GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài
Đối với ngành ngân hàng thì khoản mục về tính thanh khoản luôn luôn là một trong những yếu tố quyết định đến sự an toàn trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng nói riêng và của toàn hệ thống ngân hàng nói chung Đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý là vấn đề rất quan trọng đối với các ban lãnh đạo ngân hàng nhằm mục tiêu duy nhất là đảm bảo rủi ro thanh khoản luôn ở mức thấp vào những thời điểm cần thiết để ngân hàng có đủ nguồn vốn khả dụng để đáp ứng các nhu cầu, ngược lại nếu khả năng đáp ứng về tính thanh khoản của ngân hàng nếu không được quản lý hiệu quả sẽ khiến quá trình hoạt động của ngân hàng không đủ nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu vào giai đoạn cần thiết sẽ gây ra sự ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của ngân hàng đó, hơn thế nữa có thể là toàn bộ hệ thống, điều đó sẽ dẫn đến Ngân hàng mất thanh khoản, kéo theo là uy tín giảm sút và hoạt động của ngân hàng sẽ bị đình trệ, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống.
Do đó việc nghiên cứu và tìm ra các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam là vô cùng cần thiết và cần được quan tâm, đặc biệt đối với nền kinh tế như Việt Nam hiện nay đang đứng trên đà hội nhập và tăng trưởng với nền kinh tế thế giới, việc đảm bảo thanh khoản sẽ tạo cơ hội cho hệ thống các ngân hàng thương mại trong việc mở rộng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ thì vấn đề thanh khoản càng trở nên quan trọng hơn.Nhận thấy được tình hình cũng như tầm quan trọng của yếu tố gây ảnh hưởng đến tính thanh khoản đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nên tác giả đã
2 quyết định chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.
Mục tiêu đề tài
Mục tiêu tổng quát của khóa luận là dựa vào dữ liệu thu thập được từ các ngân hàng được lựa chọn để nghiên cứu, khóa luận sẽ xác định những yếu tố vi mô nào có ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại, cũng như những yếu tố vĩ mô nào cũng có khả năng ảnh hưởng tương tự lên thanh khoản ngân hàng, và tiến hành phân tích chúng Từ đó khóa luận đưa ra những chính sách và giải pháp dựa theo kết quả nghiên cứu đạt được.
Căn cứ vào các mục tiêu đã đề cập ở mục tiêu tổng quát ở phần trên, bước tiếp theo khóa luận cần xác định các câu hỏi nhằm mục đích chính là trả lời cho các mục tiêu cụ thể như sau:
• Cơ sở lý thuyết chính về thanh khoản và các yếu tố vi mô và vĩ mô nào có khả năng gây đến sự ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
• Xác định các yếu tố đó có tác động như thế nào đối với tính thanh khoản của Ngân hàng
• Kết luận, đưa ra các chính sách mới có khả năng giúp cải thiện được tình hình về tính thanh khoản của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung.
Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào các mục tiêu chính đã được nêu ra ở phía trên, khóa luận sẽ tiếp tục tiến hành xác định những câu hỏi nghiên cứu đặt ra để sau khi hoàn thành bài khóa luận có thể đưa ra các nhận xét và giải pháp hữu hiệu, chi tiết như sau:
• Những yếu tố nào hiện nay đã và đang có tác động ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam?
• Những yếu tố này có tác động như thế nào tiêu cực hay tích cực đối với khả
3 năng thanh khoản của các Ngân hàng tại Việt Nam ?
• Những chính sách và giải pháp nào có thể đưa ra để giúp cải thiện tính thanh khoản của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam ?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng thực hiện nghiên cứu của khóa luận
Luận án xem xét đến việc lựa chọn đề tài nghiên cứu là nghiên cứu các yếu tố nào có tác động gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Về không gian: Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp từ 25 ngân hàng thương mại Việt Nam có báo cáo tài chính kết hợp với báo cáo thường niên đã kiểm toán được Tác giả thu nhập ở các trang thông tin của các Ngân hàng thương mại, để tăng độ uy tín và trung thực của số liệu Tác giả chỉ ưu tiên chọn lọc những báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Tiêu chí để đưa ra quyết định lựa chọn là các ngân hàng này phải hoạt động liên tục trong suốt khoản thời gian mà đề tài thực hiện nghiên cứu, các số liệu phải rõ ràng, được công khai đầy đủ trên báo cáo tài chính của từng ngân hàng.
Về thời gian: Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp từ 25 ngân hàng thương mại Việt Nam và các số liệu kinh tế khác trong giai đoạn từ 2010 đến 2020.
Các phương pháp được khóaluận sử dụng để nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính: Để xây dựng mô hình mô tả các đặc điểm cơ bản của mẫu nghiên cứu, khóa luận đã tổng quan các nghiên cứu trước đó từ các nguồn trong nước và quốc tế Sau đó sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 25 ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020 để tiến hành nghiên cứu và xác định giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của các biến trong mô hình cũng như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và kích thước mẫu của chúng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: đề tài tiến hành thống kê các biến độc lập và tiến hành xem xét tương quan giữa các biến với nhau sau đó phân tích hồi quy
• Mô hình phương pháp bình phương tối thiểu Pooled Ordinary Least Square (Pooled OLS)
• Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên Random Effect Model (REM)
• Mô hình hiệu ứng cố định Fixed Effect Model (FEM)
Sau khi phân tích hồi quy bằng các mô hình trên, khóa luận tiếp tục sử dụng các phương pháp kiểm định mô hình nhằm kiểm tra các khuyết tật của mô hình, các hiện tượng như F Test để kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp với mô hình Pooled OLS hơn hay mô hình FEM hơn, dùng phương pháp kiểm định Breusch – PaganLagrangian để kiểm định mô hình phù hợp với mô hình Pooled OLS hơn hay phù hợp với mô hình REM hơn, dùng Hausman để kiểm định mô hình phù hợp FEMhơn hay REM hơn.
Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ tác động của các yếu tố nội tại bên trong các ngân hàng cũng như các yếu tố vĩ mô tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Từ những kết quả đề tài đạt được, tác giả đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam,sau đó rút ra hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu đối với các nghiên cứu tiếp theo.
Đóng góp của đề tài
Câu hỏi nghiên cứu trong bài nghiên cứu lần này được xây dựng trên cơ sở ý tưởng về tính thanh khoản của ngân hàng thương mại và các phương pháp đo lường thanh khoản được sử dụng rộng rãi từ các nghiên cứu trước đây mà tác giả đã kế thừa và sử dụng trong khóa luận này để chọn kỹ thuật nghiên cứu tốt nhất cho chủ đề này. Để nhằm mục đích duy nhất là nghiên cứu từng biến độc lập và xác nhận được các tác động có ảnh hưởng đến năng lực thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, đề tài lần này sử dụng mô hình kinh tế lượng để xây dựng mô hình.Trên cơ sở phân tích các biến độc lập đã thu nhập được, khóa luận sẽ tiến hành chạy các kết quả về mô hình và sau khi có kết quả tổng thể sẽ tiến hành đưa ra các đề xuất
5 về chính sách và giải pháp nhằm mục tiêu gia tăng khả năng thanh khoản hiện tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam giúp cho các ngân hàng nâng cao được khả năng quản lý rủi ro thanh khoản và hỗ trợ các nhà điều hành đưa ra các chiến lược phù hợp với tình hình thanh khoản hiện tại của các ngân hàng thương mại.
