TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH ^^s^^ HOCHIMINH UNIVERSITY OF BANKING NGUYỄN TRẦN NGUYÊN NHỰT TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO ĐỊ[.]
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết và lý do chọn đềtài
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa các cá nhân hoặc tổ chức đang dư thừa vốn với những người cần tài trợ về vốn, có chức năng là kênh cung ứng vốn chủ yếu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Douglas
(2008) cho rằng hệ thống ngân hàng hoạt động như một trái tim và là nguồn huyết mạch của bất kỳ nền kinh tế nào Một ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả sẽ có nền tảng tài chính vững mạnh, tăng cường khả năng chống chọi với bất kỳ cuộc suy thoái hoặc khó khăn nào Tính ổn định này còn mang lại sự tin cậy cho khách hàng cũng như giúp người đi vay có thể tiếp cận vốn dễ dàng hơn, thúc đẩy hoạt động trơn tru của dòng vốn luân chuyển trong nền kinh tế Ngược lại, một ngân hàng thương mại hoạt động kém hiệu quả sẽ làm suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp, gây bất ổn cho hệ thống tài chính, tệ hơn là khiến các ngân hàng đổ vỡ Theo đó, Quoc Trung (2021) cũng lập luận sự sụp đổ của các ngân hàng sẽ dẫn đến đóng băng khoản tiền gửi của khách hàng, phá hủy các mối quan hệ cho vay và hạn mức cấp tín dụng của công ty bị suy giảm, thêm vào đó là hiệu ứng domino, gây rủi ro hệ thống cho toàn bộ ngành ngân hàng Vì lẽ đó, việc thường xuyên theo dõi và duy trì hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là rất quan trọng.
Bài luận văn này được thực hiện trong bối cảnh các căng thẳng địa chính trị tại một số quốc gia và khu vực đang ngày một leo thang, như sự tách rời công nghệ
Mỹ - Trung; các cuộc tấn công mạng với quy mô lớn; và nổi bật nhất là xung đột giữa Nga và Ukraine làm xáo trộn nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng vật chất, thị trường tài chính, hòa bình quốc tế và hệ thống an ninh (Legrenzi và cộng sự, 2022) Zhou
Lu và cộng sự (2020) khẳng định rằng những căng thẳng địa chính trị này có tác động tiêu cực đối với sự phát triển tài chính ở các thị trường mới nổi, và đối với một quốc gia có độ mở cao như Việt Nam hiện nay là không thể tránh khỏi những tác động sâu sắc Banna và cộng sự (2023) cũng khẳng định rằng các ngân hàng dễ bị tổn thương hơn trước sự bất ổn địa chính trị gia tăng do các mối đe dọa như xây dựng quân đội, các mối đe dọa hạt nhân, bắt đầu chiến tranh và leo thang chiến tranh Vì vậy, nhằm duy trì hiệu quả hoạt động cũng như giữ vững vai trò quan trọng của mình trong hệ thống tài chính, đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường giám sát và quan tâm hơn tới các sự kiện liên quan đến chiến tranh hoặc căng thẳng giữa các quốc gia, nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn mà chúng mang lại đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Có thể thấy, những sự kiện về chiến tranh, xung đột, tấn công khủng bố và các mối đe dọa vẫn còn là mơ hồ, đã làm dấy lên nhu cầu tìm hiểu về rủi ro địa chính trị của các quốc gia (Gupta và cộng sự, 2019) Một số công trình nghiên cứu đã thực hiện về những gì rủi ro địa chính trị tác động đối với nền kinh tế vĩ mô (Clance và cộng sự, 2019), quyết định của công ty (Lee và Wang, 2021), thị trường chứng khoán (Sharif và cộng sự, 2020; Yang và cộng sự, 2021), giá vàng và giá dầu (Bouoiyour và cộng sự, 2019; Gkillas và cộng sự, 2020), tiền điện tử (Kyriazis, 2020; Colon và cộng sự, 2021) Tuy vậy, theo sự hiểu biết của tác giả, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh ảnh hưởng của rủi ro địa chính trị đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Được thúc đẩy bởi tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc làm rõ tác động của rủi ro địa chính trị đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại, tác giả đã chọn đề tài “Tác động của rủi ro địa chính trị đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp của mình, nhằm sử dụng triệt để những hiểu biết về tài chính ngân hàng, từ đó có những hàm ý chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của bài nghiên cứu này là xem xét tác động của rủi ro địa chính trị
3 đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào Hơn thế nữa, bài nghiên cứu này còn điều tra ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đặc điểm ngân hàng (quy mô ngân hàng, cơ cấu nguồn vốn, quy mô tín dụng, quy mô tiền gửi) và yếu tố vĩ mô (tăng trưởng kinh tế) đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng Dựa trên kết quả nghiên cứu đó, để đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm hỗ trợ các ngân hàng, nhà quản lý ứng phó với những tác động của rủi ro địa chính trị đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu phía trên thì cần phải trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Liệu có tồn tại tác động của rủi ro địa chính trị đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam và nó tác động như thế nào?
- Yếu tố thuộc về đặc điểm ngân hàng và yếu tố vĩ mô ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam?
- Từ kết quả nghiên cứu có hàm ý chính sách nào nhằm ứng phó đối với tác động của rủi ro địa chính trị đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam?
Đối tượng và phạm vinghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu tác động của rủi ro địa chính trị đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến 2021.
- Phạm vi không gian: Bài luận tập trung nghiên cứu ba mươi (30) ngân hàng thương mại Việt Nam, được chia thành 26 ngân hàng thương mại và 4 ngân hàng thương mại quốc doanh.
