

- Credit risk rate: Tổng dư nợ/ Tổng cho vay và tiền lãi +

- GDP real growth rate: Tốc độ tăng trưởng GDP thực 0

- Unemployment: Tỷ lệ thất nghiệp

- NSFR: Tỷ lệ tài trợ ròng ổn định - SIZE: log (Tổng tài sản) OLS -

Tác giả Đối tượng nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập

Sử dụng dữ liệu của 1080 NH tại châu Âu (60 NH niêm yết, 31 NH bị huỷ niêm yết và 989 NH chưa niêm yết) trong giai đoạn 2006 –

- LCR: Tỷ lệ thanh khoản - LLRR: Tỷ lệ dự phòng RR cho vay +

- CAP: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản 0

- SPEC: Sự chuyên môn hoá trong hoạt động cho vay -

- GDP: Tổng sản phẩm quốc nội +

- DUMMY_CRISIS: (Z = 1: năm 2008 – 2010; Z = 0: còn lại) +

- DUMMY_LISTED: (Z = 1: NH được niêm yết; Z = 0: còn lại) 0

Tác động của sở hữu nước ngoài đến RR của NH

Dữ liệu bảng của các NH Hàn Quốc giai đoạn 1999 –

- Tỷ lệ trái phiếu chính phủ/ chứng khoán đầu tư

- Chứng khoán/ chứng khoán đầu tư

- INSIDER OWNERSHIP: Tỷ lệ sở hữu trong nước

- ASSET SIZE: Quy mô NH

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì RR của NH càng tăng

- > @ : RR phi hệ thống ngắn hạn

- > B : RR thị trường ngắn hạn

- PROP: Phần trăm sở hữu của nhân viên và giám đốc trong NH

- KA: Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản

- FAA: Tỷ lệ tài sản cố định/ tổng tài sản

Tác giả nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập hình tác động giai đoạn 1978 –

- > @ : RR phi hệ thống dài hạn

- ơ B : RR thị trường dài hạn

72 NHTM từ 10 quốc gia Trung Đông và Bắc Phi từ năm 2000 đến năm 2010.

- Tài sản RR (SDROE, SDROA)

- OC 1 : Z = 1: Ít nhất 01 CSH có cổ phần lớn hơn 10%

- OC 2 : Z = 1: Ít nhất 01 CSH có cổ phần lớn hơn 25%

- OC 3 : Z = 1: Có CSH kiểm soát với hơn 50%

- GOVERNMENT: Sở hữu nhà nước: Z = 1: Nhà nước sở hữu hơn 50%

- FOREIGN: Sở hữu nước ngoài: Z = 1: Nhà đầu tư nước ngoài chiếm hơn 50%

- DOMESTIC: Sở hữu trong nước: Z = 1: Nhà đầu tư trong nước chiếm hơn 50%

- MANAGER: Tỷ lệ vốn CSH của người quản lý

- DIRECTORS: Tỷ lệ vốn CSH của giám đốc

- FAMILY: Tỷ lệ vốn CSH của thành viên gia đình

- INSTITUTIONAL: Tỷ lệ vốn CSH của các nhà đầu tư cá nhân

- LISTED: Đã lên sàn chứng khoán: Z = 1: Đã lên sàn

- SPI: Chỉ số bảo vệ cổ đông tối thiểu

Tác giả Đối tượng nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập

- GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

- BANK ZSCORE: Nguy cơ phá sản của NH

- CRISIS: Khủng hoảng: Z = 1: Sau khủng hoảng

- GCC: Thành viên Golf Cooperation Council: Z = 1: Là thành viên

Sử dụng dữ liệu từ BankScope của

- ∆ 92-96 PROV: Biến thiên tỷ lệ trích lập dự phòng RR cho vay

- ∆ 92-96 SHORT: Biến thiên vay ngắn hạn

- STATE: Tỷ lệ sở hữu nhà nước

- FAMILY: Tỷ lệ sở hữu gia đình

- COMPANY: Tỷ lệ sở hữu nội bộ NH

- FOREIGN: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì RR của NH càng giảm

Tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK

Sử dụng dữ liệu bảng từ

IBCA từ 80 quốc gia có ít nhất 50% sở hữu nước ngoài

- Liquidity: Tỷ lệ tiền mặt và dự trữ của NH/ tổng tài sản

- FOREIGN BANK SHARE: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài

- EQUITY/ TA t-1 : Độ trễ của tỷ lệ tài sản/ vốn chủ sở hữu

- NON-INTEREST EARNING ASSETS/ TA: Tỷ lệ tài sản phi lãi/ tổng tài sản

- CUSTOMER & SHORT TERM FUNDING/ TA: Tỷ lệ khách hàng và tài trợ ngắn hạn/ tổng tài sản

Mô hình Logit đa biến

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì RRTK

Tác giả nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập hình tác động giai đoạn 1988 –

- GDP/ CAP: GDP bình quân đầu người

- GROWTH: Tăng trưởng sản lượng nền kinh tế

- REAL INTEREST: LS huy động thực của NH giảm

- Liquidity/ Total Asset: Tỷ lệ tiền mặt và dự trữ của NH/ tổng tài sản

- D C : Z = 1: Năm có khủng hoảng NH

- D FA : Z = 1: Sở hữu nước ngoài là các NH châu Á

- D FN : Z = 1: Sở hữu nước ngoài là các NH ngoài châu Á

35 NHTM tại VN giai đoạn 2009 –

- L3 = Cho vay/ tổng tài sản

- FOWN: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài

- EA: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

- DR: LS huy động thực

- IR: LS liên NH thực

- SMR: Chỉ số biến động LS thị trường

- GDP: Tỷ lệ tăng trưởng GDP

Pooled OLS, FEM, REM và GLS

27 NH trong giai đoạn 2007 – 2013 tại VN.

• L1 = Tài sản thanh khoản cao/ tổng tài sản

- BSIZE: Quy mô hội đồng quản trị, đo bằng tổng số thành viên

- INDEP: Tính độc lập của hội đồng quản trị, đo bằng tỷ lệ thành viên không điều hành trên quy mô

- DUAL: Kiêm nhiệm: Z = 1: Chủ tịch hội đồng quản trị là Tổng giám đốc

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài có tác động

Tác giả Đối tượng nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập

• L2 = Tài sản thanh khoản cao/ tiền gửi và vay ngắn hạn

• L3 = Cho vay/ tổng tài sản

• L4 = Cho vay/ tiền gửi và tài trợ ngắn hạn

- GOV: Tỷ lệ sở hữu nhà nước

- FOR: Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư lớn nước ngoài (từ 5% trở lên)

- PRIV: Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tư nhân lớn trong nước (từ 5% trở lên)

- ROE: Tỷ suất lợi nhuận

- DRES: Đại diện cho quá trình tái cơ cấu NHTM tại VN: Z = 1: Nếu năm khảo sát 2012, 2013, 2014

REM và GLS ngược chiều với RRTK nhưng không có ý nghĩa thống kê

Nguồn: Tổng hợp của tác giảGhi chú: +: Tác động cùng chiều; -: Tác động ngược chiều; +/-: Tác động hai chiều; 0: Không có ý nghĩa

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu 54 3.2 Khung khái niệm

Trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2020, các NHTM tại VN có tốc độ tăng trưởng mạnh về mảng huy động và cho vay Cụ thể giá trị trung bình mẫu 30 NHTM nghiên cứu như sau:

Bảng 3.1: Các chỉ số của các ngân hàng giai đoạn 2009 – 2020 Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Dư nợ cho vay Huy động vốn

396,841,77 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 7

Từ năm 2009 đến năm 2020, dư nợ cho vay tại các NH tại VN tăng từ 47,195 tỷ đồng lên 277,453 tỷ đồng, tương ứng tăng 487.88% Huy động tăng liên tục từ 55,195 tỷ đồng năm 2009 lên đến 320,988 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản tăng đáng kể so với năm 2009.

Các chỉ tiêu cơ bản của ngành NH tăng nhưng phần lợi nhuận sau thuế từ năm

2012 – 2015 có phần suy giảm Nguyên nhân là do: (i) Tình hình lạm phát; (ii) Tác

5 động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 – 2008; (iii) Các gói hỗ trợ của Chính Phủ làm cho NIM lợi nhuận của các NHTM bị giảm đáng kể.

Chi tiết các chỉ số cơ bản của các NH trong mẫu nghiên cứu được thể hiện tại Phụ lục số 35.

Dựa vào các nghiên cứu trước cũng như cơ sở lý thuyết, luận văn đưa ra khung khái niệm các yếu tố tác động đến sở hữu nước ngoài bằng nguồn vốn đầu tư vào VN Hình 3.1: Khung khái niệm của các yếu tố tác động đến sở hữu nước ngoài

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.2 Tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản

Dựa vào khung lý thuyết tại chương 2, bài nghiên cứu đưa ra khung khái niệm để làm rõ các yếu tố tác động đến RRTK và các lý thuyết được sử dụng trong luận văn nghiên cứu.

Hình 3.2: Khung khái niệm của tác động sở hữu nước ngoài đến RRTK

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Lựa chọn các yếu tố tác động đến sở hữu nước ngoài

Dựa vào nghiên cứu của Ngô Sỹ Nam (2020) nghiên cứu các yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào VN để xem xét xu hướng tác động đến tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhằm bảo đảm mục tiêu nghiên cứu thứ nhất.

• LS nước ngoài Áp dụng lý thuyết về xuất khẩu tư bản của Lênin (V.I Lênin, 2005) và lý thuyết về lợi nhuận cận biên (Dougall, 1960) cho rằng dòng vốn sẽ dịch chuyển từ nơi có LS thấp đến nơi có LS cao để tìm kiếm cơ hội đầu tư có lợi nhất Do đó, LS tại chính quốc gia đầu tư không thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nên có sự di chuyển dòng vốn đến các quốc gia mới nổi để kỳ vọng mang lại lợi nhuận cao hơn và tối đa hoá lợi ích của các công ty đa quốc gia về lợi thế quyền sở hữu, vị trí đầu tư và quốc tế hoá (Mô hính OLI – Dunning, 1977).

