Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIM NGÂN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN[.]
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng hết sức đa dạng và phức tạp, tiềm ẩn trong mọi nghiệp vụ từ thẻ, tiền gửi, tài trợ thương mại đến đầu tư, kinh doanh ngoại hối,… với nhiều mức độ khác nhau, nhưng có ảnh hưởng lớn nhất vẫn là rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lợi nhuận lớn nhất của ngân hàng Tương ứng với lợi nhuận đem lại, hoạt động cấp tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng chịu tác động bởi nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố vi mô và vĩ mô.
Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế, hoạt động cấp tín dụng ở các ngân hàng càng lớn thì số dư nợ cũng lớn dần theo Tăng trưởng tín dụng đi cùng với rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: ngân hàng có thể bị giảm lợi nhuận do phải trích lập dự phòng, không thu hồi được gốc và lãi cho vay, nợ xấu phát sinh nhiều, thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị thua lỗ, mất vốn Khi tình trạng này kéo dài mà không được khắc phục, ngân hàng sẽ bị mất thanh khoản trầm trọng, có thể bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tại Việt Nam có xu hướng tăng từ cuối năm 2007 và trở nên trầm trọng hơn từ cuối năm 2011 Theo báo cáo của các TCTD, đến31/5/2012, nợ xấu của hệ thống là 117,723 tỷ đồng, chiếm 4.47% Tuy nhiên, theo số liệu NHNN đã mạnh dạn công bố tỷ lệ nợ xấu tới 8.82% (2012), vượt xa số liệu cácNHTM công bố Ngoài ra, theo số liệu của Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu Việt
Nam năm 2012 là 13% trên tổng dư nợ Thậm chí, tới thời điểm tháng 5/2015, khi đánh giá lại toàn diện các nguồn nợ xấu, NHNN đưa ra một tỷ lệ nợ xấu gấp đôi tới 17.21% tại thời điểm 30/9/2012 tương đương 465,000 tỷ đồng cho vay không có khả năng thu hồi Tỷ lệ này gần với các đánh giá của Fitch là 15% (tháng 9/2012) và tỷ lệ tới 20% theo đánh giá của Barclay. Đến cuối tháng 2/2017, có thể nói, nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam đã được xử lý một bước căn bản, thể hiện qua các số liệu sau: Thứ nhất, hệ thống ngân hàng đã xử lý một khối lượng lớn nợ xấu 611,590 tỷ đồng nợ xấu (tính từ năm 2012-2016), qua đó, góp phần cải thiện tăng trưởng tín dụng, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với các lĩnh vực ưu tiên và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thứ hai, việc xử lý nợ xấu của các TCTD được thúc đẩy mạnh mẽ Đến cuối tháng 2/2017, tỷ lệ nợ xấu nội bảng do NHNN công bố giảm còn 2.56% và đáng lưu ý là các chuẩn mực mới về phân loại nợ đã được triển khai theo đúng lộ trình, làm cho nợ xấu trở nên minh bạch hơn và được phản ánh đầy đủ hơn Việc thành lập VAMC đã góp phần quan trọng việc xử lý nợ xấu được nhận diện vào tháng 9/2012, theo đó, xử lý nợ xấu qua VAMC chiếm khoảng 43%, còn lại do các TCTD tự xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau như đôn đốc khách hàng trả nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, phát mại tài sản đảm bảo,…
Mặc dù kết quả xử lý nợ xấu giai đoạn này được cải thiện theo hướng rất tích cực, nhưng thực trạng nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn đáng quan ngại và cần phải có các giải pháp để xử lý triệt để trong giai đoạn tiếp theo Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các ngân hàng là 2.46% vào cuối năm 2016, nhưng nếu tính số nợ xấu các ngân hàng đã bán cho VAMC chưa thu hồi được (hiện đang theo dõi ngoại bảng), nợ đã được các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Quyết định 780 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN có khả năng chuyển thành nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam có thể cao hơn Bên cạnh đó, việc xử lý nợ xấu giai đoạn này cũng phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc đã ảnh hưởng đến quá trình xử lý nợ xấu. Đại dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020 và tiếp tục kéo dài với diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ nền kinh tế, gây những tác động tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng Việt
Nam tăng mạnh kể từ năm 2020, và dự kiến sẽ còn tăng trong giai đoạn tới Trên thực tế, để ứng phó với diễn biến tiêu cực của nợ xấu, các TCTD đã chủ động phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, song không thể phủ nhận nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, gánh nặng đối với hệ thống TCTD là không nhỏ.
Số liệu từ NHNN cho thấy, cuối năm 2021 tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1.9% (tăng 0.21 điểm % so với cuối năm 2020), nếu tính thêm nợ bán cho VAMC thì con số này là 3.9% Tỷ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) tăng mạnh lên mức 7.1% cuối năm
2021 từ mức 5.1% cuối năm 2020. Điều này cho thấy, nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng là rất lớn trong hệ thống NHTM Việt Nam Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng luôn thường trực trong hoạt động của các NHTM và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến phá sản ngân hàng Trầm trọng hơn, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng còn có thể là nguyên nhân làm bùng phát các cuộc khủng hoảng tài chính Do đó, vấn đề nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng và các nhân tố tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía công chúng, các nhà quản trị ngân hàng và cả các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng tại Việt Nam Nhận thức và quản lý rủi ro hoạt động ngân hàng là vấn đề cấp thiết Vì những ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động cho vay đang là vấn đề thời sự và ý nghĩa khoa học thực tiễn trong quản lý ngân hàng. Đây chính là động lực thúc đẩy tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Dựa theo nghiên cứu gốc của Chaibi và Ftiti (2015), tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các nhân tố đặc thù của ngân hàng và các nhân tố kinh tế vĩ mô đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam Trên cơ sở kế thừa các biến nghiên cứu trong mô hình gốc, đồng thời có một số thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam, nghiên cứu của tác giả mang tính kế thừa và bổ sung các nghiên cứu trước.
Mục tiêu của đề tài
Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát nói trên, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
- Tiến hành thực hiện mô hình và tìm hiểu mức độ tác động của từng nhân tố đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
- Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm giúp ngân hàng kiểm soát và nâng cao chất lượng các khoản vay, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hỗ trợ các nhà làm chính sách trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, đề tài sẽ giải quyết các vấn đề và đạt được mục tiêu thông qua trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Những nhân tố nào tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam?
- Các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động như thế nào đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam?
- Dựa trên kết quả đạt được từ mô hình nghiên cứu sẽ đưa ra chính sách kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng phù hợp với hoạt động của các NHTM ViệtNam trong tương lai như thế nào?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tác động của các nhân tố đặc thù ngân hàng và các nhân tố kinh tế vĩ mô đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTMViệt Nam.
Về mặt không gian, nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu dựa trên BCTC, BCTN của 27 NHTM Việt Nam.
Về mặt thời gian, nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều biến động xảy ra trong hệ thống tài chính, ngân hàng tại ViệtNam.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu và tìm ra câu trả lời phù hợp nhất cho các câu hỏi nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng phân tích hồi quy trên dữ liệu bảng Dựa trên cơ sở lý thuyết về rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, sau đó tiến hành thu thập dữ liệu và xây dựng mô hình tác động của các nhân tố đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nguồn dữ liệu chính được sử dụng trong bài nghiên cứu là các số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng được thu thập chủ yếu từ Vietstock và Vietdata. Để ước lượng tác động của các yếu tố, nghiên cứu sử dụng mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) Thông qua kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian để lựa chọn giữa hai phương pháp ước lượng OLS và REM với giả thuyết H0: Mô hình phù hợp là mô hình OLS, giả thuyết H1: Mô hình phù hợp là REM, và sử dụng kiểm định Hausman test để lựa chọn mô hình FEM và REM với giả thuyết H0: Mô hình phù hợp là REM, giả thuyết H1: Mô hình phù hợp là FEM.
Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để khắc phục các khuyết tật của mô hình như: phương sai sai số thay đổi, tự tương quan Cuối cùng, để chắc chắn mô hình có tính vững và không còn bị ảnh hưởng bởi khuyết tật, tác giả thực hiện hồi quy mô hình GMM để loại bỏ đi hiện tượng nội sinh tồn tại trong mô hình Kết quả hồi quy mô hình GMM giúp ước lượng được vững, kết quả chính xác và đáng tin cậy hơn.
Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tổng hợp những kiến thức tổng quan cũng như kết quả các công
6 trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề liên quan đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng và các nhân tố tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng Từ đó, cung cấp cho người đọc nền tảng lý thuyết nhằm đưa ra những phân tích cụ thể về thực trạng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam Ngoài ra, các kết quả của đề tài có thể trở thành cơ sở phát triển cho những hướng nghiên cứu tiếp theo theo hướng sâu hơn để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam. Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bài nghiên cứu có thể giúp họ có được một cái nhìn rộng và sâu hơn trong việc đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam nói riêng và cả hệ thống NHTM Việt Nam nói chung. Đồng thời, bài nghiên cứu tổng hợp xem xét nhiều yếu tố dựa trên các nghiên cứu trước đây và có một số thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam Phương pháp nghiên cứu mang tính kế thừa và bổ sung các nghiên cứu trước Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra các quyết sách phù hợp trong hoạt động ngân hàng, giảm rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
Nhìn chung, kết quả của nghiên cứu này có thể làm cơ sở và hỗ trợ những nghiên cứu sau trong việc tiếp cận số liệu, so sánh đối chiếu khi thực hiện những mô hình thực nghiệm khác nhau.
Kết cấu luận văn
Các nội dung nghiên cứu cần bám sát để đạt được mục tiêu nghiên cứu gồm:
- Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
- Cơ sở lý thuyết về rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng và các nhân tố tác động.
- Kết luận và kiến nghị.
Theo báo cáo thường niên của NHNN những năm gần đây, tình hình nợ xấu của các NHTM Việt Nam đã dần được kiểm soát và giảm về con số mục tiêu dưới 3% Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn của các NHTM trên thực tế có thể sẽ cao hơn các con số trên báo cáo chính thức Điều này cho thấy, nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng là rất lớn trong hệ thống NHTM Việt Nam Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng luôn thường trực trong hoạt động của các NHTM và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến phá sản ngân hàng Trầm trọng hơn, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng còn có thể là nguyên nhân làm bùng phát các cuộc khủng hoảng tài chính Do đó, vấn đề nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng và các nhân tố tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại nhận được nhiều sự quan tâm từ phía công chúng, các nhà quản trị ngân hàng và cả các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng tại Việt Nam Đây chính là động lực thúc đẩy tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Nhằm mục tiêu phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 để phục vụ nghiên cứu Dựa trên nghiên cứu gốc của Chaibi và Ftiti
(2015), tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra Bài nghiên cứu kỳ vọng có thể giúp cho các nhà đầu tư, các nhà quản trị NHTM và các bên liên quan có được một cái nhìn rộng và sâu hơn trong việc đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của cácNHTM Việt Nam.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
Khái niệm rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng
Theo Fitch Thomas (1993): “Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ Là rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng”. Coyle (2000) định nghĩa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng là tổn thất từ sự từ chối hoặc không có khả năng của khách hàng để trả những gì còn nợ đầy đủ và đúng hạn Các nguồn rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng chính bao gồm: năng lực thể chế hạn chế, chính sách tín dụng không phù hợp, lãi suất không ổn định, quản lý kém, luật không phù hợp, mức vốn và thanh khoản thấp, cho vay trực tiếp, cấp phép nới lỏng cho ngân hàng, bảo lãnh cho vay kém, cho vay thiếu thận trọng, đánh giá tín dụng kém,… Còn đối với Claessens (2010) định nghĩa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng là rủi ro mà một hợp đồng tài chính không được tôn trọng theo tập hợp các điều khoản hoặc kỳ vọng ban đầu.
Theo Gup (2005): “Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng là rủi ro xảy ra khi khách hàng mất khả năng chi trả trong hoạt động tín dụng, từ đó gây ra tổn thất cho ngân hàng Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng áp dụng cho cả các khoản vay, phái sinh, các giao dịch về tỷ giá hối đoái, danh mục đầu tư và các hoạt động tài chính khác.Đối với các khoản cho vay, thì rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng xảy ra khi người đi vay mất khả năng chi trả các khoản nợ, gây tổn thất cho người cho vay”.
Tại Việt Nam, theo hướng dẫn của các văn bản pháp quy hiện hành, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 11/2021/TT- NHNN) Như vậy có thể thấy, quan điểm và hướng tiếp cận thuật ngữ rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN có nhiều điểm tương đồng và phù hợp với hướng dẫn của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực quản lý và giám sát hoạt động ngân hàng.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, để dễ dàng trong việc thu thập dữ liệu cũng như phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, tác giả sử dụng thuật ngữ rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng theo hướng tiếp cận của Thông tư 11/2021/TT- NHNN.
Phân loại rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng
2.1.2.1 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
Theo Hồ Diệu (2002) căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng được phân chia thành hai loại: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.
Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng); rủi ro đảm bảo (rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo,…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề).
Rủi ro danh mục là rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục đầu tư cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành nghề kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao).
2.1.2.2 Căn cứ theo suy biến rủi ro
Là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch họa, chiến tranh, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách.
Là rủi ro do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay đã vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác tác động gây ra.
Nguyên nhân của rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng
2.1.3.1 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ năng lực quản trị của ngân hàng
Việc định hướng và hoạch định chính sách tín dụng của ngân hàng chưa hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến quyết định duyệt cho vay đầu tư quá mạnh tay, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó dẫn đến tiềm ẩn rủi ro tập trung.
Do thiếu nghiên cứu đầy đủ, thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không chính xác dẫn đến đầu tư cho vay không hợp lý.
Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay Cán bộ tín dụng yếu kém về trình độ nghiệp vụ; hạn chế tầm nhìn, có nhiều trường hợp vi phạm đạo đức kinh doanh và bất chấp quy định cố lách luật để vận dụng dẫn đến hậu quả khi phát sinh tranh chấp, làm mất vốn của ngân hàng. Định giá tài sản không chính xác; mỗi ngân hàng có mỗi cách thức và phương pháp định giá khác nhau cũng cho ra những kết quả khác nhau; thường những ngân hàng định giá cao giá trị tài sản thế chấp thì được khách hàng quan tâm giao dịch nhiều hơn (đây cũng là một chiêu thức lôi kéo khách hàng về ngân hàng mình), không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết; hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo hoặc lồng ghép một phần cho vay tín chấp trong gói hạn mức có tài sản để giải ngân tín dụng.
Do cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao hơn các ngân hàng khác nên lôi kéo khách hàng bằng nhiều chiêu thức kinh doanh dẫn đến ít kiểm soát chất lượng cung cấp tín dụng cho vay.
2.1.3.2 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng
Khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý, năng lực quản trị tài chính, năng lực kinh doanh.
Người đi vay sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả; khách hàng không biết lựa chọn ngành nghề cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, thường chạy theo phi vị tỷ suất lợi nhuận nên không quản trị, lường hết rủi ro khi có phát sinh. Doanh nghiệp vay vốn kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được. Khách hàng quản lý dòng vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản.
Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.
Nội bộ Hội đồng quản trị, ban Giám đốc mất đoàn kết, dẫn đến tranh giành quyền lợi, chức vụ đấu đá lẫn nhau.
2.1.3.3 Nhóm nguyên nhân khách quan đến từ môi trường bên ngoài
Thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, hỏa hoạn,…xảy ra khiến người dân không thể ứng phó kịp.
Sự bất ổn trong tình hình an ninh trong nước, trong khu vực, thế giới.
Sự thay đổi bất thường của hệ thống pháp lý trong ngành Tài chính – Ngân hàng hoặc các chính sách bổ sung tại từng thời điểm của chính phủ các nước Môi trường pháp lý không đồng bộ, chủ trương chính sách của NHNN thay đổi nhanh mang tính ngắn hạn, lỏng lẻo trong quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng.
Các cuộc khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái xảy ra và biến động thất thường.
Các chỉ tiêu đo lường rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng
Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, do đó được gọi là nợ xấu Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, do đó cần được theo dõi quản lý chặt chẽ Nợ xấu bao gồm:
- Nợ quá hạn thuộc nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn.
- Nợ quá hạn thuộc nhóm 4 – Nợ nghi ngờ.
- Nợ quá hạn thuộc nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn.
Tỷ lệ nợ xấu Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của các khoản cho vay của ngân hàng thông qua các khoản nợ xấu, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 (Thông tư 11/2021/TT- NHNN) Theo đó, tỷ lệ nợ xấu cũng được hiểu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 Công thức tính tổng quát như sau:
Tổng dư nợ cho vay
Khi chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tăng lên, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cũng gia tăng, ngân hàng có thể đứng bên bờ vực phá sản.
