Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ NHUNG HẬU GIA NHẬP CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN ỔN[.]
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập tài chính quốc tế, định hướng tăng cường tự do hóa tài chính, dần xóa bỏ các rào cản chính sách, mở rộng quan hệ hợp tác để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào thị trường nội địa được đánh giá là xu thế tất yếu trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam Đối với mỗi quốc gia, ngành ngân hàng đóng vai trò huyết mạch của toàn bộ nền kinh tế Vì vậy, vấn đề mở rộng thị trường ra các quốc gia khác và thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức tài chính quốc tế vào Việt Nam rất được chú trọng.
Nhiều hiệp định thương mại với mức độ tự do hóa cao giữa Việt Nam và các nước liên quan đã được ký kết Việt Nam được đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng và có thể mở rộng khai thác trên nhiều ngành nghề, trong đó có lĩnh vực quan trọng là ngân hàng Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện nhằm đánh giá tác động sự gia nhập của các NHNNg vào thị trường nội địa Tuy nhiên, mỗi thị trường có đặc tính riêng của nó cũng như mức độ gia nhập của các NHNNg có khác nhau sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến mức độ ổn định tài chính của các tổ chức tài chính trong nước Những tác động này có thể sẽ mang lại những cơ hội, động lực thúc đẩy gia tăng sức mạnh thị trường cho ngân hàng trong nước, đồng thời cũng là thử thách cho các ngân hàng này trong việc xây dựng chiến lược đổi mới phù hợp với các chuẩn mực chung của thị trường quốc tế.
Nhiều nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước đã thực hiện nhưng nhìn chung chưa có sự thống nhất Có hai quan điểm tồn tại song song: thứ nhất, sự gia nhập của các tổ chức tài chính nước ngoài sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa giúp kích thích động lực phát triển của ngân hàng trong nước; thứ hai, sự gia nhập của các tổ chức tài chính nước ngoài có thể gây hiệu ứng cạnh tranh theo chiều hướng bất ổn cho ngân hàng nội địa Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước trên thế giới chủ yếu đề cập về mối quan hệ tác động từ sự gia nhập của các NHNNg đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, đến rủi ro thanh khoản hay nguy cơ bất ổn của ngân hàng nội địa Các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào tác động từ sự hiện diện của các NHNNg đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong nước Các nghiên
2 cứu về mối quan hệ phi tuyến giữa biến đại diện cho sự gia nhập của các NHNNg trong bối cảnh hội nhập đối với mức độ ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng nội địa còn nhiều hạn chế, đặc biệt với trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam.
Trong bối cảnh phát triển xu thế hội nhập quốc tế, việc xác định rõ tác động từ sự gia nhập của các NHNNg đến mức độ ổn định tài chính các NHTM trong nước là cần thiết Với kỳ vọng cung cấp các kết quả thực nghiệm đầy đủ hơn về mối quan hệ từ mức độ gia nhập của các NHNNg đến ổn định tài chính của các ngân hàng trong nước đã thúc đẩy nghiên cứu này lấp đầy khoảng trống trong tài liệu nghiên cứu trước, tác giả chọn đề tài “Hậu gia nhập của ngân hàng nước ngoài tác động đến ổn định tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài luận văn.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu những tác động từ hậu gia nhập của ngân hàng nước ngoài đến ổn định tài chính các NHTM Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu chung này, nghiên cứu tiến hành đo lường thực nghiệm trên 30 ngân hàng thương mại Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2020 nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể được đặt ra như sau:
1 Xác định các nhân tố tác động và đo lường sự tác động bởi sự gia nhập của ngân hàng nước ngoài đến ổn định tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2020.
2 Đánh giá chiều hướng tác động từ sự gia nhập của ngân hàng nước ngoài trong dài hạn đến ổn định tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam.
3 Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm gia tăng mức độ ổn định cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Từ các mục tiêu cụ thể được đề cập ở trên, đề tài hướng đến trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Yếu tố nào từ sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài tác động đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam?