Theo các nghiên cứu thực nghiệm, LS thực của Hoa Kỳ có tác động đến dòng vốn quốc tế đến các quốc gia mới nổi và đang phát triển (Byrne & Fiess, 2011) Cụ thể theo Calvo & cộng sự (1993); Fernandez – Arias (1996); Felices & Orskaug(2008); Taylor & Sarno (1997); Mody & cộng sự (2001); Ngô Sỹ Nam (2020) chỉ ra rằng LS của Mỹ giảm thì các nước đang phát triển có thể thu hút thêm dòng vốn

7 nước ngoài tạm thời do chi phí vay rẻ hơn, tức là LS ở Mỹ thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi (Taylor & Sarno, 1997).

Về đo lường, theo Byrne & Fiess (2011); Ngô Sỹ Nam (2020); Felices & Orskaug (2008) đo lường LS nước ngoài được tính theo LS thực của Mỹ bằng chênh lệch LS theo LIBOR 3 tháng và tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ.

Theo Dougall (1960) khi xảy ra sự luân chuyển vốn từ nơi LS thấp đến nơi LS cao sẽ kéo theo RR toàn cầu tăng lên, làm tác động trực tiếp đến dòng vốn này Theo Fratzscher (2012); Ngô Sỹ Nam (2020) đo lường RR toàn cầu bằng chỉ số sợ hãi VIX nhằm để xem xét mức độ và chiều hướng tác động của RR toàn cầu tác động lên dòng vốn đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi Kết quả cho thấy, chỉ số VIX tăng sẽ làm giảm dòng vốn đầu tư nước ngoài và ngược lại.

Về khía cạnh lý thuyết, áp dụng mô hình CAPM và mô hình APT cho thấy lợi nhuận kỳ vọng luôn được bù đắp lại với phần bù RR mà nhà đầu tư phải gánh chịu cho khoản đầu tư của chính mình Do đó, RR là yếu tố không thể loại trừ đối với các khoản đầu tư, với RR càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng của các nhà đầu tư cũng cao tương ứng với phần RR gánh chịu.

• Hiệu suất sản xuất công nghiệp Áp dụng mô hình Heckscher – Ohlin, các quốc gia xuất khẩu các sản phẩm sử dụng những yếu tố nội tại của chính quốc gia đó và nhập khẩu những yếu tố khan hiếm của quốc gia đó Theo đó, khi quốc gia đó không có thế mạnh về các yếu tố nội tại để giữ chân dòng vốn đầu tư, các dòng vốn sẽ dịch chuyển đến nơi có LS hấp dẫn cũng như đáp ứng các điều kiện để tăng giá trị của các công ty đa quốc gia, kéo theo hiệu suất sản xuất công nghiệp của quốc gia đầu tư có giảm do các nhà máy xí nghiệp được chuyển sang các quốc gia nhận đầu tư.

Theo Çulha (2006), hiệu suất sản xuất công nghiệp là một trong các nhân tố đẩy quan trọng phản ánh sự sẵn có của các khoản đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Hiệu quả sản xuất công nghiệp có tác động mạnh đến dòng vốn ngoại của các quốc gia đang phát triển, cụ thể tốc độ tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp tốt sẽ thúc đẩy xuất khẩu tăng mạnh, đồng nghĩa với việc dòng vốn đầu tư vào các nước này có khả năng tăng.

Theo Çulha (2006); Ngô Sỹ Nam (2020) lấy căn cứ hiệu quả sản xuất công nghiệp tại Hoa Kỳ để xem xét tác động của biến độc lập này đến thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài của các quốc gia đang phát triển.

Tại VN, cung tiền trong nước được NHNN điều chỉnh bằng chính sách tiền tệ, tuỳ theo từng mục đích trong từng thời kỳ mà NHNN thi hành chính sách tiền tệ mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt Chính sách tiền tệ được điều hành thông qua ba công cụ của chính sách tiền tệ là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở.

Cung tiền là yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát và LS của nền kinh tế Thứ nhất, đối với dự trữ bắt buộc, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, làm cho vốn khả dụng của các NHTM giảm, qua đó làm giảm khả năng cho vay, giảm khả năng tạo tiền và cung tiền giảm Thứ hai, đối với tái cấp vốn, LS tái cấp vốn giảm làm cho nhu cầu tái cấp vốn của các NHTM tăng, làm tăng khả năng cho vay của NHTM và cung tiền tăng theo Thứ ba, đối với nghiệp vụ thị trường mở, NHNN bán tín phiếu kho bạc làm cho dự trữ của NHTM giảm làm cho dự trữ để mở rộng cho vay của các NH giảm kéo theo cung tiền giảm Ngoài ra, nghiệp vụ thị trường mở còn tác động đến LS như sau: Khi NHNN bán tín phiếu kho bạc làm cho dự trữ của các NHTM giảm, cung vốn của các NHTM giảm kéo theo LS ngắn hạn tăng, LS thị trường tăng.

Theo Calvo & cộng sự (1993) nếu tăng cung tiền hơn mức cần thiết sẽ đẩy lạm phát và tăng tỷ giá hối đoái thực Do đó, mối quan hệ giữa cung tiền và dòng vốn đầu tư nước ngoài là mối quan hệ tổng hoà.

• Thu nhập từ chứng khoán trong nước Áp dụng lý thuyết về xuất khẩu tư bản của Lênin cho rằng lợi ích của xuất khẩu tư bản là tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất Và theo lý thuyết về lợi nhuận cận biên của Dougall (1960) đưa ra lý thuyết về lợi nhuận cận biên như sau: dòng vốn đầu tư sẽ dịch chuyển từ nơi có LS thấp sang nơi có LS cao cho đến khi đạt đến trạng thái cân bằng Từ đây đưa ra yếu tố thu nhập từ thị trường tài chính, cụ thể là thị

9 trường chứng khoán của quốc gia nhận đầu tư là yếu tố kiên quyết để các nhà đầu tư ngoại xem xét rót vốn vào thị trường.

Về phía thực nghiệm, các nghiên cứu (Bohn & Tesar, 1996; Calvo & cộng sự, 1993; Chuhan & cộng sự, 1998; Felices & Orskaug, 2008; Mody & cộng sự, 2001; Ngô Sỹ Nam, 2020) chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động trong nước tác động đến thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, do các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang thị trường nước ngoài với lợi nhuận kỳ vọng cao Nghĩa là thị trường chứng khoán trong nước mang về lợi nhuận càng cao thì dòng vốn đầu tư nước ngoài càng cao Tuy nhiên kéo theo cũng là RR đi kèm khi đầu tư vào các quốc gia đang phát triển (mô hình CAPM và mô hình APT).

Tăng trưởng kinh tế là yếu tố đáng để xem xét một quốc gia có nên đầu tư hay không Khi một quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng thì doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu cao, dòng vốn đầu tư nước ngoài có kỳ vọng tăng Theo Felices & Orskaug (2008); Valdes & cộng sự (2001); Ngô Sỹ Nam (2020) chỉ ra rằng tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tích cực đến việc cung cấp vốn để các quốc gia đang phát triển.

Mô hình nghiên cứu tác động sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản 61 1 Mô hình nghiên cứu

Bảng 3.4: Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu

Tên biến Ký hiệu Công thức Dấu kỳ vọng

Dấu của các bài trước

RRTK (Liquidity Risk) LR Cho vay Tổng tài sản

Athanasoglou, Delis & Staikouras (2006); Demirgỹỗ-Kunt & Huizinga (1999); Trần Hoàng Ngân & Phạm Quốc Việt (2016); Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức (2017); Ferrouhi

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài FOREIGN CP của nước ngoài

Tổng số CP phát hành —

Hammami & Boubaker (2015); Laeven (1999); Demirgỹỗ- Kunt & cộng sự (1998); Vừ Xuân

Vinh & Mai Xuân Đức (2017) Không ý nghĩa

Trần Hoàng Ngân & Phạm Quốc Việt (2016)

RR tín dụng (Credit Risk) CR Dự phòng RR tín dụng

Vũ Thị Hồng (2015); Võ Xuân Vinh & MaiXuân Đức (2017); Delécha & cộng sự (2012);Cucinelli (2013); Trenca & cộng sự (2015);

Tên biến Ký hiệu Công thức Dấu kỳ vọng bài trước

Arif & Nauman Anees (2012); Delécha & cộng sự (2012); Phan Thị Mỹ Hạnh & Tống Lâm Vy (2019)

Quy mô NH SIZE Log (Tổng tài sản) —

Vũ Thị Hồng (2015); Saunders & cộng sự (1990); Hammami & Boubaker (2015); Laeven (1999)

Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức (2017); Cucinelli (2013); Lucchetta (2007); Ferrouhi

& Lehadiri (2013); Aspachs & cộng sự (2005); Bunda & Desquilbet (2008); Bonfim & Kim (2012); Lee (2008); Trần Hoàng Ngân & Phạm Quốc Việt (2016); Phan Thị Mỹ Hạnh & Tống Lâm Vy (2019); Trương Quang Thông (2013)

Vodova (2011); Bunda & Desquilbet (2003); Lucchetta (2007); Trần Thị Thanh Nga & Trầm Thị Xuân Hương (2018)

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu EQUITY Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản — +

Bunda & Desquilbet (2003); Phan Thị MỹHạnh & Tống Lâm Vy (2019); Trương QuangThông (2013); Trần Thị Thanh Nga & TrầmThị Xuân Hương (2018)

Tên biến Ký hiệu Công thức Dấu kỳ vọng

Dấu của các bài trước

Bunda & Desquilbet (2008); Lucchetta (2007); Vodova (2011); Vũ Thị Hồng (2015); Aspachs

& cộng sự (2005); Trần Hoàng Ngân & Phạm Quốc Việt (2016); Saunders & cộng sự (1990) Không ý nghĩa

Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức (2017)

Tỷ lệ cho vay/ huy động vốn LDR

Cho vay Huy động vốn

+ Vũ Thị Hồng (2015); Bonfim & Kim (2012) Không ý nghĩa Lucchetta (2007)

Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (Return on

Bonfim & Kim (2012); Aspachs & cộng sự (2005); Vũ Thị Hồng (2015)

LS huy động thực trung bình (Deposit Rate) DR LS huy động kỳ hạn 12 tháng – Lạm phát năm +/-

Aspachs & cộng sự (2005); Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức (2017);

+/- Demirgỹỗ - Kunt & cộng sự (1998) Không ý nghĩa Vodova (2011); Munteanu (2012)

LS liên NH kỳ hạn 1 tháng – Lạm phát năm +

+ Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức (2017)Không ý nghĩa Lucchetta (2007); Vodova (2011)

Tên biến Ký hiệu Công thức Dấu kỳ vọng bài trước

Chỉ số biến động LS thị trường SMR I K 1 L OU T

Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức (2017)

Tăng trưởng kinh tế GDP Log (GDP) —

Bunda & Desquilbet (2003); Vodova (2011); Cucinelli (2013); Aspachs & cộng sự (2005); Phan Thị Mỹ Hạnh & Tống Lâm Vy (2019)

Bunda & Desquilbet (2008); Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức (2017); Trương Quang Thông (2013)

Ferrouhi & Lehadiri (2013); Munteanu (2012); Demirgỹỗ- Kunt & cộng sự (1998); Hammami

Chênh lệch LS cho vay và

LS huy động toàn ngành NIM LS cho vay – LS huy động —

Trần Thị Thanh Nga & Trầm Thị Xuân Hương (2018)

Bonfim & Kim (2012); Delécha & cộng sự (2012)

Không ý nghĩa Vodova (2011) Ghi chú: + là tác động cùng chiều, – là tác động ngược chiều, +/- là phi tuyến

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Khung phân tích

Dựa vào khung khái niệm, luận văn phân tích định tính các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài theo 2 nhân tố chính là nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.