2.1.4.2 Chỉ tiêu dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng
Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 11/2021/TT-NHNN) Chỉ tiêu dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra Bởi vì mục đích của việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của một ngân hàng là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả Công thức tính chỉ tiêu dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng như sau:
Dự phòng RRTD được trích lập
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = ×100%
Tổng dư nợ tín dụng
2.1.4.3 Hệ số rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng
Tổng dư nợ cho vay
Hệ số rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng = ×100%
Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn, nhưng đồng thời rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng cũng rất cao.
Thông thường, trong các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu thường được sử dụng phổ biến nhất vì chỉ tiêu này phản ánh cụ thể nhất chất lượng tín dụng của ngân hàng,cho thấy khả năng quản trị tín dụng trong khâu cấp tín dụng và thu hồi nợ vay củaNHTM.
Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng
Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các ngân hàng thất bại có hiệu quả chi phí thấp (Berger và Humphrey, 1992; Barr và Siems, 1994;) Do đó ngoài việc có tỷ lệ các khoản cho vay có vấn đề cao, các ngân hàng sắp gặp thất bại cũng có xu hướng hiệu quả chi phí thấp Một số nghiên cứu khác cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu quả và các khoản vay có vấn đề ngay cả với các ngân hàng không thất bại (Kwan và Eisenbeis, 1994; Resti, 1995) Các ngân hàng không hiệu quả về chi phí có thể có xu hướng có vấn đề về hiệu suất khoản vay vì một số lý do Ví dụ, các ngân hàng với quản lý cấp cao kém có thể gặp vấn đề trong việc giám sát cả chi phí của họ và các khách hàng cho vay của họ Ngoài ra, các vấn đề về chất lượng khoản vay có thể gây ra bởi các sự kiện ngoại sinh đối với ngân hàng, chẳng hạn như suy thoái kinh tế khu vực, trong trường hợp đó, các chi phí phụ liên quan đến các khoản cho vay không đạt hiệu quả (ví dụ: giám sát, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp, chuyển hướng tập trung quản lý cấp cao) có thể tạo ra sự xuất hiện của hiệu quả chi phí thấp.
Mối liên hệ thực nghiệm giữa các khoản vay có vấn đề và hiệu quả chi phí xuất hiện trong các nghiên cứu sử dụng dữ liệu kiểm tra giám sát Peristiani (1996) và DeYoung (1997) đều nhận thấy hiệu quả chi phí được đo lường có liên quan tích cực đến đánh giá của giám định về chất lượng quản lý ngân hàng.
Một số nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng đã trực tiếp đưa ra các biện pháp các khoản cho vay kém hiệu quả trong các mối quan hệ chi phí hoặc sản xuất Các mục đích đã nêu của điều chỉnh này là để kiểm soát các chi phí bổ sung liên quan đến hoạt động không hiệu quả các khoản vay và /hoặc để kiểm soát việc bảo lãnh phát hành và giám sát các khoản chi tiêu có ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay Berg và cộng sự
(1992) thực hiện quan sát ban đầu và bao gồm các khoản cho vay không hiệu quả trong một nghiên cứu phi tham số về sản xuất của ngân hàng Hughes và Mester (1993) và những người khác đã áp dụng khái niệm này để ước lượng tham số của chức năng và hiệu quả chi phí ngân hàng.
2.1.5.2 Độ an toàn vốn của ngân hàng
Trong giả thuyết “Rủi ro đạo đức” (Moral hazard hypothesis), Keeton và Morris
(1987) lập luận rằng mức vốn hóa thấp của ngân hàng dẫn đến sự gia tăng nợ xấu thông qua sự gia tăng rủi ro của danh mục cho vay Các tác giả tiến hành nghiên cứu để kiểm định giả thuyết về vấn đề rủi ro đạo đức với mẫu dữ liệu gồm các NHTM Hoa Kỳ trong giai đoạn 1979-1985 Kết quả nghiên cứu cho thấy, nợ xấu của ngân hàng có tương quan nghịch biến với mức vốn hóa đo lường thông qua tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản.
2.1.5.3 Tỷ lệ nợ xấu năm trước
Somanadevi Thiagarajan, S Ayyappan và A Ramachandran (2011), nghiên cứu các yếu tố tác động tới rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng tại các ngân hàng ở Ấn Độ. Các tác giả đã thu thập dữ liệu của 22 ngân hàng thuộc khu vực do nhà nước sở hữu và
15 ngân hàng thuộc khu vực do tư nhân sở hữu trong giai đoạn từ năm 2001-2010. Nghiên cứu đã tìm thấy tác động rất mạnh và cùng chiều giữa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm và rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng năm hiện hành Các tác giả cho rằng tác động này là do rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong quá khứ không hoàn toàn bị xóa bỏ mà có thể chuyển sang và ảnh hướng tới năm tiếp theo Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho rằng tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng với độ trễ sau hai năm.
Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015), đã sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 15 NHTM tại Việt Nam với thời kỳ từ năm 2007 đến năm 2014. Nghiên cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ nợ xấu kỳ trước, kết quả kinh doanh trong quá khứ, sự kém hiệu quả, quy mô của ngân hàng và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có ảnh hưởng cùng chiều tới nợ xấu; còn tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu
Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2015), đã sử dụng dữ liệu bảng của 32 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013 Bằng phương pháp sử dụng mô hình REM, FEM và GMM Nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến nợ xấu của ngân hàng Việt Nam Các yếu tố vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế tác động tích cực và nợ công tác động tiêu cực đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam Các yếu tố vi mô cũng có tác động đến nợ xấu của ngân hàng là nợ xấu kỳ trước, quy mô, tăng trưởng hoạt động cấp tín dụng, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản lý.
2.1.5.4 Tỷ lệ dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
Các khoản dự phòng rủi ro cho vay được cho là một cơ chế kiểm soát đối với tổn thất cho vay dự kiến Về mặt lý thuyết, mức nợ xấu cao hơn sẽ đi kèm với tỷ lệ trích lập dự phòng chậm trễ cao (Hasan và Wall, 2004) Các ngân hàng dự đoán mức độ tổn thất vốn cao nên trích lập dự phòng cao hơn để giảm biến động thu nhập và tăng cường khả năng thanh toán trung hạn của ngân hàng Các nhà quản lý cũng có thể sử dụng các khoản dự phòng rủi ro cho vay để báo hiệu sức mạnh tài chính của ngân hàng của họ và đó là thái độ tổng thể của ngân hàng đối với việc kiểm soát rủi ro Việc ngân hàng sẵn sàng cung cấp các khoản lỗ cho vay được coi là niềm tin mạnh mẽ vào kết quả hoạt động trong tương lai của ngân hàng (Ahmed và cộng sự, 1999) Điều này có thể được thực hiện thông qua việc nâng cao các quy định chung được đặt ra mà không liên quan đến việc xảy ra một sự kiện mặc định.
Các khoản dự phòng chung được lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng số tín dụng được cung cấp trong một năm nhất định Cụ thể, ở quốc gia có trích lập dự phòng tĩnh (như ở các quốc gia MENA), việc sử dụng trích lập dự phòng chung là cách duy nhất để giảm tổn thất cho khoản vay trong tương lai.
Boudriga, A., Taktak, N B., và Jellouli, S (2009) sử dụng mô hình sau để giải thích mức độ tác động đến nợ xấu của các biến cụ thể (các yếu tố ngân hàng, môi trường kinh doanh, các biến thể chế):
NPL= f (Bank_specific_variables, Macro_control, country dummies, year_dummies)
Mô hình nghiên cứu bao gồm biến phụ thuộc là nợ xấu (NPL); các biến độc lập gồm: các biến số cụ thể của ngân hàng (Bank_specific_variables), các biến số môi trường kinh doanh (Macro_control) và các biến kiểm soát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với chính sách trích lập dự phòng, các khoản dự phòng rủi ro cho vay có mối quan hệ tích cực đối với nợ xấu Dự phòng rủi ro cho vay được coi là một cơ chế kiểm soát các khoản lỗ cho vay dự kiến (Hasan và Wall, 2004). Điều này khẳng định rằng các ngân hàng sử dụng dự phòng như một công cụ để đo lường trước các rủi ro vỡ nợ tiềm ẩn Những ngân hàng có trích lập dự phòng cao là những ngân hàng tham gia vào các hoạt động rủi ro hơn dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao Hành vi này cũng có thể phản ánh việc sử dụng các khoản trích lập dự phòng chung như một biện pháp để ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng Từ đó ta có thể thấy mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro và rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng.
