1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1001 tác động của ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông đến hiệu quả tài chính các nhtm vn 2023

86 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin – Truyền Thông Đến Hiệu Quả Tài Chính Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Ngọc Đài Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quỳnh Hòa
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 235,96 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (12)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.5. Đóng góp của đề tài (14)
    • 1.6. Kết cấu luận văn (15)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (18)
    • 2.1. Chỉ số đo lường mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin – truyền thông (18)
      • 2.1.1. Chỉ số ICT (18)
      • 2.1.2. Các chỉ số cấu thành ICT của ngân hàng thương mại (20)
      • 2.1.3. Phương pháp tính chỉ số ICT và các chỉ tiêu cấu thành ICT (20)
        • 2.1.3.1. Chuẩn hoá dữ liệu (20)
        • 2.1.3.2. Phương pháp tính chỉ số ICT (21)
        • 2.1.3.3. Phương pháp đolường chỉ tiêu Hạ tầng kỹ thuật (21)
        • 2.1.3.4. Phương pháp đolường chỉ tiêu Ứng dụng CNTT nộibộngân hàng (23)
        • 2.1.3.5. Phương pháp đolường chỉ tiêu Dịch vụ trực tuyến củangânhàng (24)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu (25)
      • 2.2.1. Khái niệm hiệu quả tài chính ngân hàng (25)
      • 2.2.2. Chỉ số đo lường hiệu quả tài chính ngân hàng (26)
      • 2.2.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính ngân hàng (26)
        • 2.2.3.1. Nhóm yếu tố đại diện mức độ ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông vào hoạt động ngân hàng (26)
        • 2.2.3.2. Các nhân tố đặc trưng ngân hàng (28)
        • 2.2.3.3. Các nhân tố từ môi trường vĩ mô (30)
    • 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước (31)
      • 2.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài (31)
      • 2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam (34)
      • 2.3.3. Khoảng trống nghiên cứu (36)
    • 2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (37)
      • 2.4.1. Mô hình nghiên cứu (37)
      • 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu (38)
  • CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (15)
    • 3.1. Dữ liệu nghiên cứu (44)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (44)
      • 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (44)
      • 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (44)
        • 3.2.2.1. Mô hình nghiên cứu (45)
        • 3.2.2.2. Ý nghĩa và phương pháp đo lường các biến trong mô hình (45)
        • 3.2.2.3. Quy trình thực hiện các kiểm định và ước lượng mô hình hồi quy (46)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (15)
    • 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (52)
    • 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình (57)
    • 4.3. Kết quả ước lượng hồi quy và các kiểm định (58)
    • 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu (60)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (16)
    • 5.1. Kết quả nghiên cứu chính của luận văn (64)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (65)
      • 5.2.1. Các chính sách liên quan đến đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng (65)
      • 5.2.2. Gia tăng quy mô ngân hàng phù hợp với hiệu quả hoạt động ngân hàng (67)
      • 5.2.3. Cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động và hoạt động tín dụng (67)
      • 5.2.4. Tăng cường đa dạng hoá thu nhập trong hoạt động kinh doanh ngân hàng (68)
      • 5.2.5. Các chính sách liên quan đến kinh tế vĩ mô (68)
    • 5.3. Hạn chế của nghiên cứu (69)
    • 5.4. Hướng phát triển tiếp theo (0)
  • PHỤ LỤC ................................................................................................................. IV (74)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của kinh tế số như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT) vào dịch vụ tài chính được kỳ vọng mang lại cho ngành ngân hàng Việt Nam cơ hội thuận lợi trong việc gia tăng vị thế cạnh tranh và mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng trong và ngoài nước Hoạt động truyền thông qua các ứng dụng CNTT có thể giúp các ngân hàng tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng từ các tầng lớp xã hội, kể cả các cá nhân ở vùng sâu vùng xa bởi các dịch vụ ngân hàng Kể từ những năm đầu tiên của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, phát triển hoạt động ngân hàng theo định hướng ứng dụng CNTT-TT là xu thế mà các ngân hàng Việt Nam đã và đang tích cực hướng đến Các hoạt động quản lý, nghiệp vụ giao dịch tài chính ngày nay được triển khai chủ yếu dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT trở nên thông dụng và phổ biến Các hoạt động truyền thông đẩy mạnh thông tin tín dụng nhằm tiếp cận đến từng đối tượng khách hàng tiềm năng.

Hiện tại, các hoạt động thanh toán qua thương mại điện tử, xử lý giao dịch di động đang dần được thay thế cho các phương thức truyền thống Đặc biệt trong bối cảnh toàn thế giới chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, các hoạt động thanh toán và giao dịch đại đa số được chuyển sang hình thức online bằng việc ứng dụng CNTT trong quản lý ngân hàng Các hệ thống tài chính nói chung cũng như các NHTM VN nói riêng trong những năm gần đây không ngừng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển và ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động nội bộ cũng như dịch vụ trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Các ứng dụng CNTT-TT được coi là một trong những yếu tố cách mạng hóa ngành dịch vụ tài chính Đầu tư CNTT-TT phát triển công nghệ tài chính (fintech) là phương thức giao dịch mang lại một cảnh quan mới trong thời đại kỹ thuật số của ngành tài chính. Nghiên cứu của (Thompson, 2017), chỉ ra rằng đầu tư phát triển và ứng dụng CNTT-

TT cung cấp nền tảng cho các ngân hàng và phi ngân hàng để tạo điều kiện cho các dịch vụ thanh toán và chuyển khoản qua mạng dễ dàng hơn với chi phí hợp lý Theo đó, quan hệ giữa công nghệ và kinh doanh có thể ảnh hưởng lẫn nhau, công nghệ có thể

2 thay đổi quy trình kinh doanh và ngược lại quy trình kinh doanh có thể tác động làm thay đổi hướng phát triển công nghệ Ngoài ra, nghiên cứu của (Ghosh, 2017) cho rằng sự đổi mới công nghệ hiện đại dẫn đến biến đổi mô hình kinh doanh thông thường thành mô hình kinh doanh mới kịch bản dự kiến Đồng thời có thể cung cấp giá trị mục tiêu lớn hơn với một chi phí thấp, hơn nữa có thể tồn tại các sản phẩm dịch vụ khác nhau có mức giá hấp dẫn và phù hợp hơn Việc ứng dụng nhiều công nghệ đổi mới đã đưa thế giới thay đổi nhanh hơn trước, những khách hàng cũ không bị mất đi những lợi ích khi sử dụng dịch vụ ngoại trừ một số nguy cơ tiềm ẩn về quá trình bảo mật và an toàn thông tin.

Sau khi nghiên cứu và lược khảo một số nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước được thực hiện đó về việc ứng dụng CNTT-TT vào hoạt động ngân hàng nói chung, tác giả nhận thấy rằng chủ yếu là các bài báo, nhận định thực hiện bằng phương pháp định tính để đánh giá chung về các thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng CNTT trong hoạt động ngân hàng Nghiên cứu cho trường hợp Việt Nam, một số nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu sơ cấp đánh giá mức độ sử dụng công nghệ (Phan Thị Hằng Nga & Nguyễn Thị Phương Thanh, 2020) hoặc nghiên cứu sử dụng chỉ số ICT đo lường nhưng chưa nghiên cứu sâu vào mức độ tác động của các thành tố cấu thành ICT (Thuy, 2021; Trầm Thị Xuân Hương & Nguyễn Từ Nhu, 2018) Để bổ sung thêm những nhận định, góc nhìn cũng như bằng chứng thực nghiệm cho các nghiên cứu liên quan, với kỳ vọng cung cấp các kết quả thực nghiệm đầy đủ hơn về mối quan hệ từ việc ứng dụng CNTT – TT đến hiệu quả tài chính các NHTM VN, tác giả chọn đề tài

“Tác động của ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình Từ các kết quả thu được, luận văn đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT-TT vào hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thời đại kinh tế số.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Đề tài nghiên cứu về những tác động của ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam” Từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy việc hiệu quả ứng dụng CNTT-TT vào hoạt động ngân hàng.

Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn thực hiện

3 triển khai các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

1 Xác định tác động của ICT đến hiệu quả tài chính các NHTM Việt Nam.

2 Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy việc ứng dụng và phát triểnCNTT – TT nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại các NHTM Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Từ các mục tiêu cụ thể dược đề cập ở trên, đề tài hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:

Câu hỏi 1: Chỉ số ICT tác động như thế nào đến hiệu quả tài chính các NHTM

Câu hỏi 2: Hàm ý chính sách nào thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển CNTT -

TT nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại các NHTM Việt Nam?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tác động của ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Phạm vi không gian: Tổng tài sản 30 NHTM VN chiếm hơn 90% tổng tài sản toàn hệ thống tín dụng, vì vậy tác giả chọn 30 NHTM VN để nghiên cứu Bên cạnh đó,chỉ số ICT hiện nay đang được công bố dữ liệu đến năm 2020, tác giả chọn mốc thời gian 2013 đánh dấu giai đoạn bắt đầu cuộc CMCN 4.0 Vì vậy, luận văn sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp được thu thập từ BCTC và báo cáo Viet Nam ICT Index của 30 NHTMViệt Nam trong khoảng thời gian từ 2013 – 2020 Tác giả lựa chọn giai đoạn này vì năm 2021 là thời điểm phát sinh đại dịch Covid 19 nên số liệu này chưa được cập nhật đầy đủ và hiện tại chỉ dừng lại đến năm 2020 Ngoài ra, các yếu tố đặc trưng môi trường vĩ mô như tỷ lệ lạm phát (INF), tốc độ tăng trưởng GDP được thu thập từ Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF), Ngân hàng thế giới (Worldbank).

Đóng góp của đề tài

Đối với góc độ thực tiễn thì nghiên cứu này xác định hiệu quả tài chính của cácNHTM VN được thực hiện trên bộ dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2013 – 2020 Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước kết hợp kết quả ước lượng hồi quy, tác giả đưa ra các gợi ý chính sách trên cơ sở kết quả nghiên cứu cụ thể Đây có thể là nguồn

4 tham khảo hữu ích để các nhà hoạch định chiến lược xây dựng hệ thống giải pháp thúc đẩy việc ứng dụng CNTT – TT trong hoạt động điều hành quản lý nhằm gia tăng hiệu tài chính các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Kết cấu luận văn

Luận văn được trình bày gồm 5 chương, bao gồm:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu chính của đề tài, bao gồm: tính cần thiết của vấn đề nghiên cứu, tổng quan các nghiên cứu trước, khe hở nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của của đề tài, kết cấu của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước

Chương 2 trình bày toàn bộ cơ sở lý thuyết về các vấn đề liên quan đến nghiên cứu: lý thuyết chi phí, hiệu quả tài chính ngân hàng, mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT - TT Đề tài cũng lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả tài chính ngân hàng.

Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu ở chương 1 và cơ sở lý thuyết vấn đề nghiên cứu được trình bày ở chương 2, nội dung chương 3 trình bày dữ liệu và phương pháp nghiên cứu phù hợp để đo lường tác động từ mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT - TT của các NHTM VN Cụ thể các bước đi từ việc xây dựng mô hình nghiên cứu, mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc đến thu thập và xử lý cơ sở dữ liệu thứ cấp của các NHTM VN Cuối cùng đề tài thực hiện các ước lượng và kiểm định cần thiết cho các hệ số hồi quy trong các mô hình đó.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu được thảo luận dựa trên kết quả các hệ số thu được từ ước lượng hồi quy và các kiểm định mô hình ở chương 3 Cụ thể, trong chương 4 sẽ trình bày thực trạng về vấn đề ứng dụng và phát triển CNTT – TT tại các NHTM VN Kế tiếp, dựa vào kết quả hồi quy và các kiểm định chi tiết của mô hình, luận văn sử dụng để xác định tác động từ mức độ sẵn sàng sử dụng và phát triển CNTT – TT, các yếu tố kiểm soát, các yếu tố từ môi trường vĩ mô đến hiệu quả tài chính của các NHTM VN.Bên cạnh đó, nghiên cứu tập trung thảo luận về dấu các hệ số hồi quy và biện giải kết

5 quả trả lời các câu hỏi nghiên cứu được xác định từ mục tiêu nghiên cứu ban đầu.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Với kết quả nghiên cứu được thực hiện ở chương 3 và chương 4, nội dung chương 5 là toàn bộ các gợi ý về mặt chính sách của đề tài nhằm phát triển hiệu quả quả CNTT – TT trong hoạt động quản lý điều hành với mục tiêu nâng cao hiệu quả tài chính của các NHTM VN Kết quả nghiên cứu nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách và quản trị ngân hàng xây dựng những chiến lược trong tương lai góp phần thúc đẩy hệ thống NHTM Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững và ổn định hơn.

Trong chương 1, tác giả trình bày tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu như lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu tổng quát của nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu tổng quát, tác giả xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể Dựa trên mục tiêu nghiên cứu cụ thể đặt ra trong luận văn, tác giả hình thành và xây dựng các câu hỏi nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tác giả xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu phù hợp Trong chương này, tác gỉả liệt kê tổng quát các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn Cuối cùng, tác giả xác định kết cấu của luận văn gồm 5 chương được bố cục theo trình tự: tổng quan về đề tài nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận và hàm ý chính sách.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Chỉ số đo lường mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin – truyền thông

Chỉ số ICT (viết tắt của Information and Communication Technologies) có nghĩa là Công nghệ thông tin và Truyền thông ICT Index có nghĩa là chỉ số ICT Chỉ số ICT là thước đo mức độ phát triện về Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT và TT) và nó cũng là thước đo cho mức độ sẵn sàng phát triển và áp dụng CNTT và TT trong các lĩnh vực ở mỗi quốc gia.

Trước năm 2005, Việt Nam ICT Index do Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh, rồi sau đó có sự tham gia của Hội Tin học Việt Nam đề xướng và chủ trì đã nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và chuyên gia trên cả nước Ở Việt Nam có các chỉ số ICT được phân loại theo các cấp độ sau:

- ICT Index của Tỉnh – Thành: Chỉ số về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT của Tỉnh – Thành (Bao gồm 2 nhóm chỉ số: hạ tầng và ứng dụng)

- ICT Index của Bộ – Ngành: Chỉ số về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT của Bộ-Ngành (Bao gồm 2 nhóm chỉ số: hạ tầng và ứng dụng)

- ICT Index của Doanh nghiệp: Chỉ số về năng lực sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CNTT-TT của Doanh nghiệp (Bao gồm 2 nhóm chỉ số: kết quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh)

ICT là một lĩnh vực rất lớn và có tầm quan trọng lớn đối với phát triển đất nước. ICT cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 và 4.0 trong mọi lĩnh vực như: Giáo dục, Y tế, Cơ quan Nhà nước, Doanh nghiệp Theo sự phát triển của CNTT, trong tương lai hệ thống các chỉ số đánh giá CNTT - TT (ICT Index), chắc chắn còn có thể có nhiều thay đổi khác nữa về nội dung cũng như về tổ chức quản lí và công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT (Báo cáo VietnamICT Index) được Vụ Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành thực hiện từ năm 2006 nhằm nhằm đánh giá xếp hạng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các ngân hàng thương mại Đến năm 2013, Báo cáo được xuất bản chính thức tới các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, đồng thời, là tài liệu tham khảo quan trọng cho nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia trong và ngoài nước.