Bố cục nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương đầu tiên bao gồm các nội dung chính như lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc
4 nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Ôn tập văn học và phát triển giả thuyết
Chương hai trình bày các nội dung như định nghĩa về rủi ro địa chính trị, hiệu quả hoạt động ngân hàng, đánh giá các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước, đồng thời phát triển các giả thuyết của nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương tiếp theo trình bày cụ thể phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, mô tả chi tiết mô hình hồi quy được sử dụng để nghiên cứu, giải thích các biến cũng như cách tính toán và kỳ vọng về dấu của các biến.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu từ chương trước bao gồm: thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, phân tích tương quan mô hình, chạy mô hình hồi quy theo phương pháp System GMM và trình bày kết quả từ thực hiện các mô hình.
Chương 5: Kết luận và hàm ý
Cuối cùng, kết luận của bài nghiên cứu dựa trên kết quả đạt được để đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng của các NHTM.
Các nội dung phía trên của Chương 1 đã thể hiện rõ tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết để trả lời mục tiêu nghiên cứu và kết cấu của cả bài luận Trong nội dung chương tiếp theo sẽ trình bày tổng quát những nền tảng lý thuyết được sử dụng trong bài nghiên cứu.Tổng quan các bài nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, đồng thời đưa ra những giả thuyết cho bài.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Tổng quan về rủi ro địa chính trị
Địa chính trị (Geopolitical) là phân tích các ảnh hưởng của địa lý đối với các mối quan hệ quyền lực trong quan hệ quốc tế Khái niệm này lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà khoa học chính trị người Thụy Điển - Rudolf Kjellén vào khoảng đầu thế kỷ 20, trong cuốn “Territory, State and Nation the Geopolitics of Rudolf Kjellén”, sau này mới dần lan rộng ra khắp Châu Âu trong Thế chiến thứ nhất, thứ hai và được sử dụng trên toàn thế giới sau đó Hiện nay, theo định nghĩa của từ điển Oxford, địa chính trị liên quan đến các mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia và các nhóm quốc gia trên thế giới, do ảnh hưởng bởi vị trí địa lý của họ. Được phát triển bởi Caldara và Iacoviello (2022), rủi ro địa chính trị (Geopolitical risks) được định nghĩa là các mối đe dọa, hiện thực hóa và leo thang các sự kiện bất lợi liên quan đến chiến tranh, khủng bố hoặc bất kỳ căng thẳng nào giữa các quốc gia và các chủ thể chính trị ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình của quan hệ quốc tế, bao gồm các cuộc đấu tranh quyền lực không liên quan đến các hành vi bạo lực và cạnh tranh trên vùng lãnh thổ Mặc dù những rủi ro liên quan đến chiến tranh có thể không xảy ra thường xuyên, nhưng khi chúng xảy ra, hậu quả có thể rất thảm khốc, dẫn đến thiệt hại về người, tài chính và kể cả vật chất (Lehmann,
2022) Một số sự kiện liên quan đến rủi ro địa chính trị đã và đang xảy ra như: Mỹ ném bom Lybia (04/1986), chiến tranh Bosnia (02/1994), chiến tranh Iraq (03/2003),cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007–2008), các cuộc tấn công ở Paris(11/2015), Mỹ-Triều Tiên (2017-2018), căng thẳng Mỹ và Iran (2020), đại dịch COVID-19 (2019), tách rời công nghệ Mỹ - Trung (2018) và cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine (2021) Các sự kiện này mặc dù không xảy ra một cách thường xuyên, nhưng những tác động và thiệt hại lớn lao mà chúng để lại là không thể tránh khỏi.
Carney (2016) đề cập rủi ro địa chính trị (GPR) với sự không chắc chắn về kinh tế và chính sách như là “bộ ba không chắc chắn” bởi chúng có khả năng gây ra những rối loạn và cảm giác bất an cho nền kinh tế cũng như thị trường tài chính “Sự không chắc chắn” và “rủi ro” là khác nhau, vì “sự không chắc chắn” không thể định lượng được trong khi “rủi ro” có thể đo lường được bằng cách sử dụng các xác suất, chủ quan hoặc vật lý Theo đó các công ty có thể trì hoãn các khoản đầu tư trong giai đoạn rủi ro địa chính trị đáng kể, ví dụ: các sự kiện xung đột, căng thẳng liên quan đến quân sự, tấn công khủng bố và đe dọa chiến tranh; người tiêu dùng có thể mất niềm tin vào nền kinh tế và chính phủ dẫn đến trì hoãn việc mua phương tiện, hàng hóa, nhà ở và tất cả các giao dịch; làm tổn hại đến nền kinh tế chung Từ năm 1921, các nhà kinh tế đã tranh luận và mô hình hóa vấn đề này Tuy nhiên, tài liệu về kinh tế học vĩ mô làm lẫn lộn sự khác biệt này và đo lường rõ ràng “sự không chắc chắn” bằng cách phát triển các chỉ số được mô tả trong tài liệu, rất có thể cũng phản ánh một số phần của “rủi ro” (Levy và Galili, 2006).
Rủi ro địa chính trị có thể khó đo lường vì nó liên quan đến một loạt các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội phức tạp có thể thay đổi nhanh chóng và khó đoán.Theo Karagozoglu và cộng sự (2022) hầu hết các biện pháp truyền thống đo lường rủi ro địa chính trị là định tính, được chia thành ba loại: Biện pháp thực nghiệm, biện pháp phân tích văn bản và biện pháp dựa trên xếp hạng Trong đó, biện pháp dựa trên văn bản có phản ứng nhanh hơn với những thay đổi về rủi ro địa chính trị so với hai biện pháp còn lại Điển hình nhất là chỉ số GPR do Caldara và Iacoviello (2022) phát triển, họ sử dụng tìm kiếm văn bản tự động trên kho lưu trữ điện tử của các tờ báo đến từ Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và Canada, để tìm kiếm các bài báo có sự xuất hiện các từ phù hợp với từ điển của họ và có liên quan đến thảo luận sự kiện bất lợi của địa chính trị và các mối đe dọa liên quan, sau đó chia cho tổng số bài báo đã xuất bản.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Hiệu quả là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, kinh doanh: Theo Nguyễn Khắc Minh (2004) thì “hiệu quả - efficiency” được định nghĩa là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ”, bên cạnh đó “khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân bổ tốt như thế nào” Ngoài ra, Antonio, Ludger và Vito (2006) cũng cho rằng hiệu quả là phép so sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí Với cùng đầu vào cho trước, hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn.