2.1.5.5 Quy mô của ngân hàng
Giả thuyết đa dạng hóa danh mục cho vay hay còn gọi là giả thuyết “hiệu ứng quy mô” (Size effect hypothesis): giả thuyết này đề cập đến mối quan hệ giữa cơ hội đa dạng hóa danh mục cho vay và chất lượng tín dụng Việc đa dạng hóa danh mục cho vay cho phép ngân hàng giảm rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, từ đó giảm nợ xấu. Salas và Saurina (2002) đã kiểm định giả thuyết này bằng cách sử dụng quy mô ngân hàng đại diện cho cơ hội đa dạng hóa danh mục cho vay và tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô và tỷ lệ nợ xấu.
2.1.5.6 Khả năng thanh khoản của ngân hàng
Nghiên cứu liên quan
2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng và các nhân tố tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đã được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu, cả nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm Các nghiên cứu này đã cho ra các kết quả khác nhau Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu đều đề cập đến hai nhóm nhân tố chính tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng: nhóm thứ nhất bao gồm các nhân tố vi mô thuộc về đặc thù của ngân hàng và nhóm thứ hai bao gồm các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế.
Shrieves và Dahl (1992) đã nghiên cứu một mẫu lớn các ngân hàng Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ năm 1984 đến 1986 Các tác giả cho rằng vốn được nắm giữ như một tỷ lệ tài sản có trọng số rủi ro của các ngân hàng ảnh hưởng phần lớn đến khả năng rủi ro của các ngân hàng Các ngân hàng thiếu vốn thường tăng vốn của họ để đối phó với rủi ro tăng thêm Lý do đằng sau mối liên hệ tiêu cực giữa CAR và nợ xấu là các ngân hàng có lượng vốn lớn hơn rủi ro có nhiều khả năng tham gia cho vay thận trọng hơn với việc sàng lọc các khoản vay phong phú để duy trì nguồn vốn mà họ dành ra (Sinkey và Greenawalt, 1991) Điều ngược lại là đúng, các ngân hàng có vốn hóa mỏng có thể sẽ tham gia vào việc chấp nhận rủi ro sai lầm tối ưu, từ đó làm tăng nợ xấu của họ.
Có một lượng lớn tài liệu đề cập đến mối liên hệ giữa hiệu quả chi phí và các khoản nợ xấu, nhưng kết quả còn mờ mịt Berger và DeYoung (1997) nhìn vào mối liên kết giữa các nhân tố vi mô thuộc về đặc thù của ngân hàng, các chỉ số hiệu quả và các khoản vay có vấn đề Các tác giả xây dựng các giả thuyết, bao gồm “bad luck – thiếu may mắn", "bad managerment - quản lý kém", "skimping – keo kiệt" và "moral hazard - rủi ro đạo đức" liên quan đến tính hiệu quả và sự đảm bảo an toàn về vốn Đầu tiên, giả thuyết "bad managerment - quản lý kém" cho rằng các ngân hàng hiệu quả với chi phí thấp thường phải gánh chịu mức nợ xấu cao hơn do trình độ quản lý kém của các nhà quản lý Có nghĩa là, theo giả thuyết này, các nhà quản lý cấp dưới của các ngân hàng này có thể cho thấy điểm tín dụng kém, đánh giá tài sản thế chấp không đầy đủ hoặc/và giám sát người vay thấp, dẫn đến việc tái lập bảng cân đối của ngân hàng. Điều ngược lại là đúng, các nhà quản lý trong các ngân hàng tiết kiệm chi phí với các kỹ năng quản lý đầy đủ và khôn ngoan sẽ có nhiều khả năng giảm mức nợ xấu hơn. Trong cùng một lĩnh vực, giả thuyết này được Espinoza và Prasad (2010), Louzis và cộng sự (2012), Dimitrios và cộng sự (2016), cho rằng chi phí không hiệu quả là một dấu hiệu rõ ràng của việc quản lý kém dẫn đến mức nợ xấu tích lũy Giả thuyết thứ hai liên quan tiêu cực đến hiệu quả chi phí với nợ xấu là giả thuyết “bad luck – thiếu may mắn" (Berger &
Deyoung, 1997) Điều này ngụ ý rằng do các sự kiện bên ngoài bất ngờ như giảm GDP, suy thoái kinh tế, v.v., các ngân hàng có thể phải gánh chịu nợ xấu cao hơn) Giả thuyết thứ ba được gọi là giả thuyết "skimping – keo kiệt", cung cấp một quan điểm đối lập với các kết quả theo thời gian ở trên Nó kết nối chất lượng của danh mục cho vay của ngân hàng với chi phí dành cho việc theo dõi và dưới văn bản Có nghĩa là, giả thuyết này ám chỉ rằng các ngân hàng dành nguồn lực hạn chế để thực hiện bảo lãnh và giám sát tín dụng thích hợp sẽ hiệu quả hơn về chi phí trong ngắn hạn, nhưng họ có thể sẽ phải đối mặt với mức nợ xấu ngày càng gia tăng trong thời gian dài (Louzis và cộng sự, 2012).
Podpiera và Weill (2008) tiếp tục nghiên cứu này và kiểm tra mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và nợ xấu Các tác giả mở rộng mô hình nhân quả Granger doBerger and DeYoung (1997) khởi xướng bằng cách áp dụng các phương pháp ước lượng GMM cho dữ liệu bảng động với mẫu nghiên cứu gồm các ngân hàng Séc từ năm 1994 đến năm 2005 Kết quả nghiên cứu này cũng cung cấp các bằng chứng thực nghiệm xác nhận sự suy giảm trong hiệu quả chi phí báo trước về sự gia tăng nợ xấu. Somanadevi Thiagarajan và cộng sự (2011) đã nghiên cứu các yếu tố tác động tới rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng tại các ngân hàng ở Ấn Độ Họ đã thu thập dữ liệu của 22 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và 15 ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân từ năm 2001-2010 Nghiên cứu này đã cho thấy sự tác động của rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong quá khứ với độ trễ một năm đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng tại năm hiện hành Những tác giả giải thích rằng do rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong quá khứ không hoàn toàn bị xóa bỏ mà có thể chuyển sang và ảnh hưởng đến năm tiếp theo.
Misman và Ahmad (2011) nghiên cứu những yếu tố quyết định đến dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng tại các ngân hàng hồi giáo Malaysia cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng.
Boujelbène và Nabila (2011) cũng xem xét cả hai biến số kinh tế vĩ mô và vi mô có khả năng kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng Các tác giả nghiên cứu cho trường hợp của Tunisia thông qua một nghiên cứu với dữ liệu bảng bao gồm mười NHTM trong giai đoạn 1995-2008 Các tác giả đi đến kết luận rằng các nhân tố chính ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng ngân hàng ở Tunisia là cơ cấu sở hữu, quy định đảm bảo an toàn về vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng và các chỉ số kinh tế vĩ mô (bao gồm sự tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ giá và lãi suất). Chaibi và Ftiti (2015) tiến hành nghiên cứu theo hướng so sánh các nhóm nhân tố tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng giữa hai thị trường đặc trưng khác nhau, nền kinh tế dựa trên ngân hàng (Đức) và nền kinh tế dựa trên thị trường (Pháp). Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tác động của các nhân tố đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng là khác nhau ở các thị trường khác nhau Kết quả nghiên cứu này nhấn mạnh rằng loại hình nền kinh tế (dựa trên ngân hàng hay dựa trên thị trường) có tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
Dimitrios, Helen, & Mike (2016) dùng tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LTD) để đo lường tính thanh khoản của các ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng tỷ lệ cho vay trên tiền gửi cho thấy ưu tiên rủi ro và dự kiến sẽ dẫn đến nợ xấu cao hơn.
Donjeta Morinal (2020) đã nghiên cứu tác động của một số yếu tố gồm: quy mô ngân hàng, khả năng sinh lời của ngân hàng, lãi suất tín dụng, GDP và lạm phát đến mức độ nợ xấu Theo dữ liệu và phân tích được thực hiện trong nghiên cứu, nghiên cứu đi đến kết luận sau: Quy mô ngân hàng dựa trên tổng tài sản là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ nợ xấu Nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ tích cực giữa các khoản nợ xấu và quy mô ngân hàng Một yếu tố khác, mức độ sinh lời của các ngân hàng, được đo lường trong công việc này thông qua ROA, được coi là có tác động đáng kể đến nợ xấu, nhưng tác động này không đáng kể Yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ nợ xấu, theo nghiên cứu này được coi là lãi suất cho vay Trong nhiều nghiên cứu, yếu tố này đã được phát hiện có tác động tích cực đến các khoản nợ xấu Tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê của biến này cũng được thể hiện trong nghiên cứu này. Theo đó, có thể nói việc tăng lãi suất ảnh hưởng đến tăng trưởng nợ xấu của ngành ngân hàng ở Kosovo và ngược lại Trong số các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng nhiều nhất đến nợ xấu, nghiên cứu đã chọn tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát Cả hai chỉ số kinh tế vĩ mô này đều có tác động tiêu cực đến tăng trưởng nợ xấu.
