1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1321 Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Việc Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx

96 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 159,76 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng vàphạm vi nghiên cứu (14)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.5. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu (15)
      • 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu (15)
      • 1.5.2. Dữ liệu nghiên cứu (15)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (15)
    • 1.7. Bố cục dự kiến (15)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT (16)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng (19)
      • 2.1.1. Khái niệm (19)
      • 2.1.2. Đặc trưng (20)
      • 2.1.3. Phân loại (20)
      • 2.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng (23)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng tín dụng (24)
      • 2.2.1. Khái niệm (24)
      • 2.2.2. Tác động (25)
      • 2.2.3. Đo lường (26)
    • 2.3. Các yếu tố tác động đến tăng trưởngtín dụng (27)
      • 2.3.1. Yếu tố vĩ mô (27)
      • 2.3.2. Các yếu tố nội tại của ngân hàng (29)
    • 2.4. Lược khảo các nghiên cứu trước (33)
      • 2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài (33)
      • 2.4.2. Các nghiên cứu trong nước (35)
      • 2.4.1. Đánh giá chung (41)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (16)
    • 3.1. Bối cảnh nghiên cứu (44)
    • 3.2. Quy trình nghiên cứu (44)
    • 3.3. Mô hình nghiên cứu (45)
    • 3.4. Dữ liệu nghiên cứu (46)
    • 3.5. Giả thuyết nghiên cứu (47)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (16)
    • 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu (53)
    • 4.2. Kết quả nghiên cứu (58)
      • 4.2.1. Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS (58)
      • 4.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình (60)
      • 4.2.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình (61)
      • 4.2.4. Kiểm định tương quan chuỗi trong mô hình (62)
      • 4.2.5. Phân tích lựa chọn mô hình tốt nhất (62)
      • 4.2.6. Kiểm định các khuyết tật của mô hình FEM (63)
      • 4.2.7. Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS (65)
    • 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu (66)
    • 4.4. Mô hình hồi quy cho hai giai đoạn trước và sau đại dịch (70)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (17)
    • 5.1. Kết luận (76)
    • 5.2. Một số hàm ý chính sách đối với các bên liên quan (76)
      • 5.2.1. Về phía Ngân hàng Thương mại (76)
      • 5.2.2. Về phía Ngân hàng Nhà nước (79)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài (80)
    • 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo (80)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH HOCHIMINH UNIVERSITYOP BANKING NGUYỄN LÊ HOÀI THƯƠNG PHÂN TÍCH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG[.]

GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế toàn cầu đã phải chịu không ít tổn thất từ các sự kiện xảy ra trên thế giới, điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008- một trong năm cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử diễn ra tại nước Mỹ Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng này là sự kiện một trong năm tổ chức tài chính cho vay lớn nhất lúc bấy giờ- Ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản đã châm ngòi cho việc bán tháo lớn nhất trong lịch sử tài chính ở Mỹ và kéo theo đó là hàng loạt hệ lụy lâu dài cho hầu hết quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Liên minh Châu Âu Cuối cùng, phải mất đến

10 năm để nền kinh tế nước Mỹ có thể ổn định cũng như nền kinh tế toàn cầu dần hồi phục trở lại Chưa dừng lại ở đó, vào cuối năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bắt nguồn từ Trung Quốc đột ngột lây lan mạnh mẽ đến hầu hết các quốc gia đã tạo nên một cú sốc lớn cho nền kinh tế thế giới Dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ khiến cho Chính phủ các nước phải ra lệnh đóng cửa khẩu biên giới, tạm ngừng mọi hoạt động kinh tế- xã hội để thực hiện giãn cách Từ đó làm cho nền kinh tế toàn cầu gần như bị đóng băng, thậm chí một số nước phải rơi vào hoàn cảnh "ngàn cân treo sợi tóc". Cuối cùng, khi nền kinh tế toàn cầu vẫn đang từng bước phục hồi sau tác động của đại dịch thì sự xung đột căng thẳng giữa Nga và Ukraina vào tháng 02/2022 như

"châm dầu vào lửa" khiến cho giá xăng, dầu và nguyên vật liệu trên phạm vi toàn cầu liên tục có xu hướng tăng nhanh, đồng thời tỷ lệ lạm phát của các quốc gia cũng ngày càng cao khiến cho nhiều NHTW trên thế giới phải chạy đua với thời gian để có thể nhanh chóng tìm ra các chính sách phù hợp nhằm mục đích kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô.

Song, nền kinh tế Việt Nam cũng không thể thoát khỏi sự ảnh hưởng mà các sự kiện kể trên mang lại Lại nói về tầm quan trọng của dòng vốn tín dụng ngân hàng, theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy ngay từ đầu năm 2021, Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực của tín dụng toàn nền kinh tế Tính đến cuối tháng 12 năm 2021, tăng trưởng tín dụng đã đạt mức 13,53% so với năm

2020 mặc dù huy động vốn có phần chậm lại nhưng an toàn vốn vẫn được đảm bảo

2 và các Ngân hàng Thương mại (NHTM) không gặp quá nhiều khó khăn về vấn đề thanh khoản Qua đó có thể thấy một trong những nhu cầu hiện đang chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện nay là nhu cầu vốn và chủ thể có thể đáp ứng được nhu cầu vốn khổng lồ đó lại chính là các ngân hàng Nhờ vào hoạt động cấp tín dụng của mình, các ngân hàng đã tác động làm cho dòng vốn tín dụng có sự tăng trưởng vượt bậc và từ đó vị thế của ngân hàng cũng sẽ được nâng cao hơn trong nền kinh tế thị trường Thực tế đã chứng minh rằng, hiện nay các ngân hàng đã và đang dần trở thành một trong những mắc xích quan trọng không thể thiếu đối với nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới Tuy nhiên, để có thể dự đoán và phòng tránh cho những thay đổi đột ngột sẽ xảy ra trong tương lai thì việc xác định các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng tín dụng là điều cần thiết để đảm bảo phát triển đồng bộ cho nền kinh tế và cho các NHTM.

Hiện nay, đã có không ít các bài nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước nói về những yếu tố tác động đến quá trình tăng trưởng tín dụng (TTTD) tại NHTM bằng nhiều phương pháp và mô hình khác nhau Chẳng hạn nghiên cứu của Tamirisa & Igan (2007); Ivanović (2016) hay Nguyễn Thanh Nhàn & cộng sự (2014) đã chứng minh được các yếu tố như tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu, tốc độ huy động tiền gửi, tốc độ tăng trưởng GDP, có tác động trực tiếp đến tăng trưởng tín dụng tại hầu hết các NHTM ở Việt Nam cũng như các nước khác trên toàn thế giới Tuy nhiên, số lượng các nhà nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam giai đoạn sau khi có sự xuất hiện đột ngột của đại dịch Covid-19 lại không nhiều và câu hỏi đặt ra ở đây là "Liệu những yếu tố đã được tìm thấy trước đó có còn phù hợp để xác định mức độ ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM trong nền kinh tế ở giai đoạn hiện nay hay không?" Và cũng để trả lời câu hỏi này, tác giả đã ưu tiên lựa chọn đề tài:

"Phân tích yếu tố tác động đến việc tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng

Thương mại Việt Nam" đặc biệt trong hai giai đoạn trước Covid-19 (2011-2018) và sau Covid-19 (2019- 2021) làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình Qua đó, tác giả hy vọng có thể giúp các nhà quản trị nhận định bao quát được tình hình tín dụng tại các NHTM trên thị trường Việt Nam hiện nay Thông qua đó, tạo cơ sở để các cơ quan cấp cao có thể đưa ra những chính sách phù hợp giúp ổn định tăng

3 trưởng tín dụng trong thời gian sắp tới nhưng vẫn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại 15 Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021 Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giúp ổn định tín dụng trong các năm tới.

- Xác định các yếu tố tác động đến TTTD tại NHTM Việt Nam.

- Xác định mức độ tác động của các yếu tố này đến TTTD tại các NHTM Việt Nam.

- Đề xuất một số giải pháp quản trị nhằm ổn định tình hình tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới

Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, tác giả chú trọng trả lời những câu hỏi sau:

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc TTTD tại các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2021?

- Mức độ tác động của các yếu tố này đến TTTD tại các NHTM Việt Nam trong thời gian nghiên cứu như thế nào?

- Những giải pháp nào là phù hợp để ổn định tình hình tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong tương lai?

Đối tượng vàphạm vi nghiên cứu

Khóa luận thực hiện nghiên cứu về các yếu tố tác động đến vấn đề TTTD tại NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 -2021.

Bài nghiên cứu được thực hiện trên 15 NHTM hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2021.

Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Tác giả sử dụng kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp định tính sẽ thực hiện các hoạt động như tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được cũng như các tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trước để bổ sung lý thuyết nền cho đề tài Và phương pháp định lượng sẽ tập trung xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và thực hiện các kiểm định liên quan bằng phần mềm Stata 15.1.