Hiệu quả trong hoạt động kinh doanh ngân hàng được định nghĩa bởi nhiều quan điểm khác nhau Quoc Trung (2021) nhấn mạnh rằng hiệu quả hoạt động của ngân hàng được định nghĩa là động lực chính của lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động của họ Trong khi đó, dựa trên lý thuyết hệ thống, Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng có hai yếu tố quyết định tính hiệu quả của hoạt động ngân hàng thương mại. Đầu tiên là khả năng chuyển đổi đầu vào thành đầu ra để tạo ra lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa chi phí, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Yếu tố quan trọng thứ hai là khả năng vận hành an toàn và giảm thiểu các rủi ro của ngân hàng, hay nói cách khác là xác xuất hoạt động an toàn của ngân hàng.
Theo quan điểm của Berger và Mester (1997), thì hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại có thể được đánh giá bởi hai yếu tố chính là doanh thu và chi phí Cụ thể là mối quan hệ giữa doanh thu (đầu ra) và chi phí sử dụng các nguồn lực(đầu vào) Đồng thời xem xét khả năng của các ngân hàng thương mại trong việc chuyển đổi các nguồn lực đầu vào thành đầu ra tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của họ.
Perter S Rose (2004) cũng đưa ra quan điểm của họ rằng các ngân hàng hoạt động như một doanh nghiệp kinh doanh thực thụ với mục tiêu chính là mang về lợi nhuận, dựa trên cơ sở sức sinh lợi đó giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, mở rộng thị phần và thu hút vốn đầu tư Theo đó, trên cơ sở lợi nhuận tốt, các ngân hàng khả năng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, chủ động đầu tư vào các hoạt động khác cũng như kiểm soát rủi ro Hơn thế nữa là nâng cao uy tín, chất lượng phục vụ nhằm thu hút khách hàng và nhà đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của mình Có thể thấy, hiệu quả hoạt động ngân hàng là trụ cột và mục đích chính trong bất kỳ hoạt động ngân hàng nào (Ferrouhi, 2018).
Tóm lại, các quan điểm về tính hiệu quả hoạt động ngân hàng là rất đa dạng, thay đổi tùy theo mục đích nghiên cứu và có thể được đánh giá từ các góc độ khác nhau Do những hạn chế về thời gian và nguồn số liệu, bài luận này sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả tối ưu đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được chúng Quan điểm hiệu quả này tập trung vào khả năng chuyển đổi đầu vào thành đầu ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động
Các tỷ số tài chính được sử dụng rộng rãi như những công cụ để đo lường, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, cả ở cấp độ ngành và trong các cơ quan quản lý của chính phủ Các loại tỷ lệ tài chính khác nhau được sử dụng để đánh giá các khía cạnh khác nhau trong hoạt động của ngân hàng, bao gồm tỷ suất sinh lời, tỷ lệ hiệu quả và tỷ lệ hoạt động, cũng như các tỷ lệ phản ánh rủi ro tài chính của ngân hàng.
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return on Assets)
Lợi nhuận sau thuế (Net income) Tổngtài sản(Total Assets)
ROA được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng, nếu ROA cao cho thấy rằng ngân hàng hoạt động
Đánh giá văn học thực nghiệm
cơ cấu tài sản hợp lý, có sự thay đổi linh hoạt giữa các tài sản trong danh mục trước những biến chuyển của nền kinh tế Ngược lại, ROA thấp thể hiện ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không năng động hoặc có thể chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức Hơn thế nữa, ROA còn chỉ ra khả năng quản lý của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình thay chuyển tài sản của ngân hàng (đa phần là các khoản tiền cho vay) thành thu nhập ròng.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)
Lợi nhuận sau thuế (Net Income) Vốn chủsởhữu(Shareholders Equity)
Chỉ tiêu ROE cũng được sử dụng khá phổ biến trong phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng Chỉ tiêu này thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (tức là chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mức hợp lý) ROE càng cao có nghĩa là ngân hàng có hiệu quả hoạt động càng tốt, có khả năng quản lý hiệu quả các khoản vay, các khoản đầu tư từ bên ngoài cũng như các loại tài sản khác để tối đa hóa lợi nhuận, mang lại lợi ích cho chủ sở hữu.
2.3 Đánh giá tài liệu thực nghiệm
2.3.1 Tác động của rủi ro địa chính trị đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Saeed (2014) khẳng định rằng cho vay là hoạt động cốt lõi và mang lại nguồn thu chính cho các NHTM Tuy vậy, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và rủi ro địa chính trị giữa các khu vực ngày một gia tăng, làm cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng dần bị thu hẹp (Yıldırım và Berkman, 2022) Nguyên nhân là do các ngân hàng coi rủi ro địa chính trị là rủi ro rất lớn và khó lường đối với khách hàng đi vay của họ, và nhằm để bù đắp cho rủi ro đó buộc các ngân hàng phải tính chi phí lãi vay cao hơn, làm suy giảm lợi nhuận của ngân hàng (Nguyen và Thuy, 2023; Demir và Danisman, 2021).