Trong 15 năm qua, Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT- TT của các Bộ, ngành, địa phương thường được công bố tại Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam hàng năm Đây là một báo cáo xếp hạng khá đầy đủ, phong phú về số liệu, về các chỉ số xếp hạng chi tiết với nhiều thành phần, có sự so sánh tương quan giữa chỉ sốVietnam ICT Indexvới các chỉ số kinh tế - xã hội tiêu biểu như Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ sốThương mại điện tử (EBI) Do vậy được các bộ, ngành, địa phương mong đợi và đánh giá cao.

Việc nâng cao mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT của Việt Nam nói chung cũng như các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp nói riêng là hết sức trọng yếu cho việc triển khai các đề án, chiến lược trọng tâm trong thời gian tới như Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia, Chương trình Phát triển công nghiệp CNTT, điện tử- viễn thông đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - Make in Viet Nam, giúp các bộ, ngành, địa phương nâng cao thứ hạng các chỉ số PCI, PAR, PAPI, và EBI, đồng thời góp phần giúp Việt Nam nâng cao thứ hạng về Chính phủ điện tử trong bảng xếp hạng EDGI của Liên hợp quốc Báo cáo Vietnam ICT Index 2020 cung cấp thông tin về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT tại Việt Nam, đồng thời đưa ra những đánh giá, xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT dựa trên cơ sở số liệu thu thập được từ các khối: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và Ngân hàng thương mại. Để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT – TT, có nhiều phương pháp nghiên cứu cũng như cách lựa chọn chỉ tiêu đánh giá khác nhau được sử dụng, chẳng hạn như thu thập từ kết quả khảo sát chuyên gia, nhân viên ngân hàng và người sử dụng dịch vụ ngân hàng, hay các chỉ tiêu trung gian được công bố từ IMF, WB như số lượng tài khoản ngân hàng, độ phân bố chi nhánh ngân hàng hay khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt,

… Trong thời gian gần đây, chỉ số ICT được sử dụng như một thước đo hiệu quả để đo lường mức độ ứng dụng CNTT – TT.

2.1.2 Các chỉ số cấu thành ICT của ngân hàng thương mại

Bộ thông tin và Truyền thông đã yêu cầu lập cáo cáo Chỉ số cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, đây là tài liệu thường niên quan trọng cung cấp thông tin về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT tại Việt Nam, đồng thời đưa ra những đánh giá, xếp hạng về mức độ cho phát triển và ứng dụng CNTT- TT dựa trên cơ sở số liệu thu thập được Trong đó, hệ thống các chỉ tiêu thành phần dựa trên 4 tiêu chuẩn: hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực, ứng dụng nội bộ ngân hàng và dịch vụ trực tuyến của ngân hàng được xây dựng dựa trên hệ thống chỉ số EGDI của Liên hợp quốc (hình 2.1).

Hình 2.1 Cơ cấu hệ thống chỉ tiêu của các NHTM Việt Nam

Hạ tầng nhân lực Ứng dụng nội bộ ngân hàng Dịch vụ trực tuyến của ngân hàng

Nguồn: Cổng thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông, 2021

2.1.3 Phương pháp tính chỉ số ICT và các chỉ tiêu cấu thành ICT

Mỗi chi tiêu T, trước khi sử dụng để tính chì số thành phần, đều sẽ được chuẩn hỏa theo phương pháp Z-Scorc như sau: ơ trong đó:

^ T n : Là giá trị đã được chuẩn hỏa bằng phương pháp Z-Scorc của chi tiêu T

^ ụ : Là giá trị trung bình các giá trị cùa chì tiêu T

^ ơ : Là độ lệch chuần cùa chỉ tiêu T

2.1.3.2 Phương pháp tính chỉ số ICT

Giá trị chỉ số ICT là trung bình cộng các chỉ số thành phần, công thức tính như sau:

ICT = (HTKT + UDNB + DVTT)/3 Ý nghĩa:

- HTKT: hạ tầng kỹ thuật

- UDNB: ứng dụng CNTT trong nội bộ ngân hàng

- DVTT: dịch vụ trực tuyến của ngân hàng

Trong đó, các chỉ số thành phần được tính theo công thức tổng quát: trong đó:

- : Tổng sổ chi tiêu con trong nhỏm j.

T” Giá trị cùa một chì tiêu T trong nhóm j đã được chuẩn hóa theo Z-Score

Sau đó chi số thành phần T được chuấn hóa theo phương pháp Min-

Max đe đưa ve vùng giá trị |0-l I

•pniití '^' 'y nxix q* min trong đó:

^ T n : là giá trị đã được chuẩn hỏa của chì số thành phần T

✓ T^và T mìn : là giá trị lớn nhất và nhò nhất của chi số thành phần T

2.1.3.3 Phương pháp đo lường chỉ tiêu Hạ tầng kỹ thuật

Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật của các NHTM VN thường được đo lường dựa trên 5 chỉ tiêu: hạ tầng máy chủ/máy trạm, hạ tầng truyền thông, hạ tầng ATM/POS, triển khai các giải pháp an ninh thông tin và an toàn dữ liệu, trung tâm dữ liệu và trung tâm dự phòng thảm hoạ Trong đó:

Hạ tầng máy chủ, máy trạm:

+ Tỳ lệ Máy chù ào/ Tồng sổ máy chù (Máy chù vật lý+ Máy chù ào hoá) y Máy chù ào Công thức: _ , £ Máy chú + Tỳ lệ máy trạm (PC/Laptop) trong vòng 3 năm gan đây/Tổngsố máy trạm y Máy trạm được trang bị trong 3 nảm gần nhẳt y Máy trạm

+ Tỷ lệ máy trạm chạy hệ điều hành bản quyền và có hỗ trợ của nhà sản xuất £ Máy trạm chạy hệ điều hành bàn quyền và có Công thức: hồ trợ cùa nhà sàn xuẩt _ £ Máy trạm

+ Tỷ lệ băng thông Internet cung cấp dịch vụ Internet Banking/Tổng số khách hàng Internet Banking

X Băng thông kết nối Internet Banking Công thức: £ Khách hàng Internet Banking

+ Tỷ lệ băng thông Internet cung cấp cho người dùng nội bộ/ Tổng sổmáy tính được kết nối Internet

V Băng thông kết noi cho người dùng nội bộ Công thức:, , £ Máy tính kêt nỗi Internet + Tỳ lệ băng thông mạng diện rộng/Tổng sốmáy tính đầu cuối y Băng thông của mạng diện rộng Công thức: , ,

+ Tỳ lệ máy ATM /Tổng số thẻ thanh toán

y Máy ATM Công thức: X Thè thanh toán + Tỳ lệ ATM chấp nhận thè chíp/Tồng số ATM £ Máy ATM chấp Công thức:nhận thê chip £ Mảy ATM + Tỷ lệ ATM cỏ chức năng nạp tiền/Tổng sổ ATM £ Máy ATM cỏ Công thức: chức năng nạp tiền £ Máy ATM + Tỳ lệ máy POS /Tổng số thẻ thanh toán £ Máy POS