Tác giả lựa chọn mẫu dữ liệu thứ cấp dựa trên báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất và báo cáo thường niên (BCTN) được công bố từ website của các NHTM trong giai đoạn 2011-2021 Ngoài ra, các số liệu mang tính vĩ mô như lạm phát, lãi suất,GDP, sẽ được tổng hợp từ các website như NHNN, World Bank, Tổng cục Thống kê,

Đóng góp của đề tài

Khóa luận được thực hiện nhằm mục đích vẽ ra một bức tranh rõ nét về những yếu tố có tác động đến TTTD để từ đó làm cơ sở cho các nhà quản trị có thể đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm mục đích điều hướng và ổn định tín dụng trong nền kinh tế Bên cạnh đó, việc hiểu và nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề TTTD cũng sẽ giúp NHNN tăng thêm khả năng dự báo và giảm bớt sự lệch pha không cần thiết trong quá trình điều hành dòng vốn tín dụng sao cho phù hợp với nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay.

Bố cục dự kiến

Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu

Chương này sẽ tập trung trình bày tính cấp thiết để đưa ra lý do chọn đề tài của tác giả Bên cạnh đó, những thông tin chung như mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu cũng như đóng góp của đề tài cho nền kinh tế cũng sẽ được làm rõ.

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

Cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng

Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), đã đề cập khái niệm về tín dụng ngân hàng như sau:

"Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác".

Theo Bùi Diệu Anh (2020), tín dụng ngân hàng là giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó chủ thể thứ nhất hay còn gọi là bên cấp tín dụng (ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng) sẽ chuyển giao một tài sản cho chủ thể còn lại được gọi là bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác có nhu cầu) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Theo điều 4, khoản 16 của Luật các tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội, 2010) đã chỉ rõ "Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi".

Tóm lại, sự chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng và các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế được gọi là tín dụng ngân hàng Bên cạnh vai trò nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn thì ngân hàng còn có thể thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng cho từng nhu cầu khác nhau của các chủ thế trong nền kinh tế Nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường, vai trò của ngân hàng có thể vừa là người đi vay vừa là người cho vay tùy theo từng điều kiện để đáp ứng cũng như hỗ trợ cho các chủ thể thừa vốn hoặc thiếu vốn, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng tín dụng cũng như đảm bảo sự luân phiên và ổn định cho các ngành nghề trong nền kinh tế toàn cầu Ngoài ra, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng cũng mình đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ thực hiện giải ngân cho bên đi vay một phần tài sản để sử dụng theo thời gian đã được thỏa thuận và bên đi vay có trách nhiệm phải hoàn trả khoản vay

(bao gồm cả gốc và lãi) vô điều kiện cho ngân hàng khi đến thời hạn thanh toán.

Thứ nhất, ngân hàng có thể dùng tài sản để cấp tín dụng thông qua nhiều hình thức như tiền tệ (tiền mặt, bút tệ), tài sản thực (tài sản trả góp, cho thuê tài chính, ) hoặc chữ ký (bảo lãnh, tín phiếu, hối phiếu, ) Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến hình thức cấp tín dụng dưới dạng tiền tệ.

Thứ hai, cũng giống như các loại giao dịch tín dụng khác, ngân hàng sẽ thực hiện cấp tín dụng dựa trên cơ sở của lòng tin đối với khách hàng Do đó mà rủi ro trong tín dụng ngân hàng có tính tất yếu, mức độ rủi ro tiềm ẩn cao và không thể loại trừ hoàn toàn.

Thứ ba, tín dụng ngân hàng mang bản chất hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi Theo đó khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng, ngân hàng cần phải cân nhắc đến hai yếu tố căn bản là thời hạn và kỳ hạn tín dụng phải hợp lý Đồng thời chính sách lãi suất cũng cần phải đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng nhưng vẫn được nền kinh tế chấp nhận Nói cách khác, lãi suất tín dụng phải bù đắp được các chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra để huy động vốn vay cũng như các chi phí phát sinh liên quan.

Cuối cùng, cam kết hoàn trả khoản tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng là cam kết vô điều kiện và khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng khi khoản nợ đến hạn.

Theo Bùi Diệu Anh (2020), tín dụng ngân hàng có thể được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào mục đích quản trị tín dụng và dựa trên cơ sở các tiêu chí khác nhau Cụ thể:

2.1.3.1 Phân loại theo mục đích sử dụng

- Tín dụng cho sản xuất kinh doanh: Bao gồm tất cả các khoản tín dụng được sử dụng để tài trợ cho mục đích sản xuất kinh doanh như vay để bổ sung vốn lưu động, xây dựng nhà xưởng, mua tài sản cố định,

- Tín dụng tiêu dùng: Được hiểu là loại hình mà ngân hàng sẽ cấp tín dụng để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu cá nhân cũng như các nhu cầu phát sinh thường ngày của khách hàng như mua sắm, mua phương tiện đi lại, mua nhà,,

- Tín dụng đối với các tổ chức tài chính khác: Ở hình thức cấp tín dụng này, các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng quy mô lớn sẽ thực hiện tài trợ khoản vay hay cấp hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng nhỏ hơn Và cũng từ đó mà tín dụng đối với các tổ chức tài chính thường sẽ được cung cấp dưới dạng số lượng lớn hay nói cách khác là "bán sỉ/ bán buôn".

2.1.3.2 Phân loại theo thời hạn cấp tín dụng

Bảng 2.1: Phân loại tín dụng ngân hàng theo thời hạn cấp tín dụng

Phân loại Thời hạn Mục đích

Tín dụng ngắn hạn Dưới 01 năm

Dùng cho việc bổ sung vốn lưu động bị thiếu hụt theo thời vụ hoặc tài trợ cho các nhu cầu vay tiêu dùng ngắn hạn.

Tài trợ cho hoạt động mua sắm tài sản cố định như mua máy móc dây chuyền và bổ sung vốn lưu động thường xuyên.

Tín dụng dài hạn Trên 05 năm

Mục đích tài trợ giống với tín dụng trung hạn nhưng với thời gian cấp tín dụng sẽ dài hơn. Ngoài ra tín dụng dài hạn còn bao gồm cả việc tài trợ cho doanh nghiệp có các dự án đầu tư quy mô lớn hoặc các khoản vay mua nhà của cá nhân.

2.1.3.3 Phân loại theo phương thức tổ chức cấp tín dụng

- Tín dụng trực tiếp: Các khoản tín dụng trực tiếp giữa ngân hàng và người đi vay không thông qua bên thứ ba được gọi là tín dụng trực tiếp Theo đó ngân hàng sẽ trực tiếp tìm hiểu, phân tích, đánh giá về người đi vay trước khi đưa ra quyết định có chấp nhận thực hiện cấp tín dụng hay không Nếu ngân hàng chấp nhận thì giữa hai bên sẽ thỏa thuận và kí hợp đồng tín dụng.

- Tín dụng gián tiếp: Trái với tín dụng trực tiếp, hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng sẽ tiến hành mua lại các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán từ người sở hữu chúng được gọi là hình thức cấp tín dụng gián tiếp.

2.1.3.4 Phân loại theo mức độ tín nhiệm của người vay

Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng tín dụng

Theo nghiên cứu của Lane, P.R & McQuade, P (2014) "Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng trong giá trị dư nợ cho vay đối với các đối tượng là cá nhân và tổ chức.

Quy mô tín dụng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc khách hàng có thể vay mượn được nhiều vốn hơn để sử dụng cho các nhu cầu chi tiêu, đầu tư cũng như kinh doanh."

Theo Nguyễn Văn Tiến (2013) đã định nghĩa "Tăng trưởng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng giúp các NHTM từng bước mở rộng thị phần, nâng cao lợi nhuận và thương hiệu của mình trong nền kinh tế thông qua các biện pháp gia tăng nguồn vốn huy động một cách có hiệu quả cũng như sử dụng cách chính sách, nguồn lực hiện có một cách hợp lý để mở rộng các khoản cấp tín dụng cũng như đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế."

Tổng kết lại, tăng trưởng tín dụng được hiểu là sự tăng lên của khoản mục cho vay khách hàng trong quá trình thực hiện HĐKD của ngân hàng và cũng từ đó mà các NHTM sẽ có cơ hội để nâng cao lợi nhuận cũng như vị thế, thương hiệu của mình trên thị trường Ngoài ra, xét theo góc độ tính toán, tỷ lệ phần trăm của sự tăng lên (hoặc giảm xuống) về khối lượng giá trị tiền tệ mà hệ thống ngân hàng cung cấp cho các chủ thể của mình trong nền kinh tế ở kỳ này so với kỳ trước được xem là tăng trưởng tín dụng TTTD thường được xác định hằng năm nhằm tránh hiện tượng tín dụng tăng trưởng quá mức trong khi nền kinh tế đang có dấu hiệu giảm sút.