Kết cấu của khóa luận
Tính cấp thiết cũng như lý do đã khiến Tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu về thanh khoản của Ngân hàng, sẽ được trình bày cặn kẽ trong Chương 1 của khóa luận , xét dựa trên cơ sở đó khóa luận sẽ tiến hành xác định các mục tiêu nghiên cứu chung và mục tiêu nghiên cứu cụ thể Từ các mục tiêu đúc kết sẽ đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể tương ứng, phạm vi và đối tượng mà khóa luận sẽ tiến hành nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước
Chương hai của khóa luận sẽ thảo luận về các lý thuyết về tính thanh khoản, đánh giá một số ý tưởng trước đây phù hợp với chủ đề nghiên cứu của khóa luận và phân tích các dự án nghiên cứu cụ thể được thực hiện trên toàn cầu và ở Việt Nam có liên quan đến đề tài.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 sẽ chủ yếu dựa trên các cơ sở lý thuyết đã trình bày ở Chương 2 để tiến hành xem xét và xây dựng nên mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết về tác động của các yếu tố vĩ mô lẫn vi mô đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong đó trình bày các dữ liệu nghiên cứu, phương pháp được áp dụng vào nghiên cứu cũng như quy trình nghiên cứu diễn ra với mục tiêu duy nhất là nhằm thu được kết quả phù hợp nhất với mục tiêu mà khóa luận đề ra.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Dữ liệu, quy trình nghiên cứu và mô hình nghiên cứu thu được từ Chương 3 sẽ là nền tảng chính để cho việc chạy mô hình hồi quy, phân tích tương quan và kiểm định giả thuyết hồi quy của Chương 4 được diễn ra Các mô hình được chọn sau đó sẽ được trình bày, với mô hình phù hợp nhất được sử dụng để minh họa mối tương quan giữa các biến.
Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị
Các kết luận đúc kết cho bài khóa luận sẽ được xem xét dựa trên kết quả củaChương 4, từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam Cuối cùng khóa luận sẽ trình bày những mặt hạn chế của đề tài và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Ở chương 1 Tác giả sẽ nêu ra tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam và hơn thế nữa là giá trị thu được từ bài nghiên cứu sẽ giúp được gì cho các bài nghiên cứu sau này cũng như xa hơn nữa cũng là một nền tảng cho các nhà quản trị ngân hàng thương mai có thể xem xét và tìm ra những điểm mới để cải thiện thanh khoản Khóa luận đã đưa ra 3 mục tiêu nghiên cứu cụ thể từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát và sẽ được giải quyết thông qua 3 câu hỏi nghiên cứu được tác giả đề ra tương ứng Tiếp theo đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng song song đó là phối hợp cùng phương pháp định tính dựa trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa và mở rộng các nghiên cứu trước trên cơ sở dữ liệu từ 25 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2020 Cuối cùng của chương trình bày cấu trúc của luận văn gồm 5 phần và tóm tắt nội dung chính của từng chương.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Cơ sở lý thuyết về thanh khoản
2.1.1 Khái niệm về thanh khoản Đã có rất nhiều định nghĩa về thanh khoản được nhiều nhà nghiên cứu phát biểu như sau:
Thứ nhất, “Thanh khoản là một khái niệm mang tính chuyên ngành về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và giao dịch vốn của ngân hàng” (BIS, 2009)
Thứ hai, theo nhận định của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng: “Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn ”
Thứ ba, “Thanh khoản thể hiện là khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn đến mức tối đa và bằng đơn vị tiền tệ được quy định”
Thứ tư, “Theo nghĩa hẹp, thanh khoản là khả năng biến đổi một tài sản nào đó ra tiền mặt một cách nhanh chóng với một chi phí thấp nhất có thể Một cách đầy đủ hơn dựa vào cả hai tiếp cận từ tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân hàng Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh, trong khi đó,nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí” (Trương Quang Thông, 2013)
Từ các định nghĩa trên, có thể rút ra khái niệm thanh khoản với cách hiểu đơn giản như sau: “Xét trong ngắn hạn, thanh khoản là khả năng mà ngân hàng có thể thực hiện thanh toán ngay tại thời điểm nghĩa vụ phát sinh Trong dài hạn, thanh khoản cho thấy khả năng vay đủ vốn dài hạn cùng với lãi suất hợp lý nhằm đảm bảo khả năng thanh toán dài hạn và hỗ trợ việc tăng tài sản Nhìn chung, thanh khoản thể hiện là khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn đến mức tối đa và bằng đơn vị tiền tệ được quy định” (Duttweiler, R., 2011) Từ đó cho thấy sẽ gặp khó khăn, trở ngại như thế nào nếu tài sản hàng hóa không thể chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thanh toán tiền gửi, kiều hối, khoản vay, thanh toán, giao dịch vốn và các khoản nợ khác, Ngân hàng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng vỡ nợ Do đó, Ngân hàng phải đảm bảo rằng mình có đủ tài sản trong tay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt của khách hàng, ngân hàng cần đảm bảo nắm giữ một lượng tài sản đủ để đáp ứng các nhu cầu về tiền mặt của khách hàng nhằm tránh gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động cũng như ảnh hưởng đến uytín, niềm tin của khách hàng, đối tác vào hệ thống ngân hàng nếu như có sự cố xảy ra.
2.1.2 Cung cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng
2.1.2.1 Cung và cầu thanh khoản
Khả năng cung ứng tiền mặt của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán kịp thời của khách hàng được gọi là khả năng cung thanh khoản của ngân hàng Tính thanh khoản của ngân hàng sẽ tăng lên khi có nguồn cung tài sản thanh khoản dồi dào Việc cung cấp thanh khoản bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm tiền mặt có sẵn hoặc có thể được huy động nhanh chóng.
Cầu thanh khoản phản ánh nhu cầu giải ngân, thanh toán của khách hàng mà ngân hàng có nghĩa vụ phải đáp ứng ngay hoặc trong thời gian ngắn Nói cách khác, cầu thanh khoản là lượng sẽ làm giảm quỹ tiền mặt của ngân hàng.
Bảng 2 1 Hoạt động cung cầu thanh khoản
Cung thanh khoản Cầu thanh khoản
Các khoản tiền ký thác Chi trả tiền gửi cho khách hàng
Các khoản tín dụng hoàn trả Cấp tín dụng cho khách hàng
Các khoản thu từ dịch vụ Hoàn trả các khoản đi vay
Các khoảng vay từ thị trường tiền tệ Chi phí quản lý điều hành và chi phí dịch vụ
Các khoản bán tài sản Chi phí lãi vay
Phát hành cổ phiếu ra thị trường Chi trả cổ tức và mua lại cổ phiếu
Nguồn: tác giả tổng hợp
2.1.2.2 Trạng thái thanh khoản ròng
Sự kết hợp giữa cung và cầu thanh khoản của một ngân hàng sẽ tạo nên Trạng thái thanh khoản ròng (NLP) của ngân hàng đó, được tính toán theo Nguyễn Văn Tiến (2015) như sau:
NLP= Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản
Nếu NLP > 0 hoặc cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản thì ở trạng thái này, ngân hàng đang dư thừa thanh khoản Có thể thấy khả năng thanh khoản hiện tại của ngân hàng là khả quan nhưng mặt khác cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng vẫn chưa được khai thác hết Nguyên nhân dẫn đến thặng dư thanh khoản có thể do ngân hàng tích cực tăng dự trữ thanh khoản, đầu tư bất hợp lý hoặc nền kinh tế trì trệ không có nhiều cơ hội đầu tư, vốn tăng quá nhanh…
Nếu NLP = 0, hay cung thanh khoản bằng cầu thanh khoản, ngân hàng ở trạng thái cân bằng thanh khoản Đây là mục tiêu của các nhà quản trị ngân hàng, nhưng trên thực tế, trạng thái cân bằng thanh khoản khó đạt được.