Zhou Lu và cộng sự (2020) lập luận rằng rủi ro địa chính trị gây ra những ảnh
ROE = × 100 (%) (2.2) hưởng tiêu cực thông qua các kênh như “đầu tư của các công ty”, “chi tiêu hộ gia đình”, “nguồn cung tín dụng” và “hiệu ứng thay thế” Trong thời kỳ các bất ổn về kinh tế và chính trị gia tăng, các nhà đầu tư thường lo ngại về sự sụt giảm của các khoản lợi nhuận mà họ sẽ nhận được, vì thế họ sẽ hạn chế thực hiện việc vay mới, điều này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động cho vay và làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Baker và cộng sự, 2016) Theo đó, Alsagr (2020) đã sử dụng dữ liệu cấp độ vĩ mô của các quốc gia được điều tra trong chỉ số GPR trong suốt giai đoạn 1998 - 2017, kết hợp với mô hình hiệu ứng cố định cho thấy tác động tiêu cực của rủi ro địa chính trị đến lợi nhuận ngân hàng ở các thị trường mới nổi.
Sanlisoy và cộng sự (2017) cũng đã nghiên cứu tác động của rủi ro địa chính trị đối với hoạt động của các ngân hàng và báo cáo này chỉ ra mối tương quan tiêu cực giữa rủi ro chính trị và lợi nhuận ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ.
Có thể thấy hầu hết các công trình nghiên cứu đều thể hiện mối quan hệ trái chiều giữa rủi ro địa chính trị và hiệu quả hoạt động ngân hàng Mặc dù có thể có một số khác biệt về mức độ của mối quan hệ này ở các nghiên cứu khác nhau, nhưng xu hướng chung vẫn đồng nhất với quan điểm cho rằng sự bất ổn địa chính trị có thể có tác động xấu đến sức khỏe và ổn định tài chính của các ngân hàng.
Không như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam là một quốc gia có lịch sử xung đột lâu dài, những cuộc chiến đã để lại những “vết thương” sâu sắc đối với xã hội và nền kinh tế Do đó, Việt Nam hiện nay luôn ưu tiên duy trì quan hệ hòa bình và ổn định với các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế rộng lớn Philippe
(2010) khẳng định rằng sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế Mặc dù Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức như tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và đôi khi xảy ra căng thẳng với các nước láng giềng (Campuchia) Tuy nhiên, Chính phủ vẫn thường tìm cách giải quyết những vấn đề này thông qua ngoại giao và đàm phán hòa bình, thay vì sử dụng vũ lực quân sự Việt Nam luôn giữ quan điểm rằng tất cả các tranh chấp nên được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình (Thao, 2001) Nhờ vậy, bất chấp sự gia tăng rủi ro địa chính trị trên quốc tế, Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định của nền kinh tế nói chung và tạo điều kiện cho ngành ngân hàng phát triển nói riêng.
Dựa vào những lập luận phía trên, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết 1: Rủi ro địa chính trị (GPR) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại.
2.3.2 Tác động của rủi ro địa chính trị đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại quốc doanh
Tuy vậy, với vị thế của Việt Nam trên thương trường quốc tế ngày một mở rộng, nên những tác động tiêu cực từ các căng thẳng địa chính trị ngày càng leo thang của các nước trên thế giới là không thể tránh khỏi Một số lĩnh vực, ngành nghề như thương mại, sản xuất, xuất nhập khẩu… vẫn sẽ gặp những khó khăn nhất định, điều này cần đến sự can thiệp hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước Với việc nắm giữ tới 65% vốn điều lệ của các NHTM quốc doanh, Nhà nước Việt Nam có thể tác động đến quá trình ra quyết định của ngân hàng và đảm bảo rằng họ phải hoạt động theo các mục tiêu ưu tiên của Chính phủ Nó bao gồm thúc đẩy phát triển kinh tế, duy trì sự ổn định tài chính và hỗ trợ các chính sách xã hội môi trường Mặt khác, sự kiểm soát của Chính phủ đối với các NHTM quốc doanh cũng gây hạn chế khả năng phản ứng của các ngân hàng này trước rủi ro địa chính trị gia tăng Nhằm đối phó với những tác động tiêu cực của rủi ro địa chính trị, Nhà nước có thể chỉ đạo các NHTM quốc doanh tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn, trực tiếp tác động đến an toàn tín dụng, sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng, gây xung đột với khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng, điều này tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động NHTM quốc doanh Bằng cách bổ sung thêm biến tương tác DUMGPR sẽ giúp đo lường được tác động riêng biệt của rủi ro địa chính trị đến các NHTM quốc doanh.
Dựa vào những lập luận phía trên, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết 2: Rủi ro địa chính trị (GPR) tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh.
2.3.3 Tác động của quy mô ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Đối với một ngân hàng, có quy mô lớn là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng phát huy tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả tài chính (Lê Hà Diễm Chi, 2022) Theo San và Heng (2013) chỉ ra quy mô có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và ngụ ý rằng các ngân hàng có vốn hóa lớn hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn so với các ngân hàng nhỏ hơn Giải thích cho điều này là vì các ngân hàng có quy mô lớn sẽ phụ thuộc nhiều vào các khoản cho vay hơn để có doanh thu, mức độ tập trung vào thị trường kinh doanh nhiều hơn, theo đó tỷ lệ quy mô vốn thường có liên quan đến lợi nhuận cao hơn (Anbar và Alper, 2011).
Theo Regehr và Sengupta (2016) lập luận rằng việc bổ sung tổng tài sản ngân hàng có thể làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng bằng cách cho phép các ngân hàng đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng, tác động của nó tăng lên nhưng với tốc độ tăng giảm dần theo quy mô Tương tự, Isik cùng cộng sự (2018) cũng chỉ ra rằng tồn tại mối liên hệ cùng chiều giữa thước đo quy mô ngân hàng và lợi nhuận của nó, và kết quả cho thấy quy mô tăng sẽ làm lợi nhuận tăng đầu tiên, nhưng sau đó giảm dần.