Tăng trưởng tín dụng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như đã đề cập, nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng sẽ góp phần bổ sung nguồn vốn thiếu hụt cho các chủ thể tiếp tục HĐKD, mở rộng sản xuất và cải tiến trang thiết bị, máy móc, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ và thúc đẩy tính cạnh tranh trong nền kinh tế Một khi tín dụng được mở rộng, lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên sẽ đồng nghĩa với việc các chủ thể trong nền kinh tế được vay, chi tiêu và đầu tư nhiều hơn Từ đó góp phần tạo ra sự giàu có, nâng cao chất lượng đời sống cũng như giá trị thu nhập cho của người dân Không những thế, sự tăng lên của tín dụng cũng sẽ góp phần làm tăng giá trị thực của các loại tài sản như bất động sản, cổ phiếu, khi đó những loại tài sản này sẽ được xem là những tài sản đảm bảo có giá trị cao và cũng chính nhờ vậy mà chủ sở hữu chúng có thể vay mượn được nhiều hơn Bên cạnh đó, trong bối cảnh quan hệ kinh tế ngày càng được đề cao như hiện nay thì tăng trưởng tín dụng sẽ giúp quốc gia khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới, từ đó sẽ thúc đẩy mở rộng mối quan hệ giữa các nước cũng như giúp cho việc liên kết, chuyển giao và trao đổi trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Tăng trưởng tín dụng phản ánh phần nào quá trình điều hòa nguồn vốn từ đó tạo tiền đề cho các dự đoán về những cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trong tương lai của các nhà quản trị Từ đó, các cơ quan cấp cao có cơ sở để đưa ra những biện pháp "chữa cháy" kịp thời cho nền kinh tế Việt Có thể nói không có kênh phân phối lại nguồn vốn nào hiệu quả bằng tín dụng ngân hàng bởi nó giúp chuyển dịch vốn từ nơi thừa qua nơi thiếu từ đó tác động tạo nên sự phát triển đồng đều cho toàn nền kinh tế Ngoài ra, Moritz Schularick & Alan M.Taylor (2011) đã chứng minh được

"Con số biểu thị tăng trưởng tín dụng có thể lý giải được một số nguyên nhân cơ bản của chính sách tiền tệ và các yếu tố vĩ mô trong một thời kỳ nhất định" Chính vì thế mà các nhà quản trị có thể xác định được khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai Mặc dù vậy, đây vẫn không được xem là một yếu tố dự báo hoàn hảo nhưng ít nhất thông qua con số tăng trưởng tín dụng này, các nhà quản trị có thể nắm được tình hình chung cũng như dự phòng và đưa ra những chính sách hỗ trợ và điều chỉnh lượng cung tiền được đưa ra ngoài thị trường một cách hợp lý hơn nhằm mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như tạo sự phát triển cân đối trong cả nước.

, Dư nợ tín dụng kỳ t - Dư nợ tín dụng kỳ (t-1)

Dư nợ tín dụng kỳ (t-1)

- Dư nợ tín dụng kỳ t: Tổng giá trị các khoản cấp tín dụng (cho vay) của ngân hàng tại kỳ hiện hành.

- Dư nợ tín dụng kỳ (t-1): Tổng giá trị các khoản cấp tín dụng (cho vay) của ngân hàng tại kỳ trước.

Nếu giá trị tìm được là số dương (+) tương đương với tổng dư nợ của ngân hàng tại thời điểm t cao hơn so với thời điểm t-1 sẽ chứng tỏ rằng tín dụng ngân hàng đang có sự tăng trưởng tích cực hay nói cách khác, các khoản tiền mà ngân hàng thu được từ việc cho vay đủ để bù đắp các khoản nợ đến hạn và chi phí do hoạt động cấp tín dụng tạo ra và ngược lại Chính vì thế, một khi tăng trưởng tín dụng ở mức dương thì có thể kết luận rằng NHTM trong năm hoạt động vừa giải quyết được nhu cầu vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế vừa đảm bảo được sự phù hợp với xu hướng tăng trưởng ban đầu.

Các yếu tố tác động đến tăng trưởngtín dụng

2.3.1.1 Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tăng trưởng kinh tế (hay còn gọi GDP) là chỉ tiêu đặc trưng thể hiện sự phát triển toàn diện của nền kinh tế và được chứng minh là có tác động đặc biệt đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thông qua hai góc độ Đầu tiên, ở góc độ tiêu dùng cá nhân, GDP tăng cao đồng nghĩa với việc nền kinh tế đang trong xu hướng phát triển mạnh, khi đó vì thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế được cải thiện nên họ sẽ có xu hướng chi tiêu, mua sắm nhiều hơn từ đó góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu dùng xã hội. Thứ hai, ở góc độ doanh nghiệp, GDP tăng sẽ kéo theo mức tăng kỳ vọng của nền kinh tế tăng, khi đó các doanh nghiệp sẽ lạc quan hơn bởi cơ hội đầu tư, kinh doanh ngày một nhiều Và cũng chính vì thế mà họ sẽ có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh để thu được nhiều lợi nhuận hơn Song, cho dù tăng trưởng kinh tế tác động ở góc độ nào thì cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng tín dụng tại các NHTM thông qua việc tác động thúc đẩy sự tăng trưởng của hai nghiệp vụ chính là nhận tiền gửi và cho vay Ngược lại, khi tăng trưởng GDP thấp sẽ dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh lúc này sẽ rơi vào khủng hoảng, các doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng sản xuất trì trệ hoặc thậm chí là phá sản cũng như thu nhập từ người dân sẽ không đủ để đáp ứng được nhu cầu chi tiêu, sinh hoạt, và họ sẽ có xu hướng không hoàn trả khoản vay đúng thời hạn Từ đó, tác động làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng và ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế nói chung và của các ngân hàng nói riêng.

Mankiw (2014) đã phát biểu về khái niệm của lạm phát như sau: "Lạm phát là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế và nó phản ánh sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô" Ngoài ra, lạm phát trong nền kinh tế còn được định nghĩa là sự mất giá hay suy giảm sức mua của đồng tiền (đồng nội tệ) Nói một cách dễ hiểu hơn, khi xảy ra lạm phát, chúng ta sẽ phải chi nhiều tiền để mua một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định Do đó, vấn đề duy trì lạm phát ở mức độ vừa phải là mục tiêu xuyên suốt của toàn bộ các quốc gia trên thế giới bởi khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao, người dân sẽ có xu hướng rút tiền mặt và nắm giữ tài sản thực thay vì gửi tiền tại ngân hàng Lúc đó, việc huy động vốn để cho vay của ngân hàng sẽ bị hạn chế, kéo theo là nguy cơ mất khả năng thanh khoản, rủi ro tín dụng tăng cao và cuối cùng là dẫn đến sự giảm mạnh của tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng.

Hơn thế nữa, khi lạm phát tăng cao và có sự kéo dài, các NHTW buộc phải đưa ra các động thái để kiểm soát lạm phát bằng việc giảm lượng cung tiền cho nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt Cụ thể, khi lạm phát tăng cao, NHTW thường sẽ đối phó bằng cách nâng lãi suất gửi tiền tại các NHTM lên cao để thu hút tiền mặt từ người dân và bù đắp lạm phát Tuy nhiên, hệ quả của việc tăng lãi suất huy động chính là lãi suất cho vay cũng sẽ tăng theo, khi đó các chủ thể thiếu vốn sẽ khó có thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, dẫn đến nhu cầu đi vay của các cá nhân, tổ chức giảm do chi phí lãi tăng quá cao và kéo theo là sự sụt giảm tín dụng của hệ thống các ngân hàng.

Về khía cạnh kinh tế- xã hội, lãi suất được xem là một trong nhưng công cụ giúp NHTW điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt bởi nó tác động trực tiếp đến khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế Mặt khác, về khía cạnh của ngân hàng, lãi suất được hiểu là tỷ lệ phần trăm, phản ánh chi phí mà người đi vay phải trả thêm tính trên tổng số vốn vay trong một thời gian nhất định Tóm lại, giá cả của vốn tín dụng được phản ánh thông qua lãi suất và đó cũng là một trong những lý do chính khiến lãi suất danh nghĩa luôn được theo dõi một cách chi tiết, chặt chẽ bởi Nhà nước ta Việc theo dõi và ổn định mức lãi suất phù hợp sẽ tác động đến khối lượng tiền lưu thông cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng tín dụng trong hoạt động ngân hàng Tuy nhiên, để có thể đảm bảo được lợi nhuận và an toàn vốn cho các NHTM thì mức lãi suất danh nghĩa được đưa ra cần phải xét đến nhiều khía cạnh, đặc biệt phải cân đối hài hòa giữa lãi suất huy động đầu vào và lãi suất cho vay đầu ra để có thể thu hút được các khách hàng ở cả nghiệp vụ huy động vốn lẫn cấp tín dụng.

2.3.2 Các yếu tố nội tại của ngân hàng

Trong quá trình hoạt động ngân hàng, nợ xấu là một trong những yếu tố phải được quan tâm hàng đầu Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN năm 2013, nợ xấu được định nghĩa: "Nợ xấu là các khoản nợ được phân vào các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)" Đối với các ngân hàng, nợ xấu là khoản tiền cho khách hàng vay mà không thể thu hồi do khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc phá sản Nếu một ngân hàng đang gặp tình trạng nợ xấu cao thì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn chẳng hạn trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ, khi đó các chi phí liên quan như chi phí nợ khó đòi sẽ tăng lên trong khi tổng nguồn vốn dùng cho hoạt động cấp tín dụng sẽ bị giảm xuống bởi ngân hàng buộc phải phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ Thêm vào đó, các khoản trích lập dự phòng của ngân hàng cũng có xu hướng tăng theo sự tăng trưởng của nợ xấu và làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như khả năng thanh khoản của chính ngân hàng Nói tóm lại, khi nợ xấu tại ngân hàng tăng cao thì việc thu hẹp hoạt động cấp tín dụng để tập trung xử lý thu hồi nợ là hoàn toàn cần thiết và hệ quả mà việc này đem lại chính là khả năng tăng trưởng tín dụng tại các NHTM sẽ có xu hướng giảm theo.