Nếu NLP < 0, hoặc cung thanh khoản nhỏ hơn cầu thanh khoản, ở trạng thái này, ngân hàng bị thâm hụt thanh khoản Thâm hụt thanh khoản là một trong những yếu tố rủi ro đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại Thâm hụt nhẹ gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng Ngược lại, thiếu sót lớn sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như mất khách hàng, mất cơ hội kinh doanh, mất thị trường, giảm niềm tin của công chúng, v.v (Trương Quang Thông, 2010) Các hành động cần thiết để bù đắp thanh khoản có thể được liệt kê như bán tài sản kém thanh khoản, sử dụng dự trữ bắt buộc, vay liên ngân hàng, v.v.
2.1.3 Các phương pháp đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng
Dựa vào khe hở thanh khoản:
Khe hở thanh khoản= Tổng dư nợ tín dụng trung bình –Tổng nguồn vốn huy động trung bình
Khe hở thanh khoản có thể cho thấy khả năng rủi ro thanh khoản trong tương lai của ngân hàng Do tổng dư nợ tín dụng bình quân cao hơn tổng vốn huy động bình quân, khi chênh lệch thanh khoản dương hoặc có giá trị đáng kể, điều đó có nghĩa là các ngân hàng hoặc cho vay nhiều hơn hoặc giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt, làm tăng rủi ro tín dụng.
Dựa vào các chỉ số thanh khoản:
Một số nghiên cứu đã chỉ ra các tỷ lệ thanh khoản khác nhau như sau:
L1 = Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản
Tỷ lệ này thể hiện tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao trong tổng tài sản có của ngân hàng thương mại Khả năng thanh khoản của ngân hàng đó được đánh giá càng tốt khi tỷ lệ này càng lớn Tuy nhiên, tỷ số này chỉ đánh giá một chiều khả năng thanh khoản của tài sản có của ngân hàng; nó không đánh giá khả năng của ngân hàng trong việc trả nợ hoặc đáp ứng các yêu cầu đi vay của ngân hàng.
L2 = Tài sản thanh khoản/( Tiền gửi + Vốn huy động ngắn hạn)
Tỷ số L2 cho thấy rằng tài sản thanh khoản nếu đem so với các khoản tiền gửi và nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm, tỷ số này tập trung nhiều hơn vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng đối với các loại tài trợ được chọn ( bao gồm tiền gửi của các hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính khác).Qua đó phát hiện được những tổn thương của ngân hàng khi sử dụng các nguồn tài trợ khác nhau.
L3 = Khoản cho vay/ Tổng tài sản
Tỷ số L3 đo lường tỷ trọng các khoản vay trong tổng tài sản Tỷ số này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của ngân hàng bị ràng buộc trong các khoản cho vay kém thanh khoản Do đó tỷ số này càng lớn thì cho thấy ngân hàng đó hiện tại có khả năng thanh khoản càng kém.
L4 = Khoản cho vay/(Tiền gửi + Nguồn vốn ngắn hạn)
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản được khóa luận chia thành 2 nhóm chính: nhóm các yếu tố bên trong và nhóm các yếu tố bên ngoài
2.2.1 Nhóm các yếu tố bên trong ngân hàng
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): theo lý thuyết ưa thích thanh khoản của Keynes (Keynes Liquidity Preference Theory) thì có kết luận sau: Vì tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất nên việc có một số lượng lớn sẽ làm tăng tính thanh khoản nhưng lại hạn chế triển vọng kiếm lời Các ngân hàng buộc phải bán tài sản lưu động để đầu tư vào những tài sản kém lưu động hơn nhằm sinh lời đáng kể. Thêm nữa là bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019) đã cho thấy đượctác động có tính ngược chiều của tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) tác động trái chiều so với thanh khoản, trong khi đó bài nghiên cứu của Moussa (2015), Choon và cộng sự (2013) lại thu được kết quả khác, cho thấy có tác động cùng chiều
Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP): hệ số này được tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản của ngân hàng, hệ số này thể hiện mức độ vốn của ngân hàng cũng như mức độ an toàn về tài chính Tỷ số này cao so với trung bình ngành cho thấy ngân hàng có năng lực tài chính tốt để vay vốn, cho vay và duy trì khả năng thanh toán, khả năng chi trả., ngược lại tỷ số này thấp cho thấy ngân hàng hiện tại đang sử dụng đòn bẩy tài chính cao, việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức sẽ tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra và có thể tác động bất lợi đến lợi nhuận của ngân hàng, khi mà chi phí đi vay cao
Những nghiên cứu của các tác giả Muhammad Farhan Malik và Amir Rafique
(2013), Pavla Vodova (2013), Belete Fola (2015) cho thấy kết quả tác động cùng chiều của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến khả năng thanh khoản Ngược lại các nghiên cứu của Moussa (2015) và Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019) cho thấy tỷ lệ này có tác động ngược chiều với khả năng thanh khoản.
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động (LDR): bằng cách dùng tổng dư nợ chia cho tổng vốn huy động ta sẽ có được tỷ lệ này, Tỷ lệ LDR càng cao thì khả năng sinh lời càng cao nhưng đồng thời khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng bị giảm đi tương ứng, rủi ro thanh khoản tăng lên Điều này có ý nghĩa là các ngân hàng đã cho vay quá nhiều, vượt quá nguồn huy động đầu vào của họ Khi gặp trục trặc, các ngân hàng không tự xoay sở được sẽ phải vay tiền từ thị trường liên ngân hàng với chi phí cao, lợi nhuận có thể không đủ bù chi phí Ngoài ra, khi tỷ lệ huy động trên vốn vay tăng lên còn phản ánh độ tin cậy của ngân hàng rất tốt, rủi ro rút tiền đột ngột của khách hàng sẽ giảm đi, giúp hạn chế sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL): Nợ xấu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn đã thanh toán, tỷ lệ nợ xấu được đo bằng cách chia nợ xấu cho tổng nợ Nghiên cứu của Vodova (2011) và Vũ Thị Hồng Nhung (2015) đều cho kết quả chung là tỷ lệ nợ xấu có tác động tích cực đến thanh khoản, khi nợ xấu tăng lên, ngân hàng thương mại sẽ phải kiểm soát và hạn chế cho vay đồng thời phải tăng lợi nhuận từ các hoạt động khác như huy động vốn và đẩy mạnh dịch vụ … điều này làm cho thanh khoản tốt hơn.