Theo đó, nhân tố bên trong là cầu của dòng vốn đầu tư nước ngoài là các yếu tố của chính quốc gia nhận dòng vốn đầu tư Trong đó, nhân tố bên trong là cung tiền ra nền kinh tế, thu nhập từ chứng khoán, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Trong khi đó, nhân tố bên ngoài là cung của dòng vốn là các yếu tố quyết định mức độ đầu tư của các nhà đầu tư ngoại quốc vào thị trường VN Trong đó, nhân tố bên ngoài là LS nước ngoài, RR toàn cầu và hiệu suất sản xuất công nghiệp.

Hình 3.3: Khung phân tích của sở hữu nước ngoài

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.5.2 Tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản

Dựa vào khung khái niệm, tác giả đưa ra khung phân tích nhằm chọn lọc lại các khái niệm trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu và cho thấy mối liên hệ giữa các nhân tố.

Theo bài nghiên cứu có tổng cộng 11 biến độc lập: sở hữu nước ngoài, RR tín dụng, quy mô NH, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay/ huy động vốn, lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản, LS huy động thực, LS liên NH thực, chỉ số biến động LS thị trường, tăng trưởng kinh tế và chênh lệch LS cho vay và LS huy động.

Hình 3.4: Khung phân tích của của tác động sở hữu nước ngoài đến RRTK

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nguồn dữ liệu

3.6.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sở hữu nước ngoài

Các yếu tố ảnh hưởng đến sở hữu nước ngoài được nghiên cứu định tính do không đủ cơ sở dữ liệu để làm mẫu nghiên cứu định lượng Dữ liệu được tổng hợp từ Worldbank, Vietstock và các trang web uy tín trong vào người nước từ năm 2000 đến năm 2020.

Bảng 3.5:Nguồn dữ liệu của các yếu tố ảnh hưởng đến sở hữu nước ngoài

Biến Giải thích biến Nguồn

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Worldbank

Chênh lệch giữa LIBOR kì hạn 3 tháng và tỷ lệ lạm phát Hoa Kỳ

Worldbank https://www.global-rates.com

RR toàn cầu Chỉ số VIX – Index http://www.cboe.com/vix

Hiệu suất sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp của

Thay đổi trong cung tiền M2 của

VN https://finance.vietstock.vn

Biến Giải thích biến Nguồn

Thu nhập từ chứng khoán trong nước

Tỷ suất lợi nhuận của chỉ số VNIndex vào ngày đóng cửa cuối cùng của năm t so với năm t – 1 https://finance.vietstock.vn

Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm quốc nội tại VN Worldbank

Lạm phát Tỷ lệ lạm phát tại VN Worldbank

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.6.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản

Bài nghiên cứu dựa vào dữ liệu bảng (penal data) không cân bằng Dữ liệu được tổng hợp từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên của 30 NHTM giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020 và từ trang web của NHNN VN Bên cạnh đó các số liệu vĩ mô được thu thập từ Worldbank và Tổng Cục Thống Kê.

Bảng 3.6: Nguồn dữ liệu của các biến trong mô hình tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK

LR Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên Tổng tài sản Cho vay

FOREIGN Báo cáo thường niên Cổ phần của cổ đông nước ngoài Tổng số cổ phần phát hành

CR Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên Dự phòng RR tín dụng Tổng tài sản

SIZE Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên Log (Tổng tài sản)

EQUITY Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

LDR Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên Huy động vốn Cho vay

ROA Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên Tổng tài sản EAT

DR Worldbank LS huy động kỳ hạn 12 tháng – Lạm phát năm

IR Website NHNN VN LS liên NH kỳ hạn 1 tháng – Lạm phát năm

SMR Website NHNN VN J L 1 M PV U

NIM Worldbank LS cho vay – LS huy động

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng dữ liệu bảng (panel data) được hồi quy theo 3 cách: mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, GLS bằng phần mềm Stata 13 để nghiên cứu tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK của các NHTMVN.

3.7.1 Mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS)

Phương pháp OLS dữ liệu gộp (Pooled OLS) được sử dụng với giả định không có sự khác biệt giữa các đơn vị chéo, theo đó, hằng số (α) được sử dụng chung cho tất cả đơn vị chéo Giả định này chỉ đúng khi tất cả đơn vị chéo là đồng nhất (homorgeneous), và điều này hiếm xảy ra trong thực tế.

Y it = α + β 1 X it,1 + β 2 X it,2 + … + β k X it,k + u it

- β 1, β 2, β k…: là hệ số ước lượng tác động của biến giải thích X it,k

Mô hình có thế được viết gọn như sau:

Trong mô hình, các tham số ước lượng đều là tham số chung cho tất cả các đơn vị chéo Mô hình trên cho thấy biến Y it sẽ chịu tác động như thế nào của các biến X it,k mà không quan tâm đến đặc trưng riêng của từng đơn vị chéo Nói cách khác, mô hình không phản ánh được sự khác nhau của các đơn vị chéo trong mẫu nghiên cứu vì cả hai tham số ước lượng đều không thay đổi theo đơn vị chéo.

Mô hình có thể được ước lượng bằng phương pháp OLS (được gọi là pooled OLS regression) Để các ước lượng của β bằng phương pháp OLS nhất quán và hiệu quả, cần có thêm 2 giả định: var (u it ) = σ 2

Ngoài ra, phải lưu ý rằng:

- α ở đây chính là hằng số chung cho tất cả đơn vị chéo và hằng số này không tương quan với X it,k để mô hình không vướng phải vấn đề biến bị bỏ sót

- Sai số của mô hình cũng không tương quan với X it,k vì nếu không mô hình sẽ vướng phải vấn đề nội sinh:

• E (X it,k , u it ) = 0 [X it,k là biến ngoại sinh]

3.7.2 Mô hình tác động cố định (FEM)

Mô hình phổ biến dùng dữ liệu bảng là mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model, FEM) Khi các đơn vị chéo được quan sát không đồng nhất, FEM được sử dụng để phản ánh tác động của k biến giải thích X it,k đến biến phụ thuộc Y it có tính đến đặc trưng riêng của từng đơn vị chéo Theo đó, FEM giả định các hệ số hồi quy riêng phần giống nhau giữa các đơn vị chéo, nhưng các hệ số chặn hồi quy được phân biệt giữa các đơn vị chéo.

Y it = α i + β 1 X 1,it + β 2 X 2,it + … + β k X k,it + u it (*)

Mô hình (*) là một hệ phương trình, được viết cụ thể như sau:

Y Nt = α N + β 1 X 1,Nt + β 2 X 2,Nt + … + β k X k,Nt + u Nt

Hoặc được viết ngắn gọn như sau:

Các tham số ước lượng trong mô hình (*) có ý nghĩa như sau:

- Tham số β k chung cho tất cả các đơn vị chéo phản ánh tất cả các đơn vị chéo phản ánh các đơn vị chéo có tốc độ tăng giống nhau.

- Tham số α i bao gốm hệ số chặn và biến bị bỏ sót của từng đơn vị chéo, được gọi là tham số đặc trưng của đối tượng (subject – specific parameters), đồng thời cũng được gọi là thành phần tác động cố định (fixed effect) Tác động cố định ở đây có nghĩa rằng α i không thay đổi theo thời gian Sự xuất hiện của α i giúp phản ánh sự không đồng nhất giữa các đơn vị chéo do tác động của các biến không thể quan sát được, nhờ đó, FEM giải quyết được vấn đề biến bị bỏ sót.

FEM có các giả định như sau:

- E (u it |Xi, α i ) = 0 [trung bình bằng 0]

- var (u it |Xi, α i ) = var (u it ) = σ T Y[phương sai không đổi cho tất cả t = 1,…,T]

- cov (u it , u is |Xi, α i ) = 0 với t ≠ s [các sai số ngẫu nhiên không tương quan với nhau]

- Với điều kiện của X i và α i , u it là độc lập và nhất quán Do đó, sai số ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn u it ~ N (0;σ T [)

3.7.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)

Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model, REM) còn được gọi là mô hình các thành phần sai số (Error components model) Tương tự như FEM, REM có thể xác định được:

- Hệ số chặn khác nhau cho từng đơn vị chéo

- Tác động chung (không thay đổi theo đơn vị chéo) của các biến giải thích Tuy nhiên, khác với FEM, trong REM, các hệ số chặn của từng đơn vị chéo được phát sinh từ:

- Một hệ số chặn chung α không đổi theo đối tượng và thời gian

- Và một biến ngẫu nhiên ε i (không tương quan với X it,k ) là một thành phần của sai số thay đổi theo đối tượng nhưng không đổi theo thời gian (chính vì vậy mô hình còn được là mô hình các thành phần sai số) ε i đo lường độ lệch ngẫu nhiên (random deviation) giữa hệ số chặn của mỗi đối tượng và hệ số chặn chung α Như vậy, FEM cho rằng các đơn vị chéo khác nhau ở hệ số chặn cố định, trong khi REM cho rằng các đơn vị chéo khác nhau ở sai số.