Nợ xấu được thể hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu Cũng theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN nêu rõ "Tỷ lệ nợ xấu tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5", ngoài ra tỷ lệ này còn được xem là chỉ tiêu đo lường chất lượng tài sản có của ngân hàng Một khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao chứng tỏ ngân hàng đang gặp phải khó khăn trong vấn đề thu hồi khoản vay (gốc và lãi) từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng Do đó, một ngân hàng biết cách quản lý nợ tốt sẽ làm cho tín dụng tăng trưởng ổn định, đồng thời không gây ra nợ xấu Ngược lại, nếu ngân hàng vì muốn mở rộng tín dụng mà nới lỏng các điều kiện cho vay sẽ dễ gây ra vấn đề nợ xấu tăng cao và tác động làm giảm mức tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng.

Là khả năng chuyển đổi tiền mặt với thời gian nhanh và chi phí thấp nhất Nói cách khác, thanh khoản chính là khả năng mà ngân hàng có thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình HĐKD như nhu cầu rút tiền gửi khách hàng, giải ngân các khoản vay, Chính vì thế mà bên cạnh vấn đề ổn định lãi suất thì các nhà quản trị cũng cần chú trọng đến khả năng thanh khoản bởi việc đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cũng chính là đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng Tính thanh khoản tốt được thể hiện ở chỗ ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với nguồn vốn khả dụng sẵn bao gồm cả việc cấp tín dụng Trái lại, khả năng thanh khoản không hợp lý chính là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang trong tình trạng có vấn đề về tài chính Khi đó, lượng tiền gửi của ngân hàng sẽ có xu hướng giảm dần, kéo theo là nguồn cung giảm và buộc ngân hàng phải bán dần tài sản có tính thanh khoản cao để đủ vốn chi trả cho những hoạt dộng kinh doanh Không những vậy, nghiệp vụ cho vay của ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi ngân hàng đang trong tình trạng thanh khoản yếu bởi khi đó, ngân hàng sẽ bị thiết hụt nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh Từ đó tác động làm giảm tăng trưởng tín dụng, giảm thu nhập và có khả năng đe dọa đến sự tồn tại của ngân hàng.

2.3.2.3 Tốc độ huy động vốn

Như đã biết, NHTM với vai trò là người đi vay sẽ thực hiện các nghiệp vụ nhằm mục đích huy động vốn từ các chủ thể trong nền kinh tế để mở rộng nguồn tiền cho cácHĐKD của mình Chẳng hạn như nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá , hoặc đi vay tiền từ NHTW và các ngân hàng khác Ở hầu hết các ngân hàng thì huy động vốn là nghiệp vụ đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó quyết định khả năng sinh lời và cơ hội mở rộng quy mô của chính ngân hàng đó.Theo đó, nếu một ngân hàng có khả năng huy động vốn cao, lượng vốn đồi dào đồng nghĩa với việc sẽ cho vay được nhiều hơn, từ đó làm tăng được dư nợ và giúp ngân hàng kiếm được lợi nhuận Ngược lại, nếu khả năng huy động vốn của ngân hàng ở mức thấp sẽ kéo theo cơ hội tiếp cận nguồn khách hàng giảm, giảm dư nợ cho vay và ngân hàng khó có thể phát triển cả về mặt quy mô lẫn danh tiếng Song, một trong những nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng sẽ đến từ khoản tiền gửi của các chủ thể trong nền kinh tế Căn cứ vào khối lượng tiền gửi từ khách hàng, ngân hàng sẽ sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ cho vay phù hợp Chính vì thế mà việc tiền gửi tăng sẽ làm tăng nguồn vốn và kéo theo là tăng trưởng tín dụng Mặt khác, nếu tốc độ huy động vốn bằng tiền gửi của ngân hàng thấp thì ngân hàng sẽ không đủ vốn để chi trả cho các HĐKD Từ đó làm cho tăng trưởng tín dụng của ngân hàng giảm, không thu được lợi nhuận và có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.

2.3.2.4 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là một trong những chỉ tiêu phổ biến đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để các nhà đầu tư đánh giá được một đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận Như vậy, ROE tăng chứng tỏ HĐKD của ngân hàng có hiệu quả khi cân bằng được vốn vay và vốn chủ sỡ hữu, làm cho lợi nhuận tăng và ngân hàng sẽ có được khoản thu nhập cho việc đầu tư kinh doanh hoặc phân chia cổ tức Không những thế, một khi nguồn vốn tăng cũng tương đương với nguồn tiền sử dụng cho việc cấp tín dụng tăng bởi ngân hàng sẽ có xu hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng để nâng cao mức lợi nhuận hiện tại của mình.

2.3.2.5 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của ngân hàng sẽ cho biết với 100 đồng tài sản sinh lãi (bao gồm các khoản cho vay khách hàng, đầu tư chứng khoán, mua nợ, tiền gửi tạiNHTW và các ngân hàng khác nhưng không bao gồm các khoản dự phòng) sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho ngân hàng Nếu hệ số NIM cao (biên lãi ròng dương) chứng tỏ ngân hàng đã đầu tư hiệu quả và khả năng sinh lời của ngân hàng đang ở mức ổn định bởi thu nhập từ các khoản cho vay cao hơn các khoản trả tiền gửi tiết kiệm và ngược lại Do đó, khi tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng càng cao sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận cho ngân hàng và ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn tạo ra đó để cấp tín dụng cho nhiều chủ thể hơn, tạo điều kiện cho tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng được đẩy mạnh.

Một trong số các yếu tố quan trọng quyết định đến danh mục cho vay tại hầu hết các NHTM chính là quy mô ngân hàng (tổng tài sản hiện có của ngân hàng) Chính vì thế, một ngân hàng có quy mô lớn tương đương với việc tổng tài sản của ngân hàng sẽ được gia tăng, khi đó ngân hàng có cơ hội để mở rộng hoạt động cho vay, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng tín dụng Không những thế, quy mô ngân hàng càng lớn chứng tỏ uy tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường càng cao, tạo cơ hội để ngân hàng tiếp cận gần hơn với các nhóm khách hàng khác nhau từ đó thúc đẩy làm tăng lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng và tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế.

2.3.2.7 Quy mô vốn chủ sở hữu

Theo Rose (2001) đã định nghĩa về quy mô vốn chủ sở hữu (VCSH) hay còn gọi tỷ lệ VCSH " Là phương pháp đo lường mức độ tác động của đòn bẫy tài chính ngân hàng và nó phản ánh khả năng bù đắp khi ngân hàng làm ăn thua lỗ" Nói cách khác, chỉ số này phản ánh tỷ trọng của vốn chủ sở hữu và vốn vay trong con số thể hiện tổng giá trị tài sản của ngân hàng Do đó, hệ số này thấp sẽ tương đương với tỷ trọng VCSH trong tổng tài sản của ngân hàng thấp và ngân hàng buộc phải thực hiện hoạt động đi vay để cho vay Tuy nhiên đây lại là hoạt động mang tính chất rủi ro cao vì trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, ngân hàng làm ăn thua lỗ thì bản thân ngân hàng sẽ không đủ nguồn vốn để bù đắp cho các khoản đi vay cũng như các chi phí phát sinh liên quan Khi đó các nghiệp vụ cũng như hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi và sẽ kéo theo sự sụt giảm tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế Ngược lại, nếu quy mô VCSH trên tổng nguồn vốn của ngân hàng cao chứng tỏ ngân hàng sẽ có đủ khả năng bù đắp cho những tổn thất nếu làm ăn thua lỗ Tuy nhiên vì chi phí sử dụng VCSH sẽ cao hơn nhiều lần so với chi phí đi vay nên hầu hết các NHTM tại Việt Nam thường có tỷ trọng VCSH thấp.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bối cảnh nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi sau những tác động tiêu cực mà đại dịch Covid-19 mang lại Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được đánh giá là chậm lại và xuất hiện nhiều nguy cơ khiến nền kinh tế suy thoái do lạm phát tăng lên nhanh chóng bởi sự xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine Đồng thời, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có động thái tăng lãi suất mục tiêu lên 4,25 – 4,5%/ năm đã tạo nên một áp lực vô hình đè nặng lên nền kinh tế của các nước trên toàn khu vực Song, là một nền kinh tế nhỏ nên hầu hết các ngành kinh tế tại Việt Nam đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng không ít vì những sự kiện này, đặc biệt là vấn đề tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt ra vào đầu năm 2022, NHNN Việt Nam định hướng tăng trưởng tín dụng cho cả năm đạt 14% và đến đầu tháng 12/2022, chỉ tiêu tín dụng được điều chỉnh tăng thêm khoảng 1,5% - 2% cho toàn hệ thống để hỗ trợ vốn tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, Cũng theo số liệu được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vào cuối năm 2022 mức tăng trưởng tín dụng đạt 14,5%, cao hơn hạn mức tăng trưởng kế hoạch 0,5% nhưng vẫn thấp hơn khoảng 1,5% so với hạn mức sau khi điều chỉnh nới “room” tín dụng.