Câu hỏi 2: Mức độ gia nhập của các ngân hàng nước ngoài trong dài hạn tác động như thế nào đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam?
Câu hỏi 3: Hàm ý chính sách nào giúp tăng cường ổn định cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hậu gia nhập của các ngân hàng nước ngoài?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam tác động đến ổn định tài chính các ngân hàng thương mại trong nước.
- Phạm vi không gian: luận văn sử dụng bộ dữ liệu của 30 NHTM Việt Nam và
11 ngân hàng nước ngoài (gồm 9 ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài và 2 ngân hàng liên doanh) trong khoảng thời gian từ 2010 – 2020 Tổng tài sản của 30 NHTM Việt Nam chiếm trên 92% tổng tài sản của các NHTM Việt Nam, đảm bảo đại diện cho các NHTM tại Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: để thực hiện các mục tiêu được đặt ra, dựa trên cơ sở lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu trước, luận văn tiến hành xác định yếu tố đo lường ổn định tài chính các NHTM Việt Nam; xác định chiều hướng tác động của các yếu tố đặc trưng cho sự gia nhập của các NHNNg, các yếu tố kiểm soát và đại diện môi trường vĩ mô đến ổn định tài chính NHTM Việt Nam Từ các kết quả kiểm định hồi quy, trong nội dung luận văn, tác giả thực hiện phân tích các kết quả hồi quy làm cơ sở lập luận đưa ra các hàm ý chính sách cho nhà quản trị nhằm gia tăng ổn định tài chính các NHTM Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: Đề tài sử dụng các bước liệt kê, phân tích, so sánh, tổng hợp các lý thuyết và nghiên cứu trước đây nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể bao gồm hình thành cơ sở lý thuyết về ổn định tài chính, sự gia nhập của NHNNg và dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định ngân hàng để xây dựng mô hình thực nghiệm phù hợp cho Việt Nam Đề tài cũng sử dụng phương pháp mô tả và phân tích
Phương pháp định lượng: Dựa trên cơ sở lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu trước, luận văn tiến hành lựa chọn và xây dựng mô hình hồi quy được xem là phù hợp với Việt Nam Các biến phụ thuộc và độc lập được đưa vào mô hình cũng được lựa chọn và kiểm định phù hợp Kế tiếp, các kiểm định hồi quy trên mô hình nghiên cứu được thực hiện trên bộ dữ liệu thu thập của 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 –2020.
Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học: Mô hình đề tài được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết về các học thuyết kinh tế nghiên cứu về mức độ ổn định tài chính của ngân hàng; các yếu tố đại diện cho mức độ gia nhập của các NHNNg kế thừa từ các nghiên cứu trước, các yếu tố đặc trưng cho ngân hàng được sử dụng trong mô hình dựa trên khung phân tích CAMELS và bộ chỉ tiêu đo lường năng lực hoạt động của IMF, kế thừa từ các nghiên cứu trước đề tài chọn lọc các nhân tố phù hợp với NHTM Việt Nam Từ đó, dựa trên lược khảo từ các nghiên cứu trước và tình hình thực tế của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình hồi quy đo lường thực nghiệm thông qua chỉ số Zscore xác định mức độ ổn định tài chính của NHTM Việt Nam Dựa trên cơ sở lý thuyết về ổn định tài chính ngân hàng, sự gia nhập của các NHNNg và kết quả ước lượng hồi quy làm cơ sở để đưa ra các kết luận Kết quả này bổ sung tính vững cho các lập luận, nhận định và bằng chứng thực nghiệm về xác định tác động của các NHNNg đến mức độ ổn định tài chính NHTM Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu xác định mức độ ổn định tài chính của các NHTM
Việt Nam được thực hiện trên bộ dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2010 – 2020 Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước kết hợp kết quả ước lượng hồi quy, tác giả đưa ra các gợi ý chính sách trên cơ sở kết quả nghiên cứu cụ thể Đây có thể là nguồn tham khảo hữu ích để các nhà hoạch định chiến lược xây dựng hệ thống giải pháp nhằm gia tăng ổn định tài chính các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đồng thời dự đoán được các tình huống để có chiến lược ứng phó với thử thách và nắm bắt cơ hội từ việc hội nhập quốc tế mang lại.
Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6 Đóng góp của đề tài
1.7 Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.1 Lý thuyết liên quan đến tự do hóa tài chính trong ngành ngân hàng
2.2 Lý thuyết liên quan đến ổn định tài chính của ngân hàng thương mại
2.2.1 Cơ sở lý thuyết về ổn định tài chính ngân hàng
2.2.2 Vai trò của ổn định ngân hàng trong bối cảnh hội nhập
2.2.3 Phương pháp đo lường ổn định tài chính ngân hàng
2.2.4 Các nhân tố tác động đến ổn định tài chính ngân hàng
2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan
2.3.1 Các nghiên cứu về ổn định tài chính ngân hàng
2.3.2 Các nghiên cứu về sự gia nhập ngân hàng nước ngoài tác động đến ngân hàng trong nước
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.2.2.3 Ý nghĩa và phương pháp đo lường các biến trong mô hình
3.2.2.4 Kịch bản thực hiện ước lượng mô hình hồi quy và các kiểm định KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
4.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình
4.3 Kết quả ước lượng hồi quy và ý nghĩa các hệ số kiểm định
4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1 Kết quả nghiên cứu chính của luận văn
5.3 Hạn chế của nghiên cứu
5.4 Hướng phát triển tiếp theo
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Lý thuyết liên quan đến ổn định tài chính của ngân hàng thương mại
2.2.1 Cơ sở lý thuyết về ổn định tài chính ngân hàng
2.2.2 Vai trò của ổn định ngân hàng trong bối cảnh hội nhập
2.2.3 Phương pháp đo lường ổn định tài chính ngân hàng
2.2.4 Các nhân tố tác động đến ổn định tài chính ngân hàng
2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan
2.3.1 Các nghiên cứu về ổn định tài chính ngân hàng
2.3.2 Các nghiên cứu về sự gia nhập ngân hàng nước ngoài tác động đến ngân hàng trong nước
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.2.2.3 Ý nghĩa và phương pháp đo lường các biến trong mô hình
3.2.2.4 Kịch bản thực hiện ước lượng mô hình hồi quy và các kiểm định KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
4.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình
4.3 Kết quả ước lượng hồi quy và ý nghĩa các hệ số kiểm định
4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1 Kết quả nghiên cứu chính của luận văn
5.3 Hạn chế của nghiên cứu
5.4 Hướng phát triển tiếp theo
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
2.1 Lý thuyết liên quan đến tự do hóa tài chính trong ngành ngân hàng
Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa tài chính là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển Nhờ tự do hóa tài chính, nhiều nước đang phát triển đã thu hút được lượng vốn đầu tư rất lớn và tiếp nhận nền tảng công nghệ hiện đại từ các nước công nghiệp phát triển để mở rộng sản xuất kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng áp lực thúc đẩy cạnh tranh, tăng chất lượng các dịch vụ tài chính được cung cấp (xóa bỏ độc quyền) Tuy nhiên, dòng vốn vào tăng mạnh cũng như sự gia nhập của nhiều tổ chức tài chính vào một thị trường cạnh tranh chung cũng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý tài chính trong việc duy trì ổn định tài chính và ngăn chặn nguy cơ đào thoát của dòng vốn đầu tư Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi chiến lược, không chỉ dừng lại ở các biện pháp tái cơ cấu đơn thuần, nhất là về tài chính và đầu tư phát triển sản xuất trong bối cảnh các luồng tài chính bị kiểm soát chặt chẽ hơn, qua đó sẽ nhanh chóng tránh được những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Hiện nay có hai quan điểm lớn về tự do hóa tài chính đang tồn tại và đối lập nhau:
Quan điểm thứ nhất: Quan điểm này cho rằng hệ thống tài chính có vai trò rất nhỏ bé trong sự phát triển kinh tế “thực” Nó chỉ đơn thuần cung cấp cho khu vực tư nhân cơ hội hợp pháp để tạo ra hoặc/và đánh mất tiền Điều này ngụ ý rằng Chính phủ có thể bỏ qua việc phát triển hệ thống tài chính một cách an toàn (nghĩa là không gây tác hại gì cho nền kinh tế), thậm chí phát triển khu vực tài chính còn gây bất lợi cho sự tăng trưởng và phân phối thu nhập (Oyewole, 1994) sau khi nghiên cứu trường hợp của Nigieria đã viết:
“Nói chung, hệ thống tài chính nên phát triển sau hơn là đi trước việc phát triển kinh tế.