Quy mô ngân hàng (SIZE): Theo lý thuyết thực tế Too big too fail đã cho rằng các ngân hàng thương mại có quy mô lớn thường sẽ có cái nhìn về tính mạo hiểm cao hơn bởi do tâm lý chung là họ tự tin và hoàn toàn có khả năng chịu đựng tổn thất nếu rủi ro xảy ra nên do đó ít dự trữ thanh khoản hơn dẫn đến thanh khoản giảm sút, các nghiên cứu từ các tác giả Bunda và Desquilbet (2008), Mahmood và cộng sự (2019),
Vodova (2013) đều cho ra kết quả giống nhau về mối quan hệ trái chiều của thanh khoản và quy mô ngân hàng.
Tuy nhiên một vài nghiên cứu của các tác giả khác lại chỉ ra rằng giữa thanh khoản và quy mô của ngân hàng có tác động cùng chiều với nhau Theo lý thuyết Tín hiệu(Spence,1973) đã đưa ra nhận định cho rằng Quy mô của ngân hàng sẽ có tác động tích cực đến tính thanh khoản; khi ngân hàng phát triển, nó sẽ gửi tín hiệu thành công và tạo động lực để huy động thêm tiền từ nhiều nguồn khác nhau, tăng khả năng thanh khoản.
Tiền gửi của khách hàng (DEP): tiền gửi huy động được xem là nguồn tài trợ chính cho ngân hàng Ngân hàng sử dụng tiền gửi của khách hàng để tiến hành các hoạt động cấp tín dụng, khi nguồn vốn huy động được càng lớn ngân hàng sẽ tăng cường các nghiệp vụ mang mục đích sinh lời, điều này làm giảm bớt dự trữ thanh khoản và làm giảm thanh khoản của ngân hàng, một số nghiên cứu do Lê Hoàng Vinh và Trần Phi Dũng (2020) cũng đã chỉ ra tiền gửi của khách hàng có tác động ngược chiều đến thanh khoản của ngân hàng.
Ngược lại một số các nghiên cứu lại chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa tiền gửi của khách hàng và khả năng thanh khoản của ngân hàng, điều này giải thích rằng khi nguồn tiền dồi dào từ tiền gửi khách hàng sẽ giúp ngân hàng tạo ra nhiều lợi nhuận làm tăng khả năng thanh khoản, đồng thời nguồn tiền gửi của khách hàng còn hỗ trợ cho ngân hàng đáp ứng khả năng thanh khoản trong ngắn hạn đối với khách hàng, các nghiên cứ thực nghiệm của Singh, A., & Sharma, A K (2016) đã cho thấy mối quan hệ này.
2.2.2 Nhóm các yếu tố ngoài ngân hàng
Tăng trưởng kinh tế (GDP): Tăng trưởng kinh tế được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng GDP theo thời gian, một yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản Khi tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến danh mục đầu tư, các ngân hàng sẽ sinh lãi nhiều hơn bằng cách tăng giá trị tài sản và dòng tiền, và ngược lại, khi kinh tế suy thoái kéo theo suy giảm khả năng trả nợ của đối tượng khách hàng mà ngân hàng cho vay dẫn đến tăng rủi ro tín dụng Do đó, khả năng thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng rất lớn bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tỷ lệ lạm phát (INF): Tốc độ lạm phát được đo lường bởi tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Lạm phát cao sẽ làm cho nền kinh tế vĩ mô xấu đi ảnh hưởng xấu đến thanh khoản của các ngân hàng, thanh khoản cao sẽ khiến cho nền kinh tế bị suy thoái, bên cạnh đó cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng khi lạm phát tăng các ngân hàng sẽ siết chặt quản lý tín dụng dẫn đến lượng cho vay của ngân hàng trở nên ít hơn, kết quả là ngân hàng tăng tài sản thanh khoản (Singh, A., & Sharma, A K.
Tổng quan các nghiên cứu có trước
2.3.1 Nghiên cứu trên thế giới
Aspach và cộng sự (2005) đã nhận định được các nhân tố có sự ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của 57 ngân hàng thương mại có mặt tại nước Anh trong 1985– 2003, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường bằng tỷ lệ tổng tài sản lưu động trên tổng tài sản có và tỷ lệ tổng tài sản lưu động trên vốn huy động Kết quả thu về được từ mô hình tác động cố định cho thấy các nhân tố ảnh hưởng được chia thành hai nhóm bao gồm các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài Một số yếu tố bên trong chẳng hạn như tỷ suất lợi nhuận đo lường chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản lưu động cũng như đo lường khả năng sinh lời và tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng Lợi nhuận có mối tương quan nghịch với thanh khoản. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng càng cao thì tài sản có tính thanh khoản sẽ càng thấp mà Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các ngân hàng thương mại nhận được nhiều hỗ trợ từ ngân hàng trung ương thường có thanh khoản thấp.
Trong bài nghiên cứu của Vodova (2011), đã tiến hành nghiên cứu những yếu tố quyết định đến khả năng thanh khoản của các NHTM đang có mặt tại Cộng hòa Séc từ những năm 2001-2009 Nghiên cứu có những ưu điểm là đã đánh giá tính thanh khoản một cách rất khách quan và rất toàn diện khi sử dụng nhiều hệ số khác nhau để xác định khả năng thanh khoản của ngân hàng Hơn thế nữa, nghiên cứu đã tính đến tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với tính thanh khoản của ngân hàng, vốn là một yếu tố kinh tế quan trọng trong suốt thời gian nghiên cứu.Trong đó tác giả lưu ý các vấn đề vĩ mô như khủng hoảng tài chính cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF) có tác động bất lợi như thế nào đến thanh khoản ngân hàng Tác giả cũng chứng minh mối tương quan thuận giữa lãi suất cho vay liên ngân hàng với tỷ lệ thanh khoản và an toàn vốn.
Tseganesh Tesfaye (2012) đã thực hiện một nghiên cứu từ năm 2000 đến
2011 về các biến số ảnh hưởng đến thanh khoản của 8 ngân hàng thương mại ở Ethiopia Nghiên cứu phân tích 8 tiêu chí gồm mức an toàn vốn, quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay, biên lãi suất, tỷ lệ lạm phát và lãi suất ngắn hạn cho thấy các biến này có tác động dương và có ý nghĩa thống kê đến thanh khoản.
Cả tăng trưởng GDP thực và tăng trưởng cho vay đều gây ra ảnh hưởng không đáng kể đến tính thanh khoản của ngân hàng.
Bunda và Desquilbet (2008): đã cống hiến bài nghiên cứu mang tên “BANK
LIQUIDITY and EXCHANGE RATE REGIMES” nhằm mục tiêu duy nhất là khám phá tính thanh khoản của tài sản ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng như thế nào bởi chế độ tỷ giá hối đoái của quốc gia nơi họ hoạt động với mẫu từ các ngân hàng đến từ 36 quốc gia đang nổi lên trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2000 đã cho thấy các yếu tố như tỷ lệ an toàn vốn,chỉ tiêu công và lãi suất cho vay, so với GDP có tác động tích cực Tuy nhiên, kết quả thu về lại cho thấy sức ảnh hưởng của biến SIZE (quy mô ngân hàng) đến khả năng thanh khoản là không đáng kể.
Melsese và Laximikantham (2015) đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Ethiopia từ năm
2007 đến 2013, tập trung vào các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của 10 ngân hàng Ethiopia Kết quả phân tích hồi quy chứng tỏ rằng khả năng thanh khoản có ảnh hưởng tích cực bởi quy mô ngân hàng Tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng tiêu cực bởi mức độ an toàn vốn, được biểu thị bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và khả năng sinh lời, được biểu thị bằng lợi nhuận trên tổng tài sản Nợ xấu và gia tăng cho vay ít ảnh hưởng đến thanh khoản.