Sở dĩ, khóa luận thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2021 cho mẫu dữ liệu gồm 15 NHTM bởi đây là một trong những giai đoạn mà NHTM Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức nhất sau khi thực hiện tái cơ cấu nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế toàn cầu Đồng thời, tại thời điểm thực hiện nghiên cứu (năm 2022) thì giai đoạn 2011-2021 là giai đoạn gần nhất nên mức độ ứng dụng từ khóa luận sẽ cao và phù hợp hơn cho những dự đoán về chiến lược hoạch định trong tương lai.

Quy trình nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu, tác giả sẽ tiến hành thực hiện theo quy trình cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định mô hình nghiên cứu sẽ được sử dụng dựa trên cơ sở tham khảo và kế thừa các nghiên cứu trước.

Bước 2: Thu thập dữ liệu thô cho từng biến độc lập dựa trên các nguồn đã được để cập tại chương 1 và nhập số liệu vào file excel để thực hiện tính toán.

Bước 3: Xử lý số liệu cho biến phụ thuộc và các biến độc lập theo công thức và tổng hợp tất cả số liệu thứ cấp thành dữ liệu bảng sau đó đưa vào phần mềm Stata 15.1 để thực hiện hồi quy, phân tích thống kê mô tả và ước lượng mô hình.

Bước 4: Thực hiện hồi quy theo mô hình Pooled OLS, sau đó kiểm định các khuyết tật (đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan) Nếu mô hình xảy ra ít nhất một khuyết tật thì kết luận mô hình không phù hợp và tiến hành hồi quy theo mô hình FEM và REM để xem xét và chọn ra mô hình tối ưu nhất cho bài nghiên cứu.

Bước 5: Thực hiện kiểm định và xử lý các khuyết tật của mô hình như hiện tượng PSSS thay đổi, hiện tượng tự tương quan trên phần mềm Stata (nếu có) và khắc phục bằng cách sử dụng phương pháp FGLS khi mô hình xảy ra sai phạm.

Bước 6: Thảo luận và đưa ra hàm ý chính sách dựa trên mô hình cuối cùng.

Mô hình nghiên cứu

Sau khi tham khảo những nghiên cứu thực nghiệm liên quan của các tác giả đã từng thực hiện nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu của Guo & Stepanyan (2011), Sharma & Gounder (2012) và Lê Tấn Phước (2016) về các yếu tố có tác động trực tiếp đến TTTD tại NHTM, tác giả quyết định xây dựng mô hình nghiên cứu của riêng mình dựa trên hai nhóm yếu tố chính (nhóm yếu tố vĩ mô và nhóm yếu tố nội tại của ngân hàng) tương đương với 10 biến độc lập (3 biến vĩ mô và 7 biến nội bộ liên quan đến ngân hàng) như sau:

LGR = β 0 + β 1 GDP + β 2 INF + β 3 INR + β 4 NPL + β 5 LIQ + β 6 DEPTA + β 7 ROE

Trong đó: u là sai số của của mô hình β0 : Hằng số β1, β2, , βk : Các hệ số hồi quy của biến độc lập

Và các biến trong mô hình được giải thích theo bảng 3.1

Bảng 3.1: Các biến và cách đo lường các biến trong mô hình

TTTD LGR Dư nợ tín dụng kỳ t - Dư nợ tín dụng kỳ (t-1)

Dư nợ tín dụng kỳ (t-1)

Tốc độ tăng trưởng GDP GDP GDP kỳ t - GDP kỳ (t-1)

Tỷ lệ lạm phát INF CPI kỳ t - CPI kỳ (t-1)

Lãi suất danh nghĩa (LSDN) INR LSDN được công bố hằng năm NHNN

Tỷ lệ nợ xấu NPL Tổng nợ xấu (nhóm 3,4,5) Tổng dư nợ tín dụng BCTC, BCTN

Tỷ lệ thanh khoản LIQ Tài sản thanh khoản cao Tổng tài sản

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi DEPTA Tiền gửi khách hàng năm N

Tiền gửi khách hàng năm N-1 BCTC, BCTN Lợi nhuận trên

VCSH ROE Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu BCTC, BCTN

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM

Thu nhập lãi thuần Tổng tài sản BCTC, BCTN Quy mô ngân hàng SIZE Ln (Tổng tài sản I ) BCTC, BCTN

Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản BCTC, BCTN

Nguồn: Tổng hợp từ tác giả

Dữ liệu nghiên cứu

Tác giả thu thập nguồn dữ liệu là báo cáo tài chính và báo cáo thường niên từ trang web

I Tổng tài sản = (Tổng tài sản cuối năm + Tổng tài sản đầu năm)/2 của từng NHTM tại Việt Nam và xác định được 15 NHTM phù hợp trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2021 để thực hiện nghiên cứu của mình Suy ra, tổng số quan sát của khóa luận là 15 x (2021-2011+1) = 165 quan sát và danh sách các NHTM được chọn để đưa vào mẫu dữ liệu được đề cập tại phụ lục 1 Theo đó, các đối tượng của nghiên cứu phải là các NHTM có báo cáo tài chính và báo cáo thường niên được công bố đầy đủ qua các năm, đặc biệt là trong giai đoạn nghiên cứu Ngoài ra, đây cũng là top 15 NHTM được đánh giá là có sức ảnh hưởng và độ nhận diện thương hiệu ở mức từ khá đến cao trong nền kinh tế thị trường.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả dữ liệu

Với mục tiêu hình thành cái nhìn tổng quát về thông số cơ bản của các biến độc lập trong mô hình đến TTTD tại 15 NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2021, tác giả đã tiến hành thực hiện thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu như bảng 4.1 thông qua số liệu tính toán từ BCTC kết hợp với BCTN được công bố của từng ngân hàng qua các năm bằng phần mềm Stata 15.1.

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả dữ liệu

Mean Maximum Minimum Std Dev Obs

Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata 15.1

Theo kết quả tử bảng 4.1, dữ liệu mà tác giả đã thống kê được bao gồm giá trị trung bình (MEAN), giá trị lớn nhất (MAX), giá trị nhỏ nhất (MIN), độ lệch chuẩn (Std.) và số quan sát mẫu (Obs) của 11 biến trong đó gồm 1 biến phụ thuộc là LGR và 10 biến độc lập lần lượt là GDP, INF, INR, NPL, LIQ, DEPTA, ROE, NIM, SIZE, ETA.

Biến tăng trưởng kinh tế (GDP) có giá trị dao động trong khoảng từ 2,58% đến 7,08%.Trong đó mức tăng trưởng thấp nhất vào năm 2021 và cao nhất vào năm

2018 Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm gần đây đang có dấu hiệu sụt giảm khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam Minh chứng rõ nhất chính là theo số liệu được công bố từ Tổng cục Thống kê trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng tăng trưởng trong khoảng 5% đến 7% và đạt đỉnh điểm là 7,08% vào năm 2018 Tuy nhiên đến năm 2019, khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện và bùng phát mạnh mẽ thì mức độ tăng trưởng GDP thống kê được lại giảm 4,62% (từ mức 7,02% năm 2019 xuống mức 2,58% năm 2021).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại việt nam giai đoạn 2011-2021

Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2021

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê

Biến tỷ lệ lạm phát (INF) có giá trị thấp nhất rơi vào năm 2015 khoảng 0,63%, giá trị cao nhất là 18,58% ở năm 2011- mức tăng lạm phát kỉ lục trong lịch sử, giá trị trung bình ở mức 5,07% và sự biến động xoay quanh giá trị trung bình này qua thông số của độ lệch chuẩn là 0,0484 Từ đó có thể thấy sự biến động của tỷ lệ lạm phát trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2021 không quá lớn và có tỷ lệ giảm dần qua các năm Đây cũng có thể được xem là một trong những thay đổi tích cực khi Nhà nước ta đã kiểm soát thành công mức độ lạm phát của quốc gia.

Biến lãi suất danh nghĩa (INR) có giá trị lớn nhất là 21,12% vào năm 2012 Giá trị trung bình của biến đạt 12,42% với độ lệch chuẩn là 0.0379 đã cho thấy những

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 năm vừa qua lãi suất danh nghĩa cũng có sự biến động tương đối nhưng vẫn ở mức chấp nhận được Nhìn chung, có thể thấy sự thay đổi của LSDN là nhằm kiềm chế những tác động hay những ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế và khi lạm phát được kiểm soát ở mức ổn định thì lãi suất danh nghĩa cũng sẽ giảm theo (xem biểu đồ 4.2) Tính đến năm

2021 thì lãi suất danh nghĩa chỉ còn ở mức 9,23% và đây cũng là mức lãi suất thấp nhất trong khoảng thời gian nghiên cứu.