Tuy nhiên, theo Gupta và Mahakud (2020), mặc dù các ngân hàng lớn có lợi thế về khả năng cho vay nhiều hơn, lợi thế nhờ quy mô kinh tế và khả năng đa dạng hóa khiến chi phí tài trợ thấp và do đó lợi nhuận sẽ cao hơn Mặt khác, quy mô ngân hàng tăng dẫn đến mức độ tiếp thị, hoạt động, thông tin bất đối xứng và chi phí quan liêu cao hơn, có thể dẫn đến mối liên hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và quy mô, tác động của quy mô đến lợi nhuận vẫn là mơ hồ trong nghiên cứu này.
Dựa vào những lập luận phía trên, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết 3: Quy mô ngân hàng (SIZE) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại.
2.3.4 Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Vốn chủ sở hữu được xem như là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tài chính và đảm bảo tính bền vững của ngân hàng Athanasoglou và cộng sự (2005) cho rằng vốn tự có của ngân hàng hỗ trợ hoạt động kinh doanh và đóng vai trò như một “bộ đệm” trong trường hợp xảy ra tình huống bất lợi cho ngân hàng Nó cũng là một trong những yếu tố đặc thù của ngân hàng, ảnh hưởng đến mức độ sinh lời, giúp tạo ra tính thanh khoản cho ngân hàng, điều này đặc biệt quan trọng vì tiền gửi rất dễ bị rút đi đột ngột Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại cho thấy hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến HQHĐ của ngân hàng (Ongore và Kusa, 2013).
Islam và Nishiyama (2016) lập luận rằng đối với các ngân hàng ngại rủi ro, nhằm tránh các vấn đề liên quan đến rủi ro hệ thống và pháp lý, sẽ cố gắng duy trì lượng vốn chủ sở hữu ở mức ổn định trong khi có xu hướng gia tăng lãi suất, hay nói cách khác là thu phí nhiều hơn, điều này dẫn đến việc tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và làm gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng Tuy nhiên, dựa trên lý thuyết giữa rủi ro và lợi nhuận thì các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn thường có xu hướng lựa chọn tỷ lệ vốn chủ sở hữu ở mức thấp hơn Điều này là do hiệu quả cao hơn dẫn đến lợi nhuận kỳ vọng cao hơn đối với một cơ cấu vốn nhất định và lợi nhuận kỳ vọng này có thể thay thế một phần vốn chủ sở hữu trong việc giảm thiểu rủi ro trong tương lai của ngân hàng (Berger và Patti, 2006).
Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) sử dụng các báo cáo tài chính có kiểm toán của 39 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 Báo cáo của họ phát hiện ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao sẽ có động làm tăng lợi nhuận trên tổng tài sản tăng, nhưng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lại giảm Với kết quả nghiên cứu tương tự, Võ Minh Long (2019) khẳng định rằng với số vốn chủ sở hữu cao, các NHTM có tâm lý “ỷ lại’, nới lỏng các điều kiện an toàn tín dụng và cho vay làm gia tăng rủi ro, góp phần làm suy giảm hiệu quả hoạt động.
Dựa vào những lập luận phía trên, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết 4: Cơ cấu nguồn vốn (CAP) tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại.
2.3.5 Tác động của quy mô tín dụng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguồn thu thập dữ liệu
Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng dựa trên dữ liệu số được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau Nguồn dữ liệu thứ nhất bao gồm báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo thường niên đã được kiểm toán của ba mươi (30) NHTM hoạt động tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2021, các báo cáo này được thu thập trực tiếp từ trang web của các NHTM Nguồn dữ liệu thứ hai liên quan đến Rủi ro địa chính trị (GPR), được trích xuất từ nghiên cứu của Caldara và Iacoviello (2022) Nguồn dữ liệu cuối cùng được lấy từ các tổ chức quốc tế uy tín như Ngân hàng Thế giới (WoldBank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để đảm bảo độ chính xác của kết quả Ngoài ra, tác giả còn thu thập bổ sung các dữ liệu từ một số trang web uy tín như Investing.com, Tổng cục Thống kê Việt Nam, cafef.vn và vietstock.vn Bảng 3.1 mô tả nguồn dữ liệu chính yếu và cách tính toán của các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu này.
Bảng 3.1 Nguồn dữ liệu của biến
Biến Nguồn thu thập Công thức
ROA Báo cáo tài chính Lợі nhuận sau thuế × 100 (%) Тổng tài ѕảnổng tài ѕảnản
ROE Báo cáo tài chính Lợі nhuận sau thuế × 100 (%) Vốn сһủ ѕở һữuủ ѕảnở һủ ѕở һữuữu
SIZE Báo cáo tài chính Log (tổng tài sản) (đơn vị: triệu đồng)
CAP Báo cáo tài chính Vốn сһủ ѕở һữuủ ѕảnở һủ ѕở һữuữu ×100 (%) Tổng tài ѕảnản
LOAN Báo cáo tài chính Cho vay KH × 100 (%) Tổng tài ѕảnản
DEPOSIT Báo cáo tài chính Tiền gửі KH × 100 (%) Tổng tài ѕảnản
GDP Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên các nghiên cứu của các tác giả đi trước như: Yıldırım và Berkman (2022); Sang và Heng (2013); Saeed (2014); Alsagr (2020), đa phần các nghiên cứu đều lựa chọn ROA và ROE để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng Do đó, trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn chỉ tiêu ROA và ROE làm biến phụ thuộc.