Sự độc lập về chính trị và thiết lập Ngân hàng Trung ương không có tính cách là nền tảng cho sự phát triển Xu hướng chính của sự phát triển được xác định trên sự thịnh vượng của thị trường xuất khẩu, trên dòng vốn nước ngoài, trên những chính sách về ngân sách và trên những sự kiện chính trị Hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng cho việc cổ vũ cho các ảnh hưởng đó”.
Quan điểm thứ hai: Ngược lại với quan điểm trên, quan điểm này (thường được gọi là quan điểm tự do mới – Neo liberal view) cho rằng hệ thống tài chính phát triển sẽ có tác động tích cực đến việc tăng trưởng kinh tế, do đó nó giữ một vai trò quan trọng trong việc kích thích nền kinh tế tăng trưởng Theo quan điểm này, thì việc thiếu một hệ thống tài chính phát triển sẽ hạn chế tăng trưởng, vì thế, các chính sách của Chính phủ cần phải hướng đến việc khuyến khích hệ thống tài chính phát triển.
Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế về hội nhập quốc tế và xu thế tự do hóa tài chính, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước được tiến hành xác định các yếu tố nhằm đo lường mức độ hội nhập tài chính quốc tế như (Baele và cộng sự, 2004), hay nghiên cứu của (Saab & Vacher, 2007) về các nội dung trong hội nhập và cạnh tranh trong ngành ngân hàng Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá mức độ hội nhập tài chính như nghiên cứu của (Trần Thị Thu Hương, 2018), văn kiện đào tạo của (Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử) về các nội dung cơ bản trong hội nhập ngân hàng Nhìn chung, các nghiên cứu trên tập trung xác định các yếu tố, nội dung chủ yếu dùng làm thước đo đánh giá mức độ hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng Nội dung cơ bản về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng có thể được tóm lược như sau:
Thứ nhất, đó là mức độ tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng Tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng là quá trình chuyển đổi từ hệ thống tài chính ngân hàng được điều tiết cứng nhắc và chặt chẽ bằng các công cụ chủ yếu mang tính mệnh lệnh hành chính sang hệ thống tài chính ngân hàng được điều tiết bằng các công cụ kinh tế một cách linh hoạt, dựa trên các yếu tố của nền kinh tế thị trường; với việc chuyển đổi như vậy sẽ tạo ra một nền tài chính chủ yếu chịu sự tác động và chi phối của các yếu tố thị trường và có rất ít hoặc không có sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan chức năng và Chính phủ Mức độ tự do hoá tài chính về ngân hàng càng sâu rộng bao nhiêu thì hội nhập quốc tế về ngân hàng càng nhanh chóng bấy nhiêu, bởi vì lúc đó hệ thống tài chính ngân hàng trong nước càng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, đó là vấn đề quan hệ quốc tế và mở cửa của hệ thống NHTM trong nước với khu vực và thế giới Điều này được đo lường bằng mức độ dỡ bỏ các giới hạn, các rào chắn ngăn cách giữa hệ thống tài chính ngân hàng trong nước với khu vực và thế giới, không còn một ranh giới rõ rệt giữa hệ thống ngân hàng nội địa với hệ thống ngân hàng thế giới; mức độ xâm nhập hoạt động ngân hàng của quốc gia đó trên thị trường nước ngoài Hội nhập quốc tế về ngân hàng giúp các NHTM trong nước thông qua môi trường cạnh tranh ngày càng tự do hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế Đồng thời giúp ngân hàng trong nước nhận thức được tình hình mới để tự nâng cao, hoàn thiện nhằm đương đầu với cạnh tranh và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới.