Tỷ lệ lạm phát và Lãi suất danh nghĩa của Việt Nam giai đoạn 2011-2021

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ lạm phát (INF) và Lãi suất danh nghĩa (INR) trong giai đoạn 2011-2021

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê

Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021 có giá trị bình quân ở mức 2,05% chứng tỏ tỷ lệ nợ xấu của các NHTM những năm vừa qua chủ yếu tập trung dao động trong khoảng từ 1% đến 3% Theo đó vào năm 2021, tỷ lệ nợ xấu tại NHTMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đạt mức thấp nhất là 0,47% trong mẫu và NHTMCP Sài Gòn Thương tín (STB) đạt mức tỷ lệ nợ xấu cao nhất là 6,91% vào năm

2016 Ngoài ra, dựa vào số liệu thống kê, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu cao nhất cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối rơi vào khoảng năm 2011 đến năm 2013 Sở dĩ tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng cao trong khoảng thời gian này bởi đây chính là giai đoạn mà các ngân hàng đang từng bước thực hiện thay đổi và điểu chỉnh sao cho phù hợp với nền kinh tế thế giới khi mà khủng hoảng tài chính và

2012 2014 2016 2018 2020 2022 khủng hoảng nợ công ở Châu Âu vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt Điều này đã dẫn đến vấn đề là các chủ thể đi vay mất khả năng trả nợ và kéo theo là nguy cơ mất vốn vì không thu hồi được nợ của ngân hàng và làm cho tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2011-

2013 cao ở mức đáng kể Ngoài ra độ lệch chuẩn ở mức 0,0118 cũng thể hiện được mức độ biến động NPL của 15 NHTM trong khoảng thời gian nghiên cứu nhìn chung không lớn.

Biến tỷ lệ thanh khoản (LIQ) các 15 ngân hàng trong mẫu có sự biến động trong khoảng từ 4,40% (Sacombank năm 2017) đến 35,44% (MBB năm 2011) Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn lần lượt là 13,87% và 0,0644 đã cho thấy tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu không quá cao và vẫn chưa có sự ổn định qua các năm Hơn thế nữa, dựa trên số liệu đã được tác giả thống kê và tính toán, có thể thấy tỷ lệ thanh khoản cao nhất của các ngân hàng rơi vào năm 2011 (khoảng 20% đến 30%) nhưng tổng giá trị các khoản mục tài sản có tính thanh khoản cao của hầu hết 15 ngân hàng vào năm

2021 lại lớn nhất đã cho thấy sự phát triển đáng ghi nhận của các ngân hàng trong những năm gần đây khi mà tổng tài sản được thống kê đều có xu hướng tăng trưởng vượt bậc. Biến tăng trưởng tiền gửi (DEPTA) đạt mức trung bình là 19,82%, thấp nhất là - 17,40% (TPBank năm 2011 ) và cao nhất là 102,35% (VPBank năm 2012) Đồng thời, độ lệch chuẩn của mẫu là 0,1726 đã cho thấy sự không đồng đều khá rõ ràng giữa các ngân hàng với nhau hay thậm chí là giữa các năm trong cùng một ngân hàng Bên cạnh đó, dữ liệu thống kê còn cho thấy được tốc độ huy động vốn bằng tiền gửi tại hầu hết các ngân hàng có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2019- 2021 khi mà dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh mẽ Và đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp tác động đến tốc độ tăng trưởng tiền gửi của NHTM bởi giai đoạn này Việt Nam phải thực hiện các chỉ thị giãn cách xã hội, từ đó làm cho nguồn thu nhập của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bị đứng lại, không tạo ra được dòng tiền cho nền kinh tế và gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Biến tỷ suất lợi nhuận (ROE) của Ngân hàng TMCP Quốc tế năm 2021 đạt mức cao nhất là 30,33% và của Ngân hàng TMCP Tiên Phong đạt mức thấp nhất - 56,33% vào năm

2011 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân ở mức 13,33% với thông số của độ lệch chuẩn là 0,09 đã cho thấy sự biến động tỷ suất lợi nhuận giữa các ngân hàng không quá lớn nhưng vẫn có sự chênh lệch khá lớn qua từng năm trong cùng một ngân hàng. Biến tỷ lệ lãi thuần (NIM) thay đổi trong khoảng từ 0,58% đến 9,33% tương ứng với HDBank năm 2013 và VPBank năm 2019 Thêm vào đó giá trị trung bình của NIM đạt 3,55% và độ lệch chuẩn đạt 0,131 đã chứng tỏ không có quá nhiều sự chênh lệch trong tỷ lệ thu nhập lãi thuần giữa các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu Đồng thời hệ số NIM của từng ngân hàng thông qua bảng thống kê dữ liệu đã được tính toán cho thấy được sự ổn định và không biến động quá nhiều qua các năm.

Biến quy mô ngân hàng (SIZE) có giá trị cao nhất là 21,2175 (BIDV năm 2021) và thấp nhất là 16,3375 (TPBank năm 2011) Quy mô trung bình khoảng 19,18 và độ lệch chuẩn tương ứng là 1,1276 Nhìn chung, quy mô giữa các ngân hàng không có quá nhiều biến động trong khoảng thời gian nghiên cứu nhưng vẫn còn sự chênh lệch khá cao Ngoài ra, trong những năm gần đây, quy mô của các ngân hàng đang ngày càng được mở rộng và điều này được thể hiện thông qua số liệu tính toán từ tác giả về từng ngân hàng qua các năm.

Kết quả nghiên cứu

4.2.1 Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS

Sau khi tiến hành phân tích thống kê mô tả, tác giả sẽ hồi quy mô hình đa biến đã được xây dựng theo phương pháp hồi quy OLS trên dữ liệu bảng cân bằng để xác định các yếu tố có tác động đến TTTD của 15 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021 Khi đó, tác giả thu được kết quả như bảng 4.2.

Bảng 4.2: Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS BIẾN PHỤ THUỘC: LGR Coef Std.Err P>|t|

Nguồn:Kết quả thống kê từ phần mềm Stata 15.1

Từ bảng 4.2, có thể thấy P_value (Prob >F) = 0.0000 < mức ý nghĩa α = 5% nên bác bỏ giả thuyết H0: Mô hình không có ý nghĩa thống kê hay mô hình đề ra là phù hợp và có ý nghĩa thống kê Hơn thế nữa, hệ số Adj R-squared = 0.5177 của nghiên cứu thể hiện rằng các biến độc lập trong mô hình giải thích được 51,77% sự biến thiên của biến phụ thuộc (LGR).

Sau khi đã thực hiện hồi quy mô hình nghiên cứu theo phương pháp OLS, tác giả sẽ tiến hành kiểm định lần lượt các khuyết tật của mô hình bắt đầu bằng kiểm định đa cộng tuyến.

4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình

Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của mô hình bằng ma trận hệ số tương quan như bảng 4.3

LGR GDP INF INR NP

L LIQ DEPTA ROE NIM SIZE ETA

Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata 15.1

Theo kết quả tìm được từ bảng 4.3, có thể thấy các biến độc lập như INF, INR, NPL, NIM và SIZE có tác động ngược chiều đến LGR Ngược lại, các biến như GDP, LIQ, DEPTA, ROE và ETA lại có tác động cùng chiều đến LGR Trong đó, DEPTA được xem là biến có sự tương quan mạnh nhất đến LGR với hệ số tương quan bằng 0,64 và NPL với hệ số tương quan bằng -0,06 là biến có sự tương quan yếu nhất với LGR. Đồng thời hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau cũng không cao (|r| < 0,9) nên có thể kỳ vọng rằng mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Tuy nhiên, ma trận hệ số tương quan chỉ là điều kiện đủ và không thể sử dụng để kết luận chắc chắn về hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình thông qua ma trận tự tương quan nên tác giả sẽ thực hiện thêm kiểm định nhân tử phóng đại phương sai (VIF) để có thể đưa ra kết luận chắc chắn về hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình Kết quả được đưa ra ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Kiểm định VIF của mô hình

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 15.1

Từ kết quả trên, có thể thấy hệ số (VIF) của tất cả các biến độc lập trong mô hình có giá trị tương đối nhỏ (dao động từ 1,16 đến 4,63) và giá trị trung bình của hệ số này chỉ ở mức 2,21 Do đó, tác giả hoàn toàn có căn cứ để kết luận rằng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình (VIF < 10).

4.2.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình

Giả thuyết nghiên cứu trong kiểm định PSSS thay đổi bằng phương pháp Breusch- Pagan Test được mô tả như sau:

H 0 : Mô hình không có hiện tượng PSSS thay đổi

H1: Mô hình có hiện tượng PSSS thay đổi

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 15.1

Kết quả từ bảng 4.5 cho thấy với mức ý nghĩa 5% thì P_value < α (0.0000 < 0.05), do đó bác bỏ giả thuyết H0 hay mô hình có xảy ra hiện tượng PSSS thay đổi.