Omri Raiter (2021) sử dụng dữ liệu WDI và Bankscope, nghiên cứu này đã cố gắng điều tra các yếu tố tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng tại 106 ngân hàng thương mại trên toàn thế giới Tất cả các biến, ngoại trừ tỷ giá tiền tệ và vốn điều tiết, đều có tác động lớn đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng Nghiên cứu đã cho thấy, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng chịu ảnh hưởng đáng kể của lạm phát, lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp Điều này có nghĩa là khi các biến số này tăng lên, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng tăng theo Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả ngân hàng, quy mô ngân hàng và tốc độ tăng trưởng GDP có tác động tiêu cực mạnh đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng Điều này có nghĩa là trong thời kỳ kinh tế mạnh, rủi ro trong hoạt động tín dụng giảm xuống.Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng cũng chịu ảnh hưởng của biến giả chủ sở hữu Điều này cho thấy rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng tư nhân thấp hơn, trong khi ngân hàng quốc doanh có rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng cao hơn.
2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vấn đề rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng và các nhân tố tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng là một vấn đề nhận được nhiều quan tâm từ giới nghiên cứu học thuật lẫn các nhà quản trị ngân hàng và các cơ quan giám sát ngân hàng Đề tài nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng cũng đã được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu từ trước đến nay Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:
Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam với mẫu dữ liệu gồm 26 NHTM trong giai đoạn từ 2009-2012 Các tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng kết hợp với phương pháp GMM để khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc nhất giữa các sai số và hiện tượng biến nội sinh để đảm bảo các ước lượng thu được vững và hiệu quả Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong quá khứ với độ trễ một năm, và tỷ lệ tăng trưởng GDP trong quá khứ với độ trễ một năm tác động có ý nghĩa đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam.
Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) nghiên cứu mẫu dữ liệu bao gồm 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2013 Các tác giả đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế và các nhân tố vi mô thuộc về đặc thù của ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu năm trước và hiệu quả hoạt động ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2015) thực hiện nghiên cứu với bộ dữ liệu gồm 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013 nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố vi mô thuộc về đặc thù của ngân hàng tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng Thông qua phương pháp ước lượng OLS, các tác giả thu được kết quả mô hình hồi quy và đi đến kết luận rằng tăng trưởng tín dụng, quy mô dư nợ và tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Từ việc tổng quan các nghiên cứu liên quan, học viên cũng đưa ra một số nhận định quan trọng như sau:
Thứ nhất, các kết quả nghiên cứu trên thế giới gần đây đều cho thấy có hai nhóm nhân tố tác động lên rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM Đó là nhóm nhân tố vi mô thuộc về đặc thù của ngân hàng phản ánh rủi ro phi hệ thống và nhóm nhân tố kinh tế vĩ mô phản ánh rủi ro hệ thống Trong nghiên cứu này, học viên kỳ vọng tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về tác động của cả các nhân tố vi mô thuộc về đặc thù của ngân hàng và các nhân tố kinh tế vĩ mô lên rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động của các NHTM Việt Nam.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1 (LGRH1): Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập có tác động cùng chiều (LGR+) với rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng
Berger và DeYoung (1997) đã phát triển các giả thuyết về rủi ro và hiệu quả Các tác giả phân tích nhiều tình huống trong đó rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng liên quan đến hiệu quả, và thấy rằng có một mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu quả hoạt động và rủi ro trong các ngân hàng thất bại Họ cho rằng các ngân hàng không hiệu quả về chi phí có thể có vấn đề về hiệu suất cho vay vì một số lý do Một là, các ngân hàng kém hiệu quả (về chi phí), có thể gặp khó khăn trong việc đánh giá các khoản vay
“xấu” cũng giống như trong việc theo dõi chi phí nội bộ của họ Do đó, việc quản lý tồi có liên quan đến việc gia tăng nợ xấu trong tương lai Các tác giả gọi đây là giả thuyết
“quản lý tồi” Hai là, các khoản nợ xấu có thể phát sinh do một sự kiện ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng Do đó, các ngân hàng phải dành nhiều nguồn lực hơn để thu hồi các khoản vay vấn đề, tạo ra hiệu quả chi phí thấp Berger và DeYoung (1997) gọi đây là giả thuyết “kém may mắn” Các tác giả cũng đề xuất một mối quan hệ tiêu cực giữa các khoản vay vấn đề và hiệu quả chi phí Ngoài ra, việc các ngân hàng quyết định không chi đủ nguồn lực để đảm bảo chất lượng cho vay cao hơn có vẻ hiệu quả; tuy nhiên, sẽ có mức nợ xấu cao hơn trong dài hạn Berger và DeYoung (1997) gọi đây là giả thuyết “hà tiện” Do đó, mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động về chi phí và nợ xấu có thể dương hoặc âm Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng các ngân hàng đạt hiệu quả hoạt động về mặt chi phí sẽ là các nhà quản lý tốt và may mắn.
Giả thuyết 2 (LGRH 2 ): Độ an toàn vốn có tác động ngược chiều (LGR-) với rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Xuất phát từ tình trạng bất cân xứng thông tin trong hoạt động ngân hàng, giả thuyết về vấn đề rủi ro đạo đức của (Berger và DeYoung, 1997) cho rằng, các ngân hàng vốn hóa nhỏ thường có các khoản vay rủi ro hơn, có khả năng dẫn đến nợ xấu nhiều hơn, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng cao hơn.
Giả thuyết 3 (LGRH 3 ): Tỷ lệ nợ xấu năm trước có tác động cùng chiều (LGR+) với rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Theo Marki, Tsagkanos, và Bellas (2014), việc thu hồi nợ không hiệu quả là nguyên nhân tăng nợ xấu cũng như những khó khăn gặp phải khi xử lý các khoản nợ xấu Thêm vào đó, các khoản nợ xấu tồn động các năm trước đến hiện tại chưa được giải quyết triệt để thì sẽ làm tăng nợ xấu trong năm hiện tại.
Giả thuyết 4 (LGRH 4 ): Khả năng thanh khoản của ngân hàng có tác động cùng chiều với rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng
Dimitrios, Helen, & Mike (2016) dùng tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LTD) để đo lường tính thanh khoản của các ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng tỷ lệ cho vay trên tiền gửi cho thấy ưu tiên rủi ro và dự kiến sẽ dẫn đến nợ xấu cao hơn.
Giả thuyết 5 (LGRH 5 ): Tỷ lệ dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tác động cùng chiều với rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Mối quan hệ giữa nợ xấu và dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đã được đề cập nhiều trong các nghiên cứu trước đây của Laeven và cộng sự (2003), Ashour M.O (2011), Boudriga và cộng sự (2009) và Gabriel và Saurina (2006) Nghiên cứu của Ashour M.O (2011) xem xét ảnh hưởng của lợi nhuận trước thuế và dự phòng, quỹ dự trữ, cơ cấu nợ phải trả, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ cho vai trên tiền gửi khách hàng và tổng tài sản đến mức độ dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng Nghiên cứu phát hiện các bằng chứng về các ngân hàng giảm mức độ dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng khi thiếu hụt dự trữ bắt buộc và khi tỷ lệ cho vay cao, tức là ngân hàng có điều kiện tài chính tốt thường chủ động tăng dự phòng, những ngân hàng đang gặp khó khăn về tài chính sẽ giảm dự phòng đến mức thấp nhất.
Các khoản dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng được coi là một cách để kiểm soát các khoản lỗ cho vay dự đoán, và cho phép phát hiện, bảo hiểm mức độ thất thoát tín dụng cao đối với các khoản cho vay của ngân hàng Do đó, các ngân hàng dự đoán mức độ mất vốn cao nên xây dựng tỷ lệ dự phòng cao hơn để giảm biến động thu nhập (Hasan và Wall, 2003).
Nhìn chung, các nghiên cứu cho rằng mức trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng là nhân tố tác động mạnh đến nợ xấu Mức trích lập dự phòng tăng lên nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, do hoạt động cấp tín dụng đang có nhiều rủi ro hơn.