2.2 Lý thuyết liên quan đến ổn định tài chính của ngân hàng thương mại 2.2.1 Cơ sở lý thuyết về ổn định tài chính ngân hàng
Kế thừa từ các cơ sở lý thuyết về ổn định ngân hàng, nhiều nghiên cứu thực nghiệm tiếp cận ổn định tài chính dựa trên phân tích và đánh giá khả năng chịu đựng của ngân hàng trước các điều kiện và diễn biến bất ổn Xung quanh chủ đề ổn định tài chính ngân hàng, nhiều nghiên cứu mô tả mô hình tháo chạy ngân hàng khi những người gửi tiền hàng loạt rút tiền ra khỏi ngân hàng Hành động lan tỏa nhanh chóng kéo theo hiện tượng các ngân hàng khác cũng rơi vào tình trạng bất ổn không mong muốn (Douglas & Philip,
1983) Xuất phát từ quan điểm tương đồng như trên, phương pháp đo lường ổn định ngân hàng được nhóm hai tác giả (Segoviano & Goodhart, 2009) định nghĩa chính là xác suất dẫn đến kiệt quệ của ngân hàng đó.
Bên cạnh đó, tồn tại các nghiên cứu tiếp cận trên quan điểm duy trì ổn định trong hoạt động ngân hàng Điển hình, theo (Swamy, 2014), trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng chiếm hơn 70% - 80% của hệ thống tài chính, vì vậy ổn định tài chính ngân hàng được đánh giá là đóng vai trò quan trọng nổi trội hơn trong việc đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính Ngân hàng là cơ quan tạo tiền, hỗ trợ vốn cho tăng trường kinh tế, hay tổ chức và cá nhân Mặt khác, ngân hàng được xem như một doanh nghiệp đặc biệt vì dễ bị tổn thương hơn các ngành khác Tình hình tài chính và các vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng thường đặc biệt vì góp phần đại diện cho hệ thống tài chính của một quốc gia Với sự kết nối này, nếu một ngân hàng thiếu an toàn sẽ dẫn đến nguy cơ cho các ngân hàng khác, tạo ra sự lây lan trong toàn hệ thống Do vậy, ổn định tài chính của ngân hàng chính yếu vẫn là làm cách nào để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến nền kinh tế từ các vấn đề bất ổn tài chính ngân hàng gây ra Nghiên cứu cũng cho rằng ổn định tài chính ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố nội tại ngân hàng và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế.
Trong bài nghiên cứu về các yếu tố phản ánh ổn định của hệ thống ngân hàng của hai tác giả (Amidu & Wolfe, 2013) có nêu khái niệm về ổn định tài chính ngân hàng như sau: “Sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng là trạng thái ổn định mà trong đó hệ thống ngân hàng thực hiện các chức năng của mình một cách có hiệu quả bao gồm phân phối nguồn lực, phân tán rủi ro và phân phối thu nhập” Định nghĩa theo một cách khác, khi nghiên cứu về tác động của ổn định ngân hàng đến nền kinh tế của 18 nước trong OECD đã đưa ra định nghĩa về ổn định ngân hàng như sau: Bất ổn tài chính là xác suất của ngành ngân hàng trở nên không có khả năng trả được nợ trong quý tiếp theo Do đó, xác suất này càng thấp tương ứng với ổn định càng tăng và ngược lại Cụ thể, nếu giá trị thị trường của tài sản trong tất cả các NHTM nhỏ hơn tổng nợ phải trả, ngân hàng suy giảm hay thậm chí không có khả năng trả nợ, tức là ngân hàng đang bất ổn.