4.2.4 Kiểm định tương quan chuỗi trong mô hình

Sau khi kiểm định đa cộng tuyến và phương sai thay đổi của mô hình, tác giả cũng tiến hành kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi thông qua kiểm định Wooldridge với giả thuyết H 0 : Mô hình không có hiện tượng tương quan chuỗi và ra được kết quả như bảng 4.6.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định tương quan chuỗi

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 15.1

Dựa vào guyên tắc trong kiểm định tương quan chuỗi, nếu giá trị Prob > F lớn hơn mức ý nghĩa α tương đương với giả thuyết H 0 được chấp nhận Theo đó, kết quả từ bảng 4.6 cho thấy với mức ý nghĩa α = 5%, giá trị Prob > F lớn hơn α (0,6665 > 0,05) do đó chấp nhận giả thuyết H0 và kết luận rằng mô hình không xảy ra hiện tượng tương quan chuỗi.

4.2.5 Phân tích lựa chọn mô hình tốt nhất

Thông qua kết quả của cả ba kiểm định đa cộng tuyến, PSSS thay đổi và tương quan chuỗi, nhận thấy mô hình Pooled OLS chỉ xảy ra PSSS thay đổi Do đó, mô hình Pooled OLS chưa phải là mô hình phù hợp để xác định mục tiêu nghiên cứu Chính vì thế, tác giả tiến hành ước lượng thêm mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) để có thể chọn ra được mô hình tốt hơn Kết quả hồi quy được thể hiện tại bảng 4.7

Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả ước lượng mô hình FEM, REM

(*, **, *** có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và 1%)

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 15.1

Tiếp theo, tác giả tiếp tục tiến hành kiểm định so sánh giữa hai mô hình (FEM và REM) bằng kiểm định Hausman để chọn ra mô hình tốt nhất với giả thuyết:

H0: Mô hình REM phù hợp với mẫu dữ liệu hơn

H 1 : Mô hình FEM phù hợp với mẫu dữ liệu hơn Theo đó, kết quả kiểm định Hausman Test đã chứng minh được rằng mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM vì giá trị P_value = 0,0000 < α = 0,05 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ hay nói cách khác, kiểm định chấp nhận giả thuyết H1 Kết quả kiểm định xem tại bảng 4.8.

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Hausman Test

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 15.1

4.2.6 Kiểm định các khuyết tật của mô hình FEM

Sau khi đã lựa chọn mô hình FEM là mô hình tốt nhất, tác giả tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình theo hai phương pháp kiểm định hiện tượng tự tương quan (Wooldridge test – Giả thuyết H 0 : Mô hình không có hiện tượng tự tương quan chuỗi) và kiểm định phương sai thay đổi (Wald test - Giả thuyết H 0 : Mô hình không bị phương sai thay đổi).

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định tự tương quan chuỗi và phương sai thay đổi

Từ kết quả bảng 4.9, có thể kết luận rằng mô hình FEM không xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi (P_value > α = 5%) nhưng lại xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi (P_value < α = 5%) Vì vậy, mô hình FEM vẫn chưa kiểm soát được hiện tượng PSSS thay đổi của mô hình Pooled OLS Khi đó, để khắc phục hiện tượng này tác giả ưu tiên sử dụng phương pháp FGLS và kết quả này cũng sẽ đảm bảo tính hiệu quả của mô hình.

4.2.7 Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS

Như đã đề cập, để thực hiện khắc phục khuyết tật của mô hình FEM, tác giả tiến hành hồi quy mô hình theo phương pháp FGLS và thu được kết quả hồi quy như bảng 4.10.

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS

BIẾN PHỤ THUỘC: LGR Hệ số hồi quy P-value

(*, **, *** có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và 1%)

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 15.1

Mô hình mới được hồi quy theo phương pháp FGLS đã loại bỏ triệt để khuyết tật của mô hình trước đó, cụ thể là hiện tượng PSSS thay đổi Ngoài ra, theo kết quả của mô hình, có thể thấy các biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức 5% lần lượt gồm GDP, INR, DEPTA, ROE và SIZE Trong đó, các biến có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc LGR gồm GDP, DEPTA, ROE và các biến như INR, SIZE sẽ có tác động ngược chiều. Ngoài ra, bốn biến là NPL, LIQ, NIM và ETA không có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác, các biến này không có sự ảnh hưởng đến LGR Do đó, mô hình cuối cùng mà tác giả thu được có dạng:

LGR = 0,595 + 0,857*GDP– 1,033*INR + 0,517*DEPTA + 0,265*ROE –

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Sau khi xây dựng mô hình và chạy hồi quy theo phương pháp FGLS, mối tương quan giữa các biến độc lập đối với biến phụ thuộc đại diện cho TTTD của 15 NHTM trong giai đoạn 2011-2021 cũng được thể hiện rõ nét hơn Theo đó, nghiên cứu xác định được có tổng cộng 5 biến gồm 2 biến vĩ mô và 3 biến nội tại có tác động trực tiếp đến TTTD Cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): Kết quả nghiên cứu cho thấy, với mức ý nghĩa 5%, biến GDP có ảnh hưởng cùng chiều đến TTTD trong giai đoạn 2011- 2021 Kết quả này hoàn toàn giống với kỳ vọng ban đầu của tác giả và các nghiên cứu trước của Tamirisa & Igan (2007), Nguyễn Thanh Nhàn và cộng sự (2014), Nguyễn Chánh Nghĩa (2015) và Ngô Thị Mai Trinh (2019) Theo đó, với hệ số hồi quy β = 0,857, nếu GDP tăng lên 1% thì TTTD của các NHTM trong giai đoạn 2011-2021 sẽ tăng 0,857% (với điều kiện các yếu tố khác không đổi) Điều này có nghĩa rằng khi nền kinh tế phát triển ổn định và có xu hướng tăng trưởng qua từng năm thì các chủ thể trong nền kinh tế sẽ hưởng được nhiều lợi ích hơn, tác động thúc đẩy hoạt động mở rộng quy mô kinh doanh ở hầu hết các ngành nghề trọng điểm trong đó có ngành ngân hàng Từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh trong cácNHTM, buộc NHTM phải mở rộng quy mô cấp tín dụng của mình và kéo theo là tác động làm tăng TTTD.

Lãi suất danh nghĩa (INR): Lãi suất danh nghĩa hằng năm có tác động tiêu cực và mạnh nhất đến tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2011-2021 Kết quả này hoàn toàn giống với kỳ vọng ban đầu của tác giả cũng như giống với kết quả nghiên cứu của Sharma & Gounder (2012) và Shingjergji & Hyseni (2015) Theo đó, sự gia tăng trong lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến sự sụt giảm của tăng trưởng tín dụng Cụ thể, với hệ số hồi quy là -1,033, tại mức ý nghĩa 1% cho thấy nếu lãi suất danh nghĩa tăng 1% thì tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2011-2021 sẽ giảm 1,033% và ngược lại Điều này có thể được giải thích rằng trong giai đoạn nghiên cứu, đặc biệt là giai đoạn trước đại dịch Covid-19, với mục đích làm giảm gánh nặng và tăng khả năng trả nợ của người đi vay cũng như kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô, NHNN đã công bố điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất từ 20-25%/ năm xuống còn 6-9%/ năm và tiếp tục giảm dần từ 2- 2,5%/năm các mức lãi suất điều hành cũng như giảm 0,8-1,5%/năm và 2%/năm tương ứng với mức trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng và mức trần lãi suất cho vay Sở dĩ, mặt bằng lãi suất được điều chỉnh giảm là để các chủ thể đã thực hiện vay vốn trong giai đoạn trước có thể dễ dàng hơn trong vấn đề trả nợ cũng như giảm tình trạng nợ xấu và tăng tốc độ thu hồi vốn của NHTM Qua đó tác động làm tăng nguồn vốn và NHTM có thể tiếp tục phát triển nghiệp vụ cấp tín dụng của mình cũng như thúc đẩy tín dụng tăng trưởng.

Tốc độ huy động tiền gửi (DEPTA): Kết quả ước lượng đồng quan điểm với nghiên cứu của Guo, Kai & Stepanyan, Vahram (2011), PuaTan (2012) và Nguyễn Chánh Nghĩa

(2015) khi cho rằng tốc độ huy động tiền gửi có ảnh hưởng tích cực đến TTTD của các NHTM trong giai đoạn 2011-2021 Theo đó, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với độ tin cậy 99% và hệ số hồi quy bằng 0,517 cho thấy nếu tốc độ huy động tiền gửi của các NHTM trong giai đoạn 2011-2021 tăng 1% sẽ kéo theo tăng trưởng tín dụng tăng 0,517% và ngược lại Điều này có thể được lý giải rằng trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển thì thay vì đầu tư vào các kênh đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro và thường xuyên biến động như bất động sản, vàng,chứng khoán, các chủ thể trong nền kinh tế sẽ có xu hướng gửi tiền tiết kiệm vàoNHTM Tiền gửi được xem là kênh đầu tư an toàn và ít mang lại rủi ro nhất và cũng chính nguồn vốn huy động này đã giúp các NHTM từng bước chuyển dịch từ cơ cấu ngắn hạn sang trung và dài hạn để kiểm soát, cân đối cũng như điều hành phát triển, mở rộng quy mô cấp tín dụng của mình Từ đó thúc đẩy làm cho tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cũng tăng theo.