Giả thuyết 6 (LGRH 6 ): Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều (LGR-) với rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng
Với quy mô tài sản lớn, giúp cho ngân hàng có cơ hội đa dạng hoá hoạt động, gia tăng thu nhập ngoài lãi, hạn chế được rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Theo giả định “quá lớn nên không thể bị phá sản”, các ngân hàng lớn chịu rủi ro quá mức Stern và Feldman (2004) cho rằng giả định "quá lớn nên không thể bị phá sản
" đã đóng một vai trò quan trọng trong một số cuộc khủng hoảng ngân hàng trên toàn thế giới đã xảy ra trong những thập kỷ gần đây Họ giải thích rằng các ngân hàng lớn hơn có xu hướng chịu nhiều rủi ro hơn vì kỷ luật thị trường không bị áp đặt bởi các chủ nợ của họ, những người mong đợi sự bảo vệ của chính phủ trong trường hợp thất bại của một ngân hàng Do đó, các ngân hàng lớn thường thúc đẩy đòn bẩy của họ, tăng các khoản vay cho những người vay "xấu", và do đó có nhiều nợ xấu hơn Một giả định khác lại cho thấy tác động tiêu cực của quy mô ngân hàng đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng: dựa trên lập luận về đa dạng hóa danh mục cho vay, nghiên cứu của Zribi và Boujelbène (2011) chỉ ra rằng các ngân hàng lớn hơn dễ dàng đa dạng hóa danh mục cho vay hơn và có nhiều khả năng hơn trong quản lý rủi ro, giúp họ xử lý hiệu quả hơn với những người vay "xấu".
Giả thuyết 7 (LGRH 7 ): Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều (LGR-) với rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Một khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp bán hàng tốt hơn và sẵn sàng đầu tư mở rộng sản xuất, nhu cầu cấp tín dụng gia tăng, doanh số bán hàng và lợi tức của doanh nghiệp và cá nhân gia tăng góp phần làm tăng khả năng hoàn trả nợ vay Khi điều kiện kinh tế xấu đi trong tình trạng trì trệ và suy thoái làm cho sức mua của người tiêu dùng ngày càng giảm Tồn kho của doanh nghiệp gia tăng miễn cưỡng, điều đó làm ảnh hưởng đến lợi tức của cá nhân và doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người vay Những bất lợi này làm gia tăng mức độ rủi ro của các ngân hàng.
Có nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ xấu trong những nghiên cứu trước như Jimenez và Saurina (2005), Fofack (2005), Dash và Kabra (2010) Dash và Kabra (2010) thực hiện nghiên cứu một số biến kinh tế vĩ mô và nhóm các yếu tố bên trong của ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu, nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa GDP và NPL.
Giả thuyết 8 (LGRH 8 ): Lạm phát có tác động cùng chiều (LGR+) với rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Trong nghiên cứu của Fofack và Hippolyte (2006), các tác giả đã tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng Lạm phát tăng cao làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Mặt khác, lạm phát tăng sẽ kéo theo các hệ lụy như lãi suất tăng, tiền bị mất giá dẫn đến chi phí sản xuất gia tăng, sản xuất gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, nguy cơ vỡ nợ cao, do đó lạm phát có tác động cùng chiều với rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Giả thuyết 9 (LGRH 9 ): Dịch bệnh COVID-19 có tác động cùng chiều (LGR+) với rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Mô hình nghiên cứu
Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng được đo lường bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng trong mô hình này tác giả sử dụng tỷ lệ nợ xấu (Nợ xấu/Tổng dư nợ) làm đại diện.
Nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua việc xây dựng mô hình phân tích tác động của các nhân tố đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động của các NHTM Việt Nam Mô hình hồi quy được tác giả sử dụng dựa trên kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) như sau:
Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu định lượng để xác định chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM Việt Nam như sau:
NPLit= β0 CIRit+ββ1 ETAit+β β2NPLit-1+ββ3 LIQit+ββ4 LLPit+ββ5 TAit+ββ6 GDPt
NPLit là biến phụ thuộc rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, đo lường thông qua tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i trong năm t;
CIRit là tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập của ngân hàng i trong năm t;
ETAit là độ an toàn vốn của ngân hàng i trong năm t;
NPLit-1 là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i trong năm t-1;
LIQit là khả năng thanh khoản của ngân hàng i trong năm t;
LLPit là tỷ lệ dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng i trong năm t;
TAit là quy mô của ngân hàng i trong năm t;
GDPt là biến kinh tế vĩ mô tăng trưởng kinh tế trong năm t;
INFt là biến kinh tế vĩ mô tỷ lệ lạm phát trong năm t;
COVt là biến giả dịch bệnh COVID-19 trong năm t;
Po , /^1 , ^2 , $3 , /^4 , ^5 , ^6 , $7 , ^8 lần lượt là các hệ số tương quan ứng với các biến trong mô hình nghiên cứu;
E it là phần dư của mô hình.
Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu
Căn cứ khái quát mô hình nghiên cứu các biến được giải thích như sau:
NPL là biến phụ thuộc, đại diện cho rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu, dữ liệu lấy từ BCTC, BCTN của NHTM với cách xác định:
CIR là biến độc lập, đại diện cho tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, được tính dựa vào BCTC, BCTN của NHTM theo công thức như sau:
Chi phí hoạt động Thu nhập hoạt động ETA là biến độc lập, đại diện cho độ an toàn của vốn, được tính dựa vào
BCTC, BCTN của NHTM theo công thức như sau:
Vốn chủ sở hữu ETA= Tổng tài sản NPLt-1 là biến độc lập, đại diện cho tỷ lệ nợ xấu năm trước, được tính dựa vào BCTC, BCTN của NHTM theo công thức như sau:
Nợ xấu tại thời điểm t-1
Tổng dư nợ tại thời điểm t-1 LIQ là biến độc lập, đại diện cho khả năng thanh khoản của ngân hàng, được tính dựa vào BCTC, BCTN của NHTM theo công thức như sau:
Tổng dư nợ LIQTổng lượng tiền gửi LLP là biến độc lập, đại diện cho tỷ lệ dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, được tính dựa vào BCTC, BCTN của NHTM theo công thức như sau:
Dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng
TA là biến độc lập, đại diện cho quy mô của ngân hàng, được tính dựa vào BCTC, BCTN của NHTM theo công thức như sau:
TA=Logarit tự nhiên tổng tài sản GDP là biến độc lập, đại diện cho tăng trưởng kinh tế, được đo bằng tăng trưởng GDP lấy từ tổng cục thống kê
INF là biến độc lập, đại diện cho lạm phát của nền kinh tế, được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng lấy từ cục thống kê.
COV là biến giả, đại diện cho dịch bệnh COVID-19, biến giả nhận giá trị bằng 1 trong trường hợp những năm có dịch bệnh COVID-19 (năm 2020), ngược lại bằng 0 (từ năm 2011 đến năm 2019).
Quy trình thực hiện nghiên cứu
Dữ liệu đặc trưng hoạt động của mỗi ngân hàng được thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, báo cáo thường niên của 27 NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2011-2020 Số liệu được thu thập tại thời điểm cuối năm của từng ngân hàng. Sau đó, tác giả thực hiện tính toán các biến phụ thuộc dựa trên các dữ liệu đã thu thập. Đối với các biến vĩ mô, dữ liệu được thu thấp từ nguồn số liệu thống kê hàng năm của Tổng cục thống kê Việt Nam.
3.3.2 Thống kê mô tả dữ liệu
Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) là các phương pháp sử dụng để tóm tắt hoặc mô tả một tập hợp dữ liệu, một mẫu nghiên cứu dưới dạng số hay biểu đồ trực quan Các công cụ số dùng để mô tả thường dùng nhất là trung bình cộng và độ lệch chuẩn Các công cụ trực quan thường dùng nhất là các biểu đồ.
Thống kê mô tả được xem là nền tảng của phân tích định lượng, được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của các biến dựa trên dữ liệu đã thu thập Việc thực hiện thống kê mô tả giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về dữ liệu, phát hiện những quan sát có sai biệt hoặc những yếu tố bất thường của mô hình Thông qua kết quả từ việc thống kê mô tả sẽ giúp cho tác giả xem xét được mức độ thay đổi và độ đồng đều của dữ liệu thu thập và có thể phát hiện những giá trị dao động sai lệch trong mẫu quan sát.
Kết quả của thống kê mô tả chỉ ra số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các biến quan sát Dựa trên các chỉ số của thống kê mô tả ta có thể thấy được sự đồng đều trong bộ dữ liệu thu thập Nếu bộ dữ liệu thu thập là phù hợp, không có yếu tố bất thường thì ta có thể sử dụng để nghiên cứu Còn trong trường hợp phát hiện các yếu tố bất thường thì ta phải tiến hành loại bỏ hoặc lập luận để tìm ra cách lý giải cho sự bất hợp lý đó.