Mô hình REM được trình bày như sau:

Y it = α + β 1 X 1,it + β 2 X 2,it + … + β k X k,it + ω it

- α: Hệ số chặn chung của tất cả đơn vị chéo

- ω it : Sai số phức hợp (composite error term or error components)

- ε i trong thành phần của ω it phản ánh tác động đặc trưng của từng đơn vị chéo và được gọi là thành phần tác động ngẫu nhiên (random effect)

- ν it : Hạng nhiễu không tương quan lẫn nhau giữa các đối tượng (còn gọi là

- ương quan chéo, cross – correlation) và không tương quan chuỗi trong cùng đối tượng

3.7.4 Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp

Kiểm định F (F – test): Kiểm định F để lựa chọn mô hình để lựa chọn giữa mô hình Pooled Regression (POOLED) và mô hình Fixed effect (FEM) Giả thuyết của kiểm định F như sau:

Nếu β > α, chấp nhận H 0 , chọn mô hình Pooled Regression

Nếu β < α, bác bỏ H 0 , chọn mô hình Fixed Effect

Kiểm định Breusch Pagar: Kiểm định α i có phải là đại lượng ngẫu nhiên hay không để lựa chọn giữa mô hình Pooled Regression (POOLED) và mô hình Random Effect (REM) Giả thuyết được đặt ra như :

Nếu β > α, chấp nhận H 0 , α i không phải là đại lượng ngẫu nhiên, chọn mô hình Pooled Regression Nếu β < α, bác bỏ H 0 , α i là đại lượng ngẫu nhiên, chọn mô hình Random Effect.

Kiểm định Hausman: Sau khi ước lượng, tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu n Gỉa thuyết được đặt ra như sau:

H 0 : Ước lượng của FEM và REM không khác nhau

H 1 : Ước lượng của FEM và REM là khác nhau

3.7.5 Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS)

Một cách tổng quát, chúng ta không biết được cấu trúc của phương sai của sai số thay đổi (σ_(i)) ), làm cho việc ước lượng GLS khó thực hiện Để thực hiện được thì phải ước lượng của σ bằng cách dùng các phương trình hồi quy của tác giả

Glejser, Breush-Pagan, God Fray, White.

Giả định phương sai của phần dư có mối quan hệ luỹ thừa với tổ hợp tuyến tính các biến giải thích sau:

Nếu mô hình được chọn trước có xảy ra hiện tượng tự tương quan hay phương sai thay đổi qua các biến hoặc cả hai, tác giả có thể sử dụng mô hình này để khắc phục hiện tượng này.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Hình 4.1: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN và LS thực LIBOR 3 tháng tại Mỹ giai đoạn 2000 – 2020

Nguồn: Tác giả tổng hợp, xem thêm phụ lục 1

Với dữ liệu từ năm 2000 – 2020, dòng vốn đầu tư trực tiếp vào VN có mối liên hệ khá rõ với LS nước ngoài (cụ thể nghiên cứu xem xét với LS thực LIBOR 3 tháng) Cụ thể theo hình 4.1 cho thấy mối liên hệ giữa FDI và LS thực tại Mỹ có biến động ngược chiều với nhau, tức là LS ở Hoa Kỳ càng cao sẽ làm giảm dòng vốn vào VN.

Xét về khía cạnh lý thuyết, áp dụng lý thuyết về lợi nhuận cận biên của(Dougall, 1960) khi LS Hoa Kỳ tăng sẽ kéo theo giá trị đồng USD tăng, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng theo làm cho giá trái phiếu giảm Do đó, các nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ nước ngoài về Hoa Kỳ để gia tăng giá trị tài sản tính bằng đồng USD, có nghĩa là các dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ rời khỏi các thị trường

1 mới nổi trong đó có VN.

Xét về khía cạnh thực tiễn, các nghiên cứu của (Dougall, 1960; Calvo & cộng sự, 1993; Fernandez – Arias, 1996; Taylor & Sarno, 1997) đều rút ra kết luận mức

LS của Mỹ giảm thì các nước đang phát triển có thể thu hút thêm dòng vốn nước ngoài tạm thời do chi phí vay rẻ hơn.

Trong giai đoạn 2000 – 2006, VN chưa gia nhập vào các hiệp định thương mại tự do trừ AFTA hiệu lực năm 1993 nên phần vốn FDI đầu tư vào VN còn rất thấp Do đó, thị trường VN chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư ngoại Trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế năm 2008, hàng loạt các hiệp định thương mại tư do có hiệu lực giúp VN mở cửa nền kinh tế Cùng lúc đó, LS tại thị trường Hoa Kỳ không thu hút các nhà đầu tư nên các quốc gia đang phát triển là nơi các dòng vốn tập trung về trong đó có VN Trong những năm từ 2010 đến năm 2018, LS thực LIBOR đều âm nên thị trường Mỹ sẽ không hấp dẫn, cùng lúc đó tỷ giá hối đoái VND/USD liên tục tăng làm cho thị trường VN nhận được nhiều nguồn vốn ngoại làm cho dòng vốn FDI tăng mạnh và đạt đỉnh vào năm 2020.

Hình 4.2: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN và chỉ số VIX giai đoạn

Chỉ số VIX được xây dựng bởi CBOE (Chicago Board Option Exchange) để đo mức độ biến động của thị trường chứng khoán trong 30 ngày tới Nói rõ hơn, chỉ số VIX được xem là chỉ báo nỗi sợ hãi hoặc mức độ cảm tính của thị trường cho giới đầu tư. Như hình 4.2 cho thấy chỉ số VIX và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có mối liên hệ không được rõ nét.

Về mặt lý thuyết, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là kỳ hạn đầu tư tương đối dài nên việc thay đổi hoặc rút vốn tương đối khó nên trong ngắn hạn sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều Tuy nhiên, đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi chỉ số VIX, khi chỉ số VIX tăng thì dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) sẽ giảm Nguyên nhân là do FPI là đầu tư vào các tài sản tài chính trên thị trường tài chính nên việc thoái vốn tương đối đơn giản và tác động trong ngắn hạn.

4.1.3 Hiệu suất sản xuất công nghiệp

Hình 4.3: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN và chỉ số công nghiệp Mỹ giai đoạn 2000 – 2020

Nguồn: Tác giả tổng hợp, xem thêm phụ lục 3

Mối liên hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chỉ số sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ là đồng biến (Hình 4.3) ngoại trừ giai đoạn 2019 – 2020 khi dòng vốn đầu tư FDI tăng kỷ lục.

Về mặt lý thuyết, theo mô hình Heckscher – Ohlin (Mô hình H – O) đã đưa ra lý thuyết: Quốc gia nào có nhiều yếu tố đầu vào hơn thì sẽ xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào đó và nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào kia Từ đó, hệ thống các quốc gia sẽ phân bổ sản xuất tối ưu thông qua thương mại quốc tế Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng mô hình OLI của Dunning (1977) để xác định lợi thế của VN trong việc thoả mãn các nhu cầu vốn ngước ngoài Thứ nhất, lợi thế về quyền sở hữu, VN có lợi thế trong nguồn nguyên liệu thô như than đá và thị trường tiêu dùng cuối cùng của một vài sản phẩm Thứ hai, lợi thế về vị trí đầu tư,

VN có nguồn lao động giá rẻ cũng như các chính sách về thuế và hỗ trợ các doanh nghiệp FDI đầu tư vào VN Thứ ba, lợi thế quốc tế hoá, các công ty đa quốc gia mở rộng chi nhánh hoặc công ty con tại VN phù hợp để chu chuyển vốn và chuyển giá nhằm nâng cao giá trị của công ty Theo Dunning (1977) còn cho rằng lợi thế về quyền sở hữu và lợi thế quốc tế hoá là yếu tố “đẩy” còn lợi thế về vị trí đầu từ là yếu tố “kéo” đối với FDI.

Về thực nghiệm nghiên cứu, nghiên cứu của (Çulha, 2006; Mody & cộng sự,

2001) cho rằng chính nội tại là hiệu quả sản xuất công nghiệp tại chính quốc gia nhận đầu tư là nhân tố đẩy giúp thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tuy nhiên, theo Mody & cộng sự (2001) tốc độ tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp là dấu hiệu của một nền kinh tế thế giới khả quan và thúc đẩy xuất khẩu tại các quốc gia đang phát triển, kéo theo nguồn vốn vào các nước này sẽ tăng.

Trong giai đoạn 2000 – 2007, chỉ số sản xuất công nghiệp Hoa Kỳ tăng mạnh cũng như dòng vốn FDI đầu tư vào VN cũng tăng Chỉ số sản xuất công nghiệp Mỹ tăng là do bong bóng thị trường bất động sản và bong bóng chứng khoản Và đây cũng là nguyên nhân làm cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 Thứ nhất, cácTCTD cho các nhà đầu tư vay để đầu tư bất động sản (kể cả cho vay thế chấp dưới chuẩn) Khi bong bóng thị trường nhà ở vỡ thì người đi vay không trả được nợ dẫn tới bị tịch biên nhà thế chấp Nhưng do giá nhà đang xuống khiến tài sản tịch biên không bù đắp nổi Vì vậy, các NH rơi vào khó khăn (Ngô Hướng, 2015) Thứ hai,theo Ngô Hướng (2015) khi bong bóng chứng khoán đạt đủ độ lớn để vỡ, tức là khi điểm chứng khoán lên đến đỉnh điểm, các nhà đầu tư sành sỏi đã vội thoát ra khỏi thị

Nguồn: Tác giả tổng hợp, xem thêm phụ lục 4

5 trường, trong khi đó các nhà đầu cơ “cừu non” không kịp phản ứng liền bị xoáy vào cơn tụt giá của thị trường.

Trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, chỉ số sản xuất công nghiệp

Mỹ giảm nghiêm trọng nguyên nhân là do tình trạng thất nghiệp và các doanh nghiệp thi nhau phá sản Theo Louis (2008) cho rằng nguyên nhân sâu xa của thất nghiệp chính là tình trạng đói tín dụng gây ra Nó làm cho doanh nghiệp không thể sản xuất được và buộc phải sa thải lao động để tiết kiệm chi phí Khi bị sa thải đồng nghĩa với việc họ không có thu nhập thì họ sẽ thắt chặt chi tiêu Doanh nghiệp lại không bán được hàng hoá để quay vòng vốn sản xuất tiếp để sinh lời Doanh nghiệp lại tìm đến NH để vay nhưng trong tình trạng khủng hoảng đặc biệt là đang đói tín dụng thì việc cho vay là quá khó khăn Như vậy vòng luẩn quẩn lại tiếp tục nữa cho đến khi doanh nghiệp phá sản Cũng đồng nghĩa với việc thất nghiệp càng trầm trọng hơn.