Tỷ suất lợi nhuận (ROE): Giống với kì vọng ban đầu của tác giả cũng như kết quả của các nghiên cứu như Nguyễn Chánh Nghĩa (2015), Tôn Nữ Đài Trang (2015), Ivanovíc

(2016) và Ngô Thị Mai Trinh (2019), biến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của nghiên cứu được xác định là có mối tương quan đồng biến với tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2011-2021 ở mức ý nghĩa 5% Theo đó, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 1% thì tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2011-2021 tăng 0,265% Hệ số ROE tăng cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng HĐKD có hiệu quả hơn trong môi trường nền kinh tế dần ổn định và khôi phục nhanh chóng Và khi HĐKD của ngân hàng trở nên hiệu quả sẽ thúc đẩy lợi nhuận tăng trưởng cũng như ngân hàng có thể huy động vốn đầu tư nhiều hơn Từ đó tác động làm tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng trong giai đoạn này.

Quy mô ngân hàng (SIZE): Trái với nghiên cứu của Sharma & Gounder (2012) và kỳ vọng của tác giả, biến độc lập SIZE tượng trưng cho quy mô ngân hàng được tìm thấy có tác động ngược chiều với biến TTTD ở mức ý nghĩa 1% trong giai đoạn 2011-2021 Đây cũng là biến có tác động yếu nhất khi hệ số hồi quy p chỉ bằng 0,023 Kết quả nghiên cứu được phát biểu rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu các NHTM tăng quy mô tổng tài sản lên 1% thì tăng trưởng tín dụng sẽ giảm 0,023% và ngược lại Thực tế đã chứng minh, trong quá trình phát triển và hội nhập của ngành ngân hàng nói chung và trong giai đoạn 2011-2021 nói riêng, nhiều ngân hàng đã phải đối mặt với vô số sự thay đổi cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Theo đó, vào năm 2010, mức vốn điều lệ tối thiểu của NHTM được quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP về danh mục mức vốn pháp định tổ chức tín dụng năm 2006 là

3000 tỷ cùng với đó là các giải pháp cơ cấu và xử lý nợ xấu cũng được triển khai đồng bộ và triệt để buộc các ngân hàng phải thực hiện tái cấu trúc để có thể phù hợp với nhu cầu đổi mới của thị trường, cụ thể thông qua hình thức sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng Song, nếu ngân hàng thực hiện tái cơ cấu hệ thống bằng các hình thức nói trên thì vô tình đã làm tăng quy mô tài sản của NH trong khi các yếu tố nội tại của nền kinh tế vẫn chưa có sự thay đổi Từ đó tác động khiến cho ngân hàng không thể phát huy được hết năng lực nội tại của mình cũng như vì tái cơ cấu nên trong thời gian ngắn, ngân hàng không thể tiếp cận được nguồn khách hàng trên thị trường đã làm cho tăng trưởng tín dụng của ngân hàng giảm trong khi quy mô tài sản lại tăng Không những vậy, khi nền kinh tế đã ổn định, độ nhận diện thương hiệu của các NHTM sau khi tái cơ cấu ngày càng tăng thì NHTM thường sẽ có xu hướng mở rộng mạng lưới và quy mô nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Và cũng chính vì để cạnh tranh có hiệu quả, NHTM thường sẽ đưa ra các chương trình khuyến mãi như giảm lãi suất, tặng quà, để thu hút nguồn vốn đầu tư từ đó làm tăng khối lượng tài sản của ngân hàng Tuy nhiên, việc NHNN giới hạn “room” tín dụng đặc biệt là trong khoảng thời gian gần đây, sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đã dẫn đến tình trạng các NHTM không thể thực hiện giải ngân cho khách hàng quá nhiều trong khi các chi phí liên quan ngày càng tăng đã làm cho NHTM ngày càng bị thu hẹp tín dụng hay TTTD của NHTM ngày càng giảm.

Ngoài những yếu tố có tác động trực tiếp đến TTTD của các NHTM như đã kể trên thì nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố như Tỷ lệ lạm phát; Tỷ lệ nợ xấu; Tỷ lệ thanh khoản; Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và Quy mô vốn chủ sở hữu không có tác động đến TTTD trong giai đoạn nghiên cứu, cụ thể:

Tỷ lệ lạm phát (INF): Tác giả tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa biến tỷ lệ lạm phát (INF) và biến tăng trưởng tín dụng (LGR) trong giai đoạn 2011-2021 nhưng lại không tìm được ý nghĩa thống kê của biến này Vì thế, vẫn chưa thể xác định được mối tương quan giữa tỷ lệ lạm phát và TTTD của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021 Kết quả này khác với kỳ vọng của tác giả khi cho rằng tỷ lệ lạm phát tăng sẽ tác động làm giảm tốc độ tăng trưởng của các NHTM tại Việt Nam.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL): Tìm thấy mối tương quan nghịch biến giữa tỷ lệ nợ xấu đối với

TTTD tại các NHTM trong giai đoạn 2011-2021 Mối tương quan này hoàn toàn giống với kỳ vọng của tác giả và các nhà nghiên cứu như Guo, Kai & Stepanyan, Vahram

(2011), Nguyễn Thanh Nhàn và cộng sự (2014), Shingjergji & Hyseni (2015) Tuy nhiên tác giả vẫn chưa tìm được mức ý nghĩa thống kê cho biến này nên cũng chưa thể kết luận tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng tiêu cực đến TTTD tại các NHTM Việt Nam Điều này có thể được giải thích rằng, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng cơ cấu của các NHTM trong giai đoạn nghiên cứu, do đó, khi tỷ lệ nợ xấu thay đổi thì các NHTM sẽ ngừng cung cấp tín dụng cho các chủ thể bị ghi nhận nợ xấu nhưng vẫn sẽ thực hiện nghiệp vụ cho vay của mình đối với nhóm khách hàng còn lại Chính vì thế cũng tác động và làm cho tín dụng chung của ngân hàng tăng trưởng.

Tỷ lệ thanh khoản (LIQ): Tương tự với biến INF và NPL, tác giả chưa tìm được mức ý nghĩa thống kê của biến tỷ lệ thanh khoản đến TTTD tại NHTM Việt Nam Do đó, có thể kết luận rằng trong giai đoạn nghiên cứu, LIQ không có ảnh hưởng đến TTTD của các NHTM Điều này hoàn toàn trái với kỳ vọng của tác giả khi cho rằng tỷ lệ thanh khoản có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM trong giai đoạn 2011-2021 nhưng lại trùng khớp với kết quả trong nghiên cứu của Ivanovíc (2016).

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM): Với P_value = 0,430 > 10% cho thấy việc đưa biến NIM vào mô hình không có ý nghĩa về mặt thống kê Điều này tương đương với phát biểu "Tỷ lệ thu nhập lãi thuần cao hay thấp đều không ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng" hay nói cách khác, nghiên cứu chưa thể xác định được mối tương quan giữa tỷ lệ thu nhập lãi thuần và TTTD của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021 Kết quả này hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng ban đầu của tác giả khi cho rằng tỷ lệ thu nhập lãi thuần tăng sẽ làm tăng TTTD tại các NHTM.

Quy mô vốn chủ sở hữu (ETA): Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản (ETA) không có ảnh hưởng đến TTTD trong giai đoạn 2011-2021 Một lần nữa, kết quả này lại hoàn toàn khác với kỳ vọng ban đầu của của tác giả khi cho rằng quy mô VCSH sẽ có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến TTTD tại các NHTM ViệtNam.

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu trước Tác giả Phạm vi nghiên cứu - 1321 Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Việc Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu trước Tác giả Phạm vi nghiên cứu (Trang 37)
Bảng 3.1: Các biến và cách đo lường các biến trong mô hình - 1321 Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Việc Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 3.1 Các biến và cách đo lường các biến trong mô hình (Trang 46)
Bảng 3.2: Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình - 1321 Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Việc Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 3.2 Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình (Trang 51)
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả dữ liệu - 1321 Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Việc Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả dữ liệu (Trang 53)
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS - 1321 Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Việc Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.2 Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS (Trang 59)
Bảng 4.4: Kiểm định VIF của mô hình - 1321 Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Việc Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.4 Kiểm định VIF của mô hình (Trang 60)
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan - 1321 Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Việc Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Breusch-Pagan (Trang 61)
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Hausman Test - 1321 Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Việc Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Hausman Test (Trang 63)
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS BIẾN PHỤ THUỘC: LGR Hệ số hồi quy P-value - 1321 Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Việc Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS BIẾN PHỤ THUỘC: LGR Hệ số hồi quy P-value (Trang 65)
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định tự tương quan chuỗi và phương sai thay đổi - 1321 Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Việc Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định tự tương quan chuỗi và phương sai thay đổi (Trang 65)
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy FGLS hai giai đoạn trước và sau Covid-19 - 1321 Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Việc Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy FGLS hai giai đoạn trước và sau Covid-19 (Trang 71)
Bảng 4.12: Tóm tắt dấu của kết quả nghiên cứu - 1321 Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Việc Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.12 Tóm tắt dấu của kết quả nghiên cứu (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w