Công thức: , £ Thẽ thanh toán + Tỳ lệ (mPOS+ POS không dày) /Tống sổ POS £ mPOS 4- £ POS không dây

Triển khai các giải pháp an ninh thông tin và an toàn dữ liệu: hoạt động được phối hợp bởi nhiều thành phần và các hoạt động khác nhau Các thành phần phối hợp nhằm thực hiện các hoạt động và giải pháp an ninh thông tin và an toàn dữ liệu được tính theo công thức:

TLAV(MT) + TLAV (MC) + ATDL + ATTT (TTDL) + ATTT (TTDPTH) +

ATTT(CN) + ATTT (UDKH) + CCATTT trong đỏ:

Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu

2.2.1 Khái niệm hiệu quả tài chính ngân hàng

Tài chính là “phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm (nguồn lực tài chính) nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của các chủ thể trong phát triển kinh tế - xã hội” Tài chính doanh nghiệp một cách tổng quát là quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế (Lưu Thị Hương & Vũ Duy Hào, 2006) Hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ánh việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp, có thể đề cập đến như là hiệu quả hoạt động tài chính (Venkatraman & Vasudevan,1986).

Ngân hàng thương mại (NHTM) về bản chất cũng là một loại hình doanh nghiệp đặc thù Như vậy, xuất phát từ định nghĩa hiệu quả hoạt động tài chính của một doanh nghiệp nói chung, hiệu quả tài chính của NHTM là khả năng thực hiện các mục tiêu của các NHTM dựa trên các nguồn lực tài chính hiện có bao gồm tài sản, vốn.

2.2.2 Chỉ số đo lường hiệu quả tài chính ngân hàng Để đo lường hiệu quả tài chính ngân hàng, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước (Lee và cộng sự, 2014; Delis, 2006; Bert, 2013; Thuy, 2021; Tram & Nguyen, 2018; Võ Xuân Vinh, Dương Thị Ánh Tiên, 2017) thường tiếp cận thông qua các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh như Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) Trong đó:

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả tài chính thông qua hoạt động quản lý Nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (tức là đầu tư chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mức hợp lý).

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) là thước đo tính hiệu quả tài chính cũng như khả năng sinh lời Chúng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và phúc lợi) (Bank Management and Financial Services, 2008).

Trong luận văn, dựa trên đối tượng và mục tiêu nghiên cứu, tác giả chọn phương pháp tiếp cận đo lường hiệu quả tài chính thông qua chỉ số tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) Chỉ tiêu này được tính toán bằng cách thu thập các dữ liệu liên quan trong báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng trong giai đoạn 2013 - 2020.

2.2.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính ngân hàng

2.2.3.1 Nhóm yếu tố đại diện mức độ ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông vào hoạt động ngân hàng

Bên cạnh các yếu đố đã đề cập trên, xuất phát từ khái niệm chi phí giao dịch lần đầu tiên được đề cập trong nghiên cứu (Coase, 1937), ông đặt ra câu hỏi “Các lý thuyết kinh tế nhấn mạnh đến vai trò hiệu quả của cơ chế thị trường cạnh tranh, nhưng tại sao quá nhiều hoạt động kinh tế lại diễn ra ngoài phạm vi của hệ thống giá của thị trường?” Coase kết luận rằng, phải tồn tại một chi phí trên thị trường mà chỉ có cơ cấu doanh nghiệp có thể thể tiết kiệm được Ngành Kinh tế học chi phí giao dịch cũng bắt đầu từ công trình này và một số bài viết sau đó đã đưa ông đến giải thưởng Nobel năm 1991 về “khám phá và làm rõ tầm quan trọng của chi phí giao dịch và quyền sở hữu trong các cấu trúc tổ chức và cách vận hành của thị trường” Sau đó, (Williamson, 1975) đã hình thành những nghiên cứu về chi phí giao dịch và thành tố cơ bản của lý thuyết kinh tế về tổ chức.

Các nền tảng lý thuyết trên là tiền đề phát triển bởi nhiều nghiên cứu sau đó có liên quan về việc gia tăng hiệu quả kinh tế bằng việc giảm thiểu các chi phí trong quá trình thực hiện các giao dịch, đặc biệt với ngành dịch vụ tài chính Ngành dịch vụ tài chính, đặc biệt là ngành ngân hàng, được coi là ngành tiên phong trong việc sử dụng các sản phẩm từ công nghệ thông tin và ứng dụng truyền thông để đưa thông tin sản phẩm dịch vụ đến mọi thành phần khách hàng Việc ứng dụng hiệu quả CNTT – TT trong quá trình quản lý và vận hành đã giúp các ngân hàng tiết kiệm được một phần chi phí đáng kể trong việc chi trả các khoản lương cho nguồn nhân lực phục vụ hay tiết kiệm chi phí thời gian cho các hoạt động thay thế phương thức truyền thống.

Các học giả và các nhà quản trị ngày càng trở nên quan tâm đến tính kinh tế của CNTT hiệu quả hoạt động khi ứng dụng CNTT – Truyền thông trong quản lý và vận hành tổ chức. Một phần, mối quan tâm này bắt nguồn từ vai trò ngày càng tăng của CNTT-TT trong tư duy chiến lược của hầu hết các tổ chức lớn và từ chi phí đáng kể mà các tổ chức này đã chi cho CNTT-TT Đương nhiên, các nhà nghiên cứu đang chuyển sang kinh tế học như một ngành học tham khảo trong nỗ lực của họ để trả lời các câu hỏi liên quan đến cả giá trị gia tăng của CNTT-TT và chi phí thực sự của việc cung cấp tài nguyên CNTT Mối quan tâm ngày càng tăng đối với kinh tế học của CNTT-TT được thể hiện trong việc áp dụng một số khía cạnh của lý thuyết kinh tế trong nghiên cứu hệ thống thông tin gần đây (Bakos & Kemerer, 1992).

Vì vậy nhiều nghiên cứu được tiến hành đo lường tác động của các yếu tố đặc trưng cho hoạt động ứng dụng CNTT – TT đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng Tại Việt Nam, chỉ số ICT được sử dụng để đo lường mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT – TT trong tất cả các ngành nghề nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng Đặc biệt đối với ngành ngân hàng, bộ chỉ tiêu cấu thành nên ICT như hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng nội bộ và dịch vụ trực tuyến được sử dụng như thước đo đo lường Kế thừa từ các nghiên cứu trước, tác giả sử dụng nhóm biến ICT, hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng nội bộ và dịch vụ trực tuyến đại diện nhóm yếu tố đặc trưng cho mức độ ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động ngân hàng.

2.2.3.2 Các nhân tố đặc trưng ngân hàng

Kế thừa từ cơ sở lý thuyết và trong nhiều nghiên cứu trước đó, các yếu tố đặc trưng cho ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh ngân hàng Các yếu tố bên trong được phân tích dựa trên khung phân tích Camels và bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF (Financial Soundness Indicators: FSIs) Khung phân tích Camels được áp dụng từ năm 1970 Đây là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ Khung phân tích Camels bao gồm sáu yếu tố: Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset Quality), Quản lý (Management), Khả năng sinh lợi (Earnings), Thanh khoản (Liquidity) và Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market risk) Có rất nhiều nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng trên thế giới dựa vào nền tảng của Camels như nghiên cứu của Uzhegova (2010), Olweny và Shipho (2011), … và Camels cũng được Ủy ban Giám sát ngân hàng và IMF đề xuất sử dụng (Baral, 2005).