Hậu khủng hoảng, nền kinh tế dần khôi phục, các dòng vốn chảy vào các quốc gia mới nổi tiếp tục gia tăng (trong đó có VN) Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ cũng được cải thiện Tuy nhiên trong giai đoạn 2019 –

2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nên chỉ số công nghiệp của Hoa Kỳ giảm mạnh 4.1.4 Cung tiền trong nước

Hình 4.4: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tốc độ tăng trưởng M2 tại VN giai đoạn 2000 – 2020

Nguồn: Tác giả tổng hợp, xem thêm phụ lục 6

Hình 4.4 cho thấy mối liên hệ giữa cung tiền và dòng vốn FDI là nghịch biến, theo đó khi cung tiền M2 giảm đồng nghĩa với việc tăng LS cho vay nhằm hạn chế đầu tư và chống lạm phát, điều này làm cho các doanh nghiệp buộc phải thu hút dòng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, điều này sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI đầu tư vào VN.

Theo Calvo & cộng sự (1993) cho rằng khi tăng cung tiền (ở mức độ chấp nhận) sẽ làm giảm LS NH, từ đó kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh và tạo công ăn việc làm vì mục tiêu chống suy thoái Tuy nhiên, nếu tăng cung tiền quá mức cần thiết sẽ đẩy mạnh lạm phát và tăng tỷ giá hối đoái Ngược lai, việc giảm cung tiền sẽ cần thiết trong giai đoạn khủng hoảng để chống suy thoái Do đó, mối quan hệ giữa cung tiền và dòng vốn đầu tư nước ngoài là mối quan hệ tổng hoà.

Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2020, cung tiền M2 ra nên kinh tế luôn tăng liên tục nhưng tốc độ cung tiền có phần thay đổi qua các năm Nguyên nhân là do

Ưu điểm và nhược điểm của việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài

Việc các nhà đầu tư ngoại góp vốn vào ngành NH sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành, song song đó các thách thức mang lại cho ngành cũng tương đối nhiều khi tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

Xét về khía cạnh quản lý, vai trò của các NH nước ngoài giúp tạo áp lực cạnh tranh giữa các NHTM nội địa, giúp tăng hiệu quả của hệ thống NH Ngoài ra, các nhà đầu tư ngoại sẽ góp phần xây dựng hệ thống NH ổn định với các chính sách chiến lược mở rộng thị trường trung hạn.

Xét về khía cạnh giải quyết các khoản nợ xấu, các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực chuyên môn, quản lý tài chính để quản lý các tài sản đang bị áp lực nợ.Cũng

0 như đưa ra các chính sách, quy trình đảm bảo khả năng thu hồi nợ của NH khi xảy ra các vấn đề liên quan đến RR tín dụng.

Xét đến lợi ích mang lại từ việc tăng sở hữu nước ngoài trong ngành NH, luận văn chia thanh 7 tác động chính, cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Lợi ích của việc tăng sở hữu nước ngoài

STT Tác động Hiệu ứng

1 Phát triển thị trường vốn

- Tăng nguồn vốn (vốn chủ sở hữu) trong dài hạn

- Phát triển thêm các công cụ mới cho thị trường vốn

- Đa dạng hoá nguồn vốn huy động

Thu hút thêm các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Đẩy mạnh dòng vốn đầu tư, nâng cao thị phần và giá trị NH

- Tăng tính minh bạch trong NH

- Nâng xếp hạng NH nói riêng và thị trường tài chính nói chung

3 Giảm sự phụ thuộc vào cho vay

- Đa dạng hoá nguồn thu

- Giảm chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn và cho vay của NH

- Cải thiện RR tín dụng, cải thiện tài chính cho NH

4 Tiếp nhận và triển khai công nghệ

- Tăng tính cạnh tranh trong nội bộ ngành NH

- Nâng cao công nghệ, đảm bảo an ninh thông tin cho các khách hàng

5 Cải thiện quản trị RR

- Giảm nợ xấu, biến động tỷ giá

- Giảm tác động của khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế

Mang đến lượng khách hàng toàn cầu

- Dựa vào mối quan hệ trong kinh doanh toàn cầu, các nhà đầu tư ngoại có thể mang đến lượng khách hàng cho các

Liên kết nền kinh tế trong nước và quốc tế

- Hội nhập kinh tế giúp tăng cường khả năng chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn và tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Ngược lại, các thách thức từ việc gia tăng tỉ lệ sở hữu nước ngoài sẽ mang cho các NHTM VN và biện phóng để phòng chống các RR như sau:

Bảng 4.2: Thách thức của việc tăng sở hữu nước ngoài và biện pháp phòng chống RR

STT Thách thức/ RR Biện pháp phòng chống

1 Giảm sự ưu tiên cho vay đối với các dự án/ lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ

- Duy trì mức tỷ lệ sở hữu của nhà nước và tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư trong nước

- Xây dựng các sản phẩm cho vay cụ thể đối với các dự án của Chính phủ

2 Gia tăng cấp tín dụng bằng đồng ngoại tệ

- Phải có hạn mức cho vay ngoại tệ nhất định

- Kiểm soát các hoạt động cấp tín dụng bằng ngoại tệ bằng các quy định, chính sách

3 Quản lý là người nước ngoài nên việc chiến lược đề ra là tối đa hoá lợi ích cổ đông thay vì lợi ích cộng đồng

- Các cổ đông trong nước gia tăng kiểm soát quản lý vấn đề người đại diện

- Các quản lý phải được yêu cầu đưa ra quyết định trên lợi ích của NH thay vì lợi ích chủ sở hữu

4 Đưa ra các sản phẩm NH trong nước không có hoặc chưa phát triển

- Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ nhân viên để phát triển sản phẩm mới

- Kiểm soát RR có liên quan đến sản phẩm mới

- Yêu cầu phê duyệt bắt buộc đối với các sản phẩm mới của từng NH

5 Áp lực gia tăng lạm phát khi mở rộng cho vay

- Kiểm soát tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ cho vay trên huy động và các khoản cho vay liên NH

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thống kê mô tả dữ liệu tác động sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản

Bảng 4.3: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Biến Số quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Biến Số quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Tính toàn từ dữ liệu của luận văn, xem thêm phụ lục 8

Bảng 4.3 thể hiện kết quả thống kê mô tả của các biến trong mô hình nghiên cứu như: số quan sát, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn Dựa vào đây có thể cho cái nhìn chung về mẫu nghiên cứu đại diện cho toàn bộ hệ thống NHTM tại VN.

Biến phụ thuộc LR (RRTK) có số quan sát là 353 thuộc đoạn [0.1721483; 0.8292356], có giá trị trung bình đạt 0.5788839 và độ lệch chuẩn là 0.1258746.

Biến độc lập FOREIGN (Tỷ lệ sở hữu nước ngoài) có số quan sát là 353 thuộc đoạn [0.0; 0.3], có giá trị trung bình đạt 0.0968859 và độ lệch chuẩn là 0.1119517.

Biến độc lập CR (RR tín dụng) có số quan sát là 353 thuộc đoạn [-0.0048708; 0.0193857], có giá trị trung bình đạt 0.005871 và độ lệch chuẩn là 0.0040411.

Biến độc lập SIZE (Quy mô NH) có số quan sát là 353 thuộc đoạn [6.522437; 9.19506], có giá trị trung bình đạt 8.011094 và độ lệch chuẩn là 0.5334593.

Biến độc lập EQUITY (Tỷ lệ sở vốn chủ sở hữu) có số quan sát là 353 thuộc đoạn [0.0062923; 0.3323917], có giá trị trung bình đạt 0.09307 và độ lệch chuẩn là 0.0444764.

Biến độc lập LDR (Tỷ lệ cho vay/ Huy động vốn) có số quan sát là 353 thuộc đoạn [0.2257825; 2.027419], có giá trị trung bình đạt 0.7766344 và độ lệch chuẩn là 0.1820584.

Biến độc lập ROA (Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản) có số quan sát là

353 thuộc đoạn [-0.0551175; 0.0472891], có giá trị trung bình đạt 0.0076937 và độ lệch chuẩn là 0.0070941.

Biến độc lập DR (LS huy động thực trung bình) có số quan sát là 360 thuộc đoạn [-0.045865; 0.041175], có giá trị trung bình đạt 0.0116613 và độ lệch chuẩn là0.0195576.

0.050687; 0.0359159], có giá trị trung bình đạt 0.0116613 và độ lệch chuẩn là 0.0195576.

Biến độc lập SMR (Chỉ số biến động RR thị trường) có số quan sát là 360 thuộc đoạn [0.0054731; 0.0301213], có giá trị trung bình đạt 0.0123809 và độ lệch chuẩn là 0.0061983.

Biến độc lập GDP (Tăng trưởng kinh tế) có số quan sát là 360 thuộc đoạn [11.02537; 11.43322], có giá trị trung bình đạt 11.25892 và độ lệch chuẩn là 0.1287531.

Biến độc lập NIM (Chênh lệch LS cho vay và LS huy động toàn ngành) có số quan sát là 360 thuộc đoạn [0.01925; 0.0352729], có giá trị trung bình đạt 0.0263477 và độ lệch chuẩn là 0.0049053.

4.3.1 Rủi ro thanh khoản (LR)

Tỷ lệ RRTK trung bình là 57.89%, giá trị cao nhất là 82.92% (Eximbank năm

2019) và giá trị thấp nhất là 17.21% (TPBank năm 2011) Cụ thể, NH TMCP Xuất Nhập Khẩu VN năm 2019 có giá trị cao nhất do xảy ra RR liên quan đến thanh khoản, bà Chu Thị Bình được hội đồng xét xử buộc Eximbank phải trả thêm 115 tỷ vào ngày 19/04/2019 Ngoài ra, NH Tiên Phong năm 2011 có tỷ lệ RRTK thấp nhất do nguồn vốn huy động chưa được sử dụng hợp lý, dẫn đến tỷ lệ cho vay khá thấp, ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của NH này lỗ luỹ kế kéo dài đến 2015 mới được khắc phục Về mặt tổng quát, chênh lệch RRTK giữa các NH trong mẫu không quá lớn (Độ lệch chuẩn 12.59%) Giá trị trung bình tương đối cao (Lớn hơn 50%) và độ lệch chuẩn thấp chứng tỏ RRTK của NH trong mẫu đang ở mức cao và không có chênh lệch nhiều giữa các NHTM trong cùng hệ thống.