Vũ Thị Hồng (2015) đã có bài nghiên cứu sử dụng mẫu của 37 ngân hàng thương mại tại Việt Nam, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng trong giai đoạn các số liệu của Ngân hàng giai đoạn 2006 – 2011 đã tìm thấy sự tác động của một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, cụ thể “Tỷ lệ vốn chủ sở hữu”, “Tỷ lệ nợ xấu” và “Tỷ lệ lợi nhuận” có mối tương quan thuận; ngược lại, “Tỷ lệ cho vay trên huy động” có mối tương quan trái chiều đối với khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Lê Hoàng Vinh, Trần Phi Dũng (2019) đã đưa ra bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, mẫu nghiên cứu sử dụng là 23 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2009- 2018 bằng phương pháp phân tích hồi quy theo GLS đã cho thấy khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, thu nhập ngoài lãi cận biên và niêm yết cổ phiếu có ảnh hưởng cùng chiều đến thanh khoản, trong khi đó các yếu tố như tăng trưởng tín dụng, lượng tiền gửi của khách hàng, quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản và quản lý tài sản có ảnh hưởng ngược chiều đến thanh khoản.
Trương Quang Thông (2013) với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” với dữ liệu thu thập từ
27 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2011, trong đó sử dụng chênh lệch vốn là biến phụ thuộc đại diện cho rủi ro thanh khoản, biến độc lập ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản được chia làm 2 nhóm: nhóm những yếu tố bên trong và nhóm những yếu tố bên ngoài Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong như tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, dự trữ thanh khoản mà còn phụ thuộc vào các yếu tố vĩ mô bên ngoài như, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF).
Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019) đã nghiên cứu “Những yếu tố tác động đến thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) với số quan sát sử dụng là 145 dựa trên nguồn dữ liệu thu thập được từ 29 ngân hàng thương mạiViệt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 Kết quả từ bài nghiên cứu đã cho thấy rằng có 6 yếu tố quan trọng mang ý nghĩa thống kê, có khả năng tác động mạnh đến tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng, đó là: Quy mô ngân hàng, Tỷ lệ dự phòng tín dụng, Tỷ lệ lợi nhuận, Tỷ lệ vốn, và cuối cùng là Tốc độ tăng trưởng kinh tế và Khả năng thanh toán nhanh.
Có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện tại các thời điểm khác nhau và ở các quốc gia khác nhau, và các biến số ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng rất nhiều Do đó, nhiều chính sách không thể áp dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các yếu tố bên trong và ít nghiên cứu các tác động bên ngoài và các nghiên cứu sử dụng dữ liệu lỗi thời.
Có thể thấy giới học thuật trên thế giới trong đó kể cả Việt Nam, rất quan tâm đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại, bởi lẽ đó là một trong những nguồn lực quan trọng của Ngân hàng phải quản lí sao cho tốt trong suốt chu kỳ kinh doanh, để từ đó thu về kết quả kinh doanh tốt nhất cũng như quản lí rủi ro hiệu quả nhất Do đó, bài nghiên cứu lần này chủ yếu tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản không phải là điều đặc biệt mới Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ gần đây, chính sách và chiến lược quản trị của các ngân hàng thương mại – cả ở Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung đã có nhiều sự chuyển biến vô cùng mạnh mẽ Từ đó cho một cái nhìn rõ nét về khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ biến động dựa trên góc nhìn của nhà quản lý đối với từng ngân hàng Do đó, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt.
Nhận thấy được khoảng trống nghiên cứu kể trên khóa luận đã tiến hành chọn chủ đề về thanh khoản để nghiên cứu nhằm đóng góp một phần công sức nhằm cải thiện khả năng thanh khoản của các ngân hàng dựa trên vốn hiểu biết của bản thân.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Để hỗ trợ cho việc xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến thanh khoản, Chương 2 đã xem xét những cơ sở lý thuyết, bao gồm lý thuyết thanh khoản, tỷ lệ thanh khoản và nghiên cứu cơ sở lý thuyết trong nước và quốc tế Làm cơ sở để khóa luận xây dựng mô hình nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đã nêu lên khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ được khóa luận thực hiện ở trong Chương 3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lược khảo, xem xét các bài nghiên cứu trước đây có liên quan ởViệt Nam và cả các nghiên cứu nước ngoài để có cái nhìn khách quan nhất, đồng thời xem xét các cơ sở lý thuyết đã có, từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu cho đề tài.
Bước 2: Sau khi trải qua giai đoạn lược khảo các nghiên cứu trước từ đó có thể đúc kết và thiết kế ra mô hình nghiên cứu phù hợp cho bài nghiên cứu lần này và dĩ nhiên mô hình nghiên cứu sẽ được dựa trên cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm, sau đó dự kiến các biến và mô hình hồi quy, tiếp theo xây dựng các giải thiết nghiên cứu.
Bước 3: Xác định số lượng mẫu nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của khóa luận, cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu, sau đó tiến hành thực hiện chạy kết quả thông qua hệ thống phân tích mô hình STATA 14.
Bước 4: Chọn lọc và chỉ định các phương pháp nghiên cứu, cũng như các phương pháp phân tích và ước lượng cụ thể, có thể kể đến chẳng hạn như thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng sử dụng FEM và REM, Pool OLS.
Bước 5: Sử dụng kiểm định F hoặc kiểm định t ở các mức ý nghĩa 1%, 5% hoặc 10%, từ đó để tìm các biến độc lập có ý nghĩa thống kê nhằm giải thích biến phụ thuộc và tiếp theo đó sẽ tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Hơn thế nữa, so sánh hai mô hình giữa FEM và REM bằng kiểm định Hausman, với hai giả thuyết
H0: Chọn mô hình REM, và so sánh hai mô hình Pooled OLS và FEM bằng kiểm định F, với giả thuyết H0: Chọn mô hình Pooled OLS Từ những so sánh này, khóa luận lựa chọn mô hình hiệu quả nhất cho nghiên cứu.
Bước 6: Kiểm tra các khuyết tật của mô hình đã chọn như kiểm tra đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai thay đổi; nếu không tìm thấy, phối hợp giữa bước 5 và bước
7 để hoàn thành quy trình nghiên cứu;nếu có một trong những khiếm khuyết nêu trên, sẽ tiến hành chạy khắc phục bằng phương pháp GLS, cũng như khắc phục hiện tượng biến nội sinh xảy ra trong nghiên cứu, đồng thời kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ở bước 5 và chuyển sang bước 7.
Bước 7: Bước cuối cùng trong quy trình dựa trên kết quả hồi quy, đề tài tiến hành thảo luận và rút ra các kết luận và đưa ra các khuyến nghị, hàm ý chính sách phù hợp để trả lời câu hỏi nghiên cứu và giải quyết các mục tiêu nghiên cứu.
Mẫu và dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu lần này nguồn dữ liệu chính là dữ liệu thứ cấp đã được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 25 ngân hàng thương mại Việt Nam và các tài liệu liên quan khác trên cơ sở nhất quán giữa năm 2010 và 2020 tại Việt Nam.