Quy mô ngân hàng và mức độ an toàn vốn

Năng lực tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các NHTM. Năng lực tài chính là tiền đề để phát triển thị trường, để quyết định có nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ hay không và từ đó quyết định năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả tài chính của các NHTM.

Trong phần lớn các nghiên cứu, tiềm lực tài chính của một NHTM được đánh giá thông qua quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính của ngân hàng Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có minh chứng rõ ràng nào về việc ngân hàng có vốn chủ sở hữu hay tổng tài sản lớn sẽ làm tăng hay giảm hiệu quả tài chính ngân hàng Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có mối tương quan hai chiều của hai yếu tố này Mối tương quan thuận chỉ ra rằng các ngân hàng có quy mô về tổng tài sản lớn sẽ có lợi thế về thị phần, khả năng chi phối thị trường và tạo ra doanh thu cao hơn Và vì thế hiệu quả tài chính của các ngân hàng này cũng cao hơn (Cihák và Hesse, 2010) Trong khi đó, các nghiên cứu khác lại đưa ra kết quả rằng các ngân hàng lớn thường mạo hiểm vào nhiều lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực có rủi ro cao Bên cạnh đó ngân hàng có tổng tài sản lớn có thể do sự góp vốn đầu tư của nhiều đối tượng sở hữu, trong đó có sự tham gia của các tổ chức tài chính nước ngoài, điều này có thể thúc đẩy cạnh tranh, cũng có thể là yếu tố làm suy giảm quyền lực điều hành, giảm thị phần lợi nhuận cho các ngân hàng nội địa (Athanasoglou, Delis, 2006).

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước như (Fernandez, 2017; Hoàng Thị Phương Anh và cộng sự, 2018; Võ Xuân Vinh, Dương Thị Ánh Tiên, 2017) sử dụng các chỉ tiêu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản thường được sử dụng làm yếu tố đo lường trong các mô hình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng

Tổng quan các nghiên cứu trước

2.3.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Xuất phát từ khái niệm chi phí giao dịch lần đầu tiên được đề cập trong nghiên cứu (Coase, 1937), sau đó, (Williamson, 1975) đã hình thành những nghiên cứu về chi phí giao dịch và thành tố cơ bản của lý thuyết kinh tế về tổ chức Với sự phát triển ngày cạnh mạnh mẽ và nhận thấy vai trò ngày càng tăng của CNTT-TT trong tư duy chiến lược của hầu hết các tổ chức lớn, các nhà nghiên cứu tiến hành thực hiện các đề tài thực nghiệm để trả lời các câu hỏi liên quan đến cả giá trị gia tăng của CNTT-TT và chi phí thực sự của việc cung cấp tài nguyên CNTT Mối quan tâm ngày càng tăng đối với kinh tế học của CNTT-TT được thể hiện trong việc áp dụng một số khía cạnh của lý thuyết kinh tế trong nghiên cứu hệ thống thông tin của Bakos & Kemerer (1992)

Nghiên cứu của (Foss, 1996) cho rằng thay đổi công nghệ có thể được hiểu theo nghĩa nỗ lực giảm chi phí giao dịch cũng như chi phí sản xuất Hai loại con đường phát triển công nghệ được xác định: con đường giảm thiểu chi phí sản xuất và con đường giảm thiểu chi phí giao dịch Việc tạo ra các cơ hội công nghệ mới dựa trên con đường giảm thiểu chi phí sản xuất phụ thuộc vào sự xuất hiện của các vấn đề về tối ưu hóa hiệu suất của sản phẩm và công nghệ chế biến Việc khai thác các cơ hội như vậy có thể dễ dàng được giải thích dưới góc độ sản xuất vì hậu quả kinh tế sẽ là giảm chi phí sản xuất Việc tạo ra các cơ hội công nghệ mới trong con đường giảm thiểu chi phí giao dịch phụ thuộc vào sự xuất hiện liên tục của các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát sự thay đổi về chất lượng hoặc hiệu suất sản phẩm Tuy nhiên, hậu quả kinh tế từ việc khai thác các cơ hội như vậy chỉ có thể được hiểu theo quan điểm chi phí giao dịch, vì lợi ích kinh tế là giảm chi phí mua một sản phẩm có chất lượng cụ thể ở một mức giá nhất định Nói cách khác, quan điểm trao đổi (chi phí giao dịch) về phát triển công nghệ rất hữu ích như một quan điểm bổ sung bên cạnh quan điểm sản xuất thông thường.

Các luận điểm lý thuyết liên tục được minh họa bằng trường hợp phát triển công nghệ tại Đan Mạch Nghiên cứu của (Chen & Zhu, 2004) chỉ ra mối liên hệ giữa đầu tư vào CNTT và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là gián tiếp do tác động của các biến trung gian và điều tiết Ví dụ, trong ngành ngân hàng, hoạt động CNTT giúp tạo ra hiệu quả giá trị gia tăng hiệu quả từ khách hàng dưới dạng tiền gửi Lợi nhuận sau đó được tạo ra bằng cách sử dụng tiền gửi như một nguồn quỹ đầu tư.

(Beccalli, 2007) nghiên cứu xem liệu đầu tư vào công nghệ thông tin - phần cứng, phần mềm và các dịch vụ CNTT khác - có ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng hay không.

Sử dụng mẫu gồm 737 ngân hàng châu Âu trong giai đoạn 1995–2000, được đo lường bằng cách sử dụng cả tỷ lệ kế toán tiêu chuẩn và các biện pháp hiệu quả lợi nhuận và chi phí thay thế Mặc dù các ngân hàng là nhà đầu tư lớn vào CNTT, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa tổng đầu tư vào CNTT và khả năng sinh lời hay hiệu quả của ngân hàng được cải thiện là không đáng kể Mặc khác, đầu tư vào các dịch vụ CNTT từ các nhà cung cấp bên ngoài (dịch vụ tư vấn, dịch vụ triển khai, đào tạo và giáo dục, dịch vụ hỗ trợ) dường như có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận kế toán và hiệu quả lợi nhuận, trong khi việc mua lại phần cứng và phần mềm dường như làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Nghiên cứu của (Khajeh, 2011) điều tra ảnh hưởng của CNTT trong hệ thống ngân hàng của ngân hàng Keshavarzi Iran Dữ liệu được thu thập thông qua cả khách hàng và nhân viên, sau đó được phân tích bằng cách sử dụng tỷ lệ phần trăm chính xác và thang đo Likert 5 điểm để xác định tác động của CNTT trong các hoạt động của hệ thống ngân hàng Kết quả nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng CNTT đóng góp vào hệ thống ngân hàng theo ba cách khác nhau như sau: CNTT tiết kiệm thời gian của khách hàng và nhân viên một cách rõ ràng, CNTT cắt giảm chi phí và CNTT tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch qua mạng.