Hình 4.8 cho thấy RRTK của hệ thống NH tại VN đang dao động quanh mức57.89%, tức là hơn 50% tổng tài sản của toàn ngành NH hiện đang sử dụng với mục đích cho vay Mà số tiền huy động vốn qua các năm đều nhỉnh hơn so với số tiền cho vay, điều này chứng tỏ lợi nhuận của NH vẫn phụ thuộc quá nhiều vào cho vay.Khi nền kinh tế đang trong quá trình xây dựng và phát triển, các khoản cho vay có giá trị toán tạm thời khi các khoản phải trả đến hạn Xu hướng của đường RRTK đang có chiều hướng đi lên khiến cho giả thuyết trên có thể xảy ra, để giảm thiểu thì việc đa dạng hoá thu nhập cũng là một trong những cách để khắc phục tình trạng cho vay quá nhiều như hiện nay.

Hình 4.8: Tỷ lệ RRTK của các NHTM VN

Nguồn: Tác giả tổng hợp, xem thêm phụ lục 9

4.3.2 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOREIGN)

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trung bình trong mẫu ở mức thấp chỉ 9.69%, trong khi đó giá trị cao nhất là 30%, ngang bằng với Nghị định 01/2014/NĐ-CP (ABBank giai đoạn 2013 – 2020, ACB giai đoạn 2009 – 2020, Vietinbank năm 2013, Eximbank giai đoạn 2009 – 2011 và năm 2017 – 2020, TPBank năm 2019) Giá trị thấp nhất là 0% chủ yếu là các NH chưa có các thị phần lớn trên thị trường như: Bắc Á, Bảo Việt, Kiên Long, Liên Việt, OCB, MSB, Nam Á, Petrolimex, Việt Á,VietCapital Ngoài ra NH Agribank do sở hữu nhà nước nên tỷ lệ sở hữu nước ngoài luôn là 0% Nhìn chung, tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các NH khá khiêm tốn và chênh lệch về tỷ lệ này khá lớn (Độ lệch chuẩn 11.20%) Kết quả trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tập trung nguồn vốn và các NH có thị phần lớn trên thị trường cũng

Eximbank, SeABank, Techcombank, Vietcombank, VIB, VPB.

Trong thị trường hội nhập, VN đã ký các hiệp định thương mại tự do (FTA), mở cửa thu hút các đối tác nước ngoài Tính đến tháng 5 năm 2021, VN đã và đang ký các hiệp định như sau:

Bảng 4.4: Các hiệp định thương mại tự do của VN tính đến tháng 5 năm 2019

STT FTA Hiện trạng Đối tác

FTAs đã có hiệu lực

1 AFTA Có hiệu lực 1993 ASEAN

2 ACFTA Có hiệu lực 2003 ASEAN, Trung Quốc

3 AKFTA Có hiệu lực 2007 ASEAN, Hàn Quốc

4 AJCEP Có hiệu lực 2008 ASEAN, Nhật Bản

5 VJEPA Có hiệu lực 2009 VN, Nhật Bản

6 AIFTA Có hiệu lực 2010 ASEAN, Án Độ

7 AANZFTA Có hiệu lực 2010 ASEAN, Úc, New Zealand

8 VCFTA Có hiệu lực 2014 VN, Chi Lê

9 VKFTA Có hiệu lực 2015 VN, Hàn Quốc

Có hiệu lực 2016 VN, Nga, Belarus, Amenia,

Có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại VN từ 14/01/2019

VN, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia

12 AHKFTA Có hiệu lực từ 11/06/2019 ASEAN, Hồng Kông

13 EVFTA Có hiệu lực từ 01/08/2020 VN, EU (27 thành viên)

14 UKVFTA Có hiệu lực từ 01/05/2021 VN, Vương Quốc Anh

FTA chưa phê chuẩn, sắp có hiệu lực

15 RCEP Ký ngày 15/11/2020 ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc,

Nhật Bản, Úc, New Zealand

16 VN – EFTA FTA Khỏi động đàm phán tháng

VN, EFTA (Thuỵ Sĩ, Na Uy, Iceland,Liechtenstein)

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập

Với các hiệp định thương mại tự do nêu trên, các NH VN phải nên tìm các đối tác chiến lược phù hợp có hướng đi chung và phát triển nền kinh tế VN Nhờ những hiệp định đã được ký kết mà các NH có lợi thế hơn trong việc lựa chọn các đối tác chiến lược Bảng 4.5 cho thấy các đối tác chiến lược mà các hiệp định thương mại tự do mang lại cho ngành NH như sau:

Bảng 4.5: Các đối tác chiến lược do các hiệp định thương mại tự do mang lại

Năm Bên bán Bên mua (sở hữu nước ngoài) Quốc gia Số lượng

2009 TPBank SBI Holdings Nhật Bản 20%

2013 Vietinbank The bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ Nhật Bản 19.729%

2010 VIBbank Commonwealth Bank of Australia Úc 15%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Tuy nhiên, tình hình thị trường chứng khoán có nhiều RR (RR giá cả, RR ăn theo và RR pháp lý) nên việc các đối tác nước ngoài còn e ngại trong việc hợp tác cùng phát triển với các NH VN và Nghị định 01/2014/NĐ-CP chỉ giới hạn tối đa room ngoại là 30% cũng gây không ít khó khăn cho các NH Bên cạnh đó, các nước ASEAN chưa thực sự hội nhập sâu rộng trong ngành NH tại VN Hiệp định CP TPP vừa được có hiệu lực nên việc nới room ngoại và tìm đối tác chiến lược đang là vấn đề gây tranh cãi Đặc biệt với sự hiện diện của Canada, bên cạnh đó cần phải thu hút lại các đối tác tại Singapore và Hàn Quốc để đồng hành cùng các NH trong giai đoạn sách và chiến lược phát triển trong tương lai Gần đây nhất là “cú hích” EVFTA đã được ký kết với 3 trụ cột quan trọng của hiệp định: (i) Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; (ii) Đảm bảo môi trường đầu tư; (iii) Cam kết phát triển bền vững.

Mức độ bảo hộ của hiệp định EVFTA cao hơn WTO nhưng vẫn phù hợp với pháp luật của Việt Đây là cơ sở để các nhà đầu tư an tâm hơn trong việc đầu tư vào các NH trong nước và trở thành các đối tác chiến lược (hai trong ba trụ cột chính của hiệp định là xoay quanh hỗ trợ các nhà đầu tư châu Âu đầu tư vào VN) Ngoài ra,

VN có hiệp định thương mại với EU chỉ sau Singapore trong các nước ASEAN nên việc thu hút dòng vốn đầu tư hiện là bài toán để các NH giải quyết trước khi các nước trong khu vực đạt được thoả thuận với EU trong vài năm tiếp theo.

4.3.3 Rủi ro tín dụng (CR)

RR tín dụng trung bình là 0.59%, giá trị cao nhất là 1.92% (NH Agribank năm 2011) và giá trị thấp nhất là -0.49% (NH Sài Gòn – Hà Nội năm 2012) RR tín dụng được duy trì ở mức cực thấp là tín hiệu tốt của nền kinh tế, chất lượng các khoản vay được chú trọng và được sử dụng đúng mục đích đi vay qua đó phát triển kinh doanh góp phần tăng trưởng kinh tế Chênh lệch RR tín dụng của các NH trong mẫu ở mức thấp (Độ lệch chuẩn 0.41%).

Hiện nay, các TCTD đã giữ được RR ở mức thấp cho thấy năng lực quản trị tài chính tại các NHTM có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, đáp ứng được các yêu cầu của quốc tế Các văn bản pháp lý ngày càng được cải thiện để bù đắp những lỗ hỏng Bên cạnh đó, các NHTM VN đang từng bước triển khai và áp dụng chuẩn an toàn vốn theo Basel II Tuy nhiên, toàn hệ thống đang gánh nợ xấu khá lớn so với các nước trong khu vực nên quản trị RR vẫn là vấn đề đặc biệt cần chú trọng đối với các NHTM VN.

RRTK và RR tín dụng biến động cùng chiều, qua 12 năm RR biến động có xu hướng tăng dần, nghĩa là RR tín dụng càng cao sẽ làm cho RRTK tăng Theo hình 4.9, RR tín dụng tăng 2.5 lần từ năm 2009 – 2020 cho thấy tình hình nợ xấu củaNH bảo tính thanh khoản của NH. ô■■■■■■■■• RRTK RR tớn dụng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, xem thêm phụ lục 10

Hình 4.10: Nợ xấu của các NH tại VN, EU, Châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Thế giới Đơn vị: %

Hình 4.9: RRTK và RR tín dụng của các NH qua các năm

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 xét theo khu vực, VN hiện đang có nợ xấu cao hơn nhưng đang có dấu hiệu quay đầu, một phần là nhờ vào nghị quyết 42/2017/QH14 thông qua hỗ trợ đẩy nhanh quá trình thu hồi TS đảm bảo, hạn chế tình trạng chủ TS không chịu bàn giao Bên cạnh đó, nghị quyết 42/2017/QH14 còn tạo hành lang pháp lý thông thoáng VAMC (điều 6: cho phép tổ chức mua bán xử lý nợ xấu, được mua bán các khoản nợ xấu thấp hơn giá trị sổ sách) Khi nợ xấu được xử lý tốt thì sẽ được hoàn nhập dự phòng RRTD qua đó làm tăng lợi nhuận của NH Số liệu năm 2019 và 2020 đang được Worldbank cập nhật.

4.3.4 Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô NH trung bình là 8.011094, giá trị cao nhất là 9 tương đương 1,151,947,758 triệu đồng (Agribank năm 2020) và giá trị thấp nhất là 6.5224 tương đương 3,329,942 triệu đồng (NH Bản Việt năm 2009) Về mặt tổng quát, chênh lệch quy mô giữa các NH trong mẫu quá lớn (Độ lệch chuẩn 0.5334593) Giá trị trung bình tương đối thấp và độ lệch chuẩn cao chứng tỏ quy mô của NH trong mẫu đang ở mức thấp và có sự phân tách rõ ràng giữa các NH “giàu” và các NH “nghèo” trong cùng hệ thống Hình 4.11 cho thấy tuy các NH lớn có tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản khá cao khiến cho tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản chung toàn hệ thống NH cao lên đến 16.2%/ năm.