Dữ liệu thứ cấp thuộc nhóm yếu tố vi mô để đo lường các biến phụ thuộc và biến độc lập được đề tài sử dụng thuộc báo cáo tài chính đã kiểm toán của 25 ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020.
Dữ liệu thứ cấp được sử dụng để đo lường các biến độc lập thuộc nhóm các yếu tố vĩ mô được tác giả thu thập từ Tổng Cục Thống Kê và Ngân Hàng Thế Giới (World Bank).
Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam được xác định dựa trên sự hỗ trợ của hai phần mềm làExcel, cơ sở dữ liệu bảng (Panel data) cùng với phần mềm Stata 14.
Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để:
+ Tiếp cận, phân tích và đưa ra những kết luận về lý thuyết cơ bản , các cơ sở lý luận đã có trước đó với đặc điểm tương đồng để từ đó dựa trên cơ sở các nghiên cứu cũ để tạo ra những thành tựu và kết quả mới về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng.
+ Lược khảo, tham khảo và thảo luận những nghiên cứu về các yếu tố làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã được thực hiện ở cả trong lẫn ngoài nước.
+ Xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp và đồng thời xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cho từng biến độc lập và biến phụ thuộc (trong khóa luận này biến phụ thuộc được chọn là khả năng thanh khoản).
+ Thảo luận các kết quả nghiên cứu thu được sau rút ra kết luận và đưa ra các gợi ý cũng như khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng thanh khoản.
Bao gồm các phương pháp kỹ thuật như sau: Thống kê mô tả ( Descriptive Statistics), phân tích ma trận tương quan (Correlation Analysis) và phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data Regression).
Các phương pháp trên được dùng với mục đích để xác định kết quả nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
3.3.2.1 Phân tích thống kê mô tả
Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả nhằm mục đích cung cấp những thông tin khái quát của các biến trong mô hình và các chỉ tiêu thống kê mô tả, bao gồm: giá trị lớn nhất của từng biến (Maximum), giá trị nhỏ nhất của từng biến (Minimum), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard deviation) và số lượng các quan sát (Observation).
3.3.2.2 Phân tích ma trận tương quan
Mối liên hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, cũng như mối tương quan giữa các biến độc lập, đều được kiểm tra bằng cách sử dụng phân tích ma trận tương quan.Ngoài ra, phân tích tương quan hỗ trợ trong việc chỉ ra liệu nghiên cứu có đa cộng tuyến đáng kể hay không Theo Gujarati, D N (2011), có 3 cách tiếp cận có thể được sử dụng khi xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến cao, đó là khi hệ số tương quan của bất kỳ cặp biến độc lập nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn 0,8 Phân tích các thành phần chính, loại bỏ biến tương quan cao và không hành động là ba phương pháp xử lý đa cộng tuyến.
3.3.2.3 Phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng
Phương pháp nghiên cứu dựa trên Phân tích hồi quy dữ liệu bảng được dùng để kiểm định các xu hướng và mức độ tác động của các biến đối với khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, các mô hình chính được sử dụng là :Bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least Square, Pooled OLS), mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model, FEM) và mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random
Effects Model, REM). Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản ra sao, khóa luận sử dụng kiểm định t-test hoặc F-test tại các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% để từ đó xác định độ tin cậy của biến độc lập và biến kiểm soát, đồng thời giải thích mức độ và xu hướng ảnh hưởng của các biến này đến biến phụ thuộc theo hệ số β.
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Để kiểm định xem các biến có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra hay không, khóa luận đã kiểm định các biến thông qua phân tích hồi quy tuyến tính Theo kết quả kiểm định và tham khảo từ những nghiên cứu đáng tin cậy, khóa luận cho rằng hệ số VIF lớn hơn hoặc nhỏ hơn 10 Nếu thu được giá trị VIF nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi:
Nếu có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình thì kết quả ước lượng thu về của Bình phương nhỏ nhất Pooled OLS không mang lại kết quả chính xác và các ước lượng theo phương pháp Pooled OLS vẫn là các ước lượng tuyến tính nhưng hệ số hồi quy có mức độ tin cậy thấp.
Với giả thiết đặt ra:
H0: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
H1: Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Nếu kết quả p-value < α thì bác bỏ H0, chấp nhận H1 và ngược lại, nếu p-value lớn hơn α thì chấp nhận H0, bác bỏ H1 Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số, phương pháp được sử dụng là phương pháp bình phương nhỏ nhất chung Generalized LeastSquares (GLS).
Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Để xác định có hiện tượng tự tương quan xảy ra trong mô hình hay không, ta phải kiểm định tự tương quan Khi có hiện tượng tự tương quan xảy ra, các ước lượng của mô hình OLS vẫn sẽ tuyến tính nhưng sẽ không có hiệu quả.
Với giả thiết đặt ra:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan
H1: Có hiện tượng tự tương quan
Nếu kết quả p-value nhỏ < α thì bác bỏ H0, chấp nhận H1 và ngược lại, p-value > α thì chấp nhận H0, bác bỏ H1.
Sau khi thực hiện chạy kiểm định Hausman, giữa hai mô hình FEM và REM sẽ được lựa chọn xem đâu là là mô hình phù hợp và kiểm định các vi phạm của mô hình, tiếp theo đó là chạy kiểm định các khuyết tật như phương sai thay đổi và hiện tượng tương quan của phần dư Do đó, khóa luận sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi easible generalized least squares estimators (FGLS) để xử lý hai vi phạm này nhằm đảm bảo ước lượng hiệu quả.
Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu đã được khóa luận trình bày ở Chương 2 đồng thời sử dụng các yếu tố vi mô ngân hàng và các yếu tố vĩ mô trong các mô hình nghiên cứu của mình để đánh giá tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Từ đó khóa luận đề xuất mô hình nghiên cứu có phương trình như sau:
LIQ it = β 0 + β 1 ROE it + β 2 CAP it + β 3 LDR it + β 4 NPL it + β 5 SIZE it + β 6 DEP it + β 7
LIQ it: khả năng thanh khoản của ngân hàng i
ROE it : Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong năm t
CAP it : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong năm t
LDR it : Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động của ngân hàng i trong năm t
NPL it : Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i trong năm tSIZE it : Quy mô của ngân hàng i trong năm t
DEP it : Tiền gửi của khách hàng của ngân hàng i trong năm t
GDP t : Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong năm t
INF t : Tỷ lệ lạm phát trong năm t
Bảng 3 1 Diễn giải và đo lường các biến
STT Kí hiệu Tên biến Cách đo lường
Khả năng thanh khoản của ngân hàng
Tài sản thanh khoản Tổng tài sản
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân
3 CAP Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản
4 LDR Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động
Dư nợ cho vay Tổng huy động vốn
5 NPL Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng
Dư nợ nhóm (3 + 4 + 5) Dư nợ cho vay
6 SIZE Quy mô ngân hàng
7 DEP Tiền gửi của khách hàng
Tiền gửi của khách hàng Tổng nguồn vốn
8 GDP Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
9 INF Tỷ lệ lạm phát CPIt - CPIt - 1
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀTHẢO LUẬN
Thống kê mô tả
Bảng 4 1 Thống kê mô tả các biến
Tên biến Số quan sát
Trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: kết quả thu được sau khi chạy STATA 14.0
Kết quả thống kê mô tả các biến như sau:
Biến khả năng thanh khoản của ngân hàng (LIQ): từ kết quả phân tích dữ liệu cho thấy giá trị trung bình của biến LIQ là 0.1896 với độ lệch chuẩn là 0.0856. Trong đó giá trị lớn nhất của biến LIQ thuộc về ngân hàng SEA vào năm 2011 với giá trị là 0.611 và giá trị nhỏ nhất thuộc về ngân hàng STB vào năm 2017 với giá trị là 0.0452.