Nhóm tác giả (Wadesango & Magaya, 2020) khi xem xét tác động của ngân hàng kỹ thuật số đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Zimbabwe Nghiên cứu tập trung vào 40 nhánh của các ngân hàng thương mại ở Zimbabwe sử dụng dữ liệu thứ cấp hàng năm trong giai đoạn 2013 - 2017 thu được từ báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng Bốn biến số đại diện cho hoạt động kinh doanh (tiền gửi của khách hàng trực tuyến,giao dịch ngân hàng trực tuyến, phí internet và hoa hồng và chi tiêu ngân hàng trực tuyến) đã được sử dụng và lợi tức trên tài sản (ROA) được sử dụng làm thước đo hiệu quả hoạt động tài chính Nghiên cứu cho thấy ngân hàng kỹ thuật số đã đóng góp tích cực vào hoạt động của các ngân hàng thương mại của Zimbabwe thông qua việc tăng tiền gửi của khách hàng trực tuyến và giao dịch ngân hàng Mặt khác, nghiên cứu cho thấy việc sử dụng ngân hàng điện tử tỷ lệ nghịch với và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại được đo lường bằng ROA Nghiên cứu khuyến nghị rằng các ngân hàng thương mại ở Zimbabwe nên hợp tác và đăng ký đến các nhà cung cấp mạng di động địa phương đáng tin cậy để cung cấp dịch vụ không bị gián đoạn và hiệu quả và cũng đảm bảo rằng các nhà cung cấp mạng di động tạo ra các dịch vụ sáng tạo phù hợp với khách hàng của ngân hàng Các ngân hàng nên liên tục nâng cấp công nghệ ngân hàng điện tử của mình để rằng họ có một hệ thống cập nhật để cung cấp dịch vụ hiệu quả và hiệu quả. Để đánh giá tác động của ứng dụng dụng CNTT-TT đến hiệu quả hoạt động ngân hàng nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng chỉ số ICT và các yếu tố cấu thành ICT để xem xét Nghiên cứu của (Muhammad và cộng sự, 2013) đánh giá tác động của ICT index đối với ngành ngân hàng Nigeria bằng cách sử dụng 11 NHTM được chọn ở Nigeria Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng năm của ngân hàng trong giai đoạn 2001 đến 2011 Nghiên cứu này áp dụng FEM trong phân tích của mình Kết quả từ thử nghiệm Hausman cho thấy FEM là phù hợp Các phát hiện của nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng ICT trong ngành ngân hàng ở Nigeria làm tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Người ta cũng phát hiện ra mối quan hệ nghịch đảo giữa đầu tư bền vững bổ sung vào CNTT và hiệu quả mà nghiên cứu khuyến nghị cùng với đó là việc chuyển sang tập trung nhiều hơn vào các chính sách sẽ thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả và hợp lý thiết bị CNTT-TT thay vì đầu tư bổ sung.

Nghiên cứu tác động của ICT index đối với hoạt động trong ngành ngân hàng Châu Phi cận Sahara (SSA), nhóm tác giả (Agu & Aguegboh, 2020) sử dụng dữ liệu bảng điều khiển cho 35 quốc gia châu Phi cận Sahara và phương pháp GMM cho các mô hình bảng điều khiển động Các biến cấu thành nên ICT được nghiên cứu kỹ lưỡng bao gồm: số lượng máy rút tiền tự động (ATM), ATM trên 100.000 người lớn, ATM trên 1.000 km2 và giao dịch tiền di động; trong khi hiệu quả hoạt động của ngân hàng được tính theo tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên thu nhập (ROE) và tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM) Kết quả cho thấyICT có liên quan tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngoại trừ ATM trên 100.000 người lớn và ATM trên 1.000km2, có tác động tích cực đến ROE và NIM Các phát hiện cho thấy rằng các yếu tố cấu thành chỉ số ICT ảnh hưởng phần lớn đến hoạt động của ngân hàng trong ngắn hạn; về lâu dài, những khoản đầu tư này trở nên rất có lợi để cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng Một nghiên cứu khác của (Binuyo, 2014) đánh giá tác động củaCNTT-TT thông qua chỉ số ICT đối với hoạt động trong ngành ngân hàng của Nam Phi Kết quả thực nghiệm trên dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1990-2012 dạng bảng động Các phát hiện của nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng CNTT-TT cũng làm tăng lợi nhuận trên vốn sử dụng như lợi nhuận trên tài sản của ngành ngân hàng Nam Phi Nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiều đóng góp hơn cho hiệu suất đến từ hiệu quả chi phí công nghệ thông tin và truyền thông so với đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông Nghiên cứu khuyến nghị các ngân hàng nhấn mạnh các chính sách sẽ nâng cao sử dụng hợp lý các thiết bị CNTT-TT hiện có hơn là đầu tư thêm.

2.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nghiên cứu tác động của đầu tư phát triển CNTT đến hiệu quả tài chính trong ngành ngân hàng được nhiều nghiên cứu phát triển theo các khía cạnh đánh giá khác nhau Nghiên cứu thực nghiệm của nhóm tác giả (Phan Thị Hằng Nga & Trần Thị Phương Thanh, 2019) xem xét tác động từ yếu tố công nghệ đến ROE của các NHTM VN trên dữ liệu thứ cấp của 21 NHTM VN giai đoạn 2008 – 2017 bằng phương pháp hồi quy GMM cho thấy tỷ suất ROE chịu tác động tiêu cực từ hoạt động sử dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh hay sử dụng công nghệ phục vụ thanh toán điện thoại, máy tính nhưng yếu tố đổi mới công nghệ tác động tích cực đến ROE.

Như đã đề cập, nhiều nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu cấu thành chỉ số ICT để đo lường mức độ ứng dụng CNTT-TT Nghiên cứu thực nghiệm của (Thuy, 2021) sử dụng dữ liệu 20 NHTM VN giai đoạn 2007-2019 và bộ chỉ số ICT nghiên cứu tác động đến hiệu quả tài chính, kết quả cho thấy ứng dụng CNTT-TT đã có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Đánh giá tác động của chỉ số ICT đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, nghiên cứu của (Trầm Thị Xuân Hương & Nguyễn Từ Nhu, 2018) cung cấp bằng chứng thực nghiệm phân tích dữ liệu bảng của 24 ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm

2006 – 2017 bằng mô hình hồi quy tuyến tính Kết quả của nghiên cứu này cho thấy chỉ sốICT có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét tác động của các yếu tố khác như quy mô ngân hàng, các khoản vay, và tiền gửi về hiệu quả hoạt động của ngân hàng Các tác giả đề xuất khuyến nghị rằng các ngân hàng thương mại nên tập trung vào các chính sách giúp tăng và sử dụng sự phát triển của công nghệ thông tin một cách hợp lý hơn.

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan

Tác giả/năm Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Williamson, 1975 Nghiên cứu định tính

Vai trò ngày càng tăng của CNTT-TT trong tư duy chiến lược của hầu hết các tổ chức lớn

Foss, 1996 Nghiên cứu định tính

Hai loại con đường phát triển công nghệ được xác định: con đường giảm thiểu chi phí sản xuất và con đường giảm thiểu chi phí giao dịch

2004 Nghiên cứu định lượng Đầu tư vào công nghệ thông tin có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là gián tiếp do tác động của các biến trung gian và điều tiết

Nghiên cứu định lượng Sử dụng mẫu gồm 737 ngân hàng châu Âu trong giai đoạn 1995– 2000 Đầu tư vào công nghệ thông tin có tác động tích cực khả năng sinh lời hay hiệu quả của ngân hàng được cải thiện là không đáng kể

Thông qua số liệu sơ cấp khảo sát khách hàng Đầu tư vào công nghệ thông tin có tác động tích cực tiết kiệm thời gian của khách hàng và nhân viên một cách rõ ràng, CNTT cắt giảm chi phí và CNTT tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch qua mạng.