Xu hướng thay đổi của rủi ro thanh khoản và sở hữu nước ngoài 122 4.5 Phân tích tương quan

Tỷ lệ RRTK trung bình là 57.89%, giá trị cao nhất là 82.92% (Eximbank năm

2019) và giá trị thấp nhất là 17.21% (TPBank năm 2011) Về mặt tổng quát, chênh lệch RRTK giữa các NH trong mẫu không quá lớn (Độ lệch chuẩn 12.59%) Giá trị trung bình tương đối cao (Lớn hơn 50%) và độ lệch chuẩn thấp chứng tỏ RRTK của

NH trong mẫu đang ở mức cao và không có chênh lệch nhiều giữa các NHTM trong cùng hệ thống.

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trung bình trong mẫu ở mức thấp chỉ 9.69%, trong khi đó giá trị cao nhất là 30%, ngang bằng với Nghị định 01/2014/NĐ-CP (ABBank giai đoạn 2013 – 2020, ACB giai đoạn 2009 – 2020, Vietinbank năm 2013, Eximbank giai đoạn 2009 – 2011 và năm 2017 – 2020, TPBank năm 2019) Giá trị thấp nhất là 0% chủ yếu là các NH chưa có các thị phần lớn trên thị trường như: Bắc Á, Bảo Việt, Kiên Long, Liên Việt, OCB, MSB, Nam Á, Petrolimex, Việt Á, VietCapital Ngoài ra NH Agribank do sở hữu nhà nước nên tỷ lệ sở hữu nước ngoài luôn là 0% Nhìn chung, tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các NH khá khiêm tốn và chênh lệch về tỷ lệ này khá lớn (Độ lệch chuẩn 11.20%) Kết quả trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tập trung nguồn vốn và các NH có thị phần lớn trên thị trường cũng như tình hình hoạt động kinh doanh khả quan như: ABBank, ACB, Vietinbank, Eximbank, SeABank, Techcombank, Vietcombank, VIB, VPB.

Bảng 4.13: Các đối tác nước ngoài rút vốn khỏi hệ thống NHTM VN

Năm NH VN Đối tác nước ngoài

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong giai đoạn nghiên cứu, các đối tác nước ngoài của các NH cũng rút khỏi lượng vốn lớn khỏi thị trường đầy cơ hội cũng như thách thức như VN Các cổ đông nước ngoài tự do biến động liên tục nhưng không quá lớn để đề cập.

Bên cạnh đó, hình 4.20 cho thấy xu hướng của RRTK và tỷ lệ sở hữu nước ngoài đang có xu hướng biến động cùng chiều nhau:

Hình 4.20: RRTK và tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các NHTM VN

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, xem thêm phụ lục 21

Khi thế giới đang quá trình mở cửa và hội nhập thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở hệ thống NH đang tiếp tục là điểm tốt Tuy nhiên, RRTK cũng biến động tăng theo mà chưa có dấu hiệu giảm, nguyên nhân là do thị trường VN chưa thực sự thu hút được nguồn vốn ngoại, cũng như tỷ lệ 30% còn khá thấp để thu hút các đối tác chiến lược Tuy nhiên từ năm 2015 trở lại gần đây, RRTK tăng không đáng kể nhưng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tăng khá mạnh. quan a 0 0 0 0 ộ

Phân tích hệ số tương quan là một

Ch Ò trong những bước quan trọng để phân si 0 0 0 0 S h ộ

4 ộ ộ tích chiều tương quan cũng như mức

00 Ò ri 0 ò h 0 C Ò Ò độ tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình hồi quy, đồng thời cho thấy mức độ tương quan giữa các biến độc lập.

4.14, kết quả cho thấy các biến trong u o o Ò trì ộ 0

04 Ò mô hình có mối tương quan tương z te o

0 0 04 Ò Õ đối lỏng (Đa số các giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan nằm trong khoảng từ 0.0011 đến 0.9073) Trong đó, hai biến SIZE và EQUITY có te o o Ò uo Ò Ò ộ

Ch Ò 0 Ò ò 0 0 ò te z te u o t te teợ to te s0 a z và khá lớn, đây hoàn toàn là chính xác theo công thức vì hai biến trên là biến động

Vốn chủ sở hữu EQUITY Tổng tài sản (SIZE)

Ngược lại, hai biến DR và IR có hệ số tương quan dương và khá lớn , chứng tỏ các loại LS trên thị trường tiền tệ có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy chỉ có EQUITY và SMR có tác động ngược chiều đến LR.Các biến độc lập còn lại tác động cùng chiều đến LR Trong đó, biến FOREIGN có tương quan thấp nhất với LR (Hệ số tương quan là 0.1150).

Ước lượng mô hình hồi quy

4.6.1 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy

Bảng 4.15: Kết quả ước lượng theo phương pháp Pooled OLS, FEM và REM

Hệ số hồi quy Std Err Hệ số hồi quy Std Err Hệ số hồi quy Std Err

Ghi chú: Biến phụ thuộc: LR; ***, **, * mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của luận văn theo Stata 13, xem thêm phụ lục 23, 24 và 25

Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp Pooled OLS cho thấy hệ số hồi quy của CR, EQUITY, LDR, GDP và Constant ở mức ý nghĩa 1% và hệ số hồi quy của FOREIGN ở mức ý nghĩa 10% Bên cạnh đó, R 2 = 72.40% nghĩa là 72.40% biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập:

LR = – 1.37716 – 0.0621973*FOREIGN + 6.373118*CR– 0.4861913*EQUITY + 0.4812538*LDR + 0.1450314*GDP

R 2 = 70.61% nghĩa là mô hình này phù hợp với tập dữ liệu ở mức 70.61% Nói cách khác, 70.61% biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập:

LR = – 2.584712 + 3.822492*CR – 0.0951753*SIZE – 0.6604234*EQUITY + 0.3692647*LDR + 0.3255871*GDP

Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp REM cho thấy hệ số hồi quy của CR, EQUITY, LDR, GDP và Constant ở mức ý nghĩa 1% và hệ số hồi quy của

DR ở mức ý nghĩa 10% Bên cạnh đó, R 2 = 69.92% nghĩa là mô hình này phù hợp với tập dữ liệu ở mức 69.92% Nói cách khác, 69.92% biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập:

4.6.2.1 Kiểm định Redundant Fixed Effect – Likelihood Ratio (F – test)

Giả thuyết của kiểm định F – test:

H 0 : α = β 1 = β 2 = β 3 = = β 11 (Mô hình Pooled OLS phù hợp)

H 1 : α ≠ β 1 ≠ β 2 ≠ β 3 ≠ ≠ β 11 (Mô hình FEM hoặc REM phù hợp)

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định F – test

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của luận văn theo Stata 13, xem thêm phụ lục 26

Kết quả cho thấy, kiểm định F – test có giá trị P – value = 0.0000 < 1% do đó bác bỏ giả thuyết H 0 và chấp nhận giả thuyết H 1 ở mức ý nghĩa 1% Do đó, mô hình FEM hoặc REM sẽ phù hợp với mẫu nghiên cứu hơn mô hình Pooled OLS.

4.6.2.2 Kiểm định Correlated Random Effects – Hausman Test

Giả thuyết của kiểm định Hausman Test:

H 0 : β FEM = β REM (Mô hình REM phù hợp)

H 1 : β FEM ≠ β REM (Mô hình FEM phù hợp)

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định Hausman Test

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của luận văn theo Stata 13, xem thêm phụ lục 27

Kết quả kiểm định cho thấy, Prob < 1% do đó bác bỏ giả thuyết H 0 và chấp nhận giả thuyết H 1 ở mức ý nghĩa 1% Do đó, mô hình FEM sẽ phù hợp với mẫu nghiên cứu hơn mô hình REM.

Kiểm định các khuyết tật của mô hình FEM

4.7.1 Kiểm định phương sai sai số thay đổi Đối với kiểm định phương sai sai số thay đổi qua thực thể trong FEM, tác giả sử dụng Modified Wald test, với các giả thuyết như sau:

H 0 : Phương sai qua các thực thể là không đổi

H 1 : Phương sai qua các thực thể thay đổi

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của luận văn theo Stata 13, xem thêm phụ lục 28

Kết quả cho thấy P – value < 1% do đó bác bỏ giả thuyết H 0 , nghĩa là có hiện tương phương sai sai số thay đổi trong mô hình FEM.

4.7.2 Kiểm định tự tương quan

Tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge để kiểm tra tự tương quan giữa các biến, với các giả thuyết như sau:

H 0 : Không có tương quan chuỗi

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định tự tương quan

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của luận văn theo Stata 13, xem thêm phụ lục 29

Kết quả cho thấy P – value < 1% do đó bác bỏ giả thuyết H 0 , nghĩa là có hiện tương tự tương quan trong mô hình FEM.

4.7.3 Kiểm định đa cộng tuyến

Tác giả sử dụng công cụ Collinearity Diagnostics để kiểm định đa cộng tuyến cho kết quả như sau:

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của luận văn theo Stata 13, xem thêm phụ lục 30

Các biến độc lập và biến phụ thuộc đều có VIF ở mức thấp và nhỏ hơn 14 nên giả định đa cộng tuyến không bị vi phạm Do đó, mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Khắc phục các khuyết tật của mô hình FEM

Sau khi lựa chọn mô hình FEM và thực hiện các kiểm định nêu trên, kết quả cho thấy mô hình FEM có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan Do đó, để khắc phục các khuyết tật trên, tác giả lựa chọn sử dụng hồi quy theo phương pháp GLS, kết quả được thể hiện như sau:

Hệ số hồi quy Std Err

Ghi chú: Biến phụ thuộc: LR; ***, **, * mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của luận văn theo Stata 13, xem thêm phụ lục 31 Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp GLS cho thấy hệ số hồi quy của CR, EQUITY, LDR và GDP ở mức ý nghĩa 1% và hệ số hồi quy của FOREIGN ở mức ý nghĩa 10% Theo đó, mô hình được viết lại cụ thể như sau:

LR = – 1.37716 – 0.0621973*FOREIGN + 6.373118*CR– 0.4861913*EQUITY + 0.4812538*LDR + 0.1450314*GDP

Kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư

Giới thiệu tổng quan về luận văn, chương này bao gồm các nội dung chính như lý do nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như những đóng góp mới của nghiên cứu.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI VÀ RRTK

Từ câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu của chương 1, tác giả đưa ra cơ sở lý thuyết, chương này bao gồm các nội dung chính như các lý thuyết về sở hữu nước ngoài, thanh khoản và RRTK của NHTM Chương này giới thiệu sơ lược một số nghiên cứu trước đây trong nước cũng như trên thế giới nói chung, đồng thời đưa ra so sánh các luận điểm khác nhau đối với các luận văn Đồng thời tổng kết lại các mô hình nghiên cứu trước đây về RRTK để làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu ở chương 3.