Mô hình này được thiết kế để đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM tại ViệtNam thông qua các nhân tố tác động gồm: Rủi ro địa chính trị; Quy mô ngân hàng; Cơ cấu nguồn vốn; Quy mô tín dụng; Quy mô tiền gửi và Tăng trưởng kinh tế, các mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
ROA i, t = α + β 0 * ROA i, t-1 + β 1 * GPR i, t + β 2 * SIZE i, t + β 3 * CAP i, t + β 4 *
ROE i, t = α + β 0 * ROE i, t-1 + β 1 * GPR i, t + β 2 * SIZE i, t + β 3 * CAP i, t + β 4 *
ROA i, t = α + β 0 * ROA i, t-1 + β 1 * GPR i, t + β 2 * SIZE i, t + β 3 * CAP i, t + β 4 *
ROE i, t = α + β 0 * ROE i, t-1 + β 1 * GPR i, t + β 2 * SIZE i, t + β 3 * CAP i, t + β 4 *
GPR - Rủi ro địa chính trị: Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng thước đo rủi ro địa chính trị được phát triển bởi Caldara & Iacoviello (2022) Caldara và Iacoviello (2022) đã xây dựng chỉ số GPR theo tháng bằng cách đếm số lượng bài báo có chứa các từ khóa phù hợp chặt chẽ với định nghĩa của họ, mà có liên quan đến sự bất ổn định địa lý và chính trị trên những tờ báo lớn của tại Mỹ, Anh và Canada từ năm 1985 Chỉ số rủi ro địa chính trị được tính bằng cách chia số lượng bài báo có liên quan đến sự kiện địa chính trị cho tổng số bài báo đã xuất bản trong vòng một tháng nhất định, sau đó kết quả được chuẩn hóa thành giá trị trung bình là 100 Tác giả sử dụng chỉ số rủi ro địa chính trị (GPR) trung bình của 12 tháng trong năm để đo lường rủi ro địa chính trị Thêm vào đó, nhằm giảm độ nhọn và sự ảnh hưởng của những giá trị ngoại lai đã từng được phát hiện trong những nghiên cứu trước đây (Demir và cộng sự, 2019), tác giả lấy logarit tự nhiên của chỉ số gốc.
SIZE - Quy mô ngân hàng: bài nghiên cứu này sử dụng SIZE đại diện cho quy mô ngân hàng bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng đó(Bertay và cộng sự, 2011) Isik, Kosaroglu và Demirci (2018) chỉ ra rằng tồn tại mối liên hệ cùng chiều giữa thước đo quy mô ngân hàng và hiệu quả hoạt động của
NHTM Vì vậy, bài nghiên cứu có thể kỳ vọng tác động thuận chiều giữa quy mô ngân hàng và HQHĐ của NHTM.
CAP – Cơ cấu nguồn vốn: được đo lường bằng tỷ số giữa vốn tự có trên tổng tài sản của ngân hàng (Ongore và Kusa, 2013) Với số vốn tự có ngày càng tăng cao, các NHTM sẽ có tâm lý “ỷ lại”, nới lỏng các điều kiện an toàn tín dụng và cho vay, làm suy giảm hiệu HQHĐ của ngân hàng (Võ Minh Long, 2019) Do đó, bài nghiên cứu này kỳ vọng một tác động ngược chiều giữa cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả hoạt động ngân hàng.
LOAN – Quy mô tín dụng: được đo lường bằng cách lấy tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản (Mercieca và cộng sự, 2007) Kết quả nghiên cứu của Gul, Irshad và Zaman (2011) đã cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô tín dụng và hiệu quả hoạt động Từ đó, chúng ta có thể kỳ vọng một tác động tích cực giữa quy mô tín dụng và hiệu quả hoạt động ngân hàng.
DEPOSIT – Quy mô tiền gửi: được đo lường bằng tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản Theo Abugamea (2018), lượng tiền gửi cần nhanh chóng chuyển thành các khoản cho vay tránh gây lãng phí và suy giảm lợi nhuận Vì vậy, tác giả kỳ vọng tác động ngược chiều giữa tỷ lệ tiền gửi và hiệu quả hoạt động của ngân hàng
GDP – Tăng trưởng kinh tế: trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng, ngân hàng có thể duy trì lãi suất thấp, hạn chế tính phí khách hàng của họ, dẫn đến hiệu quả hoạt động sụt giảm (Islam và Nishiyama, 2016) Do đó, tác giả kỳ vọng một tác động ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
DUMGPR: Nhằm đánh giá tác động của rủi ro địa chính trị đến các NHTM quốc doanh, tác giả sử dụng thêm biến tương tác trong mô hình.
Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên các cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu được trình bày ở Chương
2, tác giả tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu như sau:
- H 1 : Rủi ro địa chính trị (GPR) có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
- H 2 : Rủi ro địa chính trị (GPR) có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại quốc doanh.
- H 3 : Quy mô ngân hàng (SIZE) có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
- H4: Cơ cấu nguồn vốn (CAP) có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
- H5: Quy mô tín dụng (LOAN) có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
- H6: Quy mô tiền gửi (DEPOSIT) có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
- H7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại.
Bảng 3.2 Kỳ vọng dấu các biến
Tên biến Dấu kỳ vọng Nguồn tham khảo
Biến thuộc đặc trung của ngân hàng
San và Heng (2013); Regehr và Sengupta (2016); Alper và Anbar (2011)
Ongore và Kusa (2013); Võ Minh Long
LOAN + Samad (2015); Heffernan and Fu (2008)
Islam và Nishiyama (2016); Liu và Wilson (2010); Liu và Wilson (2010);
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Mô hình ước lượng sử dụng
Trong các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu bảng, đa số đều thực hiện các kiểm định và đưa ra lựa chọn mô hình phù hợp giữa FEM, REM và OLS, sau đó khắc phục các lỗi bằng các phương pháp khác nhau, phổ biến là FGLS Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, nhằm rút gọn và đơn giản hóa quy trình, đồng thời giải quyết các vấn đề nội sinh và khắc phục các hiện tượng, tác giả sẽ trực tiếp sử dụng phương pháp hồi quy System GMM.