Biến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): từ kết quả phân tích dữ liệu cho thấy giá trị trung bình của biến ROE là 0.1027 với độ lệch chuẩn là 0.0843.Trong đó giá trị lớn nhất của biến ROE thuộc về ngân hàng VIB vào năm 2020 với giá trị là 0.2957 và giá trị nhỏ nhất thuộc về ngân hàng TPB với giá trị là -0.5633.
Biến tỷ lệ vốn chủ hữu (CAP): từ kết quả phân tích dữ liệu cho thấy giá trị trung bình của biến CAP là 0.0945 với độ lệch chuẩn là 0.0409 Trong đó giá trị lớn nhất của biến CAP thuộc về ngân hàng KLB vào năm 2010 với giá trị là 0.2554 và giá trị nhỏ nhất thuộc về ngân hàng BID vào năm 2017 với giá trị là 0.0406.
Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL): từ kết quả phân tích dữ liệu cho thấy giá trị trung bình của biến NPL là 0.0224 với độ lệch chuẩn là 0.0133 Trong đó giá trị lớn nhất của biến NPL thuộc về ngân hàng CTG vào năm 2015 với giá trị là 0.0918 và giá trị nhỏ nhất thuộc về ngân hàng TPB vào năm 2010 với giá trị 0.0018.
Biến tỷ lệ cho vay trên tổng huy động (LDR): từ kết quả phân tích dữ liệu cho thấy giá trị trung bình của biến LDR là 0.7714 với độ lệch chuẩn là 0.1737 Trong đó giá trị lớn nhất của biến LDR thuộc về ngân hàng BID vào năm 2011 với giá trị là 1.392 và giá trị nhỏ nhất thuộc về ngân hàng TPB vào năm 2011 với giá trị là 0.211.
Biến quy mô ngân hàng (SIZE): từ kết quả phân tích dữ liệu cho thấy giá trị trung bình của biến SIZE là 18.4959 với độ lệch chuẩn là 1.1546 Trong đó giá trị lớn nhất của biến SIZE thuộc về ngân hàng BID vào năm 2020 với giá trị là 21.1398 và giá trị nhỏ nhất thuộc về ngân hàng BVB vào năm 2010 với giá trị là 15.9227.
Biến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP): từ kết quả phân tích dữ liệu cho thấy giá trị trung bình của biến GDP là 0.0600 với độ lệch chuẩn là 0.0113 Trong đó giá trị lớn nhất của biến GDP là 0.0708 vào năm 2018 và giá trị nhỏ nhất của biến GDP là 0.0291 vào năm 2020
Biến tỷ lệ lạm phát (INF): từ kết quả phân tích dữ liệu cho thấy giá trị trung bình của biến INF là 0.0582 với độ lệch chuẩn 0.0481 trong đó tỷ lệ lạm phát cao nhất là vào năm
2011 với giá trị 0.1868 và tỷ lệ lạm phát thấp nhất là vào năm 2015 với giá trị 0.0063.
Kết quả nghiên cứu
Bảng 4 2 Phân tích tương quan giữa các biến
LIQ ROE CAP DEP NPL LDR SIZE GDP INF
Nguồn: kết quả thu được sau khi chạy STATA 14.0
Khóa luận sử dụng phương pháp phân tích tương quan để xác định mối quan hệ giữa các biến có trong mô hình Dựa vào bảng phân tích về ma trận tương quan giữa biến LIQ và các biến độc lập, ta thấy được: Biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP), tiền gửi khách hàng (DEP), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ cho vay trên tổng huy động (LDR), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng Ngược lại biến tỷ lệ lạm phát (INF) có tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Tương quan giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập:
Biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có tương quan âm với biến khả năng thanh khoản (LIQ) với giá trị là -0.0482 cho thấy biến ROE có tác động ngược chiều đối với biến LIQ, do đó khi tỷ lệ này tăng lên thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm với mức tương ứng.
Biến tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) có tương quan âm với biến khả năng thanh khoản (LIQ) với giá trị là -0.0286 cho thấy biến CAP có tác động ngược chiều đối với biến LIQ, do đó vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng lên thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm xuống với mức tương ứng.
Biến tiền gửi khách hàng (DEP) có tương quan âm với biến khả năng thanh khoản (LIQ) với giá trị là -0.2346 cho thấy biến DEP có tác động ngược chiều đối với biến LIQ, do vậy khi tiền gửi của khách hàng trên tổng nguồn vốn tăng thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ càng giảm.
Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) có tương quan âm với biến khả năng thanh khoản (LIQ) với giá trị là -0.0415 cho thấy biến NPL có tác động ngược chiều đối với biến LIQ, do đó khi tỷ lệ nợ xấu tăng thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm với mức tương ứng.
Biến tỷ lệ cho vay trên tổng huy động (LDR) có tương quan âm với biến khả năng thanh khoản (LIQ) với giá trị là -0.4465 cho thấy biến LDR có tác động ngược chiều đối với biến LIQ, do đó khi tỷ lệ cho vay càng tăng thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm với mức tương ứng.
Biến quy mô ngân hàng (SIZE) có tương quan âm với biến khả năng thanh khoản (LIQ) với giá trị là -0.1711 cho thấy biến SIZE có tác động ngược chiều đối với biến LIQ, do đó khi quy mô của ngân hàng tăng lên thì thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm với mức tương ứng.
Biến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) có tương quan âm với khả năng thanh khoản (LIQ) với giá trị là -0.0406 cho thấy biến GDP có tác động ngược chiều đối với biến LIQ, do đó khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm với mức độ tương ứng.
Biến tỷ lệ lạm phát (INF) có tương quan dương với khả năng thanh khoản (LIQ) với giá trị là 0.4617 cho thấy biến INF có tác động cùng chiều đối với biến LIQ, do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng lên thì khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng sẽ tăng với mức độ tương ứng.
Bảng 4.3 Tương quan giữa các biến độc lập và kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Nguồn: kết quả thu được sau khi chạy STATA 14.0
Dựa vào bảng kết quả của hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) cho thấy rằng tất cả giá trị VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên có thể kết luận rằng mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và không cần phải loại bỏ biến nào khỏi mô hình.
So sánh kết quả hồi quy giữa các mô hình Pooled OLS, FEM và REM 39
Nghiên cứu tiến hành kiểm định F test để so sánh và tiến hành lựa chọn giữa 2 mô hình Pooled OLS và mô hình FEM với giả thuyết được đặt ra là
H0: Lựa chọn mô hình phù hợp là Pooled OLS
Bảng 4.4 Hồi quy mô hình Pooled OLS và FEM
Biến độc lập Mô hình Pooled OLS Mô hình FEM
Hệ số t-statistic Hệ số t-statistic
Nguồn: kết quả thu được sau khi chạy STATA 14.0
Chú thích: *,**,***: hệ số có ý nghĩa thống kê lần lượt tại các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.