2.2.2 Vai trò của ổn định ngân hàng trong bối cảnh hội nhập
Có thể tiếp cận đánh giá ổn định ngân hàng thông qua việc đánh giá bất ổn và lập luận ngược Những bất ổn trong các NHTM thưởng được chia thành hai loại: bất ổn có nguồn gốc nội tại và bất ổn về mặt hệ thống do tác động của thị trường ngân hàng (Phạm Tiến Đạt, 2013) Có 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro ngân hàng: (i) về năng lực quản trị ngân hàng, (ii) về phía khách hàng, (iii) nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trường hoạt động kinh doanh Hầu hết các lý thuyết hoặc nghiên cứu về quản trị rủi ro ngân hàng đều đề cập đến các loại bất ổn chính trong hoạt động ngân hàng: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản (Rose, 2008; Phan Thị Thu Hà, 2016).
Trong bối cảnh hội nhập, thị trường kinh doanh ngân hàng mở rộng Sự gia tăng về nguồn vốn và quy mô của hệ thống ngân hàng nước ngoài đối với một quốc gia là vấn đề tất yếu Khi đó, ổn định của tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vì ngân hàng được xem là định chế tài chính trung gian đặc biệt,giữ vai trò trung tâm của mọi luồng tiền, của hoạt động thanh toán quốc gia cũng như các khoản đầu tư tài chính trong hay ngoài nước Chính nhờ vào ổn định đó tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư, bảo vệ người gửi tiền tại các trung gian tài chính, khuyến khích ngày càng nhiều dòng tiền được chuyển hóa và đưa vào lưu thông, đồng thời quá trình vận hành tiền cũng hiệu quả hơn Ổn định ngân hàng góp phần giúp tăng hiệu quả hoạt động của trung gian tài chính, phát huy hết các chức năng của thị trường tài chính và cải thiện khâu phân phối nguồn lực Từ đó giúp phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống, ngày càng làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, ít biến động đồng thời củng cố khả năng hấp thụ các cú sốc.
Trước xu thế mở cửa và mở rộng thị trường, mở rộng thị phần kinh doanh ngân hàng ra quốc tế, hệ thống ngân hàng nội địa chắc chắn sẽ chịu tác động từ sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài trong thị trường gia nhập và ngược lại Chính vì vậy, việc giữ vững vị thế, mở rộng thị phần, gia tăng thương hiệu đồng thời ổn định tài chính trước biến động cấu trúc thị trường ngoài tác động khách quan từ các yếu tố vĩ mô còn phụ thuộc vào tiềm lực nội tại của hệ thống ngân hàng nội địa nước đó Đồng thời việc các ngân hàng của mỗi quốc gia mở rộng đầu tư sang các nước khác cũng có tác động đến chính quốc gia đó Vì vậy, việc giữ vững ổn định tài chính ngân hàng là vô cùng cấp thiết.
Việc ổn định tài chính cũng làm tăng cường niềm tin của người dân vào việc sử dụng dịch vụ ngân hàng, khuyến khích họ mang tiền đến gửi ngân hàng, sử dụng các tiện ích về dịch vụ do ngân hàng cung cấp, giảm thiểu thói quen sử dụng tiền mặt Giúp cho giao dịch ngân hàng minh bạch, an toàn và ít tốm kém hơn Đồng thời giúp giảm thiểu chi phí để giải quyết những yếu kém phát sinh của của hệ thống tài chính nội địa, từ đó tăng cường hiệu quả của các chính sách kinh tế, càng làm cho nền kinh tế vĩ mô được phát triển ổn định và bền vững hơn Một khi ngân hàng được ổn định, mọi hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả, nhiều cơ hội việc làm được tạo ra, nhiều ngành nghề mở rộng và phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao Kinh tế nhờ đó ngày càng tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, hạn chế rủi ro về sự bất ổn.
2.2.3 Phương pháp đo lường ổn định tài chính ngân hàng
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.2.2.3 Ý nghĩa và phương pháp đo lường các biến trong mô hình
3.2.2.4 Kịch bản thực hiện ước lượng mô hình hồi quy và các kiểm địnhKẾT LUẬN CHƯƠNG 3