GMM (Generalized Method of Moments) là tên chung của một họ phương pháp hồi quy hoặc ước lượng để xác định các thông số của mô hình thống kê hoặc mô hình kinh tế lượng GMM được sử dụng để tìm hoặc dự tính các thông số của mô hình tham số hay phi tham số GMM được phát triển bởi Lars Hansen (Giáo sư kinh tế của Đại học Chicago – Mỹ) năm 1982 từ việc tổng quát hóa phương pháp hồi quy theo moments, được giới thiệu bởi Karl Pearson vào năm 1894 GMM được sử dụng nhiều cho dữ liệu bảng (panel data), đặc biệt là khi T nhỏ hơn N nhiều lần hoặc dữ liệu không đồng nhất Ngoài ra, GMM cho phép ước lượng đối với ước lượng đối với mô hình phi tuyến lẫn mô hình tuyến tính Đồng thời, GMM cũng cho phép ước lượng mô hình có hiện tượng nội sinh và cho kết quả ước lượng ổn định.
Theo Hansen và các cộng sự (1996), khi hồi quy mô hình có một số khó khăn nghiêm trọng có thể dẫn đến kết quả sai lệch như: Nếu các biến hồi quy tương quan với biến phụ thuộc trễ đến một mức độ nào đó hay có sự tác động qua lại giữa các biến và lúc này có thể xảy ra hiện tượng nội sinh, chính nó là nguyên nhân dẫn đến hệ số của chúng có thể bị sai lệch nghiêm trọng Vì vậy, Arellano và cộng sự (1995) đưa ra phương pháp GMM sai phân hiệu quả hơn để giải quyết tốt hơn với vấn đề nội sinh, phương sai thay đổi và tương quan chuỗi bởi nó tạo ra một ma trận trọng số của các biến công cụ nội sinh, có liên quan với phương sai thay đổi và tương quan chuỗi Các biến công cụ này bao gồm biến trễ thích hợp của các biến nội sinh và các biến ngoại sinh nghiêm ngặt trong mô hình Ngoài ra, theo Soto (2009), nếu các chuỗi này có mức độ dai dẳng vừa phải hoặc cao thì sử dụng phương pháp System GMM sẽ có độ thiên chệch thấp nhất và độ chính xác cao nhất.
Quy trình nghiên cứu
Các biến thuộc quy mô ngân hàng, vĩ mô và rủi ro địa chính trị tất cả được thu thập từ các nguồn tin cậy với tần suất năm giai đoạn 2012-2021 Sau đó tác giả sử dụng phần mềm STATA để thống kê mô tả dữ liệu và phân tích mối tương quan giữa các biến Tiếp đó, sử dụng phương pháp GMM để tiến hành thực hiện hồi quy, từ những kết quả thu được, tác giả đưa ra kết quả nghiên cứu và khuyến nghị.
Bước 1: Thu thập dữ liệu, tổng hợp mã hóa và đưa vào phần mềm thống kê
STATA 17.0 để bắt đầu cho các bước tính toán số liệu.
Bước 2: Thống kê mô tả dữ liệu: Sử dụng các công cụ thống kê để tính toán và tóm tắt của các biến như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn, nhỏ nhất Từ đó, tác giả đánh giá đề tài cho từng biến quan sát để có cái nhìn tổng quan về nghiên cứu.
Bước 3: Phân tích tương quan: kiểm tra ma trận tương quan để đảm bảo rằng không có tính đa cộng tuyến trong mẫu.
Bước 4: Hồi quy bằng phương pháp System GMM hai bước nhằm loại bỏ các hiện tượng và vấn đề nội sinh.
Bước 5: Trước khi kết luận mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.
Tác giả tiến hành kiểm tra tính hợp lệ và phù hợp của mô hình System GMM hai bước với thử nghiệm Hansen và đảm bảo rằng không có vấn đề tự tương quan thông quaAR-1 và AR-2.
Nội dung chương 3 đã thể hiện chi tiết các mô hình sẽ được sử dụng cũng như các tính toán chi tiết các biến sẽ được sử dụng, đồng thời là phương pháp được áp dụng để xử lý các biến đó Các kết quả xử lý và tính toán sẽ được trình bày cụ thể ở chương 4, các thảo luận xoay quanh các kết quả này cũng sẽ được trình bày đầy đủ nhất.
PHÂN TÍCH VÀ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ
Thống kê mô tả dữ liệu
Trước khi đi sâu vào ước lượng mô hình, nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề nghiên cứu, tác giả bắt đầu bằng việc tiến hành thống kê mô tả về các biến đang nghiên cứu Một loạt các biện pháp thống kê này bao gồm số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất Thống kê mô tả các biến được trình bày dưới đây:
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả
Trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std.Dev)
Giá trị nhỏ nhất (Min)
Giá trị lớn nhất (Max)
Nguồn: Kết quả từ Stata của tác giả
4.1.1 Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại (ROA, ROE)
Dựa vào bảng thống kê mô tả, cho thấy biến phụ thuộc tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của 30 NHTM tại Việt nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2021 có giá trị trung bình là 0.72%, ROA có giá trị nhỏ nhất là 0.001% vào năm
2020 của ngân hàng TMCP Quốc Dân (NVB), trong khi, ROA có giá trị lớn nhất thuộc về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam là 3.17% năm 2021, độ biến động so với giá trị trung bình là 0.62% Tương tự, biến phụ thuộc tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có giá trị trung bình là 8.73%, với ROE có giá trị cao nhất là 26.3% của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) năm 2020 và giá trị nhỏ nhất là 0.02% thuộc về ngân hàng TMCP Quốc Dân (NVB), độ lệch chuẩn là 6.67%.
4.1.2 Rủi ro địa chính trị (GPR):
Rủi ro địa chính trị (GPR) có giá trị cao nhất là 4.6763 năm 2017 và giá trị thấp nhất là 4.3476 vào năm 2020, giá trị trung bình là 4.5239 với độ lệch chuẩn là 0.1121.