Nghiên cứu định lượng Sử dụng mẫu gồm 11 NHTM được chọn ở NigeriA trong giai đoạn 2001 đến 2011

Sử dụng ICT trong ngành ngân hàng ở Nigeria làm tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Nghiên cứu định lượng Sử dụng mẫu gồm 40 chi nhánh của các ngân hàng thương mại ở Zimbabwe sử dụng dữ liệu thứ cấp hàng năm trong giai đoạn 2013 - 2017

Ngân hàng kỹ thuật số đã đóng góp tích cực vào hoạt động của các ngân hàng thương mại củaZimbabwe thông qua việc tăng tiền gửi của khách hàng trực tuyến và giao dịch ngân hàng

Tác giả/năm Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng Sử dụng mẫu 35 quốc gia châu Phi cận Sahara và phương pháp GMM Đầu tư công nghệ thông tin trở nên rất có lợi để cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Nghiên cứu định lượng Sử dụng dữ liệu bảng của 24 ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2006 – 2017 bằng mô hình hồi quy tuyến tính

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu

Bộ dữ liệu thứ cấp được luận văn sử dụng nghiên cứu thu thập bao gồm 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2020 Cụ thể như sau:

- Biến phụ thuộc (ROA) và các biến đặc trưng ngân hàng được thu thập chủ yếu từ các tài liệu BCTC đã kiểm toán và hợp nhất.

- Các chỉ số đo lường mức độ phát triển và ứng dụng CNTT – TT của ngân hàng được tổng hợp từ nguồn báo cáo Viet Nam ICT Index – Cơ quan thông tin Bộ truyền thông.

- Ngoài ra, các yếu tố đặc trưng môi trường vĩ mô như tỷ lệ lạm phát (INF), tốc độ tăng trưởng GDP được thu thập từ Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund– IMF), Ngân hàng thế giới (Worldbank).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trên dữ liệu thứ cấp của 30 NHTM VN giai đoạn 2013 –

2020 Thống kê mô tả trên bộ dữ liệu thứ cấp của 30 NHTM VN giai đoạn 2013 – 2020 được thực hiện trên phần mềm Stata cho kết quả chi tiết như sau (Bảng 4.1):

Bảng 4.1: Thống kế mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến số Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Thực hiện bởi tác giả trên phần mềm Stata6 Theo đó, dựa trên kết quả thống kê mô tả cho thấy giá trị ROA trên 191 quan sát của 30 NHTM VN trong giai đoạn 2013 -2020 dao động trong khoảng từ 0.1% đến 2.99%, giá trị trung bình ở mức 0.01% Trong đó, vào năm 2020, ngân hàng đạt ROA nhỏ nhất là SCB và lớn nhất là ngân hàng TCB với ROA gần bằng 3%.

Số liệu tổng hợp từ bộ dữ liệu thứ cấp của 30 NHTM trong giai đoạn 2013 – 2020 (biểu diễn tại biểu đồ 1) cho thấy ROA có xu hướng tăng, đặc biệt trong giai đoạn từ

2015 – 2019 Đây là một trong những tín hiệu quả quan về hiệu quả hoạt động tài chính tại các NHTM VN đã có những bước tiến triển theo chiều hướng tích cực Giai đoạn từ

2013 đến 2015, tỷ lệ ROA có xu hướng giảm Nguyên nhân có thể được lý giải bởi nhiều lý do, một trong những nguyên nhân như đây là giai đoạn các ngân hàng đang quyết liệt xúc tiến hoạt động tái cấu trúc, sáp nhập và hợp nhất Bên cạnh đó, đây là giai đoạn mới sau cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng đang dần phát triển và mở rộng đầu tư CNTT – TT vào hoạt động của mình nên tốn khá nhiều chi phí mà còn phải đối mặt với các gánh nặng về việc xử lý nợ xấu Điều này đã khả năng đã tác động làm giảm

Biểu đồ 1: Chỉ số ROA của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020

Nguồn: Tính toán và tổng hợp bởi tác giả

Trong giai đoạn 2015 – 2019, lúc này các NHTM đã bắt đầu thu được các thành quả từ việc ứng dụng CNTT – TT vào mọi hoạt động trong ngân hàng Việc phát huy và tận dụng cơ hội từ ứng dụng CNTT – TT trở thành xu hướng tất yếu mà các nhà lãnh đạo ngân hàng quan tâm và không ngừng phát triển mở rộng Hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT-TT được ghi nhận bởi những bức phá rõ nét, điều này được đánh giá có thể là tác động giúp ROA tăng trưởng trong giai đoạn này Khoảng cuối năm 2019, kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng đại dịch Covid-19, hiệu quả hoạt động của các NHTM cũng bị tác động trước tình hình chung của nền kinh tế Trong giai đoạn 2019 – 2020, hiệu quả tài chính có sự giảm nhẹ tuy nhiên không đáng kể do có sự chủ động trong việc chuyển đổi điều hành chiến lược kinh doanh thông qua nền tảng ứng dụng CNTT- TT.

Kết quả tổng hợp chỉ số ICT được công bố trong báo cáo thường niên của Bộ thông tin – truyền thông Việt Nam cho thấy chỉ số ICT dao động trong khoảng từ 44% đến 58%, xu hướng tăng dần từ năm 2017 đến 2020 Các yếu tố đại diện đầu tư phát triển và ứng dụng CNTT-TT như hạ tầng kỹ thuật có xu hướng tăng từ năm 2016 đến

2018, năm 2019 đầu tư HTKT giảm và tăng trở lại từ 2019 – 2020 (biểu đồ 2).

^H HTKT ^^ HTNL ■■■1 UNNB ■■■I DVTT —•— ICT

Biểu đồ 2: Chỉ số ICT các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu bùng nổ từ năm 2013, toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những bước đầu tư mạnh mẽ để thay đổi, cải cách và chuyển mình dựa vào sức mạnh công nghệ Ngành ngân hàng Việt Nam cũng không ngoài xu thế chung, giai đoạn 2013 – 2016, các NHTM VN đầu tư mạnh cả về nhân lực, hạ tầng kỹ thuật đến việc xây dựng chính sách chủ trương thực hiện số hóa dữ liệu, đầu tư công nghệ phát triển ứng dụng nội bộ và sẵn sàng thay đổi để phát triển và ứng dụng CNTT- TT vào hoạt động của mình Theo kết quả thống kê từ phần mềm Stata, giá trị các yếu tố như hạ tầng kỹ thuật (HTKT), ứng dụng nội bộ (UDNB), hạ tầng nhân lực (HTNL), và chỉ số tổng hợp đặc trưng cho mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT – TT tại các ngân hàng thương mại (ICT) như sau:

Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả biến đại diện ứng dụng CNTT – TT

Biến số Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

Nguồn: Thực hiện bởi tác giả trên phần mềm Stata3

Số liệu được thu thập và tổng hợp trong giai đoạn 2013 – 2020, HTNL hay UDNB(bảng 4.2) cho thấy có giá trị nhỏ nhất = 0 Điều này cho thấy trong giai đoạn quan sát, có

4 những ngân hàng thực sự chưa có động thái tích cực trong việc đầu tư và phát triển nhân lực6 cũng như ứng dụng trong hoạt động quản lý nội bộ Tuy nhiên, giá trị nhỏ nhất này chỉ đại diện ngân hàng trong những năm đầu tiên sau cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giữa lúc nhiều NHTM còn đang trong giai đoạn lên kế hoạch, hay đang tiến hành tìm hiểu và lựa chọn giải pháp phù hợp cho mình Đồng thời cũng có nhiều ngân hàng đã sớm phát triển và ứng dụng công nghệ mới vào các hoạt động điều hành và triển khai dịch vụ từ tiện ích CNTT cũng như ứng dụng truyền thông Kể từ 2017 đến nay, đặc biệt trong giai đoạn 2019 – 2020 dưới ảnh hưởng và tác động từ đại dịch Covid-19, việc đầu tư phát triển ứng dụng CNTT-TT đã có những bước tiến đáng kể và trở thành tất yếu trong vận hành các hoạt động của ngân hàng Theo Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT 2019, các ngân hàng có xu hướng tập trung cải thiện trong ứng dụng CNTT để nâng cấp core banking, tăng mức độ tự động hóa, nhưng lại giảm sút trong việc triển khai các ứng dụng cơ bản như quản trị nguồn lực, quản lý rủi ro Dịch vụ Internet banking dành cho khách hàng cá nhân (tra cứu, chuyển khoản, tiết kiệm điện tử…) ngày càng phổ biến nhưng mức độ tăng không nhiều do nhu cầu gần như bão hòa, trong khi dịch vụ này cho khách hàng doanh nghiệp có sự tăng trưởng tốt hơn Hoạt động của ngân hàng điện tử cũng phát triển hơn trong giai đoạn 2016 - 2019.

