MỤC LỤC
Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng bao gồm: khái niệm rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, phân loại rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, nguyên nhân của rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, các chỉ tiêu đo lường rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng); rủi ro đảm bảo (rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo,…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề). Rủi ro danh mục là rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục đầu tư cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng. vay vốn, lĩnh vực kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành nghề kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao).
Xuất phát từ tình trạng bất cân xứng thông tin trong hoạt động ngân hàng, giả thuyết về vấn đề rủi ro đạo đức của (Berger và DeYoung, 1997) cho rằng, các ngân hàng vốn hóa nhỏ thường có các khoản vay rủi ro hơn, có khả năng dẫn đến nợ xấu. Nghiên cứu của Ashour M.O (2011) xem xét ảnh hưởng của lợi nhuận trước thuế và dự phòng, quỹ dự trữ, cơ cấu nợ phải trả, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ cho vai trên tiền gửi khách hàng và tổng tài sản đến mức độ dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. Nghiên cứu phát hiện các bằng chứng về các ngân hàng giảm mức độ dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng khi thiếu hụt dự trữ bắt buộc và khi tỷ lệ cho vay cao, tức là ngân hàng có điều kiện tài chính tốt thường chủ động tăng dự.
Một giả định khác lại cho thấy tác động tiêu cực của quy mô ngân hàng đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng: dựa trên lập luận về đa dạng hóa danh mục cho vay, nghiên cứu của Zribi và Boujelbène (2011) chỉ ra rằng các ngân hàng lớn hơn dễ dàng đa dạng hóa danh mục cho vay hơn và có nhiều khả năng hơn trong quản lý rủi ro, giúp họ xử lý hiệu quả hơn với những người vay "xấu". Dash và Kabra (2010) thực hiện nghiên cứu một số biến kinh tế vĩ mô và nhóm các yếu tố bên trong của ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu, nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa GDP và NPL. Mặt khác, lạm phát tăng sẽ kéo theo các hệ lụy như lãi suất tăng, tiền bị mất giá dẫn đến chi phí sản xuất gia tăng, sản xuất gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, nguy cơ vỡ nợ cao, do đó lạm phát có tác động cùng chiều với rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua việc xây dựng mô hình phân tích tác động của các nhân tố đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. Trong bài luận văn này, tác giả sử dụng ba mô hình hồi quy dữ liệu bảng là mô hình Pooled OLS, mô hình hiệu ứng tác động cố định (Fixed effect model – FEM) và mô hình hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (Random effect model – REM). Sau khi kiểm tra các khiếm khuyết của mô hình thông qua kiểm định Breusch- Pagan, Wooldridge đã cho thấy mô hình nghiên cứu không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng nhưng có tồn tại phương sai thay đổi và tự tương quan.
Sau khi sử dụng mô hình FGLS để khắc phục hai khuyết tật phương sai thay đổi và tự tương quan, để chắc chắn mô hình có tính vững và không còn bị ảnh hưởng bởi khuyết tật, tác giả tiếp tục thực hiện hồi quy mô hình GMM để loại bỏ đi hiện tượng nội sinh tồn tại trong mô hình.
Trong chương này, sau khi xử lý dữ liệu nghiên cứu, tác giả phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan về mẫu dữ liệu nghiên cứu, phân tích tương quan giữa các biến để thấy được mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu. Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm Stata Từ dữ liệu nghiên cứu, tác giả tiến hành thực hiện chạy thống kê mô tả các biến nghiên cứu để có cái nhìn tổng quát về thực trạng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng và các nhân tố tác động đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2011-2020. Như vậy, tác giả tiến hành ước lượng mô hình hồi quy với phương pháp ước lượng REM và tiến hành kiểm định các khuyết tật cần thiết đối với mô hình hồi quy, bao gồm kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định tự tương quan.
Tác giả đã sử dụng mô hình GMM khác biệt 2 bước (Different GMM two- steps) để thực hiện quá trình ước lượng hồi quy được hoàn hảo hơn so với mô hình GMM 1 bước (Windmeijer, 2005), kết quả mô hình sẽ loại đi giá trị sai số nhằm cho kết quả tối ưu nhất. Có thể giữa hai biến này chưa thực sự có mối liên kết với nhau để tác giả phải xét đến dấu tác động của liên kết này vì trên thực tế dịch bệnh ảnh hưởng làm giảm đi lượng tín dụng mà ngân hàng cung cấp đến người dân từ đó theo tính lôgic thì rủi ro sẽ giảm đi vì phần trăm cấp tín dụng cung cấp ra thị trường là thấp nên khi dịch bệnh xảy ra thì đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng sẽ giảm chứ không phải tăng và lập luận này cũng ủng hộ dấu tác động của biến COV lên NPL trong kết quả mô hình trên. > Dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng (LLP): kết quả nghiên cứu theo đúng kỳ vọng ban đầu của tác giả ở giả thuyết H5, dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tác động cùng chiều lên rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
Một số ngân hàng tiến hành hoạt động sáp nhập làm tăng quy mô tổng tài sản nhằm mục đích tăng cường khả năng thanh khoản và mở rộng mạng lưới hoạt động làm tăng khả năng sinh lời nhưng chưa chắc rằng sẽ làm tăng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng (chẳng hạn trường hợp MDB nhập vào MSB, MHB nhập vào BIDV và PNB nhập vào STB). > Độ an toàn của vốn (ETA): Kết quả nghiên cứu cho bằng chứng về tác động của độ an toàn của vốn lên rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, tuy nhiên chiều hướng đồng biến được tìm thấy trong nghiên cứu này không theo đúng như kỳ vọng ban đầu của tác giả khi xây dựng giả thuyết nghiên cứu H2 dựa trên giả thuyết “Rủi ro đạo đức”. Kết quả về dấu tác động trên không ủng hộ kết quả nghiên cứu trước đó của Keeton và Morris (1987), tuy nhiên có thể lí giải cho trường hợp của các NHTM Việt Nam như sau: các NHTM Việt Nam có vốn chủ sở hữu lớn có nhiều cơ hội cho vay các khách hàng lớn với mức rủi ro cao hơn, theo giả định “thuyền to sóng to”.
Ngoài ra, kết luận từ luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) cũng phần nào giúp giải thích mối quan hệ tương quan trên: vấn đề cấp tín dụng chỉ định ở các NHTMNN (đa phần là các ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn) là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.