Dựa vào bảng kết quả phân tích của mô hình Pooled OLS và FEM cho thấy trong mô hình Pooled OLS các biến có ý nghĩa thống kê là CAP, DEP,LDR và INF với mức ý nghĩa 1%, trong mô hình FEM các biến có ý nghĩa thống kê là ROE với mức ý nghĩa 10%, CAP, DEP,LDR và INF với mức ý nghĩa 1%.
Bảng 4.5 Kiểm định F-test để đưa ra lựa chọn giữa 2 mô hình
Kết quả kiểm định F-test với mức ý nghĩa α = 5% của biến phụ thuộc LIQ với kết quả Prob = 0.0000 < 5% nên bác bỏ giả thuyết H0 và điều này có nghĩa là trong hai mô hình Pooled OLS và mô hình FEM mô hình phù hợp là mô hình FEM.
4.3.1 So sánh kết quả hồi quy và lựa chọn mô hình phù hợp giữa mô hình FEM và REM
Bảng 4.6 Hồi quy mô hình FEM và REM
Biến độc lập Mô hình FEM Mô hình REM
Hệ số t-statistic Hệ số t-statistic
Nguồn: kết quả thu được sau khi chạy STATA 14.0
Chú thích: *,**,***: hệ số có ý nghĩa thống kê lần lượt tại các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Để lựa chọn mô hình phù hợp giữa 2 mô hình FEM và REM nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman với giả thuyết H0 là: lựa chọn mô hình phù hợp là REM
Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(8) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
Nguồn: kết quả thu được sau khi chạy STATA 14.0
Thực hiện kiểm định Hausman với mức ý nghĩa 5%, ta có kết quả: Prob>chi 0.1889>5% nên nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H0 và lựa chọn mô hình phù hợp là REM
Sau khi tiến hành so sánh giữa 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM, khóa luận đã lựa chọn mô hình REM để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
4.3.2 Kiểm định các khuyết tật
Kiểm định phương sai sai số thay đổi:
Khóa luận sử dùng kiểm định Breusch-Pagan để kiểm định phương sai sai số thay đổi với giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình
Bảng 4.8 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Nguồn: kết quả thu được sau khi chạy STATA 14.0
Sau khi sử dụng kiểm định với mức ý nghĩa α = 5% cho kết quả Prob > chibar2 0.0000 < 5% do đó bác bỏ giả thuyết H0, mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Bảng 4.9 Kiểm định tự tương quan
Nguồn: kết quả thu được sau khi chạy STATA 14.0
Kiểm định Wooldridge với kết quả Prob > F = 0.0000 < 5% do đó bác bỏ giả thuyết H0, mô hình có hiện tượng tự tương quan. Ước lượng mô hình theo phương pháp FGLS
Bảng 4.10 Hồi quy theo mô hình FGLS
LIQ Hệ số chặn P-value T-statistic
Chú thích: *,**,***: hệ số có ý nghĩa thống kê lần lượt tại các mức ý nghĩa 10%,
Nguồn: kết quả thu được sau khi chạy STATA 14.0
Với biến phụ thuộc của khóa luận là LIQ, sau khi phát hiện mô hình có sự xuất hiện của hai hiện tượng là tự tương quan và phương sai sai số thay đỏi, khóa luận đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) để khắc phục và thu được mô hình cuối cùng như sau:
LIQ= 0.755-0.586CAP -0.110DEP-0.140LDR -0.0190SIZE + 0.351INF + àit
Bảng 4.11 Tóm tắt giả thuyết và kết quả thực nghiệm
Biến Dấu kỳ vọng Kết quả nghiên cứu
Cùng dấu, biến không có ý nghĩa thống kê.
CAP + Ngược dấu, biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
DEP + Ngược dấu, biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
NPL - Ngược dấu, biến không có ý nghĩa thống kê
Cùng dấu, biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Ngược dấu, biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Cùng dấu, biến không có ý nghĩa thống kê
Cùng dấu, biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Nguồn: kết quả thu được sau khi chạy STATA 14.0
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có mối quan hệ cùng chiều với tính thanh khoản Nghiên cứu của Moussa (2015), Bunda & Desquilbet (2008), Vũ Thị Hồng (2015) cũng cho kết quả tương tự về tỷ suất Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu với thanh khoản Điều này có nghĩa là khi ngân hàng kinh doanh tốt, tạo ra nhiều lợi nhuận thì sẽ có khả năng bù đắp thanh khoản tốt hơn, nâng cao uy tín trên thị trường tài chính, dễ dàng huy động vốn với chi phí thấp từ bên ngoài Tuy nhiên trong mô hình nghiên cứu này biến ROE không có ý nghĩa thống kê.
Tỷlệ vốn chủ sở hữu trên tổng số tài sản (CAP) có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh khoản với mức ý nghĩa 1% Điểu này ngược với giả thuyết của khóa luận cũng như các nghiên cứu trước của các tác giả: Vodova (2013), Vũ Thị Hồng (2011) Điều này có thể giải thích là do yêu cầu tăng vốn điều lệ của ngân hàng để cải thiện hệ số an toàn vốn tối thiểu của NHNN, nhiều ngân hàng đã và đang nỗ lực tăng vốn tự có nhưng đồng thời tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng đã gián tiếp làm giảm hiệu quả hoạt động trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE).
Tiền gửi từ khách hàng (DEP) có ảnh hưởng ngược chiều đối với khả năng thanh khoản với mức ý nghĩa 1% Điều này ngược với giả thuyết của khóa luận đề ra và được giải thích như sau: khi có sự gia tăng lượng vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng thì các ngân hàng thương mại sẽ tăng cường triệt để các nghiệp vụ sử dụng vốn và mở rộng tăng trưởng tín dụng nhằm tạo ra lãi để trang trải các chi phí phát sinh cũng như lãi từ các khoản tiền gửi của khách hàng kết quả là làm giảm dự trữ của ngân hàng dẫn đến giảm thanh khoản.
Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Lê Hoàng Vinh, Trần Phi Dũng (2019)
Tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng cùng chiều đối với khả năng thanh khoản, điều này chứng tỏ rẳng khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên thì ngân hàng sẽ siết chặt việc cho vay làm cho thanh khoản của ngân hàng sẽ tăng lên Tuy nhiên trong mô hình này biến NPL không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cho vay trên huy động và khả năng thanh khoản của ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ cho vay trên huy động càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp Điều này đúng với giả thuyết của khóa luận đề ra và giống với các nghiên cứu của các tác giả trước như Apachs và cộng sự (2003), điều này giải thích rẳng khi ngân hàng cho vay quá nhiều thì nguồn vốn sử dụng cho mục đích thanh khoản sẽ ít đi và thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm.
Quy mô ngân hàng có ảnh hưởng ngược chiều đối với khả năng thanh khoản ở mức ý nghĩa 1% Điều này ngược với giả thuyết của khóa luận và có thể được giải thích rằng các Ngân hàng thương mại có quy mô càng lớn thường có tâm lý tự tin cũng như khả năng chịu đựng rủi ro tốt khi có rủi ro xảy ra nên thường có xu hướng mạo hiểm hơn và dự trữ ít thanh khoản hơn nên thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm và ngược lại Bên cạnh đó việc ngân hàng tăng cường mở rộng quy mô đôi khi dẫn đến sự phát triển không đồng đều trong hệ thống quản lý làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng Các nghiên cứu của Vũ Thị Hồng (2015), Vadova (2013) cũng cho kết quả tương tự.