Nhìn chung, xu hướng rủi ro địa chính trị toàn cầu trong thập kỷ qua có mức biến động mạnh trong suốt 10 năm qua (xem biểu đồ 4.1) Một số giai đoạn rủi ro cao hơn, chẳng hạn như năm 2015 – 2017 trước khi sụt giảm sau đó Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là rủi ro địa chính trị có thể thay đổi nhanh chóng và khó lường
Biểu đồ 4.1 Rủi ro địa chính trị từ năm 2012 - 2021
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
4.1.3 Quy mô ngân hàng (SIZE)
Quy mô ngân hàng (SIZE) có giá trị trung bình là 8.1745, giá trị lớn nhất là9.2459 (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển năm 2021) và giá trị nhỏ nhất là 7.123(Ngân hàng TMCP Bảo Việt năm 2012) Điều này cho thấy các NHTM được nghiên cứu có tổng tài sản tương tự qua các năm và không có sự thay đổi quá lớn về quy mô. Độ lệch chuẩn là 0.5161 Trong giai đoạn 2012-2021, tổng tài sản của các ngân hàng tăng đều qua các năm và hơn một nửa trong số đó có quy mô cao hơn mức trung bình.
Biểu đồ 4.2 Quy mô của các NHTM
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
4.1.4 Cơ cấu nguồn vốn (CAP)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) có giá trị trung bình là 0.0872, giá trị lớn nhất là 0.2383 (NH Sài Gòn Công Thương năm 2013) và giá trị nhỏ nhất là 0.0262 (SCB năm 2020) Độ lệch chuẩn là 0.0373.
Dựa trên biểu đồ 4.3, tỷ lệ CAP trung bình từ năm 2012 đến năm 2017 giảm khá mạnh, tuy vậy từ năm 2016 đến năm 2021, khi đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn trung bình lại bật tăng mạnh vì các ngân hàng đang chạy đua tăng vốn nhằm đảm bảo hệ số CAR (hệ số an toàn vốn) theo chuẩn BASEL II (theo
Thông tư 41/2016/TT-NHNN) Hệ số CAR càng tăng cao chứng tỏ ngân hàng dần tăng khả năng quản trị rủi ro tốt và hạn chế được rủi ro tín dụng.
Biểu đồ 4.3 Cơ cấu nguồn vốn của các NHTM
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
4.1.5 Quy mô tín dụng (LOAN):
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 0.5709, giá trị lớn nhất là 0.7880 của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) vào năm 2020, giá trị nhỏ nhất là 0.1748 thuộc về ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDB) vào năm
2021 Nhìn chung, dữ liệu cho thấy rằng trung bình hoạt động cho vay của các ngân hàng đã tăng dần trong suốt hơn một thập kỷ qua, mặc dù xu hướng này không hoàn toàn suôn sẻ do một số biến động (xem biểu đồ 4.4).
Biểu đồ 4.4 Quy mô tín dụng của các NHTM
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
4.1.6 Quy mô tiền gửi (DEPOSIT):
Tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản của 30 ngân hàng TMCP trong giai đoạn 2012-2021 có giá trị trung bình đạt 0.2755 với độ lệch chuẩn là 0.1157, giá trị lớn nhất thuộc về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) vào năm 2021 là 0.9101 và giá trị nhỏ nhất là 0.0812 thuộc về ngân hàng TMCP Sài Gòn năm 2013.
Theo biểu đồ 4.5, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có xu hướng giảm dần từ năm 2015, nguyên nhân do lãi suất huy động liên tục giảm dần từ giai đoạn đó,khiến tiền gửi ngân hàng không còn là kênh giữ tiền hấp dẫn nữa Thêm vào đó là việc các ngân hàng tăng cường mở rộng quy mô nhằm đảm bảo khả năng an toàn vốn, khiến tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản thêm sụt giảm.
Biểu đồ 4.5 Quy mô tiền gửi của các NHTM
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
4.1.7 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP):
Theo bảng 4.1 cho ta thấy, trong giai đoạn 2012-2021, tăng trưởng kinh tế GDP có giá trị trung bình là 0.0559, giá trị lớn nhất 0.0708 vào năm 2019 và giá trị nhỏ nhất 0.0258 vào năm 2021.
Dựa vào biểu đồ 4.6, ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức ổn định quanh 6% trong suốt từ năm 2012 đến 2019, điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam vẫn từng bước đi lên theo đà phát triển của thế giới Tuy nhiên, trong năm 2020, nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, kéo mức tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 2.91% Đây là mức tăng trưởng GDP thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 Nhờ những phản ứng kịp thời và khéo léo của Nhà nước và toàn dân, Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 là 2.58%.
Biểu đồ 4.6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Phân tích tương quan
Việc lập bảng mối tương quan giữa các biến trong một mô hình rất quan trọng vì nó cho phép chúng ta hiểu mức độ liên quan chặt chẽ giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập với nhau Biết cường độ và hướng của các mối tương quan có thể giúp xác định các vấn đề hoặc mối quan tâm tiềm ẩn liên quan đến đa cộng tuyến,
Nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy vượt quá 0,8 có thể dẫn đến tính đa cộng tuyến trong mô hình ước tính (Gujarati, 2004) Theo bảng 4.2 cho thấy hầu hết mối quan hệ giữa các biến trong mô hình khá lỏng khi đa số hệ số tương quan đều có trị tuyệt đối nằm trong khoảng từ 0.5773 đến 0.8219, vì vậy vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình là không quá nghiêm trọng.
Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến
Chỉ tiêu ROA ROE GPR SIZE CAP LOAN DEPOSIT GDP
Nguồn: Kết quả từ Stata của tác giả
Dựa vào hệ số tương quan ta thấy GPR, DEPOSIT và GDP có mối quan hệ ngược vớiROA, trong khi các biến còn lại có tác động cùng chiều đến ROA Tương tự, các biến GPR,SIZE, CAP, DEPOSIT và GDP có mối tương quan ngược chiều đến ROE, các biến còn lại có tác động cùng chiều đến ROE Phát hiện ban đầu cho thấy, hệ số tương quan giữa GPR vàROA, ROE đều âm, cho thấy tồn tại mối tương quan ngược chiều giữa mức độ rủi ro địa chính trị và HQHĐ của các NHTM Việt Nam.