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Từ các nghiên cứu trước trình bày tại chương 2, chương 3 này trình bày cụ thể về phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, mô tả chi tiết các bước thực hiện trong quá trình nghiên cứu, cũng như phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Phần này sẽ nêu rõ mô hình hồi quy được sử dụng để nghiên cứu, giải thích các biến và cách tính toán cũng như kỳ vọng dấu của các biến.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dựa vào mô hình đã được xây dựng tại chương 3, chương 4 này tiến hành chạy mô hình và trình bày kết quả mô hình: thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, phân tích tương quan mô hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi, kiểm định hiện tượng tự tương quan Bên cạnh đó, còn sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, xác định kết quả cuối cùng của mô hình.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Dựa vào kết quả ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với các mô hình trên tại chương 4, kết quả dự kiến đạt được sở hữu nước ngoài có tác động ngược chiều đến RRTK của NH bên cạnh các yếu tố khác liên quan Qua bài nghiên cứu này, các NH có thể đưa ra hướng đi tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tầm soát RR của

Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay, các NHTM đang tập trung tìm các đối tác chiến lược để phát triển kinh doanh và giảm thiểu các RR đặc thù của ngành NH Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do được ký khiến cho việc tiếp cận các nguồn vốn ngoại ngày càng dễ.

Qua lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy đa phần ở khía cạnh học thuật chưa thật sự có nhiều nghiên cứu về tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK Các nghiên cứu trước đưa ra các kết quả không đồng nhất với nhau do các nghiên cứu được thực hiện tại các không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau về tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK Xét thấy tại VN, vẫn còn khá ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề trên, do đó tác giả quyết định thực hiện đề tài luận văn này Do đó, luận văn được đưa ra nhằm nghiên cứu về tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao khiến cho RRTK của NH càng cao hay thấp, nhưng luận văn kỳ vọng tỷ lệ sở hữu nước ngoài có tác động ngược chiều đến RRTK.

Bài nghiên cứu tìm hiểu về tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK của ba mươi (30) NHTM như thế nào bằng cách dùng các phương pháp hồi quy như Pooled OLS, FEM, REM và GLS Từ đó, đề xuất chính sách và giải pháp cho các NHTM.

Sau khi đưa ra các lý do chọn luận văn và mục tiêu nghiên cứu như trên, chương 2 sẽ cung cấp các khái niệm có liên quan cũng như cái nhìn tổng quát về luận văn nghiên cứu thông qua các nghiên cứu trước.

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỞ HỮU NƯỚC

NGOÀI VÀ RỦI RO THANH KHOẢN

Từ câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu của chương 1, tại chương 2 này tác giả giải thích các khái niệm nhằm làm rõ các từ ngữ trong tên luận văn, đưa ra các cơ sở lý luận và nghiên cứu thực nghiệm trước đó nhằm mục đích cung cấp cái nhìn tổng quát về luận văn nghiên cứu cũng như nhận định của tác giả.

2.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

NHTM là loại hình NH được thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận (theo luật các TCTD 47/2010/QH12, 2010) Hoạt động NHTM là việc kinh doanh và cung ứng một số nghiệp vụ như: nhận tiền gửi, cung cấp tín dụng và dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Từ hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, tuy nhiên do đặc thù kinh doanh là tiền tệ nên quản lý RR là công việc thiết yếu nên đưa lên hàng đầu.

Theo Rose (1996) đưa ra định nghĩa khác về NHTM như sau: “NH là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biết là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.”

2.2.1 Khái niệm sở hữu nước ngoài

Sở hữu nước ngoài hay còn gọi theo thuật ngữ chuyên ngành là “room nước ngoài” là tỷ lệ (%) cổ phiếu mà tất cả các nhà đầu tư ngoài nước nắm giữ Theo Nghị định 01/2014/NĐ-CP quy định: “Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM VN”.

Theo các nghiên cứu trước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài được xác định theo công thức như sau:

Cổ phần của cổ đông nước ngoài Tổng số cổ phần phát hành Theo đó, các NH VN tiếp nhận nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài là các đối tác chiến lược chiếm tỷ lệ vốn chủ sở hữu từ 10 – 20%, còn lại là các cổ đông

FOREIGN nước ngoài nhỏ lẻ khác theo hình thức đầu tư gián tiếp nhưng không vượt quá 30% theo Nghị định 01/2014/NĐ-CP.

Việc tiếp nhận vốn từ nước ngoài từ hai kênh là đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài như sau:

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Các đối tác chiến lược nước ngoài sở hữu cổ phần của các NH VN - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Bảng 1.1 Các đối tác chiến lược nước ngoài sở hữu cổ phần của các NH VN (Trang 19)
Bảng từ - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Bảng t ừ (Trang 63)
Bảng 2.4: Thực trạng nền kinh tế và hạn chế của các nghiên cứu trước - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Bảng 2.4 Thực trạng nền kinh tế và hạn chế của các nghiên cứu trước (Trang 68)
Bảng 3.1: Các chỉ số của các ngân hàng giai đoạn 2009 – 2020 - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Bảng 3.1 Các chỉ số của các ngân hàng giai đoạn 2009 – 2020 (Trang 72)
Hình 3.2: Khung khái niệm của tác động sở hữu nước ngoài đến RRTK - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Hình 3.2 Khung khái niệm của tác động sở hữu nước ngoài đến RRTK (Trang 73)
Hình 3.3: Khung phân tích của sở hữu nước ngoài - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Hình 3.3 Khung phân tích của sở hữu nước ngoài (Trang 95)
Hình 3.4: Khung phân tích của của tác động sở hữu nước ngoài đến RRTK - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Hình 3.4 Khung phân tích của của tác động sở hữu nước ngoài đến RRTK (Trang 96)
Bảng 3.6: Nguồn dữ liệu của các biến trong mô hình tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Bảng 3.6 Nguồn dữ liệu của các biến trong mô hình tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK (Trang 97)
Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Sơ đồ 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu (Trang 106)
Hình 4.1: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN và LS thực LIBOR 3 tháng tại Mỹ giai đoạn 2000 – 2020 - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Hình 4.1 Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN và LS thực LIBOR 3 tháng tại Mỹ giai đoạn 2000 – 2020 (Trang 108)
Hình 4.3: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN và chỉ số công nghiệp Mỹ giai đoạn 2000 – 2020 - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Hình 4.3 Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN và chỉ số công nghiệp Mỹ giai đoạn 2000 – 2020 (Trang 110)
Hình 4.6: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm quốc nội của VN giai đoạn 2000 – 2020 - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Hình 4.6 Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm quốc nội của VN giai đoạn 2000 – 2020 (Trang 116)
Bảng 4.3: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Bảng 4.3 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (Trang 119)
Hình 4.8: Tỷ lệ RRTK của các NHTM VN - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Hình 4.8 Tỷ lệ RRTK của các NHTM VN (Trang 122)
Bảng 4.4: Các hiệp định thương mại tự do của VN tính đến tháng 5 năm 2019 - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Bảng 4.4 Các hiệp định thương mại tự do của VN tính đến tháng 5 năm 2019 (Trang 123)
Hình 4.10: Nợ xấu của các NH tại VN, EU, Châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Thế giới - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Hình 4.10 Nợ xấu của các NH tại VN, EU, Châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Thế giới (Trang 126)
Hình 4.11: Tỷ lệ tăng trưởng tài sản của hệ thống NHTM tại VN qua các năm - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Hình 4.11 Tỷ lệ tăng trưởng tài sản của hệ thống NHTM tại VN qua các năm (Trang 128)
Hình 4.12: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu và RRTK - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Hình 4.12 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu và RRTK (Trang 129)
Bảng 4.6: Vốn điều lệ theo kế hoạch vào cuối năm 2021 của các NH - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Bảng 4.6 Vốn điều lệ theo kế hoạch vào cuối năm 2021 của các NH (Trang 130)
Bảng 4.7: So sánh thông tư 36/2014, thông tư 41/2016 và thông tư 22/2019 về hệ số CAR - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Bảng 4.7 So sánh thông tư 36/2014, thông tư 41/2016 và thông tư 22/2019 về hệ số CAR (Trang 130)
Hình 4.13: Lượng vốn huy động và cho vay của các NH tại VN - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Hình 4.13 Lượng vốn huy động và cho vay của các NH tại VN (Trang 133)
Bảng 4.9: Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô VN giai đoạn 2007 – 2011 - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Bảng 4.9 Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô VN giai đoạn 2007 – 2011 (Trang 135)
Hình 4.15: LS huy động thực trung bình và chỉ số lạm phát năm của các NHTM tại VN - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Hình 4.15 LS huy động thực trung bình và chỉ số lạm phát năm của các NHTM tại VN (Trang 136)
Hình 4.17: LS huy động thực trung bình và LS liên NH qua các năm của các NHTM VN - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Hình 4.17 LS huy động thực trung bình và LS liên NH qua các năm của các NHTM VN (Trang 138)
Bảng 4.10: LS tái cấp vốn và LS tái chiết khấu theo từng thời kỳ của NHNN - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Bảng 4.10 LS tái cấp vốn và LS tái chiết khấu theo từng thời kỳ của NHNN (Trang 139)
Hình 4.19: Tổng sản phẩm quốc nội và tốc độ tăng trưởng GDP của VN - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Hình 4.19 Tổng sản phẩm quốc nội và tốc độ tăng trưởng GDP của VN (Trang 143)
Bảng 4.15: Kết quả ước lượng theo phương pháp Pooled OLS, FEM và REM - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Bảng 4.15 Kết quả ước lượng theo phương pháp Pooled OLS, FEM và REM (Trang 147)
Bảng 4.22: Tổng hợp các hệ số chặn của các mô hình hồi quy - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Bảng 4.22 Tổng hợp các hệ số chặn của các mô hình hồi quy (Trang 151)
Bảng 4.24: Kết quả kiểm tra tiên đoán phần dư - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Bảng 4.24 Kết quả kiểm tra tiên đoán phần dư (Trang 153)
Sơ đồ 5.1: Khuyến nghị các bước xử lý nợ xấu của các NHTM VN - 1399 tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của nhtm vn 2023
Sơ đồ 5.1 Khuyến nghị các bước xử lý nợ xấu của các NHTM VN (Trang 164)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w