Hệ số tương quan đo lường mức độ quan hệ tuyến tính giữa hai biến, không phân biệt là biến độc lập hay biến phụ thuộc Thông qua ma trận hệ số tương quan, ta có phân tích được mức độ hoặc mối tương quan giữa biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến phụ thuộc với nhau Hệ số tương quan càng lớn nói lên mức độ tương quan càng cao, điều này có thể dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu.
3.3.4 Phân tích hồi quy và lựa chọn mô hình phù hợp
Trong bài luận văn này, tác giả sử dụng ba mô hình hồi quy dữ liệu bảng là mô hình Pooled OLS, mô hình hiệu ứng tác động cố định (Fixed effect model – FEM) và mô hình hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (Random effect model – REM).
Sau khi tiến hành hồi quy theo các mô hình hồi quy trên, tác giả tiến hành thực hiện các kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian và Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp nhất trong ba mô hình: Pooled OLS, FEM và REM.
3.3.5 Kiểm tra đa cộng tuyến Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và thể hiện được dưới dạng hàm số Nói một cách khác là hai biến độc lập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thực chất là một biến nhưng trong mô hình lại tách ra thành hai biến Hiện tượng đa cộng tuyến vi phạm những giả định của mô hình tuyến tính cổ điển là các biến độc lập không có mối quan hệ với nhau Nếu các biến độc lập có mối quan hệ tuyến tính với nhau sẽ dẫn đến các hậu quả như: sai số chuẩn của các hệ số ước lượng lớn dẫn đến khoảng tin cậy lớn, thống kê ít có ý nghĩa, dấu của các ước lượng của các hệ số hồi quy có thể bị sai lệch,… Để kiểm định có hay không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, ngoài sử dụng ma trận hệ số tương quan, tác giả còn sử dụng hệ số nhân tố phóng đại phương sai (VIF). Nếu có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra, tác giả sẽ thực hiện khắc phục bằng biện pháp bỏ bớt các biến có đa cộng tuyến hoặc gia tăng kích thước mẫu.
3.3.6 Kiểm tra và xử lý khiếm khuyết của mô hình
3.3.6.1 Kiểm định các khiếm khuyết của mô hình
Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư trên dữ liệu bảng
Phương sai thay đổi là hiện tượng phương sai của các phần dư không phải là hằng số, tức là phương sai sẽ khác nhau ở các quan sát khác nhau Phương sai thay đổi đã vi phạm một trong những giả thiết quan trọng của mô hình tuyến tính cổ điển Việc mô hình ước lượng có hiện tượng phương sai thay đổi sẽ dẫn đến các hậu quả như: các ước lượng OLS vẫn là các ước lượng không chệch nhưng không còn hiệu quả, ước lượng của các phương sai sẽ bị chệnh nên sẽ làm mất hiệu lực của kiểm định hệ số hồi quy. Để kiểm định có hay không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Breusch-Pagan trên dữ liệu bảng thu thập.
Kiểm định tự tương quan
Khi có tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi trong mô hình ước lượng, có thể kết quả ước lượng không còn là ước lượng không thiên lệch tuyến tính tốt nhất nữa Khi đó việc sử dụng phương pháp ước lượng OLS thông thường có thể đưa đến kết quả không đáng tin cậy Tác giả sẽ tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình ước lượng thông qua kiểm định Wooldridge.
3.3.6.2 Xử lý các khiếm khuyết của mô hình
Sau khi kiểm tra các khiếm khuyết của mô hình thông qua kiểm định Breusch- Pagan, Wooldridge đã cho thấy mô hình nghiên cứu không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng nhưng có tồn tại phương sai thay đổi và tự tương quan Do đó tác giả sẽ tiến hành ước lượng mô hình hồi quy với phương pháp ước lượng
REM và khắc phục hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi trong mô hình nghiên cứu bằng phương pháp FGLS.
Sau khi sử dụng mô hình FGLS để khắc phục hai khuyết tật phương sai thay đổi và tự tương quan, để chắc chắn mô hình có tính vững và không còn bị ảnh hưởng bởi khuyết tật, tác giả tiếp tục thực hiện hồi quy mô hình GMM để loại bỏ đi hiện tượng nội sinh tồn tại trong mô hình.
Dựa trên nghiên cứu gốc của Chaibi và Ftiti (2015) và một số nghiên cứu trước, tác giả xác định mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu Bao gồm, biến phụ thuộc rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng (NPL), các biến độc lập thuộc về nhóm nhân tố vi mô vi mô thuộc về đặc thù của ngân hàng gồm tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR), độ an toàn của vốn (ETA), tỷ lệ nợ xấu năm trước (NPL t-1 ), tỷ lệ dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng (LLP), quy mô (TA), khả năng thanh khoản của ngân hàng (LIQ)), các biến độc lập thuộc về vĩ mô của nền kinh tế gồm tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát (INF), dịch bệnh COVID-19 (COV) Đồng thời, dựa trên việc tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan ở chương trước đó, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu về chiều hướng tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
Nhằm mục tiêu phân tích tác động của các nhóm nhân tố vi mô và vĩ mô tác động lên rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 Dữ liệu phục vụ nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ BCTC, BCTN của 27 NHTM trong giai đoạn trên Ngoài ra, các dữ liệu vĩ mô của nền kinh tế được thu thập từ BCTN của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam, Bộ Tài chính.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến
Variable Ob s Mea n Std Dev Min Max
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm Stata
Từ dữ liệu nghiên cứu, tác giả tiến hành thực hiện chạy thống kê mô tả các biến nghiên cứu để có cái nhìn tổng quát về thực trạng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng và các nhân tố tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2011-2020 Số liệu thống kê mô tả được trình bày trong bảng trên đây theo thứ tự từ trái sang phải, bao gồm các cột nội dung: tên biến, số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.
Các số liệu thống kê trong bảng cho thấy:
> Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng (NPL): có sự chênh lệch đáng kể trong tỷ lệ rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, giá trị thấp nhất từ 0.0019% (TPBANK, 2011) và giá trị cao nhất ở mức 8.96% (SCB,
2011) Điều này cho thấy rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng biến động rất mạnh giữa các ngân hàng Giá trị trung bình của toàn giai đoạn ở mức 2.20% và độ lệch chuẩn 1.45% là con số đảm bảo theo mục tiêu đặt ra của NHNN (3%) Tuy nhiên, như tác giả đã phân tích trước đó, các số liệu này do các NHTM cung cấp, nên có thể chênh rất lớn so với thực tế.
> Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR): giá trị trung bình của tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu thập hoạt động là 53.58%, độ lệch chuẩn là 13.47% (NCB,
2013) là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả nhất với giá trị 92.73% và (MBB,
2011) là ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất với giá trị 23.86% Các số liệu này cho thấy mức chênh lệch rất lớn trong hiệu quả hoạt động về mặt chi phí của các NHTM Điều này cũng hàm ý về mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu.
> Độ an toàn của vốn (ETA): tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đạt giá trị trung bình 8.84% với độ lệch chuẩn là 3.86% Mức biến động trong độ an toàn của vốn là rất lớn, với giá trị nhỏ nhất là 2.66% (SCB,2020) và giá trị lớn nhất lên đến 23.83% (SGB,2013).
> Dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng (LLP): giá trị trung bình của tỷ lệ dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trên tổng tài sản chỉ đạt 0.74% với độ lệch chuẩn là 0.36% (LIENVIET, 2011) là ngân hàng trích lập dự phòng ít nhất với giá trị 2.14% và (AGRIBANK, 2011) là ngân hàng trích lập dự phòng nhiều nhất với giá trị 6.1% Số liệu này cho thấy cùng là năm 2011 nhưng cách trích lập dự phòng rủi ro là khác nhau giữa đa số các ngân hàng.
> Tăng trưởng kinh tế (GDP): tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu đạt giá trị trung bình 5.95%, độ lệch chuẩn là 1.17%, giá trị lớn nhất đạt 7.07%
(2020) và giá trị thấp nhất đạt 2.91% (2011) Mức biến động về tăng trưởng kinh tế là không lớn, các giá trị đều tăng đồng đều qua các năm Điều này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá ổn định.