Mặc dù xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, nhưng có sự chênh lệch trong mức độ đầu tư cho công nghệ cũng như quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng Cụ thể, mức độ chênh lệch về ứng dụng CNTT tiếp tục được thể hiện qua bảng xếp hạng ứng dụng CNTT của các ngân hàng Trong đó, BIDV liên tục đứng đầu về ICT index trong giai đoạn 2017-

2019, và đứng đầu về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT Trong đó, các hạng mục về hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT nội bộ ngân hàng đứng đầu trong năm 2019. Ngoài BIDV có thứ hạng cao, các ngân hàng có vốn nhà nước như Vietcombank, VietinBank và Agribank đều có thứ hạng thấp hơn nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác Ngân hàng Nam Á tập trung vào lĩnh vực nguồn nhân lực và dịch vụ trực tuyến và đứng thứ 2 về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT, trong khi Ngân hàng Phương Đông (OCB) đứng thấp nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân trong lĩnh vực này Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu đứng cuối bảng về mảng dịch vụ trực tuyến và hạ tầng kỹ thuật.

Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình

Để xác định mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, ma trận tương quan được xác định bằng phần mềm Stata trên bộ dữ liệu thứ cấp của 30 NHTM VN giai đoạn 2013 – 2020 cho kết quả chi tiết như sau (Bảng 4.2):

Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

ROA SIZE LDR ETA LLP HHI GroT

A HTKT HTNL UDNB ICT GDP INF

Nguồn: Thực hiện bởi tác giả trên phần mềm Stata

Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu được xác định (kết quả tại bảng 4.2), kết quả cho thấy tất cả các hệ số đều nhỏ hơn 0.8 Điều này chứng tỏ không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình nghiên cứu Đây là một trong những đặc trưng cho thấy việc lựa chọn các biến là phù hợp, mức độ tương quan giữa các biến là có ý nghĩa.

Kết quả ước lượng hồi quy và các kiểm định

Kết quả đo lường thực nghiệm tác động của ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam, bằng phương pháp ước lượng hồi quy trên bộ dữ liệu của 30 NHTM VN giai đoạn 2013 – 2020 như sau:

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy

Biến số OLS REM FEM S.GMM

Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(12)

Wu-Hausman test Prob>chi2 = 1.0000

Biến số OLS REM FEM S.GMM

Ghi chú: Các ký hiệu (***), (**), (*) thể hiện mức ý nghĩa thống kê lần lượt tương ứng là 1%, 5%, 10%

Nguồn: Tính toán của tác giả trên phần mềm Stata Hệ số VIF = 2.04 cho thấy nguy cơ hiện tượng đa cộng tuyến không đáng kể.

Kiểm định F test cho kết quả Prob > F = 0.0000 và kiểm định Hausman test cho giá trị Prob > chi2 = 0.0002, điều này có nghĩa là chọn mô hình FEM là phù hợp Sau khi lựa chọn được mô hình phù hợp, nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm định Breusch Pagar test để kiểm định phương sai thay đổi và Wooldridge test để kiểm định hiện tượng tự tương quan Kết quả Prob>chibar2 = 0.0000 và Prob>F = 0.0001 cho thấy mô hình không tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan Dựa trên nghiên cứu của (Pathan & Skully, 2007) cho rằng các nghiên cứu thực nghiệm đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh thường gặp các vấn đề nội sinh, một phần là do bản chất các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Tác giả tiến hành kiểm định mô hình hồi quy bằng phương pháp kiểm định của Durbin Wu- Hausman (Beck và cộng sự, 2013) để kiểm định hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu.

Khi đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố nội sinh sẽ tồn tại trong mô hình hồi quy (Ariss, 2010; Amidu & Wolfe, 2013) Kết quả kiểm định Durbin Wu-Hausman trên Stata thu được có Pvalue > 0.05 cho thấy các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu có hiện tượng nội sinh.

Vì vậy, phương pháp S.GMM được sử dụng để khắc phục vấn đề nội sinh tiềm ẩn trong kết quả nghiên cứu.

Kiểm định Sargan test và Hansen test cho hai mô hình lần lượt có Prob > chi2 = 44.5% lớn hơn 0.1 nên chấp nhận giả thiết H 0 : mô hình được xác định đúng, các biến đại diện là hợp lý Đồng thời, các kết quả từ kiểm định tự tương quan bậc hai cho AR

(2) có giá trị Pr > z = 67.5% lớn hơn 0.1 nên chấp nhận giả thiết H 0 : không có sự tương quan

5 chuỗi bậc 2 trong phần dư của mô hình 0

Ngày đăng: 28/08/2023, 21:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan - 1001 tác động của ứng dụng công nghệ thông tin   truyền thông đến hiệu quả tài chính các nhtm vn 2023
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan (Trang 35)
Bảng 2.2: Tóm tắt kỳ vọng dấu trong mô hình nghiên cứu - 1001 tác động của ứng dụng công nghệ thông tin   truyền thông đến hiệu quả tài chính các nhtm vn 2023
Bảng 2.2 Tóm tắt kỳ vọng dấu trong mô hình nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 3.1. Tóm tắt các biến trong mô hình hồi quy - 1001 tác động của ứng dụng công nghệ thông tin   truyền thông đến hiệu quả tài chính các nhtm vn 2023
Bảng 3.1. Tóm tắt các biến trong mô hình hồi quy (Trang 45)
Bảng 4.1: Thống kế mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu - 1001 tác động của ứng dụng công nghệ thông tin   truyền thông đến hiệu quả tài chính các nhtm vn 2023
Bảng 4.1 Thống kế mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu (Trang 52)
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả biến đại diện ứng dụng CNTT – TT Biến số Trung bình Giá trị nhỏ - 1001 tác động của ứng dụng công nghệ thông tin   truyền thông đến hiệu quả tài chính các nhtm vn 2023
Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả biến đại diện ứng dụng CNTT – TT Biến số Trung bình Giá trị nhỏ (Trang 55)
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu - 1001 tác động của ứng dụng công nghệ thông tin   truyền thông đến hiệu quả tài chính các nhtm vn 2023
Bảng 4.3 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu (Trang 57)
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy - 1001 tác động của ứng dụng công nghệ thông tin   truyền thông đến hiệu quả tài chính các nhtm vn 2023
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy (Trang 58)
Bảng 4.5: Tổng hợp dấu hệ số tương quan giữa kết quả hồi quy so với kỳ vọng - 1001 tác động của ứng dụng công nghệ thông tin   truyền thông đến hiệu quả tài chính các nhtm vn 2023
Bảng 4.5 Tổng hợp dấu hệ số tương quan giữa kết quả hồi quy so với kỳ vọng (Trang 60)
w