> Lạm phát (INF): tỷ lệ lạm phát trung bình là 5.48% với độ lệch chuẩn là 4.92%, giá trị này xoay quanh mức lạm phát một con số, là loại lạm phát có tác động kích thích nền kinh tế phát triển ổn định Giá trị cao nhất lên đến 18.67% (2020) và thấp nhất chỉ ở mức 0.63% (2015).
> Quy mô (TA): Quy mô của các ngân hàng đều không quá chênh lệch với nhau vì tỷ lệ độ lệch chuẩn rất nhỏ so với giá trị trung bình Theo đó ngân hàng có quy mô thấp nhất là (SGB, 2015) với 0.631 và cao nhất thuộc ngân hàng (BID, 2015).
> Khả năng thanh khoản (LIQ): Khả năng thanh khoản của các ngân hàng trung bình đạt 86.88% qua các năm và độ lệch chuẩn là 18.21% Độ lệch chuẩn nhỏ hơn nhiều so với giá trị trung bình, điều này thể hiện rằng ít có sự chênh lệch trong việc đảm bảo khả năng thanh khoản giữa các ngân hàng trong mẫu Ngân hàng có khả năng thanh khoản thấp nhất là (MSB, 2012) với 37.18% và cao nhất là (BACABANK,2012) với 180.5%.
> Dịch bệnh Covid-19 (COV): Biến COVID được tác giả mã hoá dưới dạng biến nhị phân, theo đó những năm không xảy ra dịch bệnh COVID-19 sẽ được mã hoá thành 0 và năm có dịch bệnh sẽ mã hoá là 1 Theo đó số năm dịch bệnh chiếm 10%, số năm không có dịch bệnh chiếm 90% trong tổng 270 quan sát của 27 ngân hàng trong 10 năm.
4.1.2 Phân tích tương quan Để nhận định về mối quan hệ tác động cũng như chiều hướng tác động của các nhân tố lên rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, tác giả tiến hành phân tích tương quan. Bảng số liệu dưới đây mô tả ma trận hệ số tương quan giữa các cặp biến trong mô hình nghiên cứu Dựa vào bảng số liệu ma trận hệ số tương quan giữa các biến quan sát dưới đây, ta thấy các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc Trong đó, biến NPL t-1 , LLP, CIR, LIQ có hệ số tương quan cao nhất, thể hiện mối quan hệ tương quan mạnh với NPL Trong nhóm biến độc lập thuộc về vi mô thuộc về đặc thù của ngân hàng có biến TA có tương quan âm và thuộc vĩ mô là GDP và COV có tương quan âm với NPL; các biến còn lại trong mô hình có tương quan dương với biến phụ thuộc Các biến độc lập có tương quan mạnh với nhau gồm COV, GDP, ETA, TA,CIR; khả năng cao các biến này sẽ là các biến xảy ra đa cộng tuyến, điều này sẽ được tác giả bàn luận trong phần kiểm định đa cộng tuyến bên dưới.
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
NPL NPL t-1 LLP GDP INF TA LIQ CIR ETA COV
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm Stata
4.1.3 Kết quả hồi quy mô hình FEM và REM
Bảng 4.3: Hồi quy mô hình FEM REM
Ghi chú: FEM - Mô hình tác động cố định, REM - Mô hình tác động ngẫu nhiên; Ý nghĩa của kí hiệu*: * p Lạm phát (INF): kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lạm phát có quan hệ tương quan dương với rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu H8 và cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó của Nkusu (2011), Chaibi và Ftiti (2015) và nhiều tác giả khác Điều này được lí giải là do mức độ ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế - các khách hàng của ngân hàng Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát tăng cao, lạm phát làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng như khả năng thu hồi nợ của ngân hàng Do đó, mối quan hệ tương quan giữa lạm phát và rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng là đồng biến.
> Khả năng thanh toán (LIQ): đúng như kỳ vọng ban đầu của tác giả ở giả thuyết nghiên cứu H4, khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao sẽ làm tăng nguy cơ đối mặt rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của phù hợp với nghiên cứu của Samartı́n (2003), Imbierowicz và Rauch
(2014) Nguyên ngân của mối quan hệ tương quan đồng biến này được giải thích là do khi tăng trưởng tín dụng cao dẫn đến gia tăng nhiều nợ xấu cho ngân hàng và gia tăng việc khả
5 1 năng trả nợ không đúng thời hạn của người đi vay nó.
> Quy mô ngân hàng (TA) : kết quả nghiên cứu tìm ra được mối quan hệ tương quan âm giữa quy mô và rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại Một số ngân hàng tiến hành hoạt động sáp nhập làm tăng quy mô tổng tài sản nhằm mục đích tăng cường khả năng thanh khoản và mở rộng mạng lưới hoạt động làm tăng khả năng sinh lời nhưng chưa chắc rằng sẽ làm tăng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng (chẳng hạn trường hợp MDB nhập vào MSB, MHB nhập vào BIDV và PNB nhập vào STB) Qua đó kết quả này ủng hộ giả thuyết H6 của tác giả và nghiên cứu Stern và Feldman (2004); Zribi và Boujelbène (2011).
> Tăng trưởng kinh tế (GDP): mối quan hệ tương quan âm giữa tăng trưởng kinh tế và rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng phù hợp với giả thuyết nghiên cứu H7 và cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Bruna Skarica (2013), Louzis, Vouldis và Metaxas
(2011), Bofondi và Ropele (2011), Dash và Kabra (2010) Messai và Jouini (2013), Chaibi
(2015) Kết quả này đúng cho trường hợp các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Bởi vì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn này được đánh giá là ổn định với mức tăng trưởng tốt Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp – khách hàng của ngân hàng – hoạt động ổn định, tạo ra lợi nhuận và đảm bảo thu nhập để trả nợ cho ngân hàng.
> Dịch bệnh COVID-19 (COV): mối quan hệ giữa COV và rủi ro hoạt động cấp tín dụng mang dấu âm và đạt ý nghĩa thống kê trong mô hình, kết quả này bác bỏ giả thuyết H9 của tác giả Các nghiên cứu trong và ngoài nước về mối quan hệ giữa COV và rủi ro hoạt động cấp tín dụng khá ít để có thể đưa ra kết luận chung cho kết quả nghiên cứu Tuy nhiên, khi xét trên thực tế thì kết quả này ủng hộ lập luận trước đó của tác giả trong phần kết quả hồi quy rằng khi xảy ra dịch bệnh COVID-19 thì lượng tín dụng giảm so với các năm không xảy ra COVID-19 từ đó sẽ làm giảm đi rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
> NPL t -1 : Mối quan hệ này giữa NPL t-1 và NPL chắc chắn có tương quan dương với nhau và đạt ý nghĩa thống kê vì cùng là một mức rủi ro cấp tín dụng của các ngân hàng tuy khác một năm, kết quả này ủng hộ giả thuyết H3 mà tác giả đã đặt ra.
> Độ an toàn của vốn (ETA): Kết quả nghiên cứu cho bằng chứng về tác động của độ an toàn của vốn lên rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, tuy nhiên chiều hướng đồng biến được tìm thấy trong nghiên cứu này không theo đúng như kỳ vọng ban đầu của tác giả khi xây dựng giả thuyết nghiên cứu H2 dựa trên giả thuyết “Rủi ro đạo đức” Kết quả về dấu tác động trên không ủng hộ kết quả nghiên cứu trước đó của Keeton và Morris (1987), tuy nhiên có thể lí giải cho trường hợp của các NHTM Việt Nam như sau: các NHTM Việt Nam có vốn chủ sở hữu lớn có nhiều cơ hội cho vay các khách hàng lớn với mức rủi ro cao hơn,theo giả định “thuyền to sóng to” Do đó, các ngân hàng này càng có nguy cơ đối mặt rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng cao hơn Ngoài ra, kết luận từ luận án tiến sĩ của Nguyễn ThịHoài Phương (2012) cũng phần nào giúp giải thích mối quan hệ tương quan trên: vấn đề cấp tín dụng chỉ định ở các NHTMNN (đa phần là các ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn) là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng Do đó,các ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn này có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng cao hơn.
Sau khi tiến hành các kiểm định về giả thuyết của mô hình nghiên cứu và kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp, kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng REM sẽ phù hợp hơn Quá trình phân tích kết quả mô hình nghiên cứu với phương pháp ước lượng REM đưa đến các kết luận đáng chú ý sau:
> Thứ nhất, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập, độ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu năm trước, khả năng thanh khoản của ngân hàng, tỷ lệ dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, lạm phát có tác động cùng chiều lên rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM.
> Thứ hai, tổng tài sản, tăng trưởng kinh tế, dịch bệnh COVID-19 có tác động ngược chiều lên rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM.